tt hcm ve dc
Công tác tư tưởng: đó là việc nắm bắt tình hình tư tưởng trong nội bộ và dư luận; lắng nghe chia sẻ về các vấn đề trong đơn vị, trong cơ quan, nơi cư trú, trong Đảng; giải đáp các thắc mắc; lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng… Đây là công tác đặc biệt quan trọng mà các chi bộ cần quan tâm. Bởi có nhiều vấn đề, đảng viên (hoặc quần chúng) không mạnh dạn nêu ý kiến thì cấp ủy đinh ninh rằng “không có vấn đề gì”, kỳ thực họ không dám nói, không thể nói hoặc không tin tưởng để trình bày. Chẳng hạn, ở một chi bộ trường học, đảng viên có thắc mắc về mức thu nhập tăng thêm vào dịp Tết, như vì sao năm nay ít hơn năm trước, vì sao người này ít hơn người kia, vì sao trường này ít hơn trường khác…; họ có thể thắc mắc chung (như là một tâm tư) hoặc thắc mắc cho ai đó cụ thể… Cấp ủy, chi bộ cần quan tâm lắng nghe các ý kiến, dư luận về vấn đề này thông qua các sinh hoạt hoặc qua các cá nhân, rồi trình bày trong sinh hoạt chi bộ, đồng thời khuyến khích các đảng viên phát biểu. Nếu không ai có ý kiến khác thì mặc nhiên phải chấp hành tinh thần chung, không được phát biểu khác với tinh thần đó, đồng thời giải thích, tác động đến những người có ý kiến khác. Do đó, với một số sự việc, nếu không giải quyết dứt điểm từ khi manh nha mà để tích tụ lâu dài, âm ỉ thì có thời điểm sẽ bộc phát hoặc làm mất đoàn kết nội bộ.
Công tác tổ chức: là việc sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; phân công, phân nhiệm cho đảng viên và quần chúng trong đơn vị; quy hoạch, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ… Một tổ chức qua quá trình hoạt động thường bộc lộ những ưu và khuyết, các cá nhân qua phân công, giao việc cũng có thể thể hiện được mặt mạnh, mặt yếu. Do đó, cần thiết có sự sắp xếp, điều chỉnh để phát huy các ưu điểm, hạn chế, khắc phục các khuyết điểm. Chẳng hạn, ở một chi bộ khu phố, sau khi xem xét lại việc phân công các đảng viên phụ trách các tổ dân phố, thấy có một số đảng viên chưa phát huy được, do không có điều kiện bám sát địa bàn, do sự phối hợp chưa tốt giữa đồng chí này với ban điều hành tổ… thì nên phân công lại để các hoạt động được nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Hay ở chi bộ cơ quan, công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, đề bạt cán bộ là rất quan trọng, cần đưa ra chi bộ bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ, công khai. Tránh tình trạng làm công tác cán bộ mà “úp mở”, tạo ra nhiều dư luận không hay thì không chỉ nguy hại cho đơn vị mà còn ảnh hưởng đến sự phấn đấu của các cá nhân. Do đó, chi bộ cần phát huy dân chủ, trí tuệ, tinh thần trách nhiệm để đưa ra những ý kiến khách quan, công tâm cho công tác tổ chức.
- Công tác kiểm tra, giám sát: có hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên (như với việc thi hành Điều lệ Đảng, chấp hành quy định đảng viên không được làm, về tư cách đạo đức…), định kỳ (kiểm tra thẻ đảng, qua đợt phân tích chất lượng đảng viên cuối năm, kiểm tra việc thu chi đảng phí…), đột xuất (khi có dấu hiệu vi phạm, có biểu hiện hoặc dư luận không tốt, khi có yêu cầu của cấp trên…). Nói chung, việc kiểm tra thường ít được thể hiện rõ nét, trừ khi có các vụ việc cụ thể, nhưng việc giám sát thì chi bộ không nên lơ là. Nhất là trong điều kiện hiện nay, trong sinh hoạt tại cơ quan, đơn vị, cá nhân đảng viên ít bộc lộ mình, chi bộ ít có điều kiện quan tâm đến đời sống riêng của đảng viên, thì việc giám sát qua sinh hoạt chi bộ lại càng cần thiết. Chẳng hạn, quan tâm, giám sát xem mức sống của đảng viên dạo này ra sao, đời sống gia đình thế nào…, nhất là khi có những biểu hiện khác thường (như thể hiện sự chưng diện quá mức, tiêu xài xa hoa…). Việc giám sát đó không chỉ để hiểu rõ về đảng viên của chi bộ mà còn có thể tạo điều kiện kiểm tra tốt hơn khi cần, hoặc ngăn ngừa những diễn biến tiêu cực của đồng chí mình. Trong công tác này, vai trò của cấp ủy là rất quan trọng, bởi thường chỉ cấp ủy mới có đủ “uy” và “thế” để thể hiện sự giám sát đối với đảng viên trong chi bộ, từ đó phát huy vai trò của tập thể trong công tác giám sát.
- Công tác phát triển đảng: là việc xét chọn quần chúng vào diện cảm tình đảng; phân công đảng viên giúp đỡ quần chúng; tiến hành các thủ tục kết nạp đảng… Ở một số chi bộ, công tác phát triển đảng chậm hoặc không đạt chỉ tiêu dù có nguồn đông đảo, phần nhiều là do cấp ủy chưa quan tâm đúng mức. Để thường xuyên “nhắc nhở” cấp ủy phải chú trọng hơn đến công tác này, chi bộ nên có hẳn một phần nội dung về phát triển đảng trong các kỳ sinh hoạt chi bộ. Ở phần này, chi bộ nên dân chủ thảo luận xem xét việc đưa ai vào diện cảm tình đảng, phương hướng thử thách, rèn luyện quần chúng ưu tú ra sao, phân công ai giúp đỡ quần chúng, phân công cấp ủy viên phụ trách hồ sơ phát triển đảng… Nếu có nhiều quần chúng trong diện phát triển đảng, nên có một cuộc sinh hoạt chuyên đề về nội dung này để bàn sâu và cụ thể các biện pháp.
- Công tác vận động quần chúng: lãnh đạo các đoàn thể trong đơn vị; phân công đảng viên thực hiện công tác vận động quần chúng… Hầu hết các cơ quan, đơn vị có quần chúng ngoài Đảng và các tổ chức quần chúng, vì vậy trong sinh hoạt chi bộ cũng cần có một phần nội dung về công tác này. Chi bộ nên bàn kỹ phương hướng hoạt động, các biện pháp cụ thể để các đoàn thể hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên, phân công cấp ủy viên hoặc đảng viên trực tiếp phụ trách, theo dõi đoàn thể… Đặt yêu cầu của chi bộ đối với công tác này để xác định rõ hơn vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng đối với các đoàn thể, chứ không phải chỉ là nhiệm vụ của cấp ủy viên, vừa phát huy trí tuệ tập thể vừa khẳng định trách nhiệm của từng đảng viên đối với công tác này
Phát huy phong cách dân chủ của người đứng đầu: Để phát huy dân chủ trong chi bộ thì trước hết cần phát huy cao nhất phong cách dân chủ của bí thư chi bộ. Người lãnh đạo phải dân chủ trong giao việc, trong thảo luận, chủ trì các cuộc họp một cách cởi mở, biết động viên, khuyến khích tự phê bình và phê bình, những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, trung thực phải được tôn trọng, tiếp thu một cách cầu thị; đồng thời, kịp thời chấn chỉnh, phê phán những cá nhân vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ hoặc có ý kiến thiếu tính xây dựng, bảo thủ trong trao đổi, thảo luận.
Giao nhiệm vụ cho từng cán bộ, đảng viên công khai, dân chủ: Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ của Trưởng ban, vụ trưởng, bí thư chi bộ căn cứ vị trí công tác, năng lực của từng cán bộ, đảng viên lên kế hoạch giao nhiệm vụ cho từng cán bộ, đảng viên; mỗi đồng chí trong vụ đều chủ trì hoặc làm thư ký ít nhất một công việc hoặc đề án, với quan điểm mỗi đồng chí đều tham gia tổng thể các nhiệm vụ của đơn vị. Trong quá trình thảo luận, bí thư chi bộ - vụ trưởng đặc biệt quan tâm chỉ đạo thảo luận kỹ các công việc hoặc đề án lớn, quan trọng, các đề án thuộc nhiệm vụ của nhóm công tác này nhưng lại giao cho nhóm công tác khác thực hiện, nhất là những công việc đột xuất được Lãnh đạo Ban giao. Do vậy, sau khi nhận quyết định giao nhiệm vụ, các nhóm công tác, người chủ trì, người tham gia đều chủ động triển khai công việc; bí thư chi bộ - vụ trưởng có cơ sở để chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ các nhóm công tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nên chi bộ, vụ đã hoàn thành tốt các công việc trong kế hoạch và nhiều công việc đột xuất lớn, quan trọng khác.
Phát huy dân chủ từ khâu dự thảo đến khi hoàn thành từng công việc. Đồng chí chủ trì công việc chủ động dự thảo và thảo luận trong nhóm công tác để bổ sung, sửa đổi dự thảo; sau khi bí thư - vụ trưởng tham gia ý kiến, dự thảo được gửi cho tất cả cán bộ, công chức nghiên cứu trước; tùy theo tính chất quan trọng, quy mô của công việc, bí thư chi bộ - vụ trưởng quyết định thảo luận tập thể một lần hay nhiều lần. Trong mỗi lần thảo luận, 100% cán bộ, công chức phải trình bày ý kiến của mình; những đề xuất mới, những ý kiến trái chiều, những vấn đề thực tiễn đang phát sinh ở cơ sở đều được khuyến khích tham gia; những nội dung dự kiến tiếp thu đều phải được các ý kiến khác phản biện lại, trước khi bí thư chi bộ-vụ trưởng kết luận phương án tiếp thu cuối cùng. Do qua nhiều lần thảo luận, những nội dung chính yếu của từng công việc được phân tích, mổ xẻ cả về lý luận, thực tiễn nên hầu như các dự thảo đều đạt chất lượng và đúng tiến độ.
Tránh “dân chủ hình thức”, năng lực toàn diện của cán bộ, đảng viên được phát huy cao nhất khi dân chủ trong chi bộ, trong đơn vị được thực hiện đầy đủ, đúng đắn. Do vậy, cần hết sức tránh “dân chủ hình thức” nhằm hợp thức hóa ý kiến thủ trưởng hoặc người chủ trì công việc mà thực chất là bảo thủ; “dân chủ hình thức” kìm hãm, làm thui chột ý chí đấu tranh tự phê bình và phê bình. Đồng thời chi bộ kịp thời chấn chỉnh những cán bộ, đảng viên có tư tưởng né tránh sự thật, “im lặng là vàng”, “dĩ hòa vi quý”, “ngại nêu ý kiến trái chiều”… để khơi dậy và phát huy dân chủ của mỗi cán bộ, đảng viên trong chi bộ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top