Tử Cấm Nữ 1

TRUYỆN TỬ CẤM NỮ

Vài nét về tác giả - Lời người dịch

Lư Tân Hoa sinh ngày 28 - 1 - 1954, tại Như Cảo, Giang Tô, Trung Quốc; thuở nhỏ sống với cha ở tỉnh Sơn Đông. Nhập ngũ năm 1973, ông từng làm Đại đội trưởng đại đội trinh sát ở Khúc Phụ, Sơn Đông. Sau khi rời quân ngũ, ông làm công nhân sơn trong nhà máy lọc dầu Thông Nam, Giang Tô.

Tháng 11 năm 1978, Lư Tân Hoa nổi tiếng với truyện ngắn Vết thương (tác phẩm khơi dòng trào lưu Văn học Vết thương) khi còn là sinh viên năm thứ nhất khoa Trung văn, đại học Phúc Đán. Sau khi tốt nghiệp, ông làm biên tập cho báo Văn hối, mấy năm sau bỏ việc đi buôn, được tôn là Người đầu tiên đi buôn trong làng văn nghệ Trung Quốc. Năm 1986, ông tự túc sang Mỹ làm nghiên cứu sinh. Trong thời gian ở Mỹ, Lư Tân Hoa đã làm rất nhiều nghề kiếm sống,... Hiện là nhà văn tự do, thường xuyên đi về giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cuối năm 2004, sau hơn hai chục năm lặng tiếng, Lư Tân Hoa lại gây dư luận với tiểu thuyết Tử cấm nữ (Nxb Văn nghệ Trường Giang, Trung Quốc ấn hành; trong tháng đầu tiên đã bán được gần 60.000 bản). Tử cấm nữ là lời tự bạch về thể xác, thể nghiệm tâm linh, sắc thái tình cảm trong tình yêu với ba người đàn ông của một thạch nữ (phụ nữ không có âm đạo) cũng như quá trình "mở cửa" thể xác đẫm máu và nước mắt của cô. Theo tác giả đây chính là kết tinh từ góc nhìn mới để xét sự xung đột văn hoá Đông Tây.

Ngay sau khi Tử cấm nữ được phát hành, rất nhiều trường đại học, hội nghiên cứu văn học ở Trung Quốc đã tổ chức các cuộc hội thảo tranh luận gay gắt và đều đi đến một nhận định chung: Tử cấm nữ đạt đến trình độ rất cao về suy xét lại lịch sử Trung Quốc.

Giáo sư Trần Tư Hoà xem đây là tác phẩm ông tìm kiếm hơn hai chục năm nay bởi nó vừa thể hiện được nhiệt tâm trong chuyện chăn gối, tình yêu nam nữ trong văn học sau thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX lại vừa thể hiện sự quan tâm tới thời cuộc, quốc gia đại sự,... Bởi thế, khi đánh giá, bình luận về Lư Tân Hoa và Tử cấm nữ, báo chí Trung Quốc đã nhận định Nhờ Vết thương đứng vào hàng ngũ nhà văn đương đại nổi tiếng, mượn Tử cấm nữ lạnh lùng xét Trung Quốc trăm năm. Hiện nay, Tử cấm nữ đang được tác giả và công ty điện ảnh Truyền Động Bắc Kinh khẩn trương chuyển thể, dựng phim...

Nhân bản dịch Tử cấm nữ được xuất bản tại Việt Nam, chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Lư Tân Hoa và biên tập viên Ngô Cao Dư (Nxb Văn nghệ Trường Giang, Trung Quốc) đã giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc giao dịch bản quyền tác giả.

Dù đã cố gắng nhưng bản dịch sẽ khó tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc góp ý kiến. (Dịch giả Đào Lưu - NXB Hội nhà văn)

LỜI DẪN TRUYỆN

- Gần đây, tôi mới quyết tâm nhờ anh viết giúp cuốn sách này. Thực ra tôi đã biết anh từ rất lâu, bạn của tôi cũng quen biết anh. Cô ấy nói các anh thường chơi bài với nhau. Có điều hôm nay chúng ta mới có duyên gặp gỡ. Cảm ơn anh đã nhận lời giúp đỡ, lại còn khích lệ tôi. Nhưng, tôi cần phải nói trước rằng, cuốn sách này có thể xuất bản hay không, tôi nhất quyết từ chối đứng tên. Nhưng nếu như có nhuận bút, tôi hy vọng mình sẽ có một phần. Tôi cần số tiền đó, hơn nữa càng nhiều càng tốt. Về vấn đề tiền nong cần phải nói sòng phẳng như vậy, đó vốn không phải là phong cách làm việc nhất quán của Thạch Ngọc tôi, xin được lượng thứ.

- Tôi là phụ nữ, bởi một số phần kín trên thể xác có chút lệch lạc, tôi bị người đời chọc ngoáy sau lưng rất lâu rồi, tôi quyết định không lẩn tránh những ánh mắt hiếu kì đó nữa. Thượng đế đã trao cho tôi một thể xác khác người - tuy chẳng phải mưu ma chước quỉ, nhưng cũng có thể có dụng ý, gần đây tôi luôn cố đoán "dụng ý" này.

- Đáng tiếc "Trời cao khó hỏi"

- Cho nên tôi dự định kính dâng tất cả bí ẩn thể xác của tôi cũng như thể nghiệm tâm linh liên quan tới nó, dành cho người đời mổ xẻ; hoặc giả, làm "tin tức tham khảo" cho các nhà nhân loại học, y học, lịch sử học và tâm lý học.

- Tôi biết, ngày nay có nhiều phụ nữ thời thượng bắt đầu đua theo trào lưu mới "tả chân tập", gọi một cách mĩ miều là "hiến thân cho nghệ thuật". Tôi không dám tiếm xưng rằng bộ sách này cũng cần "hiến thân cho nghệ thuật", nhưng e rằng sớm muộn nó cũng sẽ được gắn thêm từ "tả chân tập". Có để ý cũng không tránh được, giờ tôi chỉ muốn dốc bầu tâm sự, kể lai lịch và chân tướng bất bình thường của thể xác mình cho lòng thanh thản.

- Anh cũng chớ trách tôi qúa lạnh lùng và thờ ơ, miêu tả và tự thuật về thể xác mình thiếu sự thêm thắt; hoặc giả, hiềm nghi tôi thường nói năng không mạch lạc, lộn xộn, từ ngữ không biểu đạt nổi ý. Xin hãy yên tâm, bây giờ tôi đã đủ dũng khí để loã lồ thể xác bước lên vũ đài lưu truyền cổ kim thượng hạ trước con mắt của mọi người, phô cái thân thể ngọc ngà của mình trước vũ trụ bao la, gương mặt đẹp đẽ, bầu vú căng tròn, cặp đùi thon, thỉnh thoảng lại từ bẹn háng rơi rụng...

CHƯƠNG 1

Vận đen gõ cửa luôn nằm ngoài ý muốn.

Thực ra ngẫm nghĩ kĩ, điều đó đã sớm được báo trước bằng những điềm báo, ám thị, dấu vết khắp nơi.

Đêm trăng thanh lạnh lẽo, khắp ngõ nhỏ bao trùm không khí bấ tường. Hôm đó, ở nhà người dì, anh uống nhiều rượu hơn bình thường, nên có vẻ phấn khích. Khi anh run run nâng cặp đùi tôi lên và tách ra, dần người lên vẻ quyết đoán, tôi lim dim nhìn lên chiếc đồng hồ điện để đầu giường - chữ số La Mã đỏ mờ hiển thị mười hai giờ mười ba phút.

Mười ba phút, lại vào giờ Tý, đây dường như là thời khắc dễ dàng làm thế giới tinh thần rối loạn. Vì thế, sau đó mới xảy ra cảnh suốt đời không thể quên...

Thực ra, nào chỉ dừng lại ở khó quên, nghĩ lại còn thấy tủi nhục vô cùng.

Vận mệnh luôn bất công, tạo vật xưa nay bất nhân.

Tôi vốn là một cô nhi, một cô nhi không xuất xứ. Người cha làm nghề y mãi đến trước lúc lâm chung mới nói với tôi rằng:

- Con được vớt từ dưới nước lên.

Hôm đó, ông đi Phùng Trang nom bệnh cho một bà già liệt giường đã nhiều năm. Ông cầm chiếc dù giấy, đội mưa đi. Mưa liền ba ngày đêm, giống như suối nước mắt tuôn mãi không thôi, sông, hồ, ruộng vườn nơi nào cũng lênh láng nước. Khi ông trở về, mưa đã ngớt được mấy canh giờ, chỉ còn lất phất mưa bụi. Đến bờ kênh đầu Tây Trang, phát hiện bờ đập đã chìm trong dòng nước đỏ ngầu, ông đành tháo giầy ra cầm tay, vén cao quần, kẹp ô vào nách, vắt chéo hòm thuốc lên vai (trong đó có một cái gối dùng để kê tay bắt mạch, một chiếc bút lông, một hộp mực và mấy tờ giấy đã ố vàng). Bờ đập này ông đã đi mòn chân, bằng cảm giác của mình ông biết sẽ có một số chỗ trơn, ông bấm ngón chân lên nền đê, người ngả về trước để kháng sức đẩy của dòng nước, dò dẫm từng tý từng tý qua kênh. Chỉ còn độ dăm sáu bước sẽ tới bờ bên kia, như ma xui quỷ khiến, ông liếc nhìn lên phía phải - một chiếc chậu rửa chân bằng gỗ nho nhỏ đang xoáy tròn theo dòng nước trôi dạt về phía ông. Ông trượt chân, chẳng kịp nghĩ, vơ luôn chiếc chậu gỗ. Sơn dầu màu cườm bên ngoài chậu gỗ tròn tròn đã loang lổ, một tàu lá sen xanh mướt phủ lên trên chậu. Khi kéo tàu lá ra, ông bỗng rùng mình - trong chậu là một đứa trẻ vẫn đang ngủ ngon lành , một đứa trẻ trong cái yếm chẳng hay biết gì trước hiểm nguy của cơn hồng thuỷ, trước nhân thế.

Trong tình thế khẩn cấp đó, ông vội vã ôm lấy chiếc chậu, ô dù, giâỳ cũng chẳng thiết, vội vã vượt lên bờ, hớt hải bổ về nhà.

Bấy giờ ông đã quá năm mươi, không vợ, không con. Trước kia ông đã từng có một người vợ đẹp, nhưng chính những năm tháng ngọt ngào nhất bà đã bỏ ông đi bởi chứng bệnh thương hàn. Lúc này, ông đã là một thầy lang nổi tiếng khắp vùng, lại có y đức, cứu sống biết bao người. Cho nên, khi ẵm tôi từ chiếc chậu gỗ lên, ông tràn đầy niềm tin rằng trời đã ban ân, xót thương và bù đắp cho ông. Đặc biệt, khi biết tôi là một bé gái, ông đã ngờ rằng có lẽ tôi chính là người vợ yêu đầu thai chuyển kiếp.

Để có thể níu giữ tôi lâu dài, không để cho tôi phiêu dạt trong nhân thế, ông đã khổ tâm gắn cho tôi cái tên: Thạch Ngọc.

Ông muốn tôi là đá, là ngọc, mà không phải là nước, không phải là gió, không phải là mây, không phải là mưa, càng không phải phiêu dạt tứ phương, rời xa ông nửa bước.

Nhưng rồi, một ngày tám năm sau, ông dứt khoát rời bỏ tôi, để lại mình tôi bơ vơ phiêu bạt trên cõi đời.

Tám tuổi, bấy giờ tôi mới biết mình vừa tròn tám tuổi, cái tuổi mẫn cảm, yếu đuối, và cần tình yêu của bố, của mẹ xiết bao!

Ông vốn muốn dùng tên, dùng đá, dùng ngọc, dùng hình ảnh chìm nặng nhất, rắn chắc nhất, khó lay động nhất trên thế giới khoác lên người tôi, trói lấy tôi, không để tôi lại phiêu bạt trên thế gian. Không ngờ rằng, cái tên ông đặt cho, lại là vào tấm bùa khoác lên người tôi, khi ông không còn, tấm bùa có còn linh nghiệm?

Tôi đã trôi tới thì sẽ dạt đi.

Cha tôi đã dùng một dải lụa trắng cáo biệt cõi đời này.

Hôm trước, ông đổ bệnh vì những cuộc phê đấu liên tục, miệng khát khô, ông bảo tôi mang một tô nước lạnh tới giường. Tôi đặt bát nước xuống, quỳ bên ông, hai tay sờ nắn đôi chân đầy thương tích, giàn giụa nước mắt, không đừng được bèn hỏi:

- Cha, vì sao họ lại đối xử với cha thế này?

Ông không trả lời ngay mà giơ cánh tay khẳng khiu, quệt dòng nước mắt giàn giụa cho tôi. Mãi sau, ông nói:

- Tiểu Ngọc, con còn bé quá, không hiểu được điều này... Nói chung là cha sai, không oán nổi người khác, ngay từ đầu đã sai. Cha không nên sinh ra trong gia đình phú nông, càng không nên đi học nghề thuốc làm gì. Như một bài văn, mở bài đã lạc đề, cho nên cái gì cũng sai...

Cuối cùng thì cha đã làm sai cái gì? Bấy giờ tôi còn chưa thật hiểu rõ, hôm nay trong lòng vẫn còn ăm ắp những hoài nghi.

Rất nhiều sự việc năm tám tuổi ấy, nay nhìn về mờ mịt, chẳng còn vết tích gì. Cái gọi là "tuổi thơ giữ lại bờ đê, giấc mơ ngọt ngào vùi trong giếng cạn; bỗng ngoảnh đầu nhìn lại, tâm nguyện nay đã tan tành..." Trong hồi ức tương đối rõ ràng của tôi là trước khi từ giã cõi đời cha đã lê lết tấm thân bệnh tật đưa tôi đến nhà người cô trên huyện.

Cô là chị hai của cha tôi, đã học xong tiểu học, xót xa trước cảnh tàn sát vô cùng vô tận trong thời binh loạn, lại bị vị hôn phu bội ước, mọi suy tính đều lỡ làng, cô bèn xuất gia vào chùa trên huyện, sau giải phóng bị cưỡng chế hoàn tục, được bố trí làm trong xưởng dệt đồ lót, nhưng từ đó cô không lấy chồng.

Lên huyện trước hết phải đến bến xe Tần Trang, cách nhà độ bảy tám dặm, toàn đường đất. Cha đi trước, vai khoác tay nải, trong đó có quần áo của tôi, và vòng tay bạc, dây chuyền bạc, vòng cổ bạc hồi nhỏ tôi đã từng đeo.

Cha con tôi băng qua ngõ lớn, xuống cầu, rồi lại rẽ qua ruộng hành xanh mơn mởn, mấy người phụ nữ mặc áo xanh, quấn khăn trắng đang nhặt cỏ. Chợt tôi nhìn thấy người phụ nữ mặc áo cánh hoa ngay phía trước ngừng tay, vươn thẳng người nhìn cha con tôi. Tôi bắt gặp ánh mắt ấy, bỗng ngây người, trượt ngã xuống bờ ruộng. Cha vội vã xốc tôi lên, sốt sắng hỏi tôi có hề hấn gì không. Tôi lắc đầu, lại thấy người phụ nữ đó rẽ lúa, bước nhanh tới chỗ tôi, đầu tiên cô ta giúp tôi gợt bỏ bùn đất bám trên người, rồi lôi từ trong dải yếm ra chiếc bánh ngô vàng ươm, nhét vào chiếc cặp học sinh của tôi. Tôi chẳng biết phải làm thế nào, vội vã chặn miệng cặp lại, nhưng thấy cha tôi gật đầu đồng ý thì mới chịu nhận. Người phụ nữ rất phấn khởi, hai tay cứ nắn nắn trước ngực, ngớ ngẩn nhìn tôi cười. Cô ta có nước da trắng, khi cười trông rất xinh, bên má có hai lúm đồng tiền, giống hệt tôi. Lúc ấy, mấy người nông dân trên ruộng dừng tay, vươn người, ánh mắt lạ lẫm nhìn chúng tôi thăm dò. Cha vội vã dắt tay tôi, hấp tấp bước đi.

Cuối cùng cha con tôi cũng đi hết bờ ruộng, vượt qua cánh đồng, lên mặt đê. Tôi ngoái đầu nhìn lại, người phụ nữ kia vẫn đứng như trời trồng, ánh mắt si dại dõi theo chúng tôi.

- Cha, bà kia vẫn nhìn cha con mình kìa.

Tôi nói.

- Đừng để ý, người đàn bà mất trí ấy mà.

- Bà mất trí? Sao cha biết?

Tôi rất ngạc nhiên.

-Cha đã từng nom bệnh cho bà ấy.

Cha tôi nói, sắc mặt bỗng chốc sầm lại.

Lúc ấy tôi nào có biết, vận mệnh bất hạnh của tôi cũng bắt đầu được gây dựng từ người đàn bà bất hạnh này.

Chương Hai

Tôi cũng chẳng phải hoàn toàn bất hạnh.

Tuy đau đớn mất đi người cha yêu quí lúc mới tám tuổi, nhưng từ đó tôi lại nhận được tình cảm nồng ấm chẳng kém người mẹ yêu dấu ở cô. Hơn nữa, bắt đầu từ năm lớp 9, tôi đã làm quen với Ngô Nguyên. Từ đó, hai chúng tôi thân thiết như hai anh em.

Bố Ngô Nguyên là bộ đội chuyên nghiệp, khi đi làm, ông thường thích mặc bộ quân phục màu vàng đã bợt phai. Thành tích học tập của Ngô Nguyên rất tốt, hoạt động văn thể tích cực, ca hát, đánh cầu, nhảy cao, nhảy xa,... cái gì cũng xuất sắc. Anh ấy là học sinh ưu tú hiếm có của lớp cũng như của trường.

Vào khoảng học kỳ II của năm lớp 10, chúng tôi bắt đầu thầm yêu trộm nhớ. Cuối mùa hạ năm cuối cấp chúng tôi cùng nhau dắt tay vào cổng trường đại học F nổi tiếng Thượng Hải. Bấy giờ tôi là một cô gái hạnh phúc không gì sánh nổi.

Một thời gian, tất cả những gì bất hạnh, đau đớn, khổ sở dường như đều rời xa tôi. Bầu trời xanh ngắt, mặt trời rực đỏ, những lối đi trong trường thanh khiết, bằng phẳng và râm mát không gì sánh được.

Tôi ở phòng 206 nhà số 6 khu ký túc xá nữ, cửa phòng chênh chếch cầu thang của lầu số 2. Ngô Nguyên ở lầu số 8. Từ xa, qua cửa sổ, tôi có thể nhìn thấy giá phơi quần áo và cây tùng ngay bên cửa sổ phòng anh. Bấy giờ, trong trường bàn tán rằng tôi xứng đáng là hoa khôi của khoa Lịch sử và còn có những ý kiến tranh cãi là hoa khôi toàn trường. Ngô Nguyên là anh tài của khoa Kinh tế, chủ tịch Hội sinh viên khoa, Trưởng ban tuyên truyền sinh viên trường.

Những lúc ngồi cửa sổ học bài, tôi thường thường ngước mắt về phía lầu số 8, gặm nhấm chút niềm vui "khổ tận cam lai".

Khát vọng và những ham muốn thể xác trong tôi ngày một lớn, ngày một khó kìm nén, ngay đến những nụ hôn nồng nàn, vòng tay nóng bỏng, những lời thì thầm thắm thiết dưới trời sao, bên lùm cây, trên bãi cỏ vẫn không sao thoả mãn nổi tôi. Lúc này, trong đầu tôi quay cuồng, mặt đỏ bừng, người như phát sốt, phía thân dưới ươn ướt. Cái tôi còn có thể dựa dẫm là lý trí vốn khá kiên cường của mình cộng thêm chút e thẹn trời ban của người con gái. Đương nhiên, có lẽ cái quan trọng hơn là: lúc đó tôi đã quá yêu Ngô Nguyên. Tôi không thể vì sự khao khát nhất thời, rung động nhất thời, thoả mãn rồi sinh chuyện, gây nên sai lầm lớn, ảnh hưởng lớn thậm chí là không thể tính nổi tới tiền đồ của anh.

Anh là một người rất mạnh mẽ, hồi còn học trung học anh đã rất tôn thờ câu danh ngôn "Không muốn làm một tướng quân, sẽ không làm nổi một người lính giỏi" của Napoleon. Có học kỳ vì không được làm cán bộ lớp, anh đã viết vào trang lót bìa cuốn nhật kí câu "Chim ưng có lúc còn bay thấp hơn gà, nhưng mãi mãi gà không thể bay cao bằng chim ưng" của Lênin.

Anh rất chú trọng việc rèn luyện thể chất và ý chí, giống như các vĩ nhân năm này qua năm khác, ngày này qua ngày khác, bất kể nóng lạnh, anhđều tắm nước lạnh. Sau khi anh làm Chủ tịch Hội sinh viên khoa, những yêu cầu rèn luyện càng hà khắc, anh ra thêm chỉ tiêu mỗi ngày chống đẩy hít đất hai trăm lần.

Tôi có cảm giác rằng, anh cũng thường có những dục vọng và xung đột trỗi dậy trong lòng, nhiều khi, phản ứng của anh còn cháy bỏng hơn tôi. Bờ môi tôi đã từng bị anh cắn nát; vai tôi, cổ tôi, lưng tôi thậm chí là mông và đùi tôi cũng bị anh cào cấu.... nhưng thường thường cái gọi củi khô gặp lửa, giữa khoảnh khắc sắp cháy và chưa cháy, anh bỗng lơi tay buông lỏng tôi ra, nghiến răng thật chặt, trút hơi thở dài, nét mặt vô cảm, chẳng biết làm gì...

Sau này tôi mới hiểu, anh dùng ý chí và nghị lực phi thường để kiềm chế bản thân, để vật vã đấu tranh với cái tôi không an phận, cái tôi rất dễ lầm lạc trong tiềm thức. Thường vào lúc này, cơn mưa anh bỗng xối xả hòng dập tắt lò lửa khát vọng của tôi nhưng cũng khó làm lụi hoàn toàn những đốm lửa cố gắng bừng đỏ. Những giọt lệ cứ trào ra, tôi cũng không sao ngăn nổi tiếng nghẹn ngào bật lên; trước mắt tôi là một người đàn ông bỗng trở nên lạ lẫm, anh có thật sự yêu tôi không?

Mỗi khi như thế, dường như nghe được những lời từ trong tim tôi, anh bỗng bình tĩnh trở lại, vội vã giúp tôi lau nước mắt, rồi thiết tha nồng ấm thì thầm:

- Ngọc em, cần gìn giữ, chúng ta hãy gìn giữ. Thấy tôi ngơ ngác, anh lại nói: - Trái cấm này, bây giờ thưởng thức vẫn còn xanh chát, chúng mình phải gìn giữ cho tới khi thật chín..., sẽ...

Khi nói thế, bàn tay to sần của và nóng ấm của anh ấp chặt lấy gương mặt tôi. Tôi gỡ tay anh ra, ngoảnh lại, dỗi hờn:

- Nói gì thế. không phải em muốn, cho một cái đinh ba Chư Bát Giới giwò.

Anh cười, ôm eo tôi, hôn tôi bằng nụ hôn đầy suy tính của con người anh lúc bình thường:

- Ngọc em,anh không kiềm chế nổi, có lúc anh rất hận ý chí mình không đủ kiên cường, hy vọng em giúp đỡ anh. Chẳng phải anh không muốn, nhưng anh biết rõ, đây là cái giá chúng ta không thể trả. Nhất là em, là con gái, lại càng phiền toái. Sartre nói, mỗi người đều tự do hành động, nhưng cần phải gánh chịu hậu quả hành động của mình. Quả cấm dễ thưởng thức, nhưng hậu quả này, cả anh và em phải chuẩn bị tư tưởng thật tốt mới có thể được. Đặc biệt...

- Thôi đừng nói nữa. Chẳng phải em không hiểu, phải đợi anh dài dòng thế sao? - Tôi vùng vằng khỏi vòng tay anh, chỉnh sửa lại quần áo, vuốt vuốt mái tóc, hỏi: - Anh nói đợi khi "thật chín" là ý gì? Có phải anh nói tình yêu chúng mình vẫn còn non nớt?

Anh bàng hoàng, rồi rất nhanh lấy lại sự tự nhiên, cười khì khì và kéo tôi vào lòng:

- Em vẫn không hiểu à? Anh nói "chín" là khi chúng mình cưới nhau kia! Đến đêm động phòng hoa chúc, em là quả nhân gian hiếm có mới thực sự là chín. Lúc ấy anh tới hái em, bứt em, ngốn ngấu em, chẳng được sao?

- Được, được! lúc đấy anh đừng có nghẹn, có hóc là được! Tôi nói.

Vậy, sau này, có lẽ lời nói đùa thành thật? Anh cũng thực sự không hóc, không nghẹn ư?

Hoặc giả, thượng đế nuốt lời chúng tôi, chẳng đợi đến thời khắc động phòng hoa chúc, cần trừng phạt chúng tôi, mới bắt chúng tôi thưởng thức, nhấm, gặm, nhai, nuốt để rồi ứ nghẹn thứ quả còn xanh chát?

Có thể, Thượng đế đã cười thầm. Bởi vì chỉ có người mới rõ, mới hiểu, người mới biết rằng: hạt giống "Thạch NGọc " người gieo buổi đầu vốn đã mãi mãi không thể chín, mãi mãi không rụng...

Tôi vốn quyết tâm phải đợi đến thời khắc động phòng hoa chúc mới cho Ngô Nguyên thưởng thức tôi, nhưng thực tại, tôi không nỡ nhìn thấy anh gắng gượng đấu tranh với mình. Lúc anh cố gắng kiềm chế bản thân, người cứ run lên, ánh mắt đọng đầy nỗi tuyệt vọng, bàn tay nắm chặt nổi gân xanh.Bất kể một người con gái nào nhìn thấy mà không đau lòng? Còn nữa, tôi cũng có chút lo lắng - sự kìm nén quá mức đối với xung động về giới tính ở anh phải chăng sẽ tạo thành biến thái tâm lý trên một ý nghĩa nào đó. Có lúc anh thực sự khiến tôi cảm thấy lo lắng và hoảng sợ, bởi vì ngẫu nhiên tôi phát hiện ra rằng - anh có thể kiên quyết kiềm chế xung động về giới tính trong đau khổ triền miên, phải chăng là một kiểu kiểm nghiệm và thí nghiệm sự kiên cường ý chí bản thân mình.

Khi kìm nén cảm xúc ở đỉnh điểm, ánh mắt anh trở nên vô cùng cay nghiệt, nhưng lại tràn đầy sự ham muốn khác. Lúc ấy, tôi cũng mơ hồ ý thức được rằng: người đàn ông phong độ tao nhã trước mặt tôi, có lẽ có ngày sẽ vì một mục tiêu của riêng mình không nuối tiếc vứt bỏ tất cả - bao gồm ý nghĩa sẽ rời xa tôi không một lần ngoái lại.

Tôi bỗng ớn lạnh.

Nhưng, tôi rất yêu anh.

Tôi chẳng hề nghi ngờ, nếu vào quân ngũ,anh sẽ trở thành một vị tướng; nếu làm chính trị, ắt anh sẽ là một chính trị gia lỗi lạc...

Từ bé tôi đã tôn thờ tất cả những anh hùng, vĩ nhân, những chính trị gia và quân sự gia lỗi lạc trong hiện thực cuộc sống và lịch sử. Nhưng lúc này, tôi thường bị sự xúi bẩy của bản thân, mong muốn một người chồng nồng nàn. Cho nên, lúc chúng tôi vấn vít bên nhau, trong lòng tôi xảy ra mâu thuẫn, ngôn ngữ xác thịt mách bảo rằng đúng rằng sai. Tôi cũng hoài nghi, trong đêm trăng thanh đó, anh run run rờ rờ quần lót tôi, nâng hai đùi tôi, quyết đoán dấn lên, cũng bởi sự cám dỗ của tôi. Nhưng tôi vẫn tin rằng, trước khi tới tìm tôi, anh đã hàng ngàn lần tự nhủ trước mình. Khi không thắng nổi ham muốn, hưng phấn và kích dục đã khích lệ anh đến gõ cổng nhà tôi.

CHƯƠNG 3

Con hẻm hun hút, tận cuối ngõ nhỏ, ngói xám tường xanh, cánh cổng sơn đen, khung cổng cao cao, thềm đá rộng thênh, tường gạch thẳng đứng, trúc mai ken dầy, dưới mái hiên để chum chứa nước mưa... đó là nhà tôi.

Một ngày trong kỳ nghỉ đông. Cô tôi về quê, nói rằng hai ngày sau mới trở lại.

Rất khuya, tôi vẫn còn nằm trên giường đọc sách, đó là cuốn Trà hoa nữ của Dumas(1). Trước đây tôi đã từng xem qua, rất hợp với tôi. Nay xem lại có chỗ bất đồng. Tôi dở qua mấy lượt, bỗng ôm sách trước ngực suy nghĩ về vận mệnh thê lương của nàng Marguerite, càng ngẫm càng thấy cuộc sống của mình đã bĩ cực thái lai, tương lai như gấm.

Tháng Giêng là lúc người ta đi thăm hỏi người thân bằng hữu. Tối đó, Ngô Nguyên cùng cha mẹ tới nhà người dì út ăn cơm, anh đã hẹn sau bữa cơm sẽ đến với tôi.

Tôi dự cảm tối nay sẽ xảy ra chuyện gì đó, tâm tư không để ý nổi vào cuốn sách. Từ khi quen biết, yêu thương nhau bấy nhiêu năm, phòng tuyến cuối cùng -- sự hoà quyện giữa tâm hồn và thể xác, cọ xát xác thịt vừa là cạm bẫy, vừa là cái quyến rũ chết người. Trước đây ở trường, trong phòng ngủ sinh viên có muôn cái bất tiện, lại sợ người khác phát hiện báo cho mọi người biết, tạo thành tin xấu. Nhưng bây giờ đang ở nhà của tôi, không người dòm ngó, không có kẻ phiền nhiễu, cái quan trọng hơn là tôi vừa qua kỳ kinh -- bọn nữ sinh viên từng to nhỏ với nhau, vào lúc này thì không thể mang thai.

Nhưng, sao giờ Ngô Nguyên vẫn chưa tới?

Tôi đẫn đờ nhìn vào trang sách, nhưng tâm trí luôn để ngoài ngõ, ngoài cổng. Cơn gió lao xao, tôi cũng giật mình bật dậy, lắng nghe để phân biệt đâu là tiếng chuông xe đạp rung rung của anh, đâu là tiếng bước chân lạo xạo.

Tiếng chuông đồng hồ điểm 11 giờ đã lâu. Mười một rưỡi Ngô Nguyên vẫn chưa xuất hiện. Tôi nghĩ anh có thể lỡ hẹn, trút một hơi thở dài thất vọng, thay quần áo đi ngủ. Nhưng, đúng vào lúc này, vòng xích ngoài cổng vang lên.

Tôi xỏ giầy, mở cửa chạy ra ngoài sân, con mèo trắng Ba Tư mà cô rất yêu như tên bắn vọt ra trước tôi kêu "meo, meo, meo".

Tôi khẽ kéo then cổng, mở hé cửa, Ngô Nguyên hấp tấp chen vào.

- Sao đến muộn thế?

Tôi đóng cổng, giọng oán trách hỏi.

- Nhà đầy người, không thể đi nổi.

Anh nói, có chút kiêu hãnh hơn bình thường, giơ tay quàng lấy tôi.

- Ngoài này lạnh cóng đi được, mau vào nhà đi.

Tôi nói, đồng thời thấy mùi rượu từ anh phả ra nồng nặc.

Anh bước theo tôi đến phòng ngủ phía tây.

- Em vẫn còn xem sách?

Anh cố đứng vững trước tủ đầu giường, nhặt cuốn Trà hoa nữ lên.

Tôi gật đầu, kéo vạt áo anh, nói:

- Mau ngồi xuống đi. Xem anh kìa, liêu xa liêu xiêu.

- Em nói quá không đấy?

Anh nói, cố ý đứng thẳng, nhưng cứ xiêu xiêu vẹo vẹo, tay cầm cuốn sách, anh bước tới ngả ngớn tựa vào vai giường.

- Bữa cơm có vui không?

Tôi hiếu kỳ hỏi.

- Các món tạm được. Hai cậu cứ ra sức rót rượu cho anh...

- Nhưng -- sao ăn mãi tới giờ?

- ừ. Anh đang định nói với em. Cô con gái của cậu cả ở Nam Kinh đến. Nó học Sư phạm Bắc Kinh, kể không biết bao nhiêu chuyện, cho nên, sau bữa ăn lại tào lao. Theo nó, qua tết, khẩu hiệu tuyên truyền văn hoá sẽ thu lại. Trung ương vừa ra quyết định đến cấp tỉnh, cần phải ra sức cổ động phản đối tự do hoá giai cấp tư sản. Xem ra, giới văn hoá, báo chí, giới lý luận lại có cái hay để xem. Hơn nữa, nghe nói mấy tay phái cải cách e khó đứng vững, có người hò hét truy ra hậu đài của tự do hoá giai cấp tư sản...

- Xin lỗi, hôm nay em chẳng muốn nghe anh nói chuyện chính trị.

Tôi thấy anh có hơi men, cứ thao thao bất tuyệt, nên cắt ngang.

- Thế em muốn anh nói gì?

Anh tròn mắt, rồi bỗng rất âu yếm nhìn tôi.

- Anh tự đoán lấy.

Tôi kéo anh ngồi xuống, một tay cố ý liên tục xoa xoa ấm giường và mặt chăn xanh trơn mềm đã trải phẳng phía sau lưng.

- Anh muốn nói, tối nay anh sẽ không đi đâu, được không?

Anh nghẹo đầu.

- Anh hư lắm.

Tôi nói và khẽ dúi nhẹ vào vai anh.

- Hư thì hư. Anh nắm lấy bàn tay tôi, lẩm bẩm nói: - Vô tình chưa chắc thật hào kiệt. Em này, em bố trí phòng ấm áp thế, làm anh lầm tưởng như chúng mình đã cưới được mấy năm...

Nói rồi anh hấp tấp ghì siết tôi vào lòng, đặt lên môi tôi một nụ hôn thật nồng nàn.

Tôi bỗng mơ màng.

Nói thực, nụ hôn vừa khiến tôi mê ly không gì sánh nổi, lại vừa khiến tôi nghẹt thở.

Tôi thật khó khăn mới thoát khỏi bờ môi tham lam của anh, hít một hơi sâu.

- Sặc mùi rượu.

Tôi nói, làm ra vẻ ghét.

- Hôm nay anh cố tình thế, anh muốn thế cho khí thế.

- Thế...

Tôi còn chưa nói hết câu, bờ môi đã bị nụ hôn nồng nàn của anh chẹn lại.

Chúng tôi ngã ra giường, lăn lộn trong vòng tay ngọt ngào, môi vẫn không rời nhau.

Đầu lưỡi ngang ngược của anh không ngừng đưa đẩy trong miệng tôi. Như một dòng điện vừa ấm áp vừa thô bạo, mỗi lần kích lên đều khiến tôi cảm thấy đê mê, người run lên không ngừng, tôi mê man, đầu óc quay cuồng, hoàn toàn đánh mất mình...

Tôi không biết cúc áo ngực của mình được cởi ra từ lúc nào, chỉ khi bỗng thấy bàn tay thô ráp của anh đè lên bầu vú căng cứng... hạnh phúc đắm say lập tức xâm chiếm từng thớ thịt, chân tơ trong tôi, thoắt chốc... tôi bỗng không ghìm nổi tiếng rên khe khẽ.

Khi tôi mơ hồ ý thức được bàn tay anh cuối cùng đã rời bỏ bầu vú tôi, dần dần lướt xuống phía dưới, dần lột bỏ quần dài và quần lót của mình, lý trí tôi mới sực tỉnh.

Sự ngượng ngùng trời ban đã khiến tôi không thể chịu nổi phần kín nhất của thể xác loã lồ trước ánh đèn, tôi vội vùng dậy, kéo tấm chăn che kín người, rồi ra hiệu cho Ngô Nguyên tắt đèn ngủ, nới móc bỏ màn.

Mùa đông vẫn bỏ màn là tập quán quê tôi. Tuy không có tác dụng phòng muỗi, nhưng cũng có thể che chắn bụi bặm, bảo vệ sự thanh khiết của chăn mền. Nhưng cái tôi xem trọng hơn là nó có thể tạo nên sự an toàn tâm lý cho tôi, "chui vào màn thành nhất thống", dường như có thể cách ly tất cả mọi vật chất có thể nhìn trộm sự "tằng tịu" của chúng tôi trong đêm tối -- thậm chí bao gồm cả ánh mắt của lũ chuột và nhện.

Trong phòng trở nên tối tăm, qua tấm màn mỏng như cánh chuồn, tôi mới chú ý đến ánh trăng lạnh lẽo xuyên qua khoang cửa sổ. Tôi he hé mắt liếc nhìn đồng hồ trên đầu giường, chữ số La Mã như đốm sao đang nhảy tới mười hai giờ mười ba phút.

Trong đêm tối, Ngô Nguyên hấp tấp kéo tấm chăn ra, nâng hai đùi tôi lên. Lúc này, con mèo bỗng kêu "meo meo" ngay phía trước cửa sổ.

Bàn tay đang quờ quạng của anh chợt ngừng hẳn, anh dướn người dỏng tai lắng nghe.

Tôi hơi lạnh, không kìm nổi khẽ rùng mình. Có lẽ vì động tác này khiến anh tỉnh táo trở lại. Anh còn suy nghĩ thêm chút nữa, cuối cùng quyết tâm không thể lùi bước nhảy lên.

............

Chúng tôi -- ít nhất là tôi, hoàn toàn không hề có chút kinh nghiệm, chỉ nhờ vào bản năng, nhờ vào tưởng tượng, hiến dâng thân xác mình cho đối phương tìm tòi. Lúc đầu tôi còn cảm giác được cái thô to của anh chần chừ nơi kín của tôi, dần dần, rồi lại biến thành đâm ngang... một dòng nóng ấm tuôn trào ra đùi tôi...

Trong bóng đêm, tôi quờ vội chiếc khăn dưới gối quáng quàng lau lau trong chăn, lau xong, không thể không quay sang nhìn anh đã rã rời bên tôi, cuối cùng trút hơi thở dài, cho rằng đã hoàn tất một đại lễ trong tiến trình nhân sinh -- từ con gái trở thành một người đàn bà. Tuy nhiên, có điều gì đó hẫng hụt, cảm giác rõ ràng những điều vừa diễn ra có chút xốc nổi, mau chóng và nhạt nhẽo, tôi không cầm nổi lòng, quay người, vùi đầu Ngô Nguyên vào ngực, trào dâng tình cảm nồng ấm của một người mẹ.

- Anh, có ổn không?

Tôi ấp úng hỏi.

- ừ. Anh ậm ừ .

- Em chẳng thấy có cảm giác đặc biệt gì.

Tôi khẽ nói. Anh ngoảnh đầu lại, miễn cưỡng nói:

- Sao em lại có cảm giác được? Anh vẫn chưa thể đưa vào.

- Cái gì? Lẽ nào anh...

Tôi vừa ngạc nhiên vừa mơ hồ.

- Nhưng, có lẽ là anh...

Anh nói, giọng cụt hứng. Tôi bỗng thấy chẳng biết phải làm gì.

Một lúc sau, cảm giác được phần ấy của anh lại nóng, cương cứng lên, tôi bèn nói:

- Anh thử lại xem sao?

Anh do dự một lát, nghĩ ngợi, rồi lại leo lên.

Nhưng, lên lên xuống xuống bao lần, vật lộn gần suốt đêm, anh đã vã mồ hôi, nhưng vẫn chưa nắm được mấu chốt. Anh trông mặt ủ mày ê, cuối cùng đành cam chịu từ bỏ, buộc phải lăn xuống nằm cạnh tôi nghỉ ngơi.

Sau đó, trời sắp sáng, anh bỗng khẩn cầu:

- Ngọc, em để anh xem xem nhé?

- Làm cái gì?

- Anh muốn xem một chút.

- Có gì đáng xem.

Tôi nói, dù không muốn, nhưng thấy dáng vẻ kiên quyết của anh, thì cũng ngầm để mặc.

Anh vén màn, cầm chiếc đèn bàn chui vào chăn, quỳ đối diện với chỗ kín của tôi, vội vã dùng ngón tay gạt túm lông rậm rịt, chăm chú xem xét.

Bởi xấu hổ, tôi đã nhắm nghiền mắt, bỗng nhiên cảm giác thấy anh rùng mình, ngọn đèn lạnh ngắt rớt xuống đùi tôi.

- Cái gì thế?

Tôi mở mắt, bật dậy.

- Không, không có gì.

Anh ậm ừ lấp liếm. Ngọn đèn bàn bị lật ngửa rọi đúng mặt, phản chiếu gương mặt nhợt nhạt, trong ánh mắt chứa sự ngạc nhiên lẫn khó hiểu lạ lùng.

- Nói với em đi, có chuyện gì thế?

Tôi gặng hỏi.

- Cái gì? ừ, chẳng có gì, anh nghĩ, anh hơi mệt...

Anh ấp a ấp úng, dựng lại chiếc đèn, vội vã đặt nó trở lại chỗ cũ, sau đó chầm chậm nằm ngửa xuống, hai tay gối đầu, trầm tư.

Trực giác mách bảo với tôi rằng, xác thực có điều gì đó rất khác thường, đích xác có chuyện gì đó xảy ra ngoài ý muốn. Tôi chống tay ngồi dậy.

- ...?

Tôi đưa ánh mắt dò hỏi anh.

- ...

Anh cũng nhìn lại tôi, mấy lần muốn nói lại thôi, cuối cùng anh nói:

- Trước đây em đã kiểm tra sức khoẻ lần nào chưa?

- Kiểm tra sức khoẻ? Kiểm tra sức khoẻ gì? Lúc vào đại học đã kiểm tra rồi.

Tôi nói.

- Anh không nói thế, anh muốn hỏi em đã kiểm tra phụ khoa chưa?

- Chưa, chưa bao giờ. Vì sao? Có gì khác thường à?

Anh lại ậm ừ không nói.

Chúng tôi đón ánh bình mình rọi qua khe cửa sổ trong im lặng.

Như đưa ra một quyết định trọng đại gì đó, Ngô Nguyên bỗng xoay người ghì hai má tôi thân thiết nói:

- Ngọc, hãy đồng ý với anh, mau đi kiểm tra phụ khoa, được không. Nói xong, anh tuột khỏi giường.

- Nhưng anh phải nói với em đã xảy ra chuyện gì?

Tôi nói, trong lòng đầy lo sợ, không kìm nổi vội vít lấy cổ anh.

Anh đành phải ngồi lại, chùng chình rất lâu, rồi từ từ gỡ tay tôi ra nói:

- Ngọc, xin lỗi em, anh chẳng biết phải nói như thế nào mới đúng. Như này nhé, em đừng lo lắng. Nói thế nào nhỉ, em có thể đã bị -- phong bế(1)

- Phong bế?!

ánh mắt tôi bỗng ngây dại, nói không ra lời, máu dường như đông cứng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top