Tử Cấm Nữ 3

TỬ CẤM NỮ (TT)CHƯƠNG 15 ĐẾN 20

CHƯƠNG 15

Mấy thiên nhật ký trong thời gian phẫu thuật

Ngày mồng năm tháng bảy, thứ tư, trời quang đãng

Chập tối, tôi và cô xuống xe ở bến xe đường dài gần ga tàu hoả.

Doãn Hoa và cậu em trai đến đón chúng tôi. Tính cậu rất hay xấu hổ. Động nói đến là mặt đỏ dừ, nhưng lại rất tốt bụng. Nghe nói, bây giờ cậu đang học ở một trường mỹ thuật. Tôi hỏi tên, cậu ta cúi đầu ấp úng, nên không nghe rõ. Tôi hỏi lại mới biết là Doãn Quốc Lương, đại khái ý tứ bố mẹ muốn cậu trở thành rường cột của nước nhà, nhưng trên đường về Doãn Hoa cứ gọi cậu là "Đại cô nương". Lúc đầu, cô cháu tôi đều cho rằng cô gọi là "Đại quốc lương", sau mới nghe ra, không nhịn được cười.

Chúng tôi dự định đi xe buýt về nhà Doãn Hoa, như vậy sẽ tiết kiệm hơn. Nhưng Doãn Hoa nhất định đòi đi tắc xi, cô nói: "Bốn cô cháu ta, lại thêm hai chiếc túi nữa, coi như ổn". Đương nhiên, tiền xe sau đó cũng do Doãn Hoa tranh trả.

Lên xe, thấy Doãn Hoa luôn mồm gọi cậu em "Đại cô nương", không đừng được tôi khẽ rỉ tai nói với cô: "Con trai lớn rồi, có tự trọng, trước mặt người lạ đừng gọi như thế". Doãn Hoa bác lại: "Không việc gì, nó quen rồi. Hơn nữa, chị cũng đừng xem mình là người lạ. Mấy hôm nay em luôn nhắc chị trước mặt nó. Nó cũng đã xem ảnh chị em mình chụp chung, nó rất sùng bái chị".

Nhà Doãn Hoa ở phía tây bắc thành phố, rất gần bệnh viện của dì Doãn Hoa, đi bộ cũng chỉ mất mươi phút. Cho nên, Doãn Hoa kiên quyết khi tôi đến Nam Kinh thì phải ở nhà mình, tôi cũng khó lòng từ chối.

Đó là căn hộ mới hai phòng một sảnh, nằm ở tầng ba. Hai buồng ngủ, buồng rộng hơn một chút đương nhiên thuộc về bố mẹ Doãn Hoa, nhỏ hơn một chút là buồng ngủ Doãn Hoa. Cậu em Doãn Hoa thì an thân lập mệnh ở ban công phía ngoài phòng ngủ của bố mẹ -- ở đó đã dùng vật liệu xây dựng cơi nới thành một gian phòng nhỏ chừng bốn mét vuông.

Lúc này, Doãn Hoa nhường phòng của mình lại cho cô cháu tôi, còn mình thì nằm sàn bên phòng của bố mẹ.

Khi chúng tôi bước vào cửa, gặp ngay bố mẹ Doãn Hoa. Bố Doãn Hoa là cán bộ cấp phòng của một cục nào đó, trông rất nho nhã; mẹ làm công nhân phay ở một nhà máy công cụ, rất hiền dịu, nhưng có vẻ hơi chậm chạp.

Sau bữa tối, dì Doãn Hoa gọi điện tới, hỏi tôi đã tới chưa, sau đó nói ngay với tôi đã bố trí phẫu thuật vào mười giờ trưa ngày kia, nhưng sáng mai cần phải đến bệnh viện nộp viện phí và làm thủ tục nằm viện. Tôi hỏi có phải ngày mai sẽ phải vào nằm viện không, dì ấy nói đúng vậy.

Mai là ngày bảy tháng bảy, bây giờ ngẫm nghĩ, để chọn được ngày này, tôi cũng đã phải lao tâm khổ tứ.

Khi trước, dì Doãn Hoa cho tôi ba ngày để lựa chọn (đây cũng là điểm hay của chỗ quen biết, thông thường bệnh viện nhằm bảo đảm lợi ích kinh tế của mình để không bị thiệt hoặc cũng vì thu thêm một chút tiền viện phí, nên bất kể phẫu thuật lớn nhỏ, họ luôn bắt người bệnh phải nằm viện rồi mới tính. Có khi đợi dăm bữa nửa tháng, mà còn chưa đến lượt phẫu thuật), một là ngày bảy tháng bảy, hai là ngày mười bốn tháng bảy, còn một ngày nữa là mồng ba tháng tám. Tôi suy đi tính lại, cuối cùng chọn ngày bảy tháng bảy. Một là phẫu thuật sớm chút nào yên tâm một chút ấy, hai là người ta nói Thất tịch là ngày hội ngộ, Ngưu Lang Chức Nữ cũng cùng gặp gỡ nhau ở cầu Ô Thước trên trời trong ngày bảy tháng bẩy này, là điềm lành. Tuy Thất tịch cũng chỉ có thể là ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch, nhưng người hiện đại đã quen sử dụng lịch dương, Ngưu Lang Chức Nữ đã nhập gia tùy tục cũng chưa biết chừng.

Tôi thật sự hy vọng mai sẽ là một ngày đại hỉ đối với tôi.

Tôi cũng hy vọng thông qua phẫu thuật ngày mai, Ngô Nguyên có thể thật sự đi vào trong tôi. Và lần phẫu thuật này, chính là cầu Ô Thước của chúng tôi, một khi đã bắc lên thì không bao giờ tháo rời.

Tôi không biết hội nghị của Ngô Nguyên còn mấy ngày nữa mới kết thúc, nhưng tôi hy vọng tối nay bất kể ở nơi nào, bất kể đang làm gì, trước khi đi ngủ anh sẽ không quên chúc phúc cho tôi.

Tôi càng mong đợi hội nghị kết thúc, anh lập tức biến thành con chim Thước, chắp cánh bay đến bên tôi...

Ngày mồng sáu tháng bảy, thứ năm, trời quang đãng

Sáng sớm tôi đến bệnh viện làm thủ tục, và nộp viện phí.

Trời rất nóng bức, người lại nhiều, ai nấy mồ hôi vã ra như tắm, hơn nữa chỗ nào cũng xếp hàng.

Tôi may mắn có dì Doãn Hoa dắt chạy chỗ này chỗ kia, mới bớt đi được rất nhiều thời gian xếp hàng.

Sau đó, cô lại ra sức thoả thuận ổn thoả với người phụ trách bộ phận buồng bệnh của tôi, bảy giờ sáng mai mới đến nằm viện -- tôi hiểu, cô lại muốn giúp tôi bớt một ngày tiền viện phí, thật sự tôi đã gây phiền toái cho cô. Cô thật sự là một người tốt, thậm chí tôi nảy sinh một sự xung động lớn, muốn ôm chầm lấy cô thật thân thiết.

"Nhớ đấy, bảy giờ ngày mai nhất định phải đến đúng giờ, còn rất nhiều việc chuẩn bị phải làm trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, tối nay sau mười hai giờ thì không được ăn bất cứ thứ gì, trước khi phẫu thuật ruột cần phải sạch". Trước khi chia tay, cô lại dặn dò lần nữa và giơ tay vuốt mấy sợi tóc loà xoà trên trán tôi, cô lại nói, "đừng lo lắng quá, cũng không phải sợ gì, cứ ngủ ngon, tĩnh dưỡng cho thoải mái, đây chẳng phải phẫu thuật to tát gì".

Ngày bảy tháng bảy, thứ sáu, trời quang đãng

Nam Kinh thật sự là một lò lửa, ngay từ sớm đã nóng như thiêu khiến tôi tỉnh dậy.

Khi tỉnh dậy, khắp người tôi nhễ nhại mồ hôi, tôi bèn vào nhà vệ sinh xả nước cho mát.

Trời vẫn chưa sáng, tôi nhìn đồng hồ mới hơn bốn giờ một chút, nhưng tôi không có ý định ngủ tiếp.

Đại khái không chỉ bởi trời nóng bức, cái chủ yếu hơn là trong lòng không yên nên không ngủ nổi. Để không ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi của cô, tôi cầm cuốn sổ nhật ký và chiếc bút, nhẹ nhàng khép cửa, bước ra phòng khách.

Tôi ngồi trước bàn ăn, bật ngọn đèn đỏ trên đỉnh đầu, mở cuốn nhật ký yêu mến...

Tôi bỗng chẳng biết phải đặt bút ở đâu.

Dì Doãn Hoa đã bảo tôi không được lo lắng, không sợ hãi, nhưng giờ đây tôi lại quá lo lắng và sợ hãi, hơn nữa là nỗi lo sợ chưa bao giờ có.

Trước đó, cô bảo đi cùng tôi, tôi còn không muốn cô đi. Một là Nam Kinh quá nóng, tôi sợ cô không chịu nổi; hai là tôi nghĩ phẫu thuật này đối với tôi cố nhiên rất quan trọng, nhưng chẳng phải tuyệt chứng kiểu ung thư, u não gì, chẳng hề nguy hiểm đến tính mạng... hơn nữa thời gian nằm viện còn có sự chăm sóc của y bác sĩ, ra viện có thể về nhà tĩnh dưỡng, hoặc giả...

Nhưng bây giờ tôi lại sợ hãi vô cùng, lòng dạ rối bời.

Không phải tôi sợ đau sợ đớn. Mà chỉ là nỗi hoảng sợ vô duyên vô cớ.

Tôi thật sự muốn khi phẫu thuật có Ngô Nguyên bên cạnh nắm bàn tay tôi -- nếu như bác sĩ cho phép. Chỗ đó anh đã từng nhìn một lần, nhìn lại một lần nữa phỏng có ngại gì.

Nhưng điều này là không thể.

May còn có cô ở bên tôi. Cô là chỗ dựa duy nhất của tôi trong lúc hoạn nạn.

D

oãn Hoa? Cố nhiên là người em gái tốt của tôi, nhưng ở lâu với nhau, cuối cùng tôi phát hiện ra, nhiều chỗ cô ấy còn như một đứa trẻ. Ví như ngày hôm qua, cô ấy đã nói chắc chắn sẽ đưa tôi đến viện làm thủ tục, nhưng khi vừa mở cửa, cảm thấy trời nóng bức, liền nửa đường bỏ đám...

Ôi, Thượng đế ơi, Bồ tát, nếu như Người thật sự tồn tại, xin hãy ban cho tôi dũng khí và sức lực...

Ngày mười tháng bảy, thứ hai, trời quang đãng chuyển u ám

Hôm nay là ngày thứ ba sau phẫu thuật.

Y tá vừa đến thay băng, giúp tôi gượng dậy húp bát canh cá diếc nóng mà cô tôi nấu mang đến. Mặc dù chẳng thấy mùi vị gì, nhưng tôi cảm thấy có thêm chút sức lực.

Phía dưới vẫn rất đau, khẽ động một tý là lập tức có cảm giác như bị xé rách.

Tiểu tiện lại càng đau đớn, chỉ có thể nằm trên giường thực hiện qua đường dẫn nước tiểu. Khi cắm ống dẫn tiểu không khác nào chọc mũi tên vào da thịt, và bỗng nỗi sợ bị giày xéo khiến tôi nhớ lại cơn ác mộng bị tám tên thay nhau hãm hiếp. Hôm đó trời rất nóng (trong phòng không có điều hoà nhiệt độ, đầu giường mỗi người chỉ có một chiếc quạt con cũ nát ngày đêm cành cạch), để đề phòng viêm nhiễm, mỗi ngày tôi phải thay băng hai lần. Mỗi lần bóc lớp vải xô, là một lần lột da phía dưới.

Cánh tay tôi vẫn cắm kim truyền dịch như trước, chỉ khi tôi yêu cầu, bắt đầu từ ngày hôm nay mới chuyển từ tay phải sang tay trái. Như vậy, tôi có thể duỗi cánh tay phải, viết mấy câu vào cuốn sổ nhật ký thân thiết của mình. Tôi cũng đã hai lần hỏi chị y tá, đang truyền cho tôi những gì. Chị ấy trả lời tôi bằng giọng Nam Kinh, nhưng tôi vẫn không nghe rõ, cũng chẳng tiện hỏi lại. Bây giờ nghĩ, có thể là có glucôza, thêm một chút thuốc giảm đau gì đó. Doãn Hoa tuyệt đối đã không nói dối tôi, rằng lúc phẫu thuật chẳng hề cảm thấy đau đớn chút gì. Khi bị đẩy đến phòng phẫu thuật thì tôi đã được gây mê và chìm vào giấc ngủ sâu rất nhanh. Khi tỉnh lại, tôi mới phát hiện mình đã nằm trong phòng bệnh có bốn người. Cái tôi nhìn thấy đầu tiên là gương mặt của dì Doãn Hoa, sau đó là cô tôi và Doãn Hoa. Doãn Hoa vội vã nói với tôi, Ngô Nguyên đã gọi điện tới, nói rằng hội nghị thành đoàn thứ bảy sẽ kết thúc, nhưng chủ nhật vẫn phải ở lại trường xử lý một số công việc, bảo đảm thứ hai nhất định anh sẽ tới Nam Kinh. Đây cũng xem là một tin mừng.

Bác sĩ lại đến kiểm tra, tôi tạm thời phải gác bút.

Ngày mười một tháng bảy, thứ ba, trời nhiều mây

Chập tối, cuối cùng Ngô Nguyên cũng đã xuất hiện trong phòng bệnh của tôi, anh hơi đen một chút. Tôi nghĩ chắc bởi vì hàng ngày phải chạy đi chạy lại nhiều giữa trường học và Uỷ ban thành đoàn.

Anh nói một mạch rất lâu, rằng mình đã tiếp xúc và quen biết những ai trong kỳ hội nghị, biết được những tinh thần mới từ tầng trên thế nào. Tôi chỉ nhớ một điều -- bắt đầu từ học kỳ tới, tất cả sinh viên mới nhập học đều phải tham gia khoá huấn luyện quân sự ba tháng.

- Sao anh không hỏi xem tình hình phẫu thuật của em thế nào?

Cuối cùng tôi nói.

- Thế này còn cần phải hỏi ư? Có dì Doãn Hoa đứng mổ, trăm phần trăm chẳng có vấn đề gì.

Anh nói với lòng tin tràn ngập.

"Nhưng con người đáng thương này, anh chẳng hiểu một chút gì, chỗ đó làm không tốt sẽ còn có thể to ra và bịt liền lại".

Tôi không nén được thầm nghĩ.

Sự thực, đây cũng chính là bóng đen luôn ám ảnh trong lòng tôi.

Nói đúng ra, sự đau đớn thể xác đã bớt hơn hôm qua, nhưng sự lo lắng trong lòng tôi lại càng tăng. Tôi biết, nếu như chỗ đó thật sự to ra bít lại, tôi sẽ không thể nói như cách hài ước của Doãn Hoa là dùng tinh thần Ngu Công dời núi cứ liên tục cắt cắt bỏ bỏ. Tôi cảm thấy khí lực của mình đã cạn kiệt, không thể chịu đựng nổi một lần đau kiểu như này nữa. Hơn nữa, cho dù kinh phí phẫu thuật chỉ có năm ngàn năm trăm nhân dân tệ, tôi cũng không thể chắt chiu, càng không có mặt mũi nào mà xin Ngô Nguyên giúp đỡ.

Cho nên, trong lòng tôi chỉ có thể hướng tới tất cả mọi đối tượng và lực lượng siêu nhiên thầm cầu mong: nguyện cho đại nghiệp "mở cửa" thể xác tôi được thuận buồm xuôi gió, mã đáo thành công.

Ngô Nguyên ngồi đến mãi khuya mới chịu về. Sau này tôi mới biết, anh muốn tìm cơ hội để hôn tôi.

Trong lòng tôi còn mong đợi sự bù đắp nào hơn thế?

Cuối cùng khách trong phòng cũng đã lần lượt về hết. Người bệnh cùng phòng tôi cũng đã tắt đèn xoay mình đi nghỉ. Ngô Nguyên vội vã chộp lấy cơ hội dán đôi môi đói khát lên gương mặt tôi, và ấn "con cá chạch" ấm áp vào miệng tôi...

Con cá chạch tươi nguyên được tẩm qua rượu để lâu năm đã trôi tuột vào trong miệng tôi, hương thơm ngây ngất lập tức vượt lên tất cả mọi liều thuốc giảm đau hữu hiệu nhất. Tôi đê mê.

Tôi bỗng cảm thấy thân dưới không còn đau đớn.

Ngày mười ba tháng bảy, thứ năm, trời nhiều mây, có lúc có mưa

Cả ngày hôm qua Ngô Nguyên luôn ở bên tôi, chẳng có lúc nào rỗi rãi và cũng chẳng có tâm tư để ghi nhật ký.

Xin lỗi nhật ký, tôi đã xa cách ngươi.

Bây giờ, để tôi nói điều gì đó.

Ngươi biết không, trưa và chiều nay đã có trận mưa, một lát trời đã dịu đi nhiều, nhưng tâm tình tôi lại có chiều hướng xấu đi.

Nguyên nhân là từ sớm đến giờ, đã có mấy y tá khoa khác tụ tập ngoài cửa hành lang phía xa xa, vừa chỉ trỏ tôi, vừa thì thầm bình phẩm điều gì đó. Trong lòng tôi rất rõ, chắc chắn họ đang bàn luận về tôi. Thậm chí, tôi có thể đọc được sự biểu đạt trên gương mặt họ, chẳng phải họ đang nói -- "à, à, một sinh viên đại học xinh đẹp thế kia, chẳng ngờ lại là một thạch nữ".

Thôi bỏ, ai thích hiếu kỳ thì cứ để họ hiếu kỳ, ai muốn bàn tán thì để họ bàn tán. Mõm chĩa vào tai người khác, tôi cũng chẳng thể chặn miệng không cho họ nói. Cũng may là chẳng ai biết ai.

Nhưng cái khiến tôi thực sự bực bội là, khi tôi vào nhà vệ sinh, bỗng nghe thấy mấy người bệnh cùng phòng với tôi đang đàm luận về tôi -- thật sự không biết họ moi những thông tin này qua con đường nào, trong đó có một người rất rõ là vừa mới nghe được, rất ngạc nhiên: " -- à, đấy gọi là thạch nữ! có mổ, đàn ông cũng ai chẳng thèm lấy, chỉ tổ xui xẻo!"

"Xì --", đại để là cổ họng của cô ta quá lớn, lập tức có người chẹn lại.

Nhưng, mấy chữ "chỉ tổ xui xẻo" từ đó cứ luôn đeo đẳng tôi cả ngày.

Sau này, khi Ngô Nguyên ngồi bên cạnh giường cầm tay tôi rủ rỉ vào tai, cái luôn ám ảnh trong đầu tôi cũng vẫn chính là mấy chữ này. Quả thật, suýt nữa tôi bị mấy chữ này giày vò cho điên dại.

"Thạch nữ... dù có mổ thạch... vẫn là thạch nữ... thạch..." Tôi nghĩ.

"Ngọc, em sao vậy? Anh thấy em có vẻ không khoẻ". Bỗng Ngô Nguyên giơ tay rờ rờ trán tôi.

"Thật sự sẽ -- xui xẻo ư? Nếu như anh tin điều này, anh có còn dám lấy tôi không (cho dù là phẫu thuật rất thành công)?" Tôi nhìn gương mặt hơi gầy của anh, nghĩ tiếp

Tôi bỗng nảy ra ?ý nghĩ -- cần phải nhanh chóng rời khỏi nơi này, cho dù là trốn chạy, tôi cũng cần phải trốn khỏi nơi này. Tôi không muốn hễ đợt sóng này lặng đi lại tiếp một con sóng khác, khiến Ngô Nguyên vô tình nghe được những lời đàm tiếu đó. Nếu một khi anh nghe được mà lại tin (hoặc bán tín bán nghi), thì lần phẫu thuật này của tôi coi như công toi, sự đau đớn này của tôi cũng coi như công toi...

"Cháu có thể ra viện sớm hơn được không?" Khi dì Doãn Hoa lúc hết giờ làm việc đến thăm tôi, tôi hỏi.

Ngô Nguyên vội vã chặn lời tôi: "Vội ra viện làm gì? ở lại thêm mấy hôm, ở đây điều kiện tốt. Em đừng lo nghĩ chuyện tiền nong, anh đã gọi điện về nhà đưa tiền đến rồi, hai ngày nữa em gái anh sẽ đến".

"Cháu thấy buồn quá, không khí không tốt, lại ồn ào nữa". Tôi không để ý tới Ngô Nguyên, vẫn nói với dì Doãn Hoa.

"Thế -- phải đợi cô kiểm tra đã", dì Doãn Hoa nói rồi quay sang bảo Ngô Nguyên, "Xin lỗi, cháu ra ngoài một lát được không?" Nhìn Ngô Nguyên bước ra khỏi cửa, cô mới bỏ tấm ga trắng trên người tôi ra, khe khẽ ấn bên cạnh vết mổ, sau đó hỏi: "Vết thương có còn đau lắm không?"

"Tốt lắm rồi". Tôi nói.

Cô bèn cúi thấp đầu, cẩn thận nhìn một lượt.

"Vết mổ xem ra liền rất tốt". Cuối cùng cô nói, "Như thế này nhé, bây giờ cô sẽ kê đơn cho, cháu bảo bạn trai -- nhưng bây giờ cũng đã muộn rồi, sáng sớm mai đi làm vậy. Nhưng, cháu chưa thể về nhà ngay được, không thích hợp ngồi xe đường dài, không cẩn thận vết mổ lại rách ra đấy. Cháu đến nhà Doãn Hoa nghỉ ngơi vài hôm, lúc rỗi cô sẽ tới thay băng cho, đợi khi cô thấy không còn vấn đề gì nữa, thì cháu hãy về. Nhưng, cô thấy cô cháu có thể về trước, bà già rồi, bà cũng chẳng giúp gì được, Nam Kinh lại quá nóng, nhất thiết không được để bà bị nóng".

Những lời chân tình đã khiến tôi chực ứa nước mắt.

Bây giờ tôi mới nghĩ đến hình dung từ là "cảm động đến rơi nước mắt", đúng, đấy chính là cảm động đến rơi nước mắt.

Tốt rồi, nhật ký, chúng ta cùng nghỉ ngơi nhé.

Nhớ nhé, ngày mai, tôi sẽ mang bạn rời khỏi nơi đây...

Chúc ngủ ngon.

CHƯƠNG 16

Tiếp mấy thiên nhật ký

Ngày mười lăm tháng bảy, thứ bảy, trời nhiều mây và u ám

Tôi chuyển về nhà Doãn Hoa đã được hai ngày.

Chiều nay, cô tôi cùng với em Ngô Nguyên trở về nhà. Hôm qua, em gái Ngô Nguyên mang tiền đến, nhân tiện mang theo mấy con gà sống. Tôi nghĩ bây giờ họ đã về đến nhà.

Ngô Nguyên ở nhà ông cậu anh (trước đây anh đã từng nói với tôi, ông cậu anh có cô con gái học ở Sư phạm Bắc Kinh), cách nhà Doãn Hoa khá xa, ngồi xe cũng mất hơn tiếng đồng hồ. Hàng ngày anh đến từ sớm, mãi tận khuya mới về.

Hôm nay tôi mới phát hiện ra một điều mới mẻ: Chỉ cần nhìn thấy Ngô Nguyên là Doãn Hoa đặc biệt vui mừng, cô nói rất nhiều. Buổi tối tôi và Ngô Nguyên cùng ăn, Doãn Hoa cố tình gắp đầy bát cho anh, dường như quên mất "con bệnh" là tôi.

Lúc đó, tôi đã hoài nghi: rốt cục người yêu của Ngô Nguyên là tôi hay là "em gái" tôi -- cái cô Doãn Hoa này? Hơn nữa,-- tuyệt đối tôi không phải là người nhỏ nhặt, trước đây, cô một điều hai điều gọi Ngô Nguyên là "anh rể", nhưng bây giờ cô dở chứng gọi anh bằng tên.

Đương nhiên, có lẽ do tôi quá nhạy cảm. Doãn Hoa thích Ngô Nguyên, thực ra tôi đã sớm biết, và cô ấy cũng chưa từng che giấu. Điều đó chứng tỏ cô ấy là một con người quang minh, có tâm hồn trong sáng. Lại nói, ai chẳng có quyền yêu thích một người. Tôi quyết định không nghĩ ngợi nhiều, vì như vậy tôi sẽ trở thành một con người hẹp hòi đố kỵ.

Ngày mười bảy tháng bảy, thứ hai, trời quang

Tưởng rằng sẽ mưa liền mấy ngày, nhưng hôm nay trời bỗng hửng nắng, hơn nữa lại chẳng có lấy một ngọn gió.

Lò lửa rốt cục vẫn là lò lửa, quả nhiên danh bất hư truyền.

Sáng sớm, dì Doãn Hoa trên đường đi làm đã tiện ghé thăm tôi, kiểm tra xong cô nói, vết mổ đã ngày càng liền, không có dấu hiệu của viêm nhiễm. Nhưng hiện dì vẫn lo lắng việc liền lại này rất tốt hay quá nhanh.

Sau đó, dì Doãn Hoa đưa tôi một ống nhựa mềm cỡ củ cà rốt, dặn tối đến đưa vào "thông đạo" đã được mở ra, đề phòng vết mổ liền lại.

Tôi đã đi lại được, bèn hỏi: "Còn ban ngày? Ban ngày có cần làm không?"

"Ban ngày không cần, đi đi lại lại không thích hợp lắm". Khi sắp sửa ra về, dì Doãn Hoa lại dặn thêm: "Khi mới đưa vào, vết mổ còn chưa lành hẳn sẽ rất đau, phải cố gắng chịu".

Lời nói chẳng sai.

Đêm yên tĩnh, Doãn Hoa đã ngủ say, tôi mới bắt đầu làm việc này. (Từ khi cô tôi về, Doãn Hoa chuyển về phòng mình, nhưng vẫn nhường giường cho tôi, còn mình nằm trên cái giường gấp mới mua, ban ngày thì gập gọn lại, đêm mới giở ra).

Tôi lôi cái đồ chơi đó từ dưới gối ra.

Tôi thắc thỏm không yên, cẩn thận đưa nó vào "thông đạo" phía dưới -- nơi đó tuy đã được "mở cửa" nhưng vẫn là vùng "cấm địa" của một thể xác đầy biến số.

Nhưng khi vừa mới chạm tới cánh cửa một cơn đau buốt nhói khiến tay tôi chờn.

Nhưng tôi không thể rút lui, vì tương lai, tôi cần phải nhẫn nhục gắng chịu, phải nhìn về phía trước; vì chân thực, tôi cần phải chấp nhận sự giả dối; vì dũng cảm, tôi cần phải nhấm nháp sự bàng hoàng...

Cuối cùng, cái đó cũng đã gần như xuyên trọn vào thể xác tôi.

Cùng với sự đâm xuyên vào cơ thể là sự đau buốt trong lòng.

Tôi nghĩ, nếu như tôi không cắn răng chịu đựng thì suýt nữa đã bật kêu thất thanh.

Cổ và khoảng giữa hai bầu vú của tôi đã lấm tấm mồ hôi.

Trong lòng tôi vừa chối từ vừa hiếu kỳ, cộng thêm một cảm giác ngọt ngào đớn đau.

Bởi vì thể xác tôi lần đầu tiên thực sự "mở cửa" để cho ngoại vật tiến vào -- tuy nhiên nó không có cái cuồng nhiệt và xung động của sự sống...

Có lẽ, nói như vậy hoàn toàn không đúng sự thực, vì khi kiểm tra, dì Doãn Hoa đã dùng ngón tay để thăm dò chỗ kín của tôi. Nhưng, về cảm giác, tôi vẫn cho rằng đây là "lần đầu tiên" có một lực lượng khác lọt vào thể xác tôi.

Ngày hai mốt tháng bảy, thứ sáu, trời âm u có mưa nhỏ đến mưa vừa

Giữa đêm qua, trời bỗng nổi sấm sét, cuồng phong dữ dội, mưa như hắt nước.

Tôi tỉnh giấc sau tiếng sấm đầu tiên. Đang lúc hoảng hốt, dưới ánh chớp loè sáng qua ô cửa sổ, tôi bỗng nhìn thấy Doãn Hoa, chỉ mặc một cái váy cộc màu trắng, lộ cả bắp đùi, hốt hoảng leo lên giường tôi.

"ôi, sợ quá, khủng khiếp quá!" Doãn Hoa kinh hãi kêu lên, chui đầu vào tấm chăn đơn rồi lại rúc vào lòng tôi.

Một cánh tay của tôi đã bị Doãn Hoa đè chặt, chẳng cựa quậy nổi, tôi vội vã dùng tay còn lại giữ chặt phần dưới, sợ trong lúc hốt hoảng, cô sơ ý chạm phải. Rất may, Doãn Hoa chỉ cuộn tròn trong lòng tôi giống như con mèo nhỏ, chẳng dám động đậy gì. Mãi đến khi ngơi tiếng sấm, mưa bắt đầu "lộp bộp lộp bộp" đập vào cửa kính, Doãn Hoa mới từ từ chui ra, hít một hơi thở dài.

"ủa, sao mà em nhát gan thế?" Tôi rút cánh tay bị Doãn Hoa đè cho tê dại, châm chọc.

"Từ nhỏ em đã sợ sấm, hễ nghe thấy tiếng sấm, nhất định phải chạy sang giường bố mẹ, hơn nữa cứ ở lỳ đấy", Doãn Hoa chẳng hề để ý nói, lại như có vẻ đắc ý khi nhắc đến việc vinh quang ngày xưa.

"Kiếp trước nhất định em đã làm việc xấu rồi, nếu không..." Tôi lại châm chọc.

"Cũng có thể, mẹ em cũng nói vậy. Nhưng, em chẳng tin, thế chị không sợ sấm à?".

"Nhưng chẳng đến nỗi như em, suýt vãi cả đái"

"Thế á? Suýt vãi đái cơ à? Để em xem nào, có làm ướt sang chị không" Doãn Hoa nói rồi xoay người lại, giơ tay sờ soạng loạn trên người tôi.

"Em 'trẻ con' thế, xem chị không....", tôi giãy ra gắng ngồi dậy, sơ ý để ngón tay luôn giữ dưới thân chạm vào phần ống nhựa ở ngoài, khiến phía dưới nhói đau, buột miệng la lên.

Doãn Hoa rụt lại, vội vã hỏi tôi: "Sao thế?", thấy tôi không căng thẳng lắm, bèn nói: "Chị, em xin lỗi, tiếng sấm làm cho em mụ mẫm, quên cả chị vừa mổ được hai tuần..." Nói rồi lại cười rúc rích.

"Được rồi, chưa chi đã chết khiếp thế rồi. Có thể mẹ em nói chẳng sai đâu, kiếp trước em đã làm rất nhiều việc xấu... được rồi, mau nằm xuống nào"

Doãn Hoa nghe lời nằm xuống, nhưng chỉ lát đã xoay người, ra vẻ thần bí rủ rỉ vào tai tôi: "Em thừa nhận kiếp trước đã làm nhiều chuyện xấu, nhưng chị cho mình trong sạch à?"

"Có ý gì đấy?" Tôi có chút mơ hồ, vặn lại.

"Em thấy ở một tờ tạp chí dân gian, nói trong dân gian có thuyết pháp, thạch nữ đều bị trời khiển trách, kiếp trước đã gây quá nhiều tội lỗi, mới bị thiên thần dán kín đầy xuống nhân gian để chịu tội. Cũng có cách nói kiếp trước họ đã từng là khách bán dâm và bọn dâm loạn nhà Tây Môn Khánh, cho nên ở kiếp này, cái nơi đã từng hưởng sung sướng kiếp trước bị liệt vào khu cấm, để không còn có thể mây mưa núi Vu(1)... Lại nữa, đương nhiên theo người ta nói, từ cổ chí kim tất cả mọi thạch nữ đều chưa ai có thể 'phá trinh', cũng chưa một bác sĩ nào dám 'phá trinh', bởi vì gỡ đi niêm phong của trời, người bóc cũng như người bị niêm phong đều gặp xui xẻo... đương nhiên chỉ có những bác sĩ được Đảng Cộng sản đào tạo mới không tin vào chuyện tà ma này".

Doãn Hoa nói một thôi một hồi khiến tôi bàng hoàng, mãi lâu chẳng nói được lời nào. Tôi nhớ đến những lời nghe được ở viện hôm trước "thạch nữ có mổ cũng chẳng ai dám lấy", trong lòng càng quặn đau.

"Sao, chị sợ à?" Lúc lâu sau, Doãn Hoa không thấy tôi lên tiếng, không nhịn được, chọc ghẹo. Sau thấy tôi vẫn chìm trong suy tư, lại nói: "Chị đừng căng thẳng thế, thực ra nói nghiêm chỉnh, chị chẳng thể xem là một thạch nữ được".

"Nói thế là thế nào?" Tôi vội vã xoay người lại hỏi.

"Bởi vì chị vẫn có màng, có lỗ, có kinh có máu (có sào có huyệt?), nhiều lắm cũng chỉ được gọi là 'nửa kín nửa hở'. Không giống em, đạt chuẩn 'hai không', 'phong bế hoàn toàn', chẳng hề có một khe,... cho nên, em mới là một thạch nữ chân chính đạt tiêu chuẩn, còn chị, chẳng qua chỉ là 'sắp sửa thạch nữ', hoặc là chị họ của thạch nữ. Thế nào, yên tâm chưa". Doãn Hoa nói, khẽ tát yêu tôi một cái, quan sát thấy dáng vẻ tôi vẫn còn nỗi nghi ngại, lại an ủi rằng, "thực ra thạch nữ thì có ý nghĩa gì, chị xem em đã mổ mấy năm rồi, thế mà cũng chẳng gặp chuyện gì xui xẻo. Toàn là những kẻ rỗi miệng bịa đặt, thêu dệt để châm chọc thạch nữ; chỉ tại thạch nữ cứ tự mình làm cho mình khiếp sợ..."

"Đã vậy, sao vừa sấm một cái, mà phải khiếp đảm thế?" Tôi không chịu, vặn lại.

"Đấy lại là chuyện khác, từ nhỏ em đã sợ rồi mà. Chị xấu --" Doãn Hoa nói, bỗng nhiên khẽ dúi dúi vào vai tôi, dường như còn chưa đã, cánh tay kia lại lén sờ trộm vú tôi.

Nhưng tôi đã phòng bị trước, giữ chặt, "Thôi, đừng làm ầm nữa. Nói nghiêm chỉnh chút nào, anh chàng người Nhật Bản của em dạo này có viết thư hay gọi điện không?"

"Người yêu cái gì cơ chứ, đá lâu rồi. Em chẳng ưa cái dáng lừ đừ của anh ta, chẳng giống đàn ông Nhật Bản chút nào, giống đàn bà Nhật thì đúng hơn"

"Trong mắt em đàn ông phải như thế nào?" Tôi ra vẻ hỏi rất tuỳ ý, nhưng thực tế đã định bụng từ lâu, muốn tìm hiểu những điều bí mật trong lòng Doãn Hoa.

"Ngô Nguyên ấy, giống như Ngô Nguyên. Có ham muốn sự nghiệp, có hùng tâm, có dã tâm, có phong độ nho nhã..." Doãn Hoa nói một mạch rất nhiều chữ "có", rồi lại nói, "trông cũng đẹp trai, cao to... "

"Sao em không túm lấy mà yêu". Tôi làm ra vẻ rộng rãi.

"Nói như vậy là chị chịu để 'em đi thay chị' hả?" Doãn Hoa dày mặt hỏi.

"Được, miễn anh ấy đồng ý'. Tôi bị bức tới chân tường, đành tiếp tục giả vờ thoải mái.

"Chị đừng có hối hận đấy nhé". Doãn Hoa ra vẻ lơ đãng nói.

Ngày hai lăm tháng bảy, thứ ba, trời nhiều mây

Thoắt chốc, ra viện đã được hơn mười ngày.

ở nhà Doãn Hoa, bố mẹ và cậu em Doãn Hoa tỏ rất thoải mái. Nhưng dù sao cũng chẳng phải nhà mình, có muôn cái bất tiện.

Tôi rất nhớ gian phòng nhỏ yên tĩnh, sạch sẽ của mình. Đương nhiên, còn có công viên đẹp như thơ như mộng duy nhất của thành phố nhỏ chúng tôi -- "Thuỷ phảng viên".

Tôi cần yên tĩnh, yên tĩnh để dưỡng thương, yên tĩnh để đọc sách, yên tĩnh để suy tư....

ở điểm này mà nói, Doãn Hoa lại hơi lắm mồm, hơi cuồng. Tính cách của cô ta thật sự cần phải đổi cho cậu em Quốc Lương. Nhưng tôi rất cảm động bởi tất cả những gì cô ấy đã làm cho tôi. Nhiều ngày nay tôi đã "sẻ chiếm tổ sen", gây cho Doãn Hoa nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Đương nhiên, tôi muốn trở về nhà còn nguyên nhân khác: tôi lo lắng Ngô Nguyên sẽ xuất hiện nhiều ở nhà Doãn Hoa, sẽ khiến cho cô ấy yêu đơn phương.

Tôi hiểu rất rõ, cho dù tôi có rời xa Ngô Nguyên, Doãn Hoa cũng không thể chiếm được chỗ trong lòng anh. Cô ấy là một cô gái đáng yêu rất có cá tính, nhưng không thích hợp với Ngô Nguyên, thật sự không thích hợp.

Buổi chiều tôi và Ngô Nguyên đến bến xe mua vé để ngày mai trở về, đồng thời cùng lựa quà tặng dì và bố mẹ Doãn Hoa. Trên đường trở về, Ngô Nguyên nhất định đòi đưa tôi đi dạo công viên hồ Mạc Sầu, nói là có thể "có ít nhiều hứng thú, đủ để thư giãn tâm tình", thả lòng thanh thản,... nhưng, nói thẳng, công viên này chẳng có gì hấp dẫn tôi. Hồ không lớn, cảnh cũng chẳng nhiều, duy chỉ có Uất Kim Đường đằng sau pho tượng Mạc Sầu Nữ bên hồ nước, gợi cảnh Mạc Sầu Nữ khi còn nhỏ xíu đã rời xa quê nhà, cay đắng làm dâu nhà họ Lư đất Kim Lăng, tôi mới ít nhiều hiểu được chủ đề của công viên này, mới hiểu được dụng ý của Ngô Nguyên dẫn tôi đến đây, hoá ra anh muốn an ủi tôi-- "chớ buồn" .

Tôi thật lòng cảm tạ sự quan tâm của anh. Nhưng chớ buồn điều gì?

Chớ buồn vết mổ sẽ liền lại? Chớ buồn bởi mọi lời chọc ghẹo thạch nữ? Chớ buồn sẽ có ngày anh rời bỏ tôi? Hay "Chớ buồn đường đời không tri kỷ"?

Ngô Nguyên ơi, Ngô Nguyên, anh cũng chớ buồn...

CHƯƠNG 17

Tôi trở về ngôi trường như đã rất lâu không gặp.

Hai tháng nghỉ hè là quãng thời gian khó quên khi thể xác và tâm hồn như bị nung bị nấu.

Bây giờ, trong lòng tuy vẫn cảnh giác bảo vệ nơi đó, nhưng những đau đớn về thể xác cũng đã nguôi ngoai, mặt trời đã lặn về tây.

Tôi ngồi bên cửa sổ lớp học, tôi đi trên con đường đầy bóng râm, tay tôi vỗ vỗ những cây sồi xanh, ánh mắt tôi đưa tiễn ánh nắng cuối cùng khi chiều tối...

Ngôi trường vẫn là ngôi trường xưa nhưng tôi cảm thấy như nơi này đã có gì thay đổi.

Sự huyên náo không còn, bóng người thưa thớt, xung quanh là một kiểu yên tĩnh kỳ lạ...

Sau này Ngô Nguyên bảo tôi, tất cả sinh viên mới đã tham gia khoá huấn luyện quân sự.

Tổng quan cuộc sống từ khi khai giảng vẫn giống trước đây, chỉ tuần hoàn ở ba điểm phòng học (hoặc ở thư viện), ký túc, nhà ăn, nhưng có một chút thay đổi nho nhỏ. Có điều thay đổi này chỉ mình tôi mới rõ, người khác không thể hiểu và nhìn thấy được.

Tôi đã đem về cho lũ bạn thuần khiết cùng phòng mình một người bạn bí mật -- đó chính là món đồ chơi mà dì Doãn Hoa đã đưa để giúp tôi gìn giữ sự "mở cửa" của thể xác.

Thực ra, nó rất không thích hợp là khách thăm của tập thể con gái còn trong trắng chúng tôi. Nếu như, nó quang minh chính đại đi vào, hoặc giả vô tình bị bạn cùng phòng phát hiện, tôi nghĩ ai cũng phải giật mình. Cho nên, ngày đầu tiên của kỳ học, khi mọi người bận rộn sắp xếp đồ đạc, ra ra vào vào, tôi đứng trước bàn, nhân lúc chẳng ai chú ý, vội rút từ trong túi ra, lặng lẽ nhét vào ngăn bàn cá nhân, khoá lại. Sau đó, đêm đến lúc đèn đã tắt hết, tôi mới rón rén lại gần, nhẹ nhàng mở ngăn kéo, cầm lấy nó đưa về giường mình...

Từ đó, nó trở thành một người tình bí mật luôn luôn viếng thăm tôi vào đêm khuya thanh vắng.

Để từ đầu chí cuối bảo đảm tính riêng tư tuyệt đối của nó, thông thường khi nghe hơi thở đều đều, chắc chắn người giường dưới đã ngủ say, tôi mới nhẹ nhàng lôi từ dưới gối ra, thật nhẹ nhàng cởi chiếc khăn lụa màu trắng quấn chặt nó... Tuy lúc này rất tối, nhưng tôi vẫn có thể tưởng tượng được hình dáng nó -- cái đầu nhọn nhọn, thân tròn tròn, màu vàng sạm đen... mỗi khi nó thực sự nằm trong tay tôi, nó luôn khiến tôi hiếu kỳ, tim tôi đập rộn ràng, tôi bị kích động lạ kỳ... Tôi biết, nó thực sự là người cứu vớt thể xác -- không, chính xác phải là vận mệnh tôi. Khi vị cứu tinh này được sự ủng hộ và hỗ trợ của tôi, cuối cùng như một con cá chình "thẳng tiến" vào thể xác tôi, lập tức tôi nảy sinh một cảm giác căng tràn toàn thân...

Buổi sáng, thường tôi phải dậy sớm hơn bạn cùng phòng từ mười đến mười lăm phút để không bị người khác phát hiện, sau khi lôi con "cá chình" đã "thẳng tiến" vào thể xác ra, tôi dùng nước sạch và xà phòng cọ rửa thật kỹ trong phòng vệ sinh, tẩy trừ những vết bẩn và mùi hôi, sau đó lại giấu vào ngăn bàn. Có lúc, bởi trong phòng có người tỉnh giấc, thò đầu ra khỏi màn, tôi đành phải ấm ức để nó trong túi quần đợi một lát...

Tôi phải thừa nhận rằng, công việc đưa con "cá chình" vào "nuôi thả" trong thể xác tôi ban đêm, trên một ý nghĩa nào đó đã trở thành một một việc lớn hàng đầu ngoài việc học tập của tôi. Có lúc tôi có một ảo giác, dường như nó đã trở thành một liên lạc viên giữa thể xác và đại não, tuỳ lúc tuỳ nơi chuẩn bị truyền tải những thông tin mới nhất liên quan tới thể xác của tôi...

Qua những lá thư cô luôn luôn quan tâm tới tôi. Mỗi lần trả lời cô, tôi đều viết: "khôi phục rất tốt", xin cô "yên tâm". Còn về Ngô Nguyên, anh luôn tràn đầy niềm tin, cho rằng khi đã khai đao, đã cắt bỏ, chắc chắn sẽ vạn sự đại cát, hơn nữa cũng chưa từng nghe được thuyết "hợp long" nào (tôi ngốc nghếch báo với anh những dự đoán xấu đầy khả năng này, khiến anh và tôi cùng bồn chồn, lo lắng). Tôi nghĩ, tâm tư anh chẳng qua là đợi chờ, nhẫn nại đợi chờ thể xác tôi thật sự có thể "thông tàu thông bè", có thể một ngày nào đó tiếp đón anh, vả lại, từ khi khai giảng đến nay, với tư cách Chủ tịch Hội sinh viên trường, anh luôn có nhiều việc phải làm, đại để không có thời gian nghĩ đến chuyện của tôi. Nhưng, phản ứng của Doãn Hoa lại khiến tôi khó hiểu. Cô ấy bỗng nhiên thay đổi vẻ hớn ha hớn hởi, thay vào đó là tâm trạng nặng nề, u uất. Chúng tôi vẫn thường xuyên gặp gỡ, nhưng khi tôi bất ngờ ngoái đầu hoặc ngước mắt lên thì luôn bắt gặp ánh mắt cô nhìn chòng chọc vào tôi. ánh mắt đó ẩn chứa sự lạnh lùng thách thức lạ lẫm, thậm chí là oán thán... có lúc, cô ấy ý thức được tâm tư sâu kín của mình bị tôi thấy được, khoé miệng của cô ấy lại khẽ giật giật, miễn cưỡng tạo ra một nụ cười, nhưng nụ cười đó càng khiến tôi cảm thấy dường như cô đang chờ đợi một câu chuyện cười về tôi...

Cảm giác này của tôi có lẽ cũng không phải không có căn cứ.

Hiện tại, tuy Doãn Hoa thường xuyên thăm hỏi tình trạng của tôi thế nào, nhưng khi nghe thấy nói "rất tốt", tinh thần cô ấy đã thể hiện một nỗi thất vọng không thể che giấu.

Doãn Hoa ơi, "em gái" của tôi, rốt cục thì em đang đón đợi điều gì?

Tôi nghĩ không ra, cũng không muốn nghĩ và cố gắng buộc mình không nghĩ đến điều đó.

May mắn là những đau đớn do phần phẫu thuật gây nên cũng đã dần dần mất đi.

Hiện tại, hằng đêm tôi có chút hưng phấn đón nhận "người tình bí mật" kia hoàn toàn không còn sự đau đớn và khiếp sợ nữa, thậm chí nhiều lúc tôi còn hân hoan chờ đợi những cuộc viếng thăm. Hơn nữa, thật sự -- mặc dù hôm nay nói ra vẫn khiến tôi có cảm giác khó tả, nhưng tôi không thể không nói -- khi nó lắc lắc tiến vào, khi không phải để ý đến việc đạp cửa để vào, dần dần tạo cho tôi một khoái cảm dồn nén, một sự sung sướng dữ dội... Lâu nay, cho dù việc đẩy vào rút ra rất giản đơn, cũng khiến tôi nhấm nháp một lạc thú vô hạn...

Tôi bỗng có niềm ham mê, thậm chí thường xuyên quên mất ý nguyện ban đầu khiến tôi phải tiếp nhận "người tình bí mật" này.

Tôi cũng tìm cho mình muôn vàn lý do, để tăng số lần và thời gian viếng thăm của "người tình bí mật" đó.

Ví như, buổi trưa, thói quen trong phòng chúng tôi -- cho dù đã qua mùa hè, nhà trường đã quyết định bỏ thời gian nghỉ trưa, chúng tôi vẫn còn cố ngủ một lát -- trong thời gian khoảng một tiếng đồng hồ này, tôi cũng bắt đầu sắp xếp cho nó hẹn hò và tiếp xúc liên tục với thể xác mình.

Tôi cũng cần phải nói thẳng: cho dù trong mơ, chỉ cần ý thức được nó đang ở trong thể xác tôi, tôi đã cảm thấy rất yên lòng, tránh được nỗi lo sợ dự đoán sẽ "hợp long". Có lúc, nó lại khiến tôi cảm thấy "cái này" bỗng biến thành "cái kia" của Ngô Nguyên... Tóm lại, nó dường như đã trở thành một liều thuốc, một ống ma tuý không thể xa rời tôi...

Có một trưa, trong lúc đang hứng thú, tôi bỗng quên mất khe khẽ rên lên, động mạnh. Kết quả bị người giường dưới thúc mạnh dát giường, hét lên:

- Thạch Ngọc, làm gì thế?

Tôi giật thót mình, từ đó cẩn thận hơn rất nhiều.

Nhưng đúng như câu "Tức nước vỡ bờ, sướng quá hoá buồn".

Từ hôm đó, "cuộc viếng thăm ngầm" của "người tình bí mật" ngày càng không thuận lợi, thậm chí rất khó khăn. Cuối cùng có một ngày, thể xác tôi dường như trở mặt, không còn "trong ứng ngoài công" với nó nữa, trái lại nó "chống địch ngay từ ngoài biên cương"...

Tối đó, tôi mệt mỏi ngồi suốt đêm chẳng hề chợp mắt.

Tôi biết, ngày cuối của thể xác tôi đã đến. Hồi chuông báo tử đã dóng lên...

CHƯƠNG 18

Tôi ra khỏi trường gọi điện thoại cho dì Doãn Hoa bằng lời lẽ kín đáo thông báo tin dữ với cô nơi đó đã "hợp long". Cô ấy nghe dường như cũng rất thất vọng hoặc rất ân hận, một lúc lâu không nói được lời nào. Sau đó, giọng dì Doãn Hoa từ đầu bên kia ngập ngừng: "... quả thật, dì rất tiếc, đây cũng điều dì lo lắng nhất. Nếu rỗi, cháu hãy đến Nam Kinh đi, dì sẽ giúp cháu kiểm tra lại. Nếu có thể, lại làm một lần nữa..."

Tôi còn biết nói gì?

Tôi nói: "Vâng, cháu cám ơn". Rồi chẳng thể nói được gì nữa.

Mãi đến khi nghe được tiếng "tút tút tút" trong điện thoại, tôi mới biết người đầu dây bên kia đã gác máy trước tôi.

Tôi như người mất hồn mất vía thất thểu bước trở về, đến đầu đường suýt va phải một chiếc xe đạp, tôi giật mình lùi lại, lại vấp phải gánh hàng rong.

- Cô mù à? Tâm thần chắc? Người bán hàng lớn tiếng mắng chửi. Tôi còn chẳng kịp nói lời "xin lỗi", thì một bọn hiếu sự vây kín xung quanh. Tôi vừa cẩn thận xin lỗi, vừa lặng lẽ quỳ xuống nhặt những quả táo lăn khắp khoảng đất dưới những con mắt tò mò chòng chọc. Chẳng hiểu sao, nước mắt tôi cứ trào ra.

- Hay lắm mà khóc? Cô khóc chắc tôi không khóc! Cô làm dập nát hết táo thử hỏi tôi còn bán được cho ai?

Người bán hàng lại la lối.

Tôi không dám lên tiếng, không biết tiếp theo ông ta sẽ hoạnh hoẹ mình những gì, đành phó thác mặc trời.

Lúc này trong đám người đó có kẻ lên tiếng:

- Anh vội bán làm gì, không trông thấy tấm thẻ trên người cô ta sao? Sinh viên trường đại học nổi tiếng, sao mà đẹp thế, lại có văn hoá, có tri thức, sao lại không bắt đền cô ta?

- Đền? Đền thế nào? Anh đi mà bảo cô ta! Người bán hàng vẫn gào lên.

- Quá dễ, bảo cô ta nhặt xong rồi cân lên, mua về mà chia cho bạn học không được à?

Có người đưa ra ý kiến coi như là hiển nhiên.

- Cô ấy mang về làm sao được? Như có người lo lắng cho tôi.

- Không phải lo, tiểu thư, nếu tiểu thư đồng ý, tôi sẽ giúp tiểu thư mang về. Miễn phí luôn.

Khẳng định là một kẻ hiếu sự, bởi vì anh ta vừa nói xong thì đám người xung quanh cười rộ lên.

Lại có người đứng ngay sau lên tiếng:

- Anh làm sao biết người ta là "tiểu thư"? Nói có sách mách có chứng, không được xưng hô bừa bãi...

Tôi dường như bị rơi vào vực thẳm khốn cùng, quỳ trên đất mà không dám ngửng đầu lên, cũng chẳng dám lên tiếng, sợ lại gây ra những lời bàn tán càng khó nghe.

Quả táo cuối cùng cũng đã nhặt xong, tôi đứng dậy, hướng về người bán hàng -- một người đàn ông có đôi mắt trắng dã -- khiếp sợ nói:

- ... Bác, cháu nhặt xong rồi. Bác xem --.

- Xem, xem, xem cái đít. Như thế này còn bán cho ai?

- Thế -- Bác bảo phải làm thế nào?

- Còn làm thế nào? Cô không nghe thấy à? Mang về đi, bán tất cho cô đấy, chúng ta chẳng ai nợ ai.

Ông ta nói rồi nhấc cả thúng táo lên cân, liếc nhìn vạch số trên cán cân: - Bốn mươi hai cân ba lạng, trừ hai cân bì, còn bốn mươi cân ba. Tôi tính là bốn mươi cân. Bốn một là bốn, bốn ba mười hai, năm mươi hai đồng. Thôi, tôi chịu lỗ một chút, không tính số lẻ, tôi lấy cô năm mươi đồng chẵn.

- Năm mươi đồng?

Suýt soát nửa tháng tiền ăn của tôi. Lòng nặng trĩu, tôi chẳng biết phải làm thế nào. Nhưng tôi vẫn cố thử móc số tiền lẻ trong túi ra đếm, tất cả được chín đồng sáu hào bảy xu.

Xung quanh tôi lúc đó lại rộ tiếng xì xào.

Đang trong lúc khó khăn đó, bỗng có người gọi tên tôi:

- Thạch Ngọc, có cần giúp đỡ không?

Tôi vội vã ngoái đầu lại.

Hoá ra là Dabruce. Người Mỹ này đã từng gọi tôi là "Thạch nữ". Từ sau đó, mấy lần gặp nhau ở sân trường, anh ta rất muốn chào hỏi tôi, nhưng tôi chẳng thèm nhìn mà ngoảnh đi nơi khác... đó không chỉ vì tôi sợ anh ta lại gọi nhầm tôi là "Thạch nữ", cái quan trọng hơn là tôi cảm thấy đôi mắt xanh không cùng chủng tộc với tôi dường như đã nhìn thấu những bí mật trong thể xác tôi, và hơn nữa, anh ta là một thủ phạm trong cơn ác mộng "vụ án luân phiên hãm hiếp tôi"... Tóm lại, đối với con người này tôi có một kiểu đề phòng là tránh tiếp xúc và kính nhi viên chi bản năng...

Nhưng, trong giây phút gay cấn này, trường hợp khốn quẫn này, người Mỹ này lại xuất hiện giúp đỡ tôi...

Ngay lúc đó, tôi chẳng biết phải trả lời cho phải.

Cần phải biết rằng, những người vây lớp trước lớp sau quanh tôi đều là đồng bào đồng chủng, đồng tộc, đồng văn với tôi, nhưng phần lớn trong số họ ngoài việc dậu đổ bìm leo, thực chất họ cũng đang muốn chứng kiến một trò cười tiếp theo của tôi...

- ... Anh, anh có thể cho vay tiền được không? Tôi ấp úng hỏi.

- Không vấn đề gì. Anh ta khảng khái nói, hạ ba lô xuống bên tôi, chiếc ví đã ở trong tay từ lúc nào: - Cần bao nhiêu?

Dabruce hỏi lại.

- Năm mươi đồng, có không?

Tôi không yên tâm hỏi.

- Có.

Anh ta nói, ngón tay thô kệch vụng về lôi từ ví ra mấy tờ tiền mười đồng.

- Về trường sẽ trả anh.

Tôi nói.

- Không cần, giỏ -- táo này -- tôi -- bán (mua)(1) rồi.

Anh ta nói, khẽ nhấc nhấc giỏ táo rồi hơi dồn sức, đặt lên vai.

Chúng tôi xoay người sắp bước đi, bỗng nghe tiếng người bán hàng hét lớn:

- Không được, cái thúng này tôi cũng tính tiền!

- Bao nhiêu?

Dabruce ngoái lại hỏi.

- Năm đồng.

- Chẳng phải anh vừa ăn hiếp một cô gái, giờ lại muốn ăn hiếp một người nước ngoài nữa à, cái giỏ này -- ờ, không đúng, cái thúng, chỉ đáng một đồng.

- Ba đồng. Không thể ít hơn. Nếu không, anh túm áo mà mang về.

- Được, tôi cho anh. Dabruce lại lôi ra ba đồng xu một tệ. Nhưng khi người bán hàng chìa tay đón lấy, Dabruce giật lại, gằn giọng: - Nhưng, tôi cần -- phải nói cho sư cô (anh), hành vi của sư cô hôm nay, rất giống một tên côn đồ năm (vô) lại(2).

Nói xong, anh ta quăng mấy đồng xu vào hộp gỗ trước mặt người bán hàng.

Đám đông bấy giờ mới giãn ra nhường lối cho chúng tôi.

Nhưng, tôi vẫn còn nghe người bán hàng làu bàu phía sau:

- ... Biết trước có Tây trả tiền thì mình đã chẳng đưa ra cái giá này.

Tôi im lặng bước theo Dabruce.

Lòng tôi rối bời.

Dù không có nước mắt, nhưng trong lòng đang khóc, đau đớn khóc, lặng lẽ khóc.

Dabruce vác thúng quả có vẻ hơi mệt, anh ta đặt xuống nghỉ một lát.

Hiện tại, anh ta là ân nhân của tôi. Tôi muốn tìm lời nào đó trong cõi lòng khô héo của mình nói với Dabruce. Nhưng tôi không thể tìm nổi, không thể nói nổi một lời. Tôi chỉ đành lặp đi lặp lại mấy câu rằng: "Cám ơn", "Thật sự xin lỗi".

Nghe vậy, Dabruce lại nói:

- Tôi cũng xin lỗi, trước đây tôi luôn không gọi đúng tên em, là "Thạch Ngư"(1), đúng không?

Tôi sửa lại thanh thứ tư cho anh ta, gật gật đầu, và cố gắng mỉm cười.

- Hình như em không khoẻ? Dabruce quan tâm hỏi.

- Không. Tôi ngẫm nghĩ rồi lại nói: - Em còn chút việc phải làm...

- Vậy em đi đi, mình tôi cũng có thể mang về được.

Anh ta nói, mỉm cười nhún vai, sau đó khom người nhặt mấy quả táo nhét vào túi của tôi. Tôi từ chối mãi không được, đành nhận hai quả.

- Nếu có chuyện gì cần giúp, hãy nói với tôi nhé, nhất định tôi sẽ cố gắng.

Anh ta lại nhấc thúng táo lên vai, nghẹo đầu nói với tôi.

- Cám ơn.

Tôi gật đầu, trong lòng không nén nổi chuỗi cười đau khổ -- "ngoài việc chẳng mong muốn hôm nay ra, còn việc gì phải cần sự giúp đỡ của người ngoại quốc như anh? Việc tôi đang cần giúp đỡ liệu anh có giúp được không?"

Dabruce dần dần mất hút.

Tôi rẽ sang một ngả khác.

Tôi không biết mình sẽ đi đâu, nhưng tạm thời tôi chưa muốn quay về trường.

Tôi đã thấm mệt, bỗng muốn tìm một nơi yên tĩnh để ngồi. Nhưng Thượng Hải rộng lớn thế này, có nơi nào yên tĩnh đây? Tôi đã đứng ở bến xe buýt, chỉ cần vài bến là có thể ra ngoài bãi. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ tôi lại từ bỏ ý định đó.

Nhưng thực tại tôi chẳng thể nghĩ ra nơi cần phải đi. Hơn nữa, trong túi tôi có thứ cần phải xử lý. Cho nên, khi tôi thấy một chiếc xe khác dừng trước mặt, trên xe lại rất thưa người, tôi bèn bước lên.

Độ khoảng nửa giờ sau, tôi đã thả bộ trên bờ đê chắn sóng ngoài bãi.

Trời đã nhá nhem, nhưng trên đê người vẫn đông như mắc cửi. May chẳng ai biết ai, họ đều là khách vãng lai.

Tôi ngồi trên chiếc ghế đá nơi khá vắng vẻ, muốn chôn vùi tâm sự của mình bên dòng sông, dưới ánh sáng đèn đường và bên cạnh những con người lạ lẫm này, nhưng tôi không sao có thể tập trung nổi ý nghĩ của mình. Đó chẳng phải vì tôi đố kỵ với những đôi tình nhân khoác vai nhau, cũng chẳng phải vì xe cộ tấp nập trên đường Trung Sơn, giờ đây, trong lòng tôi đang rối bời.

Tôi đặt túi lên trước đùi, lục tìm quả táo ra định gọt vỏ bỗng chạm phải cái thứ đó đặt ở ngăn khác. Tôi lại cất quả táo vào và lôi cái vật đó ra. Vật đã chứng kiến sự khuất nhục cuộc đời tôi giờ vẫn nằm trong miếng lụa trắng, mặc dù nó đã từng mang lại cho tôi những khoái cảm tạm thời, nhưng hiện giờ nhìn thấy nó càng khiến tôi cảm thấy thất vọng nặng nề. Tôi cầm lên, đi về phía hàng rào phòng hộ ven sông.

Gió sông thốc lên, tóc tôi loà xoà, vết thương của cuộc đời tôi như càng rách hoác ra...

Tôi vung tay, ném vật kia đi. Lúc đầu, nó còn có một đốm trắng, sau đó dường như ngần ngừ ở lưng chừng, bỗng dòng nước cuồn cuộn cuốn trôi... Tôi chăm chú nhìn dòng nước, mặt sông lấp loáng bỗng trở thành thứ ma lực quyến rũ, không ngừng hướng về tôi vẫy gọi, nháy mắt khiến tôi không thể nào kháng cự...

Một ý nghĩ của trăm ngàn ?ý định, một mệnh lệnh buộc tôi phải lao theo vật kia, tiếng huyên náo như ve hè trong đầu...

Nhưng tôi bỗng nhìn thấy bóng đèn đường chập chờn nơi đầu ngõ nhà tôi... đó chẳng phải là ánh mắt của cô mong mỏi tôi sao?

Tôi lập tức tỉnh lại. Chút nữa tôi đã làm việc ngu xuẩn. Nếu như... cô...

Tôi giật lùi.

Tôi cũng không đừng được ngửa mặt nhìn trời.

Nhưng xác thực tôi lại nhìn thấy tấm lụa trắng đó cùng tám chữ quen thuộc:

Một chiếc chìa khoá mở một ổ khoá.

"Nhưng cha ơi, rốt cục đó là gì? Thật sự cha muốn dặn dò con chăng? Nhưng vì sao cha không nói rõ ra với con, đừng để con phải mò đoán? Nói với con đi, thật sự có chiếc chìa khoá ư? Bây giờ nó đang ở đâu?"

....

CHƯƠNG 19

Mọi tâm sự của tôi thật u ám.

Tôi đã mất đi hứng thú sống, mất đi hứng chí học hành.

Ban đêm, tôi cuộn mình trong chăn bông trên chiếc giường nhỏ xíu rất lâu mà chẳng thể yên giấc. Tôi không dám tuỳ tiện trở mình, sợ phá hỏng giấc mộng đẹp của người giường dưới. Bởi vậy, tôi luôn nhắc nhở mình: cần phải ngủ, nếu không, ngày mai sẽ chẳng còn sức đâu mà lên lớp. Nhưng từ đáy lòng lại vẳng lên một âm thanh khác chọc ghẹo rằng: "Còn đọc sách làm gì nữa, mang khiếm khuyết lớn như vậy trong cơ thể, ít ra cũng được xem là tàn phế hạng hai rồi, cho dù có học giỏi hơn nữa, cũng để làm gì?"

Cho nên khi lên lớp - tôi chưa từng nghỉ học hay đến muộn, lúc nào cũng có vẻ toàn tâm toàn ý lắng nghe giảng, song, trời biết, quỷ biết, tôi nào có nghe được gì. Trên thực tế, trong tai tôi lúc nào cũng rào rào, toàn tiếng của những con sóng hung dữ ào ào đập vào bờ đê, sau đó bất lực dội ngược trở ra...

Những lúc trong phòng đọc khoa Văn hay ôn luyện bài vở, tôi không thể tập trung tư tưởng được, nhìn đấy đọc đấy nhưng cứ trôi chuội đi, những chữ trên trang sách dính nhằng dính nhịt vào nhau, không hở một kẽ, cũng chẳng có dấu má gì cả, thậm chí lại chẳng có hàng có lối, khiến ngay cả tôi cũng không thể hiểu được nội dung tư tưởng, sự thật lịch sử ẩn sau những con chữ giấy trắng mực đen đó...

Bên ngoài cửa sổ có một gốc du già sù sì, trên thân chính nảy ra một cái "bướu thịt" to tướng, bắt đầu từ chạc cây, sau đó lại biến thành hình bầu vú, lặng lẽ rủ xuống mặt đất. Tôi thường xuyên ngồi bên cửa sổ này và ngắm nhìn nó rất lâu. Có lúc, giữa đùi tôi bỗng lành lạnh, có cái gì đó chen chúc, dường như trong cơ thể cũng có cái bướu hình chùm nho nhung nhúc trồi ra ngoài cơ thể...

Càng ngày tôi càng sợ gặp Ngô Nguyên. Sự lạc quan và tinh thần "Gió xuân đắc ý vó ngựa phi nhanh" của anh đã trở thành một sức ép kinh khủng tinh thần khiến tôi không sao chịu đựng nổi. Ngẫu nhiên, mỗi khi ở bên nhau, chỉ cần anh vô tình liếc nhìn tôi một cái, tôi cũng hoài nghi rằng ánh mắt của anh đã chú ?ý đến cái phần nhầy ướt của tôi và bắt đầu...

Suốt ngày tôi hốt ha hốt hoảng, thậm chí đã trở nên lẩn thẩn.

Dù những đợt gió lạnh chưa về tới phương nam, nhưng những nỗi sợ vô cơn vô cớ bởi mình sắp mất đi tất cả đã khiến tôi thường xuyên ớn lạnh, người lập cà lập cập.

Những lần vào nhà vệ sinh của tôi ngày càng ít. Nếu buộc phải đi, tôi cũng lựa chọn vào lúc trước khi bị cái nóng bức hâm nóng lên, lúc này, nhà vệ sinh nữ tương đối ít người, hơn nữa ai cũng ra vào vội vội vàng vàng, ít người quan tâm và châm chọc nhau. Hơn nữa, tôi cũng không tắm bồn, càng không dám vắt một chân lên bên thềm bệ xi măng, xoạc rộng bộ phận sinh dục của mình, dưới những ánh mắt soi mói chẳng chút kiêng dè gì, để kỳ cọ cáu bẩn nơi háng... tôi luôn chúi mình dưới vòi sen ở góc tây bắc. Nơi đó hơi thiếu ánh sáng, tôi đứng đối diện với góc tường, và cuối cùng trên người lúc nào cũng còn mảnh quần sơ - líp...

Có hôm, tôi đang tắm dưới vòi hoa sen bỗng nhiên có người vỗ mạnh vào vai, ngoảnh đầu lại, phát hiện ra Doãn Hoa đang trần như nhộng. Cô ấy dường như đầy vẻ cảm thông nhìn tôi, nhưng cô chỉ lắc đầu, không nói lời nào và bỏ đi. Sau đó tôi tắm xong, chuẩn bị bước vào phòng thay quần áo lại gặp Doãn Hoa, cô ấy nói:

- Em muốn gặp chị nói chuyện cho hết nhẽ.

- Được, kính cẩn đón chờ!

Nhưng, rốt cục cô ấy muốn nói chuyện gì với tôi? Phải chăng là truyền đạt điều gì của dì cô ấy, hay là sẽ lật bài ngửa về chuyện tình cảm của cô ấy đối với Ngô Nguyên?

Chính ngay tối đó, tôi bỗng đổ bệnh, rơi vào trạng thái hôn mê, nói lảm nhảm suốt đêm. Sáng hôm sau đến bệnh xá nhà trường khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán là suy nhược thần kinh. Bác sĩ bảo tôi phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, tạm thời không được lên lớp, và kê cho tôi nghỉ một tuần.

Tôi nghĩ, mình sẽ không nói với Ngô Nguyên, chỉ cần nói với thầy giáo chủ nhiệm lớp, thu dọn mấy bộ quần áo rồi về.

Cô nhìn thấy thần sắc của tôi thì hoảng loạn, khi hiểu rõ mọi chuyện, sắc mặt cô lại càng bợt bạt

- Như này -- biết làm sao đây?

"Vâng, biết làm sao được?" Trong đêm, tuy tôi đã nằm yên trên giường, nhưng trong lòng không được một giây yên ắng. Hai tay tôi không đừng được luôn sờ nắn và tìm tòi chỗ kín không xứng đáng đó, hơn nữa mỗi lần sờ và tìm tòi, ngoài việc khiến cho tôi càng trở nên u ám, trong cơ thể cũng nhen lên ngọn lửa khó gọi tên... có lúc, thậm chí tôi tưởng mình sắp nổ tung...

"Tôi không cam chịu, tôi không, tôi không! Tôi cần phải đả đảo, tôi cần phải lật đổ, tôi cần phải xé rách, tôi cần phải đập vỡ..." Có đêm, trong mơ, tôi đã hét lên.

Hét xong, tôi choàng tỉnh giấc, kinh hãi bật dậy, tuy là những lời nói hư không, nhưng trong lòng cũng bị ý nghĩ cuồng dại không sao kìm nén được bám riết lấy -- vì vận mệnh, vì tiền đồ, vì tình yêu, vì những ngày sau này có thể sống cuộc sống của con người bình thường, tôi phải không tiếc một giá nào để xoá đi dấu ấn tủi nhục bẩm sinh!

Tôi tung chăn, chiếu ánh đèn vào háng. Chà, "bồng môn" không xứng đáng này, đám lông dầy kín bị cạo sạch khi phẫu thuật đến nay đã mọc kín trở lại. Nó không chịu yên tĩnh và trầm mặc, một ly cũng chẳng thèm để tâm đến sự hận thù phiền não trong lòng tôi đã ngày càng chất chồng. Tôi phải nói gì đây? Hiện giờ, tôi không chỉ thương xót nó bất hạnh, mà càng ngày càng oán giận nó không xứng đáng! Tôi cầm lấy chiếc kéo dùng để cắt vải trên tủ đầu giường, "xoẹt xoẹt xoẹt", cắt mấy nhát tóc đen rậm rạp che trời bít nắng quanh "bồng môn", mãi đến lúc từ cái hốc nho nhỏ từng bị phong kín kia "môi hồng hé mở"...

Đó dường như là một dấu ấn thực sự -- dấu ấn từ kiếp trước mà chẳng thể nói rõ ràng.

Tôi nhìn nó không chớp mắt rất lâu, trong lòng bỗng xảy ra sự xung động, cây kéo trong tay sắp hướng tới cái hang đó cắt loạn, múa loạn... nhưng tôi còn kìm được, bởi vì lý trí của tôi vẫn chưa hỗn loạn đến mức không thể chi phối được, tôi cũng ý thức được làm như vậy kết cục chẳng khác gì với kết quả cuộc phẫu thuật của dì Doãn Hoa, cho dù có cắt mạch máu nơi đó, cũng không thể vạch ra con đường sống, chỉ uổng phí công sức, chỉ tổ khiến thể xác đớn đau của mình dầm trong vũng máu tươi hồng mà thôi... riêng tôi, từ nhỏ đã rất sợ máu, thấy người khác giết gà cũng bịt mắt chạy đi...

Nhưng một cách nghĩ cực kỳ táo bạo chợt loé lên trước mắt tôi -- đã là "dấu ấn", tại sao tôi không thể cho nó thành dấu ấn?

Đúng, dùng lửa mà nướng? Thời cổ đại gọi là bào lạc, tuy nhiên đấy lại là một dạng cực hình, nhưng điểm hay của nó là không làm chảy máu. Đúng, đúng là gậy ông lại đập lưng ông! Dùng ấn mà trả ấn! Dùng cái đạo của người mà trị lại cái thể xác người! Thịt thừa ơi, thịt thừa, đã cắt bỏ mà còn có thể liền lại, thì ta sẽ đốt thiêu, sẽ khiến ngươi biến thành tro bụi, một nhúm tro bụi còn có thể làm gì? Hơn nữa, các hoà thượng trong chùa, cũng chẳng phải đã thiêu mấy nốt trên đầu đấy sao? Tin rằng nhất định có chút đớn đau, nhưng chẳng có người nào vì thế mà mất mạng... trong lòng tôi càng vững vàng, và càng kiêu hãnh...

Mãi đến đêm khuya, khi cô đã ngủ say, tôi mặc chiếc quần đông xuân, khoác thêm áo ngoài, nhón chân nhón tay bò dậy, đem chiếc lò than quả bàng từ bên ngoài vào phòng, lại tìm chiếc cặp gắp than, đổ thêm nước vào bồn rửa chân. Sau đó, không cần cử hành một nghi thức, cũng không làm một lễ cầu đảo nào, tôi mở cửa lò. Đợi đến khi ngọn lửa hồng rực, tôi nhét cái cặp gắp than vào hai mắt lỗ rực hồng. Khi thấy chiếc cặp đã đỏ lừ, tim tôi lập tức đập nhộn lên, máu nóng bốc lên bừng bừng, xung quanh mình tích tụ sự kích động bất an, niềm vui sướng và sợ hãi như sắp được rời khỏi địa ngục nhưng lại rơi vào chốn cực hình...

Tôi quyết định lột bỏ hết quần, ngồi trên tấm khăn bông trải trên sàn trước giường, hai chân vắt lên thành chậu, cho chỗ kín đối diện với miếng gương vỡ làm hai mảnh, tay phải cẩn thận nhấc chiếc cặp than đã rực đỏ... Đột nhiên, tôi chợt ý thức được rằng, thực ra tôi đang dùng chính bàn tay mình để hành hạ thể xác mình, và đôi bàn tay tôi chính là tên đao phủ có bộ mặt ghê tởm... vì vậy tay tôi bỗng run lên... Nhưng, tôi vẫn chưa từ bỏ, vẫn kiên trì giữ lấy. Tôi cũng tin rằng, phía sau là lò lửa rực đỏ, chiếc kìm nhọn nhọn rực hồng, vừa hong sưởi tôi, vừa cổ vũ tôi, dụ dỗ tôi khiến tôi một lần nữa lấy lại thăng bằng, cuối cùng vì nghĩa tiến lên, đưa chiếc cặp đỏ rực hướng thẳng tới "xã hội thịt thừa" "nửa kín nửa hở" của tôi...

Nhưng, chính trong giây phút sắp "phá cũ lập mới", đám lông của tôi đã chạm phải mũi cặp đỏ lừ, "xèo", và chính trong khoảnh khắc ngửi thấy mùi khen khét khó chịu đó, tôi trù trừ...

Đầu cặp cũng dần dần nguội lạnh, cái mầu đỏ dụ người kia cuối cùng cũng lùi bước. Tôi đành đặt nó vào lò để tăng thêm nhiệt. Đợi đến khi nóng đỏ, tôi lại lôi chiếc cặp từ trong lò ra, khi cầm trên tay, tôi chần chừ nhìn nó, bỗng có một cảm giác nhầm lẫn -- chẳng hề cho rằng đấy là chiếc cặp đã được nung đỏ, mà là một chiếc chìa khoá có thể mở tung cánh cửa lớn thể xác tôi, tôi lấy thêm dũng khí, nhằm thẳng chỗ đó, rồi nhắm mắt, run run đâm tới...

- ái,...

Khi mũi cặp vừa mới chạm vào da, tôi đau đớn suýt ngất đi, chiếc cặp từ tay tôi rơi tõm vào chậu nước, "xèo xèo", một làn khói trắng bốc lên...

CHƯƠNG 20

Kinh nghiệm của buổi tối hôm đó, ngoài để lại cho tôi ký ức đau đớn khôn tả, còn để lại dưới háng tôi một vết sẹo không lớn cũng chẳng nhỏ, không dài cũng chẳng ngắn. Nhưng dựa vào thử nghiệm mang "tính cách mạng" của sự phẫn nộ và nôn nóng, có thể nói chẳng thu được kết quả gì đối với việc phá huỷ thể xác "nửa kín nửa hở" của tôi.

Sau sự việc đó, tôi rất hối hận vì hành động lỗ mãng và ngu xuẩn của mình, tôi cũng thành thực thừa nhận trong lòng: nếu như trong thời chiến tranh, tôi thực sự không thể trở thành một anh hùng. Những đầu ngón tay của Giang Thư bị đâm mười que tăm mà sắc mặt chẳng hề thay đổi, còn tôi, cố gắng lắm chịu được năm que xiên vào mà không đầu hàng cũng đã giỏi lắm rồi.

Còn may, bởi vì tôi không mạnh tay (trong tiềm thức cũng không dám dùng lực) chiếc cặp nung đỏ chỉ làm tổn thương ngoài da, tôi dùng thuốc mỡ xoa xoa một lớp, chưa đầy hai tuần đã lành. Có điều một thời gian rất lâu sau đó, tôi luôn ngửi thấy mùi khê cháy rất lạ từ trong quần bốc ra. Mùi đó thực sự khó chịu, mùi hỗn tạp giữa xác chết và cỏ mục, lại từa tựa như mùi đậu phụ thối... Tôi đã từng thử dùng nhiều loại nước hoa xịt xoa vào nơi đó, nhưng hiệu quả rất kém, đặc biệt là ban đêm, mùi khê đặc đó lại càng trở nên kinh khủng hơn trong lớp chăn, âm khí lẩn khuất khắp gian phòng tối đen...

Nhưng dù nói thế nào, sau khi trải qua kinh nghiệm tự hành hình, tôi ít nhiều cũng đã trở nên cứng rắn, không còn tuyệt vọng như trước đây nữa. Tôi cũng tìm hiểu thật sự thể xác "nửa kín nửa hở" của mình rốt cục được tạo thành từ cơ chế nội tại nào... đồng thời tôi ý thức được rằng, sở dĩ "thông đạo" đã được mở ra nhưng mau chóng liền lại là bởi trong thể xác tôi luôn ẩn chứa một lực lượng kháng cự rất lớn đối với "mở cửa" và "cải tạo". Đó cũng chính là đạo lý "da thịt con người được cha mẹ trao cho, không được phép tuỳ tiện huỷ hoại". Hoặc giả, sự "phong toả" đó thực tế bị thiên thần niêm phong, bóc không được, xé không xong... đã vậy, thì tất cả mọi sự kháng cự còn có ý nghĩa tích cực gì? Có gắng gượng thì cũng chỉ nhận thêm nhiều đau khổ, chịu thêm nhiều tủi nhục và tuyệt vọng mà thôi.

ý lòng tôi đã định, nên quyết tìm Ngô Nguyên nói chuyện dứt khoát. Nhưng mỗi lần dự định hẹn gặp anh, tôi luôn tìm cách bỏ lửng giữa chừng. Tôi biết bước này đã đi thì không thể nào quay trở lại. Đó thực sự là việc "bát nước hất đi sao hớt lại cho đầy".

Tôi cứ kéo dài ngày này qua ngày khác, vừa tiêu hao tháng ngày, vừa tiêu hao tinh thần và sức lực của mình.

Tôi gầy đi rất nhiều, thân hình trở nên tiều tuỵ, sắc mặt vàng bợt, lưỡng quyền nhô cao. Nhưng tôi lấy làm lạ vì sao Ngô Nguyên vẫn không để ý đến điều đó.

Có hôm, khi ngang qua hiệu ảnh ở góc trường, tôi nhìn thấy tấm hình lớn rất bắt mắt của tôi vẫn nằm trong tủ kính sáng choang, không đừng được tôi dừng chân ngắm nghía một lát. Tôi không dám tin, tôi đã từng có những tháng ngày béo như thế.

Tôi vẫn chưa gặp Ngô Nguyên thì Doãn Hoa đã đến tìm tôi.

Trong phòng chẳng có ai, chúng tôi không đi ra ngoài, mà ngồi trên ghế trước cửa sổ.

- Em đã biết chuyện của chị qua dì, em rất buồn cho chị.

Đấy là lời nói dạo đầu của Doãn Hoa, nhưng tôi không hề thấy vẻ mặt buồn rầu nào của cô ta. Doãn Hoa là một người không biết nguỵ trang cho những biểu cảm trong lòng mình.

- Bây giờ chị tính sao? Lúc nghỉ đông mổ một lần nữa?

Doãn Hoa lại hỏi, đôi mắt ti hí nhìn xoáy vào tôi.

Tôi cười đau khổ lắc đầu, sau đó nhìn ra cửa sổ. Dưới sân, bọn con trai đang hò hét chơi bóng.

- Có thể sự lựa chọn của chị là đúng. Em nghe dì em nói, có một cô bé cũng giống như chị, qua ba lần phẫu thuật mà vẫn thế. Đau khổ thì chẳng nói, nhưng còn mất oan rất nhiều tiền của nữa.

Doãn Hoa lại nói. Tôi không đáp lời. ánh mắt vẫn chăm chú nhìn xuống sân bóng rổ, dường như câu chuyện của cô ta chẳng hề liên quan tới tôi.

- Chị đã nói với Ngô Nguyên chưa?

Doãn Hoa thăm dò, hoá ra đây mới là chủ đề của cô ta.

- Chị còn chưa nghĩ tới.

Tôi lạnh nhạt, quay đầu lại nhìn cô ta.

Bỗng Doãn Hoa luống cuống, mất tự nhiên, đầu tiên là vặn người mấy cái, tiếp đến là nhặt cuốn sách trên bàn giả vờ giở ra, sau cùng cô ngẩng đầu lên nhìn tôi nói:

- Nhưng việc này, sớm muộn chị cũng phải nói cho anh ấy biết.

- Cám ơn em đã nhọc công.

Tôi lạnh lùng nói.

Cô ta cảm thấy cụt hứng, bèn cáo từ ra về.

Lần thăm viếng của Doãn Hoa đã giúp tôi nhanh chóng quyết định phải tìm Ngô Nguyên nói chuyện dứt khoát.

Tôi có dự cảm, nếu như không mau chóng tìm Ngô Nguyên, cô em gái tôi sẽ vì một mục đích nào đó, rất có thể sẽ nhanh chân qua mặt tôi. Đến lúc đó, tôi sẽ rất bị động, ít ra rất có thể Ngô Nguyên sẽ hoài nghi nhân cách của tôi. Bởi vì rốt cục trước khi phẫu thuật tôi đã từng hé lộ khả năng "hợp long" với anh -- mà đây rất có thể sẽ bị xem là cố ý che giấu. Hơn nữa, tự đáy lòng, tôi cũng cảm thấy mình đã đến lúc cần phải cắt đứt tất cả.

Nhưng nói chuyện ở đâu? Điều này cũng khiến tôi phải mất công suy nghĩ. Đầu tiên, tôi đã loại trừ khả năng trong trường: người quá đông, quá ồn ào, tôi cũng lo lắng tình cảm trong lòng mình sẽ không kiềm chế được. Tôi lại nghĩ đến công viên Hồng Khẩu, nhưng lại e ngại nơi đó có quá nhiều bạn học... Cuối cùng tôi quyết định lựa chọn công viên Hoà Bình, nơi đó không xa trường, khung cảnh yên ả, tôi và Ngô Nguyên đã từng đến đây một lần, chỉ có điều xe cộ không tiện lắm.

Một chiều thu, mặt trời đã tà tà về tây, rừng cây đỏ thẫm như máu, gió nhẹ khe khẽ lướt trên mặt hồ, mặt nước một vừng đỏ ối. Tôi và Ngô Nguyên lặng lẽ đi trên con đường ven hồ, thỉnh thoảng tôi lại cúi nhặt những hòn sỏi vu vơ ném ra hồ. Mỗi lần ném, tôi lại cảm thấy mặt mày sẩm tối.

- Sao em lại an nhàn khoan khoái thế, chẳng phải ngày lễ tết mà lại kéo anh tới đây. Anh còn cả đống việc phải làm kìa.

Cuối cùng Ngô Nguyên bắt đầu oán thán.

- Người ta ai cũng nói "Trộm được phù sinh nửa ngày nhàn", anh không thể dành cho em nửa ngày sao? Em thề rằng, sau này sẽ không dám tuỳ tiện chiếm cứ thời gian quý báu của anh nữa.

Tôi cười nói, trong lòng lại bùng lên cảm giác khổ đau, mang tâm trạng bi ai của "Phong tiêu tiêu hề Dịch Thuỷ hàn, tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục phản"(1). Tôi lại nhặt một hòn sỏi, ném ra giữa hồ.

Có lẽ lời nói của tôi đã có tác dụng, Ngô Nguyên ngoảnh đầu lại, không nói. Khi anh ngoái đầu lại, tôi phát hiện ra vẻ bồn chồn trên gương mặt anh đã bắt đầu dịu lại. Đại loại anh đã chuẩn bị tinh thần "đến với nó thì tuân theo nó". Nhưng khi đến lối rẽ ở chân núi giả, bỗng nhiên anh dừng lại, hỏi tôi:

- Tiểu thư, đi đâu về đâu? Mong đợi sự chỉ bảo. Chẳng đợi tôi trả lời, lại nói tiếp: - Trên đỉnh núi có ngôi đình vắng, có thể trú chân được chăng?

Vào những ngày trước, tôi đã vội vàng đồng? ý, lập tức kéo tay anh chạy lên đỉnh đồi. Nhưng ngày hôm đó rất lạ, trong lòng tôi như có một lực lượng kỳ lạ ép tôi phải diễn trò với anh.

Chẳng phải anh muốn lên núi ư? Còn tôi lại muốn xuống biển.

Vậy là, những con chữ từ cửa miệng tôi thốt ra là:

- Không, em muốn chèo thuyền.

- Em thật có nhã hứng.

Ngô Nguyên không nhịn được cười, châm chọc tôi.

C

húng tôi vừa kịp thuê chiếc thuyền cuối cùng, đó là một con thuyền tay chèo gỗ nhỏ.

Tôi bỗng hiểu ra rằng, đây kỳ thực là sự phản chiếu chân thực quan hệ giữa tôi và Ngô Nguyên. Chúng tôi trong thế giới bao la này, trong biển cả vận mệnh, sau khi đồng hành qua quãng đường đời tốt đẹp cũng chỉ còn lại một con thuyền vét này. Cái đáng tiếc là, con người tài tử bên tôi, một "chủ tịch" của ngôi trường nổi tiếng có chí tiến thủ rất lớn, rất nỗ lực làm việc, được lãnh đạo coi trọng, tiền đồ rộng mở, vẫn hồn nhiên không cảm nhận được điều đó. Hơn nữa, anh ngồi ở phía cuối đuôi con thuyền lắc lư, tay cầm mái chèo thậm chí còn có chút phấn khởi.

- Lại đây, đến đây cùng chèo với anh.

Anh hướng về tôi vẫy tay, rồi thả mái chèo xuống nước. Vẫn thấy tôi ngồi yên, không giống mọi khi tôi vội đến gần tựa vào vai anh, anh lại nói:

- Sao thế, mau lại đây!

- Anh chèo một mình đi, em hơi mệt.

Tôi nói, lạnh lùng nhìn anh, rồi lại nhìn về phía trước mũi con thuyền đang hướng tới.

Con thuyền của chúng tôi tròng trành tiến lên -- như con đường của cuộc đời tôi.

Con thuyền đi qua ngôi đình giữa hồ, xuyên qua nhánh sông nhánh chật hẹp, rồi luồn qua gầm cầu, chúng tôi tiến sang một hồ khác rộng bát ngát. Phóng tầm mắt, xa xa phía bên kia bờ, một con thuyền thả neo có thể trông thấy rõ ràng trong tranh cảnh sắc bến sông chiều.

Tôi chợt nhớ đến "Thuỷ phảng viên" ở quê tôi, nó giống hệt bức tranh vẽ con thuyền... đương nhiên còn cuộc sống ân ân ái ái của tài tử giai nhân tôi rất quen thuộc nơi "con thuyền vẽ" là mang theo cả câu chuyện đẹp của họ...

Chúng tôi vốn cũng đã có một khởi đầu tốt đẹp, nhưng lại không tìm ra một kết cục đẹp. Đây dường như là một con số đã định trong cõi thẳm sâu, nhưng cái khiến tôi nghĩ không ra là, với dung mạo của tôi, vận mệnh sao chẳng bằng một cô gái lầu xanh... tạo vật thật khéo trêu ngươi.

Lẽ nào thật sự kiếp trước tôi đã gây nhiều tội lỗi?

Tôi ngoảnh lại nhìn người chèo thuyền. Anh đã dừng mái chèo, đang giơ tay lau mồ hôi, ngạc nhiên lặng lẽ nhìn tôi.

Con thuyền mất động lực, bỗng mất phương hướng tiến về phía trước, trôi lênh đênh giữa lòng hồ.

- Thạch Ngọc, hôm nay em làm sao vậy?

Cuối cùng Ngô Nguyên cũng đã thấy được điều khác lạ ở tôi, mái chèo vẫn trong tay, anh loạng choạng bước về đầu con thuyền nơi tôi ngồi.

Nước mắt đau khổ của tôi giàn giụa nhỏ xuống.

Tôi không khóc -- Tôi thề, tôi sẽ không để cho cổ họng bật ra bất cứ một âm thanh nào, nhưng tôi muốn để cho nước mắt đau khổ của mình tưới xuống mặt hồ gió hiu hắt này, trước mặt người tôi đã từng yêu say đắm...

Thuyền ơi, hồ nước ơi, các người đều có thể chứng kiến, từ hôm nay về sau, một Thạch Ngọc xinh đẹp tươi trẻ, một cô nhi số mệnh không may, sẽ không còn thấy... có lẽ, vì một nguyên nhân nào đó, cô ta cần phải trà trộn vào thế giới này, nhưng đấy có thể chỉ là một cái xác không hồn...

- Thạch Ngọc, sao thế? Rốt cục đã xảy ra chuyện gì?

Giọng nói quen thuộc lại truyền tới tai tôi, nhưng tôi không nghe thấy. Bàn tay nóng ấm đó áp lấy mặt tôi, nhưng tôi không nhìn thấy và cũng chẳng thể cảm thấy.

Tôi hốt hoảng như không phải ngồi trên một con thuyền nhỏ, mà là nằm ngửa trong một chiếc chậu gỗ con con... Nước mắt của tôi là cơn mưa bụi, áo lót của tôi là chiếc lá sen xanh rờn, ác mộng của tôi là dòng nước đỏ ngầu cuồn cuộn...

Tôi đã trôi tới thì sẽ còn dạt đi.

....

Tôi không biết Ngô Nguyên đã ôm tôi trong lòng từ lúc nào.

Nhưng tôi nghe rõ tiếng loa ở công viên vang lên -- "Đã đến giờ trả thuyền. Khách lên bờ thôi".

Tôi biết, thời khắc trên thuyền vừa rồi cũng chợt qua như giấc mộng.

Tiếng kèn của sự chia ly đã giục giã nổi lên. Nhưng tôi chưa kịp nói lời tiễn biệt với cái bóng có thân nhiệt này.

Tôi sợ tôi đã không còn dũng khí để nói.

....

Tôi ốm, và luôn nằm trong trạng thái mê sảng.

Sau khi tôi tỉnh dậy Ngô Nguyên kể lại với tôi.

Sau đó, tôi lại nhìn thấy Doãn Hoa, tôi không hiểu vì sao cô ta lại biết nơi này.

Tôi nghĩ, tôi khẳng định mình vẫn còn trong mơ, lại nặng nề nhắm mắt.

Đợi tôi tỉnh lại lần nữa, không thấy Doãn Hoa, nhưng Ngô Nguyên vẫn còn đấy.

- Sao anh còn chưa lên bờ đi? Thuyền đã cập bến rồi.

Tôi nói.

Nhưng anh không hiểu, cũng có thể anh giả vờ không hiểu.

- Doãn Hoa đâu?

Tôi bỗng hỏi.

- Em ở đây.

Doãn Hoa nói, bước từ phía sau Ngô Nguyên ra.

- Sao em vẫn còn ở đây? Về, về mau đi! Bố em bị tai nạn ô tô chết rồi! Vừa mới xong.

Tôi nói, cảm giác trong không trung có một tấm lưới lớn cố tung về phía tôi. Tôi lại chìm trong hôn mê.

Một tuần sau tôi mới được ra viện.

Đêm trước hôm xuất viện, tại ngôi đình dành cho người bệnh nghỉ ngơi ở góc đông nam phía trước khu buồng bệnh, tiếng gió trong vườn trúc xào xạc, tôi đã kể lại tất cả những biến cố mới phát sinh từ sau khi phẫu thuật thể xác của mình với Ngô Nguyên. Tôi cũng nói với anh, có thể coi thể xác tôi là một kiểu phương trình vô nghiệm, tôi sẽ không làm một cuộc thử nghiệm "mở cửa" nào nữa. Nếu như tôi thật sự là tội nhân từ kiếp trước bị trời đày xuống, tôi cũng sẽ không dám mạo phạm điều luật thiên đình, cố bóc xé niêm phong của trời đã dán lên tôi...

- Em nói những gì thế? Em đã khoẻ rồi, không nên nói lung tung như thế?

Ngô Nguyên nói.

- Hãy tin em, chẳng phải nói lung tung đâu, mà đấy là kết luận qua những suy nghĩ chín chắn lúc em ốm đấy. Con người không thể cưỡng nổi mệnh trời, bàn tay của tạo hoá nắm giữ chiếc chìa khoá vận mệnh. Thật vậy, đã đến lúc em rời xa anh. Em vốn luôn cho rằng mình sẽ giúp đỡ anh, bây giờ em mới hiểu, em thực sự chẳng làm được gì -- ngoài việc kéo anh vào xui xẻo. Em đã không còn ôm ảo mộng gì cả, em chỉ muốn yên tĩnh để học cho xong, cầu mong có được một công việc, nuôi dưỡng cô em, để cô hưởng tuổi già... cho nên, anh và em đều phải hiểu, từ ngày mai khi trở lại trường, chúng ta là những kẻ qua đường. Anh còn có lý tưởng và hoài bão của mình, cũng cần có một người bạn cùng chí hợp đường... Tóm lại, em không thể trở thành cái bóng của anh...

- Sao em không thể thử phẫu thuật một lần nữa?

Ngô Nguyên trầm lặng rất lâu, không cam chịu nói.

- Chẳng phải em không muốn thử lại. Nhưng em hiểu sâu sắc rằng, sự "phong bế" của em được tạo thành bởi cơ chế nội tại rất vững chắc. Nếu như truy xét kỹ càng, khả năng chính xác có nhân duyên từ cõi trước... Anh cũng đừng quá cố chấp, con người mãi mãi không thể thắng được trời. Hơn nữa, thể xác em, tâm linh em sẽ không thể chịu đựng thêm một lần thất bại, càng không thể có lỗi với tình yêu của anh...

- Cho dù là như vậy, vì sao chúng ta không thể tiếp tục là bạn tốt?

- Bạn tốt? Có em ở bên anh, anh còn có thể nói chuyện yêu đương sao?

Cuối cùng Ngô Nguyên không lên tiếng. Nhưng anh đứng dậy, nghĩ ngợi, sau đó không ngừng đi đi lại lại trong đình.

- Để anh nghĩ kỹ đã.

Trước khi chia tay anh nói với tôi như vậy.

Buổi trưa hôm sau, khi đến đón tôi ra viện, anh lại đưa ra một thỉnh cầu:

- Anh hy vọng trước khi mình tốt nghiệp, chúng ta vẫn có thể duy trì hiện trạng, chí ít cũng không để người khác biết chúng mình đã chia tay, được không?

- Vì sao?

Tôi không hiểu, hỏi lại.

- Bởi vì anh không thể tìm nổi một lý do xác đáng nào để chia tay với em. Đồng thời, anh cũng không muốn vì vậy mà tạo nên những nghi ngờ và bình luận không cần thiết của người ngoài về anh và em.

Tôi hiểu sự khổ tâm của anh, gật đầu.

- Nhưng anh còn có một tin dữ phải nói với em. Bố của Doãn Hoa đúng là bị tai nạn xe hơi, đã qua đời rồi. Cô ấy về nhà được mấy ngày rồi, tối hôm qua anh mới biết.

- Thế á?

Tôi bàng hoàng, lâu lắm mà chẳng thể nói lời nào.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top