Tây Tiến (đoạn 3)

Cả bài thơ là nỗi nhớ dạt dào về tây tiến, với những kỉ niệm một thời. những khó khăn trong cuộc sống và chiến đấu. cũng như những giờ phút thanh bình bên người dân tây bắc. bài thơ còn miêu tả rất thực về hình ảnh của người lính. Về tinh thần và những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Tây tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 

Đêm mơ hà nội dáng kiều thơm 

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chién trừơng đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành

Môt đoạn thơ khắc họa rõ về những chàng trai tây tiến. và hình ảnh tả thực gợi lên trong lòng người đọc nhiều niềm thương cảm và cả ngưỡng mộ.

Đoạn được mở đầu bằng lời miêu tả thẳng không chút tránh né sự thật.

Tây tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Cuộc sống chốn rừng núi tây bắc thiếu thốn vô cùng. Quân chiến đấu không đủ ăn, mặc không đủ ấm. để chiến đấu họ phải cạo trọc đầu tạo thành đoàn “vệ trọc” “vệ đỏ” để P ko thể nắm được họ. nhưng nguyên nhân khác là những cơn sốt rét rừng cực kỳ nguy hiểm, cứ đe dọa, rình rập. sẵn sàng lấy đi tính mạng của họ bất cứ lúc nào. 

Trong bài “đồng chí” chính hữu cũng đã có đề cập tới những khó khăn và căn bệnh này

Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá 

Miệng cười buốt giá, chân không dày

….

Sốt run người vầng tráng ướt mồ hôi.

Căn bệnh này thì bất cứ người lính nào cũng gặp nhưng đến với bài tây tiến ta những người chưa chứng kiến mới có thể hiểu được một cách chân thực nhất. Đó là sự thật không phải là nói quá hay là nói để tạo ấn tượng. thật thú vị vì nhà thơ lấy chính cái hiện thực khổ khốc liệt để biến thành niềm kiêu hãnh tự tốn cho mình. Đó là cái tên khác của tây tiến: “ đoàn quân không mọc tóc.” Cũng như phạm tiến duật gọi đoàn xe không kính của mình. Đó là một cách gọi dí dỏm thể hiện sự lạc wan và chất lính. Câu tiếp theo chia làm hai vế quân xanh màu lá/ dữ oai hùm. Màu xanh là màu xanh của lá ngụy trang hay chính là màu xanh da thịt của người lính cho quá vất vả và chịu đựng căn bệnh làm da nhợt nhạt không sức sống.

Như tố hữu cũng nói

Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật

Đâu còn tươi nữa những ngày qua.

cả đoàn quân sao mà yếu ớt nhưng bên cạnh đó là cả một khí thế oai phong. Cái bi đặt bên cái tráng làm nổi bật cái oại phong của đoàn quân. Ba tiếng “dữ oai hùm” tạo nên âm hửơng mạnh mẽ hùng tráng cho câu thơ. Người đọc cảm nhận khí thế của đoàn quân ra trận, dù yếu nhưng đã đánh cho P phải khiếp sợ. 

Dù cuộc sống có khó khăn nhưng những người lính tây tiến vẫn mang trong mình lắm mộng mơ, và khát vọng hòai bão.

Mắt trừg gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ hà nội dáng kiều thơm.

Hai câu mang hai chữ “mộng” và “mơ”. Từ trừng được dùng khá đặc sắc, nó cho thấy bao tâm nguỵên, khát vọng hoài bão tự đáy lòng đều gửi cả ở ánh mắt. “mắt trừng” không phải chỉ hành động mạnh nhìn trừng trừng zữ zằn, dọa nạt mà là cái nhìn đau đáu, khôn nguôi thể hiện những mong ước đến khắc khoải, mong ước về một ngày chiến thắng kẻ thù. chữ “mộng” khiến câu thơ chùng xuống ẩn chứa cảm xúc bâng khuâng. câu thơ của quang dũng khiến ta nhớ tới một câu thơ của nguyễn đình thi

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Nhớ “người yêu” hay nhớ “dáng kiều thơm” làm hình ảnh người lính trở nên gần gũi hơn rất nhiều. vì nỗi nhớ rất đỗi bình thường của những chàng thanh niên, nhưng trong lúc khó khăn cũng thật cao quý. Nỗi nhớ và những mộng mơ giúp tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để vượt lên hoàn cảnh. Để vượt wa thiếu thốn vật chất, những con đau dằn xé. Để ko gục bởi hoàn cảnh trứơc khi gục trước kẻ thù. Quang dũng đã viết nên bốn câu thơ đầu với cái nhìn đa chiều, phong phú. Để ta thấy đằng sau phong thái hùng dũng cũng có một tâm hồn trẻ và tài hoa.

Hai câu thơ tiếp theo là sự tiếp nối của sự chiến đấu giành độc lập tự do. Đó là sự hy sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trừơng đi chẳng tiếc đời xanh.

Nếu ta chỉ đọc câu thơ đầu thì không thể không xúc động trước cái hiện thực quá đỗi bi thương. Cả một đoàn quân đang đi trên con đừơg dài thì thỉnh thoảng có một người ở lại sau lưng. Bên đường lại mọc lên một nấm mồ. giữa rừng núi, không một nén hương, không nước mắt người thân. Những cái chết cô độc giữa rừng lạnh lẽo. bi thảm. nhưng câu thơ sau như một lực kéo vô hình nâng câu đầu lên để kéo cái bi thảm thành cái bi tráng. Câu thơ thứ hai chính là câu hát đầu thách thức ngạo nghễ của các chàng trai. Biết đi là hy sinh đó nhưng một khi đã đi thì không quay đầu trở lại. dù có hy sinh cũng là sự hy sinh xứng đáng. Nói không tiếc thì cũng ko thể vì họ là thanh niên còn nhiều cái chưa làm đưọc, nhưng đây là hiến dâng phần còn lại của cuộc đời cho tổ quốc nên không tiếc nữa. như anh lính trong dáng đứng việt nam

Và anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Những sự hy sinh vĩ đại. dù ta không thể biết ai đã hy sinh nhưng nguỹên khoa điềm của từng khẳng định “không ai nhớ mặt đặt tên. Nhưng họ đã làm nên đất nước.”

Một khi xác định được lý tửơng những người lính xem cái chết mình nhẹ tựa lông hồng.

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành.

Cuộc sốg thiếu thốn đến nỗi không có mảnh chiếu che thân nhưng với quang dũng mảnh áo kia chính là “áo bào” như những chiến tướng của ngày xưa. Một cái chết hào hùng và sang trọg vì là chết cho đất nước. đất đã sinh ra anh và lại đón nhận anh trở về khi đã làm xong nghĩa vụ thiêng liêng của anh. Anh ra đi không mang theo tiếng khóc của đồng đội nhưng tiếng gầm của sông mã đã tiễn anh ra đi. Cả quê hương đất nước như đang tiếc thương đưa anh về đất. vẫn là cái chết nhưng lại hào hùng. Ko bi lụy mà bi tráng. Đây là điểm nhấn xuyến suốt bài thơ. Là cái đặc sắc của quang dũng. Nhưng lúc bài thơ ra đời nhìu ngưòi không hiểu được. họ coi việc nói thực là cái chết là kể lể, yếu mềm theo kiểu tiểu tư sản. nhưng họ chưa hiểu được sâu là đằng sau cái chết là cái hào hùng. Cái chết chỉ là cái nên cho sự vinh quang. 

ở đây sông mã một lần nữa đựơc nhắc lại khi nói đến tây tiến. điều đó khẳng định sự hy sih và ra đi của các anh đã đi vào bất tử khi thân xác hòa vào cỏ cây và vào đất mẹ thiêng liêng. 

Đoạn thơ đã tạo nên được khí thế của đoàn quân. Những người lính với ý chí kiên cường, nghị lực và những ước mơ. Họ đã ra đi, chiến đấu và hy sinh. Họ đã bảo vệ tổ quốc không tiếc đời mình. Quang dũng là thể hiện đựơc điều đó bằng bút pháp tả thực và cả lãng mạn. nhà thơ bộc lộ đưọc tinh thần của một chiến sĩ cụ hồ thời chống pháp. 

“đoàn vệ quốc quân một lòng ra đi

Nào có xá chi đâu ngày trở về.”

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: