TTHCM2

Câu 2: Hãy trình bày TTHCM về vấn đề dân tộc.Đảng ta đã vận dụng TTHCM về vấn đề dân tộc trong cuộc sống hiện nay như thế nào?

I.TTHCM về vấn đề dân tộc

-    Vấn đề dân tộc trong TTHCM đó là vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài , nhằm xóa bỏ ách áp bức bốc lột thực dân, nhằm xây dựng dân tộc tự quyết, nhà nước dân tộc độc lập.

-    Không nhằm lẫn giữa CMGPDT và con đường GPDT (khác nhau : CMGPDT là sự nhảy vọt về chất; GPDT là sự tích lũy về lượng).

1.    Các nhân tố cơ bản hình thành TTHCM về dân tộc và CMGPDT theo lập trường của GCVS.

        1.1Xuất phát từ truyền thống yêu nước, nhân ái và tinh thần cộng đồng của người Việt

        - Trong quá trình đấu tranh chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm cộng đồng dân tộc VN đã sớm được hình thành.

        - Trí tuệ đánh giặc là đỉnh cao của trí tuệ VN.

        - Dân tộc VN là dân tộc giàu lòng nhân ái mà lồng nhân ái của dân tộc VN không chỉ giành cho giống nòi VN mà còn giành cho cả kẻ thù mõi khi chúng bị ta đánh bại

        - HCM sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có truyền thống CM sôi nổi.

       1.2 Luận cương của Lenin và CM tháng 10 Nga thành công đã dẫn dắt NAQ lựa chọn con đường CMVS cho dân tộc VN.

        - CMGPDT phải đi theo con đường CMVS

       - Giải phóng nhân dân lao động đặc biệt là nông dân

        - Trách nhiệm của ĐCS ở chính quốc và công nhân ở chính quốc giúp đỡ thành lập ĐCS

         - GCVS và các dân tộc bị áp bức phải đoàn kết lại

     1.3 Nghiên cứu các cuộc CM và các nhân vật yêu nước nổi tiếng châu á đầu Tk XX

        - CM Tân Hợi 1911 của Tôn Trung Sơn

        - CMGPDT của nhân dân Ấn Độ chống lại thực dân Anh 1950

2. Những quan điểm cơ bản của TTHCM về vấn đề dân tộc

2.1  Độc lập tự do là thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

- Theo TTHCM độc lập tự do chỉ là quyền thiên liên bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc khi đó là nền độc lập tự do thật sự, độc lập tự do hoàn toàn chỉ có khi:

+Trong nước: mang lại cơm no áo ấm cho đồng bào. Mọi phần tử quốc dân đều được hưởng nền độc lập tự do đó kể cả những người trước đây đã từng chống phá CM nhưng đã đầu hàng CM.

+Ngoài nước: dân tộc đó phải được độc lập tự do trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính chị, ngoại giao, quân sự, toàn vẹn lãnh thổ,… quan trọng nhất là độc lập về chính trị. Dân tộc đó có quyền tự quyết.

-Độc lập dân tộc là quyền tự nhiên, quyền trời cho của mỗi dân tộc, xâm phạm là trái với tự nhiên, quy luật tạo hóa bằng mọi giá dân tộc phải đấu tranh giành lại cho bằng được quyền của mình.

-Độc lập tự do là khác vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa.1920, HCM nói “độc lập cho tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Đây cũng chính là mục tiêu của Bác

2.2 Chủ nghĩa dân tộc (CNDT) là một động lực lớn của các nước đang đấu tranh giành độc lập

- Chủ nghĩa dân tộc trong TTHCM đó là CNDT bản xứ. Đó là sự kết hợp giữa CN yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân VN đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử vốn hình thành một động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bảo vệ độc lập dân tộc.

-Theo HCM, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như phương Tây. Các giai cấp có sự tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân, họ đều chịu chung số phận là nô lệ mất nước.Từ sự phân tích đó, người kiến nghị về cương lĩnh hành động của QTCS là: “ phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh quốc tế cộng sản… Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi … nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế”.

2.3 Kết hợp nhuần nhuyễn độc lập dân tộc với giai cấp, độc lập gắn liền với CNXH, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản.

a.Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp:

- Thực chất đây là mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của các giai cấp lao động trên phạm vi toàn thế giới và trong mỗi quốc gia, dân tộc

- Kế thừa quan điểm của Mac – Anggen về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp. Đồng thời căn cứ vào lịch sử của dân tộc VN, HCM đã hình thành một quan điểm độc đáo về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp.Đó là trong mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp phải đặc lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết vì theo HCM nếu độc lập dân tộc mà không đòi được thì quyền lợi của các giai cấp vạn năm cũng không được.

b.Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH

- Do đó, sau khi giành độc lập, phải tiến lên xây dựng CNXH, làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người đều được sung sướng, tự do. Sự phát triển đất nước theo con đường CNXH là một đảm bảo vững chắc cho nền độc lập dân tộc.HCM nói “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với CNXH, vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một ấm no thêm, tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm”

- HCM đưa ra quan điểm: độc lập cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.

c. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế

-1914 khi chiến tranh TG thứ nhất nổ ra, HCM đã đem toàn bộ số tiền dành dụm được từ đồng lương ít ỏi của mình ủng hộ quỹ kháng chiến của người Anh. Theo người, chúng ta đấu tranh cho tự do độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy.

- Nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, nhưng HCM không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên TG. Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “giúp bạn là tự giúp mình”, và chủ trương  phải bằng thắng lợi của CM mỗi nước mà đóng góp và thắng lợi chung của CM thế giới.

II. Đảng ta vận dụng TTHCM về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới hiện nay.

a. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước.

-Trong sự nghiệp đổi mới, càng phải xác định rõ các nguồn lực và phải phát huy tối đa các nguồn nội lực ( con người, trí tuệ,truyền thống,…), trong đó yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất vẫn là nguồn lực con người với tất cả sức mạnh thể chất và tinh thần của nó

- Khơi dậy mạnh mẽ các truyền thống tốt đẹp, biến nó thành nguồn nội lực vô tận đưa đất nước vượt qua nguy cơ, thử thách, vững bước tiến lên

b.Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp

HCM giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong mối quan hệ thống nhất biện chứng.Trong khi rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao chủ nghĩa yêu nước, thì Người luôn đứng vững trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải vấn đề dân tộc

c.Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân  tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc VN

Đi đôi với tăng cường chủ nghĩa Mác – Lenin, cần làm cho TTHCM về sự kết hợp dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được quán triệt sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, lấy đó làm định hướng cho việc nhận thức và giải quyết các vấn đề của dân tộc và của thời đại hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: