Bài vũ

LAN LĂNG VƯƠNG NHẬP TRẬN KHÚC (兰陵王入阵曲):

"Lan Lăng Vương nhập trận khúc", còn có tên khác là "Đại diện" (大面), là một trong những tác phẩm sân khấu được ghi chép lại sớm nhất trong lịch sử Trung Hoa. Nó được sáng tác khoảng năm 564, thời kỳ Nam-Bắc triều, để ca ngợi sự tài hoa và uy dũng của Bắc Tề Lan Lăng Vương Cao Trường Cung. Tương truyền, "Lan Lăng Vương nhập trận khúc" uy hùng đến mức bất kể ai nghe đều vô thức được phải hưởng ứng theo hào khí của bài vũ. Sang thời nhà Đường, để ca ngợi sự uy dũng của Tần vương Lý Thế Dân, các nhạc công đã biến tấu "Lan Lăng Vương nhập trận khúc" thành "Tần vương phá trận nhạc" (秦王破阵乐) - sau này biến tấu thành "Thần công phá trận nhạc" (神功破阵乐) dưới thời Đường Cao Tông Lý Trị và "Tiểu phá trận nhạc" (小破阵乐) dưới thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ

Vũ khúc đưa lưu truyền trong dân gian rất nhanh chóng. Thời Tùy, bài ca được đưa vào cung đình để diễn cho hoàng đế, tuy nhiên sang thời Đường, Đường Huyền Tông Lý Long Cơ chê rằng đây thứ âm nhạc không chính thống, nên cấm diễn. Về sau dần chuyển sang "nhuyễn vũ". Thời Tống kết hợp với giai điệu của Nhạc phủ, gọi là "Lan Lăng vương mạn". Đến nay, ở Trung Quốc không còn giữ được nguyên bản "Lan Lăng vương nhập trận khúc" hay "Đại Diện" nữa. Tuy nhiên, "Lan Lăng vương nhập trận khúc" truyền đến Nhật Bản vào thời Đường, trở thành 1 phần trong nhã nhạc Nhật Bản, thường gọi tắt là "Lăng vương" (陵王), đến này vẫn còn giữ nguyên giá trị.


Lăng Vương hay Long Vương, danh khúc này với phong cách lữ luật tuyệt đẹp đặc trưng cho Lâm Ấp Nhạc, là vũ điệu này trội bật trong những điệu vũ tương đối nhanh gọi là tẩu mã (hashiri-mai) trong Tả nhạc. Long Vương là điệu múa độc diễn, người diễn mặc y phục gồm áo dài thắt ngang lưng có dải tua, quần chẽn bó ống, đeo mặt nạ rồng với cái mũi nhọn, cặp mắt lồi "động nhãn", hàm răng to có thể cử động khi diễn, tạo vẻ mãnh liệt hùng hậu cùng những nếp nhăn trên khuôn mặt và những gợn tóc dập dờn được khắc trên trán. Long Vương cũng như các vũ điệu Gagaku khác, bắt nguồn từ những động tác múa Nata của Nam Ấn. Qua so sánh về động tác vũ đạo của Long Vương, nhà nghiên cứu văn hoá Vũ Ngọc Liễn đã cho rằng sự hình thành sân khấu hát bội Bình Định sau này vốn bắt nguồn từ hình thái nghệ thuật sân khấu 'Phạn hí' hay Kịch Nhà Chùa của Chămpa mà ngay từ thế kỉ thứ 8 đã đạt đến trình độ có kịch bản thành văn. Vũ điệu Long Vương rút từ vở tuồng nổi tiếng của Ấn Độ là Nagananda (Xà hỉ) về câu chuyện Bồ tát Đằng Vân đã hi sinh thân mình để cứu con rồng (naga), hay là những hình tượng về Hộ Pháp Vương hay Bát Đại Long Vương từ sự tích trong kinh Jataka (Bảo Sanh). Những lễ hội dân gian ở Nhật từ thời Bình An, thường phối hợp điệu vũ Long Vương với chức năng để cầu mưa, vì rồng là vị thần coi về nước, mưa và phương Đông.

Ban đầu "Lan Lăng vương nhập trận khúc" là một bài hát được tướng sĩ Bắc Tề đặt ra trên chiến trường, nhằm ca ngợi phong thái của Lan Lăng vương Cao Trường Cung, về sau chuyển thành bài độc vũ dành cho nam. Vì tương truyền Cao Trường Cung khi ra trận thường đeo 1 chiếc mặt nạ thật dữ tợn, nên vũ công cũng đeo mặt nạ để biểu diễn. Bài múa nhân đó còn có tên "Đại diện" (chữ Hán: 大面)..

Vũ khúc đưa lưu truyền trong dân gian rất nhanh chóng. Thời được đưa vào cung đình, thời Huyền Tông chê rằng đây thứ âm nhạc không chính thống , nên cấm diễn. Về sau, dần chuyển sang "nhuyễn vũ". Thời kết hợp với giai điệu của , gọi là "Lan Lăng vương mạn". Đến nay, ở Trung Quốc không còn giữ được "Lan Lăng vương nhập trận khúc" hay "Đại Diện" như ban đầu nữa. May mắn thay, "Lan Lăng vương nhập trận khúc" truyền đến vào thời Đường, trở thành 1 phần trong nhã nhạc Nhật Bản, thường gọi tắt là Lăng vương, đến này vẫn còn giữ nguyên giá trị.

KHÚC NGHÊ THƯỜNG VŨ Y

 Đây là vũ khúc đêm Nguyên Tiêu, có từ thời Đường. Theo truyền thuyết ( sách Dị Văn Lục) khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát. Vua Đường  Minh Hoàng thấy trăng sáng, mơ ước được đặt chân đến đấy xem chơi. Có đạo sĩ tên La Công Viễn (có sách chép là Diệp Pháp Thiện), người có phép tiên mới dùng giải lụa trắng, hóa thành một chiếc cầu đưa nhà vua đến Nguyệt điện. 

Trong điện bấy giờ sáng rực. Tiếng nhạc du dương. Những nàng tiên trong những xiêm y xinh tươi, lộng lẫy, uyển chuyển múa hát như đàn bướm đủ màu tha thướt, bay lượn bên hoa.

Đường Minh Hoàng càng nhìn càng thấy say mê, quên cả trời gần sáng, nếu không có La Công Viễn nhắc thì quên trở về.
Nhờ ghi nhớ cách điệu nên khi trở về triều, Đường Minh Hoàng chế thành khúc "Nghê Thường vũ y" để tập cung nữ múa hát. Rồi cứ đến đêm rằm tháng tám, Đường Minh Hoàng cùng với Dương Quý Phi uống rượu dưới trăng, ngắm đoàn cung nữ xiêm y rực rỡ, uyển chuyển múa khúc Nghê Thường để tưởng như sống trong cung Quảng Hàn, điện Nguyệt.

Nguồn: Sưu tầm 

...

to becontinue

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top