TTHCM 16-20

Câu 16: Thế nào là nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Liên hệ thực tiễn nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời:

- Nhà nước của dân:

            +  Tất cả quyền lực nhà nước ở trong xã hội đều thuộc về nhân dân.

            + Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước.

            + Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.

- Nhà nước do dân:

            + Do nhân dân lựa chọn bầu ra Quốc Hội.

            + Do nhân dân ủng hộ, giúp đỡ đóng thuế để chi tiêu.

            + Do dân phê bình và xây dựng.

- Nhà nước vì dân:

            + Phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.

            + Không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm, liêm chính.

- Liên hệ thực tiễn nhà nước ta hiện nay:

            + Luôn giứ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước. Luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng – đội tiên phong của giai cấp công nhân.

            + Luôn đảm bảo quyên tự do dân chủ của nhân dân trong việc lựa chọn và bầu ra Chính phủ thông qua Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Mọi công dân đều có quyền bầu cử để lựa chọn các đại biểu đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi của mình. Mọi công dân đều có cơ hội tham gia vào các công việc của Nhà nước thông qua quyền ứng cử và các cuộc trưng cầu dân ý.

            + Luôn đảm bảo cho dân có quyền kiểm soát chính phủ. Dân có quyền góp ý với chính phủ, dân có quyền bãi miễn các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, đòi hỏi người dân phải có một trình độ nhất định. Vì vậy, cùng với việc trao quyền cho dân, nhà nước ta còn có chính sách giáo dục nâng cao nhận thức cho dân.

- Nhà nước ta đang xây dựng một hệ thống luật pháp chặt chẽ và khoa học dựa trên nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân, đông thời làm cho pháp luật có hiệu quả trong thực tế. Sự công bằng và trât tự xã hội chỉ có thể được thiết lập khi nó được bảo đảm bằng một hệ thống luật pháp nghiêm minh.

-  Nhà nước ta đã và đang xây dựng được đội ngữ cán bộ, từ Trung ương đến địa phương thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ đức đủ tài, vừa bảo đảm tốt vải trò người lãnh đạo, quản lý vừa thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân.

Câu 17: Phân tích sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước ta trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trả lời:

- Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân.

            + Do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, nghị quyết và thể chế hóa thành pháp luật, chính sách của nhà nước.

            + Bản chất giai cấp của nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng phát triển đất nước lên xã hội chủ nghĩa.

            + Tổ chức, hoạt động của nhà nước là theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tất cả mọi quyền lực về tay nhân dân.

- Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước.

            + Nhà nước ra đời là kết quả quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, hy sinh của nhiều thế hệ người Việt Nam.

            + Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng.

            + Nhà nước ta vừa mới ra đời đã phải đảm nhiệm nhiệm vụ lịch sử là tổ chức, lãnh đạo kháng chiến để bảo vệ cách  mạng, độc lập, tự do của tổ quốc, xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần tích cực vào sự phát tiển tiến bộ của thế giới.

Câu 18: Phân tích quan điểm của Hồ Chí minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới.

Trả lời:

- Quan điểm của Bác về những chuẩn mực đạo đức CM:

            + Trung với nước, hiếu với dân. Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.

Từ khái niệm cũ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị- đạo đức cho mỗi con người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.

            + Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.

Cần tức là lao động cần cù, siêng năng: lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lưòi biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.

Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.

Liêm tức là “luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân”; “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”. Phải “trong sạch, không tham lam”, “Không tham gia địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá”.

Chính, “nghiã là không tà, thẳng thắn, đứng đắn”. Đối với mình: không từ cao, tự đại luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn từ kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.

Chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”. “Khi làm bất cử việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

            + Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là môt trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột.

Trong di chúc, Người căn dặn Đảng: “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.

            + Có tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản để là anh em”; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội vì những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hưu nghị với tất cả các nước, các dân tộc.

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng.

- Quan điểm của Bác về những nguyên tắc xây dựng đạo đức trong thời đại mới:

            + Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

Cán bộ, đảng viên phải đầu tầu gương mẫu “miệng nói tay làm”, phải nêu tấm gương đạo đức cách mạng trước quần chúng; cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước đi sau. Sống theo phương châm “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Cổ vũ “người tốt, việc tốt”, các điển hình tiêu biểu.

            +  Xây phải đi đôi với chống.

Xây dựng nền đạo đức cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, đạo đức lành mạnh ở mọi người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân- nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, thứ giặc “nội xâm” phá từ trong ra.

            + Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người mà đạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng, bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng. Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hắng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Câu 20: Những luận điểm sáng tạo chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh so với chủ nghĩa Mac – Lênin khi vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Trả lời:

- Những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về CM giải phóng dân tộc

            + Đối tượng cách mạng là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.

Theo Hồ Chí Minh: đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động.

Theo chủ nghĩa Mac: áp bức giai cấp là cơ sở , nguyên nhân của áp bức dân tộc, nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc.

            + Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc.

Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc "là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một, hai người", vì vậy phải đoàn kết toàn dân, "sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền". Nhưng trong sự tập hợp đó, phải nhớ "công-nông là người chủ cách mệnh"... "công-nông là gốc cách mệnh".

Theo chủ nghĩa Mac: vấn đề dân tộc là vấn đề hàng đầu của cách mạng vô sản. Áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ tới áp bức giai cấp, nuôi dưỡng áp bức giai cấp, làm sâu sắc thên áp bức giai cấp.

            + Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

Lênin cho rằng cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có mối quan hệ khăng khít và phụ thuộc lẫn nhau. Cách mạng ở thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc. "Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước TB tiên tiến". Quan điểm này đã làm giảm tính năng động sáng tạo của CM ở các nước thuộc địa.

Hồ Chí Minh cho rằng hai cuộc cách mạng này có mối quan hệ khăng khít với nhau do vậy cần phải thực hiện liên minh giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng ở nước thuộc địa. Tuy nhiên Người cũng khẳng định rõ cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của nhân dân thuộc địa. Do vậy cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà còn có thể thắng lợi trước cách mạng chính quốc. Đây là luận điểm sáng tạo có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn thể hiện sự cống hiến của HCM vào kho tàng lý luận của CN Mác.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

            + Mác cho rằng: hình thức quá độ trực tiếp từ xã hội TBCN lên CNXH diễn ra ở các nước tư bản phát triển nhất ở châu Âu không thể là gì khác ngoài thực hiện CCVS.

            + Lê-nin cho rằng: quá độ gián tiếp không qua CNTB ở những nước tiểu nông cần có sự giúp đỡ từ bên ngoài của một nước công nghiệp tiên tiến đã làm cách mạng XHCN thành công và điều kiện bên trong phải có một chính Đảng vô sản lãnh đạo đất nước đi theo chủ nghĩa xã hội. Sự sáng tạo của Lênin bổ sung cho học thuyết Mác, xuất phát từ thực tiễn nước Nga.

            + Hồ Chí Minh thống nhất với các nhà kinh điển và nhấn mạnh hình thức quá độ “rút ngắn” áp dụng cho Việt Nam.

            Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

            Hồ Chí Minh xây dựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của Việt Nam từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

            Hồ Chí Minh luận giải sự ra đời và bản chất của chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Người cho rằng, sự hình thành, phát triển và chín muồi của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu mà nguyên nhân sâu xa chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội. Trên cơ sở một nền tảng kinh tế mới, chủ nghĩa xã hội sẽ xác lập một hệ thống, các giá trị đặc thù mang tính nhân bản thấm sâu vào mỗi quan hệ và lĩnh vực xã hội. Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giá trị thể hiện rất rõ trong nhận thức của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

            Nét sáng tạo của Hồ Chí Minh ở chỗ, Người đến với chủ nghĩa xã hội, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản Việt Nam

            + Về sự ra đời của ĐCSVN : Đảng Cộng Sản không chỉ là sự kết hợp chủ nghĩa Mac – Lênin và phong trào công nhân mà còn kết hợp với phong trào yêu nước

Theo Mac: khẳng định sự ra đời Đảng Cộng Sản là tất yếu trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Lênin: từ thực tế ở nước tư bản và nước Nga, đã khái quát thành: sự ra đời của Đảng Cộng Sản là sự kết hợp của chủ nghĩa Mac và phong trào công nhân.

Vận dụng chủ nghĩa Mac – Lênin, song Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ thực tiễn Việt Nam: là nước thuôc địa, nửa phong kiến, nông dân chiếm số đông (trên 90%), phong trào yêu nước xuất hiện sớm và phát triển rất mạnh, giai cấp công nhân mới ra đời, số lượng ít. Nếu ở Việt Nam, Đảng Cộng Sản chỉ là sự kết hợp : chủ nghĩa Mac – Lênin và phong trào công nhân Việt Nam thì Đảng Cộng Sản sẽ: không có được nền tảng xã hội vững chắc, không đủ sức mạnh thực hiện mục tiêu của Đảng.

Do đó, ở Việt Nam, Đảng Cộng Sản không chỉ là sự kết hợp chủ nghĩa Mac – Lênin và phong trào công nhân mà còn kết hợp với phong trào yêu nước (đây là phong trào tập hợp các giai cấp, tầng lớp trong dân tộc nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược . . .). Có kết hợp được phong trào yêu nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam mới: mới tập hợp được những người ưu tú trong các giai cấp, tầng lớp lao động, tạo nên nền tảng xã hội vững chắc. Do đó, Đảng mới có đủ trí tuệ, sức mạnh để hoàn thành sứ mệnh lịch sử đối với giai cấp, dân tộc.

Đây là tư tưởng sáng tạo, là sự bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mac – Lênin về vấn đề Đảng trong điều kiện nước thuộc địa, nửa phong kiến.

            + Về bản chất của Đảng Cộng Sản Việt Nam: đảng mag bản chất giai cấp công nhân VN đồng thời Đảng ta là đảng của nhân dân lao dộng và của cả dân tộc.

Chủ nghĩa Mac: Đảng Cộng Sản là Đảng của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.

Vận dụng chủ nghĩa Mac – Lênin, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, mang bản chất giai cấp công nhân. Đồng thời, từ điều kiện đặc thù của Việt Nam, Hồ Chí Minh còn khẳng định: Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của dân tộc Việt Nam. Đây là quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Báo cáo Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951), Hồ Chí Minh viết: “ Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao Động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam ”.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế

            + Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: