tư duy

đòn bẫy:Lực đòn bẩy tương đương với tốc độ. Nếu bạn muốn tạo ra của cải, bạn cần có nhiều lực đồn bẩy. Có ba phần tạo nên lực đòn bẩy. Phần thứ nhất là mục tiêu (Giấc mơ) mà bạn định biến thành hiện thực. Nhà triệu phú tiến bộ tập trung vào một giấc mơ nâng cao tính nhân văn; điều đó làm tăng thêm giá trị. Theo cách này, mỗi đôla kiếm được là một đôla “tiến bộ”.

Thêm vào đó, những sự kiện tiến động luôn luôn tích cực, và khi số đôla lên đến hàng triệu, một cảm giác biết ơn tràn ngập con người của Nhà triệu phú tiến bộ.

Phần thứ hai là điểm tựa. Đó chính là bạn. Bạn là vật thể mà đòn bẩy dựa vào. Không có bạn thì đòn bẩy sẽ không đạt đến đỉnh cao và mục tiêu sẽ không bao giờ di chuyển, bất kể đòn bẩy dài bao nhiêu hay lực được áp dụng vào đòn bẩy nhiều như thế nào.

Phần thứ ba là chính cái đòn bẩy. Khi mục tiêu và điểm tựa ở đúng chỗ, thành công sẽ tùy thuộc vào chiều dài và sức mạnh của đòn bẩy. Giả sử đòn bẫy mạnh, tất cả phụ thuộc vào chiều dài của đòn bẩy. Đòn bẩy càng dài, càng cần ít lực để di chuyển đồ vật. Một đòn bẩy dài chuyển động dễ dàng hơn và nhanh hơn một đòn bẩy ngắn.

Nhà triệu phú tiến bộ biết rằng tốc độ là đồng tiền mới của kinh doanh. Do đó, Nhà triệu phú tiến bộ tạo ra những đòn bẩy rất mạnh và dài.

Đòn bẩy càng dài, tác động càng lớn

“Hãy cho tôi một đòn bẩy đủ dài và một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái đất lên.”

- Archimedes -

Một ngôi sao điện ảnh tạo nên tên tuổi cho một bộ phim ngay lập tức. Lực đòn bẩy hình thành khi hàng ngày áp phích được dán và bộ phim được trình chiếu ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Và tiền thu được khi hàng triệu người trả tiền để xem nó.

Một cầu thủ bóng rổ chơi bóng. Lực đòn bẩy hình thành khi anh ta được 10.000 người cổ vũ tại sân vận động và được xem trên toàn quốc qua màn ảnh truyền hình. Khoản tiền lớn mà một cầu thủ chơi bóng kiếm được đến từ thu nhập của lực đòn bẩy này.

Các giáo viên, mặt khác, luôn luôn có 25 đến 40 học sinh trong mỗi lớp. Họ có rất ít lực đòn bẩy vì thế mức lương của họ tương đối thấp. Cả cầu thủ bóng rổ và giáo viên đều làm tăng thêm giá trị (với giáo viên nói chung được xem là tăng thêm nhiều giá trị hơn), tuy nhiên cầu thủ bóng rổ có lực đòn bẩy lớn hơn và do đó có thể yêu cầu và nhận tiền nhiều hơn với những đường đi bóng của mình so với một giáo viên.

Tất cả những khoản tiền lớn đều gắn chặt với nguyên tắc lực đòn bẩy được tổng quát hóa này. Chẳng hạn, nếu bạn đặt 10% tiền mặt một căn nhà 200.000USD, có khả năng tăng giá trị 5% một năm, tức là tài sản trị giá 210.000USD. Bạn có lực đòn bẩy không chỉ trên 20.000USD của bạn mà còn trên 180.000USD còn lại mà bạn đã vay. Sự đầu tư 20.000USD của bạn đã mang về cho bạn 10.000USD, bằng 50% số tiền bạn bỏ ra.

Khi bạn có thể mua bất động sản không cần tiền mặt và giá trị của nó tăng lên, vậy là bạn đã tạo ra một khoản tiền lãi trên tiền của người khác. Dĩ nhiên, cũng phải mất thời gian và nỗ lực. Tuy vậy, tính toán một khoản tiền lời với chẳng một đồng đầu tư nào cho thấy một khoản lãi không xác định. Đó là lực đòn bẩy không xác định.

Đây là 5 thủ thuật tiết kiệm để giải phóng thêm tiền mặt

1. Tạo một thói quen tài chính

Có một thói quen về tài chính là một trong những cách tốt nhất để làm chủ tiền của bạn và tránh những chi tiêu không cần thiết. Hầu hết mọi người không có ý định về các kế hoạch thanh toán và chi trả trong tương lai hoặc những dự định quản lý tiền bạc đó bị thay đổi khi bạn bận rộn hoặc mất tập trung và đưa ra quyết định sai lầm.

Cách giải quyết cho việc luôn làm chủ tài chính của mình và không bao giờ chi tiêu quá mức là tuân theo một hệ thống quản lý tiền bạc. Thành lập một ngày tài chính cá nhân mỗi tuần, khi đó bạn hoàn thành tất cả các nhiệm vụ về tài chính như xem xét chi phí, xác minh hóa đơn tín dụng và thẻ ghi nợ , đối chiếu các tài khoản ngân hàng, và thiết lập các khoản thanh toán cho các hóa đơn.

Gắn bó với một thói quen giúp bạn đạt được nhiều hơn trong cuộc sống tài chính như quản lý ngân sách, quan tâm tới các khoản đầu tư và tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Nó cũng là một cách thông minh để bắt được một tên trộm muốn phá hỏng tài chính của bạn

2. Chuyển sang các dịch vụ kiểm tra miễn phí

Nếu bạn đang phải trả cho ngân hàng những khoản phí như phí bảo trì hành tháng, phí ATM hoặc phí tín dụng, thì bạn cần một ngân hàng tốt hơn. Có rất nhiều các tổ chức kể cả quốc gia hay địa phương đều không tính phí. Thực tế, một số thậm chí còn trả bạn lãi suất cao hơn cả  các chứng chỉ tiền gửi hiện hành.

3. Tập trung vào chi phí thời gian của mình

Một cách tuyệt vời để quản lý chi tiêu là xem xét những mục tiêu tốn thời gian của bạn hơn là để ý đến tiền bạc trước khi bạn mua thứ gì đó.

Ví dụ: một thư kí trong một công ty bảo hiểm kiếm được 30.000VND/ 1 giờ làm việc. Khi cô ấy cố gắng quyết định có nên mua một thứ gì đó không, cô ấy chia lương một giờ của mình cho giá và tính được cô ấy cần làm việc bao nhiêu giờ để mua được nó.

Ví dụ: một đôi giầy giá 300.000VND, lấy 300.000/30.000 = 10, vậy cô ấy cần làm việc 10 giờ để mua được đôi giày đó. Cô ấy tự hỏi rằng mình có sẵn sàng bỏ ra 10 tiếng làm việc để đổi lại đôi giày đó không, nếu câu trả lời là không, cô ấy sẽ quên luôn đôi giày đó đi.

4. Giảm chi phí về sức khỏe

Chi phí sức khỏe tiếp tục tăng năm này qua năm khác. Thậm chí kể cả khi bạn có bảo hiểm y tế từ công ty, bạn cũng có thể tùy chọn để vào một chính sách ít tốn kém hơn.

Phụ thuộc vào tuổi tác và sức khỏe, bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua bảo hiểm ở một tổ chức bảo hiểm độc lập và hủy bỏ nó tại nơi làm việc.

5. Hãy là một người hiểu biết về hàng hóa

Hầu hết mọi người có thể tiết kiệm tiền bằng cách ăn những bữa ăn tự nấu nhưng đừng đánh lừa bản thân – mua đồ tạp hóa không tự động giúp bạn tiết kiệm tiền. Nếu bạn tới siêu thị trong lúc đang đói và không có kế hoạch trước, bạn có thể dễ dàng mua nhiều hơn bạn cần hoặc mua những thứ quá đắt đỏ. Vậy nhớ rằng, ăn uống đầy đủ không có nghĩa là tiêu tốn quá nhiều.

Để tiết kiệm tiền, luôn luôn lên kế hoạch cho thực đơn ít nhất 3 bữa ăn. Nếu bạn mua thừa thức ăn bạn nên nghĩ rằng những đồ ăn đó có thể sử dụng khi bạn nghỉ hưu không kiếm ra được đồng nào. Cố gắng tạo một món ăn không có thịt trong một tuần để tiết kiệm nhiều hơn. Phiếu giảm giá sẽ giúp bạn giảm thiểu chi phí về ăn uống, nhưng đừng quá sa ngã vào mua những gì bạn không cần chỉ vì bạn có phiếu giảm giá. Khi bạn đang ở cửa hàng, chỉ mua những thứ bạn cần ăn. Giá cho những thứ không dùng trong ăn uống như giấy vệ sinh, thuốc đánh răng và sữa có thể rất cao. Và hãy nghiên cứu xem giá ở các cửa hàng bán lẻ có rẻ hơn nơi bạn mua đồ hay không, nếu có bạn nên suy nghĩ về việc có nên thay đổi thói quen mua hàng hay không.

.Sống dưới mức có thể: những người giàu có đều hiểu rằng thay vì tiêu pha, việc tiết kiệm và đầu tư mới là phương thức đúng đắn để làm giàu. Nghe khá cứng nhắc, nhưng rất nhiều triệu phú sống kín đáo và không hề lái những siêu xe sang trọng hoặc sở hữu những biệt thự khổng lồ. Bạn sẽ không tìm ra một người giàu có nào chi tiêu hết số tiền họ kiếm được. Bởi vì họ sống dưới mức có thể và có rất nhiều thu nhập dư dả để đầu tư vào những cơ hội vàng. Bài học triệu đô này đúng nếu bạn kiếm ra 5.000.000 một tháng. Rất khó để dành ra một khoản mỗi cuối tháng nếu bạn kiếm được ít hơn, nhưng không hẳn là không thể. Vì vậy bước đầu tiên để trở nên giàu có là nhận ra rằng sống dưới mức bạn có thể là một lựa chọn. Nếu bạn có thể dành ra 1.000.000 mỗi tháng từ những năm tuổi 20 thì bạn có thể về hưu lúc 65 tuổi. Nhưng nếu bạn không chịu đầu tư cho sau này, bạn sẽ phải tằn tiện từng đồng suốt thời hưu trí dựa trên khoản thu nhập khiêm tốn từ phúc lợi xã hội.

2.Nghĩ dài hạn: có lẽ bạn đang tự hỏi rằng ai lại nghĩ về hưu trí ở tuổi 25? Thực ra nghĩ dài hạn chính là bài học triệu đô thứ 2 bởi vì thành Roma không xây trong một ngày, và việc làm giàu không xảy ra qua một đêm – trừ khi bạn trúng số hoặc được thừa kế. Những người thành công vẽ ra các mục tiêu dài hạn rồi đề ra các chặng đường chi tiết để biết rõ họ sẽ đạt được những gì và chắc chắn rằng mỗi năm, tháng, tuần hay từng ngày họ vẫn đang đi đúng hướng. Chuyển đổi từ trạng thái tiêu tiền sang tiết kiệm thường không phải dễ dàng với mọi người. Nhưng nếu bạn muốn giàu có, bạn phải tập luyện các bài tập tư duy để đẩy các thú vui ngắn hạn ra xa nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn.

3.Tiết kiệm và đầu tư thông minh: sau khi bắt đầu sống dưới mức có thể và tập trung vào dài hạn, đã đến lúc bắt đống tiền dư dả phải làm việc cật lực cho bạn. Bài học số 3 từ những người giàu có là họ sẽ tiết kiệm và đầu tư khoảng 20% số tiền thu nhập hàng năm. Có rất nhiều cách để tìm ra các khoản đầu tư đúng hướng (phù hợp với mục tiêu, sở thích và chuyên môn của bạn). Những người giàu có vẫn hay tìm lời khuyên về tình hình tài chính của họ, vì vậy bạn không nên ngần ngại tìm đến các nhà tư vấn chuyên nghiệp. Một khi việc tiết kiệm và đầu tư đã đi vào guồng, các bước tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng.

4.Tìm hiểu về thuế: một trong những bài học tâm huyết của hội nhà giàu là bạn có thể giữ lại được nhiều tiền mồ hôi công sức của bạn hơn nếu bạn hiểu rõ về thuế. Ví dụ, giữ một khoản thu nhập dài hạn với mức thuế 15% tốt hơn rất nhiều so với trả thuế 38% cho thu nhập thông thường như lương. Khi bạn đã hiểu luật chơi, bạn sẽ vận dụng các luật thuế một cách khôn ngoan hơn để giữ lại tiền ở bên mình.

5.Suy nghĩ như một doanh nhân: rất nhiều người nhanh chóng giàu có vì họ có được tư duy của một doanh nhân. Bí quyết triệu đô cuối cùng chính là tập suy nghĩ như một doanh nhân – ngay cả khi bạn đang đi làm thuê. Mấu chốt của việc này là nhận ra những giá trị gì đang được định hình và tìm cách làm giàu từ nó. Cam kết sử dụng tài năng của bạn để mang lại lợi ích cho công ty, trong chính công việc của riêng bạn hoặc kiếm một công việc bán thời gian để kiếm thêm. Chìa khóa của việc kiếm tiền chính là trở nên có giá trị trong mắt sếp hay khách hàng của bạn. Bạn sẽ nhanh chóng có các khoản thưởng thêm và phất lên nhanh chóng.

Quy tắc 72 bởi Elizabeth Carlassare

Quy tắc 72 là gì? Đây là một mẹo để bạn tính nhanh ra mức lãi cần thiết nhằm gấp đôi số tiền hiện có sau một số năm nhất định. Đơn giản như sau: Lấy 72 chia cho số năm sẽ ra mức lãi bạn cần kiếm được để gấp đôi số tiền bạn có trong một số năm nhất định.

Ví dụ: Bạn muốn gấp đôi vốn trong 10 năm thì cần kiếm được bao nhiêu lãi? Lấy 72 chia cho 10, bạn sẽ phải kiếm được mức lãi 7.2% để gấp đôi số vốn sau 10 năm. Giả dụ bạn muốn gấp đôi số tiền trong vòng 5 năm thôi? 72 chia cho 5 là 14.4. Bạn phải kiếm được 14.4% một năm để gấp đôi số vốn trong vòng 5 năm.

Bạn cũng có thể dùng quy tắc 72 ngược lại để tính xem sau bao nhiêu năm số tiền của bạn sẽ gấp đôi, chỉ việc lấy 72 chia cho mức lãi suất.

Ví dụ, bạn đang điều hành một quỹ đầu tư siêu lợi nhuận với mức lãi 20%. Bạn sẽ phải điều hành quỹ này trong bao nhiêu lâu để gấp đôi được số tiền ban đầu? Chỉ việc lấy 72 chia cho 20, kết quả là 3.6 năm Quá tiện lợi!

Tóm lại, bạn có thể lấy 72 chia cho số năm để tính ra mức lãi cần thiết. Hoặc có thể lấy 72 chia cho mức lãi để tính ra số năm để gấp đôi số vốn ban đầu. Quy tắc này sẽ tính ra một con số gần đúng nếu tính lãi kép hàng năm. Chống lạm phát Thêm một ứng dụng nữa cho quy tắc 72.

Bạn có thể dùng quy tắc này để tính ra sau bao nhiêu lâu sức mua của đồng tiền trong túi bạn sẽ giảm đi một nửa dưới ảnh hưởng của lạm phát. Chỉ việc lấy 72 chia cho tỉ lệ lạm phát.

Ví dụ, với lạm phát 3%, sau 24 năm (lấy 72 chia 3), giá trị thực sự của số tiền bạn cất giữ sẽ giảm đi một nửa. Với lạm phát lên đến 6%, thời gian sẽ ngắn lại chỉ còn 12 năm.

Ý nghĩa của câu chuyện này là: Đừng bao giờ giấu tiền của bạn dưới gối hay đem chôn ở sau vườn. Hãy đầu tư vào các công cụ có khả năng vượt mặt được lạm phát. Lạm phát là kẻ thù số một của tất cả mọi người trong việc làm giàu. Nó sẽ lặng lẽ xói mòn đống tiền của bạn. Chúc bạn thật nhiều hạnh phúc và may mắn!

 Làm thế nào để làm giàu dựa trên những gì mình có?

Để bắt đầu tích lũy bạn không cần phải è cổ ra làm 3 công việc một lúc hoặc lập ra được một công ty khổng lồ với hàng ngàn nhân viên – dù với một số người thì đúng là vậy. Chìa khóa để làm giàu là tập trung một cách kiên nhẫn vào việc chăm bẵm tài sản ròng của bạn. Tài sản ròng là giá trị của mọi thứ bạn đang sở hữu trừ đi giá trị của mọi khoản nợ.

Ví dụ: Bạn có một chiếc ô tô trị giá $25000, một tài khỏan ngân hàng $10000 và một vài đồ đạc quanh nhà mà chẳng đáng giá mấy. Điều đó có nghĩa là tổng tài sản của bạn vào khoảng $35000. Nhưng bạn cần phải trừ đi các khỏan nợ nữa mới ra tài sản ròng. Nếu bạn có một giấy ghi nợ tiền mua ô tô $20000, thì tài sản ròng của bạn chỉ là $15000.

Cách tốt nhất để cập nhật thông tin về tài sản ròng của bạn là theo dõi chúng thường xuyên. Nguyên tắc căn bản là tăng tài sản, như tài khỏan ngân hàng, tài khỏan nghỉ hưu, bất động sản, đá quý, kinh doanh, tài sản vô hình – và giảm nợ.

Sách lược thứ nhất: Tiêu dùng thu nhập dư ra một cách khôn ngoan

Rất nhiều người có công việc tuyệt vời và rất nhiều thu nhập nhưng giá trị tài sản ròng bằng 0. Có một dòng tiền luân chuyển tốt là tuyệt vời. Nhưng nó không làm cho bạn giàu lên được nếu bạn chi tiêu vô tổ chức vào những thứ không gia tăng giá trị như quần áo, kỳ nghỉ và các buổi chơi bời qua đêm.

Những ngôi sao như MC Hammer và Toni Braxton là ví dụ điển hình cho những người kiếm ta hàng tấn tiền nhưng kết thúc trắng tay và vỡ nợ. Hammer đốt tiền vào những thứ giá trị đến 20 triệu đô và Toni thì kết cục kiếm được chưa đến $47000 một tháng. Để biến thu nhập thành khỏan tích lũy sau này bạn phải dùng một phần trong số đó để tăng giá trị tài sản ròng, những cách mà tôi đã đề cập như tăng tài sản, giảm nợ hoặc cả hai.

Sách lược làm giàu 2: Hãy đầu tư ngay hôm nay

Con chim dậy sớm sẽ bắt được sâu. Nếu bạn đang tích lũy tiền bạc, điều này hoàn toàn đúng. Tiền để lâu sẽ sinh sôi theo công thức lãi kép rất nhanh chóng.

Ví dụ: Mục tiêu của bạn là nghỉ hưu ở tuổi 65 với 1 tỉ đô. Nếu bạn bắt đầu từ sớm, ví dụ khi bạn 25, bạn chỉ cần tiết kiệm khoảng $400 một tháng, với lãi suất là 7%. Trả $400 một tháng 40 năm sẽ có $192000. Bảo vệ tuổi già của bạn bằng việc mua những loại bảo hiểm đúng đắn, như bảo hiểm sức khỏe, cuộc sống, bảo hiểm dài hạn, niên kim…

Nhưng nếu bạn bắt đầu đầu tư ở tuổi 35, bạn sẽ phải bỏ ra ít nhất $900 mỗi tháng, vẫn với lãi suất 7% một năm. Bạn sẽ phải đầu tư cả thảy $324000 để có được 1 tỉ đô trong 30 năm.

Và nếu bạn thậm chí còn trì hoãn việc tiết kiệm cho đến năm 45 tuổi, bạn sẽ phải bỏ ra $2000 một tháng, lãi suất 7%. Quá đắt đỏ, bạn sẽ phải đầu tư $480000 để trở thành tỉ phú sau 20 năm. So sánh ba phương án trên và chọn ra một cách cho mình. Tôi không nghĩ là sẽ có ai đầu tư $480000 thay vì $192000 để đạt được mục tiêu về hưu của họ.

Chẳng có cách nào tốt hơn việc tích lũy một ổ trứng vàng hơn việc bắt đầu thật sớm. Ngay cả việc bạn chỉ đầu tư $200 mỗi tháng sau 30 năm với lãi suất 7%, bạn sẽ chỉ có một phần tư tỉ đô. Thời gian chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng khả năng tích lũy tiền bạc của bạn. Vì vậy hãy thôi tìm lý do “tôi không đủ tiền để đầu tư, thị trường quá đắt đỏ, hoặc thị trường đang đóng băng”. Nhớ rằng chần chừ trong đầu tư chính là phương hại đến tương lai tài chính và sự đảm bảo giàu có của chính mình.

Sách lược làm giàu 3: Bảo vệ tiền bạc

Một khi bắt đầu tích lũy tiền bạc, bạn cần giữ nó an toàn. Bảo vệ tiền bạc bằng đủ loại bảo hiểm và hãy xem lại các nhu cầu của bản thân mỗi năm với một đại lý bảo hiểm giàu kinh nghiệm

Sách lược làm giàu 4: Tìm lời khuyên tài chính tốt

Nếu bạn không chắc mục tiêu tài chính của mình nên là gì hay nếu bạn không biết làm sao để quản lý tiền bạc đúng cách, hãy bỏ thời gian tìm đến một tư vấn tài chính. Họ sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch lâu dài.

Trừ khi bạn thắng xổ số hay có một ông cậu giàu có nào đó, làm giàu luôn mất thời gian và diễn ra chậm chạp. Nhưng cái gì cũng phải bắt đầu, vì vậy hãy quyết tâm và bước tới. Sau nhiều năm, bạn sẽ nhìn lại quãng thời gian này và rất mừng vì mình đã làm thế.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #themagicmiu