TTVSVB
Nét chung và riêng ở 2 bài thơ viết về người lính
1.TÂY TIẾN:
a/ Hình tượng người lính lãng mạn :
- Lãng mạn trong lý tưởng anh hùng “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
- Lãng mạn trong chịu đựng gian khổ
- Lãng mạn trong sự hy sinh
- Lãng mạn trong đời sống tình cảm
Khác với người lính phong kiến trong ca dao (Lính thú đời xưa), trong Chinh phụ ngâm;
người lính trong thơ ca cách mạng cùng thời (Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ (Hồng Nguyên), Cá nước (Tố Hữu), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân), Nấm mộ cây trầm (Nguyễn Đức Mậu)…
b/ Hiện thực và lãng mạn hài hòa:
thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, dữ dội, chứa đầy bí mật và thơ mộng, mỹ lệ;
đời lính gian khổ khốc liệt mà phong trần, oai dũng…
c/ Bi thương và hùng tráng hòa quyện:
Quang Dũng không hề né tránh cái bi thương mà nhìn thẳng vào nó nhưng mang đến cho người đọc vẻ đẹp hào hùng sang trọng…
d/ Hiện đại mà vẫn không xa rời truyền thống:
vẫn sử dụng nghệ thuật chấm phá của hội họa Phương Đông, vẫn lấy cái oai của mãnh thú để tả cái thanh thế của đòan quân…
2.VIỆT BẮC:
a/ Khúc ca ân nghĩa:
Niềm riêng của Tố Hữu khi chia tay với Việt Bắc thành tiếng lòng chung của những người cách mạng kháng chiến: tình yêu thiên nhiên và con người Việt Bắc, tình nghĩa thủy chung với cách mạng, với Bác Hồ…
b/ Giọng điệu tâm tình ngọt ngào: nội dung trữ tình - chính trị được thể hiện bằng ngôn ngữ của tình yêu tạo nên sức hấp dẫn riêng cho bài thơ.
c/ Tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật biểu hiện:
* Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp, đại từ mình – ta, điệp từ nhớ…
3. ĐẤT NƯỚC:
a/ Cảm nhận, lý giải mới mẻ về đất nước:
- Đất nước là những gì gần gũi, thân thuộc mà thiêng liêng, sâu xa
- Đất nước là không gian, thời gian sinh tồn
- Đất nước là những cảnh quan thắng cảnh
- Đất nước là những người dân bình dị
* Thơ ca xưa nay hay tạo khoảng cách sử thi, ưa dùng những hình ảnh kỳ vĩ, trang trọng, mang tính biểu tượng để thể hiện, ca ngợi đất nước (vẻ ngọc, nét vàng(Tản Đà), mẹ…nhẫn nại nuôi con, suốt đời im lặng(Tố Hữu), tráng sĩ – văn nhân lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa (Huy Cận), rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Nguyễn Đình Thi)…
* Nguyễn Khoa Điềm sử dụng những hình ảnh bình dị đến bất ngờ: cái kèo, cái cột, nơi em tắm, cặp vợ chồng yêu nhau, Bà Đen Bà Điểm…; được lý giải trong chiều sâu lịch sử, văn hóa dân tộc. Đó cũng là cảm quan nghệ thuật chung về tổ quốc của cả thế hệ thơ trẻ trưởng thành trong chống Mỹ.
b/ Giọng thơ trữ tình – chính luận:
có chiều sâu suy tưởng - triết lý mà dào dạt cảm xúc
c/ Vận dụng nhuần nhị, sáng tạo các chất liệu văn hóa dân gian, văn học dân gian
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top