tu do hoa tai chinh

Đặt văn bản tại đây...Tự do hóa tài chính

Tài chính là gì: Theo quan điểm khoa học đương đại - Tài chính là các quan hệ lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khác nhau được biểu hiện bằng tiền.

Quá ngắn gọn, nhưng không quá khó hiểu. Để có cùng tư duy tiếp cận, tôi xin được cụ thể hơn:

- Bản chất của tài chính là "quan hệ lợi ích kinh tế".

- Phương thức quan hệ thông qua các hoạt động cụ thể như: Tham gia đầu tư, sản xuất, phân phối theo các quan hệ tỷ lệ hoặc khuôn khổ giới hạn nhất định.

- Nội dung quan hệ lợi ích là: Doanh thu, lợi nhuận, lợi tức, thuế...

- Hình thức biểu hiện lợi ích được đo bằng tiền dưới nhiều loại phương tiện khác nhau như: tiền mặt, tiền trên tài khoản, tiền điện tử, các loại giấy có giá thông qua các công cụ chủ yếu là lãi suất, tỷ giá và giá cả...

Từ các tiếp cận nói trên, hiểu thế nào về "tự do hóa" tài chính? Hay nói khác đi: trong toàn bộ nội hàm của phạm trù "tài chính" hiện nay ở Việt Nam, những gì cần "hóa" từ chưa tự do, hoặc từ tự do ít sang các mức độ tự do nhiều hơn khác nhau? Lộ trình nào cho những vấn đề của tài chính có mức độ rủi ro khác nhau trong tiến trình tìm cho những cái đang còn bị trói một con đường ngày càng được tự do nhiều hơn?

Có thể nói ngay rằng cụm từ "tự do tài chính" bao giờ cũng được đặt trong một quan hệ tỷ lệ hay khuôn khổ giới hạn nhất định theo những điều kiện về không gian, thời gian của một nền kinh tế nhất định. Do vậy, các mức độ tự do tài chính xét trong những điều kiện kinh tế, không gian, thời gian khác nhau là không giống nhau. Tuy nhiên, với các lĩnh vực khác nhau, ở các bộ phận khác nhau của thị trường tài chính thì luôn có những nhóm quan hệ lợi ích được đặt trong những thứ bậc khác nhau về mức độ tự do. Các mức độ tự do luôn có xu hướng bị ràng buộc dần (về giá, về lượng, về chủng loại sản phẩm, về loại Định chế tham gia cung ứng sản phẩm và về quan hệ sở hữu Công ty hay Định chế tài chính) theo qui luật về giới hạn giảm dần của lợi ích trong quá trình chia sẻ lợi ích, hay còn gọi là qui luật va đập hoặc xung đột lợi ích mạnh dần và rủi ro tăng dần - Các quan hệ kinh tế nào càng kỳ vọng có lợi ích cao hơn hoặc ở những qui mô lớn hơn thì rủi ro cũng sẽ cao hơn cho một trong 2 bên hoặc chung cho nền kinh tế và do đó, mức độ ràng buộc thông thường càng phải chặt chẽ hơn. Chỉ có trình độ quản trị, kiểm soát, tính minh bạch của Pháp luật và công nghệ càng cao mới có điều kiện để càng nới lỏng các ràng buộc tạo điều kiện cho tổng lợi ích thu được là lớn hơn các rủi ro có thể phát sinh trong các quá trình nới lỏng đó. Có thể tạm phân loại các mức độ "tự do" từ cao xuống thấp bao gồm các thang bậc ràng buộc sau đây: Tự nguyện=>thoả ước=>thoả thuận=>cung cầu=>Pháp lý.

Từ cách tiếp cận nói trên, xét các mối quan hệ lợi ích nói chung và trên thị trường tài chính nói riêng dù bao gồm các quan hệ, các nhân tố đan xen vô cùng phức tạp, chúng ta vẫn có thể "phân tổ" thành những thang bậc khác nhau cho những nhóm quan hệ lợi ích theo những đẳng cấp khác nhau mà giữa các nền kinh tế thị trường khác nhau chỉ khác nhau về qui mô và hình thức biểu hiện. Có thể đưa ra những ví dụ minh họa đơn giản dưới đây:

- Người có tiền luôn có quyền tự mình tìm nơi sử dụng hoặc đầu tư vào nơi có lợi nhất như: trực tiếp chuyển vào sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng hay gián tiếp đầu tư vào nhà băng, vào thị trường tài sản, hoặc vào TTCK...Đó là "tài chính" tự do ở cấp độ tự nguyện - mang lại lợi ích có tính cục bộ, cá nhân, đơn vị song rất có thể gâ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: