Truyền thuyết đô thị Nhật

1.Hanako Toilet

Hanako-san là 1 truyền thuyết đô thị Nhật Bản về hồn ma của 1 cô gái trẻ, cô thường ám ảnh nhà vệ sinh trường học, và dọa bất cứ ai khi đi vào phòng tắm nơi cô ở và gọi tên cô. Tuy tin đồn về Hanako-san đã có từ những năm 50, nhưng đến những năm 70, Hanako-san mới là một "cơn sốt" đối với giới học sinh, trở thành một nhân tố không thể thiếu trong các trò chơi thử thách lòng dũng cảm của giới trẻ Nhật, tựa như là các idol của chúng ta thời nay vậy, và có lẽ cô là thủ phạm của nhiều vụ mất tích bí ẩn nơi đây.

Hanako-san, theo lời miêu tả của nhiều "nhân chứng", là 1 bé gái có mái tóc cắt ngắn tới cằm và ôm sát khuôn mặt, làn da tái nhợt như xác chết và mặc 1 chiếc váy màu đỏ. Cô thường hay cư ngụ ở buồng vệ sinh số 3 của toilet tầng thứ 3. Nguyên nhân tại sao hồn ma cô bé vẫn còn "vương vấn" ở đây thì cũng có nhiều câu truyện khác nhau: có truyện lại kể rằng cô bé chết trong 1 đợt thả bom của Mĩ hồi thế chiến thứ 2, cũng có truyện kể rằng trong một đợt hỏa hoạn tại nơi cô học, bị mắc kẹt trong buồng vệ sinh, cô bé đã phải chết 1 cái chết đau đớn.

Nếu các bạn muốn gặp Hanako-san, thì có 1 cách làm rất đơn giản: hãy lên bất kì buồng vệ sinh nào ở tầng 3
đến toilet số 3 và gõ cửa (thường là 3 lần), gọi tên cô bé: "Bạn Hanako, bạn Hanako, bạn có ở đó không, ra chơi với chúng tớ nào" (Anata wa, hanako san, ga arimasu). Nếu đủ may mắn, sẽ có tiếng khe khẽ trả lời bạn: Uh, mình có ở đây (Watashi wa koko ni iru yo). Đến lúc này, tốt hơn hết bạn nên bỏ chạy đi, vì nếu bạn (ngu ngốc) dám chọc tức và mở cửa buồng vệ sinh ra để gặp cô bé, 1 trong những trường hợp này sẽ xảy ra:

1. Bạn không mở được cửa, tựa như có 1 bàn tay chặn cửa vậy (Mặc dù trong buồng không có ai).
2. Bạn mở được cửa, nhìn thoáng được hình ảnh của Hanako, rồi cô bé biến mất.
3. Cô bé sẽ kéo bạn xuống bồn cầu, đưa bạn tới địa ngục và bạn biến mất không dấu vết.

**2.Khẩu liệt nữ

Kuchisake Onna (The Slit-Mouth Woman/ Bà kẹ/ Khẩu Liệt Nữ) là 1 trong những Urban Legend nổi tiếng nhất của Nhật Bản, Kuchisake Onna là 1 bóng ma lang thang trên những đường phố của Nhật Bản vào buổi tối, săn lùng trẻ con với chiếc kéo khổng lồ của ả. Ả có 1 cái miệng rộng ngoác, bị rạch từ tai bên này sang tai bên kia, khiến khuôn mặt của ả có 1 nụ cười kì dị và đáng sợ.

Kuchisake được cho là bắt nguồn từ một người phụ nữ trẻ sống hàng trăm năm về trước và là vợ hoặc thiếp của một Samurai. Người ta nói rằng cô ta rất đẹp, nhưng cũng rất kiêu căng, và thường xuyên lừa chồng. Người võ sĩ Samurai cảm thấy như mình bị ngoại tình, anh ta ghen đến cực độ, anh ta đã tấn công vợ, vừa rạch miệng bà ra đến tận hai mang tai, vừa thét "Giờ thì còn đứa nào cho rằng mày đẹp nữa?". Nạn nhân chủ yếu thường là giới học sinh và trẻ em ( đôi khi là người trưởng thành )

Linh hồn thù hận của người đàn bà cho đến nay vẫn lang thang khắp nơi, và mọi người dễ chạm trán bà ta nhất vào những ngày tối trời đầy sương mù. Một phụ nữ, đeo một chiếc khẩu trang y tế , sẽ đến gần bạn - nạn nhân của mình và cất tiếng hỏi ngượng ngùng bẽn lẽn:

"Anata wa watashi ga utsukushii toomoimasu ka?"

" Anh nghĩ tôi có xinh đẹp không..... ? " Và lịch sự, đa phần người được hỏi sẽ trả lời là có.

Nghe thế, cô ta sẽ nhẹ nhàng kéo chiếc khẩu trang của mình xuống, để lộ nụ cười với khóe môi bị rạch đến tận 2 mang tai - tác phẩm của tên chồng sát nhân ngày trước, và hỏi tiếp với giọng nài nỉ dễ thương: " Thậm chí như thế này sao..... ? ".

Nếu bạn trả lời là " Không ", bạn sẽ đầu mình bị nắm chặt đến mức không thể cựa quậy, và hình ảnh một cây kéo rỉ sét từ tốn rạch hai khóe môi bạn, ban cho bạn một nụ cười kinh hoàng như của cô ấy. Khi câu trả lời là " Có ", mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Bạn lại tiếp tục làm những gì đang bỏ dở cho đến lúc ngày tàn, bạn trở về ngôi nhà của mình và thấy rằng cô nàng đã chờ sẵn ở đó......chuẩn bị để hoàn tất công việc " ban phát nụ cười " của mình.

Có vài cách để tránh khỏi kết thúc không lấy gì tốt đẹp trên.

Một : cố gắng không trả lời câu hỏi của cô ta, hãy cố nói chung chung như " tàm tạm ", " bình thường thôi ".

Hai : nếu tình cờ trong túi có kẹo ngọt hay tương tự thế, hãy đưa ra, điều này sẽ làm cô ta rất cảm kích, và cho phép bạn đi .

Ba : nói từ " pomade "

Bốn : hỏi ngược lại bà ta rằng, " thế tôi có xinh đẹp không ? ", điều này sẽ làm cô ta bối rối và cho bạn chút thời gian trước khi chạy thoát. Nhung nhớ rằng, bà ta rất nhanh nhẹn và đã truy đuổi thì không biết ngừng là gì.

câu chuyện người đàn bà miệng đến mang tai làm xôn xao dư luận Nhật vào những năm từ 1970 đến 2000. Vào tháng 10 năm 2007. một nhân viên điều tra những vụ chết bất thường đã tìm những ghi chép cũ liên quan đến Khẩu Liệt Nữ cuối thập niên 70 về một người đàn bà đuổi theo bọn trẻ, và đã bị một chiếc ôtô đâm chết ngay sau đó. Miệng bà này bị rách toạch đến tận mang tai.

3.Khách sạn

Bạn có biết tại sao nhiều người thường chết trong khách sạn hay nhà nghỉ không? Khi bạn thuê một phòng, hãy chắc chắn rằng cuốn Kinh Thánh trong ngăn kéo đã ĐÓNG. Cuốn Kinh Thánh mở có nghĩa là có một con ma đang trong phòng**.

4. Kashima Reiko

Kashima Reiko là một huyền thoại đô thị nổi tiếng ở Nhật Bản, về hồn ma của một người phụ nữ mất chân. Cô ta ám phòng tắm của các ngôi trường.
Người ta đồn rằng, sau khi bạn nghe câu chuyện này, cô ta sẽ xuất hiện xung quanh bạn trong vòng một tháng. Vì vậy, nếu bạn không muốn nhìn thấy cô ta, tôi khuyên bạn không nên đọc tiếp.
Kashima Reiko là một người phụ nữ sống ở Hokkaido, Nhật Bản. Một đêm, cô ấy bị một nhóm côn đồ tấn công. Chúng đánh đập cô thậm tệ, lạm dụng rồi sau đó bỏ mặc cô gái đáng thương ấy trong đêm.
Reiko đã cố gắng hết sức để kêu cứu nhưng không ai nghe thấy. Dùng chút sức lực cuối cùng, cô lê mình, mong tìm một ai đó có thể giúp đỡ. Nhưng khi Reiko bò vào đường sắt thì cô ngã quỵ xuống, bất tỉnh. Chuyến tàu cuối cùng chạy đến và cán ngang qua cô, cắt cơ thể của Reiko ra làm hai. Cô bị cắt ngay ở phần thắt lưng.

Kể từ đó, hồn ma của Kashima Reiko lang thang khắp nơi trên thế giới để trả thù, song tìm đôi chân bị mất của mình. Cô ta thường được bắt gặp trong phòng tắm của trường, nhưng Reiko cũng có thể xuất hiện ngay trong phòng tắm ở nhà bạn vào lúc nửa đêm.
Nếu không may bạn gặp cô ta trong phòng tắm, cô ta sẽ hỏi bạn một câu hỏi. Nếu bạn không trả lời được hoặc trả lời sai, Reiko sẽ xé chân bạn ra.

Nếu cô ấy hỏi bạn "Chân của ta đâu?" thì câu trả lời sẽ là "Ở trên đường cao tốc Meishin."
Cô ta sẽ hỏi tiếp "Ai nói cho mi biết?", bạn phải trả lời "Kashima Reiko nói cho tôi biết."
Đôi khi, cô ta sẽ hỏi một câu hỏi mẹo, "Bạn có biết tên tôi không?". Đừng dại dột mà trả lời "Kashima" nếu bạn không muốn chết. Câu trả lời đúng là "Mask Dead Demon". Ka-Shi-Ma là viết tắt của Ka = Kamen (Mask), Shi = Shinin (Dead), Ma = Ma (Demon).
Nên nhớ một điều, sau khi bạn nghe câu chuyện này, Kashima Reiko sẽ xuất hiện trước mặt bạn trong vòng một tháng.

5.Vụ cháy cửa hàng bách hóa Shirokiya năm 1932

Vào ngày 16/12/1932 đã xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại cửa hàng bách hóa Shirokiya ở Tokyo, khiến 14 người chết. Trong vụ hỏa hoạn, nhiều nữ nhân viên bán hàng mặc kimono đã phải tháo chạy lên tầng thượng của tòa nhà tám tầng này. Theo quan niệm truyền thống, phụ nữ không mặc đồ lót khi mặc kimono, vì vậy đã có tin đồn rằng một vài người từ chối nhảy xuống lưới an toàn của lính cứu hỏa đang giăng bên dưới vì họ sợ bị tốc tà áo và... "lộ hàng", dẫn đến việc những người này đã tử vong do đám cháy ngay sau đó. Người ta cho rằng, sau vụ hỏa hoạn kia, ban quản lý cửa hàng đã yêu cầu các nhân viên bán hàng được mặc nội y cùng với kimono và lối ăn mặc này cũng trở nên ngày càng phổ biến hơn.

Trái với niềm tin này, Giáo sư về Phong tục và Kiến trúc Nhật Bản, ông Shoichi Inoue, đã bác bỏ câu chuyện về những người phụ nữ kia. Theo ông Inoue, hầu hết mọi người đã được cứu bởi lính cứu hỏa, và câu chuyện về những người phụ nữ kia là do bịa đặt. Tuy nhiên, chuyện này đã xuất hiện trong khá nhiều sách, thậm chí một số được xuất bản bởi Cơ quan phòng cháy chữa cháy. Hơn nữa, người ta cũng tin rằng vụ cháy cửa hàng bách hóa Shirokiya là chất xúc tác cho sự thay đổi của phong tục truyền thống, đặc biệt là xu hướng mặc nội y kiểu phương Tây, mặc dù không có bằng chứng nào chứng minh điều này là đúng hay sai.

6.Máy đếm giờ của Sony

Đã từng có tin đồn rằng Tập đoàn Sony đã cài đặt một thiết bị đếm giờ trong tất cả các sản phẩm điện tử của mình khiến chúng bị hỏng ngay sau khi hết thời hạn bảo hành. Tính đến nay, điều này vẫn chưa được xác thực. Tuy nhiên, người ta cho rằng dù không biết Sony có cái "máy tính giờ" vào các thiết bị điện tử của họ hay không nhưng cụm từ này để ám chỉ việc các sản phẩm của Sony chỉ sử dụng được cho đến khi hãng phát hành mẫu mã mới.

7.Aka manto (Áo choàng đỏ)

Aka manto được mô tả là một linh hồn nam mặc áo choàng đỏ và đeo mặt nạ che mặt. Người ta kể rằng Aka manto "ám" trong phòng tắm công cộng hay phòng tắm trường học, thường là buồng tắm cuối cùng của phòng tắm nữ. Theo truyền thuyết, những người trong buồng tắm được Aka Manto yêu cầu lựa chọn giữa giấy đỏ hoặc giấy xanh dương (trong một số phiên bản là áo choàng đỏ hoặc áo choàng xanh dương). Nếu chọn "màu đỏ" nạn nhân sẽ bị xé rách đến chết, còn những người chọn "màu xanh dương" sẽ bị siết cổ hoặc bị rút hết máu khỏi cơ thể. Còn nếu chọn một màu ngoài hai màu xanh đỏ thì sẽ bị ông ta lôi xuống địa ngục. Theo những câu chuyện truyền miệng nhau, chọn "màu vàng" thì đầu sẽ bị đẩy vào nhà vệ sinh. Nếu muốn sống sót thì chỉ có thể tìm cách thoát khỏi phòng tắm thôi.

8.Quảng cáo Kleenex bị nguyền rủa

Vào những năm 1980, Kleenex đã phát hành ba đoạn quảng cáo khăn giấy. Trong đó, nữ diễn viên Keiko Matsuzaka thủ vai nữ chính mặc một chiếc váy trắng và còn có một đứa trẻ mặc đồ yêu tinh Nhật Bản ngồi trên đống rơm. Nhạc nền quảng cáo là bài hát "Đó là một ngày đẹp trời" của Edward Barton và Jane. Sau khi lên sóng, người xem bắt đầu gửi khiếu nại với các đài truyền hình và trụ sở công ty của Kleenex vì họ thấy quảng cáo không đáng tin, một số người cho rằng bài hát nghe giống như một lời nguyền của Đức, mặc dù lời bài hát bằng tiếng Anh. Không lâu sau đã xuất hiện những tin đồn về cái chết không rõ ràng của các diễn viên và ekip thực hiện ba đoạn quảng cáo này.

9.Lời nguyền của Đại tá

Lời nguyền của Đại tá (カーネルサンダースの呪い - Kāneru Sandāsu no Noroi) được cho là nói đến đội bóng chày Hanshin Tigers. Người ta xem lời nguyền này là nguyên nhân của trận thi đấu kém cỏi của họ trong Giải vô địch Nhật Bản. Chuyện kể năm 1985, người hâm mộ của Hanshin Tigers đã ăn mừng chiến thắng đầu tiên (và cũng là duy nhất của đội), trong sự phấn khích, những người hâm mộ đã ném một bức tượng của Đại tá Sanders (người sáng lập và cũng là biểu tượng của KFC) xuống sông Dōtonbori. Kể từ sự cố, đội vẫn chưa giành được Giải vô địch một lần nào nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top