TTHCM câu 14,15,16
Câu 14: Trình bày quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân?
Trả lời:
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thành công. Nhà nước đó phải đại biểu quyền lợi "cho số đông người" và Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng một Nhà nước công nông binh. Về sau, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng ở Việt Nam một nhà nước Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Quan điểm về nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:
a) Nhà nước của dân
- Quan điểm nhất quán của HCM là xác lập tất cả mọi quyền lức trong nhà nước và xã hội đều thuộc về nhân dân:
· Nhân dân có quyền dân chủ, bầu ra nhà nước, chính quyền các cấp 1 cách trực tiếp để đại diện cho dân thực thi quyền lực.
· Nhân dân có quyền kiểm soát, giám sát và bãi miễn những người trong bộ máy NN do mình bầu ra khi họ khong làm trong trách nhiệm là đại biểu quyền lực do dân bầu ra.
- Là NN mà trong đó người dân được hưởng mọi quyền tự do dân chủ, có quyền làm bất cứ việc gì mà Pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
- Là NN mà quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng: điều này có ý nghĩa nhắc nhở những người lãnh đạo, đại biểu do nhd bầu ra phải làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên nhd, coi khinh nhân dân...quên rằng dân bầu ra mình để làm việc cho dân.
b) Nhà nước do dân
- NN do dân là là NN do nhân dân xây dựng nên, do dân ủng hộ, là:
· NN do dân tạo ra và dân tham gia quản lý vì toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội là cq cao nhất của NN và là cq duy nhất có quyền lập pháp. Quốc hội bầu ra HĐ Chính phủ, Chính phủ là Chính phủ của dân
· Mọi công việc của bộ máy NN trong quản lý XH đều thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân.
- NN do dân trong TT HCM là dân tự làm, dân tự lo thông qua các đoàn thể, các tổ chức chứ k phải NN bao cấp lo thay dân, chức năng của NN là quản lý, điều hành XH ở cấp vĩ mô chứ k phải NN làm thay dân để dân trông chờ, ỷ lại.
· HCM thường nhấn mạnh nhiệm vụ của người làm cách mạng là phải làm cho nhân dân ý thức được trách nhiệm làm chủ của mình và nâng cao ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước.
· Việc nước là việc chung, mỗi người đều có trách nhiệm ghé vai gánh vác một phần.
· Quyền lợi và quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm và nghĩa vụ.
c) Nhà nước vì dân
- NN vì dân là NN lấy lợi ích chính đáng của dân là mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân.
- Là NN trong sạch, k có đặc quyền, đặc lợi.
- Mọi đường lối chủ trương, chính sách PL của NN đều nhằm mang lại quyền lợi cho dân: Việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũg cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của Nước.
- Mọi quan chức, chính quyền các cấp đều phải là “công bộc, đầy tớ” cho dân, phải hết lòng, hết sức phục vụ dân. Cả cuộc đời HCM “chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân.”
KL: HCM có quan điểm nhất quán về xây dựng 1 NN ở VN là NN do nhân dân lao động làm chủ. Quan điểm về NN này của Người là sự kế thừa và phát triển quan điểm của Lenin về NN cách mạng, điều đó đóg vai trò chỉ đạo trong suốt quá trình học tập và phát triển của NN cách mạng ở VN.
Câu 15: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ?
Trả lời:
HCM thấy được rất sớm tầm quan trọng của hiến pháp và pháp luật trong việc điều hành . Điều này thể hiện lần đầu tiên trong bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến hội nghị Vecxai năm 1919.
Sau này trong quá trình lãnh đạo CM Người càng quan tam sâu sắc hơn đến việc xây dựng điều hành đất nước theo hiến pháp và pháp luật.
Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được Hồ Chí Minh chú ý xây dựng thể hiện trên những điểm sau đây:
(1)Xd một NN hợp pháp hợp hiến
- Sau khi giành được chính quyền trog cả nước năm 1945, chủ tịch HCM đã thay mặt CP lâm thời đọc “Tuyên ngôn ĐL”, tuyên bố với toàn dân, với thế giới về sự ra đời của NN VNDCCH, đồng thời khẳng định địa vị hợp pháp của CP lâm thời do Người đứng đầu.
- Đầu 1946: HCM lãnh đạo tổ chức cuộc tổng tuyển cử trog cả nước để bầu ra Quốc hội đưa lực lượng chính trị của nhân dân lên cầm quyền: lần đầu tiên ở VN có 1 cuộc bầu cử mà tất cả công dân VN không phân biệt đều được đi bầu cử.
- 2/3/1946 QH khóa I họp, lập ra các tổ chức bộ máy, cử ra các chức vụ chính thức của NN VNDCCH. Đây là CP hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra có đầy đủ tư cách và quyền lực trong giải quyết những vấn đề đối nội, đối ngoại của NN VN mới.
(2)Hoạt động quản lý NN bằng hiến pháp và pháp luật
- Ngay sau khi thành lập NN VNDCCH, HCM đã thành lập ủy ban soạn thảo hiến pháp và pháp luật. 2 bản hiến pháp được xây dựng trong thời đại HCM là HP 1946 và HP 1959, thể hiện đậm nét tư tưởng của Người về bản chất thiết chế và hoạt động của NN mới.
- HP và PL theo HCM bao giờ cũng phải gắn liền với quyền đảm bảo dân chủ cho nhân dân.
- Để PL được thực thi 1 cách nghiêm chỉnh về quan niệm phải phổ biến PL rông rãi ra dân chúng , nâng cao dân trí giáo dục ý thức PL cho mọi người.
- Việc thực thi HP và PL phải công bằng, nghiêm minh, mọi cán bộ, đảng viên cũng như công dân đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp và bình đẳng trước luật pháp.
(3)Xd đội ngũ cán bộ, công chức NN đủ đức đủ tài
- Để có 1 NN pháp quyền vững mạnh đòi hỏi phải có 1 bộ máy hành pháp được tổ chức hợp lý và hoạt động hiệu quả. Vì vây, HCM đặc biết chú trọng quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Người nêu ra những yêu cầu với công tác này như sau:
· Một là : Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
· Hai là : Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ
· Ba là : Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
· Bốn là : Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.
· Năm là : Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.
Câu 16 : Trình bày quan điểm của HCM về vai trò, vị trí của đạo đức cách mạng ?
Trả lời:
Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa - cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Đạo đức là gốc, là nền tảng vì liên quan tới Đảng cầm quyền. Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ của Đảng cầm quyền, đó là sự sai lầm về đường lối và suy thoái về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo Nhà nước, nếu cán bộ, đảng viên của Đảng không tu dưỡng về đạo đức cách mạng thì mặt trái của quyền lực có thể làm tha hóa con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải "là đạo đức, là văn minh". Người thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại. Người nói, cán bộ, đảng viên muốn cho dân tin, dân yêu, dân phục thì không phải "viết lên trán chữ cộng sản là được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức".
Vai trò của đạo đức cách mạng còn thể hiện ở chỗ đó là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức không phải một chiều phụ thuộc vào tồn tại xã hội, vào những điều kiện vật chất kinh tế. Nó có khả năng tác động tích cực trở lại, cải biến tồn tại xã hội. Giá trị đạo đức tinh thần một khi được con người tiếp nhận sẽ biến thành một sức mạnh vật chất.
Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán nản...; khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, v.v..
Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nhưng phải nhận thức đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn có hại cho dân. Mặt khác, phải thấy trong đức có tài. Tài càng lớn thì đức phải càng cao, vì đức - tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top