tu duy doi ngoai trong thoi ki doi moi

<table style="color: #000000; font-family: 'Times New Roman';" width="100%" border="0">

<tbody>

<tr>

<td class="textbody" style="font-family: Arial; text-align: justify; width: 632px;" align="justify"><br class="Apple-interchange-newline" />Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhân tố quốc tế - thời đại, đặc biệt là vấn đề quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, có những ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. <br style="clear: both;" />1.Trong đổi mới chính sách đối ngoại, việc sắp xếp các đối tượng quan hệ có một vai trò quan trọng. Đại hội VI của Đảng (12-1986) khởi xướng đường lối đổi mới, đã thực thiện nhất quán tư tưởng đối ngoại của Đảng, giương cao ngọn cờ hoà bình, độc lập dân tộc và CNXH, giữ vững độc lập tự chủ, đẩy mạnh hợp tác hữu nghị, làm tròn nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế. Trong chính sách đối ngoại được thông qua tại Đại hội VI, bên cạnh việc tăng cường đoàn kết và quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô - quan hệ được coi là ''hòn đá tảng'' trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, quan hệ với các nước láng giềng và khu vực ngày càng được chú trọng, Đảng cộng sản Việt Nam xác định: ''Phát triển và củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương'' đoàn kết và tôn trọng chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi đây ''là quy luật sống còn và phát triển của cả ba dân tộc anh em'' Việt Nam - Lào - Campuchia. Đối với Trung Quốc, những động thái tích cực đã bắt đầu rõ nét: ''Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu, nhằm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới''. Đặt đất nước trong mối quan hệ chung của khu vực, Đại hội VI đã thể hiện thiện chí, mong muốn của Đảng và nhân dân Việt Nam đối với việc tạo lập môi trường hoà bình ở Đông Nam Á: ''Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hoà bình, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác, đây là bước đi thiết thực để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thực hiện chính sách ''cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau'', tranh thủ tối đa những điều kiện quốc tế thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu cơ bản của cách mạng nước ta. Nhìn tổng quát, chính sách đối ngoại mà Đại hội VI đề ra đã tập trung hướng ưu tiên đối ngoại cho việc tranh thủ mở rộng quan hệ với các nước khác, trong đó có các nước láng giềng và khu vực. <br style="clear: both;" />Sau Đại hội VI, để bắt kịp với diễn biến của tình hình quốc tế và trong nước tháng 5-1988, Bộ chính trị ra Nghị quyết 13, nêu rõ hơn về chính sách đối ngoại trong tình hình mới, nhấn mạnh chủ trương ''thêm bạn, bớt thù'', ''giữ vững hoà bình, phát triển kinh tế''; đa dạng hoá quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi. Đồng thời Nghị quyết chỉ ra những vấn đề cấp bách trước mắt trong nhiệm vụ đối ngoại là cần chủ động chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới, dưới hình thức cùng tồn tại hoà bình với Trung Quốc, ASEAN, Mỹ; xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định và hợp tác. Nghị quyết 13 ra đời đáp ứng kịp thới tình hình mới, tránh được tình trạng chỉ tập trung quan hệ đối ngoại vào các nước XHCN, các Đảng cộng sản và công nhân, tránh thế biệt lập, ít bạn bè, thiếu lực lượng chống đối. <br style="clear: both;" />Tiếp tục đổi mới tư duy trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, Hội nghị Trung ương 8 (Khoá VI), tháng 3-1990 xác định quan điểm phải đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, đi đôi với phương châm “thêm bạn, bớt thù” và không để những vấn đề cục bộ, tạm thời, thứ yếu cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược này. Hội nghị nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, đoàn kết quốc tế phù hợp với tình hình mới. <br style="clear: both;" />Đặc biệt đến Đại hội VII (6-1991), để có những chủ trương đối ngoại phù hợp, Đảng ta coi nhiệm vụ đối ngoại bao trùm là ''giữ vững hoà bình mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc". Những định hướng đối ngoại phù hợp, có tầm quan trọng đặc biệt được Đảng ta khẳng định là: ''Không ngừng củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa Đảng và nhân dân ta với Đảng và nhân dân Lào, Đảng và nhân dân Campuchia, phấn đấu góp phần ''sớm đạt được một giải pháp chính trị toàn bộ về vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Campuchia và Hiến chương Liên hợp quốc; ''thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác hữu nghị Việt - Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng''; phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ở Đông Nam Á và phấn đấu cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác''. Có thể nói, so với Đại hội VI, đây là bước phát triển mới trong chính sách đối ngoại của Đảng. Trước những chuyển biến của tình hình thế giới, Đảng đã có nhận thức mới về vấn đề hoà bình, an ninh ở khu vực, thấy rõ mối liên hệ ràng buộc giữa an ninh quốc gia với an ninh khu vực và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. <br style="clear: both;" />Năm 1993, đẩy mạnh đường lối đối ngoại chú trọng quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, Chính phủ Việt Nam công bố ''Chính sách bốn điểm mới củaViệt Nam đối với khu vực'', trong đó thể hiện quan điểm nhất quán ''tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với tư cách là một tổ chức khu vực'' đồng thời bày tỏ mong muốn ''sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp''. Như vậy, đến thời điểm này, Việt Nam đã tiến một bước chuẩn bị cho việc mở thành thành viên của tổ chức ASEAN, để có thể đóng góp một cách tốt nhất cho sự ổn định vì hoà bình, an ninh trong khu vực bằng đối thoại song phương, đa phương... <br style="clear: both;" />Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tại Đại hội VIII (6-1996), trong khi khẳng định một lần nữa tinh thần ''Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, hợp tác và phát triển", Đảng ta đã chỉ ra một vấn đề có tính chiến lược trong đường lối đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam: ''Ra sức tăng cường quan hệ với các nước láng giềng và các nước ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các nước bạn bè truyền hống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và các trung tâm kinh tế chính trị trên thế giới''. Sự sắp xếp các đối tác của quan hệ đối ngoại thời kỳ này cho thấy Đảng đã lựa chọn đúng các ưu tiên trong triển khai đường lối đối ngoại theo trật tự: các nước láng giềng, các nước khu vực và các nước bạn bè, truyền thống, các nước lớn, các trung tâm kinh tế... Và ở đây, quan hệ đối ngoại đối với các nước láng giềng khu vực chiếm giữ vị trí quan trọng và được đặt lên hàng đầu. <br style="clear: both;" />Tại Đại hội IX (4-2001), Đảng ta tuyên bố thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đã được nâng lên một tầm cao mới ''Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển'', và nhấn mạnh định hướng đối ngoại xuyên suốt: ''Coi trọng và phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định hợp tác cùng phát triển''. <br style="clear: both;" />Như vậy, từ năm 1986 đến nay, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những điều chỉnh theo hướng chú trọng quan hệ với các nước láng giềng và khu vực. Thực chất của sự đổi mới này là thay thế quan điểm ''khép kín'' trong thế đối đầu trước đây bằng quan điểm mới phù hợp với yêu cầu trong nước và xu thế mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế. Điều đó chứng tỏ Đảng đã thận thức đúng những biến động của tình hình thế giới và xu thế quốc tế, nhất là xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kịp thời điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đề ra đường lối, chủ trương phù hợp với tình hình phát triển mạnh mẽ quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng và khu vực, tham gia tích cực vào đời sống quốc tế. <br style="clear: both;" />2. Triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng với tư duy mới về quan hệ láng giềng, khu vực, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung giải quyết những trở ngại, vướng mắc trong quan hệ với các nước láng giềng, khu vực. Với nỗ lực cả từ hai phía, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã chính thức bình thường hoá trở lại sau cuộc gặp cấp cao ngày 5-11-1991 tại Bắc Kinh. Sau bình thường hoá, hợp tác toàn diện với Trung Quốc được coi là chính sách nhất quán và lâu dài của Đảng và Nhà nước Việt Nam. <br style="clear: both;" />Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế về giải pháp cho vấn đề Campuchia, trong đó có Hội nghị Pari về Campuchia vào tháng 7-1989. Bằng cố gắng của các lực lượng hoà bình, tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là những sáng kiến của hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN cùng với các bên Campuchia, các bên đã tham gia ký kết 4 văn kiện quan trọng tại Trung tâm quốc tế Clebe (Pari) ngày 23-10-1991. Như vậy, với những cố gắng và thiện chí của Việt Nam, cùng với sự nỗ lực của quốc tế, vấn đề Campuchia đã được giải quyết qua đó, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện. Quan hệ của Việt Nam với các nước trong khu vực được thúc đẩy hơn. <br style="clear: both;" />Những động thái thể hiện thiện chí trên đây của Việt Nam đã góp phần quan trọng để tạo sự tin tưởng của các nước ASEAN trong quan hệ với Việt Nam. Chúng ta công khai tuyên bố: ''Lợi ích của Việt Nam gắn liền với lợi ích cửa khu vực'', hoặc ''mối quan tâm đặc biệt của chúng ta là mở rộng quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực, phấn đấu cho một Đông Nam Á mới hoà bình hữu nghị và hợp tác''. <br style="clear: both;" />Trước những thuận lợi đó, Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với ASEAN. Việt Nam tham gia ký Hiệp ước Bali (1992). Ngày 28-7- 1995, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức này. Sự kiện đó đã mở ra một trong sử mới ở khu vực Đông Nam Á và quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia khu vực. Với tư cách là thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chức này trên mọi phương diện hợp tác và được dư luận các nước Đông Nam Á và quốc tế đánh giá cao. Tuy ASEAN là một tổ chức tập hợp các quốc gia rất đa dạng, chênh lệch nhau rất lớn về diện tích, dân số, trình độ phát triển kinh tế nhưng Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi và tạo ra vị thế vững chắc trong tổ chức này. <br style="clear: both;" />3. Trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng và khu vực là một vấn đề mang tính quy luật. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã từng cố gắng xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, hữu hảo với các quốc gia xung quanh. Tuy nhiên, đến trước thời kỷ đổi mới, do những tác động khách quan và chủ quan, có giai đoạn chúng ta lại chỉ coi trọng đồng minh chiến lược mà coi nhẹ láng giềng. <br style="clear: both;" />Bắt đầu từ đổi mới, Đảng đã đánh giá đúng những đặc điểm, những biến chuyển quan trọng của tình hình quốc tế, những yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, hướng tới các nước láng giềng và khu vực, đáp ứng lợi ích của dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện tại. <br style="clear: both;" />Việt Nam nỗ lực xây dựng quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng và khu vực được xuất phát chính từ tình hình, đặc điểm cơ bản của thế giới trong giai đoạn lịch sử sau chiến tranh lạnh, là phù hợp với xu thế liên kết khu vực đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Hoà vào xu thế này, Việt Nam sẽ vừa tận dụng tiềm năng của mình, vừa tận dụng được tiềm năng của từng quốc gia có quan hệ, vừa tranh thủ được cơ hội mới do quá trình khu vực hoá đem lại, vừa ứng phó với những thách thức mới nảy sinh. Đồng thời, mở rộng và tăng cường hợp tác với các nước láng giềng và khu vực cũng là con đường đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế. Bởi vì, Việt Nam có thể vừa liên kết khu vực vừa hội nhập thế giới, nhưng lấy liên kết khu vực là trọng điểm, là ưu tiên, lấy liên kết khu vực để tác động vào hội nhập thế giới, mở rộng quan hệ với các nước lớn, lấy hội nhập thế giới để hỗ trợ cho việc liên kết khu vực một cách có hiệu quả. <br style="clear: both;" />Đẩy mạnh quan hệ ngoại giao hoà hiếu với các nước láng giềng và khu vực, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã xử lý hài hoà lợi ích dân tộc với lợi ích an ninh và phát triển của các quốc gia láng giềng, góp phần tạo lập và giữ vững môi trường khu vực hoà bình. Một môi trường quốc tế thuận lợi và bền vững có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của đất nước, tạo ra thế và lực mới, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Thực tiễn những năm đổi mới cho thấy, nhờ môi trường quốc tế ổn định, nhờ hội nhập, nhờ nỗ lực của chính mình, Việt Nam đã thu được kết quả khả quan trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ổn định chính trị - xã hội, tạo thế mạnh trong quan hệ đối ngoại. Trên trường quốc tế, hình ảnh, vị trí ngoại giao không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đây cũng là một trong những nhân tố rất cần thiết để xây dựng mối quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng, khu vực. <br style="clear: both;" />Mở rộng quan hệ hữu nghị và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng cũng như với ASEAN, với tư cách là một khu vực, là chủ trương đúng đắn và phù hợp thực tiễn của Đảng ta, nhằm tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhiều nước, nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. </td>

</tr>

</tbody>

</table>

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #voixanh