TTHCM Câu 3

Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam

1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

-  HCM đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin về sự phát triển tất yếu của XH loài người theo  các hình thái kinh tế  -  XH. HCM đưa ra quan điểm: Tiến lên CNXH là bước p/triển tất yếu ở VN sau khi nước nhà đã giành được độc lập theo con đường CMVS.

-  Mục tiêu GPDT theo con đường CMVS mà HCM đã lựa chọn cho dt VN là nước nhà được độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, tức là sau khi giành độc lập dt, nhân dân ta sẽ xây dựng 1 XH mới, XH XHCN. Với đ/kiện lịch sử mới, con đường p/triển của dt VN là độc lập dt gắn liền với CNXH. Điều này chính là sự lựa chọn đúng đắn của HCM và thực  tế chứng minh con đường p/triển đó của dt VN là tất yếu, duy nhất đúng, hợp với đ/kiện của VN và phù hợp với xu thế tất yếu của thời đại.

2. Đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH

- HCM tiếp thu lý luận về CNXH khoa học của lý luận Mác - Lênin trước hết là từ yêu cầu tất yếu của cơng cuộc GPDT VN.

- HCM tiếp cận CNXH ở 1 phương diện nữa là đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mácxít.

- Bao trùm lên tất cả là HCM tiếp cận CNXH từ văn hĩa.

b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của CNXH

- Thứ nhất: Về chính trị:

·         CNXH là một chế độ do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ, tính tích cực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp XD CNXH.

·         Trong chế độ do nhân dân lao động làm chủ, theo HCM: Mọi công dân đều có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan Nhà nước, có quyền kiểm soát đối với các đại biểu của mình, có quyền bãi miễn các đại biểu nếu như họ tỏ ra không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

·         Theo HCM, trong Nhà nước dân chủ, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân thì Chính phủ và chính quyền các cấp đều là đầy tớ của nhân dân (đầy tớ là phục vụ nhân dân, hết lòng chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân), nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ.

·         Về vai trò và nghĩa vụ của người làm chủ (nhân dân), theo HCM, đã là người chủ Nhà nước thì phải chăm lo việc nước như việc nhà. Đã là người chủ thì phải tự mình biết lo toan gánh vác mọi việc, không ỷ lại, ngồi chờ….

·         Để thực hiện tốt vai trò của người làm chủ, HCM chỉ rõ: mọi công dân đều có nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và chấp hành pháp luật, đồng thời tích cực học tập nâng cao trình độ để xứng đáng là người làm chủ.

- Thứ hai: Về kinh tế:

·         CNXH có nền kinh tế phát triển cao, với lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất mới dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu. Mục đích là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.

·         Theo HCM, nền KT XHCN phải được tạo lập trên cơ sở chế độ công hữu về TLSX (tức sở hữu toàn dân – sở hữu Nhà nước). Tuy nhiên, ở thời kỳ quá độ căn cứ vào hoàn cảnh của nước ta từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu chưa trải qua chế độ TBCN nên trong nền KT đó, HCM xác định còn tồn tại 4 hình thức sở hữu chính:

o   Sở hữu Nhà nước tức là của toàn dân.

o   Sở hữu HTX, tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động.

o   Sở hữu của người lao động riêng lẻ (tức sở hữu cá thể).

o   Một ít TLSX thuộc sở hữu của nhà tư bản (tức sở hữu TB tư nhân.

·         Trong nền KT đó, theo HCM “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo nền KT quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên.

- Thứ ba: Về văn hóa:

·         HCM nói, một XH phải phát triển cao về văn hóa – đạo đức trong đó người với người là bạn bè. Con người phải được giải phóng, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú., được tạo mọi điều kiện để phát triển hết khả năng vốn có của mình.

·         HCM đã nhấn mạnh tính độc lập tương đối của văn hóa, theo Người, văn hóa tư tưởng không phụ thuộc một cách máy móc vào đời sống vật chất, mà có khi cách mạng văn hóa đi trước một bước để mở đường cho cách mạng công nghiệp, cho kinh tế XH phát triển.

·         HCM còn chỉ rõ, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của nền văn hóa dưới chế độ XHCN đó là:

o   Văn hóa phải lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở.

o   Văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, xa xỉ. Nói cách khác, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.

·         Nói tóm lại: Văn hóa trong chế độ XHCN phải XHCN về nội dung và dân tộc về hình thức, kết hợp với tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại.

- Đặc trưng thứ tư: Về quan hệ XH:

·         Theo HCM, CNXH là một XH công bằng, hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, không làm không hưởng; các dân tộc trong nước đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi, trong XH XD được mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

- Đặc trưng thứ năm: Về con người:

·         Theo HCM, CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự XD lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.

·         Muốn XD CNXH trước hết cần phải có những con người XHCN. Con người mới XHCN theo HCM phải có những phẩm chất sau:

o   Phải là con người có tinh thần và năng lực làm chủ.

o   Có đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

o   Có kiến thức khoa học kỹ thuật, nhạy bén với cái mới.

o   Có tinh thần dám nghĩ, dám làm.

o   Phải là con người thiết tha với lý tưởng XHCN.

·         Với những quan điểm về con người như vậy nên HCM luôn đặt nhiệm vụ XD con người lên hàng đầu vì đó là nguồn lực quan trọng nhất để XD thành công CNXH.

3. Quan điểm của HCM về mục tiêu và động lực chủ yếu của CNXH ở VN

a, Mục tiêu

- Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của CNXH đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hah phúc cho nhân dân, đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tư do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành

- HCM quan niệm mục tiêu cao nhất của CNXH là nâng cao đời sống cho nhân dân. Theo Người, muốn nâng cao đời sống cho nhân dân phải tiến hành đi lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu nâng cao đời sống toàn nhân dân là tiêu chí tổng quát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý luận chủ nghĩa xã hội và chính sách thực tiễn. Trược ra khỏi quỷ đạo đó hoặc là chủ nghĩa xã hội giả hiệu hoặc là không có gì tương thích với chủ nghĩa xã hội

- HCM đã xác định mục tiêu của CNXH trên tất cả các lĩnh vực cụ thể:

·         Mục tiêu về chính trị: Theo tư tưởng HCM, trong thởi kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có 2 chức năng: dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không tác rời mà luôn luôn đi đôi với nhau. Một mặt, HCM nhấn mạnh phải phát huy quyền làm chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân; mặc khác, lại yêu cầu phải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ XHCN.

·         Mục tiêu về kinh tế: Theo HCM, chế độ chính trị của CNXH được bàn thên và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh. Nền kinh tế đó là nền kinh tế XHCN với công – nông nghiệp hiện đại, khoa học – kĩ thuật tiên tiến, cách bóc lột thei chủ nghiac tư bản được bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện. Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề được HCM rất quan tâm. Người đặt biệt nhấn mạnh: “chế độ khoán là 1 trong những hinh thức kết hợp lợi ích kinh tế”

·         Mục tiêu về văn hóa – xã hội: Theo HCM, văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mang XHCN. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, thực hành vệ sinh phòng bệnh, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu.

·         Mục tiêu về con người: HCM đặt lên hàng đâu nhiệm vụ của cách mạng XHCN là đào tạo con người. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xậy dựng chính là con người

b, Động lực

- Động lực theo HCM bao gồm tất cả các nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển KT văn hóa. Theo HCM, có cả hệ thống động lực KT, tinh thần, động lực trong nước, động lực ngoài nước..

Tuy nhiên, xét đến cùng, các động lực muốn phát huy được tác dụng thì đều phải thông qua con người. Do đó, HCM cho rằng: con người là động lực bao trùm và quan trọng nhất.

- Để phát triển được con người (xét trên bình diện cá nhân người lao động) theo HCM phải thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng thiết thân của người lao động. Bởi mọi hoạt động của con người luôn gắn liền với lợi ích nhu cầu của họ nhất là lợi ích kinh tế.

- Để phát huy nguồn lực con người (xét trên bình diện cộng đồng XH) theo HCM phải quan tâm chăm lo XD khối đại đoàn kết của toàn dân tộc. Vì theo HCM đây là động lực chủ yếu để phát triển đất nước, XD thành công CNXH.

- Khối đại đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc bao gồm các giai cấp, tầng lớp, các tổ chức XH đoàn thể, các dân tộc và tôn giáo, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài.

- Để phát triển động lực con người, bên cạnh động lực KT, HCM hết sức coi trọng động lực chính trị, tinh thần, pháp luật, truyền thống… để hướng mọi người đến những giá trị cao đẹp của cuộc sống như: chân lý chính nghĩa, là tự do, công bằng, dân chủ, nhân đạo.

- Có được những giá trị đó thì quá trình cống hiến lao động của mọi người càng tích cực, tự giác, hiệu quả hơn.

- Bên cạnh việc phát huy các động lực để thúc đẩy sự nghiệp XD CNXH, HCM còn nhấn mạnh phải tích cực đấu tranh để chống lại các trở lực kìm hãm sự phát triển của XH đó là:

·         Chống lại CN cá nhân.

·         Chống tham ô lãng phí quan liêu.

·         Chống chia rẽ bè phái mất đoàn kết vô kỷ luật.

·         Chống chủ quan bảo thủ, giáo điều lười biếng không chịu học tập cái mới.

- Bên cạnh động lực con người, HCM còn nhấn mạnh đến động lực kinh tế để làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với XH.

- Cùng với động lực kinh tế, HCM cũng quan tâm đến động lực tinn thần đó là văn hóa, khoa học, giáo dục.

- Ngoài các động lực bên trong, theo HCM cần phải quan tâm đến các động lực bên ngoài đó là phải kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của GCCN, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới.

- Tóm lại: quan điểm của HCM về những đặc trưng bản chất của CNXH ở VN là những quan điểm khoa học, hoàn chỉnh về hệ thống. Những quan điểm đó dựa trên cơ sở học thuyết M – LN và có sự bổ sung một số đặc trưng truyền thống của VN. Những đặc trưng bản chất đó được HCM khái quát thành những cụm từ: CNXH là XH dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, đạo đức, văn minh. Đây là một chế độ ưu việt nhất trong XH, một chế độ tự do và nhân đạo.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #câu#tthcm