Try my best
1. PHẦN MỞ ĐẦU - NHỮNG KHÁI NIỆM
1.1. PHIM VÀ KHÁN GIẢ
Phim làm để cho khán giả.
Có thể gọi kịch tính là người kể chuyện, kịch bản là sự thông báo, còn khán giả là người tiếp nhận. Tuy nhiên, chẳng có một biên kịch nào trước đó lại không biết rằng, tác phẩm của anh ta có được thể hiện trên màn ảnh hay không. Những kịch bản của điện ảnh và truyền hình chất đầy thành những vở kịch cho màn ảnh. Nhưng thậm chí có những kịch bản, dù đã dựng thành phim rồi không phải lúc nào cũng tìm được đường đến với công chúng. Vì những nguyên nhân khác nhau, nhiều bộ phim đôi khi cũng nằm trên giá của phòng lưu trữ.
Điều khuyên bảo đầu tiên, cuối cùng và duy nhất đối với nhà biên kịch, là hãy tìm được khán giả của mình, hãy biết ý kiến, sự chú ý và thời gian của họ. Một quy luật vững chắc duy nhất đối với việc sáng tác kịch bản là: không được trở thành người buồn rầu (tức là luôn luôn bằng nhiều phương cách khác nhau phải làm cho bộ phim tương lai được dựng theo kịch bản của bạn trở nên phong phú, hấp dẫn sự chú ý, theo dõi của khán giả, phải làm cho họ luôn luôn rơi vào những tiết tấu khác nhau của kịch tính, của các thủ pháp dàn dựng).
1.2 THẾ NÀO LÀ QUAY THÀNH PHIM ĐƯỢC ?
XUNG ĐỘT - KỊCH TÍNH - BẠO LỰC
Nghề biên kịch nằm ở chỗ truyền thông với mọi người. Nếu bạn có ý định viết về những kịch bản chỉ cho mình bạn hoặc cho vài người cùng nhâm nhi nỗi niềm của mình thì tốt hơn bạn hãy đổi sang làm việc khác. Kịch bản của bạn lúc đó cũng không thể quay thành phim được dù nó làm cho người ta rung động như một bài thơ hoặc gật gù tâm đắc như vừa bắt được cái tư tưởng cao siêu trong một bài triết luận. Nếu bạn không tác động được vào nhiều người khác thì bạn viết kịch bản để làm gì? Một bộ phim mà không chiếu cho người ta coi, không phải là phim.
Có thể có những họa sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ chỉ sáng tác vì thích sáng tác. Nhưng một nhà điện ảnh mà không chiếu cho người ta coi phim của mình, thì không phải là nhà điện ảnh. Cái công việc biên kịch của bạn sẽ là vô nghĩa nếu như bạn không tiếp cận với công chúng. Mà muốn tiếp cận với họ thì phải làm cho họ bị lôi cuốn bởi bộ phim mà trước hết là bởi kịch bản của bạn, trước tiên phải là một cái gì đó quay thành phim được.
Tuyệt đối không được để cho những gì đang diễn ra trên màn ảnh trở nên nhàm chán đối với khán giả, cần phải đặt họ trong vòng từ 30 đến 90 phút ( chiều dài thông thường của một lần chiếu một tập phim ) vào một bầu không khí được thổi phồng bởi những dạng thức khác nhau của sự xung đột kịch tính
1.3 THỰC VÀ GIẢ !Điện ảnh đó là sự giả tạo!
Khi xem bất kỳ một bộ phim nào dù là xem trong rạp hay xem ở nhà trước máy truyền hình, hầu như khán giả đều ít nhiều bị tác động bởi cái chết của một nhân vật chính diện nào đó trên phim .Điện ảnh cũng vậy thôi. Cho nên chỉ có những người ngây ngô mới nghĩ rằng trong kịch bản của mình anh ta sẽ dồn vào đó những chi tiết gọi là thật nhất với hy vọng mang lại cho khán giả một niềm tin thật sự. Song, thực tế cho thấy bản chất của sáng tạo nghệ thuật lại dường như ngoảnh mặt lại những cố gắng theo kiểu “chặt to kho mặn” đó - nó đòi hỏi nhà biên kịch phải biết gia công từ những chất liệu của đời sống.
Các diễn viên, thường được khán giả làm quen một cách thân mật như những người thực, đã thể hiện những nhân vật mà dĩ nhiên họ không bao giờ như thế cả. Họ diễn xuất trong từng tình huống, trong những sự dàn dựng từ những điều nhỏ nhặt với sự giúp đỡ của hóa trang, phục trang và ánh sáng. Họ nói một cách hoa mỹ những đoạn đối thoại thuộc lòng mà, như mọi người đều biết, do biên kịch viết.
các nhà biên kịch không nên hướng tới chính thực tế mà cần phải hướng tới sự mô phỏng theo khuôn mẫu thực tế. Bởi vì những cốt truyện đời thường, những cốt truyện có thật với những nhân vật thực tế, giống như thật trái ngược với định đề quan trọng của kỹ thuật kịch bản vì chúng buồn chán! Mọi người hàng ngày va chạm, cọ xát với những vấn đề của đời sống. Mà trong đời sống thì sự buồn chán luôn khống chế và ngự trị. Nhưng, nếu không có sự buồn chán đó thì sẽ không cần đến bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, không cần đến sự sáng tạo nói chung và điện ảnh nói riêng!
Vâng. Điện ảnh đó là sự giả tạo!
1.4 NẮM VỮNG NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNHBạn có nghĩ rằng kịch bản chẳng qua chỉ là một cái truyện vừa, viết làm sao để người ta có thể sử dụng được mọi thứ trong đó mà quay thành phim. Và, thêm vào đó, người ta lưu ý rằng cần phải viết cho ra hình ảnh tránh lối viết nặng nề tư duy ngôi thứ nhứt cũng như những lời kể lể tràng giang đại hải.
Xin thưa, đó không phải là kịch bản điện ảnh mà chỉ là một cái truyện vừa không hơn không kém. Tức là bạn vẫn đang làm văn - dĩ nhiên là viết một cách hình tượng - chớ trong đầu bạn cũng chưa hề có một khái niệm rất rõ nét là bạn đang làm phim với phương tiện của một nhà văn: Giấy, bút, máy đánh chữ, máy vi tính…
1.5 TƯ TƯỞNG
Tư tưởng là một trong những bộ phận cốt lõi của bộ phim. Không có tư tưởng thì dù cho bộ phim có hấp dẫn cỡ nào rồi cũng sẽ chẳng đọng lại một ấn tượng gì nơi khán giả! Điều đó tựa như một cô gái đẹp về hình thức bề ngoại nhưng lại rỗng tuếch về tâm hồn, về kiến thức đời sống.
Tóm lại, ngay cả khi bạn có trước trong đầu một tư tưởng nào đó và cần thể hiện cái tư tưởng đó trong một cốt truyện thì bạn cũng nên nhớ rằng điều quan trọng là bạn phải đề cho cái tư tưởng kia được tự nó bật ra từ chính cốt truyện, các tình thế, các tình thế, các chi tiết của cốt truyện, hành vi của các nhân vật nhất nhất phải có vẻ như được sinh ra từ cốt truyện chứ không được để cho khán giả cái cảm giác rằng bạn đang nhồi nhét tất cả mọi thứ đó vào cái rọ tư tưởng của bạn! Thông thường như thế người ta cho rằng nhà biên kịch ( hoặc đạo diễn ) cố tình sắp xếp hoặc hình tượng hơn khi nói “thò tay vào” để lèo lái mọi thứ cho phù hợp với ý chí của mình. Những cố gắng loại đó hiển nhiên chỉ mang lại những kịch bản ( và những bộ phim ) tồi!
1.6 THỜI GIAN
Khi chuẩn bị viết một kịch bản, một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà biên kịch phải ghi nhớ luôn luôn là bộ phim dựa trên kịch bản của anh ta dài bao nhiêu phút chiếu. Tại sao? Bởi, nếu không lưu ý mà cứ mải mê chìm đắm vào những chuyện khác như nhân vật hành động như thế nào, đường dây kịch phát triển ra làm sao…, thì đến một lúc nào đó bạn sẽ phải giật mình khi nhận thấy rằng ôi sao bộ phim tương lai của bạn ngắn quá hoặc dài quá! Và như vậy, một lần nữa hoặc có khi nhiều lần nữa bạn sẽ phải bỏ nhiều công sức ra để sửa chữa bằng cách kéo dài ra ( nếu thiếu ) hoặc rút ngắn lại ( nếu thừa ).
Việc sáng tác kịch bản điện ảnh, về mặt kỹ thuật, hoàn toàn khác với ý định làm một bài thơ. Bài thơ được làm ra có thể chỉ để thỏa mãn tâm tư tình cảm của người sáng tác, nhưng kịch bản điện ảnh thì không phải vậy, một mặt nó thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhà biên kịch, mặt khác nó phải đáp ứng được những yêu cầu vật chất của sản xuất. Người ta đặt bạn viết kịch bản cho một bộ phim không phải chỉ để thỏa mãn cái nhu cầu cá nhân của bạn mà tin tưởng rằng bạn có thể đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu mà bộ phim tương lai đòi hỏi. Nếu bạn không làm được điều đó, bạn không thể là nhà biên kịch chuyên nghiệp được!
Bạn phải nắm vững ( như nắm vững ngôn ngữ điện ảnh ) chiều dài của bộ phim vì chắc chắn nó sẽ tác động rất nhiều trong việc triển khai viết kịch bản của bạn về sau.
Để viết kịch bản điện ảnh - Phần 2
2. SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY KỊCH BẢN
Các bạn thân mến!
Hoan nghênh các bạn đã đi cùng với chúng tôi qua phần nhập môn ( số 1 ), các bạn đã phần nào nắm bắt được những vấn đề cơ bản phải quan tâm khi bắt tay vào viết một kịch bản điện ảnh như: Xung đột, thực tế và ý tưởng, thực và giả, nắm vững ngôn ngữ điện ảnh, tư tưởng, thời gian… Bây giờ, các bạn đã sẵn sàng ngồi vào bàn viết để bắt đầu những dòng đầu tiên kịch bản của mình.
2. SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY KỊCH BẢN
2.1 SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY KỊCH BẢN THEO LỐI NGA
Mời các bạn tham khảo trích đoạn kịch bản BÀI THƠ BIỂN của nhà điện ảnh lừng danh người Nga Dovjenko:
(…)
Trên một gò đất đầy trăng, A-lích, và Mi-khai-lích đứng cùng nhau.
- Đứng trên ngôi mộ này đến ban ngày cũng thấy rờn rợn, còn ban đêm sợ lắm - Mi-khai-lich nói - Thế anh không sợ à?
- Không - A-lich điềm nhiên trả lời.
- Có một ông vua chôn ở dưới này - Mi-khai-lich xúc động giảng giải - Hai nghìn năm trăm năm rồi… Anh có biết ai không?
- Ai cơ?
- Chuyện ông vua ấy mà.
- Vua nào? Chẳng có vua nào cả.
- Sao lại chẳng có vua nào. Đây có lẽ là ông vua ấy, một ông vua mặc toàn vàng. Người ta còn nói là chôn cùng với ông ta còn có cả một con ngựa bằng vàng. Người ta đã tìm kiếm ông ấy trong tất cả các ngôi mộ… Này, anh hãy nhắm mắt lại đi.
- Để làm gì?
- Anh cứ nhắm mắt lại đi.
- Thế còn mày?
- Em cũng nhắm.
Những đứa trẻ nhắm mắt lại, lập tức với trí tưởng tượng trẻ nhỏ của Mi-khai-lich, nó tưởng tượng quang cảnh chỉ có thể xuất hiện trên đồng cỏ và chỉ có thể xuất hiện dưới mắt nhìn trong trắng tuổi thơ: Đám tang một ông vua người Xkip.
Ngựa hí vang, những người kỵ sỹ lạ lùng gươm giáo tuốc trần đang phi vòng tròn trên đồng cỏ trong nỗi lo sợ tuyệt vọng. Những đống lửa sáng rực. Huyệt rộng, mộ mới đào. Những người khóc mướn gào lên vang động cả thảo nguyên ban đêm. Thi hài nhà vua chở trên một cỗ xe. Bốn người đánh xe ngựa đã bị giết nằm đó.
Binh sĩ đang giết người đánh xe ngựa thứ năm. Người ta kéo những nữ tì xinh đẹp vào trong lửa. Những đàn chó lớn, đàn bò rống lên vì ngửi thấy mùi máu. Hoàng hậu tự sát bằng dao, mắt nhìn khuôn mặt ghê sợ của nhà vua.
2.2 SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY KỊCH BẢN THEO HOLLYWOOD
NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG
(…)
41. NGOẠI - PHÁT DIỆM - NGÀY
Một chiếc tàu đổ bộ xuyên qua màn sương theo một con sông tiến về thị trấn Phát Diệm. Những khu nhà bên bờ bị phá hủy. Bến sông do một nhóm LÍNH DÙ nhỏ quản lý. Phía sau là những ngọn lửa rực cháy lây lan ra cột gỗ, mái tranh.
FOWLER chờ trong số 25 lính Com măng đô trang bị nặng nề của Pháp, bên cạnh một viên TRUNG ÚY trẻ. Viên TRUNG ÚY chỉ tay về phía cột khói đang bốc lên.
VIÊN TRUNG ÚY
Quân đoàn đóng ở gần nhà thờ.
Nó bị trúng đạn trong trận tấn
công tối qua.
FOWLER
Cám ơn nhiều lắm!
VIÊN TRUNG ÚY
Anh ta phải cẩn thận với những kẻ
bắn tỉa.
Chiếc tàu đổ bộ cập vào bờ.
42. NGOẠI - PHỐ CHÍNH - NGÀY
FOWLER chạy từ chỗ núp này sang chỗ núp kia, dọc theo con đường vắng không người. Sau một lúc, anh ta lấy lại bình tĩnh và bắt đầu đi về phía có cột khói.
43. NGOẠI - KHU NHÀ THỜ VÀ TU VIỆN- NGÀY
Toàn bộ dân cư của thị trấn: Trẻ em, đồ đạc và gia cầm bị dồn vào một khoảng sân nhỏ trong khuôn viên nhà thờ. Khói từ đám cháy vẫn lan tỏa. Nơi đến của FOWLER là quân đồn đối diện, mặt tiền của nó đã bị nổ tung, để lộ ra phần bên trong của tòa nhà.
* BA MÙA
(…)
NGOẠI CẢNH - CON ĐƯỜNG NHỎ - BAN NGÀY
Hải chậm rãi cho chiếc xích lô dừng lại dưới bầu trời u ám.
Hải hạ mui xe, hiện ra Lan mặt áo dài trắng với một cái khăn bịt trên mắt.
Hải dìu Lan xuống xe.
Chàng nắm tay, dắt nàng bước ra khỏi xích lô.
LAN
Mình đang ở đâu thế hả anh?
HẢI
Suỵt! Đừng hỏi. Chỉ được nghe. Được
hít thở. Và được cảm thấy thôi nhé.
Lan hít vào một hơi dài một cách thèm khát.
LAN
Thơm quá! Cảm thấy như em
đang trở lại năm mười buốn tuổi.
HẢI
Em nhớ là cái gì đấy không?
LAN
Nhớ! Em nhớ! Em nhớ chứ!
Từ phía sau, Hải cởi chiếc khăn bịt mắt. Lan không nói một lời nào. Nàng rảo bước nhanh về phía trước như bước về một hấp lực không cách nào cưỡng nổi.
Chúng ta chứng kiến một cảnh tượng choáng ngợp màu đỏ rực rỡ của những đóa hoa phượng vĩ. Hàng trăm cây phượng trồng dọc hai bên đường, kéo dài hút tầm mắt. Lan chìn đắm trong cảm giác ngây ngất, tiếp tục bước đi trên vỉa hè như đi trong một cơn mê. Một làn gió nhẹ bắt đầu trổi. Từng cánh phượng vĩ bắt đầu rơi xuống một cách kỳ diệu, từng cánh, từng cánh một, rơi thêm, rơi thêm nữa…
Lan ngắm nhìn trong trạng thái hân hoan trong lúc cả con đường phủ đầy hoa phượng đỏ.
TIẾNG HẢI
Anh có cái này dành cho em
Lan ngoảnh lại nhìn Hải. Hải nhặt lên một cánh hoa phượng vĩ.
Hải rút cuốn sách cũ, cẩn thận đặt cánh hoa vào giữa những trang sách.
HẢI
Đây, kể từ nay, Lan ạ, em sẽ không
còn phải giả vờ bịa chuyện nữa.
Qua trích đoạn của hai kịch bản NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG và BA MÙA được nhà biên kịch viết theo lối soạn thảo và trình bày kịch bản của Hollywood, chúng ta rút ra được một số đặc điểm như sau:
- Không bị lẫn lộn với tác phẩm văn học như cách viết kịch bản theo lối Nga, khiến cho người đọc có thể nhận thấy ngay hình thức riêng biệt của một loại hình nghệ thuật khác với văn học.
- Lối viết này thoạt nhìn có vẻ gần với kịch bản sân khấu hơn khi ta chỉ căn cứ vào phần thoại của nhân vật ở đó người ta viết tên nhân vật ở trên và lời thoại ở dưới. Nhưng có khác ở chỗ lời thoại của kịch bản điện ảnh đước đúc thành một cái khuôn có thể chứa được về bề ngang khoảng chừng từ 8 đến 9 chữ ( co chữ 12 hoặc 13 ). Hơn nữa, phần văn xuôi miêu tả trong kịch bản điện ảnh cũng phong phú hơn, rộng rãi hơn chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi chỉ dẫn ( indication scénique ) ngắn gọn như trong kịch bản sân khấu.
Do vậy về mặt hình thức trình bày, một kịch bản điện ảnh được viết theo lối Hollywood gần với kịch bản sân khấu hơn trong khi kịch bản trình bày theo lối Nga gần với văn học hơn.
Chương 1
Kịch bản là gì?
Kịch bản là một văn bản phác thảo những yếu tố về âm thanh, hành động, hình ảnh, ngôn ngữ cần thiết để kể một câu chuyện. Tại sao lại là “phác thảo”? Bởi vì một bộ phim là một sản phẩm mang tính hợp tác cao độ. Đạo diễn, diễn viên, nhóm quay phim sẽ dựa trên những phác thảo của bạn để chuyển thể câu chuyện theo cách của họ. Họ có thể sẽ xin ý kiến của bạn hoặc không làm thế. Họ có thể bổ sung thêm một số cây viết cùng với bạn, hoặc yêu cầu bạn viết lại toàn bộ. Điều đó cũng là bình thường.
Tuy nhiên, vì có quá nhiều người cùng tham gia quá trình làm một bộ phim, kịch bản cần đạt một số chuẩn nhất định mà các bên đều hiểu được, vì thế sinh ra một số khuôn mẫu, cách trình bày, ghi chú và nhiều quy ước khác. Văn bản này sẽ bao quát các yếu tố cơ bản thường được dùng để viết kịch bản.
Điều quan trọng cần nhớ là phim là một tác phẩm về hình ảnh. Bạn không KỂ cho khán giả nghe câu chuyện của bạn mà là bạn cho họ XEM. Bạn phải học viết kịch bản MỘT CÁCH CÓ HÌNH ẢNH, viết những cái mà khán giả sẽ NHÌN THẤY, NGHE THẤY. Bạn có thể yêu nhân vật của mình, biết họ nghĩ gì nhưng điều quan trọng là làm thế nào đưa được những điều đó lên màn ảnh. Khi đó, bộ phim có thể xong ở phần nhìn, thường được thay đổi ít nhiều trong hiện trường làm phim. Vì thế, hãy chỉ viết những hình ảnh, âm thanh, lời nói và để phần còn lại cho các nhà làm phim.
Điều gì tạo nên một câu chuyện hấp dẫn?
Những bộ phim mà bạn yêu thích, phần lớn có nhân vật làm bạn mê đắm. Khán giả xem một tác phẩm điện ảnh không chỉ đơn giản muốn được thích hoặc mến yêu những người họ thấy trên màn ảnh, họ muốn được ĐẮM CHÌM trong những nhân vật đó, cho dù họ có thích hay không. Những người anh hùng vĩ đại khiến ta hào hứng trong khi những kẻ gian trá độc ác lại làm cho ta tức điên.
Một bộ phim hay luôn chứa đựng trong nó một vấn đề nhất định. Đó không chỉ là cái mà người ta muốn, nó là thứ cần phải đạt được, dù mối nguy hiểm có như thế nào, giống như trong bộ phim Indinana Jones and the Raiders of the Lost Ark. Hay nó là thứ mà rất nhiều nhân vật mong muốn, giống như bức tượng đen, nhỏ trong The Maltese Falcon. Đôi khi, nó cũng có thể là thứ không nhìn thấy – ví như tự do cho nhân dân trong Lawrence of Arabia hoặc Gandhi. Tất cả những thứ đó làm thành nhiệm vụ của nhân vật - thậm chí mang đến cho nhân vật chính sức mạnh siêu nhiên. Nó có thể là thứ mang tính cá nhân (tình yêu) hoặc vì lợi ích của tất cả mọi người (cứu thế giới khỏi bàn tay của người ngoài hành tinh) nhưng nó phải mạnh mẽ và phát triển lên tột bực khi câu chuyện được hé mở.
Phim luôn có những trở ngại, XUNG ĐỘT. Đây chính là trọng tâm của một bộ phim. Ai đó muốn một thứ gì, nhưng người và vật cứ chắn ngang đường của người này khi anh ta cố đạt mục tiêu đặt ra. Đôi lúc, trở ngại này xảy ra đối với cả người hùng và nhân vật phản diện và mục đích cuối cùng đều quan trọng với cả hai bên, như trong phim Jingle All the Way. Arnold Schwarzenegger và Sinbad giành giật với nhau một món quà giáng sinh cho cậu con trai. Cả hai đều không được phép thua cuộc. Trở ngại và xung đột có thể được thể hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần. Tuy nhiên, chúng phải hiện diện trong câu chuyện của bạn, nếu không, bạn chẳng có chuyện nào cả. Hầu hết các câu chuyện hay, nhân vật chính cũng mang trong mình một xung đột nội tâm, những thứ thuộc về tâm trí, tinh thần của họ, chỉ có thể được giải quyết trước thời điểm cô/anh ấy đạt được kết quả - tức là mục tiêu vật chất của câu chuyện. Một số người gọi con quỷ nội tâm này là “ma” trong khi những người khác gọi đó là “vết thương”.
Bạn cũng cần có móc câu. Đây là một thuật ngữ trong khi viết bài hát, nó mô tả thứ thu hút được sự chú ý của mọi người. Hollywood gọi đó là hướng tới đông đảo khán giả. Nói đơn giản hơn là “giả sử”. Ví dụ trong phim Galaxy Quest, một ý tưởng có thể đưa ra là: giả sử những diễn viên trong đoàn làm một bộ phim khoa học giả tưởng đang tạm thời ngừng quay, tuy vậy họ vẫn nổi tiếng, bị cuốn vào cuộc chiến không gian với người ngoài hành tinh, những người tin rằng phim của họ là tư liệu về cuộc sống ngoài trái đất?”. Một giả định tốt sẽ khiến kịch bản của bạn nổi bật hơn. Đó là lý do tại sao khán giả sẵn sàng hy sinh sự thoải mái ở nhà và ném tiền họ khó nhọc kiếm được để đi xem ngoài rạp.
Hollywood chú ý tới các thể loại phim. Một số nhà sản xuất thường có xu hướng quan tâm đặc biệt tới một số loại phim nhất định, vì vậy, bạn hãy tiếp cận họ bằng những thứ mà họ có thể cho là ý tưởng thú vị. Những kịch bản thành công thường mang một dáng vẻ mới nhưng người ta vẫn xác định được thể loại của nó. Bạn biết rõ điều gì khiến ý tưởng của mình trở thành độc nhất nhưng bạn có thể nhanh chóng diễn tả nó cho người khác được không? Liệu đó có phải là một câu chuyện hãi hùng, tiết tấu nhanh, tình cảm hài hước hay phiêu lưu hành động?
Bạn cần giới thiệu tác phẩm của mình như một người trong cuộc. Do số lượng các kịch bản đem đi duyệt khá lớn, nên BẤT CỨ ĐIỀU GÌ khiến tác phẩm của bạn khác lạ, nó sẽ lọt vào vòng sau. Nếu bạn không hiểu được trò chơi, sẽ không có ai chơi cùng bạn. Biên kịch phải bám sát những quy ước, bao gồm những thứ như số trang, font chữ dù đó mới chỉ là bước đầu. Bạn nên làm theo những quy ước đó trừ khi bạn rất giàu và có ý định chi tiền để sản xuất và đạo diễn bộ phim của mình. Tuy nhiên, kể cả như vậy, những người bạn sẽ làm việc cùng cũng cần những thứ theo chuẩn mực có sẵn.
Chương 2
Các loại kịch bản
Dưới đây là danh sách một số kiểu kịch bản đang được dùng ngày nay. Tài liệu này sẽ giới thiệu loại hình kịch bản cho Phim nhựa/Phim truyền hình.
Tài liệu nhắc tới:
* Kịch bản/ Phim nhựa
* Phim truyền hình
Không nói đến:
* Stage Plays and Musicals
* Phim hài tình huống (3 camera, 1 camera, băng và phim)
* Audio/Visual Scripts/Dual Column
* Multimedia Người viết kịch bản cho bất kỳ loại hình nào trên kia sẽ phải giới thiệu thành quả của họ theo hai kiểu dưới đây, phụ thuộc vào việc họ đang muốn bán nó hay kịch bản đã được đem đi dựng thành phim.
Submission Scripts
Còn gọi là Spec Script. Đây là kịch bản được viết mà không được đặt trước hay mua, với hy vọng rằng nó sẽ được bán. Phần giới thiệu này sẽ thiên về những triết lý của kịch bản spec, trong đó, để nói rằng “hãy tránh xa quá trình cộng tác. Những thứ nên hoặc không nên làm bạn sẽ thấy ở đây, sẽ phản ánh triết lý này.
Shooting Scripts: Kịch bản quay
Một khi kịch bản của bạn đã được chấp thuận, nó thường sẽ được viết lại nhiều lần trước khi đem đi dựng thành phim. Khi đã hoàn tất, nó sẽ trở thành kịch bản sản xuất. Tất cả các cảnh, góc quay trong kịch bản này đều được đánh số. Mỗi cảnh và các góc quay đều bị cắt thành những phần nhỏ. Giám đốc sản xuất phim có thể thay đổi thứ tự các cảnh quay để tận dụng hiệu quả sân khấu, diễn viên và địa điểm.
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu kịch bản phim nhựa vì nó là loại phổ biến nhất hiện nay. Sau đó, ta sẽ nói về các loại hình khác, dựa trên những gì đã biết.
Nhận định chung: Mặc dù một mô hình ngày càng được tiêu chuẩn hoá nhưng không hề có MỘT CÁCH, MỘT KIỂU căn lề, MỘT phong cách nhất định. Luôn luôn có MỘT PHẠM VI ĐÚNG. Những điều chỉnh của phần mềm viết kịch bản nằm trong phạm vi này.
Chương 3 - Dàn trang trong kịch bản ban đầu
Quy tắc:
Kịch bản thường được viết trên giấy trắng khổ 8 ½ inch x 11 inch (1 inch = 2.54 cm), đục ba lỗ. Số trang được đánh ở góc trên bên phải (ở phần header). Trang đầu tiên không phải đánh số. Font chữ chọn dùng là font Courier 12. Lề trên và lề dưới từ 0,5’’ tới 1’’. Lề trái khoảng 1,2’’-1,6’’. Lề phải từ 0,5’’ tới 1’’.
Font chữ Courier 12 được sử dụng dành cho mục đích về thời gian. Một trang kịch bản font chữ Courier 12 sẽ tương đương với 1 phút trên màn ảnh. Những người đọc có kinh nghiệm có thể phát hiện ra những kịch bản dài bằng việc đo đếm tập giấy trên tay của họ. Mẹo viết:
Phần mềm viết kịch bản được soạn trước với tất cả những quy luật trên.
Độ dài kịch bản
Kịch bản trung bình một bộ phim nhựa, theo truyền thống, sẽ vào khoảng 95 tới 125 trang. Hiện nay ở Hollywood, kịch bản thường vào khoảng 114 trang. Các bộ phim hài thường ngắn hơn, drama (chính kịch) dài hơn. Trong trường hợp phim hành động, các dòng mô tả cua bạn chỉ mất 10 giây để đọc nhưng phải mất tới 45 giây trên màn ảnh.
Đại uý Owens bỏ túi xách và nhặt chiếc súng máy. Anh chạy từ cửa này qua cửa khác, né đạn của kẻ thù trong khi bắn trả lại cho đến khi anh tiến tới tháp chuông nhà thờ.
Mẹo viết:
Nếu kịch bản của bạn có nhiều cảnh như trên, số trang có thể ít nhưng điều đó không có nghĩa rằng bộ phim nếu được dựng sẽ ngắn. Cũng với những dữ kiện tương tự, một biên kịch khác cũng có thể rút ngắn gọn hơn nhiều. Điều đó phụ thuộc vào phong cách của từng cá nhân người viết.
125 trang được coi là một kịch bản dài. Độ dài là một yếu tố rất quan trọng. Khi bạn đưa kịch bản cho nhà sản xuất, điều đầu tiên họ làm là xem qua các trang để ước chừng nó dài thế nào. Cho dù kịch bản của bạn rất hay, nếu nó quá dài, họ có thể từ chối đọc nó.
Ác cảm với những kịch bản dài là do vấn đề kinh tế. Thời lượng một bộ phim dưới hai giờ có nghĩa là sẽ được chiếu nhiều hơn trong các rạp chiếu phim, nghĩa là doanh thu nhiều hơn cho nhà phân phối, nhà sản xuất, thậm chí cả bạn, người viết kịch bản.
Khi thấy rằng kịch bản của mình quá dài, bạn phải bắt đầu cắt ngắn tác phẩm của mình. Luôn nhớ rằng nếu một cảnh có thể được bỏ và câu chuyện không ảnh hưởng gì, cảnh đó không cần thiết. TẤT CẢ CÁC CẢNH không chỉ là đưa câu chuyện tới phần kết, mà nó nên là một phần không thể thiếu dẫn tới đỉnh điểm.
Chương 4 - Các yếu tố của kịch bản
Có những yếu tố độc nhất về cách căn lề, để cỡ chữ và vị trí của các dòng tạo nên một mô hình chung và tính thống nhất của kịch bản. Một khi bạn đã quen với những điều này, bạn có thể kể câu chuyện của mình theo cách mà những người trong cuộc thường làm. Các yếu tố của kịch bản gồm có:
Scene Heading : Mở cảnh
Action :Hành động
Character Name : Tên nhân vật
Dialogue: Lời thoại
Parenthetical Nội dung trong ngoặc đơn
Extensions Mở rộng
Transition Từ nối
Shot Cảnh quay
Mở cảnh
Mẹo viết:
Phần Mở cảnh thường đặt cách lề trái 1,5’’ và ít khi dài đến gần lề phải. Phần này được viết HOA. Sau những từ NỘI. hoặc NGOẠI. ta dùng một dấu chấm và dùng dấu gạch ngang để phân biệt các yếu tố khác.
Mở cảnh cho người đọc thấy cảnh đó diễn ra ở đâu. Chúng ta đang ở bên trong (NỘI.) hay bên ngoài (NGOẠI.). Sau đó là nêu tên địa điểm: PHÒNG NGỦ, PHÒNG KHÁCH, tại SÂN BÓNG, bên trong XE. Và cuối cùng, nó có thể bao gồm cả thời điểm trong ngày – ĐÊM, NGÀY, HOÀNG HÔN, BÌNH MINH... để “đặt bối cảnh” trong tâm trí người đọc.
Phần mở cảnh cũng có thể bao gồm thông tin về quá trình sản xuất ví như TIẾP TỤC, hoặc CẢNH CHÍNH hay CẢNH CÓ SẴN. Dưới đây là một vài ví dụ về phần mở cảnh.
NỘI. PHÒNG NGỦ - SÁNGNGOẠI. CÂU LẠC BỘ KHOẢ THÂN LAS VEGAS – HOÀNG HÔNNỘI. VĂN PHÒNG – ĐÊM – TIẾP TỤCNGOẠI – BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNHNGOẠI – PASADENA - DIỄU HÀNH HOA HỒNG – CẢNH CÓ SẴN
Mẹo:
Phần mềm viết kịch bản sẽ tự động lưu lại mỗi câu mở cảnh bạn dùng, khiến bạn không phải viết lại đoạn đó một lần nữa và nó cũng giúp kịch bản thống nhất. Không có gì phiền hơn là khi người đọc nhìn thấy một đoạn mở cảnh thế này:
NGOẠI. - RỪNG NHIỆT ĐỚI NGOÀI KHÔNG GIAN – ĐÊM Và hai trang sau:
NGOẠI. - RỪNG NGOÀI KHÔNG GIAN – ĐÊM Việc giữ cho phần mở cảnh thống nhất cho phép người đọc hình dung ra địa điểm cụ thể và không phải xác định xem đây có phải là một cảnh mới hay không. Rõ ràng, bạn không muốn người đọc không tập trung vào câu chuyện của bạn.
Dưới đây là một ví dụ về phần mở cảnh chuẩn trong kịch bản:
MỜ DẦN: NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH Chúng ta đã “xác định” rằng chúng ta đang ở bến tàu vào lúc bình minh.
Chương 5 - Hành động
Quy tắc:
Phần mô tả hành động được viết từ trái sang phải, dùng cả chữ hoa lẫn chữ thường. Khi giới thiệu một nhân vật lần đầu tiên, tên nhân vật đó phải viết hoa.
Mẹo:
Phần mềm viết kịch bản đã được lập trình sẵn để trình bày phần này theo đúng quy tắc. Tất cả những gì bạn cần quan tâm là sáng tác truyện.
HÀNH ĐỘNG hay còn gọi là phần mô tả bối cảnh vẽ ra hiện trường của cảnh quay và cho phép bạn giới thiệu các nhân vật. Phần này được viết ở THÌ HIỆN TẠI.
Mẹo viết:
Tất cả mọi hành động trong kịch bản đều diễn ra BÂY GIỜ. Bạn luôn dùng thể chủ động (cửa đóng) chứ không phải thể bị động (một cánh cửa bị đóng lại).
Bạn luôn viết ở THÌ HIỆN TẠI, không phải quá khứ. (Tất nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ như trong phim The Wind and the Lion của John Milius, hoạt động được mô tả ở thì quá khứ như một cuốn tiếu thuyết nhưng sau đó, chính John đạo diễn bộ phim của ông ta).
Các khổ trong phần này phải ngắn gọn, không nên viết nhiều quá 4-5 dòng. Người đọc có thể lướt qua mà không hề đọc chúng.
MỜ DẦN:
NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH – CẢNH CHÍNH
Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngắt.
NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG
Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo chăn bông xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie.
Người đọc bắt đầu hình thành một ý tưởng về bối cảnh và hành động đang diễn ra. Chúng ta biết rằng ta đang ở trên một con tàu, hai nhân vật được giới thiệu, chúng ta có đôi chút cảm nhận về sự xuất hiện về thể chất của họ. Và ta có bằng chứng về quan hệ của họ.
Hãy tránh việc viết về góc quay và máy quay. Nếu bạn phải nhấn mạnh một vài cảnh, hãy viết nó ở trên một dòng đơn. Góc và máy quay là thẩm quyền của đạo diễn, thường được đưa vào kịch bản sản xuất.
Những tấm vải đắt tiền che cơ thể bất động, trần truồng của nàng
JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua
cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Anh ta
kéo tấm chăn xuống và cười gằn trên cơ thể loã lồ của Julie.
Frankie chùn lại.
Có một vết xăm ác quỷ trên vai cô nàng mà anh chưa từng thấy
trước đó.
Chương 6 - Tên nhân vật
Quy tắc:
TÊN NHÂN VẬT được viết hoa và cách lề trái 3,5’’.
Trước khi một nhân vật nói, biên kịch đưa TÊN NHÂN VẬT để giúp độc giả biết được rằng đoạn hội thoại của nhân vật này sẽ theo sau.
Tên nhân vật có thể là một tên bình thường (JOHN) hoặc mô tả hình dáng (GÃ BÉO) hoặc một nghề nghiệp (BÁC SĨ). Đôi khi, bạn có thể có CẢNH SÁT SỐ 1, sau đó là CẢNH SÁT SỐ 2. Việc này cũng được nhưng các diễn viên sẽ thích hơn nếu bạn cá nhân hóa vai của họ bằng tên. Hãy cố để làm cho thống nhất.
Mẹo:
Khi dùng phần mềm viết kịch bản, bạn không phải lo khi tên nhân vật dài. Chương trình sẽ tự động học và ghi nhớ NHỮNG TÊN NHÂN VẬT của bạn, cho phép sự thống nhất và thoải mái. Không cần thiết phải lo lắng những JACQUELINE hay DR. FRANKENSTEIN, bạn chỉ cần ghi nhớ nó bằng hai phím tắt.
Phần mềm viết kịch bản cũng chèn vào đúng khoảng cách giống như khổ trước, tiết kiệm cho bạn hàng nghìn phím trong suốt quá trình viết.
MỜ DẦN:
NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH – CẢNH CHÍNH
Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngát.
NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG
Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng
JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua
cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo
chăn bông xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie.
Chương 7 - Lời thoại
Quy tắc
ĐOẠN HỘI THOẠI cách lề trái 2,5’’. Một dòng hội thoại có thể dài 30-35 ký tự vì thế lề phải có thể thay đổi, thường là 2.0 – 2.5’’.
Mẹo
Lời thoại hay là cửa sổ vào tâm hồn của nhân vật của bạn. Nó phải có vẻ chân thực … nó là lời thoại. Khán giả cảm giác như có thể lắng nghe thấy tương tác giữa các nhân vật. Đoạn hội thoại hay có thể dùng ngôn ngữ bình dân nhưng được thể hiện bằng cảm hứng tuyệt vời và thậm chí trở thành những câu nỏi nổi tiếng trong một văn hóa nổi tiếng, giống như câu của Clint Eastwood trong phim Dirty Harry Callahan: “Go ahead. Make my day”.
Đọc to hội thoại của bạn lên cũng không phải là ý kiến tồi. Nếu bạn đọc một dòng thấy khó khăn, có thể nó không được hay lắm.
Mẹo của phần mềm:
Phần mềm viết kịch bản có khả năng đọc lại cho bạn nghe qua hệ thống máy tính. Bạn chỉ cần xác định giới của nhân vật, từ đó, bạn có thể nghe thấy đoạn đọc kịch bản ngay trong phòng khách.
MỜ DẦN:
NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH – CẢNH CHÍNH
Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngát.
NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG
Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo chăn bông xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie.
Chương 8 - Phần trong ngoặc đơn
Ngoặc đơn được đặt cách lề trái 3.0’’ và lề phải là 3,5’’. Như thấy trong ví dụ, dấu ngoặc đơn KHÔNG được đặt giữa dưới tên của nhân vật.
Trong dấu ngoặc đơn có thể là một thái độ, một hướng dẫn bằng lời hoặc chỉ dẫn hành động cho diễn viên đang diễn vai đó. Phần trong dấu ngoặc phải ngắn, có trọng tâm, có mô tả và chỉ được dùng khi cần thiết.
Ngày nay, các phần trong dấu ngoặc đơn không được yêu thích cho lắm bởi vì nó cho chỉ dẫn có thể không hợp lý khi lên diễn.
FRANKIE
(châm biếm)
Chào em, con chim bé nhỏ của anh.
JULIE
(ngái ngủ)
Gì cơ? Mấy giờ rồi?
FRANKIE
(ra khỏi giường)
Hơn 6h. Em sẽ lại muộn đấy. Anh không muốn nghe điều đó đâu.
Phần trong ngoặc đơn thường được dùng trong một vài kịch bản như lời chú thích. Nếu một nhân vật nói, theo sau, bởi một dòng mô tả hành động và sau đó tiếp tục nói, lời chú thích này có thể được sử dụng nhưng thường những người duyệt kịch bản sẽ không đánh giá cao nó.
FRANKIE
(ra khỏi giường)
Hơn 6h. Em sẽ lại muộn đấy. Anh không muốn nghe điều đó đâu.
Frankie kéo tất chăn ra khỏi người Jule. Cô nằm trên giường, mặc chiếc áo phông và vào phòng tắm.
FRANKIE
(tiếp tục)
Em cứ tự nhiên.
Mẹo:
Chương trình viết kịch bản có thể cho bạn lựa chọn việc đặt (tiếp tục) trong ngoặc đơn hoặc cùng một dòng với tên của diễn viên, giống như phần mở rộng.
FRANKIE
(ra khỏi giường)
Hơn 6h. Em sẽ lại muộn đấy. Anh không muốn nghe điều đó đâu.
Frankie kéo chăn khỏi người Jule. Cô nằm trên giường, mặc chiếc áo phông và vào phòng tắm.
FRANKIE(TIẾP TỤC)
Em cứ tự nhiên.
Mẹo:
Phần (TIẾP TỤC) được chèn vào tự động bởi phần mềm viết kịch bản nếu bạn chọn sự lựa chọn này.
Nó cho thấy nhân vật tiếp tục nói chuyện qua hành động.
Chương 9 - Extension - Phần mở rộng
• O.S. - Off-Screen Ngoài hình
• V.O. - Voice Over Giọng nói ngoài hình
An Extension là một ghi chú đặt trực tiếp vào bên phải tên, cho thấy khán giả sẽ nghe thấy giọng của nhân vật NHƯ THẾ NÀO. Giọng ngoài hình có thể được nghe từ một nhân vật không nằm trong tầm máy camera hoặc ở một căn phòng khác.
Frankie kéo chăn khỏi người Jule. Cô nằm trên giường, mặc chiếc áo phông và vào phòng tắm.
FRANKIE(TIẾP TỤC)
Em cứ tự nhiên.
(dừng)
Này, em ở trong đó bao lâu? Anh có một cuộc họp và cần tắm.
JULIE (NGOÀI HÌNH)
20 phút.
Một vài biên kịch dùng O.C. (bên ngoài camera) thay thế O.S. Từ dừng ở trên được dùng đơn giản để nói rằng Frankie dừng lại (có lẽ để nghĩ) trước khi nói thêm một điều gì.
Một extension thông dụng nữa là V.O. (giọng ngoài hình). Hãy cứ nghĩ V.O. là một lời diễn giải hoặc một diễn viên nói khi anh ta/cô ta không có mặt trong cảnh. Hoặc anh/cô ta có thể ở trong cảnh nhưng lại có vai trò như một người diễn giải, có nhiệm vụ phản ánh hoặc mô tả một thời gian đi qua. Đoạn hội thoại này được ghi lại, sau đó, được rút lại trong quá trình biên tập.
FRANKIE(GIỌNG NGOÀI HÌNH)
Tôi biết tôi không thể đi tắm trong vòng ít nhất 45 phút, vì thế, tôi đi chạy.
Nhân vật Frankie của chúng ta đang nhớ lại về buổi sáng trên con thuyền với Giọng ngoài hình.
Chương 10 - Transition: Từ nối
Chúng ta phải bắt đầu với điểm này: Ngày này, trong những vở kịch đem đi duyệt, từ nối không được khuyến khích, vì nó bị coi là sự phí phạm một vài dòng bạn có thể dùng cho những câu hội thoại thú vị. Nó chỉ được dùng khi vô cùng cần thiết.
Quy tắc:
Khi bạn dùng từ nối, bạn phải cách lề trái 6,5’’ và lề phải là 1.0’’. Từ nối thường được viết hoa và theo sau là một hành động và trước mở cảnh.
Các từ nối thường gặp:
* • CUT TO: CẮT SANG
* • DISSOLVE TO: MỜ SANG
* • SMASH CUT: CẮT NHANH
* • QUICK CUT: CẮT NHANH
* • FADE TO: MỜ DẦN
* • FADE OUT: RÕ DẦN (ở cuối kịch bản)
Mẹo:
Bạn chỉ dùng từ nối trong kịch bản đem đi duyệt là khi nó là một phần quan trọng của cả câu chuyện. Ví dụ, bạn có thể dùng TIME CUTE: để chỉ sự qua của thời gian. Thông thường hơn là từ DISSOLVE TO: chỉ rằng thời gian đã qua. Hoặc, bạn có thể dùng MATCH CUT, nếu bạn muốn mô tả rằng có một sự tương quan tới thứ ta vừa nhìn thấy hoặc một thứ mới trên cảnh. Vấn đề là, trừ khi bạn trở nên khá thành thục trong việc viết kịch bản, đừng dùng những thứ đó trừ khi thật cần thiết bởi đạo diễn của bộ phim có thể nghĩ theo một hướng khác.
Mẹo sử dụng phần mềm:
Phần lớn các từ dẫn thường được lập trình sẵn trong chương trình viết kịch bản, viết hoa và đặt vào đúng chỗ.
Frankie lấy một chiếc quàn đùi, đi giày và ra ngoài.
CẮT SANG:
(Hãy nhớ, phần “Cắt sang: có thể bị bỏ đi trong tất cả các bản thảo kịch bản hiện nay. Cái nó diễn tả là sự thay đổi hoàn toàn của địa điểm).
Chương 11 - Góc quay
Quy tắc:
Góc quay được viết giống như Mở Cảnh, về lề trái, viết hoa. Trước và sau nó là một dòng trống.
Một GÓC cho độc giả điểm tập trung trong một cảnh đã thay đổi. Dưới đây là một vài ví dụ.
* • GÓC VÀO --
* • CỰC CẬN CẢNH --
* • LIA SANG --
* • GÓC NHÌN CỦA FRANKIE --
* • GÓC NGHỊCH -- (ĐẢO GÓC)
Mẹo viết:
Là một biên kịch, vì một vài lý do đã được nói trước, bạn nên khôn ngoan trong việc dùng GÓC để tập trung hướng của độc giả. Việc hướng dẫn của bạn có nguy cơ làm gián đoạn việc kể chuyện. Nếu điều bạn thực sự muốn làm là đạo diễn phim, ĐỪNG vội làm thế trong một kịch bản bạn đang muốn bán … hãy chờ cho tới khi nó được chấp nhận và cố thương thuyết để bạn sẽ là đạo diễn. Điều này có khả năng xảy ra nếu bạn đã có một số kịch bản được dựng thành phim.
Đôi khi, gọi tên một góc quay là cần thiết. Nếu bạn muốn độc giả nhìn thấy thứ gì đó không rõ ràng trong cảnh hoặc muốn đạt được một cảm xúc nhất định hoặc tạo đỉnh điểm. Công cụ này cho phép bạn đạt được mục tiêu đó.
Nếu bạn mô tả một cuộc bạo động trong tù, một tù nhân kề dao vào cai ngục, bạn muốn độc giả nhìn thấy một người bắn tỉa nhằm vào tù nhân, bạn có thể dùng một cảnh như thế này:
MỘT TÙ NHÂN kề dao vào cổ họng của VIÊN CAI NGỤC.
TÙ NHÂN
(run rẩy)
Tao sẽ giết nó. Tao sẽ làm đấy.
CAI NGỤC
Cho nó ra! Bây giờ! Làm đi!
GÓC VÀO - MỘT VIÊN CAI NGỤC CẦM SÚNG
Khi anh ta lên đạn, ngón tay bấm vào cò.
TÙ NHÂN
Tao muốn nói chuyện với lão giám ngục. NGAY BÂY GIỜ!
Một cảnh thường dùng là Xen (lồng) cảnh. Xen cảnh thường dùng chủ yếu như là một sự chỉ hướng – tập trung vào điều gì đó quan trọng trong cảnh, thường là điều gì đó khán giả cần đọc hoặc là những thứ quá nhỏ để nhìn thấy trong màn ảnh rộng.
XEN CẢNH – TỜ GIẤY TIỀN CHUỘC
Mẹo viết:
Một khổ mô tả hành động thành công hoặc một dòng đơn có thể đạt được cùng mục đích mà không làm khán giả xao nhãng. Hãy chú tâm tới mạch của câu chuyện và không nên ngắt quãng nó.
Chương 12 - Page Breaking: Ngắt trang
Mẹo:
Nếu làm theo những chỉ dẫn đơn giản của phần mềm trong khi viết kịch bản, vậy thì, những quy tắc sau đây sẽ tự động được tuân theo. Chương trình sẽ:
* • Không bao giờ chấm dứt một trang với phần Mở Cảnh. Điều này CHỈ được chấp nhận nếu có một Mở Cảnh hoặc Cảnh khác theo sau. (Ví dụ như một cảnh quay chính và sau đó là mở cảnh nội).
* • Không bao giờ bắt đầu một trang mới với một từ nối.
* • Tự động đặt từ Tiếp tục: khi nó ngắt một đoạn Hành động hoặc Hội thoại.
* • Không bao giờ chấm dứt một trang bằng Tên Nhân vật. Ít nhất phải có hai dòng Hội thoại theo sau tên đó.
* • Không bao giờ chấm dứt một trang bằng phần trong ngoặc đơn. Hội thoại PHẢI theo sau.
* • Nếu bạn có Hội thoại, một Phần trong ngoặc đơn và sau đó là Hội thoại nữa, ngắt dòng TRƯỚC phần trong ngoặc đơn.
Điểm nhấn mạnh
Giờ thì bạn đã quen với một số yếu tố và chỉ dẫn cơ bản trong khi viết một kịch bản đem đi duyệt. Với những nguyên tắc trên hoặc đơn giản sử dụng phần mềm, bạn sẽ viết được một kịch bản theo đúng chuẩn. Độc giả sẽ không cho rằng bạn là một người kể chuyện nghiệp dư bởi không biết những quy tắc đơn giản nhất. Dưới đây là một số yếu tố phức tạp hơn mà bạn cần biết.
Hội thoại song song
Khi hai nhân vật của bạn nói cùng lúc, đó được gọi là hội thoại kép hoặc hội thoại song song. Các nhân vật của chúng ta có thể có một đoạn nói chuyện như thế này:
Frankie và Julie đang tranh luận rất căng thẳng.
FRANKIE JULIE
Biến ra khỏi đời tôi ngay! Anh hét vào mặt tôi đấy à?
Tôi không thể chịu đựng được Tôi sẽ đi khi nào sẵn sàng
Cái mặt cô thêm phút nào nữa. Thế thôi!
Mẹo:
Tất cả các chương trình viết kịch bản cho phép bạn viết kiểu hội thoại này dễ dàng nhưng nên tránh làm vậy trừ khi rất cần thiết.
Mẹo viết:
Các biên kịch nghiệp dư thường sử dụng kiểu hội thoại này để làm nổi bật “xung đột” giữa các bên. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ dàng khiến khán giả phân tâm hoặc ngắt quãng mạch của câu chuyện. Đừng cho người ta lý do để họ có thể đặt kịch bản của bạn xuống bằng một vài cảnh hoặc hội thoại không liền mạch.
Đồng thanh
Đôi khi trong kịch bản, bạn có một đám đông cùng đồng thanh hô lớn. Có hai cách cơ bản để viết:
Cách đầu tiên là viết nó trong câu mô tả hành động.
ĐÁM ĐÔNG trên khán đài mắng nhiếc cầu thủ ném bóng: “Đồ điên!” “Ném bóng như đàn bà!”.
Lựa chọn thứ hai là làm như thể với một nhân vật và hội thoại.
ĐÁM ĐÔNG
Chơi ngu thế! Ném bóng gì như đàn bà!
Chương 13 - Viết tắt
Ngành công nghiệp phim ảnh sử dụng một vài từ viết tắt trong kịch bản. Việc có sử dụng chúng hay không tuỳ thuộc vào bạn. Một vài người sẽ cảm thấy bị xen ngang giữa chừng trong khi nhiều người khác lại muốn viết tắt. Chúng ta đã nhắc tới một số từ viết tắt trước đó như O.S., O.C., V.O. Dưới đây là một số khác.
b.g. = background: hậu cảnh
b.g. được dùng trong đoạn mô tả hành động.
Frankie ngồi trên giường, thắt dây giày. Ở phía sau, Julie lấy tiền ra khỏi túi của anh. Cô cũng lấy chìa khoá xe của anh.
CGI = hình ảnh do máy tính dựng lên
CGI mô tả hành động không thể quay một cách bình thường và sẽ đòi hỏi việc sử dụng máy tính để xử lý, như trong phim The Matrix.
CGI: Miệng của anh ta bắt đầu tan chảy, sau đó, biến mất hoàn toàn.
f.g. = tiền cảnh
f.g. được dùng trong đoạn mô tả hành động, giống như b.g., ngoại trừ việc hoạt động này diễn ra ở phía trước
SFX = hiệu ứng âm thanh
SFX nói về âm thanh cần thiết trong phim.
SFX: TIẾNG còi tàu RÚ LÊN.
SPFX = hiệu ứng đặc biệt
SPFX nói đến một hiệu ứng đặc biệt nào cần dùng (có thể không phải CGI).
SPFX: Một tia nắng rọi sáng gương mặt của Frankie. Cơ thể anh từ từ tan chảy.
M.O.S. = không tiếng.
Chuyện kể rằng có một đạo diễn gốc Đức (có thể là Josef von Sternberg, người phát hiện ra Marlene Dietrich) muốn quay một cảnh không có âm thanh và nói với đoàn làm phim rằng mit out sound (thay vì without sound). Cụm từ này sau đó được đoàn làm phim phát tán.
M.O.S. Những con ngựa chạy toán loạn trên phố.
POV = góc nhìn
Camera “nhìn” hành động từ một góc nhìn cụ thể của một diễn viên.
GÓC NHÌN CỦA JULIE – Frankie ngồi trên giường, thắt dây giày.
Chùm cảnh
MỘT CHÙM CẢNH là một công cụ điện ảnh để mô tả một loạt cảnh, tất cả đều liên quan tới nhau và cùng dẫn tới một kết cục. Mặc dù nó là một từ tiếng Pháp, từ này lại được một đạo diễn người Nga sáng tạo ra. Chùm cảnh được sử dụng để nói đến thời gian trôi đi. Hãy tưởng tượng tới một đứa trẻ, từ khi nó sinh ra, lăn lê, sau đó đi những bước đầu tiên và cuối cùng là chạy. Ví dụ:
CHÙM CẢNH
1) John vừa ra đời. Bác sĩ lau người nó và trao cho bà mẹ đang mỉm cười.
2) John lăn người trong cũi. Mẹ nó vỗ tay khích lệ.
3) Nắm chặt tay vào chiếc bàn cà phê, John đi những bước đầu tiên. Mẹ cậu vui sướng ôm con vào lòng.
4) John, đang đeo bỉm, chạy sung sướng qua những bình tưới nước. Mẹ cậu thở dài và với lấy túi đựng bỉm.
Bạn cũng có thể đánh dấu các cảnh là A), B), C) nếu thích. Dù là đánh số hay là dùng chữ cũng đều đúng. (Ghi nhớ rằng cảm xúc của bà mẹ thay đổi qua chùm cảnh từ vui sướng tới lo lắng khi John đi lại được).
CHÙM CẢNH được xác định như là một cảnh đơn. Điều này là không cần thiết nhưng một vài biên kịch dùng CHẤM DỨT CHÙM CẢNH khi nó kết thúc.
Chương 14 - Một loạt cảnh
LOẠT CẢNH QUAY cũng khá giống với Chùm cảnh nhưng nó thường được diễn ra tại một địa điểm, nhắc tới một hành động. Hãy nhớ tới bộ phim Earthquake…
MỘT LOẠT CẢNH
A) Cửa sổ cửa hàng bắt đầu rung lắc.
B) Các tấm biển đu đưa.
C) Gạch và thuỷ tinh bắt đầu rơi xuống đường.
D) Mọi người chạy thoát thân.
LOẠT CẢNH được xác định là MỘT CẢNH. Giống như Chùm cảnh, loạt cảnh này là những khổ mô tả hành động và cũng có thể được đánh số 1), 2), 3)
PHONG CÁCH
Một vài biên kịch sẽ đưa một loạt các cảnh quay vào trong kịch bản mà không ghi chú. Điều này nhìn chung góp phần vào việc làm mạch của câu chuyện trôi chảy hơn. Những dòng mô tả hành động này có thể ngắn, những câu mô tả được đặt ở những dòng độc lập.
Piazza de Palma chật cứng khách mua hàng thứ 7.
MỘT TIẾNG ĐỘNG LỚN vang lên.
Chim bồ câu bay xớn xác, CÁNH SẢI NGẬP TRỜI.
Mọi người quay đầu về hướng của MỘT TIẾNG SÚNG KHÁC.
Một đứa bé sợ hãi đánh rơi que kem và KHÓC.
Một phụ nữ HÉT LỚN.
Một kiểu viết khác cho đoạn trên:
CỬA HÀNG PIAZZA DE PALMA
chật cứng khách mua hàng thứ 7.
MỘT TIẾNG SÚNG LỚN
vang lên. Chim bồ câu bay xớn xác. Tất cả mọi người quay về hướng của MỘT TIẾNG SÚNG KHÁC.
ĐỨA TRẺ SỢ HÃI
đánh rơi cây kem và KHÓC. MỘT TIẾNG THÉT vang lên.
Mẹo viết:
Kiểu viết như thế này sẽ làm tốn thêm diện tích trang nhưng nó cũng giúp người đọc nhanh hơn. Tại sao? Hãy nhìn những khoảng trống trong ví dụ thứ hai … mắt của độc giả có thể đọc được đoạn này nhanh hơn.
Một kiểu viết khác liên quan tới việc NHẤN MẠNH vào yếu tố hành động. Thường thì, người đọc sẽ lướt qua một kịch bản, đặc biệt là nếu khổ mô tả hành động rất dài. Dưới đây là một sự lựa chọn về việc làm thế nào là đúng. Chữ nghiêng, đậm hoặc gạch chân không được dùng để nhấn mạnh.
Terry NGÃ xuống sàn nhà khi MỘT TIA NẮNG lan vào khắp phòng. Anh nghe thấy TIẾNG KÊU LỚN ở bên ngoài. Terry NÍN THỞ khi một BẢO VỆ hộ pháp đi vào.
Dòng ngắn / Thơ / Lời bài hát
Đôi khi, bạn cần viết một đoạn hội thoại gồm toàn những CÂU NGẮN. Một ví dụ có thể là khi nhân vật của bạn dẫn ra một bài thơ, hoặc hát một bài.
JULIE
Hoa hồng đỏ
Hoa violet tím
Em đang viết kịch
Anh thì sao?
Lời bài hát thường được viết hoa.
JULIE
(hát)
ROW, ROW, ROW YOUR BOAT
GENTLY DOWN THE STREAM
MERRILY, MERRILY, MERRILY, MERRILY
LIFE IS BUT A DREAM.
Chương 15 - Xen cảnh
Đôi khi trong một kịch bản, bạn có thể muốn xen giữa hai hoặc ba cảnh. Những cảnh này xảy ra cùng một thời điểm. Thay vì nhắc lại Mở cảnh cho mỗi cảnh, người ta dùng tới CẢNH XEN. Điều đó sẽ cho người đọc một cảm giác rằng cảnh được di chuyển nhanh chóng giữa các địa điểm. Trong The Deer Hunter có một đoạn xen cảnh rất hay, khi đó, những người thợ săn đi trong rừng trong khi một đám cưới đang diễn ra. Dưới đây là một ví dụ:
NỘI. CĂN HỘ CỦA SHERRI - ĐÊM
Sherri bắt đầu cởi quần áo trước cửa sổ mở của phòng ngủ.
NỘI. CĂN HỘ CỦA LENNY - ĐÊM
Lenny ngủ dậy đi lấy bia. Anh nhìn ra cửa sổ và thấy Sherri. Anh chết lặng, đứng nhìn cô.
XEN CẢNH GIỮA LENNY VÀ SHERRI
Sherri ngồi trên giường và cởi chiếc áo khoác ngoài.
Lenny đi gần hơn phía cửa sổ để nhìn cho rõ hơn.
Sherri đứng dậy, nhảy lên nhảy xuống, cố ra khỏi chiếc váy.
Mắt Lenny dán vào Sherri, anh di chuyển để nhìn theo cô. Anh giậm chân vào một chiếc chuông trên sàn nhà.
LENNY
Oái!
Sherri nghe thấy tiếng kêu và nhìn về phía Lenny.
Lenny nhìn thấy Sherri và TRỐN.
Một kiểu CẢNH XEN khác là khi hai nhân vật đang nghe điện thoại và bạn không muốn một đoạn trên điện thoại nghe qua giọng ngoài hình - bạn muốn thể hiện cả hai.
NỘI. PHÒNG KHÁCH - ĐÊM
Sherri, ngồi thoải mái trên ghế, đang đọc một cuốn sách thì tiếng chuông điện thoại kêu. Cô nghe máy.
SHERRI
Alô?
NGOẠI. PHÒNG ĐIỆN THOẠI – KHU NGHỈ NGƠI
Lenny nhấp một lon coca khi anh nói.
LENNY
Em yêu, anh ở Barstow rồi.
XEN CẢNH GIỮA LENNY và SHERRI
SHERRI
Ôi thế à anh yêu, thật tuyệt. Vậy là anh sẽ về đến đây trước buổi sáng.
LENNY
Ừ, anh sẽ về sớm thôi.
Trong những bộ phim cũ, các đạo diễn thường chia đôi màn ảnh trong một đoạn hội thoại như thế. Điều đó không thường xảy ra trong ngày nay và trừ khi bạn có lý do thật hay để viết nó vào, tốt nhất là dùng XEN CẢNH.
Chương 16 - Tiêu đề
Trong một vài kịch bản bạn đọc, bạn có thể thấy dòng này:
BẮT ĐẦU TIÊU ĐỀ hoặc BẮT ĐẦU TIÊU ĐỂ MỞ theo sau là CHẤM DỨT TIÊU ĐỀ hoặc ĐÃ XONG TIÊU ĐỀ MỞ. Ví dụ
MỜ DẦN:
NGOẠI. BẾN CẢNG PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH
Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngát.
NGOẠI. BỜ BIỂN – NGÀY
BẮT ĐẦU TIÊU ĐỀ
Hàng trăm cơ thể trẻ trung đang vui chơi trong kỳ nghỉ xuân.
Mẹo viết:
Đừng đặt tiêu để mở, kết thúc. Nó không thường được sử dụng trong một kịch bản đem đi duyệt và bạn không thể đoán được đạo diễn và nhà sản xuất sẽ đặt dòng đó ở đâu. Đừng kiếm việc thêm vào người.
SUPERIMPOSE or TITLE OVER: Thêm vào
Khi SUPERIMPOSE or TITLE OVER (phần tiêu đề, chữ thêm vào) được sử dụng, một đoạn văn bản hoặc hình ảnh được đặt chèn lên bản phim. Phần lớn thời gian, nó chứa những thông tin mà đạo diễn tin rằng độc giả cần biết như địa điểm hoặc thời gian của cảnh tiếp theo.
NGOẠI. BỜ BIỂN - NGÀY
Hàng trăm thanh niên chơi đùa trên cát và nước ấm.
SUPERIMPOSE: Bờ biển Daytona, Nghỉ Xuân, 1966
Chỉ có đoạn văn bản: Bờ biển Dayton, Nghỉ xuân, 1966 xuất hiện ở phía dưới khuôn hình.
Bất cứ đoạn văn bản nào, giống như phụ đề hoặc từ dịch các biển báo nước ngoài đều được liệt vào mục này.
Không dùng SUPERIMPOSE: trừ khi thật cần thiết. Nó bị dùng quá nhiều trong phim Splash của đạo diễn Ron Howard.
Chương 17 - Trang tiêu đề
TRANG TIÊU ĐỀ có một số thông tin nhất định. Hãy soạn nó cùng font chữ giống như trong kịch bản: Courier 12. Nó có thể được viết trên một trang đặc biệt, không hình ảnh minh hoạ và phải chứa một số thông tin như sau:
Ở giữa trang – Tên tiêu đề của kịch bản của bạn được viết thành chữ đậm nếu có thể.
Dưới đó hai dòng, ở giữa trang là - Kịch bản của
Dưới đó hai dòng, giữa trang – Tên bạn (và người viết cùng nếu có)
Ở góc dưới bên phải là thông tin liên lạc với bạn (bao gồm người đại diện và địa chỉ email)
Ở dưới góc trái, bạn ghi chú: đã đăng ký, WGA hoặc ghi bản quyền.
The Good, The Bad, The Thin
Kịch bản của
Fatty Turner
Copyright © 2001 by Fatty Turner Fatty Turner
Registered, WGAw 1234 Phố Lake
Anytown, CA 12345
(310) 555-1212
Mẹo viết:
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên ghi chú trong trang tiêu đề của bạn rằng bạn đã đăng ký bản quyền của kịch bản với Writers Guild of America, phía tây, hay chưa. Một vài người cho rằng dấu đó chúng tỏ bạn là dân nghiệp dư nhưng một số nhà sản xuất khẳng định cần nó. Dĩ nhiên, nếu bạn sống ở phía đông sông Mississippi, Mỹ, bạn có thể đăng ký kịch bản của bạn với Writers Guild of American, đông, và vì thế, bạn ghi chú là WGAe. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, đăng ký bản quyền bạn sẽ có cơ sở pháp lý hơn. Để có thêm thông tin về việc bảo vệ bất cứ sản phẩm nào của bạn, mời vào trang www.copyright.gov .
Chương 18 - Bản thảo sản xuất
Bạn đã bán được kịch bản của mình và bạn vẫn là người biên kịch cho phần tiếp theo. Giờ là đến lúc viết bản thảo sản xuất và chỉnh sửa lại. Tất cả các phần mềm chỉnh khung kịch bản đều có sẵn tại The Writers Store, nó xử lý rất tuyệt các kịch bản đóng (có nghĩa là các trang đã được hoàn thành), trang A&B, các cảnh đánh số và các yếu tố khác của bản thảo sản xuất.
Một trong những điểm khác giữa kịch bản sản xuất với kịch bản duyệt là CÁC CẢNH ĐƯỢC ĐÁNH SỐ. Chương trình chỉnh khung kịch bản của bạn có thể làm điều này một cách tự động. Nó sẽ đánh số những MỞ CẢNH về phía trái và phía phải của mở cảnh. Mục đích của việc đánh số là giúp nhà sản xuất và trợ lý đạo diễn nhằm xác định lịch quay và chi tiền cho việc sản xuất.
SỬA LẠI 30tháng 4 2001 BLUE 1.
MỜ DẦN:
1 NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH 1
Tàu thuyền dập dềnh trên sóng nước xanh ngát.
2 NGOẠI. BỜ BIỂN - NGÀY 2
hàng trăm cơ thể khoẻ mạnh, trẻ trung đang đùa vui trong kỳ nghỉ xuân.
“Tiếp tục” ở đầu và cuối
Mẹo:
Phần mền chỉnh khung kịch bản có thể dễ dàng chèn TIẾP TỤC (đầu) và TIẾP TỤC (cuối) vào trong kịch bản của bạn NẾU BẠN MUỐN. Nó phụ thuộc vào việc bạn đưa kịch bản cho ai và kịch bản của bạn đang trong giai đoạn nào của dự án.
Mẹo viết:
Ghi chú này rất quen thuộc trong quá khứ, một quy ước cho rằng cảnh sẽ tiếp tục sau trang mà người đọc vừa xem xong. Thông thường, trong một kịch bản mang đi duyệt, nó không được dùng và bạn sẽ được lợi từ việc đó là tiết kiệm được bốn dòng trống để có thể có kịch bản tốt hơn.
Chương 19 - Khoá số trang
Một khi kịch bản được “xuất bản” và đưa cho những người đứng đầu chuẩn bị sản xuất, các trang cần được KHOÁ để bất cứ thay đổi nào cũng có thể dễ dàng được phát hiện.
Nếu bất cứ thay đổi nào đối với kịch bản sau khi chuyển đi, chỉ NHỮNG TRANG VIẾT LẠI mới được in ra và phát đi. TRANG VIẾT LẠI phải dễ dàng được đưa vào trong kịch bản mà không làm thay đổi những trang gốc.
Phần mềm viết kịch bản của bạn được tạo ra để ngắt những trang viết lại theo những quy tắc trên và chúng có thể “khóa các trang” trước khi có phần viết lại. Một khi bạn khoá một kịch bản, nếu thêm một vài yếu tố vào trang, chương trình này sẽ tạo ra một cái gọi là trang A và trang viết thêm sẽ là trang B ví dụ Trang 110A Trang 110B.
Khoá các cảnh
Trong một kịch bản đã được xuất bản, số các cảnh phải giữ nguyên. Nói theo cách khác, nếu một cảnh bị BỎ, mặc dù số của nó vẫn còn, nó vẫn giữ ở trong kịch bản với từ BỎ cạnh nó. Bất cứ cảnh mới nào cũng phải có một chữ bên cạnh số để cho thấy rằng nó được bổ sung thêm sau khi những cảnh gốc đã bị khoá.
Nếu bạn thêm một cảnh vào kịch bản, chương trình sẽ tự động làm thành một cảnh A. Phần viết lại sẽ tự động được xử lý tự động trong chương trình viết kịch bản và được đánh dấu bằng dấu hoa thị ở bên phải số.
1 BỎ 1*
2 NỘI. PHÒNG LỚN. SÁNG 2
NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG
Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo chăn bông xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie.
FRANKIE
Hãy bay lên và tỏa sáng, con chim bé nhỏ của anh. Đến lúc mở rộng cánh và bay.
JULIE
(ngái ngủ)
Sao cơ? Mấy giờ rồi anh?
2A NỘI. PHÒNG TẮM - NGÀY 2A*
Phần thêm vào NỘI. PHÒNG TẮM sẽ cho thấy Julie đang làm gì trong khi trong cảnh được nhắc tới trước đó, ta chỉ nghe thấy cô nói ngoài cảnh khi camera vẫn tập trung vào Frankie và căn phòng ban đầu.
Chương 20 - Đầu trang
Một yếu tố khác của phần kịch bản sản xuất là ĐẦU TRANG. Đầu trang đứng cùng với chỗ đánh số trang, ở bên phải và cách lề phải 5’’. Thông tin này được in trong tất cả các trang của kịch bản. Nó đặt trong phần đầu trang bao gồm ngày viết lại và màu sắc của trang. Đầu trang của bản thảo sản xuất của một kịch bản có thể trông như thế này.
SỬA LẠI 30/4/2001 XANH DƯƠNG 1.
SỬA LẠI 30/4/2001 XANH DƯƠNG sẽ được in trên tất cả các đầu trang của các trang viết lại, trừ khi bạn yêu cầu chương trình viết kịch bản loại thông tin này trong trang đầu tiên. Tuy nhiên, bạn nên đưa thông tin này vào trong trang đầu của kịch bản sản xuất. Nếu vậy, tất nhiên số trang sẽ thay đổi.
Mẹo viết:
Không cần lo lắng về màu sắc trang giấy bạn dùng cho những thay đổi đối với một cảnh. Nếu bạn vẫn đang sửa lại một khi kịch bản trong quá trình sản xuất, người ta sẽ nói cho bạn biết làm thế nào. Việc này do bộ phận sản xuất quyết định.
Những việc nên làm và không nên làm
Nên làm
• Hãy đọc và sửa kịch bản của bạn. Chính tả rất quan trọng. Không nên tin vào phần mềm kiểm tra chính tả, nó có thể để lọt những lỗi ngữ pháp và không có một vài thuật ngữ trong từ điển.
• Hãy nhờ một ai đó đọc và sửa kịch bản cho bạn. Một người mới có thể phát hiện được những thứ mà bạn bỏ qua.
• Hãy nộp bản photocopy đẹp nhất có thể. Không ai muốn đọc những trang giấy bẩn.
• Hãy dùng kẹp chất lượng để kẹp kịch bản của bạn. Loại Acco #5 là tốt nhất bởi vì chúng đủ dài để vừa với độ dày của kịch bản.
• Hãy đăng ký kịch bản của bạn với Writers Guild of America nhưng không nên quên đăng ký bản quyền nữa. Thời hạn đăng ký với WGA sẽ hết nhanh chóng trong khi bản quyền sẽ tồn tại hàng thập kỷ.
• Hãy gửi một trang thư cùng với kịch bản của bạn. Hãy viết ngắn thôi, súc tích và đi hẳn vào mục tiêu chính. Cho họ muốn biết chính xác kịch bản của bạn nói về cái gì và sẽ liên lạc được với bạn thế nào.
• Hãy theo sát những quy tắc trừ khi bạn BIẾT rõ ràng lý do không nên làm thế.
Không nên
• Đừng tạo ra một trang tiêu đề ngẫu hững với font chữ lớn và màu mè … Một trang tiêu đề chuẩn có tên phim, tên tác giả ở giữa và thông tin liên lạc của bạn (địa chỉ, số điện thoại) ở phía dưới bên phải.
• Đừng dùng dấu ngoặc kép trong trang tiêu đề. Không ai quan tâm tới cái đó.
• Đừng viết ngày trên kịch bản hoặc bản thảo của bạn
• Đừng để những trang trống trong kịch bản để tách các phần với nhau.
• Đừng dành trang thứ hai cùng với dấu ngoặc kép nói về nội dung kịch bản của bạn.
• Đừng dành một trang mô tả kịch bản và câu chuyện phía sau. Điều đó không phù hợp với Hollywood. Bạn sẽ gặp rắc rối nếu không thể kể được câu chuyện qua kịch bản của mình.
• Đừng đưa thêm bất cứ hình minh hoạ nào dù bạn có thấy nó thú vị ra sao.
• Không đặt tiêu đề kịch bản vào trang đầu tiên.
• Đừng dùng nhiều hơn hai cái kẹp nhưng dùng trang giấy có ba lỗ. Kẹp chỉ để ở lỗ đầu tiên và cuối cùng.
• Đừng dùng giấy màu.
• Đừng hy vọng kịch bản sẽ được trao lại cho bạn. Khi đã gửi đi thì cứ phó mặc cho nó. Nên gửi kèm một phong bì dán sẵn tem và ghi địa chỉ của bạn. Sau đó thì nghỉ ngơi, rất nhiều người cũng gửi một kịch bản tới cùng công ty đó.
Chương 21 - Những loại kịch bản khác
Ở trên, chúng ta đã bàn tới kịch bản đem đi duyệt. Những yếu tố dùng trong loại kịch bản đó cũng được dùng trong một số loại hình khác. Chỉ có kích thước và khuôn khổ khác nhau.
• MOW - Movies of the Week
• DTV - Direct TV Movie
• Hour Episodic TV Show
Những loại hình này gần như giống với kịch bản đem đi duyệt. Tuy nhiên, chúng được chia thành những MÀN, được mô tả trong kịch bản. Một màn bao gồm phần của câu chuyện xảy ra giữa các phần quảng cáo. Vì thế, DỪNG MÀN được coi là thời gian dành cho quảng cáo.
Khi một Màn của MOW bắt đầu, nó sẽ viết như thế này:
MÀN 1
Khi một Màn kết thúc, nó sẽ giống thế này:
KẾT THÚC MÀN 1
Kịch bản của MOW hay DTV thường có 7 màn. Khi MOW kết thúc, nó thường giống thế này.
HẾT PHIM
Một MOW thường có khoảng 3-8 phút dành cho người pha trò, bắt đầu một câu chuyện, giống thế này:
NGƯỜI PHA TRÒ
Phần pha trò này thường không có đánh dấu kết thúc là KẾT THÚC PHA TRÒ. Thay vào đó, cảnh sẽ đơn giản chấm dứt và một trang mới bắt đầu, Màn Một bắt đầu. Kịch bản phim dài tập 1 giờ cũng có phần pha trò, nhưng nó sẽ ngắn hơn MOW.
MOW thường có cùng một đoạn lặp đi lặp lại (tuy ngắn) và cuối cảnh, kể phần tiếp câu chuyện để giữ khán giả vẫn ở lại trước vô tuyến sau một loạt quảng cáo tiếp theo.
Chương trình phim một tiếng thường có 4 màn.
Cả hai loại hình này đều phải đánh số trang.
Chương 22 - Trang tiêu đề của phim truyền hình
Trong một phim truyền hình, việc đặt tiêu đề của kịch bản, của chương trình và các tập của nó ở trang đầu tiên hoàn toàn tuỳ ý.
Chữ có thể viết hoa hoặc viết thường.
Đặt tiêu đề trong dấu ngoặc kép.
Tiêu đề đặt giữa dòng.
Mờ dần theo sau tên màn.
Dưới đây là ví dụ của MOW:
"A Day In The Life"
MÀN 1
MỜ DẦN:
NỘI. NHÀ TRÔNG TRẺ - SÁNG
Ở cuối mỗi màn, cũng có chữ RÕ DẦN cùng với phần kết thúc màn.
RÕ DẦN.
HẾT MÀN 1
=======NGẮT TRANG==================
16
MÀN 2
MỜ DẦN:
Mẹo:
Khi dùng chương trình viết kịch bản, bạn nên đặt phần ngắt trang giữa các màn. Nói cách khác, mỗi màn phải bắt đầu ở đầu trang mới.
Mẹo viết:
Không đánh số các cảnh. Đó là việc của nhà sản xuất.
Quy tắc:
MOW có thể có một danh sách diễn viên và trên trang khác là danh sách bối cảnh, giống như kịch bản kịch, nhưng những cái này thay đổi trong nhiều năm nay. Tốt nhất là bạn nên lấy mẫu của một MOW được phát gần đây để học những quy tắc mới.
Kết
Trên đây là những thứ tôi đã thu thập được nhưng tôi sẽ bổ sung thêm. Tôi hy vọng nó sẽ có ích và giúp bạn tìm tiến thêm bước tiếp theo trong cuộc khám phá viết kịch bản.
HẾT
Phân cảnh trong kịch bản
--------------------------------------------------------------------------------
Nhân light và Tiden post lên các kịch bản ngắn và có bàn về phân cảnh, tôi xin đóng góp một bài viết nhỏ về phân cảnh. Tôi sẽ cố gắng viết ngắn và giản dị tối đa về một đề tài khá dài. Nếu thiếu hoặc sai xin thêm và sửa thoải mái. Nếu có câu hỏi, tôi sẽ tìm cách trả lời trong khả năng.
PHÂN CẢNH
Phân cảnh giản dị là chọn hình ảnh để kể câu chuyện mà bạn muốn kể trong phim.
Phim có nhiều đoạn (sequence). Mỗi đoạn đoạn có nhiều cảnh (scene). Cảnh có nhiều cú máy (shot). SCENE là đơn vị căn bản của phim. Dù phim truyện dài với hơn 100 scene hay phim ngắn với 3 scene thì scene vẫn là đơn vị căn bản. SHOT là đơn vị nhỏ nhất của phim. Trong bài đầu tiên này tôi xin nói về các yếu tố cơ bản của SHOT.
Chúng ta thử tưởng tượng phim Trương Chi.
Sequence 1: Mỵ Nương nghe tiếng tiêu, yêu người thổi tiêu.
Sequence 2: vua rước Trương Chi vào cung cho MN gặp mặt. TC nghèo xấu, MN đuổi đi.
Sequence 3: TC tương tư, chết, tim không tan.
Sequence 4: Ai đó lấy tim anh tạc thành cái ly đưa cho MN uống nước. MN nhỏ một giọt nước mắt, ly tan.
Sequence 1 chia làm nhiều scene.
Người viết kịch bản sẽ viết giống giống như vầy (SCENE 001)
001 NỘI - CUNG HOÀNG TỘC / PHÒNG MỴ NƯƠNG - NGÀY
Phòng MỴ NƯƠNG ở trên lầu cao. MN (19 tuổi) ngồi trên chiếc ghế đặt bên cửa sổ, cô đang đọc sách. Từ bầu trời bên ngoài vẳng lại tiếng tiêu réo rắt khi còn khi mất. MN vừa đọc vừa mơ màng.
Cửa mở, một TỲ NỮ (16) mang khay trà bước vào, cúi chào MN. Cô chưa kịp đặt khay xuống, MN đã hỏi.
MỴ NƯƠNG
Cứ mỗi chiều lúc sắp tắt nắng, người ấy lại thổi tiêu. Em nghe không?
CUNG NỮ
Không. À, mà có nghe. Ai mà rảnh thế nhỉ?
MỴ NƯƠNG
Hôm nào người ấy không thổi, ta không muốn ăn cơm, không muốn ngủ.
Phòng Mỵ Nương và đoạn thoại giữa MN và cung nữ là một SCENE. Biên kịch chỉ viết SCENE chứ chưa đi vào đơn vị nhỏ hơn là SHOT.
Đạo diễn là người chia cảnh ấy ra thành nhiều SHOT. Công việc đó là PHÂN CẢNH.
Thử 4 shot đầu nhé (4 shot này chỉ mới chừng 30 giây đầu tiên của phim. Chưa có thoại gì hết):
Shot 01: (Rộng: Máy đặt trong phòng hướng về phía cửa sổ) MN ngồi ở khung cửa và đang đọc một cuốn thơ. Tay cô lật qua trang.
Shot 02: (Cận) Những ngón tay rất đẹp của MN cầm lấy một góc trang để lật trang sách, trên đó có in một bài thơ tựa là: Tương tư chiều.
Shot 03: (Trung: Máy vẫn hướng về phía cửa sổ, đặt gần MN hơn shot 001) Mỵ nương tiếp tục đọc, nhưng mơ màng nghe tiêu, có đọc được gì đâu. Có tiếng mở cửa. MN quay ra mặt nhìn.
Shot 04: (Trung: Máy hướng về cửa vào phòng) Cung nữ ở ngưỡng cửa tay bưng khay trà, bước vào phòng, ra khỏi khung.
Ráp các shot này lại, ta biết được khung cảnh mở đầu của chuyện. Mỗi shot phải có 6 yếu tố sau:
1. SỰ THÚC ĐẨY
2. THÔNG TIN
3. BỨC ẢNH
4. ÂM THANH
5. SỰ THAY ĐỔI
6. SỰ LIÊN TỤC
Mỗi yếu tố đều quan trọng. Để đi sâu, cần có nhiều cuốn sách cho mỗi yếu tố. Ở đây tôi chỉ nói sơ lược.
1. SỰ THÚC ĐẨY
Người xem phim sẽ cho là mạch phim tự nhiên liền lạc khi họ MONG được xem cái gì, máy quay sẽ đưa mắt họ đến đó. Nếu những khung hình nối tiếp nhau không có lý do sẽ làm cho câu chuyện có vẻ khúc mắc.
Bạn cho người ta xem một khung hình. Xem được vài giây, bạn đổi qua một khung khác. Bạn làm như vậy không tùy hứng, mà vì bạn biết người xem muốn xem cái khung kế đó. Tại sao họ muốn xem cái khung kế? Cũng là do chính bạn, người kể chuyện, dẫn sự chú ý của họ tới đó. Rồi bạn cho họ xem cái họ muốn xem. Điều này tạo sự mạch lạc. Nếu không có sự thúc đẩy, người dựng phim sẽ hỏi bạn: Người xem đang nhìn cái này việc gì phải quay đầu nhìn qua kia, việc gì tôi phải đổi SHOT?
Ví dụ xem SHOT 001 MN đang ngồi đọc sách. Chính vì nàng đưa mấy ngón tay đẹp lên lật trang làm cho người xem MONG được nhìn gần hơn để thấy những ngón tay của một công chúa nó đẹp như thế nào và công chúa đọc thứ sách gì. Đó là lý do, là SỰ THÚC ĐẨY để cắt qua khung hình shot 002: Cận, cho thấy bàn tay của nàng và tựa bài thơ nàng đang đọc. SỰ THÚC ĐẨY trong trường hợp này được gây ra nhờ hình ảnh (công chúa lật trang). Có một SỰ THÚC ĐẨY do ÂM THANH gây ra ở cuối SHOT 003: Shot này tả MN đang mơ màng nghe tiếng sáo. Bỗng nhiên có tiếng mở cửa. Tiếng mở cửa làm cho người xem muốn biết AI bước vào phòng. Vậy là bạn đã có lý do để cắt qua SHOT 004: Thì ra là cung nữ mang bình trà vô cho công chúa uống.
2. THÔNG TIN
Một cú máy phải đem lại THÔNG TIN cho người xem, tiếp theo những thông tin mà họ đã được biết từ cú máy trước đó. Thông tin này có thể nhờ hình ảnh, hoặc nhờ âm thanh (thoại, chẳng hạn). Bạn khai mở câu chuyện. Thông tin có thể đưa câu trả lời hoặc chỉ đưa ra câu hỏi.
Trong shot 001, bức hình của bạn trả lời các câu hỏi được trả lời:
- Căn phòng thế nào? Trang trí kiểu Việt xưa, vậy là chuyện này lâu rồi, ở VN.
- Ai ngồi xem sách.? Trẻ mà tiền đâu mua áo quần đẹp quá, chắc là con nhà giàu.
- Cô ấy ngồi như thế nào? Lưng thẳng, đài các mà, chắc con quan hay con vua.
Và nó đem lại vài câu hỏi khác chưa có câu trả lời:
- Tiếng tiêu của ai vậy kìa?
- Cô gái đang nghĩ gì?
Những câu hỏi chưa có câu trả lời này khiến người ta muốn xem tiếp.
3. BỨC ẢNH
Mỗi SHOT đều được cân nhắc (sáng tác) thận trọng như họa sĩ vẽ một bức tranh, nên tôi tạm gọi đây là một BỨC ẢNH. Nó bao gồm:
- Khung hình (frame): gồm có chiều ngang và chiều dọc đóng khung hình ảnh lại.
- Chiều sâu (depth): chiều thứ ba, chiều sâu, thật ra chỉ là một ảo giác, được tạo nên nhờ sự sắp đặt người, vật và đường nét trong khung, cách đặt máy, chọn ống kính, và ánh sáng.
- Cảnh/diễn viên/đạo cụ
- Màu, ánh sáng.
Bức ảnh là điều quyết định thị giác và cảm giác của phim . Hôm nào có dịp chúng ta có thể bàn rộng về BỨC ẢNH.
4. ÂM THANH
Nguyên tắc khi ghép ÂM THANH vào SHOT là: "Người xem PHẢI nghe những gì họ THẤY, nhưng họ không cần thấy những gì họ NGHE. Nghĩa là nếu THẤY cửa mở mà không NGHE tiếng cửa mở thì không được, nhưng họ vẫn có thể NGHE tiếng sáo mà KHÔNG THẤY người thổi sáo.
Âm thanh rất quan trọng, cũng cần nhiều chương sách riêng về nó, Khi đạo diễn đóng khung một bức ảnh với nhiều chi tiết, người xem có thể CHỌN nhìn cái này kỹ hơn và bỏ qua cái kia, chứ âm thanh thì người xem không có sự chọn lựa đó. Họ phải nghe tất cả những gì đạo diễn cho họ nghe, và ảnh hưởng tâm lý âm thanh mang lại rất sâu rộng, đối với nhiều người, âm thanh quan trọng cho cảm giác của phim hơn cả hình ảnh.
5. GÓC MÁY
Tốt nhất là mỗi lần đổi shot ta cũng nên đổi góc máy. Đổi góc máy là đổi hướng nhìn, đem lại những thông tin mới và khác hoặc thêm vào cái người xem đã thấy rồi.
Góc máy chính là hướng mắt của một người nào đó. Trong phim, chỉ có cái nhìn của nhân vật (POV: point of view) và cái nhìn của người xem, tức là không của ai cả. Bạn phải rất cẩn thận với cái nhìn của một người thứ ba. Chẳng hạn có hai người đi từ sân vào nhà. Bạn chỉ có hai lựa chọn: góc máy từ hướng mắt của nhân vật, hoặc góc máy là hướng mắt của khán giả. Nếu bạn quay hai người đi vào nhà và thích đặt máy xuyên qua bờ dậu vì thấy nó ly kỳ, người xem sẽ hiểu lầm rằng có một người thứ ba đang quan sát rình rập hai người kia từ sau bờ dậu, và phim bị sai văn phạm.
6. SỰ LIÊN TỤC
Chuyển SHOT gọi là CUT. Có hai loại là CUT liên tục (continuous cut) và không liên tục (jump cut). Sau một số continuous cut, đạo diễn có thể dùng jump cut để cắt ngắn thời gian.
Nếu cả một đoạn phim ghép các SHOT không liên tục nhau để tả nhanh nhiều biến cố của vài năm trong vòng một hai phút, thì người ta dùng tiếng Pháp MONTAGE có nghĩa là chắp nối hình ảnh (trong khi trong tiếng Pháp, MONTAGE có nghĩa là dựng phim). Sự liên tục của hình ảnh và âm thanh làm cho người xem thấy mình đang quan sát THỰC diễn biến trên màn ảnh hơn là nó được kể lại.
Cả hình ảnh và âm thanh đều cần có sự liên tục. Cần chú ý:
1. Nội dung
Thí dụ ở shot trước điếu thuốc của diễn viên hút đã hết, mà qua shot sau nó còn dài thì sai, nó phải ngắn như ở shot trước.
2. Cử động
Bàn tay kéo điếu thuốc ra khỏi miệng của diễn viên trong shot sau phải tiếp đúng cử động từ shot trước.
3. Vị trí và hướng
Một người chạy đang từ trái sang phải khung hình. Qua shot kế nếu đặt máy ở vị trí đối diện khiến người này chạy từ phải sang trái sẽ làm người xem anh ta đã đổi hướng và đang chạy đi bỗng chạy về.
4. Thoại
Phải có sự liên tục của thoại.
• PHẦN MỘT- XÂY DỰNG NHÂN VẬTTên truy nhập Yahoo! và địa chỉ email:[email protected] mm:kichban2012
• Ngày sinh8 Tháng 4 1984
• 1. Câu hỏi bảo mậtCha của bạn sinh ra ở tỉnh/thành phố nào?
• Câu trả lời của tôihcm
• 2. Câu hỏi bảo mậtAi là tác giả bạn thích nhất?
• Câu trả lời của tôithanhphu
Nhân vật nam : nhân vật tuyến một, phản diện .
Nhân vật nữ : nhân vật tuyến một, phản diện.
Môi trường chính nam: từ một đưa bé thiếu tình cha mẹ, những năm tháng ở nhà cậu tuy nhiều nghịch cảnh nhưng cậu con trai vân bộc lộ sự cứng rắn, cuộc sống thiếu thốn tình cảm và vật chjất đã tạo nên một cậu bé sống trầm lặng nhưng vẫn cồn cào bướng bỉnh.tuổi thơ gắn nhiều kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. quen thân với nhân vật nữ, nhân vật nữ đã bao lần khốn đón vì những trò nghịch của nhân vật nam. Tháng ngày trôi qua, bạn bè đi học xa là những tháng ngày nhân vật nam luôn đứng trước những ướt mơ không bao ghiờ dám nghỉ. Suốt quảng đừơng thơ ấu là những cánh đồng quê và những con trâu dòng sông chan hòa trong nắng gió.
Nhân vật trưởng thành và bvước vào đời với những thói hư tật xấu, như thế không có tình thương và con đường sai trái cứ tụt dốc.nhân vật nam vânc và chỉ yêu một mình nhân vật nữ, hoàn cảnh chia cắt, buồn vì nhìn đời bát công nhân vật nam tìm sống thiếu nghị lực, buông thả đoi lúc hận đời thù ghét tất cả. nhân vật chính sống trong niềm ước mơ không thật xen lẫn những tình yêu phung phí.
Và rồi dồng sông qua khúc cuồn chảy ào ào dữ dội. mãi mê trên con đường đen tối.nhân vật nam đã đánh mất chình mình, rượi chè cờ bạc, trộm cướp, đua xe, đánh nhau, cuộc sống trong màn tối nhưng lúc nào nhân nvật nam cũng nghỉ và nhớ khuuôn mặt thơ nbgay của nhân vật nữ.
Nhờ ăn chơi khét tiếng. một đưoiừng dây buôn bán matúy đã nắm được những gì và đưa nhân vật nam vào tròng một cáhc nhẹ nhàng. Nhân vật nam đã biết con đường sai mđã quá xa nhưng không thể rút chân ra được
Ngày tháng sông trong matúy cũng là những ngày tháng sung túc nhất đời nhân vật nam không bao giờ nghỉo ra. Nhân vật nam hưởng thụ một cáhc say đắm quên cả đất trờtrong thờ gian này là lúc mà nhân vật nam thưch hiện thành côngn ướtc mơ lớn của đời mình là chiếm được trái tim của nhân vậth nữ,
Nhân vật nữ đến voiứ nhân vật nam một trái timn mù, một con người đánh mất chính mình. Đôi lúc nhân vật nữ khôngn hiểu mình đã làm gì và chấp nhận tất cả.
Họ yêu nhau càng nhiều cũng là lúc trai làng nghiện matúy càng đông. Cuối cùng oan nghiệt đã vén bứt màn bí ẩn, chính người yêu nhan vật nữ đã cướp mất đoiừ trai của những người gần gửi nhất trong đời. nhưng nhân vật nữ đã thông minh tỉnh táo vgừa yêu vừa khuyên từ bỏ tất cả. tệ hại xã hội càng tăng cao. Tình yêu của họ càng rạn nứt. mâu thuẫn dâng lên nghưng tình yêu cũng không kém. Vấn đề được cao điỉem được mở thắt bằng tình yêu của nhân vật nam. Là chấp nhận đàu thú và đối mặt với những sai lầm.
nhưng không thể quên nhân vật nữ. nhân vật nam đã gieo cái chết trắng đến vùng quê
đi sai từ con đường có thật của bản thân và xã hội cũng từ bản tính nghich ngợm, mạnh mẻ của của đứa bé trai . và trở nên một là hiểm hoạ cho xã hội. những người gần gủi, gia đình và bạn bè luôn là những mục tiêu và chổ lợi dụng để mưu toan cho ý đồ. Luôn tạo ra nhiều bất ngờ và đau khổ cho người khác bằng những thủ đoạn tinh tường.
Môi trường Nhân vật nữ :mang văn minh và kiến thức tình người áp dụng vào cuộc sống. dùng hiểu biết để hóa giải vấn đè. Từ trong vòng tay gia đình bè bạn đến hôn mê trước những cám dỗ của vật chất và những nhận thức non nớt của tuổi mới lớn. sự nông nỗi đến mức ngốc nghếc .( lợi và hại) đã làm cho bao người lo âu.và con đường đi sai lại càng sai.
Gia đình nữ : chân chất, bộc trực, luôn sống trong tư tưởng xưa.( lợi và hại) tình thương và niềm tin đã bất ngờ đối diện trả giá đắt cho một kế cuộc đau lòng- đứa con hư hỏng.
PHẦN HAI-DỰNG CẢNH
Nhân vật nam.
-Đã là thành phần đáng sợ trong xã hội
-Bài bạc, rượi chè, giành gái, đua xe, trộm cắp, hàng xử côn đồ....
-Xa lánh gia đình, bất hiếu...
-Không sợ đất trời, thách thức pháp luật.( mặt yếu kém một số cán bộ địa phương)
-sợ người yêu.
Nhân vật nữ.
-Doan trang hiền thục.
Gia đình thuần nông cưng chiều trong điều kiện nhiều khó khăn
học hành, thông minh lanh lẹ.
là mồi ngon của những quai hùng,
là mục tiêu định sẵn của nhân vật nam.
Xa lánh dần bạn tốt, lừa dối dần gia đình.
PHẦN 3. CẢNH CHÍNH
cảnh thể hiện tính hoan dã của một đứa trẻ mồ côi, ở cùng bà con
cảnh ăn chơi của nhân vật nam
cảnh đẹp trong trắng của nhân vật nữ.
cảnh thể hiện sự sâu một chút về tính cách của nhân vật nam và gia đình
cảnh gia cảnh nhân vật nữ đối diện khó khăn
cảnh nhân vật nữ và gia đình trong không khí hạnh phúc
sự thay đổi kì lạ của nhân vật nam( bắt đầu trong đường dây buôn ma tuý )
cảnh nhân vật nam và nhữnh biểu hiện nguy hiểm đối với xã hội
cảnh nhân vật nam ăn chơi sa đoạ sau những chiến tích của mình.
cảnh nhân vật nữ bước đầu thay đổi.
cảnh nhân vật nam gây bao nỗi lo( nhẹ ) cho xã hội và nghành chức năng phải vào cuộc.
cảnh nhân vật nữ gặp nhân vật nam. ( nhẹ, tình cờ )
cảnh nhân vật nữ và người yêu xuất hiện những bất đồng do những nhu cầu nhỏ nhoi đã thay đỏi trong tâm người con gái
cảnh nhân vật nam mở lên kế hoach chinh phục trái tim mỹ nhân.
cảnh nhân vật nữ thay đổi hoàn toàn về tính cách, tâm lý đối với người yêu và gia đình
cảnh tranh giành tình yêu và nhân vật nữ đã chính thức yêu nhân vật nam chính.
cảnh gia đình và bạn bè nhăn vật nữ phản đối lối sống và những thay đổi của nhân vật nữ.
cảnh nhân vật nam và nhân vật nữ yêu nhau.
những thay đổi của hai nhân vật do tình yêu diệu kì mang lại
cảnh ngựa quen đường củ của nhân vật nam
cảnh ghen tuông giận hờn của nhân vật nữ và bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn nhỏ trong quan hệ hai người.
cảnh nhân vật nam ngày càng luống sâu vào con đường tôi lỗi.
cảnh nhân vật nữ hoàn toàn muỳ quán trong tình yêu. Khi người yêu luôn làm những điều trái pháp luật mà nhân vật ữ vật luôn ủng hộ.
Can hr nhân vật nam lộ nguyên hình chân tướng của một người vận chuyể cái chết trắng.
Cách trình bày và soạn thảo kịch bản
A. Trình bày :
- Số thứ tự phân đoạn.
- Bối cảnh ( Địa điểm quay )
- Điều kiện ánh sáng.
Cả ba yếu tố trên được viết in.
Vd : 1. LỚP HỌC - NỘI - NGÀY.
2. LỚP HỌC - SÂN TRƯỜNG - NỘI / NGOẠI - NGÀY.
- Mô tả hành động nhân vật.
B. Soạn thảo kịch bản :
- Chỉ viết những gì người xem có thể nghe và nhìn thấy.
- Hành động luôn ở hiện tại.
- Đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu khi sử dụng câu văn.
- Thứ tự thông tin theo trình tự hình ảnh ta hình dung.
C. Lời thoại :
- Tên nhân vật.
- Lời thoại.
* Ví dụ cho ba yếu tố trên :
1. LỚP HỌC - NỘI - NGÀY
Đó là một lớp học khang trang, rộng và rất thoáng.
Cả lớp đang chăm chú nhìn lên bảng, một số thì cúi xuống viết.
Trên bục giảng, một cô giáo tên Hương, khoãng 23 tuổi, dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt xinh đẹp đang viết bài lên bảng.
Các học sinh đang cúi xuống viết.
Hương ngừng viết và quay xuống nhìn.
HƯƠNG
Các em ngừng viết, nhìn lên bảng để nghe cô giảng !
D. Những yếu tố cần chú ý trong một phân đoạn :
1. Nhân vật :
- Ai là nhân vật chính trong phân đoạn ?
- Vai trò, hành động của nhân vật.
- Có những nhân vật nào dư ?
- Những mối liên hệ, giao lưu giữa các nhân vật.
- Kịch tính giữa các nhân vật.
- Tính hấp dẫn, hứng thú, năng động, đa dạng của nhân vật.
2. Tình huống :
- Địa điểm và bối cảnh xảy ra.
- Có phù hợp với nội dung cảnh ?
- Tăng ý nghĩa, kịch tính cho nội dung cảnh.
- Tăng phần hấp dẩn.
3. Kịch tính :
- Mục đích của phân đoạn.
- Những giá trị kịch tính có gì thay đổi.
- Thông tin chính cần truyền đạt.
- Mắt nhìn của ai ?
4. Kiểm tra :
- Có gì khó hiểu ?
- Kịch tính giả, ngẫu nhiên, có nhất quán với tính cách nhân vật, thể loại phim,... ?
Điều gì tạo nên một câu chuyện hấp dẫn?
Những bộ phim mà bạn yêu thích, phần lớn có nhân vật làm bạn mê đắm. Khán giả xem một tác phẩm điện ảnh không chỉ đơn giản muốn được thích hoặc mến yêu những người họ thấy trên màn ảnh, họ muốn được ĐẮM CHÌM trong những nhân vật đó, cho dù họ có thích hay không. Những người anh hùng vĩ đại khiến ta hào hứng trong khi những kẻ gian trá độc ác lại làm cho ta tức điên.
Một bộ phim hay luôn chứa đựng trong nó một vấn đề nhất định. Đó không chỉ là cái mà người ta muốn, nó là thứ cần phải đạt được, dù mối nguy hiểm có như thế nào, giống như trong bộ phim Indinana Jones and the Raiders of the Lost Ark. Hay nó là thứ mà rất nhiều nhân vật mong muốn, giống như bức tượng đen, nhỏ trong The Maltese Falcon. Đôi khi, nó cũng có thể là thứ không nhìn thấy – ví như tự do cho nhân dân trong Lawrence of Arabia hoặc Gandhi. Tất cả những thứ đó làm thành nhiệm vụ của nhân vật - thậm chí mang đến cho nhân vật chính sức mạnh siêu nhiên. Nó có thể là thứ mang tính cá nhân (tình yêu) hoặc vì lợi ích của tất cả mọi người (cứu thế giới khỏi bàn tay của người ngoài hành tinh) nhưng nó phải mạnh mẽ và phát triển lên tột bực khi câu chuyện được hé mở.
Phim luôn có những trở ngại, XUNG ĐỘT. Đây chính là trọng tâm của một bộ phim. Ai đó muốn một thứ gì, nhưng người và vật cứ chắn ngang đường của người này khi anh ta cố đạt mục tiêu đặt ra. Đôi lúc, trở ngại này xảy ra đối với cả người hùng và nhân vật phản diện và mục đích cuối cùng đều quan trọng với cả hai bên, như trong phim Jingle All the Way. Arnold Schwarzenegger và Sinbad giành giật với nhau một món quà giáng sinh cho cậu con trai. Cả hai đều không được phép thua cuộc. Trở ngại và xung đột có thể được thể hiện dưới dạng vật chất hoặc tinh thần. Tuy nhiên, chúng phải hiện diện trong câu chuyện của bạn, nếu không, bạn chẳng có chuyện nào cả. Hầu hết các câu chuyện hay, nhân vật chính cũng mang trong mình một xung đột nội tâm, những thứ thuộc về tâm trí, tinh thần của họ, chỉ có thể được giải quyết trước thời điểm cô/anh ấy đạt được kết quả - tức là mục tiêu vật chất của câu chuyện. Một số người gọi con quỷ nội tâm này là “ma” trong khi những người khác gọi đó là “vết thương”.
Bạn cũng cần có móc câu. Đây là một thuật ngữ trong khi viết bài hát, nó mô tả thứ thu hút được sự chú ý của mọi người. Hollywood gọi đó là hướng tới đông đảo khán giả. Nói đơn giản hơn là “giả sử”. Ví dụ trong phim Galaxy Quest, một ý tưởng có thể đưa ra là: giả sử những diễn viên trong đoàn làm một bộ phim khoa học giả tưởng đang tạm thời ngừng quay, tuy vậy họ vẫn nổi tiếng, bị cuốn vào cuộc chiến không gian với người ngoài hành tinh, những người tin rằng phim của họ là tư liệu về cuộc sống ngoài trái đất?”. Một giả định tốt sẽ khiến kịch bản của bạn nổi bật hơn. Đó là lý do tại sao khán giả sẵn sàng hy sinh sự thoải mái ở nhà và ném tiền họ khó nhọc kiếm được để đi xem ngoài rạp.
Hollywood chú ý tới các thể loại phim. Một số nhà sản xuất thường có xu hướng quan tâm đặc biệt tới một số loại phim nhất định, vì vậy, bạn hãy tiếp cận họ bằng những thứ mà họ có thể cho là ý tưởng thú vị. Những kịch bản thành công thường mang một dáng vẻ mới nhưng người ta vẫn xác định được thể loại của nó. Bạn biết rõ điều gì khiến ý tưởng của mình trở thành độc nhất nhưng bạn có thể nhanh chóng diễn tả nó cho người khác được không? Liệu đó có phải là một câu chuyện hãi hùng, tiết tấu nhanh, tình cảm hài hước hay phiêu lưu hành động?
Bạn cần giới thiệu tác phẩm của mình như một người trong cuộc. Do số lượng các kịch bản đem đi duyệt khá lớn, nên BẤT CỨ ĐIỀU GÌ khiến tác phẩm của bạn khác lạ, nó sẽ lọt vào vòng sau. Nếu bạn không hiểu được trò chơi, sẽ không có ai chơi cùng bạn. Biên kịch phải bám sát những quy ước, bao gồm những thứ như số trang, font chữ dù đó mới chỉ là bước đầu. Bạn nên làm theo những quy ước đó trừ khi bạn rất giàu và có ý định chi tiền để sản xuất và đạo diễn bộ phim của mình. Tuy nhiên, kể cả như vậy, những người bạn sẽ làm việc cùng cũng cần những thứ theo chuẩn mực có sẵn.
Các loại kịch bản
Dưới đây là danh sách một số kiểu kịch bản đang được dùng ngày nay. Tài liệu này sẽ giới thiệu loại hình kịch bản cho Phim nhựa/Phim truyền hình.
Tài liệu nhắc tới:
Kịch bản/ Phim nhựa
Phim truyền hình
Không nói đến:
Stage Plays và Musicals
Phim hài tình huống
Audio/Visual Scripts/Dual Column
Multimedia
Người viết kịch bản cho bất kỳ loại hình nào trên kia sẽ phải giới thiệu thành quả của họ theo hai kiểu dưới đây, phụ thuộc vào việc họ đang muốn bán nó hay kịch bản đã được đem đi dựng thành phim.
Submission Scripts
Còn gọi là Spec Script. Đây là kịch bản được viết mà không được đặt trước hay mua, với hy vọng rằng nó sẽ được bán. Phần giới thiệu này sẽ thiên về những triết lý của kịch bản spec, trong đó, để nói rằng “hãy tránh xa quá trình cộng tác. Những thứ nên hoặc không nên làm bạn sẽ thấy ở đây, sẽ phản ánh triết lý này.
Shooting Scripts: Kịch bản phân cảnh
Một khi kịch bản của bạn đã được chấp thuận, nó thường sẽ được viết lại nhiều lần trước khi đem đi dựng thành phim. Khi đã hoàn tất, nó sẽ trở thành kịch bản sản xuất. Tất cả các cảnh, góc quay trong kịch bản này đều được đánh số. Mỗi cảnh và các góc quay đều bị cắt thành những phần nhỏ. Giám đốc sản xuất phim có thể thay đổi thứ tự các cảnh quay để tận dụng hiệu quả sân khấu, diễn viên và địa điểm.
Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu kịch bản phim nhựa vì nó là loại phổ biến nhất hiện nay. Sau đó, ta sẽ nói về các loại hình khác, dựa trên những gì đã biết.
Nhận định chung: Mặc dù một mô hình ngày càng được tiêu chuẩn hoá nhưng không hề có MỘT CÁCH, MỘT KIỂU căn lề, MỘT phong cách nhất định. Luôn luôn có MỘT PHẠM VI ĐÚNG. Những điều chỉnh của phần mềm viết kịch bản nằm trong phạm vi này.
Độ dài kịch bản
Kịch bản trung bình một bộ phim nhựa, theo truyền thống, sẽ vào khoảng 95 tới 125 trang. Hiện nay ở Hollywood, kịch bản thường vào khoảng 114 trang. Các bộ phim hài thường ngắn hơn, drama (chính kịch) dài hơn. Trong trường hợp phim hành động, các dòng mô tả cua bạn chỉ mất 10 giây để đọc nhưng phải mất tới 45 giây trên màn ảnh.
Đại uý Owens bỏ túi xách và nhặt chiếc súng máy. Anh chạy từ cửa này qua cửa khác, né đạn của kẻ thù trong khi bắn trả lại cho đếnkhi anh tiến tới tháp chuông nhà thờ.
Mẹo viết: Nếu kịch bản của bạn có nhiều cảnh như trên, số trang có thể ít nhưng điều đó không có nghĩa rằng bộ phim nếu được dựng sẽ ngắn. Cũng với những dữ kiện tương tự, một biên kịch khác cũng có thể rút ngắn gọn hơn nhiều. Điều đó phụ thuộc vào phong cách của từng cá nhân người viết.
125 trang được coi là một kịch bản dài. Độ dài là một yếu tố rất quan trọng. Khi bạn đưa kịch bản cho nhà sản xuất, điều đầu tiên họ làm là xem qua các trang để ước chừng nó dài thế nào. Cho dù kịch bản của bạn rất hay, nếu nó quá dài, họ có thể từ chối đọc nó.
Ác cảm với những kịch bản dài là do vấn đề kinh tế. Thời lượng một bộ phim dưới hai giờ có nghĩa là sẽ được chiếu nhiều hơn trong các rạp chiếu phim, nghĩa là doanh thu nhiều hơn cho nhà phân phối, nhà sản xuất, thậm chí cả bạn, người viết kịch bản.
Khi thấy rằng kịch bản của mình quá dài, bạn phải bắt đầu cắt ngắn tác phẩm của mình. Luôn nhớ rằng nếu một cảnh có thể được bỏ và câu chuyện không ảnh hưởng gì, cảnh đó không cần thiết. TẤT CẢ CÁC CẢNH không chỉ là đưa câu chuyện tới phần kết, mà nó nên là một phần không thể thiếu dẫn tới đỉnh điểm.
Các yếu tố của kịch bản
Có những yếu tố độc nhất về cách căn lề, để cỡ chữ và vị trí của các dòng tạo nên một mô hình chung và tính thống nhất của kịch bản. Một khi bạn đã quen với những điều này, bạn có thể kể câu chuyện của mình theo cách mà những người trong cuộc thường làm. Các yếu tố của kịch bản gồm có:
Scene Heading : Mở cảnh
Action :Hành động
Character Name : Tên nhân vật
Dialogue: Lời thoại
Parenthetical: Nội dung trong ngoặc đơn
Extensions: Mở rộng
Transition: Từ nối
Shot: Cảnh quay
Mở cảnh
Mẹo viết: Phần Mở cảnh thường đặt cách lề trái 1,5’’ và ít khi dài đến gần lề phải. Phần này được viết HOA. Sau những từ NỘI hoặc NGOẠI ta dùng một dấu chấm (.) và dùng dấu gạch ngang (-) để phân biệt các yếu tố khác.
Mở cảnh cho người đọc thấy cảnh đó diễn ra ở đâu. Chúng ta đang ở bên trong (NỘI.) hay bên ngoài (NGOẠI.). Sau đó là nêu tên địa điểm: PHÒNG NGỦ, PHÒNG KHÁCH, tại SÂN BÓNG, bên trong XE. Và cuối cùng, nó có thể bao gồm cả thời điểm trong ngày – ĐÊM, NGÀY, HOÀNG HÔN, BÌNH MINH... để “đặt bối cảnh” trong tâm trí người đọc.
Phần mở cảnh cũng có thể bao gồm thông tin về quá trình sản xuất ví như TIẾP TỤC, hoặc CẢNH CHÍNH hay CẢNH CÓ SẴN. Dưới đây là một vài ví dụ về phần mở cảnh.
NỘI. PHÒNG NGỦ - SÁNG
NGOẠI. CÂU LẠC BỘ KHOẢ THÂN LAS VEGAS – HOÀNG HÔN
NỘI. VĂN PHÒNG – ĐÊM – TIẾP TỤC
NGOẠI – BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH
NGOẠI – PASADENA - DIỄU HÀNH HOA HỒNG – CẢNH CÓ SẴN
Mẹo: Phần mềm viết kịch bản sẽ tự động lưu lại mỗi câu mở cảnh bạn dùng, khiến bạn không phải viết lại đoạn đó một lần nữa và nó cũng giúp kịch bản thống nhất.
Không có gì phiền hơn là khi người đọc nhìn thấy một đoạn mở cảnh thế này:
NGOẠI. - RỪNG NHIỆT ĐỚI NGOÀI KHÔNG GIAN – ĐÊM
Và hai trang sau:
NGOẠI. - RỪNG NGOÀI KHÔNG GIAN – ĐÊM
Việc giữ cho phần mở cảnh thống nhất cho phép người đọc hình dung ra địa điểm cụ thể và không phải xác định xem đây có phải là một cảnh mới hay không. Rõ ràng, bạn không muốn người đọc không tập trung vào câu chuyện của bạn.
Dưới đây là một ví dụ về phần mở cảnh chuẩn trong kịch bản:
MỜ DẦN:
NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH - CẢNH CHÍNH
Chúng ta đã “xác định” rằng chúng ta đang ở bến tàu vào lúc bình minh.
Hành động
Quy tắc: Phần mô tả hành động được viết từ trái sang phải, dùng cả chữ hoa lẫn chữ thường. Khi giới thiệu một nhân vật lần đầu tiên, tên nhân vật đó phải viết hoa.
Mẹo: Phần mềm viết kịch bản đã được lập trình sẵn để trình bày phần này theo đúng quy tắc. Tất cả những gì bạn cần quan tâm là sáng tác truyện.
HÀNH ĐỘNG hay còn gọi là phần mô tả bối cảnh vẽ ra hiện trường của cảnh quay và cho phép bạn giới thiệu các nhân vật. Phần này được viết ở THÌ HIỆN TẠI.
Mẹo viết: Tất cả mọi hành động trong kịch bản đều diễn ra BÂY GIỜ. Bạn luôn dùng thể chủ động (cửa đóng) chứ không phải thể bị động (một cánh cửa bị đóng lại).
Bạn luôn viết ở THÌ HIỆN TẠI, không phải quá khứ. (Tất nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ, ví dụ như trong phim The Wind and the Lion của John Milius, hoạt động được mô tả ở thì quá khứ như một cuốn tiếu thuyết nhưng sau đó, chính John đạo diễn bộ phim của ông ta).
Các khổ trong phần này phải ngắn gọn, không nên viết nhiều quá 4-5 dòng. Người đọc có thể lướt qua mà không hề đọc chúng.
MỜ DẦN:
NGOẠI. BẾN TÀU PHÍA TÂY – BÌNH MINH – CẢNH CHÍNH
Thuyền buồm và tàu tuần tiễu dập dềnh trên sóng nước xanh ngắt.
NỘI. PHÒNG LỚN – SÁNG
Tấm chăn đắt tiền che cơ thể bất động trần truồng của nàng JULIE
COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua cơ thể
rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Y kéo chăn bông
xuống và bắt đầu hôn lên cơ thể lõa lồ của Julie.
Người đọc bắt đầu hình thành một ý tưởng về bối cảnh và hành động đang diễn ra. Chúng ta biết rằng ta đang ở trên một con tàu, hai nhân vật được giới thiệu, chúng ta có đôi chút cảm nhận về sự xuất hiện về thể chất của họ. Và ta có bằng chứng về quan hệ của họ.
Hãy tránh việc viết về góc quay và máy quay. Nếu bạn phải nhấn mạnh một vài cảnh, hãy viết nó ở trên một dòng đơn. Góc và máy quay là thẩm quyền của đạo diễn, thường được đưa vào kịch bản sản xuất.
Những tấm vải đắt tiền che cơ thể bất động, trần truồng của nàng
JULIE COOPER xinh đẹp, 25 tuổi. Ánh sáng xuyên qua ô cửa sổ qua
cơ thể rắn chắc, rám nắng của FRANKIE CAMPISI, 38 tuổi. Anh ta
kéo tấm chăn xuống và cười gằn trên cơ thể loã lồ của Julie.
Frankie chùn lại.
Có một vết xăm ác quỷ trên vai cô nàng mà anh chưa từng thấy
trước đó.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top