tu duy DCS ve kttt dh9-dh10

*  Thứ nhất: KTTT (Kinh tế thị trường) không phải cái riêng có của CNTB mà là thành tựu chung của nhân loại:

-   KTHH (Kinh tế hàng hóa) ra đời từ KTTN ( Kinh tế tự nhiên) , KTTT là giai đoạn phát triển cao của KTHH

-   KTHH là hình thức tổ chức kinh tế xã hội mà sản phẩm của quá trình  dùng để thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán

-   KTTT là phương thức tổ chức,vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người

-   KTHH và KTTT giống nhau về bản chất (đều chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường) và nguồn gốc (xuất phát từ KTTN và sự phân công lao động xã hội)

-   KTHH và KTTT khác nhau về trình độ phát triển: KTTT phát triển sau nên với trình độ cao hơn, KTHH có đầu ra thông qua thị trường nhưng đầu vào thì chưa 

    chắc, trong khi KTTT có cả đầu ra và đầu vào thông qua thị trường

=>  Tóm lại: KTTT tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan, nó không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu chung của nhân loại nhưng hiện nay có nhiều mô hình KTTT khác nhau (KTTT tự do, KTTT xã hội) 

 *  Thứ hai: KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH

-   Tính tất yếu khách quan phải phát triển KTTT trong thời kì quá độ lên CNXH

+   KTTT là 1 kiểu tổ chức kinh tế, là trình độ phát triển cao của KTHH

+   KTTT đối lập với KTTN, chứ không phải là đặc trưng bản chất của 1 chế độ kinh tế cơ bản của xã hội

+   KTTT tồn tại ở nhiều  phương thức sản xuất khác nhau

 +   Trong thời kì quá độ có những cơ sở kinh tế là điều kiện tồn tại và phát triển của KTTT và phát triển KTTT là cần thiết cho quá trình xây dựng CNXH 

-=>  Vì vậy mô hình phát triển tổng quát của nước ta là: “phát triển KTHH nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước”

-   Đặc trưng của mô hình:

+   Các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh và hợp tác với nhau

+   Các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất theo sự hướng dẫn của thị trường

+   Nhà nước quản lí nền kinh tế để định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội

 *   Thứ ba: Sự cần thiết phải sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng XH ở nước ta Kinh tế thị trường có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội vì đặc trưng  chung của KTTT:

-   Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh

-   Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường phát triển đầy đủ và có tác dụng là cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế

-   Nền kinh tế có tính mở cao và vận động theo quy luật vốn có của nền kinh tế thị  trường

-   Nền kinh tế thị trường hiện đại còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước

Nhận Xét: 

-Trước đổi mới, do chưa thừa nhận trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

còn tồn tại sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ nghĩa, đã thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu còn thị trường chỉ được coi là một công cụ thứ  yếu bổ sung cho kế hoạch do đó không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

   -Vào thời kỳ đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ kinh tế thị trường, nếu biết vận dụng đúng thì có   vai trò rất   lớn đối   với sự phát triển kinh tế - xã   hội. Có thể dùng cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cải lạc hậu, yếu kém.

   -Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã biết kế thừa và khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển. Thực tiễn đổi mới ở nước ta cũng đã minh chứng sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #aaaa