TTHCM1
Câu 1: Trình bày nguồn gốc TTHCM trong những nguồn gốc đó anh chị tâm đắc nhất nguồn gốc nào ? Tại sao?
I.Nguồn gốc TTHCM.
1Khái niệm TTHCM
TTHCM là một hệ thống những quan điểm toàn diện và xuất sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN từ CM Dân Tộc Dân Chủ Nhân Dân đến CMXHCN, là kết quả sự vận dụng sáng tạo, phát triển CN Mác – Lenin vào điều kiện cụ thể ở nước ta đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ của Đảng trong sự nghiệp đấu tranh GPDT, GP giai cấp, GP con người.
2Nguồn gốc hình thành TTHCM.
*Điều kiện lịch sử:
a.Tình hình thế giới:
- Cuối TK XIX đầu TK XX CNTB chuyển từ CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB đế quốc.Một trong những đặc điểm của CNĐQ là xâm chiếm thuộc địa, từ đó hệ thống áp bức thuộc địa diễn ra trên quy mô toàn TG làm cho mâu thuẫn trở nên gay gắt , tạo điều kiện chín muồi cho CMVS và CM giải phóng dân tộc.
+ Từ sự xâm chiếm thuộc địa của CNĐQ hình thành mâu thuẫn giữa các dân tộc Á, Phi, Mỹ La Tinh với CNĐQ => phong trào đấu tranh GP dân tộc không còn là hoạt động riêng lẻ của các nước này chống lại các nước khác mà trở thành phong trào đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống CNTB, CNĐQ, CNTD.
+ Từ mâu thuẩn trong việc tranh giành thuộc địa dẫn đến chiến tranh thế giới lần I (1914 – 1918).Lenin chuyển chiến tranh ĐQ thành CM và CM tháng 10 Nga thành công đã mở ra một thời đại mới thời đại hóa độ đi lên CNXH.
- 3/1919 Lenin thành lập quốc tế III, quốc tế của những người cộng sản đồng thời Lenin đã lãnh đạo nhân dân Nga đập tan sự tấn công của 14 nước đế quốc và bọn Bạch Vệ ở trong nước. Và 1920 thì ảnh hưởng CM tháng 10 Nga lan sang châu âu và thế giới.
- 1919 Nguyễn Ái Quốc (NAQ) gia nhập Đảng XH Pháp.Ở đó NAQ tìm và đọc luận cương của Lenin trên tờ báo nhân đạo(16,17/7/1919) và tìm ra con đường CMVS cho dân tộc VN đó là bước chuyển từ CN yêu nước đến CN Lenin.
- 2 giờ 3 phút ,30/12/1920 đêm cuối cùng kết thúc đại hội Tuor, NAQ là người thuộc địa duy nhất bỏ phiếu tán thành việc tách 1 phần Đảng XH Pháp thành ĐCS Pháp .Đây là bước ngoặc chuyển NAQ từ người yêu nước sang người CS.
b.Tình hình VN:
- 1/9/1958 TD Pháp xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn bên trong thì sợ nhân dân, bên ngoài thì bạc nhược với kẻ thù vì vậy không khơi dậy được lòng yêu nước và sức mạnh dân tộc vì vậy mất nước là tất yếu mà trách nhiệm trước hết là thuộc về triều đình nhà Nguyễn.Tuy vậy các phong trào cứu nước của nhân dân ta vẫn cứ rầm rộ nổ ra, bùng lên và lan rộng cả nước nhưng đều thất bại do thiếu đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn.
- Sang đầu TK XX sau khi tạm thời dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân, TD Pháp bắt tay vào việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (cùng một lúc phải chồng cả triều lẫn tây) từ đó XHVN xuất hiện một nhu cầu muốn cứu nước và GP dân tộc thành công thì phải đi theo một con đường mới.
- Xã Kiêm Liên - Nam Đàn – Nghệ An quê hương của Nguyễn Tất Thành là vùng quê có truyền thống CM sôi nổi , giàu lòng yêu nước.
- Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung sinh ra trong một gia đình nho hiếu học , yêu nước có tình thần cấp tiến. Như vậy TTHCM hình thành không phải xuất phát từ tình cảm chủ quan của nhân dân VN với lãnh tụ kính yêu của mình mà TTHCM hình thành, xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của dân tộc VN nhằm giải quyết những khủng hoảng của XHVN đầu TK XX.
*Nguồn gốc của TTHCM
a. Giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho VN các giá trị truyền thống dân tộc phong phú , vững bền đó là:
+ Ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc , ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất,…tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước.
+Tinh thần tương thân tương ái nhân nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc,thủy chung, khoang dung, độ lượng, thông minh sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc.
+ Chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc.
- Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục HCM ra đi tìm tòi , học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng CM và văn hóa của con người.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại:
* Phương đông: nho, phật, tam dân.
-Nho giáo: tiếp thu những mặt tích cực về triết lý hành động nhân nghĩa , ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, thế giới đại đồng; về một triết lý nhân sinh, tu thân, tề gia; đề cao văn hóa trung hiếu “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”
- Phật giáo: tiếp thu tư tưởng vị tha, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, coi trọng tình thần bình đẳng, chóng phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện,…
- Chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, HCM đã tìm thấy những điều thích hợp với điều kiện nước ta đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
* Phương tây:
- TT dân chủ của CM Pháp: chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái
- TT nhân quyền Mỹ: tiếp thu giá trị về quyền sống quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phú
- TT lòng nhân ái cao cả của đức chúa Giêsu
c. Chủ nghĩa Mác – Lenin
- CN Mác – Lenin là nguồn gốc trực tiếp quyết định bản chat TTHCM.
- HCM đã nắm vững cái cốt lõi linh hồn sống của nó là biện pháp biện chứng duy vật; học tập lập trường, quan điểm phương pháp biện chứng của CN Mác – Lenin đã giải quyết các vấn đề thực tiễn VN.
2.3 Những phẩm chất cá nhân thuộc về nhân cách của HCM.
- Sự khổ công học tập và rèn luyện nhầm tạo ra cho mình một khả năng có thể tiếp thu được vốn tri thức phong phú của dân tộc, của thời đại, của thực tiễn phong trào đấu tranh để tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc VN.
- Đó là tình thần tư duy độc lập tự chủ sáng tạo với đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt vì vậy TTHCM không phải là sự chiết trung của tất cả các quan niệm mà HCM đã sắp xếp lại và nâng nó lên thành tư tưởng của người và đó là sự vượt gộp.
- Đó là tâm hồn nhà yêu nước vĩ đại , 1 chiến sĩ CM nhiệt tình, một con người sống có hoài bão, có lý tưởng sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập tự do của tổ quốc vì hạnh phúc của đồng bào.
=> tạo ra một bước chuyển quan trọng trong nhân cách HCM :từ người tìm đường sang người dẫn đường.
II Tâm đắc nhất nguồn gốc nào tại sao?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top