TTHCM 8-15
Câu 8: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của CNXH. Quan điểm của Đảng ta hiện nay về những đặc trưng của CNXH?
Trả lời:
1. Phân tích quan điểm của HCM về đặc trưng bản chất của CNXH: (T102)
- CNXH là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
+ Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước. CNXH là sự nghiệp của bản thân nhân dân.
- CNXH là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật.
- CNXH là chế độ không còn người bóc lột người.
+ CNXH là một chế độ hoàn chỉnh, không còn bóc lột, áp bức, bất công, thực hiện sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng hợp lý.
- CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức
+ Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hào trong phát triển của xã hội và tự nhiên.
=>Tóm lại theo HCM thì CNXH là một xã hội do dân, vì dân dựa trên nền tảng khối khối đại đoàn kết toàn dân, nòng cốt là khối công nông, trí thức dưới sự lãnh đạo của ĐCS.
2. Quan điểm của Đảng ta hiện nay về những đặc trưng của CNXH:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (18/4-25/4/2006), Đảng ta bổ sung mô hình đặc trưng CNXH gồm 8 đặc trưng như sau:
+ Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh;
+ Do nhân dân làm chủ;
+ Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất;
+ Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện;
+ Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ;
+ Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Câu 11: Những quan điểm của HCM về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. Phân tích luận điểm: “Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân”.
Trả lời:
1.Quan điểm của HCM về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng: (T165)
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.
2.PT luận điểm: “Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân”: (T168)
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm dân dùng để chỉ “mọi con dân nước Việt”, mỗi một người “con rồng cháu tiên”, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện”. Đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung.
- Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, Người đã đưa ra những yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:
+ Phải kế thừa truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc, phải có tầm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp- dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ tổ quốc.
+ Phải xác định mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết toàn dân. Đó là nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
+ Phải xác định nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân là liên minh công nông và lao động trí óc. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng.
Câu 12: Phân tích những nội dung cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc. Ý nghĩa của luận điểm: “Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo thành công của cách mạng”.
Trả lời:
1. Phân tích những nội dung cơ bản của HCM về đại đoàn kết dân tộc: (T168)
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
+ Trong TTHCM từ Dân, Nhân Dân vừa là một từ tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người VN cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân và họ là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.
+ Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc. Đại đoàn kết trong tư tưởng HCM rất phong phú, bao gồm nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều cấp độ các quan hệ liên kết qua lại giữa các thành viên, các bộ phận, các lực lượng xã hội của dân tộc từ nhỏ lến lớn, thấp đến cao, trong ra ngoài, trên xuống dưới,…
+ Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp- dân tộc để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ tổ quốc.
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.
+ Truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn con người Việt Nam. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch để cả dân tộc chiến đấu chiến thắng mọi thiên tai, địch họa.
+ HCM chỉ rõ trong mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều có ưu, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu… cho nên vì lợi ích của cách mạng cần có lòng khoan dung, độ lượng, trân trọng phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ mọi lực lượng.
2. Ý nghĩa của luận điểm: “Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo thành công của cách mạng”.
- Trong tư tưởng HCM, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt quá trình cách mạng. Nhờ có tư tưởng nhất quán và chính sách Mặt trận đúng đắn Đảng ta và chủ tịch HCM đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa CM VN giành được nhiều thắng lợi to lớn.
- HCM viết: “Đại đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc.
Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”.
Câu 14: Sự ra đời của ĐCS Việt Nam theo tư tưởng HCM ? Tại sao ở Việt Nam lại có thêm yếu tố phong trào yêu nước?.
Trả lời:
1.Sự ra đời của ĐCS Việt Nam theo tư tưởng HCM: (T128)
Những yếu tố cho sự ra đời của ĐCS VN theo tư tưởng HCM là:
- Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc VN.
- Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phòng trào này đều có mục tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho VN hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng cường
- Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân.
- Phong trào yêu nước của trí thức VN là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của ĐCS VN.
2.Ở Việt Nam lại có thêm yếu tố phong trào yêu nước vì:
Theo học thuyết Mác-lênin, một Đảng Cộng sản ra đời từ sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân. Luận điểm này cũng đúng, nhưng chỉ đúng với các nước phương Tây, khi giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách một lực lượng cách mạng độc lập, được lí luận của khoa học của Mác dẫn đường. Sự ra đời và phát triển của một loạt Đảng của vai cấp vô sản ở các nước Tây Âu cũng như ở Nga hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã chứng minh tính đúng đắn của luận điểm nêu trên. Còn ở các nước phương Đông, đặc biệt là các nước thuộc địa nửa phong kiến, như ở Việt Nam thì luận điểm đó cần được bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nó. Những nước này bị chủ nghĩa thực dân thống trị, nền kinh tế hết sức lạc hậu. Công nghiệp gần như chưa phát triển, giai cấp công nhân tuy đã ra đời và sống khá tập trung, song còn nhỏ bé. Vì vậy, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chưa đại diện được cho toàn bộ phong trào dân tộc. Hơn nữa, vấn đề dân tộc cần phải giải quyết trở nên hết sức bức xúc, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân phải hoà chung với phong trào yêu nước của các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội, giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc để lãnh đạo những cuộc đấu tranh này. Tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống đấu tranh bất khuất trong lịch sử dân tộc ta, có vai trò hết sức to lớn trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, trong các phong trào cách mạng Việt Nam. Vì vậy, phong trào yêu nước cùng với phong trào công nhân là những yếu tố đóng vai trò cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh lại là hệ thống những quan điểm lí luận cơ bản về chiến lược, sách lược, phương châm, phương pháp của cách mạng Việt Nam từ giải phóng dân tộc đến chủ nghĩa xã hội, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời từ sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Câu 15: Phân tích luận điểm: “Đảng Cộng sản Việt Nam- Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam”.
Trả lời:
Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam. Ngay từ khi ra đời đến nay, Đảng CSVN luôn là người đại diện xứng đáng cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951), Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”.
Nhất quán với quan điểm này, khi miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng XHCN, vào năm 1961, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị”. Vận dụng sáng tạo những nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I.Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải tập hợp được trong hàng ngũ của mình những người trong giai cấp công nhân, nông dân nghèo, binh lính… miễn là những người đó “tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái đấu tranh và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng”.
Khi nói Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc thì điều đó không có nghĩa là “Đảng toàn dân”, không mang bản chất giai cấp. Ngay khi tuyên bố thành lập Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định rõ bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Ở đây, bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện không chỉ ở số lượng đảng viên xuất thân từ giai cấp công nhân mà điều cơ bản là ở chỗ lập trường của giai cấp công nhân và nền tảng tư tưởng của Đảng chính là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ rõ: “Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, chúng ta không tách rời Đảng và giai cấp với các tầng lớp nhân dân lao động khác, với toàn thể dân tộc. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã mang trong mình tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc. Chính lập trường và lợi ích giai cấp công nhân đòi hỏi trước hết phải giải phóng dân tộc. Đảng tìm thấy nguồn sức mạnh không chỉ ở giai cấp công nhân mà còn ở các tầng lớp nhân dân lao động, ở cả dân tộc”.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và với tư cách đó, giai cấp công nhân bao giờ cũng là đội tiên phong của cả dân tộc. Vì vậy, khi Người nói Đảng CSVN là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, hay “Đảng cách mạng chân chính”, “Đảng mácxít - Lêninnít”… thì trong tư tưởng của Người, Đảng bao giờ cũng là “đội tiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”. Và bản chất giai cấp của Đảng chỉ là một: Đảng mang bản chất giai cấp công nhân, được xây dựng theo nguyên tắc về Đảng kiểu mới của V.I Lênin.
Khi khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bao giờ Người cũng gắn Đảng với vai trò lãnh đạo cách mạng, với vị trí của đội tiên phong trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Rằng cách mạng Việt Nam “phải có đường lối cách mạng đúng, có Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đúng. Đường lối ấy chỉ có thể là đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của dân tộc”.
Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt”, điều đó không có nghĩa là vận dụng một cách máy móc, rập khuôn từng câu, từng chữ của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin mà phải nắm lấy cái bản chất khoa học, cách mạng và sáng tạo của chủ nghĩa Mác. Đồng thời phải biết “phân tích cụ thể tình hình cụ thể” của thực tiễn cách mạng Việt Nam để hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn.
Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh luôn nhắc Đảng ta khi vận dụng lý luận cách mạng ấy phải sáng tạo, tránh giáo điều và không được xa rời những nguyên tắc cơ bản của nó. Đồng thời phải ra sức làm giàu trí tuệ của Đảng bằng cách không ngừng học tập nâng cao trình độ lý luận, thực tiễn cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại…
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công”.
Thực tiễn đã cho thấy, trong 80 năm tồn tại và phát triển của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam 80 năm qua luôn “cần có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân” để đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng XHCN đến thành công.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top