Chương 1

Năm 1968, Hồng Kông.

Bộ kinh kịch Quảng Đông "Lí Hậu Chủ" của Nhậm Kiếm Huy và Bạch Tuyết Tiên đã được công chiếu tại rạp. Bộ phim được quay suốt ba năm, sử dụng hơn một nghìn diễn viên và nguồn kinh phí khổng lồ 120 vạn (1). Sau khi ra mắt đã trở thành một sự kiện chưa từng có với các buổi chiếu chật ních người là người, phá vỡ kỷ lục phòng vé của Hồng Kông.

Vào ngày đầu tiên công chiếu, Trần Vân Sanh đã đến xem.

Mặc dù trong quá trình chiếu phim, thỉnh thoảng vài khán giả ngồi bên cạnh nàng lại bàn tán: Thì ra đây là một câu chuyện buồn, sao nó lại được công chiếu vào đầu năm thế? Hoặc lại nói có lẽ chị Nhậm hơi có tuổi rồi. Nhưng Trần Vân Sanh một chút cũng không thèm để ý.

Điều duy nhất nàng quan tâm, trước sau như một vẫn là những phân cảnh vui buồn li hợp trên màn hình.

"Chúc quân vương mãi trường thọ, giang sơn mãi trường tồn."

Đã từng, bản thân cũng đã từng có một vị quân vương như vậy. Nàng nguyện ý vì nàng ấy hoá trang lên sân khấu, cũng nguyện ý vì nàng ấy mai danh ẩn tích, rửa tay nấu canh.

Có lẽ vì già rồi, nàng không thể nào xem nổi kết cục bi thương ấy. Bộ phim chỉ mới tới cảnh mất nước quy hàng, Trần Vân Sanh đã đứng dậy rời đi.

Cảnh này là điểm sáng của phim. Rất ít người sẽ rời khỏi khán phòng khi tình tiết quan trọng nhất của phim đang chiếu, hơn nữa việc nàng rời đi chắc chắn sẽ làm phiền những khán giả khác đang thưởng thức bộ phim, bởi vậy khi đi ngang qua một người đàn ông đeo kính, người đàn ông này liền "hừ" khẽ.

"Xin lỗi." Trần Vân Sanh nhẹ nhàng nói lời xin lỗi, đi qua khe hở trước người anh ta một cách vội vã.

Ra khỏi rạp chiếu phim, đang muốn băng qua đường, nàng bỗng bị ai đó gọi lại: "Xin hỏi, đây có phải cô Trần Vân Sanh không?"

Trần Vân Sanh quay đầu lại, mơ hồ nhận ra đó là người đàn ông đeo kính vừa rồi, anh ta khoảng năm mươi tuổi, dáng người hơi béo lấp ló dưới bộ âu phục nhưng khí chất nho nhã, lúc còn trẻ hẳn là một người đàn ông rất có phong độ.

"Là tôi." Trần Vân Sanh hơi nghi hoặc: "Anh đây là?"

Người nọ cười, lấy ra một tấm danh thiếp: "Tôi là Vương Thiệu Kiệt, trước đây là phóng viên ở Thượng Hải, hơn hai mươi năm trước từng phỏng vấn ngài và cô Ngu."

Trần Vân Sanh như bừng tỉnh đại ngộ: "Tôi nhớ ra rồi. Khi đó anh còn chụp cho chúng tôi một tấm hình. Chị Mai rất thích nó, vẫn luôn treo ở nhà đấy."

Vương Thiệu Kiệt cười nói: "Sau khi hai vị đến Hồng Kông năm 1948 thì mất liên lạc, không ngờ hôm nay lại có duyên gặp được nhau. Hoá ra cô Trần sau khi tới đây liền thích xem kịch Quảng Đông?"

Trần Vân Sanh lắc đầu: "Thực ra, cho đến bây giờ tôi vẫn nghe không hiểu lắm tiếng Quảng. Nhưng chị Mai thích, trước kia từng xem với chị ấy."

Sau khi đến Hồng Kông, Ngu Mạnh Mai thỉnh thoảng sẽ đi xem kịch, bao gồm kinh kịch, kịch Quảng Đông và kịch Hoàng Mai không ngán cái gì. Bộ kịch nàng ấy thích xem nhất là "Đế nữ hoa", lúc chơi mạt chược còn ngâm nga vài câu hát bằng giọng Quảng Đông không chuẩn: "Lạn Tương Như có thể bảo vệ được ngọc liên thành, Chu phò mã có thể giữ được mùi hương hoa đế vương. Đánh phữu máu bắn sân rồng, chí khí Nhạn Phi chạm tới mây trời..."

"Cô Ngu không tới sao?" Vương Thiệu Kiệt thấy hơi lạ. Hai vị này năm đó luôn ra vào có đôi, như hình với bóng. Sao hôm nay lại chỉ một mình Trần Vân Sanh?

Trần Vân Sanh nói: "Chị Mai năm ngoái đã về cõi tiên rồi."

"Xin lỗi, tôi không biết..." Vương Thiệu Kiệt hơi ngượng ngùng.

"Không sao." Trần Vân Sanh lắc đầu: "Lúc chị ấy đi rất thanh thản."

Khi chỉ còn chút hơi tàn, Ngu Mạnh Mai vẫn mỉm cười sờ lên mặt Trần Vân Sanh: "Xem ra, Lương Sơn Bá muốn bay đi trước rồi."

Vương Thiệu Kiệt thử hỏi dò: "Năm ấy hai vị đột nhiên lui về ở ẩn, bặt vô âm tín, không ít người mê xem hát đến nay nhớ mãi không quên, cũng rất tò mò cuộc sống sau khi rời xa ánh đèn sân khấu của hai vị. Nếu có thể, tôi muốn mời cô Trần uống ly cà phê, nói một lời từ biệt."

Trần Vân Sanh cười: "Anh Vương còn làm phóng viên không?"

"Sau khi tôi tới Hồng Kông đã đổi nghề, nhưng vẫn còn một chút bệnh nghề nghiệp." Vương Thiệu Kiệt cười nói: "Hơn nữa, tôi vốn là người thích xem hai vị hát lâu năm."

Trần Vân Sanh ngẫm lại, nói: "Hồi đó chị Mai và anh Vương nói chuyện rất vui vẻ. Tôi có thể gặp được anh ở Hồng Kông cũng là duyên phận. Thế này đi, ngày khác nếu anh có rảnh, tới nhà của tôi ngồi. Tôi sẽ kể hết những chuyện đã xảy ra mấy năm nay cho anh."

***

Mười mấy ngày sau, Vương Thiệu Kiệt tới nhà Trần Vân Sanh như đã hẹn.

Trần Vân Sanh sống ở Cửu Long Đường. Tòa nhà hai tầng màu trắng theo phong cách phương Tây, có một bãi cỏ lớn ở lối vào. Lần đầu tiên thấy ngôi nhà này, Vương Thiệu Kiệt có chút kinh ngạc, sau đó anh ta đã nghĩ ngay đến chuyện Ngu Mạnh Mai và Trần Vân Sanh đều là những diễn viên nổi tiếng ở Thượng Hải, Ngu Mạnh Mai còn nổi danh giỏi quản lý tiền bạc, họ sống sung túc cũng không có gì làm lạ.

Khi được người hầu mời vào phòng khách, Trần Vân Sanh đưa lưng về phía anh ta, đang nói chuyện điện thoại với người khác: "Ừm, được rồi, tôi hiểu rồi." Vẫn là chất giọng quê hương Giang Nam ấy.

Vương Thiệu Kiệt không tiện quấy rầy, vậy nên nhìn ngó xung quanh. Trên bàn trà đặt một chồng ảnh, chắc hẳn vì anh ta đến nên Trần Vân Sanh đã cố ý mang ra. Bức ảnh trên cùng là tấm hình hồi ấy anh ta chụp cho Ngu Mạnh Mai và Trần Vân Sanh.

Trong một bức ảnh đen trắng, hai người phụ nữ xinh đẹp sóng vai nhau. Người lớn tuổi hơn có khuôn mặt hơi dài, mái tóc cắt ngắn gọn gàng, mặc một bộ sườn xám sẫm màu. Cô gái bên cạnh có khuôn mặt trứng ngỗng, tóc xoăn, mặc bộ sườn xám kẻ ô bằng vải bông, hơi hơi nghiêng đầu, chăm chú nhìn cô gái tóc ngắn. Cả hai đều nở nụ cười rạng rỡ.

Các bức ảnh được bảo quản khá tốt, chỉ có giấy ảnh hơi ố vàng theo thời gian. Lật tấm ảnh, phía sau có một hàng chữ màu đen nhỏ: Nếu chuộc được mạng cho người thì cả trăm người phải chết.

Nét chữ không được đẹp lắm nhưng rất nắn nót. Từ màu mực mà nói, những chữ này chỉ mới được viết. Vương Thiệu Kiệt suy đoán, có thể nó đã được viết sau khi Ngu Mạnh Mai qua đời.

Tám ký tự này có trong "Kinh Thi". Nếu có thể làm người sống lại, ta nguyện ý chết trăm lần, có thể thấy được người khắc chữ thật sự vô cùng nhớ nhung người đã khuất. Đối mặt với bức ảnh chụp nhiều năm trước này, Vương Thiệu Kiệt đột nhiên nhớ lại một câu hát mà anh ta đã viết khi xem phim vài hôm trước: Sợ thần tiên sợ cả người thân thuộc, lại vừa muốn trốn chạy cuộc hưng vong.

Cho dù mối quan hệ giữa hai người có tốt đến đâu, chung quy vẫn đánh không lại sinh ly tử biệt.

Ngoài bàn trà, ảnh của Ngu Mạnh Mai và Trần Vân Sanh cũng được trưng bày ngay ngắn trên bức tường trắng trong phòng khách, hầu hết đều là ghi chép về cuộc sống hàng ngày của họ. Có một khoảng trống ở góc trên bên phải, với một chiếc đinh lẻ loi. Vương Thiệu Kiệt nhớ Trần Vân Sanh từng nói Ngu Mạnh Mai luôn treo ảnh anh ta chụp ở trong nhà, anh ta đoán chỗ đó chính là nơi treo bức ảnh ấy. Ở góc bên dưới bức ảnh là một chiếc máy quay đĩa, một chồng đĩa than được để trên chiếc giá ở gần đó.

Vương Thiệu Kiệt cầm từng cái đĩa lên xem một cách cẩn thận.

"Ngại quá, để anh Vương đợi lâu." Trần Vân Sanh nghe xong điện thoại, đi về phía anh ta.

Vương Thiệu Kiệt vừa cười nói "không sao đâu" vừa nhìn Trần Vân Sinh.

Tóc nàng được búi gọn gàng sau đầu, mặc sườn xám nhung đen, ve áo được cài thêm một cây trâm bạc trơn có tua rua. Vì mùa xuân lạnh, nàng còn khoác thêm một chiếc áo choàng cashmere màu trắng.

Trần Mạnh Mai nhìn thấy đĩa than trong tay Vương Thiệu Kiệt, khẽ mỉm cười: "Vào năm 1943 ở Đại lục, chị Mai đã đưa tôi đi thu đĩa hát đầu tiên. Lúc đó tôi đã hát điệu Chánh cung."

Đúng lúc ấy, người hầu đem cà phê lên. Cốc và đĩa đỡ cốc bằng bạc sterling được chạm khắc hoa văn hình chim muông tinh xảo và trang nhã, đặc trưng cho phong cách của các tòa nhà nổi tiếng ở Thượng Hải.

Trần Vân Sanh lấy đĩa nhạc từ trong tay Vương Thiệu Kiệt, đặt nó vào máy quay đĩa, ê a vài câu rồi nhạc vang lên: "Trước cửa nhà ông có một cành mận, trên cành chim đang tranh nhau hót. Hỉ thước hót líu lo trên khắp các tán cây, bay đi rồi lại bay lại..."

"Tôi nhớ rằng cô Trần là người Tân Xương?" Giữa tiếng nhạc, Vương Thiệu Kiệt bắt đầu mở lời.

"Phải, nhưng khi chín tuổi, tôi đã đến huyện Thặng để học diễn chính quy."

"Cô học mất bao lâu?"

"Sau ba năm tốt nghiệp, tôi đã biểu diễn ở một vùng nông thôn gần đây."

"Nếu tôi nhớ không nhầm, thì đến đầu những năm 40 cô mới tới Thượng Hải?"

Trần Vân Sanh gật đầu: "Năm Dân quốc thứ 29, trên một chiếc thuyền ở Ninh Ba."

"Khi đó cô còn rất nhỏ đúng không?"

"Mười lăm tuổi, vẫn là một cô bé cái gì cũng không biết."

"Cô gặp cô Ngu khi nào?"

Trần Vân Sanh mỉm cười: "Cậu Vương, những chuyện này cậu đã từng hỏi rồi."

Vương Thiệu Kiệt xấu hổ. Thực sự có quá nhiều câu hỏi, nhưng không biết hỏi từ đâu nên đã lặp lại cuộc phỏng vấn năm đó. Anh ta thầm tính, Trần Vân Sanh chưa đến 45 tuổi, đáng lẽ ra đây là thời kỳ hoàng kim của các diễn viên kinh kịch.

"Sau khi đến Hồng Kông, hai vị còn lên đài hát kinh kịch Chiết Giang không?" Anh ta tiếp tục hỏi.

Trần Vân Sanh lắc đầu và nói: "Tám năm trước, nhà hát kịch Chiết Giang Thượng Hải đã đến Hồng Kông để biểu diễn, cũng có chị em ngày xưa liên hệ với chúng tôi, hy vọng chúng tôi trở lại. Nhưng khi đó, sức  khỏe chị Mai không tốt nên tôi không đồng ý. Nghe nói trong nước bây giờ rối ren, chắc không về được nữa."

"Có khá nhiều người Thượng Hải và Chiết Giang ở Hồng Kông, mấy năm trước có một bộ kịch Chiết Giang do Trường Thành (3) quay nhận được khá nhiều phản hồi tốt, tôi nghĩ kinh kịch Chiết Giang cũng có thị trường ở Hồng Kông. Tôi chỉ không biết liệu cô Trần có đồng ý bước lên đài một lần nữa hay không?"

Sau khi nghe đề nghị của anh ta, biểu cảm của Trần Vân Sanh hơi phức tạp. Nàng nghiêm túc suy nghĩ một hồi lâu, cuối cùng lắc đầu: "Cô ấy không còn trên cõi này, sân khấu cũng trở nên vô vị."

Tác giả có lời muốn nói:

(1): Theo phỏng vấn cá nhân của Bạch tuyết Tiên, lúc ấy quay phim ở Hồng Kông, bình quân tốn khoảng 6 - 7 vạn. Chi phí sản xuất "Lí Hậu Chủ" lên tới 120 vạn, mức phí chưa từng có vào thời điểm đó.

(2): Đây là vài câu trích từ điệu Tứ cung trong "Vĩnh biệt mười tám".

(3): Vào những năm 1960 ở Hồng Kông, hãng phim Trường Thành đã quay một vài bộ phim kinh kịch Chiết Giang: "Vương Lão Hổ cướp vợ", "Ba lần gặp hoàng muội", "Kim chi ngọc diệp" v.v., tất cả đều do Hạ Mộng diễn.

Bộ truyện này ban đầu lấy linh cảm từ Nhậm Kiếm Huy và Bạch Tuyết Tiên cho nên phần mở màn bắt đầu bằng cảnh Nhậm Bạch ở Hồng Kông. Tuy nhiên, sau khi mình xử lý, bộ truyện này không còn gì liên quan đến Nhậm Bạch nữa (thực ra là OOC hết trơn), tức câu chuyện tromg đây hoàn toàn hư cấu, hơn nữa còn lập lờ đánh lận con đen, bị mình thay đổi địa điểm và thể loại hí khúc, nhân vật chính cũng thành nhân vật do mình tự tạo ra.

Mặc dù thay đổi rất nhiều nhưng do gốc từ Nhậm Bạch nên mình thấy nhạc dạo của truyện tương đối nhẹ nhàng, hàm lượng đường cao, cũng không có nhiều chi tiết nợ nước thù nhà (mình đã đọc một vài bộ thời dân quốc, truyện viết về kinh kịch hầu hết đều rất đau lòng)), bạn có thể yên tâm ăn.

Nghe nói rằng bách hợp rất vắng vẻ, đề tài này còn là loại ít được chú ý trong ít được chú ý. Mình thực sự đã sẵn sàng để nằm lì giữa đường. Nhưng nếu bạn thấy truyện cũng không tệ lắm, xin hãy cổ vũ mình một chút. Xét cho cùng, chỉ dựa vào tình yêu của mình tác giả để phát điện là không đủ :)

---

(Lời của editor: Mình lười quá nên sẽ biên tập tiếp cái khúc này sau).

Đến từ 2021 năm 2 nguyệt 15 ngày bán sau: Phía trước có người cầu quá nhậm bạch toàn bổn 《 Lý sau chủ 》. Lúc ấy ta thật đáng tiếc mà trả lời, 《 Lý sau chủ 》 không có ra đĩa, trước mắt không có toàn bổn. 2 nguyệt 12 ngày có người ở tiểu phá trạm đã phát 《 Lý sau chủ 》 toàn bổn, còn có hứng thú bằng hữu có thể đi xoát một chút.
https:// bilibili /video/BV1By4y1E7Vr
------------
2021 năm 2 nguyệt 16 ngày bán sau: Xem xong 《 Lý sau chủ 》 toàn bổn, phát hiện ta phạm vào một sai lầm. Điện ảnh phiên bản là không có 《 đi quốc quy hàng 》 trận này. Nhưng là xuất phát từ đối 《 đi quốc quy hàng 》 yêu thích, chính văn vẫn là không làm sửa chữa, nhân đây thuyết minh. PS. Tiểu phá trạm hẳn là thu băng lại phiên bản, họa chất cao hồ, nhưng vô luận như thế nào, có toàn bổn đều là đáng giá cảm ơn

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top