truyenma
Hồn Ma Hiện Lên Từ Đáy Biển
Font Size: Tác Giả: Sir Arthur Conan Doyle
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Khi nào mà các đại dương vẫn còn những lợi gân nối liền các phần khác nhau của Đế quốc Anh thì chúng ta vẫn sẽ không tránh khỏi những chuyện hoang đường. Vì linh hồn người ta tự để cho bị khuấy động bởi nước, cũng giống hệt như nước phải vâng theo mặt trăng và khi những con đường lớn của một đế quốc bị bao quanh bởi nỗi hỉêm nguy muôn thuở, cũng phong phú về những cảnh trí và âm thanh kỳ lạ, người ta phải có một tinh thần khá thâm hậu để giữ được thản nhiên trước những điều ác hại của chúng. Hiện nay nước Anh đang vươn ra rất xa bên ngoài chính quốc, khi mà ba ngàn dặm hải phận của mỗi mạn duyên hải làm thành cương giới mà nó đã đoạt được bởi cái búa, cái khuôn dệt và cái cuốc nhọn hơn là bởi những nghệ thuật của chiến tranh. Quả thật lịch sử đã đoán chắc với chúng ta rằng không một ông vua nào, không một đạo quân nào có thể cản đường của một người chỉ có hai đồng tiền trong két sắt nhưng biết rằng ở nơi nào y sẽ có thể biến hai đồng tiền thành ba đồng, và để hết trí thông minh vào việc đi tới nơi đã định. Và vì cương giới đã mở xa ra, trí thông minh của Anh Quốc cũng được nới rộng và tràn lan ra một cách đầy đủ trên khắp thế giới để cho tất cả mọi người thấy rằng những con đường của hải đảo có tính cách châu lục, giống hệt như những con đường của châu lục đều có tính cách hải đảo.
Nhưng để tới được chỗ đó, người ta đã phải trả một cái giá, và cái giá này cứ tiếp tục tốn kém hơn. Cũng giống như con quái vật thời xưa phải nhận được dưới dạng cống phẩm hàng năm một người trai trẻ, với đế quốc của chúng ta cũng thế, hàng ngày chúng ta phải hy sinh cái tinh hoa của thế hệ thanh niên của chúng ta. Guồng máy thì bao la và dũng mãnh nhưng nhiên liệu duy nhất làm cho nó vận hành là sinh mạng của dân Anh. Đó là lý do tại sao khi ở trong những giáo đường cổ kính màu xám chúng ta nhìn thấy những danh tính xa lạ: những danh tính mà cả những người xây các bức tường này cũng không biết, vì chính ở Peshawar, ở Umbellah, ở Korti, ở Fort Pearson mà những chàng trai trẻ chết, mà chỉ để lại phía sau họ truyền thuyết và một tấm biển. Nếu bên trên mỗi cái xác người Anh có một đài kỷ niệm được dựng lwn thì người ta sẽ không cần vạch ra cương giới, vì một sợi dây thừng của những ngôi mộ sẽ chỉ rõ làn sóng của dân Anh và Celtes đã vờ tới nơi nào.
Cả điều đó nữa, đồng thời với những khối nước nối liền chúng ta với thế giới, đã đóng góp vào những chuyện hoang đường mà chúng ta thấm nhuần. Khi mà bao nhiêu người đàn ông và đàn bà đã có ở phía bên kia đại dương những người mà họ yêu quý và những người này đang tiến lên dưới làn đạn của dân sơn cước hoặc trong những đầm lầy của bệnh sốt rét rừng, thì lúc đó tâm hồn đi vào sự giao cảm với tâm hồn, và những truyện ly kỳ nẩy sinh, những mộng mị, những sự linh cảm, những ảo tưởng trong đó một bà mẹ trông thấy con trai bà đang chết và bà ngất đi trong cơn tuyệt vọng, ngay cả trước khi cái tang của anh ta được loan báo cho bà. Mới gần đây khoa học đã chiếu cố tới vấn đề này và đã ban cho nó một cái nhãn hiệu, nhưng chúng ta đã biêt gì hơn nếu không phải là việc một linh hồn bị hành hạ và tới bước cũng đã có thể phóng qua mặt đất, vào một khoảng cách mươi lăm ngàn cây số, cái hình ảnh của tình cảnh đau buồn của y tới tận tâm trí của người thân cận nhất của y? Tôi không hề phủ nhận cái quyền năng đó, nhưng tôi nghĩ rằng cần phải khôn ngoan trong những vấn đề như vậy, vì ít nhất đã có một lần tôi biết rằng những điều trong khuôn khổ các định luật tự nhiên có thể hoàn toàn nằm ngoài những vấn đề này.
John Vansittart là hội viên thứ nhì của công ty Hudson et Vansittal, công ty xuất khẩu cà phê ở Ceylan ( Tích Lan). Ông vốn là người gốc Hà Lan, nhưng 100% Ăng-Lê trong lòng các phong độ. Đã nhiều năm tôi làm đại diện cho ông ở Luân Đôn. Khi ông tới Anh quốc để nghỉ ngơi ba tháng, ông nói với tôi để có những sự giới thiệu cho phép ông làm quen với đời sống ở thị thành và ở thôn quê. Ông đã rời khỏi các văn phòng của tôi với bảy bức thư trong túi áo. Trong một vài tuân, những bức thư ngắn từ nhiều nơi khác nhau gửi tới báo tin cho tôi biết là ông đã lấy được cảm tình của các bạn tôi. Rồi tôi được tin là ông đã đính hôn vơi Emily Lawson, thuộc ngành thứ của gia đình nhà Hereford Lawson, và gần như ngay sau đó họ đã thành hôn: sự tán tỉnh của một du khách chỉ có thể chóng vánh thôi, và cái ngay ông phải xuống tàu của công ty, một cái tàu buồn một ngàn tấn: đó sẽ là chuyến đi chơi tuần trăng mật của họ.
Thời đó là thời cực kỳ thuận lợi cho các nhà trồng cà phê ở Ceylan, họ đã chưa từng biết cái mùa khủng khiếp mà chỉ trong vài tháng thôi, nhưng đã làm lụi bại tất cả một cộgn đồng này nhờ ở sự dũng cẩm và kiên trì, sẽ lại dành được một thắng lợi thứ hai: quả thực những cánh đồng trà ở Tích Lan là một đại công trình của lòng dũng cảm của dân Anh, giống hệt như con sư tử ở Waterloo. Nhưng trong năm 1872 chưa có một đám mây nào đe doạ ở chân trời. Những hy vọng của các nhà trồng tỉa thật tràn trề, Vansittart trở lại Luân Đôn cùng với cô vợ trẻ đẹp của ông. Ông giới thiệu cô với tôi, chúng tôi cùng ăn bữa tối với nhau, và cuối cùng thì ông đồng ý rằng, vì các công việc củng đòi hỏi sự có mặt của tôi ở Tích Lan, tôi sẽ là bạn đồng hành của họ trên tau Eastern Star, mà sự nhổ neo rời bến đã được định trước vào ngay thứ hai sắp tới.
Tôi gặp lại ông vào buổi tối ngày chủ nhật. Ông đi vào trong nhà tôi với một vẻ băn khoăng và bực bội. Khi tôi bắt tay ông, tôi nhận thấy bàn tay ông nóng và khô.
- Ông Atkinson ạ, ông nói với tôi, tôi muốn ông bảo người nhà pha cho tôi một chút nước chanh và nước lạnh. Nói theo nghĩa đen, tôi đang chết khát đây, và tôi càng uống bao nhiêu thì tôi càng muốn uống nữa.
Tôi bấm chuông và gọi lấy một bình nước và những cái cốc.
- Ông đang bị sốt nóng lạnh, toi nói với ông, ông có vẻ đang khó ở đó.
- Không, tôi không cảm thấy khoẻ mạnh lắm. Tôi bị đau phong thấp ở lưng, và tôi ăn không ngon. Chính cài thành phố Luân Đôn chết tiệt này làm tôi nghẹt thở. Tôi không quen hít thở cái không khí mà bốn triệu buồng phổi cùng khuấy trộn lên cùng một lúc.
Ông vung vẩy hai bàn tay co quắp trước mặt ông: thật sự ông đã cho người ta một ấn tượng của sự ngột ngạt.
- Một khi ông ở trên mặt biển, ông sẽ cảm thấy khoẻ khoắn ngay.
- Đúng. Về điều đó thì tôi đồng ý với ông, Đó là việc cần thiết của tôi. Tôi không cần tới một vị y sĩ khác. Nếu ngày mai tôi không xuống tàu thì tôi sẽ phát ốm.....
Ông uống một hơi hết cốc nước chanh và ông xoa chỗ sống lưng bằng hai bàn tay ông.
- Người ta nói rằng điều đó sẽ tốt cho tôi, ông nói tiếp trong khi nhìn tôi với một con mắt rầu rỉ. Bây giờ tôi cần có sự giúp đỡ của ông, ông Atkinson ạ, vì tôi đang ở trong một hoàn cảnh tế nhị.
- Hoàn cảnh thế nào?
- Đây này, bà mẹ vợ tôi bị ngã bệnh và bà ấy đã đánh điện gọi vợ tôi tới bên giường bệnh của bà ấy. Tôi đã không thể đi theo vợ tôi (ông biết rõ hơn ai hết là tôi đã bị cầm chân lại ở đây ) và vợ tôi đành phải đi một mình. Bây giờ tôi lại vừa nhận được một bức điện khác nói là ngày mai vợ tôi không thể tới được, nhưng nàng sẽ bắt kịp con tàu ở Falmouth vào ngày thứ tư. Ông biết đó, chúng tôi sẽ đạu lại ở đó: nhưng Atkinson ạ, tôi thấy thật là khó cho người ta đòi hỏi một người phải tin vào sự huyền bí, và người ta sẽ nguyền rủa, nếu y không thể tin vào điều đó, người ta sẽ nguyền rủa y, ông hãy hiểu tôi đi!
Ông cúi xuống phía trước và khịt mũi làm như thể ông sắp khóc oà lên.
Lúc đó tôi nghĩ tới việc người ta đã nói rất nhiều với tôi về những tập tục ở hải đảo và về cách thức người ta uống rượu không pha ở đó. Chắc hẳn rượu đã là nguyên nhân của những lời nói khó hiểu này và của những bàn tay đang lên cơn sốt này! Tôi cảm thấy một sự lo sợ mạnh mẽ khi trông thấy một người trai trẻ cao quý như vậy nằm trong tay một con quỉ ghê tởm nhất trong số tất cả những con gái.
- Ông phải đi nằm nghỉ! Tôi nói một cách nghiêm nghị.
Ông dụi mắt như thể ông tìm cách tự làm cho mình tỉnh lại, và ông nhìn tôi với vẻ kinh ngạc.
- Tôi sẽ đi tới đó, ông nói với tôi một cách bình thản, lúc nãy tôi cảm thấy hơi choáng váng, nhưng bây giờ tôi đã hồi phục rôi. Này, tôi đang nói về về việc gì thế? À, dĩ nhiên là về vợ tôi rồi! Nàng sẽ xuống tàu ở Falmouth. Tôi tin rằng sức khoẻ của tôi tuỳ thuộc vào sự đi đường biển. Tôi cần có chút ít không khí trong lành trong phổi tôi để tôi có thể hoàn toàn bình phục. Do đó tôi xin ông hãy làm cho một việc với tư cách bạn bè, ông sẽ đí tới Falmuoth bằng xe lửa, phòng trường hợp mà chúng tôi tới trẻ, và lúc đó ông sẽ trông nom cho vợ tôi. Ông hãy tới khách sạn Royal; tôi sẽ đánh điện cho nàng là ông trú chân ở đó. Em gái của nàng sẽ đi theo nàng tới tận đó, như thế là mọi việc sẽ tốt đẹp.
- Rất vui lòng, tôi trả lời. Thật sự tôi không đòi hỏi gì hơn là được đi tới Falmuoth bằng xe lửa, vì từ đây tới Colombo chúng ta sẽ có nhiều thời gian thưởng thức biển cả. Tôi cũng nghĩ rằng ông có một nhu vầu khẩn thiết về sự thay đổi không khí. Nếu ở địa vị ông tôi sẽ đi nằm nghỉ ngay tức thì.
- Phải. Đêm hôm nay tôi sẽ ngủ trên tàu. Ông thấy đó một thứ sương mù còn lởn vởn trước mắt ông.
-....Mấy đêm nay tôi không ngủ được nhiều, tôi đã gặp mâu thuẫn với các nhà thần học....nghĩa là.....
Trong một sự cố gắng tuyệt vọng, ông kêu lên:
-....Bởi những sự hoài nghi có tính cách thần học...Xì! Tôi tự hỏi tại sao đấng tối cao toàn năng lại tạo ra chúng ta, tại sao. Ngài lại làm cho chúng ta ngu độn và gài những sự đau đớn lặt vặt vào sống lưng của chúng ta. Có lẽ là tối nay tôi sẽ khá hơn!
Ông đứng dậy và bám thấy cái lưng ghế của ông.
- Ông Vansittart! Xin ông hãy nghe tôi! Tôi nói với sự nghiêm trọng. Tối nay tôi sẽ mời ông ở đây với tôi, ông không ở trong tình trạng để đi ra ngoài được. Ông không đi ngay ngắn được. Ông đã uống những thứ pha trộn của rượu...
- Rượu hả?
Ông nhìn thằng vào mắt tôi với một cái nhìn ngớ ngẩn.
- Thường nhật thì ông chịu đựng khá hơn khi uống rượu mà.
- Ông Ankinson này, tôi thề với ông là đã từ hai ngày nay tôi không uống một cốc rượu, tôi không biết là tôi đã uống cái gì. Tôi giả thiết rằng ông nghĩ đó là hiệu ứng của rượu....
Ông nắm lấy bàn tay tôi và đặt nó lên trán ông.
- Lạy chúa tôi! Tôi kêu phải lên.
Ông có làn da mỏng như một dải nhung, dưới lớp da tôi cảm thấy như một lớp chi chít những miêng chỉ lụn vụn.
- Ông chớ lo sợ, ông nói trong lúc cười mỉm. Tôi đã mắc bệnh lở mụn nước rất tệ.
- Nhưng chuyện đó không dính líu gì tới bệnh lở mụn nước mà !
- Không, đó là Luân Đôn. Đó là việc thở hít cái không khí tệ hại đó. Ngày mai tôi sẽ mạnh khoẻ hơn nhiều. Trên tàu có một y sĩ, thế là tôi sẽ được săn sóc chu đáo. Bây giờ tôi sẽ đi đây.
- Không, tôi nói với ông trong khi bắt ông phải ngồi xuống. Việc đó sẽ là đưa sự đùa cợt đi quá xa đấy. Ông sẽ không nhúc nhích khỏi nơi này trước khi gặp một vị y sĩ. Hãy ở yên chỗ ông đang ngồi.
Tôi cầm lấy cái mũ và vội vã đi tới nhà một vị y sĩ ở ngay gần nhà tôi. Tôi đưa ông ấy về nhà tôi ngay lập tức, nhưng phòng khách của tôi trống không và Vansittart đã đi khỏi. Tôi bấm chuông, anh đầy tớ báo với tôi rằng vị quý khách đã sai gọi một cỗ xe. Ông ấy bảo người đánh xe đưa ông ấy đến bến tàu.
- Vị quý khách có vẻ ốm yếu không? Tôi hỏi.
- Ốm yếu à? Anh đầy tớ mỉm cười trả lời. Thưa ông không, ông ấy hát ầm ĩ!
Sự bào tin này đã không làm tôi yên tâm chút nào, nhưng tôi nghĩ rằng ông đi tới tàu Eastem Star, và có một y sĩ ở trên tàu, tôi không thể làm được gì nữa cho ông. Tuy nhiên, khi tôi nhớ tới sự khác nước của ông, nhớ tới hai bầnty nóng bỏng của ông, con mắt nặng chĩu của ông, những lời nói vô ý nghĩa của ông, và cuối cùng là cái trán lở lói bệnh cùi của ông, thì tôi đã mang theo lên giường nằm của tôi một ký ức khó chịu về người khách của tôi và sự tới thăm của ông ấy.
Sáng hôm sau, vào lúc mười một giờ, tôi đi tới bến tàu, nhưng tàu Eastern Star đã bắt đầu chạy xuôi dòng sông và đã fần tới Gravesend. Tôi đi với Gravesend bằng xe lửa, nhưng khi tôi tới nơi thì chỉ còn trông thấy các cột buồm của nó ở một khoảng cách khá xa, được mở đường phía trước bởi một lùm khói của một cái tàu kéo. Thế là tôi không có tin tức nào của ông bạn tôi nữa trước khi tới Falmuoth. Khi tôi trở về văn phòng của tôi, một bức điện tín đã đợi tôi. Bà Vansittart đã tới Falmuoth; buổi tối ngày hôm sau, chúng tôi gặp nhau ở khách sạn Royal, tại đó chúng tôi phải đợi tàu Eastern Star. Mười ngày đã trôi qua, chúng tôi không nhận được tin tức gì của con tàu.
Tôi sẽ không dễ dàng quên được mười ngày đó! Khi tàu Eastern Star rời khoti sông Tamise, một cơn bão lớn phát khởi; nó thổi trong gần cả một tuần lễ không ngừng nghĩ chút nào. Trên bờ biển miền nam, chưa bao giờ người ta thấy một trận bảo dài như thế và cuồng nộ như thế. Từ các cửa sổ khách sạn của chúng tôi, mặt biển hình như bị bao trùm trong sương mù. Gió đè một cách quá nặng nề lên những đợt sóng khiến cho mặt biển không thể vùng lên được: ngọn của từng đợt sóng đã bị ngắt đi ngay tức thì. Những đám mây, gió, mặt biển đều ùn ùn kéo về hướng tây. Ở giữa những thế lực hung hăng này, tôi chờ đợi hết ngày này qua ngày khác với sự bầu bạn duy nhất của một người đàn bà xanh xao và trầm lặng, mà cặp mắt phản ảnh sự kinh hoàng; từ sáng tới chiều, nàng cứ đứng dán mắt vào cửa kính, đăm đăm nhìn vào tấm xịt qua đó một con tàu có thể hiện ra. Nàng không nói gì cả, nhưng nét mặt nàng là một khúc bi ca dài dặc.
Sang tới ngày thứ năm tôi hỏi ý kiến một thủy thủ già. Ý tôi muốn được ngồi một mình với ông ấy, nhưng nàng đã trông thấy tôi mở lời với ông ấy, và nàng tới ngay tức thì, miệng hé mở và đôi mắt khẩn cầu.
- Khởi hành từ Luân Đôn đã bảy ngày rồi à? Ông ấy nói. Vậy là năm ngày trong giông bão. Này, biển Manche đã bị quét sạch bởi cơn gió này! Có ba giả thuyết, trận bão có thể bắt nó phải tìm nơi trú ẩn trong một hải cảng của Pháp. Điều này có thể là đúng.
- Không phải thế đâu! Ông ấy biết rằng chúng tôi đang ở đây. Lẽ ra ông ấy phải đánh điện cho chúng tôi.
- À phải! Vậy thì có thể là nó đã chạy ra khơiđể tránh bão, nếu đúng vậy thì lúc này chắc nó không ở xa Madere. Thưa bà, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra; bà có thể tin lời tôi nói !
- Và giả thuyết thứ ba?
- Tôi có nói với bà về một giả thuyết thứ ba à? Không, tôi nghĩ chỉ có hai thôi. Tôi không tin là tôi đã nói tới một giả thuyết thứ ba. Con tàu của bà đang ở một nơi nào đó ở giữa Đại Tây Dương, và chả mấy chốc bà sẽ có tin tức của nó, vì thời tiết săp thay đổi. Thưa bà, bà chớ lo lắng. Hãy đợi tới ngày mai, ngay từ buổi sáng bà sẽ có một bầu trời xanh, đẹp.
Người thủy thủ già đã tiên đoán đúng: ngày hôm sau trời quang đãng ngoại trừ một đám mây thấp bay ở phía tây, và đó là mảnh cuối cùng của cơn cuồng nộ của trận bão tố. Dù trời đã quang đãng chúng tôi cũng vẫn không có một tin tức nào về chiếc tàu thủy. Ba ngày bực bội, lo âu nữa đã trôi qua, rồi một thủy thủ tới trình diện ở khách sạn với một bức thư, tôi thốt lên một tiếng kêu vui mừng. Bức thư tới từ vị thuyền trưởng của tàu Eastern Star. Khi đọc qua mấy dòng đầu tiên, tôi đã muốn giấu nhẹm là thư đi, nhưng nàng đã giật lấy nó từ tay tôi.
- Tôi đã đọc đoạn đầu, nàng nói với một giọng bình thản. Vậy thì tôi có thể đọc chỗ tiếp theo.
Lá thư viết như sau:
" Kính thư ông, ông Vansittart đang ở trên tàu với bệnh đậu mùa, và chúng tôi đã bị đẩy ra quá xa mũi đất của chúng ta nên chúng tôi không biết phải làm sao: ông ấy đã phát cuồng và ông ấy không còn khả năng để ra lệnh cho chúng tôi. Theo những sự tính toán phỏng chừng của tôi thì chúng tôi chỉ còn cách Fanchal chừng bốn trăm hai mươi cây số thôi. Tôi cũng giả thiết là nên đi tới đó, đưa ông Vansittart vào bệnh viện, và đợi ông tới ở trong vịnh. Người ta nói với tôi là trong vài ngày nữa một tàu buồm sẽ từ Falmuoth đi tới Fanchal. Lá thư này sẽ được mang tới ông bằng sự môi giới của thuyền nhỏ Marian ở Falmuoth, phải trả viên thuyền trưởng của nó năm bảng. Kính chào ông. Jno Hines. "
Nàng thật là tuyệt diệu, cô thiếu nữ vừa mới rời khỏi đại học này! Cũng trầm tĩnh và cương nghị như một bậc nam nhi vậy. Nàng không nói gì cả. Nàng mím chặt môi và đội mũ lên đầu.
- Cô đi ra ngoài à? Tôi hỏi.
- Vâng.
- Tôi có thể giúp gì cho cô không?
- Không, tôi đến nhà vị y sĩ.
- Sao?
- Phải. Để biết cách người ta điều trị bệnh đậu mùa.
Nàng loay hoay bận rộn súôt cả buổi tối. Sáng ngày hôm sau, chúng tôi xuống tàu đi Madere, trên chiếc tàu Róe ò Shảon. Gió biển thổi mười nút một giờ. Trong năm ngày chúng tôi chạy với tốc độ đều đặn, và chúng tôi đã tới nơi không xa hải đảo. Sang ngày thứ sáu gió nổi lên đột ngột, chúng tôi lâm vào tình trạng không nhúc nhích được như đi trên dầu nhớt.
Lúc mười giờ tối, Emily Vansittart và tôi cùng đứng tựa vào bao lớn bên phải của mạn cuối tàu; mặt trăng sáng rực đằng sau chúng tôi và chiếu xuống chân chúng tôi bóng đen của con tàu và bóng hai cái đầu của chúng tôi trên mặt nước lóng lánh như tấm gương. Từ chỗ bóng tối một con đường của ánh trăng trải dài ta và vừa đi xa, vừa tan rộng cho mãi tới chân trời hiu quạnh. Chúng tôi nói chuyện trong khi cúi thấp đầu xuống, chúng tôi nói dông dài về sự yên tĩnh, về cơ may của một cơn gió thuận lợi, về trạng thái của bầu trời, thì bỗng nhiên có một tiếng bõm trên mặt nước, như thể một con cá hồi vừa nhảy lên, và kìa, dưới ánh sáng trăng vằng vặc John Vansittart nhô lên từ dưới mặt biển và ngẩng đầu lên về phía chúng tôi.
Tôi chưa bao giờ thấy một vật gì rõ rệt hơn thế. Ánh trăng soi sáng ông ấy rõ mồn một, ông ấy ở cách xa chúng tôi tầm độ ba tầm chèo. Ông ấy có bộ mặt phồng lên lớn hơn là lần gặp mặt cuối cùng của chúng tôi, da ông có nhiều chỗ lốm đốm những vẫy đen; mặt và miệng ông mở lớn ra như thể một người vủa gặp một sự kinh ngạc lớn lao. Từ hai vai của ông, một chất trắng đục chảy xuống thành những dãi dài; một bàn tay của ông giơ lên gần tai, bàn tay kia thì gặp lại để ngang ngực ông. Tôi trông thấy ông vọt lên khỏi mặt nước, và trên mặt phẳng yên tĩnh của đại dương, những gợn sóng vẽ thành các vòng tròn cho mãi tới hông tàu. Rồi ông lại chìm xuống, và tôi nghe thấy một tiếng rập gẫy, một tiếng xé rách, như thể trong một đêm băng giá một bó củi khô nổ lép bép trong đống lửa bập bùng. Khi tôi nhìn lại tôi không còn trông thấy một chút dấu vết nào của ông đã xuất hiện. Tôi không thể nói là tôi đã đứng ở đó bao lâu cúi khom người trên các đầu ngón chân, một tay vịn chặt lấy cái lan can và tay kia đỡ lấy người đàn bà bất tỉnh. Tôi đã là một kẻ trái ngược hẳn với người hay nhạy cảm, lần này thì ít nhất tôi đạp chân lên boong tàu để biết chắc tôi vẫn còn làm chủ được các cảm giác của chính tôi, và đây không phải là sự sáng tạo điên khùng của một bộ óc hỗn loạn. Emily Vansittart run lẩy bẩy, mở mắt ra, nàng đứng dậy, hai tay tì vào cái lan can, nhìn ra mặt biển long lanh dưới ánh trăng; mặt nàng đã già đi mười năm trong một đêm hè.
- Ông có nhìn thấy ông ấy không? Nàng thì thào nói.
- Tôi đã nhìn thấy một vật gì.
- Đó là ông ấy! Đó là John! Ông ấy đã chết!....
Tôi ấp úng nói một vài lời có tính cách hoài nghi.
-...Chắc chắn là ông ấy vừa mới chết, nàng nói nhỏ. Ở bệnh viện Madère. Tôi đã đọc qua những truyện vào loại đó. Các yd nghĩ của ông ấy đều nghĩ tới tôi. Thị quan của ông ấy đã tới với tôi. Ôi John, người yêu quý của tôi, người yêu quý đã mất đi mãi mãi của tôi !
Nàng oà lên khóc nức nở: tôi đưa nàng về phòng của nàng và để nàng ở đó với nỗi lo buồn của nàng. Một cơn gió nhỏ bắt đầu thổi trong lúc ban đêm, và buổi tối hôm sau chúng tôi bỏ neo trong vịnh Fanchal. Tàu Eastern Star đang đậu gần đó, lá cờ kiểm dịch được treo cao trên cột buồm lớn và cờ hiệu của nó để rũ xuống.
- Ông trông kìa! Bà Vansittart nói với tôi.
Cặp mắt nàng khô ráo, nàng biết rằng không một giọt lệ nào trả lại được người chồng cho nàng. Trong lúc ban đêm chúng tôi nhận được giấy phép cho lên tàu Eastern Star. Viên thuyền trưởng, ông Hines, đợi chúng tôi trên boong, sẹ lo buồn và bối rối đã hằn lên trên bộ mặt da đồng của ông, và ông tìm những từ để loan báo hung tin: nàng ngắt lời ông.
- Tôi biết rằng chồng tôi đã chết, nàng nói, ông ấy đã chết tối hôm qua, vào lúc mười giờ, ở bệnh viện Madère, có phải vậy không?
Người thủy thủ nhìn nàng, sững sờ.
- Khồn, thưa bà. Ông ấy chết tám ngày rồi, ở trên biển và chúng tôi đã buột lòng phải thủy táng ông ấy ở đó, vì chúng tôi thấy mình đang ở một khu vực yên tĩnh và chúng tôi đã không biết khi nào thì chúng tôi sẽ tới bờ.
Đó là những sự kiện chính yếu liên quan tới cái chết của John Vansittart, cũng như về sự xuất hiện của ông ấy tại một nơi nào đó vào khoảng độ 35 bắc vĩ - tuyến và độ 15 tây kính tuyến. Một hồn mà hiện hình rõ rệt hơn thật ít khi xảy ra, do đó nó đã là đề tài của nhiều cuộc tranh luận, của nhiều bài viết. Nó đã được xác nhận bởi giới bác học và nó đã làm dầy thêm tập hồ sơ mới được mở ra gần đây về sự thần giao cách cảm. Về phần tôi, tôi chủ trương là sự thần giao cách cảm không có gì để nghi ngờ, nhưng tôi muốn rút trường hợp này ra khỏi tập hồ sơ và tôi muốn nói rằng chúng tôi đã không trông thấy sự xuất hiện của hồn ma John Vansittart, mà đúng là John Vansittart bằng xương bằng thịt, vọt lên từ đáy sâu của Đại Tây Dương dưới ánh trăng. Tôi luôn luôn tin rằng một sự ngẫu nhiên phi thường (Một trong các sự ngẫu nhiên rất ít có khả năng xảy ra này, tuy nhiên lại vẫn thường xảy ra ) đã làm cho chúng tôi đứng bất động bên trên chính ngay cái chỗ mà người đàn ông đó đã bị chôn vùi trên biển một tuần lễ trước. Về phần còn lại, vị y sĩ đã nói với tôi là quả tạ bằng chì không được cột chặt, và bảy ngày đã mang tới cho cái xác chết vài sự thay đổi nào đó có thể làm cho nó nổi lên mặt nước. Quả tạ đã làm nó chìm sâu xuống đấy biển. Nếu quả tạ tách rời ra xác chết có thể lại chồi lên mặt nước với sự đột ngột mà chúng tôi đã chứng kiến. Đó là lời giải thích của vị y sĩ. Tới chỗ muốn biết rõ ràng hơn nữa, tôi coi đó là phận sự của tôi, và nếu nhắc lại với bạn về cái tiếng động khô khan của sự rập gẫy, của sự xé rách, cũng như sự xao động trong nước biển. Những con cá mập kiếm ăn trên mặt nước, và chúng đông lúc nhúc trong miền này.
Ân Oán Của Người Ăn Mày
Font Size: Tác Giả: Fernando Sorrentino
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Năm 1965, lúc đó tôi 23 tuổi đang là sinh viên sư phạm để ra làm một ông thầy dạy văn chương trung học. Sáng hôm đó là một buổi sáng sớm mùa Xuân, tôi đang ngồi học trong phòng mình trong căn hộ ở tầng 6 một tòa chung cư. Đây là tòa nhà chung cư duy nhất trong dãy phố.
Hơi lo ra, tôi ngồi học mà cứ thỉnh thoảng lơ đãng nhìn ra cửa sổ. Bên dưới nhà tôi là đường phố. Bên kia đường là căn nhà ngay góc đường của ông Sĩ-giang. Ông này khó tính nhưng nhà ông này có mảnh vườn tuyệt đẹp mà tôi cứ hay nhìn xuống. Kế bên nhà ông Sĩ-giang là căn nhà cũng rất đẹp của gia đình Bình-nam. Gia đình Bình-nam là gia đình hiền lành, thân thiện, luôn làm những chuyện tử tế . Gia đình này có 3 cô con gái, mà tôi thì si tình cô lớn nhất, là Diễm-an. Sáng sớm lắm nên tôi biết Diễm-an chưa có ra ngoài nhà nhưng mà thỉnh thoảng tôi cứ liếc sang đó. Có lẽ chỉ vì trái tim sai khiến.
Theo thói quen, ông Sĩ-giang sáng sớm là đã tưới nước và dọn dẹp cho căn vườn yêu quý của ông ta. Căn vườn này nằm ngay trước nhà, có hàng rào sắt phía trước, cách đường phố phía dưới là 3 bậc tam cấp bằng đá.
Đường xá đang còn vắng tanh. Tôi thấy có một người đàn ông đang đi từ xa tới bên phía lề đường của nhà Sĩ Giang và Bình Nam. Tôi bị lôi cuốn vì ông ta có vẻ là một người ăn xin hay là dân du cư, áo quần là những tấm giẻ cũ kỹ đủ màu như cầu vồng.
Ốm yếu, râu ria, trên đầu thì đội cái mũ rơm màu vàng. Dù trời nóng, ông ta cũng khoác cái áo choàng rách rưới, xam xám. Ông ta còn mang thêm cái một bị lớn, dơ dáy. Chắc là để đựng đồ ăn xin được và thức ăn thừa.
Tôi tiếp tục nhìn theo tay ăn mày. Ông ta ngừng trước nhà ông Sĩ Giang, leo lên bậc tam cấp, rồi hỏi hay xin cái gì đó với ông Sĩ Giang qua khe hở của cái hàng rào sắt. Tính ông Sĩ Giang là một người thô lỗ , khó chịu cho nên trông ông có vẻ không muốn nghe người ăn xin nói gì mà chỉ hất tay đuổi ông ta đi. Nhưng ông ta cứ đứng nguyên đó nói gì không rõ. Rồi tôi nghe ông Sĩ Giang to tiếng:
- Đi ! Đi ngay ! Đừng có làm phiền nữa !
Tuy nhiên, không hiểu sao ông ăn mày cứ đứng đó, tay vịn vào hàng rào, kèo nài, lẩm bẩm. Giận dữ và mất hết kiên nhẫn, ông Sĩ Giang dùng hết sức đẩy mạnh ông ăn mày ra khỏi hàng rào. Kẻ ăn mày tuột tay khỏi hàng rào , trật chân lên bậc tam cấp, ngã chỗng chân lên trời, đầu đập mạnh vào bậc đá xanh.
Ông Sĩ Giang hoảng hốt chạy ra, cuối người lên lão ăn mày, tay để lên tim ông ta lắng nghe nhịp đập. Chắc không nghe thấy gì nên ông Sĩ Giang sợ hãi chạy xuống chân ông ăn mày rồi nắm chân kéo ông ta sền sệt xuống lề đường. Bỏ ông ta nằm đấy như một người say rượu. Sau đó ông Sĩ Giang đi vào nhà, đóng khóa cửa vườn, cửa nhà lại, như là không biết gì xảy ra. Ông ta chắc cũng nghĩ rằng chẳng ai thấy cái tội ác vô tình ông gây ra cả.
Người nhân chứng duy nhất là tôi.
Không lâu sau đó có người đi ngang qua và thấy người ăn mày nằm chết bên đường. Cảnh sát đến và xe cứu thương được gọi đến. Xác người ăn mày được cho vào xe cứu thương va ' chở đi mất.
Mọi việc diễn ra như vậy. Ngoài người ăn mày thì đã chết, ông Sĩ Giang thì sống để bụng chết mang theo, chẳng ai còn nhắc đến cái chuyện người ăn mày chết đường chết chợ đó nữa.
Còn tôi, tôi rất cẩn thận không bao giờ hé ra một lời về chuyện này cho bất cứ ai. Có lẽ như vậy là không chính trực lắm nhưng tôi sẽ được gì khi tố cáo ông Sĩ Giang, người dù sao chẳng có làm gì xấu với tôi cả? Hơn nữa, cũng không phải ông Sĩ Giang cố tình muốn sát hại người ăn mày kia. Tất cả chỉ là chuyện vô tình , lầm lỡ. Tôi nghĩ để cho ông Sĩ Giang đã lớn tuổi phải gánh chịu những phiền phức, rắc rối với pháp luật, có thể còn phải đi tù về chuyện này thì thật có gì đó hơi bất nhẫn. Tốt hơn hết là để cho ông ta chịu sự phán xử của lương tâm ông ta.
Lâu dần tôi cũng quên đi cái bi kịch thương tâm đó. Nhưng mỗi khi gặp ông Sĩ Giang tôi lại thấy xao xuyến bàng hoàng chút gì đó trong người vì nghĩ rằng ông ta không thể ngờ tôi là người duy nhất đã chứng kiến toàn bộ cái bí mật có lẽ ghê gớm nhất của cuộc đời ông. Sau đó tôi tránh mặt ông và không bao giờ còn dám nói chuyện với ông nữa.
***
Ba năm sau, tôi đã 26 tuổi, tôi đã lấy bằng sư phạm về ngành ngôn ngữ và văn chương Tây ban nha. Diễm-an không lấy tôi làm chồng mà lấy 1 kẻ may mắn khác. Tôi cũng chẳng biết kẻ ấy yêu Diễm-an hơn tôi hay là xứng đáng với nàng hơn tôi hay không.
Thời gian đó, Diễm-an đang mang thai, sắp đến ngày sinh nở. Nàng vẫn sống trong căn nhà tuyệt đẹp đó và chính nàng vẫn đẹp hơn bao giờ hết.
Một buổi sáng tháng 12 tôi đang dạy kèm văn phạm ở nhà cho vài em học sinh trung học , cũng trong căn phòng ngày xưa chứng kiến vụ án mạng. Cũng như ngày nào, thỉnh thoảng tôi lại liếc nhìn xuống con đường phía trước dưới nhà.
Bỗng nhiên tim tôi nhảy lên loạn xạ. Tôi tưởng như mình bị ảo ảnh.
Trên con đường trước mặt, có một người đang đi về phía nhà gia đình Diễm-an, chính là người ăn mày ba năm trước bị ông Sĩ-giang giết chết. Không thể lẫn lộn vào đâu được . Bộ quần áo màu mè giẻ rách, chiếc áo choàng xám, cái mũ màu vàng, cái bị túi dơ bẩn.
Quên cả đám học sinh, tôi vội đi tới bên cửa sổ. Người ăn mày đang đi chậm lại , như là đang sắp đến nơi ông ta muốn đến.
"Ông ta trở về." Tôi nghĩ "Và trở về để báo thù ông Sĩ-giang đây."
Nhưng ông ta không ngừng lại trước nhà ông Sĩ-giang. Ông đi băng qua hàng rào vườn nhà ông Sĩ-giang. Ông ta đứng trước cửa nhà của Diễm-an, mở chốt cửa rồi đi vào nhà.
Tôi điên lên vì lo lắng. Tôi bảo đám học trò:
"Tôi sẽ trở lại ngay !"
Tôi chạy ra thang máy và đi ngay ra phố, băng qua đường, chạy vội tới nhà của Diễm-an ,
Mẹ cô ta, đang đứng trong nhà, ngay cửa chính. Bà nhìn tôi ngạc nhiên rồi nói:"Ủa? Chào cháu ! Cháu đó ư? Thật là một phép lạ !"
Mẹ Diễm-an luôn luôn có cảm tình với tôi. Bà ôm hôn tôi. Nhưng tôi chưa hiểu gì cả. Tại sao bà lại nói phép lạ gì ở đây? Té ra là Diễm-an vừa mới lâm bồn. Và bà tưởng tôi đến thăm đúng lúc. Ai trong nhà cũng vui mừng. Tôi bèn đành bắt tay chúc mừng kẻ đã đánh bại tôi.
Tôi chưa biết phải hỏi thế nào và đang suy nghĩ không biết có nên giữ im lặng cho qua luôn không. Rồi sau đó tôi nghĩ ra một cách. Tôi bèn vờ hỏi một cách hơi lơ đãng:
"Thật ra thì tôi bước vào nhà mà không bấm chuông vì tôi thấy một ông ăn mày với một cái bị to mà dơ dáy lắm lẻn vào nhà này. Tôi sợ ông ta ăn cắp đồ trong nhà."
Mọi người trong nhà nhìn tôi ngạc nhiên: ăn mày? bị túi? ăn trộm? Hầu như cả nhà đang ở trong phòng khách này từ nãy giờ nên chẳng ai hiểu tôi nói gì.
Tôi bèn nói:
- Vậy chắc chắn là tôi nhìn lộn rồi.
Sau đó họ mời tôi vào phòng của Diễm-an và em bé mới sanh. Trong hoàn cảnh này tôi chẳng biết nói gì hơn là chúc mừng nàng, hôn tay nàng, suýt soa nhìn em bé, và hỏi vợ chồng nàng đã đặt tên cho em bé chưa. Họ nói rồi, và tên bé là Duy-thành.
Trở về nhà, tôi ngẫm nghĩ:
"Đó chính là người ăn mày bị giết bởi ông Sĩ-giang. Chắc chắn. Vậy ông ta không trở về để báo oán mà chỉ để đầu thai vào làm con của Diễm-an."
Tuy nhiên, 2 - 3 ngày sau, tôi thấy giả thuyết của tôi có vẻ kỳ quặc quá cho nên tôi cũng từ từ quên nó đi mất.
***
Có lẽ tôi cũng quên đi những chuyện không vui, hơi quái dị đó luôn nếu sau này vào năm 1979 không có một chuyện xảy ra làm tôi nhớ và liên hệ lại tất cả mọi việc xảy ra từ năm 1965 đến lúc đó.
Nhiều năm đã trôi qua. Tôi cũng đã qua tuổi thanh niên. Không còn nhiều ước vọng hăng hái như ngày xưa. Mỗi khi đọc sách cạnh cửa sổ tôi thường để tâm trí lãng đãng đây đó, mắt vãn thỉnh thoảng nhìn ra cửa sổ, bên kia đường.
Con của Diễm-an, Duy-thành, bây giờ đã 11 tuổi, đang chơi trên sân thượng của nhà nó. Trò chơi hơi có vẻ trẻ con so với số tuổi của nó. Có lẽ thằng bé không thông minh lắm. Tôi nghĩ nếu nó là con của tôi thì chắc nó sẽ nghĩ ra nhiều cách để giải trí thú vị hơn.
Nó đang đặt 1 đống lon không trên đầu bức tường ngăn cách 2 căn nhà và đứng cách xa khoảng 3 hay 4 mét, lấy đá cố chọi cho trúng vào mấy cái lon. Làm vậy, dĩ nhiên là các cục đá sẽ rớt hết qua vườn nhà bên cạnh của ông Sĩ-giang. Bây giờ thì ông ta chưa thấy nhưng tôi biết lát nữa đây ông ta sẽ nổi trận lôi đình khi thấy cả một khoảnh hoa trong vườn nhà ông ta bị đá rơi trúng làm bầm dập, gẫy nát.
Ngay lúc đó, tôi thấy ông Sĩ-giang mở cửa nhà và bưóc ra vườn. Lúc này ông già lắm rồi, bước từng bước chậm chạp, nghiêng nghiêng. Mỗi bước lại ngưng, mỗi buớc lại nhấc chân lên nặng nề. Nhưng ông ta không chú ý gì đến mảnh vườn mà lại đi thẳng tới cổng vườn, mở cổng rồi bước xuống bậc tam cấp bằng đá dẫn ra lề đường.
Trong lúc đó thì thằng bé Duy-thành, không nhìn thấy ông già, cuối cùng đã chọi trúng một cái lon. Cái lon văng lên, rớt xuống bờ tường vài lần, rồi rớt xuống vườn nhà ông Sĩ-giang với một tiếng "beng" lớn , có lẽ do trúng một bờ gạch hoạc chậu kiểng. Ông già đang đi chập choạng trên bậc tam cấp, nghe tiếng động bỗng giật mình quay lại. Ông bị mất thăng bằng rồi ngã quay trên bậc thềm, đầu giộng mạnh vào thềm đá xanh.
Tôi thấy hết. Nhưng ông già và thằng bé chẳng ai thấy ai cả. Chẳng hiểu tại sao, thằng bé bỗng ngưng chơi. Nó chạy đi mất. Chỉ vài giây sau, nguời ta bu lại chỗ ông Sĩ-giang té nằm đó. Trong chốc lát người ta xác định là ông đã chết vỡ sọ, do bị té bất ngờ.
Sáng hôm sau, khi thức dậy, tôi đi ngay ra cửa sổ nhìn qua bên kia đường. Xác ông Sĩ-giang được quàng giữa nhà. Nhiều người đứng hút thuốc và tụ tập trên lề đường trước nhà ông.
Mọi người bỗng im lặng, đứng tránh ra có vẻ bối rối khi có một lão ăn mày từ nhà Diễm-an bước ra, vẫn với bộ quần áo màu mè, cai áo choàng xám, cái mũ rơm màu vàng, cái bị túi dơ bẫn kia. Lão đi ngang qua nhóm người, chậm chạp nhưng từ từ khuất dần theo hướng mà trước đây ông ta đã theo hướng đó mà đến.
Cũng hôm đó, một tin buồn đến nhưng không làm tôi ngạc nhiên, là thằng bé Duy-thành bỗng nhiên không ai thấy nó ở trong nhà nữa. Họ tìm kiếm mãi mà không bao giờ tìm ra dấu vết thằng bé. Tôi chỉ biết khuyên gia đình Diễm-an thường xuyên đặt hoa lên bậc thềm chỗ chỗ người đã tử nạn.
Một thời gian sau Duy-thành bỗng trở về nhưng không còn nói dược. Sau này nó phải học lại từ đầu và tuy chậm nhưng vẫn phát triễn bình thường.
Người Có Phép Lạ
Font Size: Tác Giả: Hoàng Ngọc Thư
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Kính dâng Má
Nàng sinh ra trong một gia đình bình thường, có khá đông con. Ngoại trừ gia đình nàng và những người chưa từng thấy điều kỳ diệu ở nàng, mọi người đều gọi nàng là Cô-Gái-Có-Phép-Lạ. Không ai biết trước lúc nào điều màu nhiệm của nàng xuất hiện, thường thì điều ấy chỉ xảy đến lúc bất ngờ nhất.
Lần đầu tiên gia đình nàng thấy được điều ấy khi nàng còn là một đứa bé mới lên ba. Một buổi trưa hè, đứa bé thức giấc khóc đòi mẹ. Người mẹ vào phòng ôm hôn đứa bé và bế nó ra ngoài. Vừa lúc ấy người anh lớn bước vào. Người anh vừa đi chơi thể thao về dưới nắng hè, mồ hôi nhễ nhại.
"Nóng quá," anh vừa nói vừa bỏ mũ ra.
Đứa bé chợt oà khóc vùng vẫy trong tay mẹ. Mồ hôi nó đổ ra ướt đẫm, hai má đỏ gay. Nó gào khóc:
"Nước, nước, con khát nước."
Người mẹ ngạc nhiên vô cùng, đứa bé mới vừa tỉnh táo mát mẻ trước đó vài phút bỗng giãy giụa đòi nước hối hả. Môi nó khô khốc nứt nẻ, mắt long lên dễ sợ. Bà vội vã lấy nước cho con uống, lấy khăn mát lau rửa mặt cho nó trong khi đứa con trai lớn nốc liền một hơi nửa chai nước mát rượi trong tủ lạnh. Đứa bé nhoẻn miệng cười, mồ hôi đã ráo trên vầng trán thơ ngây. Người mẹ ngắm nhìn con, bà cảm thấy có điếu gì đó kỳ lạ bí ẩn bà không thể hiểu được.
Lần thứ nhì gia đình nó chứng kiến điều kỳ lạ ấy là khi cô bé được năm tuổi. Một buổi sáng trong tuần, cả nhà vội vã ăn sáng và sửa soạn đi học, đi làm. Người mẹ chuẩn bị cho các con xong rồi bảo với người bố:
"Bố đưa các con đi học, mẹ đau đầu quá, lại lên cơn migraine rồi."
Nói xong, bà lảo đảo ôm đầu đi vào phòng. Cô bé đang ngồi trên ghế xô pha xem truyền hình buổi sáng với các anh chị trước giờ đi học chợt co rúm người lại rồi lả đi vào lòng người chị. Đứa con gái hoảng hốt lay em, òa khóc gọi Bố Mẹ. " Bố ơi, Mẹ ơi, xem em bị sao thế này."
Cả nhà xúm quanh cô bé, nó nằm thiêm thiếp, tay chân lạnh buốt. Người bố vội vã gọi bác sĩ gia đình đến gấp. Bác sĩ đến nghe tim, phổi, chẩn mạch, tất cả đều bình thường. Khám kỹ một lúc, ông mỉm cười nhẹ nhõm:
"Không sao đâu, nó chỉ ngủ thôi."
Cả nhà thở phào nhẹ nhõm. Bố lấy chăn đắp cho nó rồi đưa bác sĩ vào thăm Mẹ. Mẹ nó nằm ngủ thiêm thiếp. Hôm ấy, người chị lớn nghỉ học ở nhà để trông em và chăm sóc Mẹ. Đến trưa, người mẹ đã qua cơn đau đầu, đi lại ăn uống bình thường. Cô bé cũng thức giấc và chạy nhảy vui vẻ. Không ai bảo ai, nhưng từ ấy,cả nhà đều biết rằng cô bé có một khả năng kỳ lạ để liên kết và cảm thông với những người xung quanh.
Năm nó lên mười, một hôm Bố đi làm về ôm hôn các con nhưng nét mặt buồn rười rượi. Sau bữa ăn tối, Bố Mẹ gọi các con lại rồi Bố bảo các con, giọng buồn bã.
"Hôm nay chi nhánh làm việc của Bố đóng cửa, từ nay Bố bị mất việc. Cả nhà ta từ nay chỉ còn sống bằng lương của Mẹ. Bố sẽ cố gắng tìm việc khác thật nhanh nhưng trong lúc chờ đợi, nhà ta sẽ không thể đi ăn uống ở ngoài hay tiêu xài rộng rãi như trước kia. Bố Mẹ mong các con đừng buồn và chịu khó trong thời gian tới."
Những đứa trẻ ngoan ngoãn hứa với Bố Mẹ sẽ thôi không vòi vĩnh gì nữa. Cả nhà lặng lẽ đi ngủ. Sáng hôm sau, người mẹ chải tóc cho cô bé trước giờ đi học, tóc nó rơi ra từng mảng. Bà hoảng hốt dừng tay, tóc nó vẫn rơi đầy vạt áo. Bà sờ trán con, nó không nóng sốt, không có triệu chứng đau ốm gì. Hôm ấy mẹ nó nghỉ việc đưa con đi bác sĩ. Bác sĩ thử máu và gửi nó đi xét nghiệm da đầu. Mấy hôm sau kết quả xét nghiệm về, tất cả đều bình thường. Tóc nó vẫn rụng cho đến khi đầu nhẵn bóng.
Rồi cả nhà hiểu ra lý do. Người mẹ thương con gái đầu trọc lóc, ngày ngày quấn khăn, đội mũ các loại cho con và mua cho nó những đầu tóc giả trẻ em thường mang chơi trò sân khấu. Cô bé thẹn với bạn không chịu đi học, Bố Mẹ nó đành phải xin phép trường cho nó tạm nghỉ vì lý do sức khỏe. Hàng ngày nó ở nhà đọc sách, học hành và chơi với Bố. Hơn hai tháng sau, người bố xin được việc mới. Cả nhà đưa nhau đi ăn uống no say mừng Bố được việc. Mấy hôm sau, một buổi sáng thức dậy, cô bé mừng rỡ lao ra khỏi phòng hét toáng lên khoe với mọi người: tóc nó đã mọc lại dày và óng ả như xưa. Cả nhà thương yêu nó hết mực nhưng ai cũng biết không thể nào bảo bọc nó khỏi những trắc trở của cuộc sống, không những cho riêng nó mà cho tất cả những người thân yêu của nó.
Thời gian qua đi, một hôm, như lệ thường, cả nhà tụ tập ăn tiệc gia đình tối Thứ Sáu, ngày cuối của một tuần vất vả. Mọi người thay nhau trò chuyện, cười đùa, chỉ có cô bé là im lặng. Thỉnh thoảng, nó đánh rơi muỗng, có lúc lại va ly nước vào đĩa thức ăn. Cuối cùng, nó đánh đổ nửa tô xúp vào người. Người mẹ đứng dậy đến bên con, nhẹ nhàng hỏi. "Con làm sao vậy?"
Cô bé ngước nhìn mẹ. Người mẹ thấy mắt nó trong suốt, cái nhìn lạ lẫm bà chưa từng thấy.
"Mẹ ơi, con không thấy mẹ," cô bé nói nho nhỏ.
Người mẹ hiểu ngay con gái mình đã gặp chuyện gì đó không hay. Bà vội vã giúp con ăn xong bữa tối rồi đưa nó vào phòng. Bà ôm nó vào lòng, hỏi nó thật âu yếm đã có chuyện gì xảy ra. Cô bé oà khóc, nó kể cho mẹ nghe hôm nay đứa bạn thân của nó khóc suốt ngày ở trường. Đêm hôm trước nó nghe bố mẹ của nó to tiếng với nhau, rồi nó rình nghe được hai người tính ly dị. Nó thương bạn nó đau khổ nên cũng đau khổ lây. Người mẹ ôm con, lặng lẽ thở dài. Bà biết có gọi bác sĩ cũng vô ích. Chẳng ai có thể giúp con bà hết mù mắt lúc này, chỉ có thời gian và điều gì đó may mắn mới giúp được nó. Suốt hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật ấy, cả nhà thay phiên nhau dắt nó đi lại trong nhà và giúp nó làm mọi việc. Những ngày sau đó nó phải nghỉ học ở nhà. Nghe tin nó nghỉ học vì bệnh, đứa bạn thân của nó xin phép bố mẹ đến thăm. Hai đứa ôm chầm lấy nhau. Bạn nó vui mừng tíu tít, kể cho nó nghe rằng nó sắp có em và bố mẹ nó thôi không bỏ nhau nữa. Cô bé mừng rỡ nắm chặt tay bạn, lắc nó liên hồi. Thế là bạn nó được một lúc hai tin vui, vừa không lo chuyện bố mẹ chia lìa lại sắp được có em. Đưa bạn ra về, cô bé mừng rỡ khoe với mẹ nó tin vui của bạn. Tối hôm sau, như lệ thường, từ ngày nó mù mắt, mẹ nó vào đọc sách cho nó trước giờ đi ngủ. Đọc được một đoạn, cô bé chợt lắc lắc tay mẹ.
"Mẹ, mẹ, con thấy được rồi!"
Người mẹ mừng rỡ ôm con. Hạnh phúc và âu lo của cả gia đình đè trĩu lòng bà. Bà biết điều kỳ diệu của đứa con gái là điều đặc biệt quý báu, nhưng bà vẫn canh cánh lo những điều không may khác lại đến với nó.
Cô bé lớn lên thành một thiếu nữ nết na hiền dịu. Đã bao lần khả năng kỳ diệu của nàng mang đến hạnh phúc và xoa dịu nỗi đau của những người xung quanh. Có lần nàng vào bệnh viện thăm một bà cụ hàng xóm có đứa cháu nhỏ đang ốm nặng. Đứa cháu nhỏ không có bố, mất mẹ, được bà ngoại nuôi từ bé nay đang hấp hối vì căn bệnh hiểm nghèo. Nàng đến thăm lúc đứa trẻ đang thiếp đi trên giường, bà cụ gầy gò ngồi bên cạnh nước mắt tuôn rơi. Nàng cúi xuống dịu dàng vuốt má đứa bé rồi ôm bà cụ vào lòng. Mãi lâu sau, bà cụ ngước mắt nhìn nàng. Nước mắt cụ ngừng chảy. Mái tóc nàng đã bạc trắng như bà. Nụ cười nhăn nheo nở trên môi người già, bà trìu mến ôm lấy nàng thầm thì. "Cháu thân yêu, cháu quả là cô gái kỳ diệu."
Thời gian trôi qua. Chợt một ngày kia trái tim non trẻ của nàng rung động trước một ánh mắt trìu mến. Nàmg đã thầm yêu người con trai cạnh nhà, người thanh niên có mái tóc bồng bềnh, đôi mắt sâu thăm thẳm như đại dương và tiếng hát trầm ấm. Tối tối, anh thường mang đàn guitar ra vườn ca hát với gia đình. Có lần nàng cũng được tham dự và nàng dần dần trở nên thân thiết với gia đình anh.
Rồi một ngày kia anh nói yêu nàng. Lần đầu tiên ôm nàng trong tay, anh thấy nàng khóc. Anh hôn lên đôi mắt lóng lánh của nàng. Nàng cầm tay anh để lên ngực mình. Anh nghe thấy tiếng đập rộn rã của trái tim người thiếu nữ. Chợt lòng bàn tay anh nóng lên và ướt đẫm. Anh hoảng sợ suýt ngất đi khi nhìn thấy bàn tay mình đẫm máu. Máu của nàng thấm qua kẽ tay anh tràn ra ngoài. Anh ghì chặt nàng, hoảng sợ nói không ra lời.
"Em... em làm sao vậy?"
Thấy vẻ hoảng hốt trong mắt người yêu, nàng cởi mấy nút áo, vén vạt áo lên lau sạch vết máu. Khuôn ngực trắng muốt tinh khiết của nàng không hề có vết thương nào. Anh kinh ngạc nhìn nàng. Nàng âu yếm mỉm cười, nép vào ngực anh.
"Em thật hạnh phúc."
Dần dần anh hiểu ra. Anh yêu quý và tôn thờ nàng như một thiên thần. Đêm đêm, hai người thường ngồi bên nhau ca hát, chuyện trò và mơ ước một cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
Rồi một ngày kia nàng đi qua đường ở một khu phố đông đúc. Nàng bình thản đi trên vạch kẻ cho người bộ hành, đầu mãi nghĩ về một điều gì đó nên không nhìn thấy một chiếc xe hơi kiểu thể thao đang lao nhanh đến. Người lái xe hoảng hốt thắng gấp khi thấy nàng nhưng đã quá muộn. Chiếc xe lao đến hất ngã nàng xuống và nghiến lên nàng. Những người hai bên đường thét lên, đổ xô lại. Người lái xe vội vã mở cửa bỏ chạy. Có mấy người vội đuổi theo, bắt được hắn. Những người còn lại chứng kiến một cảnh tượng kỳ lạ. Xác của nàng tan ra thành cát bụi, hòa lẫn vào lòng đường. Một cơn gió nhẹ thoảng qua cuốn đi nốt những hạt còn lại. Phút chốc, lòng đường chỉ còn trơ lại chiếc xe hơi và vết bánh xe cháy nghiến xuống đường, chỗ lối đi dành cho khách bộ hành.
Adelaide, 7/6/2004.
Tiếng Động Dị Thường
Font Size: Tác Giả: Tam Tang
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Mùa Hè năm 1996, gia đình tôi dọn tới thành phố Durham, North Carolina. Gia đình tôi dọn về một căn nhà trệt (range) nằm trên đường "Broad," gần trường Đại Học Dukẹ Tôi đã được giấy chấp nhận vào khoa Computer Science của trường này từ mùa Xuân. Đội bóng rổ "Blue Devils" của trường là đội mà tôi ái mộ từ lâu! Hai em trai tôi ghi danh học ở Senior High School của thành phố.
Mấy ngày đầu mới dọn tới chúng tôi phải khiêng dọn, xếp đặt đồ đạc trong nhà nên ai nấy mệt đừ. Tối chúng tôi lên giường là ngủ say chẳng biết trời đất gì nữa! Tuần sau đó thì mọi việc đã ổn định; vẫn còn là mùa Hè nên đến 9 giờ đêm trời cũng còn sáng. Chúng tôi thường thức coi TV đến 11 PM mới chịu đi ngủ ! Một đêm kia sau khi đã lên giường nằm được cả tiếng, tôi buồn tiểu nên dậy mò ra cầu tiêu, vì lười nên tôi không bật đèn ở hành lang! Khi tới gần cửa phòng tắm tai tôi nghe có tiếng động ở phòng khách rồi tiếng lịch kịch như ai đặt vật gì xuống bàn! Tôi mò mẩm trong bóng đêm lại chổ công tắc điện định bật sáng đèn lên để xem, nhưng khi tay tôi đụng vào chổ công tắc thì tôi cảm thấy như có bàn tay ai cầm chận lấy tay tôi không cho bật đèn ! Tôi sợ quá thét lên một cách khủng khiếp ! Bố mẹ và các em tôi bật đèn chạy ra hỏi dồn dập có chuyện gì xảy ra vậy! Tôi nói là có ai cầm tay tôi! Mọi người chỉ lắc đầu hay cười ra vẻ không tin! Tôi đi ra phòng khách xem thử , không có ai cả, chỉ thấy một cái ly có hình con chuột Micky để trên bàn! Bố tôi rất khó tính và ngăn nắp nên chúng tôi luôn giữ mọi thứ đâu vào đấy! Mà sao lại có cái ly để trên bàn kìa! Tôi không biết có ai dùng rồi quên cất đi hay không, nhưng để khỏi bị bố mắng, tôi cầm cái ly cất vào tủ bếp rồi trở về phòng tiểu!
Sáng hôm sau khi chúng tôi đang ngồi ăn sáng trong bếp, bố tôi bước vào hỏi:
_ Tối qua đứa nào ăn uống mà không dọn dẹp bày bừa ly ở trên bàn thế?!
Không đứa nào nhận cả ! Bố tôi tức vì chẳng đứa nào nhận, liền lấy cái ly ra nói:
_ Đây này, đứa nào xài cái ly này đêm qua?!?!
Tôi hơi đổi sắc mặt, vì đó chính là cái ly có hình con Micky mà tôi đã cất vào tủ lúc nửa đêm hôm qua! Tôi trả lời bố:
_ Tối qua khi đi tiểu, con thấy nó trên bàn và con đã cất nó vào tủ rồi mà!
_ Thôi đi con ơi! Xài rồi bày bừa ra đó còn chối hả ! Lần sau thì nhớ cất đi nhé cô nương !! _ Bố tôi đổi ra giọng diễu cợt tôi!
Tôi im không cải lại vì chỉ gây thêm phiền phức mà thôi! Nhưng trong lòng tôi lấy làm lạ lắm! Rỏ ràng là chính tay tôi đã cất nó mà!
Đêm hôm sau tôi cũng lại nghe tiếng động ở phòng khách vọng về, lần này tôi hơi run nên chẳng dám mò ra xem! Nằm nghe tiếng lịch kịch mà chẳng dám nhúc nhích hay thở mạnh nữa! Trưa sau tôi nói chuyện này với mẹ, bà gạt đi:
_ Mấy con chuột đi mò ăn thôi! Nó lịch kịch suốt đêm mẹ cũng có nghe nhưng mặc kệ chúng! Để vài bữa nói ba con xem coi có kẻ hở nào bít lại là yên thôi! Mà đứa nào lại bày cái ly có con Micky trên bàn nữa vậy? May là mẹ dậy sớm nên cất đi chứ để bố mày thấy thì lại bị chửi nữa rồi !
Tôi không đồng ý với câu trả lời của mẹ! Nhưng có cãi lý cũng bằng thừa! Tôi ra ngoài sân chổ hai đứa em trai tôi đang chơi đá banh. Tôi gọi chúng lại và hỏi có nghe thấy gì trong đêm không. Hai đứa đều không biết gì cả. Chẳng trách chúng được bọn con trai ngày đi chơi tối về lăn ra ngủ như chết, có trời rầm chúng cũng chẳng nghe thấy! Tôi mới kể cho chúng về tiếng lịch kịch vào ban đêm ở phòng khách và việc đồ đạc bày bừa bãi trên bàn! Đứa em kế tôi lên tiếng:
_ Chị để tụi em lo chuyện này cho! Tối nay tụi em sẽ rình xem có phải là chuột hay không!
Tối đó chúng sửa soạn sẳn sàng, ngồi nép ở cánh cửa của tủ treo quần áo khoác gần phòng khách, với đèn pin trong tay chúng ngồi chờ nghe động tịnh! Tôi nằm lì trong phòng cũng hồi hộp chờ! Khoảng nửa đêm tôi nghe tiếng lịch kịch bên ngoài, rồi thì tiếng hét hoảng sợ của đứa em trai út của tôi! Tiếng bố mẹ tôi chạy ra bật điện và lo lắng hỏi có chuyện gì! Tôi cũng chạy ra xem! Hai đứa em tôi miệng há hốc mắt vẫn còn lộ sự sợ hãi ngồi co rúm ở phía ngoài cửa tủ ! Hai đứa chỉ ú ớ:
_ Bà già, bà già ngồi ở ghế sopha uống nước kìa!
Chúng tôi chẳng thấy ai cả! Chỉ có cái ly Micky lăn trên thảm mà thôi! Bố tôi gạt đi:
_ Tào lao nè, có ai đâu nào!
Xong ông kéo hai đứa về phòng rồi bảo mọi người đi ngủ ! Tôi có tánh sợ ma nên nào dám nhắm mắt! Miệng lẩm bẩm niệm Phật chờ sáng!
Hôm sau đợi bố tôi đi làm rồị Tôi và mẹ mới hỏi mấy đứa em là cái gì làm tụi nó la hoảng tối qua vậy! Đứa em kế tôi trả lời:
_ Tụi em núp ở cửa tủ, đến nửa đêm thì nghe có tiếng mở cửa tủ bếp rồi tiếng chạm lách cách của ly ! Tiếng mở tủ lạnh và sau đó là tiếng bước chân về chổ sopha! Tụi em nhào ra bật đèn pin lên! Trời đất quỷthần ơi! Một bà già cú đế mặt nhăn nheo tay cầm cái ly, quắc cặp mắt đỏ lòm nhìn tụi em! Thằng út nó sợ quá phải thét lên! Rồi mọi người chạy ra và bà già cũng biến mất tiêu! Tụi em sợ quá có đứa nào dám ngủ đâu!
Mẹ và tôi liền qua gỏ cửa người hàng xóm đối diện bên kia đường để hỏi chuyện! Bà Mỹ đen hàng xóm này cũng vui vẻ, sau khi chào hỏi chúng tôi bắt chuyện hỏi về căn nhà chúng tôi đang mướn, bà ấy nghiêm giọng nói:
_ Nhà đó có ma lâu rồi! Bà già chủ nhà ở đó một mình và chết trong đó khoảng 3 năm trước! Con bà ta cho sơn sửa lại rồi cho thuê! Nhưng không có ai ở lâu được vì bà ta cứ đêm đến là lại lịch kịch trong bếp và phòng khách! Có người còn thấy bà ta mở TV xem nữa kìa!
Mẹ con tôi nghe rợn cả da gà, sau đó cám ơn bà ta rồi ra về! Mẹ con chúng tôi bàn luận cách thuyết phục bố tôi dời đi nhà khác! Sau vài lần thuyết phục bố, mẹ con tôi thành công! Thế là chỉ chưa đầy một tháng chúng tôi lại phải dọn nhà một lần nữa! Lần này chúng tôi dọn về một appartment ở đường Carver cũng gần đó. Dù có hơi tiếc là mất tiền cọc cho căn nhà trước, nhưng chúng tôi không còn phải nghe những tiếng động dị thường trong đêm nữa!!!
Kết Thúc (END) Tam Tang
» Nhà Bà Tám Bán Xôi
Font Size: Tác Giả: Truyện Ma
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Chuyện này có thật.. và nó dả xảy ra với tôị...Cách dây lâu, lâu lắm, lâu lắm rồi... nếu tôi nhớ không lầm.. củng gần 18 năm.. thời gian thấm thoát như thoi dưa vậỵ. nhắm mắt một cái tôi dả trưởng thành và mở mắt một caí tôi dả trở thành một chàng trai tuấn tú rồị..thiệt là thời gian qua lẹ quá......quê tôi ở tại Bà Quẹọ. và nhà tôi thì nằm ngây con dường tránh của ngỉa trang.. lúc dó vì quá nghèo, nhà tôi chỉ dược làm bằng nhửng thân cây tre rồi lấy lá dừa dắp lên thôị. có chổ ngủ tôi nghỉ củng hạnh phúc lắm rồị. chuyện xảy ra vào khoảng tôi about 2 years old maybẻ... không hình như là một tuổi tám tháng thì phải.. umm không hình như 2 tuổị. ừ cở dó dó tôi củng hông nhớ nửạ..
lúc dó khoảng 1 giờ sáng, tất cả mọi người dang say sưa trong giấc ngủ, mơ mơ màng màng tôi bổng nhiên có cảm giác là lạ, tôi giậc mình dậy , toát mồ hôi... thì ra tui thấy mắc dáị. tôi liền vén mùng chui rạ. vì dể cho mọi người trong nhà yên giấc.. nên tôi chỉ di nhè nhẹ , nhè nhẹ ra sau nhà....dằng sau nhà là nhưng cây dừa trụi lá.. tại ba tôi sang bằng hết dể làm nhà.. thành ra nhửng cây dừa vòng vòng nhà tôi diều trụi lá hết.. và sau nhửng cây dừa là một con kinh nhỏ, dưới ánh trăng lờ mờ, tôi có thể nhìn thấy nhửng caí mồ nằm sừng sửng, cái này nối caí kiạ...với tiếng kêu của cắc kè, ểnh ương, và nhửng tiếng của thú lạ, thỉnh thoảng một cơn gió lạnh lướt qua làm tôi lạnh cả ngườị.. dang dái phê phê, bổng nhiên tôi nghe tiếng ai kêu tôi" này Mario " tôi giậc mình quay lại, vì tối qua tôi không biết aị. sau khi cố mở mắt thì tôi mới nhận ra dó là bà Tám bán xôi ở dâù hẻm ,.... bà dả dứng sau lưng tôi tự bao giờ, tóc bà trắng phợ. xù xù lên, hình như là bà chưa chảy dầụ. mặt thì hơi xanh xanh vì, chắc tại bà chưa make up.. tại tối quá tôi củng không nhìn rỏ lắm... bà hỏi tôị. "Mario, sau giờ này chưa ngủ nủa mà còn dứng dây làm bậy??" tôi liền cười bảo: thiệt không dây bà Tám? Con dang dái mà, con có làm gì dâu mà bậỷ. bà Tám liền nói: thiệt saỏ, bà Tám thấy con dứng dó dọc dọc thằng nhỏ bà tưởng con làm bậy... tôi liền nói: ồ thì ra là vậy.. tôi hỏi lại bà: sao bà Tám chưa ngủ mà lang thang làm gì vậỷ bà nói: Bà ngủ không dược mới di vòng vòng chơi thôị.. lời qua tiếng lại với bà xong, bà Tám bảo, thôi bà phải di rồị. cháu vào ngủ dị.. tôi liền dạ chào bà, xong rồi quay lưng bước vô, dang tính di vô nhà... tôi chợt nhớ chuyện gì tính quay lại hỏi bà,.. nhưng tôi chợt bàng hoàng dứng chết chân..... dưới bóng cây dừa bà laỏ dang lơ lẩng cách mặt dất khoảng 2 feet... và bà dang hướng về nghỉa dịa.. maí tóc trắng phơ dang bay trong gió.... bà còn quay caí dầu lại nhìn tôi nói " buh bye Mario hehehe" thiệt là ghê wá.... bà không cần phải quay lưng lại, mà quay caí dâù dược à?? còn cười nửa.?? giọng cười bà làm tôi rùng mình.... trong giây phút bàng hoàng này tôi chợt nhớ ra rằng bà Tám dả chết cách dây ba ngày rồi..... lấy can dảm cuối cùng còn lại, tôi ráng nhất giò chạy thẳng vô nhà, nhưng không may cho tôị. vì trời wá tôí thành ra không tháy rỏ.. tôi dụng cột nhà làm cái nhà xập xuống... tôi dang lai hoai dựng cái nhà lên lại.. thì có tiếng bên dưới nhửng lá dừa hỏi vọng lên.. " dứa nào làm sập nhà dó bây "? thì ra là tiếng má tôị.. tôi liền nói lại " con dây má ơi" con là aỉ má tôi hỏi.. con là Mario nè... thế là dêm dó cả nhà tôi phải thức dậy hết.. thức dậy dể dựng lại mái nhà tranh... mải tới nay, mổi lần di tiểu, tôi thường có cảm gíac bà Tám dứng sau lưng tôị. mặc dù hiện giờ tôi dang ở trong cảnh sang giàu tại Campuchiạ. nhưng caí dêm hôm dó cứ còn mải trong dâù tôị. như nó mới xảy ra ngày hôm qua vậy....
Kết Thúc
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top