TTHCM ve DCSVN
Trình bày những nội dung cơ bản của TTHCM về ĐCSVN?Vận dụng những nguyên tắc xây dựng Đ của Ng vào việc xây dựng, chỉnh đốn Đ hiện nay.
A - Nội dung:
1. ĐCSVN là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
- Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về vai trò sáng tạo chân chính ra lịch sử của quần chúng nhân dân xuất phát về điều kiện thắng lợi trong việc thực hiện xứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải liên minh giai cấp, phải có Đảng lãnh đạo, từ truyền thống yêu nước của dân tộc. Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn chiến thắng"
- Với khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Cách mạng muốn thắng lợi phải tập hợp, vận động, tổ chức được quần chúng nhân dân vì: "Cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải việc riêng của một hai người. Muốn vậy phải có một đường lối đúng đắn để dẫn dắt, soi đường. Do đó yêu cầu khách quan là phải có một chính đảng ra đời. Trong cuốn "Đường kách mệnh" Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Cách mệnh trước hết phải có cái gì? trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái vững thì thuyền mới chạy".
- Rõ ràng sự ra đời của ĐCS là một tất yếu khách quan để tiến hành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chỉ có Đảng cách mệnh mới giải quyết được nhiệm vụ mà lịch sử đề ra. Sự ra đời của ĐCSVN còn chính sự thất bại của các phong trào yêu nước đi theo hệ tư tưởng phong kiến, tư sản mà các nhà chí sĩ yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã tiến hành. ĐCSVN ra đời còn từ vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã phát hiện ra. ĐCSVN ra đời, lợi ích của Đảng gắn chặt với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc nên Đảng có khả năng lôi kéo, vận động, tập hợp, tổ chức và đoàn kết các tầng lớp cách mạng theo một đường lối và phương châm đúng.
- Với đường lối đúng đó Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh giành chính quyền và sử dụng chính quyền đó xây dựng đất nước. Bàn về vai trò của Đảng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm đúng. Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết. Vì vậy phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh để đánh đổ kẻ địch tranh lấy
chính quyền. Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có đảng lãnh đạo".
- Sự ra đời của ĐCSVN là tất yếu. Chính vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam là một thực tế chứng minh điều đó. Mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn với sự lãnh đạo của Đảng. Hạ thấp và xoá bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN đều là sự xuyên tạc lịch sử, đi ngược với nguyện vọng của nhân dân.
2. ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
- Một trong những cống hiến xuất sắc của Hồ Chí Minh đối với phát triển chủ nghĩa Mác Lênin là luận điểm về sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân ở nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Khi phân tích tình hình kinh tế - xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng như tình hình cụ thể của nước Nga, Lênin đã đưa ra luận điểm về qui luật chung hình thành ĐCS : là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Chủ nghĩa Mác là cơ sở lý luận để dẫn dắt phong trào công nhân. Phong trào công nhân là cơ sở xã hội, là sức mạnh vật chất của chủ nghĩa Mác.
- Xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam, Hồ Chí Minh bổ sung thêm yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định trong bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng: chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc thành lập ĐCS Đông Dương năm 1930. Đây là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin về qui luật hình thành ĐCS , nó phù hợp với thực tiễn Việt Nam vì các lý do sau:
Một là, phong trào yêu nước của Việt Nam là yếu tố trường tồn tạo nên truyền thống của dân tộc Việt Nam: đấu tranh kiên cường để bảo vệ độc lập dân tộc. Phong trào yêu nước có từ hàng nghìn năm xây dựng và giữ nước của dân tộc, nó trở thành giá trị truyền thống của dân tộc, nó có trước phong trào công nhân. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc.
Hai là, phong trào công nhân Việt Nam ra đời ở đầu thế kỷ XX. Khi phong trào phát triển, đã kết hợp ngay được với phong trào yêu nước vì có mục tiêu chung là đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Ba là, nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải nói đến phong trào nông dân. Điều đó cũng có nghĩa là phong trào công nhân kết hợp được với phong trào nông dân. Đầu thế kỷ XX, nông dân Việt Nam chiếm trên 90% dân số. Do đặc điểm riêng của giai cấp công nhân nên công nhân và nông dân là bạn đồng minh tự nhiên. Đây là cơ sở để kết hợp sức mạnh hai phong trào nông dân và phong trào công nhân.
Bốn là, nói đến phong trào yêu nước còn kể đến phong trào yêu nước của trí thức, tiểu tư sản... đây là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố dẫn tới sự ra đời của ĐCS
Như vậy từ chủ nghĩa yêu nước đến phong trào công nhân rồi đến với chủ nghĩa Mác Lênin, đó là con đường mà Hồ Chí Minh và những người cộng sản đã đi, để dẫn tới sự ra đời của ĐCS.
Từ những vấn đề trên dẫn tới hệ luận:
- Không phải mọi người Việt Nam yêu nước đều là người cộng sản, nhưng việc tiếp nhận đường lối của ĐCS là điều kiện để xác định mục tiêu yêu nước.
- Có những người cộng sản trước hết phải là những người yêu nước, hơn nữa những người yêu nước tiêu biểu, phải thường xuyên truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân.
- Ngay từ khi thành lập ĐCS mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc đã được đặt ra và giải quyết để thúc đẩy phong trào phát triển.
3. ĐCSVN, Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam
Thực chất đây là quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng. Đề cập đến bản chất giai cấp của Đảng, Hồ Chí Minh có hai cách thể hiện:
+ Cách thứ nhất, thể hiện trong sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt, điều lệ tóm tắt. Trong sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh viết: "Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp." Trong chương trình vắn tắt: "Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản.". Trong điều lệ tóm tắt: "Tôn chỉ: ĐCSVN tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp đấu tranh để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa làm cho thực hiện xã hội cộng sản". Cách diễn đạt này của Hồ Chí Minh trùng với quan điểm của Lê nin: ĐCSVN mang bản chất của giai cấp công nhân.
+ Cách thể hiện thứ hai, trong báo cáo chính trị Đại hội II của Đảng (2/1951). Khi cả nước đang tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. "...Chính vì Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam".
- Vấn đề quan trọng chi phối nhất là nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng đó là cơ sở để xác định bản chất giai cấp công nhân.
- Về thành phần, Đảng lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công nhân, nông dân, lao động trí óc, thật hăng hái, thật giác ngộ cách mạng.
Về lý luận, Đảng lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác Lênin.
Về tổ chức, Đảng lao động Việt Nam theo chế độ tập trung dân chủ.
Về kỷ luật, Đảng lao động Việt Nam phải có kỷ luật sắt đồng thời là kỷ luật tự giác.
Về luật phát triển, Đảng lao động Việt Nam dùng lối phê bình và tự phê bình để giáo dục Đảng viên, giáo dục quần chúng.
- Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng là mang bản chất giai cấp công nhân. Điều này cũng giống như tên gọi của Đảng không phải lúc nào cũng mang tên ĐCS nhưng bản chất của Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân.
--> Luận điểm của Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng định hướng cho việc xây dựng ĐCSVN thành một Đảng gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ cách mạng Việt Nam. Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam đều là Đảng viên hay không đều cảm thấy ĐCS là Đảng của mình, của Bác Hồ.
4. ĐCSVN lấy chủ nghĩa Mác Lê Nin làm "cốt"
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ muốn cách mạng vô sản thành công phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lê Nin.
- Trong huấn luyện cán bộ cách mạng 1927, Người chỉ rõ: "Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam". Hồ Chí Minh đã thấy tính cách mạng khoa học trong chủ nghĩa Lê Nin: "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lê Nin". Khẳng định như vậy không có nghĩa là phủ nhận chủ nghĩa Mác mà đương nhiên cũng khẳng định chủ nghĩa Mác: Muốn Cách Mạng vô sản thành công phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê Nin. Đó là học thuyết cách mạng và khoa học chỉ rõ sự diệt vong tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.. Với ý nghĩa đó, Chủ nghĩa Mác Lê Nin làm "cốt", trở thành nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ĐCS Việt Nam.
- Tuy lấy Chủ nghĩa Mác Lê Nin làm cốt cho ĐCSVN nhưng Hồ Chí Minh lưu ý, khi tiếp nhận và vận dựng Chủ nghĩa Mác Lê Nin không nên giáo điều theo câu chữ mà phải cách tân, sáng tạo. Phải lưu ý:
Một là: Học tập, nghiên cứu, tuyên truyền nâng cao trình độ về Chủ nghĩa Mác LêNin phải luôn luôn phù hợp với hoàn cảnh và phù hợp với từng đối tượng.
Hai là: vận dụng Chủ nghĩa Mác Lê Nin phải luôn luôn phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể.
Hồ Chí Minh chỉ rõ: khi vận dụng chủ nghĩa Mác Lê Nin phải tránh giáo điều, tránh xa rời các nguyên tắc căn bản mà phải học tập vận dụng tinh thần, quan điểm, phương pháp của Chủ nghĩa Mác Lê Nin.
Ba là, ĐCSVN phải chú ý học tập, kế thừa kinh nghiệm của các Đảng anh em, tổng kết kinh nghiệm của mình bổ sung vào Chủ nghĩa Mác Lê Nin.
Bốn là, ĐCSVN phải tăng cường đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của Chủ nghĩa Mác Lê Nin. Đó là chống lại các luận điểm sai trái xuyên tạc Chủ nghĩa Mác Lê Nin, chống lại giáo điều, cơ hội, xét lại, phủ nhận Chủ nghĩa Mác Lê Nin.
5. ĐCSVN phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân
Hồ Chí Minh khẳng định và phát triển các nguyên tắc đó như sau:
- Một là, Nguyên tắc tập trung dân chủ: Hồ Chí Minh nhấn mạnh nguyên tắc này theo quan điểm của Lê Nin, Người khẳng định đây là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm quá trình tồn tại và phát triển của Đảng. Tập trung và dân chủ là hai mặt của nguyên tắc, có quan hệ khăng khít: Tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung. Rõ ràng để đạt được dân chủ phải từ hai phía: người chủ trì và người tham gia bàn bạc. Tập trung: Đảng phải thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động. "Đảng ta tuy nhiều người nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người".
- Hai là, Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: + Tập thể lãnh đạo vì: Một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy hết mọi mặt của một vấn đề, không thấy hết mọi việc, không hiểu biết mọi chuyện --> Vì vậy cần nhiều người tham gia lãnh đạo vì: nhiều người thì nhiều kiến thức, người hiểu mặt này, người hiểu mặt kia, người hiểu việc này, người hiểu việc khác. Ý nghĩa của việc lãnh đạo tập thể rất đơn giản "Dại bầy hơn khôn độc".
+ Cá nhân phụ trách vì: việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần: giao cho một người phụ trách, nếu giao cho một nhóm thì cũng cần có người phụ trách. Như thế công việc mới chạy, mới tránh dựa dẫm. Ý nghĩa cũng đơn giản: nếu không giao cho cá nhân phụ trách thì giống: nhiều sãi không ai đóng cửa chùa.
-->Hồ Chí Minh đã đi đến kết luận: Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân thì sẽ đi đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng hỏng việc. Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là dân chủ tập trung.
- Ba là, Nguyên tắc tự phê bình và phê bình:
Theo Hồ Chí Minh, mục đích của tự phê bình và phê bình là làm cho phần tốt trong con người nảy nở như hoa mùa xuân, phần xấu bị mất dần đi để hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ. Sở dĩ phải thực hiện nguyên tắc này vì Đảng từ trong dân lập nên, Đảng bao gồm những người ưu tú nhất, kiên quyết nhất, tiên tiến nhất nhưng trong Đảng cũng không tránh khỏi khuyết điểm, không phải mọi cá nhân đều hoàn thiện mà đều có cái thiện cái ác. Mặc khác những căn bệnh ngoài xã hội cũng ngấm vào Đảng. Do vậy phải thường xuyên tự phê bình và phê bình. Mục đích của phê bình và tự phê bình là làm cho Đảng mạnh về chính trị - tư tưởng - tổ chức.
- Đề cập tới thái độ, phương pháp phê bình - tự phê bình Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải được tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hàng ngày, phải kiên quyết, thẳng thắn, không nể nang, phải trung thực, thành khẩn, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Người cũng phê phán hiện tượng bao che, lảng tránh khuyết điểm hoặc dĩ hòa vi quý hoặc lợi dụng phê bình để nói xấu, vùi dập người khác.
- Bốn là, Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
+ Nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng vì: đó là kỷ luật đối với mọi cán bộ, đảng viên, không phân biệt cán bộ lãnh đạo cao hay thấp, hay là cán bộ, đảng viên thường...tất cả đều phải bình đẳng trước kỷ luật của Đảng, Pháp luận nhà nước.
+ Tự giác là thuộc về mỗi cán bộ, đảng viên: tuân thủ kỷ luật Đảng cũng phải tự giác, tự giác về nhiệm vụ của họ đối với Đảng.
--> Mỗi đảng viên phải trở thành kiểu mẫu về chấp hành kỷ luật Đảng, kỷ luật của đoàn thể và cơ quan chính quyền nhà nước, có như vậy uy tín của Đảng mới cao, sức mạnh của Đảng mới được tăng cường.
- Năm là, Nguyên tắc đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Đoàn kết thống nhất trong Đảng không những tăng cường sức mạnh của Đảng mà còn là cơ sở đoàn kết thống nhất trong toàn dân. Đoàn kết trong Đảng dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, cương lĩnh đường lối, quan điểm và điều lệ Đảng, nghị quyết của tổ chức Đảng các cấp. Đoàn kết thống nhất trong Đảng còn trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng Đảng: Mở rộng dân chủ, tập trung, tự phê bình.
--> Đảng viên phải tu dưỡng đạo đức thường xuyên, chống chủ nghĩa cá nhân. Nhiệm vụ cách mạng càng phát triển thì sự đoàn kết thống nhất ngày càng quan trọng, càng phải được tăng cường.
6. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và dân
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn được dân thừa nhận và tin cậy vì Đảng vừa là người lãnh đạo và là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Hai mặt lãnh đạo và đầy tớ không tách rời nhau, đối lập nhau mà luôn thống nhất. Lãnh đạo có nghĩa là làm đầy tớ Để tăng cường củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải thực hiện các yêu cầu:
Một là, Đảng phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kiên quyết khắc phục bệnh quan liêu trong tổ chức Đảng và Đảng viên.
Hai là, thương xuyên vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng bằng mọi hình thức: Tích cực đóng góp ý kiến cho các tổ chức Đảng với tinh thần xây dựng, bằng việc giới thiệu quần chúng ưu tú cho Đảng kiểm tra, kiểm soát tổ chức Đảng, Đảng viên... nhưng quan trọng nhất là tích cực thực hiện đường lối của Đảng, biến đường lối thành hiện thực.
Ba là, Đảng có trách nhiệm nâng cao dân trí: Vì Đảng từ dân mà ra, do vậy nâng cao dân trí góp phần quyết định đên một Đảng trí tuệ, ngang tầm nhiệm vụ. Vấn đề này liên quan đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và giáo dục đào tạo nói riêng.
Bốn là, trong quan hệ với dân Đảng không được theo đuôi quần chúng. Đảng phải có bản lĩnh vững vàng để xử lý các công việc đưa ra những quyết định đúng đắn, vừa để nâng cao giác ngộ cho nhân dân vừa để chuyển hoá nhân dân theo hướng tích cực vì: theo Hồ Chí Minh dân có ba hạng: hạng hăng hái, hạng vừa vừa, hạng kém hoặc ba lớp: có lớp tiên tiến, có lớp lưng chừng, có lớp lạc hậu. Đảng phải chuyển hóa nhân dân thành "hạng hăng hái, lớp tiên tiến" để họ thực hiện tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ của minh với đất nước.
7. Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn
ĐCSVN lãnh đạo xã hội, và trong thực tế hơn 75 năm qua đã được nhân dân tin yêu vì "Đảng là đạo đức, là văn minh" tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc. Nhưng Đảng sẽ mất vai trò lãnh đạo toàn xã hội, không được dân tín nhiệm nữa nếu Đảng yếu kém không trong sạch, không vững mạnh. Đó là điều mà Hồ Chí Minh quan tâm trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của Đảng. Chỉnh đốn và đổi mới là quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng. Trong di chúc để lại cho toàn Đảng toàn dân Người: "Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng" --> Tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, theo Hồ Chí Minh cần tập trung vào những vấn đề sau:
Một là, Đảng phải luôn luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, luôn xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Hai là, đội ngũ cán bộ, Đảng viên của Đảng phải là những người toàn tâm, toàn ý phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, phải là những người có đức, có tài, để tiên phong trong mọi công tác.
Ba là, Đảng phải luôn đề phòng và khắc phục những tiêu cực thoái hóa, biến chất, luôn giữ gìn Đảng trong sạch, vững mạnh.
Bốn là, Đảng phải được trí tuệ hóa để vươn lên đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới.
B - Vận dụng những nguyên tắc xây dựng Đ của HCM vào việc xây dựng, chỉnh đốn Đ hiện nay:
Hơn 75 năm qua Đảng ta luôn được chú trọng xây dựng cả ba mặt chính trị - tư tưởng - tổ chức. Điều đó đã giúp Đảng ta lãnh đạo cách mạng giành được những thắng lợi to lớn. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh cần nâng cao hơn nữa yêu cầu xây dựng Đảng để ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng. Cụ thể:
- Một là, xây dựng Đảng về chính trị: Yêu cầu trước hết là Đảng ta phải đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, đồng thời tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. Muốn vậy đường lối đó phải xây dựng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nó phải là kết quả của việc vận dụng tinh thần, phương pháp biện chứng trong xem xét phân tích điều kiện khách quan. Đường lối đó còn là kết quả của việc tổng kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn, nắm bắt xu thế phát triển của thời đại... nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
- Hai là xây dựng Đảng về tư tưởng: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải giáo dục, rèn luyện Đảng viên kiên định lập trường tư tưởng, kiên định mục tiêu, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đảng phải trở thành một khối thống nhất về tư tưởng và hành động. Đấu tranh chống lại những gì cũ kỹ, hư hỏng, lạc hậu. tư tưởng đoàn kết thống nhất để rửa nỗi nhục nghèo nàn lạc hậu.
- Ba là xây dựng Đảng về tổ chức: Đảng phải luôn chú trọng kiện toàn tổ chức của mình, xây dựng tổ chức Đảng các cấp từ chi bộ đến Trung ương. Cán bộ Đảng viên trau dồi đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh. Kiên quyết và dũng cảm chống chủ nghĩa cá nhân, tham nhũng, bè phái cục bộ. Coi trọng giá trị của Di chúc nói về xây dựng Đảng của Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top