TT_HCM_DC
Câu 1: Phân tích các cơ sở, nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM ? Theo anh (chị) đâu là nguồn gốc quan trọng nhất và chứng minh ?
a)Các cơ sở, nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM:
*Kế thừa tinh hoa văn hoá của dtộc VN (kế thừa những gtrị truyền thống tốt đẹp của dtộc)
- Thông qua qtrình đtranh dựng nước và đtranh giữ nước đất, HCM đã xây dựng cho đất nươc1 nền văn hoá riêng rất phong phú và bền vững đươc thể hiện bằng :
+ Truyền thống yêu nước, ý chí đtranh bất khuất kiên cường để dựng nước và giữ nước.
+ Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, truyền thống nhân nghĩa cho nên HCM đã nhấn mạnh 4 chữ "đồng". Đó là đồng tình, đồng sức, đồng lòng và đồng minh.
+ Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong sản xuất và trong chiến đấu.
+ Truyền thống lạc quan yêu đời
*Kế thừa tinh hoa văn hoá của nhân loại:
- Kế thừa nho giáo: (nho, y, lý, số)
+ Những yếu tố duy tâm lạc hậu phản động của nho giáo (tư tưởng đẳng cấp, coi khinh lao động chân tay, khinh thường phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, khinh thường danh lợi) thì HCM ra sức phê phán.
+ Những yếu tố tích cực của nho giáo có sức sống hàng mấy nghìn năm như triết lý hành động, triết lý tư tưởng nhập thế để hành đạo giúp đời và lý tưởng về 1 XH bình dị (tức là ước vọng về một XH an ninh, mọi người hoà chung mục đích và thế giới đại đồng).
+ Về triết lý nhân sinh:
\ Con người phải tu tâm, dưỡng tính.
\ Đề cao văn hoá lễ giáo và tạo ra một truyền thống hiếu học.
Những triết lý tốt đẹp đó HCM đã tiếp thu và biết vận dụng vào những điều kiện cụ thể.
- HCM đã kế thừa phật giáo:
Những yếu tố tư tưởng của phật giáo HCM kế thừa thể hiện trong tư duy, trong hành động và trong cách ứng xử của HCM: từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh....
- HCM kế thừa CN tam dân của Tôn Trung Sơn ở TQ (dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc).HCM đã kế thừa CN tam dân để vận dụng vào đkiện cụ thể của nước ta.
- Kế thừa tư tưởng phương Tây:
+HCM tìm hiểu châm ngôn tự do, nhân quyền, bác ái để xây dựng tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái cho dtộc VN.
+Kế thừa truyền thống dchủ và tiến bộ của nước Pháp
+Kế thừa và tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của phương Tây (trong kỷ nguyên ánh sáng)
*Nguyễn Ái Quốc tiếp thu CN Mác-Lê:
-Tiếp thu luận cương của Lênin về vấn đề dtộc và thuộc địa
-Tiếp thu và vận dụng CNMác-Lê một cách sáng tạo không giáo điều, không câu chữ đặc biệt học tập kinh nghiệm xử lý câu chữ của Mác-Lênin
-HCM đã tìm cách tuyên truyền và giảng dạy CN Mác-Lênin phù hợp với từng đối tượng và phù hợp với từng thời kỳ lịch sử khác nhau.
-HCM đã học tập những kinh nghiệm tốt đẹp của Đảng CS anh em.
-HCM luôn2 quan tâm, đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của CN Mác-Lênin.
*Yếu tố chủ quan của con người HCM:
-Con người và quê hương của HCM:
+Quê hương (Nam Đàn-Nghệ An): có truyền thống yêu nước và truyền thống CM lâu đời. Đó chính là mảnh đất địa linh nhân kiệt có nhiều thiên tài kiệt xuất.
+Con người:
\Có khả năng tiếp thu nhanh nhạy cái mới, đó là tư chất thông minh của HCM. Tuy HCM ít học và học dang dở là chủ yếu nhưng tự học và thành tài.
\HCM là con người có hoài bão và chí lớn, Bác đã truyền quyết tâm cho cả dtộc và quyết tâm hoàn thành sự nghiệp lớn.
\Luôn làm chủ bản thân trong mọi tình huống: HCM luôn2 nghiêm khắc với chính bản thân mình nhưng Bác luôn2 rộng rãi độ lượng với người khác.
\Luôn2 cố gắng biến quan điểm của mình trở thành thực tiễn.
\Là người rất giỏi xây dựng và tổ chức phong trào.
Vì vậy, Hêlen TuốcMêrơ nói có lý khi viết rằng: "HCM là hình ảnh hoàn chỉnh của sự kết hợp. HCM có đức khôn ngoan của phật, HCM có lòng bác ái của chúa Jêxu, triết học của CacMac, thiên tài CM của Lênin, tình cảm của người chủ gia đình lớn. Năm yếu tố đó được kết hợp trong một dáng dấp tự nhiên". Câu nói đó trong tác phẩm: "Để trở thành người Bác như thế nào" của nhà xuất bản Viện Hàn Lâm khoa học BaLan được viết năm 1986 đúng lúc nhà nước ta xây dựng XHCN.
b)Chủ nghĩa Mac- Lênin là nguồn gốc quan trọng nhất :
Đứng trước tính hiện thực của học thuyết mácxit, HCM đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng HCM. Các tác phẩm và bài viết của HCM phản ánh tư tưởng cách mạng của người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Điều này được chính bản thân chủ tịch HCM khẳng định : "Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân việt nam, không những là cái "cẩm nang " thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản "
Đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, HCM đã nắm bắt vững cái cốt lõi, linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cách mạng việt nam.
Câu 2: Luận giải sự đúng đắn trong tư tưởng HCM khi lựa chọn con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam?
Đến với chủ nghĩa Mác lênin, HCM đã tìm thấy cơ sở lý luận chắc chắn cho con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đó là con đường CM vô sản.Người khẳng định : "chỉ có CNXH, CN cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức" và "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành CMXHCN thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn", "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không con đường nào khác con đường CM vô sản".
HCM nêu những khái niệm về CNXH :
* CNXH là XH ngày càng tiến lên, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt. Bởi vì CNXH là một XH có sự phát triển đồng đều cả về KT - XH, cả về vật chất và tinh thần.
* CNXH nói một cách tóm lược, mộc mạc trước hết là cho người lao động thoát khỏi bần cùng, được sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
* CNXH là một XH dân giàu nước mạnh, CNXH là sự phát triển phồn vinh của đất nước, dân tộc làm cho người đói trở nên ấm no...
* CNXH làm cho người lao động ai cũng có cơm ăn áo mặc, được học hành, ốm đau có thuốc chữa bệnh, CNXH có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yêu cho đại bộ phận người dân.
* CNXH làm cho các dân tộc bình đẳng, đoàn kết cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Chính vì vậy sự lựa chọn con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam là hoàn toàn có căn cứ và dựa trên những cơ sở sau :
* Chỉ có CNXH - CNCS mới triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng XH, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, đem lại vị trí làm chủ chân chính cho người lao động.
* Chủ nghĩa XH xóa bỏ triệt để chế độ chiếm hữu nô lệ tư bản tư nhân, CN về tư liệu sản xuất, là nguồn gốc sinh ra tình trạng người bóc lột người, xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu cơ sở kinh tế đảm bảo cho nhân dân lao động thoát khỏi đói nghèo hướng tới cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây dựng XH công bằng, dân chủ văn minh tạo điều kiện giải phóng và phát triển con người toàn diện.
* CM XHCN ( T10 /1917) Nga thắng lợi mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Tính tất yếu của thời đại mới đã tạo khả năng và điều kiện để các dân tộc đi lên CNXH, đem lại những nhận thức mới trong quan niệm và giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc một cách triệt để.
* Đi lên CNXH là quy luật tiến hóa của lịch sử. Vì vậy người đã lựa chọn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là con đường tất yếu.
- Người khẳng định rằng : " Nước có độc lập mà dân vẫn cứ đói, dân vẫn cứ rét thì độc lập tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì". Muốn cho dân giàu, nước mạnh không có con đường nào khác là đi lên CNXH, chỉ có CNXH mới thực hiện được "Ham muốn tột bậc" của Người và khát vọng lâu dài của dân tộc ta là :"Ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc và được học hành đầy đủ ".
Câu 3: Chứng minh luận điểm sau của HCM "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công"?
a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng :
HCM cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX bị thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoàn kết được thành mộtkhối thống nhất. Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thành công phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc. Do đó, đoàn kết trở thành vấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng. HCM đi đến kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cách mạng vô sản. Người đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng vô sản vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng lý luận cách mạng thuộc địa, trong đó Người quan tâm nhiều đến vấn đề lực lượng cách mạng và phương pháp cách mạng. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.
HCM đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công; Đoàn kết là điểm mẹ; điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt; Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công. HCM luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong". Đồng thời, Người lưu ý rằng, nhân dân bao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo, do đó phải đoàn kết nhân dân vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Để làm được việc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của
nhân dân lao động, làm "mẫu số chung" cho sự đoàn kết.
Với HCM đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Đó là cái đảm bảo chắc chắn nhất cho CM thắng lợi, người cho rằng "trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì quý bằng lực lượng đoàn kết nhân dân" và "đại đoàn kết là một lực lượng tất thắng. Nhờ đại đoàn kết mà CM đã thắng lợi, kháng chiến đã thành công. Nay chúng ta đại đoàn kết thì cuộc đấu tranh chính trị của chúng ta nhất định thắng lợi, nước nhà nhất định thống nhất".
- Khẩu hiệu "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công" mà Người nêu ra trở thành lời hiệu triệu vang dội núi sông, thức tỉnh mọi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết" ba từ "đoàn kết" đó là sự thể hiện: Đoàn kết trong Đảng, Đoàn kết trong dân, đoàn kết quốc tế. Khẩu hiệu đó đã tập hợp toàn dân trong mặt trận Việt minh (1941 - 1945) đã đánh Pháp đuổi Nhật làm nên thắng lợi cách mạng tháng tám - 1945. Hội liên Việt (5/1946) tranh thủ cổ vũ tấm lòng yêu nước của nhâ sĩ trí thức cũ, mặt trận việt - việt (3/1951)động viên toàn dân kháng chiến chống pháp xâm lược bảo vệ thành quả cách mạng tháng tám, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. Cách mạng Việt Nam càng tiến lên qua các hình thức tổ chức mặt trận tập hợp toàn dân, khối đại đoàn kết càng sâu rộng và thắng lợi càng rực rỡ.
- HCM đã nhận rõ cơ sở khách quan của khối đại đoàn kết dân tộc và tin tưởng vào đòng bào dù có tôn giáo hay không có tônn giáo người kêu gọi phải đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, già trẻ, gái trai.... " đoàn kết là chiến lược lâu dài chứ không phải là sách lược tạm thời". Người là hiện thân là ngọn cờ của khối đại đoàn kết dân tộc. Người đã phấn đấu không mệt mỏi cho sự củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công - nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhằm tập hợp đoàn kết mọi tầng lớp, mọi đảng phái, mọi tôn giáo, dân tộc để bao vây cô lập kẻ thù, phá tan chính sách của chúnng, để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Rõ ràng là tư tưởng về đoàn kết của HCM một khi trở thành chiến lược CMVN đã tạo nên một sức mạnh vô địch để dân tộc ta " nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng". Đó là sức mạnh của đoàn kết toàn dân kết hợp với sức mạnh thời đại để CM dân tộc tiến tới " Độc lập, tự do, hạnh phúc" vì thế có thể khẳng định rằng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi là một thành công lớn của HCM. Người đã tập hợp được những tổ chức CM chân chính về một mối, quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng được tình đoàn kết quốc tế. Đó là kết quả của nhà tổ chức vĩ đại HCM, biến khẩu hiệu nổi tiếng "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công" thành hiện thực, thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ thành sức mạnh vật chất cực kỳ to lớn đánh thắng những thế lực thù địch hung bạo, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đoàn kết mãi là một lực lượng to lớn của dân tộc việt nam. Đoàn kết là một lực lượng vô địch.
- Người đã mở rộng khối đại đoàn kết của dân tộc, phát huy cao độ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nâng cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc Việt Nam lên một tầm cao mới. Trở thành đường lối chiến lực của CMVN
Câu 4: Theo tư tưởng HCM anh chị hãy cho biết : Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của ai? Luận giải quan điểm này có căn cứ khoa học?
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam :
- Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân. Điều này được HCM khẳng định trong nhiều tác phẩm. Đồng thời Người cũng luôn khẳng định ĐCSVN là Đảng của giai cấp CN, Đảng của nhân dân, của dân tộc Việt Nam.
* Tại đại hội II báo cáo chính trị HCM nêu rõ " trong giai đoạn hiện nay, quyền lợi của giai cấp CN - nhân dân lao động - dân tộc thống nhất là một. Chính vì vậy Đảng CSVN là Đảng của giai cấp Cn và nhân dân lao động nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt nam"
- Tuy cách thể hiện khác nhau nhưng ĐCSVN là Đảng của giai cấp công nhân. Khi Đảng mang những tên gọi khác nhau nhưng Đảng ta chỉ mang bản chất của giai cấp CN.
- Khi khẳng định Đảng ta là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc thì toàn bộ nguyên tắc tổ chức sinh hoạt, cơ sở lý luận của Đảng vẫn tuân thủ chặt chẽ học thuyết Mác lê nin về Đảng kiểu mới của giai cấp CN.
- HCM khẳng định : tuy giai cấp CNVN số lượng ít so với dân số nhưng nó đủ phẩm chất và năg lực lãnh đạo các giai cấp khác làm CM để xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Tầng lớp khác tuy đông đảo nhưng không đảm đương được vao trò lãnh đạo XH, mà chịu sự lãnh đạo của giai cấp CN trong cuộc cách mạng giải phóng mình.
- Quan niệm ĐCSVN không chỉ của giai cấp CN mà còn của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối với CMVN. Trong Đảng ngoài thành phần giai cấp CN còn có các thành phần khác nhưg tính chất giai cấp CN phải được tăng cường để đảm bảo tính thống nhất giữa yếu tố giai cấp và cũng để đảm bảo sự thống nhát giữa yếu tố giai cấp và dân tộc. Sức mạnh của Đảng không chỉ bắt nguồn từ giai cấp CN mà còn từ các giai cấp khác làm cho Đảng ta ngày càng lớn mạnh và nhân dân Đảng là coi của mình.
Câu 5: Thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN ?theo tư tưởng HCM nhà nước hiện nay đã vận dụng quan điểm này như thế nào?
Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều này được quy định khách quan từ cơ sở kinh tế và chế độ chính trị XHCN. Về cơ sở chính trị, nó xuất phát từ bản chất của nhà nước là nhà nước của giai cấp công nhân mà ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân là thống nhất với ý chí, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân lao động, của dân tộc, sự thống nhất về lợi ích đó dẫn đến sự thống nhất về ý chí và hành động của tuyệt đại quần chúng nhân dân lao động. Về cơ sở kinh tế của nhà nước, nhà nước là nhà nước được xây dựng trên nền tảng kinh tế XHCN, với chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu, nghĩa là nhân dân lao động chính là chủ sở hữu của các tư liệu SX chủ yếu. Đây chính là điều kiện để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bởi vì giai cấp nào, lực lượng nào nắm giữ kinh tế (mà chủ yếu là nắm giữ các TLSX quan trọng) thì giai cấp ấy, lực lượng ấy mới thật sự nắm giữ quyền lực chính trị.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay Đảng ta đã vận dụng tư tưởng HCM để xây dựng Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ mới như sau :
a) Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân
Quyền làm chủ thật sự của nhân dân chính là một nội dung cơ bản trong yêu cầu
xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng HCM. Vận dụng tư
tưởng HCM về xây dựng Nhà nước đòi hỏi phải chú trọng bảo đảm và phát huy
quyền làm chủ thật sự của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong
vấn đề này, việc mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý
nghĩa quan trọng. Chính vì vậy, quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa
bằng Hiến pháp và pháp luật, đưa Hiến pháp và pháp luật vào trong cuộc sống. Cần chú ý đến việc bảo đảm cho mọi người được bình đẳng trước pháp luật, xử phạt nghiêm minh mọi hành động vi phạm pháp luật, bất kể sự vi phạm đó do tập thể hoặc cá nhân nào gây ra. Có như vậy dân mới tin và mới bảo đảm được tính chất nhân dân của Nhà nước ta.
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, ngoài vấn đề thực thi nghiêm chỉnh pháp luật, còn cần chú ý tới thực hiện những quy tắc dân chủ trong các cộng đồng dân cư, tùy theo điều kiện của từng vùng, miễn là các quy tắc đó không trái với những quy định của pháp luật. Theo đó, cần thực hiện tốt các Quy chế dân chủ ở cơ sở đã được Chính phủ ban hành.
b) Kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước
Vận dụng tư tưởng HCM về lĩnh vực này đòi hỏi phải chú trọng cải cách và xây dựng, kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, bảo đảm một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh. Muốn vậy, phải đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, phục vụ đắc lực và có hiệu quả đối với nhân dân. Kiên quyết khắc phục quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực thực hành nhiệm vụ công chức kém cỏi.
Thực hiện tư tưởng HCM trong điều kiện hiện nay còn cần chú ý cải cách các thủ tục hành chính; đề cao trách nhiệm trong việc giải quyết các khiếu kiện của công dân theo đúng những quy định của pháp luật; tiêu chuẩn hóa cũng như sắp xếp lại đội ngũ công chức, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức, vừa có tài, tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ. Nguồn lực đội ngũ công chức yếu thì không thể nói đến
một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân mạnh được. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được đặt lên hàng đầu và phải được tiến hành thường xuyên, bảo đảm chất lượng. Theo đó, hệ thống các trường trong cả nước, nhất là các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề, đặc biệt là các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành tư pháp phải được đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo.
c) Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng tất yếu gắn liền với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đây là trách nhiệm cực kỳ quan trọng của Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền. Trong giai đoạn hiện nay, vận dụng tư tưởng HCM
vào việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở những nội dung
như: lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: lãnh đạo bằng đường lối, bằng tổ chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan Nhà nước, bằng vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước, bằng công tác kiểm tra, Đảng không làm thay công việc quản lý của Nhà nước. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống
chính trị trên cơ sở bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước theo luật định. Bản chất, tính chất của Nhà nước ta gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, do đó, đến lượt Đảng, một tiền đề tất yếu được đặt ra là sự trong sạch, vữngmạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là yếu tố quyết định cho thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng
HCM.
Câu 6: Tại sao đạo đức là gốc cách mạng theo tư tưởng HCM? Vai trò của luận điểm này trong công cuộc đổi mới?
Chủ tịch HCM là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Người trong sự nghiệp cách mạng.
HCM quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: "Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém". Quan niệm lấy đức làm gốc của HCM không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
Trước lúc đi xa, Người Di chúc: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên là cán bộ phải thẩm nhuần đạo đức cách mạng; thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân". Lời căn dặn của Người đã nói lên điều cốt tử nhất trong xây dựng Đảng cầm quyền, quyết định vận mệnh của đảng, của Nhà nước, vận mệnh của cả chế độ - đó là đạo đức cách mạng. Theo Người, đạo đức là "gốc" của người cách mạng. Cả cuộc đời Bác Hồ luôn rèn luyện mình để trở thành người có đạo đức cách mạng, làm giàu truyền thống đạo đức dân tộc Việt Nam.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, những yêu cầu về đạo đức đối với cán bộ, đảng viên đòi hỏi phải được tăng cường rèn luyện, tu dưỡng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh lợi ích riêng của ác nhân mình. Đó là biểu hiện cao quý của đạo đức cách mạng. Bác nói: Có đạo đức thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, chứ không tính toán, kèn cựa để hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, hủ hoá. Người còn nói: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
Ngày nay, một bộ phận cán bộ, đảng viên sa ngã, chạy theo chủ nghĩa các nhân, vi phạm đạo đức cách mạng, không thực hiện lời dạy của Chủ tịch HCM, đã trở thành phần tử quan liêu, xa dân, ức hiếp quần chúng, tham nhũng, hối lộ, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với đảng. Thấy trước điều này, Người đã từng nhắc nhở; "Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân".
Chủ tịch HCM cho rằng: "Đảng ta vừa là đạo đức vừa là văn minh", là người khởi xướng và lãnh đạo mọi sự đổi thay của đất nước qua các giai đoạn lịch sử của cách mạng. Muốn đưa sự nghiệp cách mạng tiến đến đích cuối cùng, trước hết Đảng phải thật sự đổi mới , tự chỉnh đốn. Quán triệt tư tưởng HCM về xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên phải tăng cường học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, trên cơ sở đó nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa các nhân.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch HCM cũng đồng nghĩa với việc trau dồi đạo đức cách mạng: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần - kiệm - liêm - chính - chí công vô tư. Đó là phẩm chất thường trực của người cán bộ, đảng viên trong cuộc sống hằng ngày, phải trở thành giá trị bất biến trong mọi môi trường, mọi hoàn cảnh, mọi cơ chế kinh tế. Điều đó cũng lý giải vì sao sự suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay có nguyên nhân từ sự suy thoái ở phẩm chất này. Do vậy, học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tu dưỡng đạo đức suốt đời; phải nêu cao đạo đức, trở thành tấm gương sáng để quần chúng noi theo, để quần chúng tin yêu, mến phục.
Câu 7: Thế nào là một nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng HCM?
CT HCM định nghĩa về văn hóa:
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"
Căn cứ vào đó để định nghĩa thì: một nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc phải có tính chất: dân tộc - khoa học - đại chúng . cụ thể hơn chúng được hiểu là :
*Tiên tiến ở đây có nghĩa: "Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung".
Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, nhiệm vụ số một và cũng là mục tiêu hàng đâu là xây dựng con người tiên tiến. Con người tiên tiến trong tư duy, trong thái độ, tình cảm, trong mỗi hành động. Lấy tư duy tiên tiến để xử lý vấn đề hiện đại và truyền thống. Tư duy tiên tiến còn biểu hiện ở coi trọng tri thức, đồng nghĩa với coi trọng nhân tài, tạo điều kiện để người tài giải phóng tài năng cống hiến thật nhiều cho xã hội, vì nền văn hoá Việt Nam tiến cùng thời đại. Tư duy tiên tiến thể hiện ở sự mạnh dạn tiến công vào mặt trận khoa học và công nghệ, bảo vệ thành qủa cách mạng, giữ gìn phát huy những giá trị cốt lõi của dân tộc và tích cực tiếp nhận thành quả tiến bộ của nhân loại.
*Đậm đà bản sắc dân tộc chính là phải mang đậm tính chất dân tộc (hay còn gọi là đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc) là cái "cốt", cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc. Nó phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộc khác. Nó là "căn cước" của một dân tộc. Cốt cách dân tộc không phải "nhất thành bất biến", mà nó có sự phát triển, bổ sung những tinh túy mới. Tính chất dân tộc của nền văn hóa là biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước.
Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tư tưởng HCM là một nền văn hóa mà ở đó con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới được trang bị những phẩm chất đạo đức cách mạng sau:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa,
tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa và góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế. Phải nhận thức giao lưu, hội nhập là một xu thế tất yếu khách quan hiện nay, nhưng chứa đựng trong đó cả mặt tích cực và tiêu cực. Mở rộng giao lưu, hội nhập trên cơ sở lấy bản sắc dân tộc làm nền tảng. Cần nhìn nhận văn hóa trong mối quan hệ với phát triển.
Phải đấu tranh chống sự xâm nhập của những yếu tố phản văn hóa. Chống khuynh hướng hòa tan giá trị, áp đặt giá trị văn hóa ngoại lai, từng bước hủy hoại nhân cách con người, đầu độc nhân dân, trước hết là lớp trẻ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top