Truyền thông quốc tế
Câu 1: Báo lá cải
1. Định nghĩa
• “Báo lá cải” đối với người Việt Nam là một danh từ chỉ những tờ báo có nội dung nhảm nhí, giật gân, phóng đại mọi chuyện, ngồi lê đôi mách, khai thác chuyện đời tư và scandal của các nhân vật nổi tiếng nhằm mục đích câu khách. Nhiều người nghĩ rằng ở phương Tây người ta gọi “báo lá cải” là “tabloid”. Thực ra không hoàn toàn đúng như vậy.
• Báo lá cải (tabloid) là một loại báo có khổ giấy in nhỏ hơn so với loại báo xuất bản hàng ngày mặc dù không có tiêu chuẩn rõ rệt nào về khổ chính xác của một tờ báo lá cải. Thuật từ báo chí lá cải (tabloid journalism) có xu hướng khai thác các đề tài như các câu chuyện tội phạm, chiêm tinh, và lời đồn thổi có liên quan đến những người nổi tiếng gây chấn động, thường thường được dùng để chỉ đến những tờ báo có khổ "lá cải" mặc dù cũng có một số tờ báo đáng nể như The Times cũng có khổ "lá cải".
• Từ tiếng Anh "tabloid" có nguồn gốc từ tên của loại thuốc viên được ép nhỏ được đưa ra thị trường vào cuối thập niên 1880. Trước khi thuốc viên được ép nhỏ, người bệnh thường phải uống một lượng thuốc bột nhiều hơn. Nghĩa rộng của thuật từ tabloid chẳng bao lâu sau đó được dùng để chỉ các thứ khác có khổ nhỏ cũng như cho loại báo chí "ép nhỏ" mà cô đọng các câu chuyện trong một khổ nhỏ đơn giản hơn. Tên gọi "báo chí lá cải" (1901) đã xuất hiện trước khi có các tờ báo khổ "lá cải" mà chứa đựng nội dung "lá cải" ra đời (1918).
• Dạng báo khổ "lá cải" đặc biệt rất phổ biến tại Vương quốc Anh với khổ giấy khoảng chừng 430 × 280 mm. Những tờ báo khổ lớn hơn, xưa nay có tiếng về chất lượng báo chí cao, thì thường được gọi theo tiếng Anh là "broadsheet" (tạm dịch là nhật báo khổ rộng). Thuật từ này vẫn luôn được dùng để gọi chúng cho dù các tờ báo đó sau này quay sang in ấn trên khổ giấy nhỏ hơn như nhiều tờ báo đã làm vậy trong những năm qua. Thực ra, giờ đây chỉ có những tờ báo chính luận rất bảo thủ ở phương Tây mới giữ khổ báo A2, còn thì chuyển qua in khổ “tabloid” A3, để cầm đỡ mỏi tay, để đỡ choán chỗ ở tàu điện ngầm, xe bus hay bàn ăn sáng. Và hầu hết các tờ chính luận đều tăng số lượng phát hành nhờ việc chuyển từ khổ A2 sang khổ A3. Ta có thể gọi các tờ báo chính luận ở nước Anh như The Times, The Guardian hay The Independent là “tabloid” nhưng ta không thể gọi những tờ báo đó là “lá cải” được. Như thế thuật từ "lá cải" (tabloid) và báo khổ rộng (broadsheet) được dùng ngày nay có ý nghĩa diễn tả vị trí trên thị trường của tờ báo hơn là khổ in thật sự của tờ báo.
• Stephen Harrington, Giảng viên Đại học Công nghệ Queensland, Australia, khái quát các đặc điểm của báo lá cải, mà ông cũng gọi là báo 'đại chúng' và báo chính ngạch, hay báo 'chất lượng'.
[đoạn này là cái bảng tớ vừa up]
16 tiêu chí phân biệt báo lá cải:
Các giá trị của báo 'chất lượng' và đại chúng
Đại chúng Chất lượng
Khổ nhỏ (Lá cải) Khổ lớn
Giải trí Thời sự
Vô giá trị Giá trị
Cá nhân Chính trị
Riêng tư Công chúng
Văn hóa đại chúng Văn hóa thượng lưu
Cảm xúc Lý trí
Kiến thức sơ đẳng Kiến thức chuyên sâu
Người nổi tiếng Trí thức
Người tiêu dùng Công dân
Vụn vặt Nghiêm túc
Nữ tính Nam tính
Lợi nhuận Dịch vụ
Chính trị vi mô Chính trị vĩ mô
Muốn Cần
Về mặt hình thức, các báo lá cải cũng nhiều ảnh, ít chữ, tít bài thường giật gân, câu khách, kích động trong khi ảnh thường là của các cô gái 'thiếu vải' và 'lộ hàng'.
Báo chạy theo xu hướng lá cải ở Việt Nam có gần như đủ 15 đặc tính của báo đại chúng, chỉ trừ có 'chính trị vi mô', điều có thể được xem là cấm kỵ.
Chính trị vi mô ở đây có thể hiểu là nhìn vào những nét đời thường của đời sống chính trị và cá nhân hóa các chính trị gia.
Đây có thể là chuyện các chính trị gia thích ăn gì, chơi gì, nghỉ ngơi ra sao hay giải trí như thế nào.
Những chủ đề này đặc biệt phổ biến tại Anh, quê hương của báo lá cải nơi công thức thành công của tài phiệt Rupert Murdoch là tập trung vào sex, nhất là sex mang vị xì căng đan và liên quan tới người nổi tiếng, chẳng hạn thành viên Hoàng gia hay các ngôi sao.
Xu hướng phát triển của loại báo này trên thế giới và tại Việt Nam
Báo lá cải bị chỉ trích là giật gân, câu khách, rẻ tiền, thiếu thẩm mỹ... tuy nhiên báo lá cải trên thế giới, đặc biệt là báo lá cải ở Phương Tây vẫn cực kì phát triển. Đó chính là nhờ tin tức giật gân, hình ảnh nóng bỏng đáp ứng thị hiếu của một bộ phận công chúng thích những gì dễ xem, dễ hiểu và hấp dẫn.
Báo lá cải xuất hiện và phát triển mạnh ở những thị trường báo chí phát triển mạnh theo xu hướng tự do coi tin tức như một loại hàng hóa giống bất kỳ loại hàng hóa nào khác, ví dụ như Anh, Mỹ hay Đức. Báo lá cải gồm red top (măngsét màu đỏ, như tờ The Sun (Anh) hay Bild (Đức) và black top (măngsét màu đen, như tờ Daily Mail (Anh). Black top được cho là bớt giật gân hơn so với red top.
Hai tờ báo lớn tại Việt Nam là Sài Gòn Giải Phóng và Phụ nữ TP.HCM đã từng đồng loạt đăng bài kêu gọi siết chặt quản lý trước tình trạng “một số cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, sinh sôi, nảy nở báo lá cải”. Sự kiện này đã làm dấy lên những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề ‘báo lá cải’ ở Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn đã phát biểu trên các phương tiện truyền thông Việt Nam rằng: “Ở nước ta không có báo gọi là báo ‘lá cải’. Tất cả cơ quan báo chí phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Báo nào có sai phạm, đi lệch tôn chỉ, mục đích thì phải xem xét xử lý”.
Còn Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ thì khẳng định: “Chúng ta chưa thể cho báo lá cải tồn tại”.
Anh Đức - Giảng viên Khoa Báo chí Đại học Quốc gia Hà Nội, nhận xét nền báo chí ở Việt Nam trên các văn bản của nhà nước cũng như sách vở giảng dạy ở nhà trường luôn được khẳng định là một nền báo chí cách mạng, vì thế nên không thể chấp nhận sự tồn tại của báo lá cải. Thế nhưng, trên thực tế, báo lá cải đang tồn tại và thậm chí là tồn tại rất khỏe trên rất nhiều tờ báo ở Việt Nam.
“Chúng ta không thừa nhận một điều tất yếu là báo lá cải thật sự tồn tại trong xã hội do sự quan tâm của độc giả, những lý do kinh tế và văn hóa”.
“Xét về khía cạnh kinh tế, báo lá cải nuôi sống một lực lượng đông những người làm báo, kích thích những ngành khác phát triển như quảng cáo, những mặt hàng tiêu dùng được lồng ghép vào những tờ báo như vậy. Còn về văn hóa, mỗi nhóm văn hóa trong xã hội có những cách diễn ngôn về thế giới và xã hội xung quanh theo góc nhìn của họ, do vậy không thể áp đặt góc nhìn của nhóm văn hóa cao (high culture) cho nhóm văn hóa thấp (low culture).
Theo Anh Đức, cả báo chí nước ngoài và Việt Nam luôn có một ranh giới mong manh về chuyện báo chí được đưa tin và không được đưa tin tới đâu. Tuy nhiên, về mặt thượng tầng, ở nước ngoài có sự phân biệt rõ ràng vì báo chí của họ phát triển hơn Việt Nam rất nhiều, quan niệm và chế độ xã hội dân chủ cũng khác với Việt Nam nên họ thừa nhận có báo lá cải tồn tại cũng như có 2 hệ thống trong nền báo chí. “Những độc giả trí thức và bình dân cùng xem một tờ báo, những tầng lớp trí thức cũng bị ngả nghiêng và say sưa với những tin tức lá cải như thường”, Anh Đức nói.
Trong khi đó, ở phương Tây, ví dụ như ở Úc, có sự phân rõ trong đối tượng khán giả. Những người thích tin thời sự nghiêm túc thì tìm đến các tờ báo chính thống hoặc kênh truyền hình nghiêm túc, còn những người thích xem những tin scandal hoặc có xu hướng lá cải thì cũng có những tờ báo phù hợp. Ngoài ra, tự bản thân những người thích đọc tin tức trí thức cũng nhận thấy những tin tức đó hấp dẫn, do đó báo chí chính thống vẫn tồn tại, phát triển được và thậm chí là tồn tại khỏe.
Tuy nhiên ko thể phủ nhận được sự hấp dẫn của các tờ báo lá cải bởi nó đánh trúng vào yếu tố tò mò của độc giả và có tính giải trí cao.
Câu 2: Nhà nghiên cứu Marshall McLuhan, trong lý thuyết “ phương tiện chính là thông điệp”, cho rằng sự phát triển của công nghệ mới sẽ làm cho con người ngày càng tách xa nhau. Em có đồng ý với nhận định trên hay ko? Vì sao?
McLuhan - nhà lý thuyết học về truyền thông nổi tiếng thế kỷ 20 - từng tiên tri rằng truyền thông thế hệ mới sẽ làm thay đổi chúng ta và thay đổi cả thế giới.
Trong lý thuyết về “ phương tiện chính là thông điệp” ông cho rằng sự phát triển của công nghệ mới sẽ làm cho con người ngày càng tách xa nhau. Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên vì một số lý do:
Những phát triển nhảy vọt của các kỹ thuật truyền thông là một hiện tượng gây kinh ngạc và có những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Những thay đổi ấy làm cho các phương tiện truyền thông có khả năng lan xa và thấm sâu, làm thay đổi cả bản chất của xã hội cũng như đời sống tâm lý, các chuẩn mực văn hoá và những thói quen của con người. Tuy nhiên có thể nói rằng hiện nay rất nhiều phương tiện truyền thông mới mẻ đang len lỏi khắp nơi và trong lúc đem lại cho con người những cơ hội để có một cuộc sống tốt hơn, chúng cũng đặt ra rất nhiều thách đố cho con người. Những khoảng cách về không gian và thời gian đang bị thu hẹp và trở nên tương đối. Một thế giới ảo đầy hấp dẫn đang mở rộng và đan xen với thế giới thực, gây nên những ảo tưởng dẫn đến nhiều đổ vỡ và các vấn đề chưa từng có trước đây. Các mối giao tiếp giữa con người với nhau và những vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu hay các quan hệ xã hội thời hiện tại đều có nhiều gắn kết với các phương tiện truyền thông hiện đại, khiến chúng trở thành một loại kỹ thuật công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ khi loài người xuất hiện. Thế nhưng kỹ thuật công nghệ không hoàn toàn tốt mà cũng không hoàn toàn xấu, vì nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách sử dụng của con người. Thomas L. Friedman, tác giả quyển sách “Thế Giới Phẳng” (2006) đã nhấn mạnh đặc biệt vai trò của các phương tiện truyền thông như một trong những yếu tố căn bản nhất góp phần làm cho thế giới trở nên “phẳng” thông qua các loại tín hiệu kỹ thuật số, các chương trình Internet, điện thoại di động với nhiều chức năng mới, và nhiều hình thức lưu trữ, chuyển tải thông tin khác. Mặt khác, cuộc sống con người đang bị phụ thuộc vào chúng ngày càng nhiều hơn, và nhiều lĩnh vực của đời sống như phẩm giá con người và các giá trị của cuộc sống đang có nguy cơ bị thay đổi trầm trọng. .” Nhờ có các thiết bị truyền thông di động, con người dù đang ở bất cứ đâu cũng có thể liên lạc giao tiếp với mọi người trên thế giới một cách dễ dàng nhanh chóng. Nhưng các thiết bị ấy cũng dần dần có xu hướng chi phối luôn cả bản thân lẫn thói quen sinh hoạt của những người sử dụng. Đó không chỉ là những thiết bị liên lạc mà còn là phương tiện giúp quản lý cuộc sống, học tập, trao đổi kiến thức, kinh doanh thương mại, vui chơi giải trí và ngày càng có thêm nhiều chức năng khác nữa. Có thể nói cách khác là lần đầu tiên trong lịch sử, loài người đã phát minh ra thứ công nghệ mới có khả năng cầm giữ chính họ, với những thiết bị đã khiến cho họ không thể rời xa hoặc thiếu nó nữa. Hãy thử tưởng tượng xem nếu chỉ một ngày không có tất cả các thiết bị này thì chúng ta sẽ cảm thấy thiếu thốn như thế nào. Các phương tiện truyền thông đang gây ảnh hưởng lớn lao và khuynh đảo cuộc sống khiến cho toàn nhân loại phải lo lắng đến một tương lai nơi con người có nguy cơ trở thành nạn nhân của máy móc và kỹ thuật, nơi mà họ ko còn sự gặp mặt trao đổi trực tiếp mà sinh hoạt trong một thế giới ảo.
Với những ứng dụng kỹ thuật mới mẻ hiện nay, mạng Internet đang hội tụ và thay thế cho tất cả các phương tiện truyền thông khác. Người ta có thể vào mạng để trao đổi với những người cách xa mình cả nửa vòng trái đất, gọi điện thoại ít tốn kém mà thấy được người nghe,có thể đọc các loại sách báo, nghe nhạc hoặc các chương trình phát thanh, xem phim hoặc các chương trình truyền hình của mọi kênh trên toàn thế giới, hay để thực hiện các loại giao dịch và tra cứu, cập nhật mọi loại thông tin mới mẻ nhất….Tuy nhiên Internet – hay loại phương tiện truyền thông đa phương tiện – ngoài vô số thông tin giá trị và hữu ích thì còn có khả năng làm cho các khái niệm về không gian và thời gian trở nên tương đối, khiến nhiều người ngày càng xa rời nhau.Những ví dụ diễn ra khắp nơi cho chúng ta thấy rằng Internet đang có một tác động vô cùng lớn đối với đời sống con người, kể cả biến những điều có thật thành ảo và ngược lại. Nhiều người đang để cho mình bị bệnh “nghiền mạng” hành hạ, họ dành rất nhiều thời gian cho việc chat chit, lên facebook hay các game online, các chương trình quảng cáo, nhiều loại thông tin “lá cải … Họ dành thời gian lên mạng còn nhiều hơn cả thời gian giao lưu với bạn bè hay trò chuyện với gia đình. Giới trẻ ngày nay khá xa lạ với cụm từ thư tay bởi họ đã có email và message. Không thể phủ nhận được sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra một cuộc cách mạng số cho cuộc sống cho chúng ta song nó cũng khiến cho con người ngày càng xa rời cuộc sống thực tế và bị phụ thuộc vào các thiết bị số.
Câu 3: Trình bày quan điểm của em về tự do báo chí:
GOV
Khái niệm:
Tự do báo chí là một trong những quyền căn bản nhất của con người, được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật, thậm chí Hiến pháp, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cũng đề cập và công nhận quyền tự do này của mỗi công dân. Mô hình này xuất hiện ở Anh vào thế kỷ 17 và được áp dụng ở Mỹ với quan điểm của tổng thống Thomas Jefferson “ Nếu để tôi lựa chọn giữa một chính phủ không có báo chí và một nền báo chí không có sự can thiệp của chính phủ, tôi sẽ không lưỡng lự với lựa chọn thứ hai”.
Quan điểm về báo chí tự do phát triển từ tư tưởng mọi người phải được cung cấp đầy đủ thông tin về một số vấn đề, có khả năng phân biệt điều gì đúng, điều gì sai và sẽ thực hiện theo những quyết định đúng đắn. Với mô hình này báo chí có chức năng thông tin, giải trí, phát hiện sự thật và giám sát chính phủ. Các tờ báo sở hữu tư nhân và tự cung cấp kinh tế. Mọi công dân được tự do xuất bản, phát tán bất kỳ thông tin nào mà họ muốn, họ được phép, thậm chí được khuyến khích công khai, chỉ trích, phê bình nhà nước. Nhà nước không có sự giới hạn nhập khẩu và truyền bá các ấn phẩm báo chí nước ngoài và nhà báo có toàn quyền quyết định mọi công việc, vấn đề của tòa soạn.
Khác với báo chí chuyên quyền và báo chí cộng sản Liên xô hoạt động dưới sự giám sát và chủ trương của Đảng và Nhà nước, chấp hành theo các nguyên tắc chính sách của nhà nước; báo chí tự do không chịu bất cứ sự giám sát nào của nhà nước về thông tin đăng tải. Công dân có quyền chỉ trích, phê bình về những chủ trương của nhà nước mà họ cho là chưa hợp lý. Nhà báo có trách nhiệm cung cấp toàn bộ thông tin đúng sự thật cho độc giả mà không được có sự bình luận, định hướng cho độc giả. Mọi người có tiền đều có thể mở một tờ báo “ cái chợ tự do về các luồng tư tưởng”. Nếu như báo chí trách nhiệm XH bị ràng buộc bởi những đạo luật, các hiệp hội giám sát hoạt động của các tờ báo thì ở báo chí tự do những nhà tư bản lớn, nhà thương mại, quảng cáo có quyền điều khiển, lồng ghép quan điểm riêng của họ trên báo chí.
· Tự do báo chí trên thế giới:
Thụy Điển là quốc gia đầu tiên thông qua luật bảo vệ quyền tự do báo chí vào năm 1766. Tác giả nổi tiếng John Milton viết cuốn Areopagitica ủng hộ “ tự do in ấn không cần cấp phép”. Nội dung của cuốn sách ủng hộ dựu do báo chí, cho rằng con người cần biết những điều không hay để hiểu được những gì tốt đẹp và những thông tin sai lệch để biết điều gì là sự thật do vậy họ có thể đọc mọi thứ cả tốt và xấu. Anthony Smith, tác giả cuốn sách The newpapers: An International History nói rằng Areopagitica trở thành: văn bản phổ biến trong đấu tranh tự do trong cấp thuế, thuế đóng dấu, luật phỉ báng và kiểm dịch chính phủ cho các tờ báo. Cấp phép cho các tờ báo được hủy bỏ ở Anh vào thế kỷ 17, cho phép báo chí mọc lên tự do. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ 18, luật “ stamp act “ được ban hành nhằm hạn chế tự do báo chí ở Anh. Ở Pháp, công chúng rất quan tâm tới báo chí bất hợp pháp và tin tức buôn chuyện vì báo chí hợp pháp có rất ít thông tin. Năm 1789, Quốc hội mới đã đưa ra điều luật mới về “tự do thể hiện suy nghĩ và ý kiến” là một trong những quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên quốc gia phát triển tự do báo chí phải kể đến Mỹ. James Franklin đã cho ra mắt tờ New England Courant không có dòng chữ “ được phép của chính quyền” đã khởi xướng cho truyền thông báo chí tự do.Bruce Fein, cựu luật gia tư vấn cho Ủy ban truyền thông Liên bang cho rằng quan trọng là giới truyền thông có quyền tự do trong việc đăng tin gì “ trong một XH dân chủ, mọi người phải chấp nhận cả những điểm xấu của giới truyền thông”.Là nước đầu tiên mà quyền tự do báo chí đc đảm bảo trong Hiến pháp, cho phép các báo mọc lên một cách tự do, hiện tại Mỹ có hơn 12000 đầu báo và tạp chí. Tuy nhiên thì tự do báo chí ở Mỹ chịu sự chi phối của các tập đoàn truyền thông lớn và quyền lực chính trị.
· Chức năng:
- Thông báo và giải trí
- Phát hiện sự thật
- Tự cung cấp Kinh tế cho tờ báo
- Giám sát hoạt động của chính phủ.
· Tự do báo chí ở Việt Nam:
Năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Chỉ thị 37 "kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức; không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí phục vụ lợi ích riêng”, bổ sung thêm những chỉ thị để kiểm soát báo chí chặt chẽ hơn và không chấp nhận báo chí tư nhân.
Tính đến năm 2010 trong số hơn 700 tờ báo cùng 67 đài phát thanh và truyền hình trong nước đều chịu sự chỉ đạo của Bộ thông tin truyền thông hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban VH tư tưởng Đảng CS
Năm 2011, Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam tái khẳng định rằng tất cả báo chí trong nước đều là cơ quan ngôn luận của Đảng nên nhiệm vụ chính yếu là "tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân." Vì vậy báo chí phải cảnh giác việc "đưa tin không phù hợp với lợi ích quốc gia và nhân dân" và "nhận thức chính trị sai lệch.Dù vậy báo chí cùng các phương tiện truyền thông nói chung đang được hiện đại hóa và nhà nước không thể kiểm soát được trọn vẹn.
Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về hệ thống báo chí công dân ( mạng XH, blog)
Thời đại bùng nổ thông tin và các công nghệ tiên tiến giúp con người có rất nhiều lựa chọn để chia sẻ thông tin của mình. Các mạng xã hội nổi tiếng như Twitter, Facebook, My Pace, Flickr…và thậm chí những chiếc điện thoại cũng đang trở thành phương tiện truyền tải thông tin nhanh chóng và tiện lợi. Internet và điện thoại di động đang thay đổi nhiều nghề nghiệp cũng như cách thức thu thập, chia sẻ thông tin, từ đó, nó cũng thay đổi cách sống của con người. Và một khái niệm mới ra đời: “Báo chí công dân”.
Đi từ khái niệm
Khái niệm “báo chí công dân” lần đầu tiên được đưa ra trong cuốn sách của Dan Gillmor xuất bản năm 2003 với tiêu đề “Chúng tôi là truyền thông: Báo chí của nhân dân và vì nhân dân” với nhận định rất nổi tiếng: “Tin tức không còn là bài giảng mà là một cuộc đối thoại”. Giống với cơ sở lập luận để xây dựng từ điển trực tuyến Wikipedia, lập luận của Gillmore là “kiến thức và sự hiểu biết của mọi người vượt xa hiểu biết của mỗi người về bất cứ lĩnh vực nào”.
Hiện nay sức hút của khái niệm “báo chí công dân” ngày càng giảm đi và dần được thay thế bằng khái niệm toàn diện hơn: “tin tức do người sử dụng tạo ra”. Như vậy là vấn đề không chỉ còn xoay quanh “báo chí” với tư cách một chuyên ngành với bộ quy tắc và đạo đức riêng biệt, khác với những quy tắc của những người viết nhật ký mạng, mà giờ đây không phải là đối thủ của phóng viên mà là những người xây dựng tin tức bổ sung.
Cụm từ “tin tức do người sử dụng tạo ra” cũng làm cho quan niệm về sự tham gia của công dân không còn ý nghĩa. Nội dung tin tức có thể do khách hàng, độc giả và cả các nhà bình luận tạo ra. Tuy nhiên, cần có các biên tập viên chuyên nghiệp để biến nội dung tin tức đó trở thành “tin tức báo chí”.
Đặc điểm của báo chí công dân
- Sức ảnh hưởng rộng rãi và tính tương tác cao: Cherian George, một chuyên gia về truyền thông kiểu mới, cho rằng những sự kiện như vụ tấn công Mumbai hay vụ đánh bom London cách đây 3 năm đã minh chứng cho sức mạnh của “báo chí công dân”.
“Nếu như sự kiện diễn ra với quy mô quá lớn, ảnh hưởng đến quá nhiều người, sẽ không một hãng thông tấn nào đủ năng lực để theo dõi kip thời cùng lúc mọi diễn biến từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nhưng với báo chí công dân, không có gì là không thể”, ông nói (Theo Tuổi Trẻ ngày 30/11).
- Mang lại dân chủ cho người dân:
* Ngày càng có nhiều người viết nhật ký mạng được mời làm khách danh dự tại nhiều sự kiện của giới truyền thông. Năm nay, khoảng 10% danh sách khách mời từ giới truyền thông đến dự Tuần lễ Thời trang New York là những người viết nhật ký mạng.
* Endemol, người xây dựng loạt chương trình truyền hình Big Brother (Đại ca), đã khởi động ở Hà Lan chương trình tin tức hàng ngày trên truyền hình với nội dung tin tức do người sử dụng tạo ra. Các nhà báo công dân gửi tin dưới dạng băng video, sau đó được tập hợp để trở thành bản tin “Tôi trên TV”.
* Ở Pune, Ấn Độ, Hiệp hội Báo chí Sakaal đã xây dựng “phụ trang công dân” hàng tuần. Phụ trang này hoàn toàn do độc giả tự viết. Biên tập viên Deendayal Vaidya cho biết: “Mọi người muốn đọc những tin tức tích cực, những việc làm tích cực bởi cuộc sống của họ đã quá vất vả rồi. Họ muốn được động viên tinh thần”. Khoảng 1.000 độc giả, chủ yếu là những người trước kia chưa từng viết lách, đã viết cho phụ trang này.
* Tờ báo Le Monde (Thế giới) nổi tiếng của Pháp đang cung cấp blog cho những người đặt mua báo này. Bên cạnh những mục tiêu khác, tờ báo muốn khuyến khích độc giả theo dõi ấn bản điện tử khi họ du hành, những tin bài hay nhất có thể truy cập qua những trang du lịch trên trang web của tờ báo.
* Ở Chi-lê, số lượng phát hành tờ báo quốc gia Las Ultimas Noticias (Thời sự) đã tăng 30% sau khi các biên tập viên của tờ báo kiểm tra những tin bài được đọc nhiều nhất trên trang web của họ và sau đó sử dụng một phần thông tin để quyết định những tin bài nào sẽ xuất hiện trên báo in. Mặc dù đây không phải là nội dung tin tức do người sử dụng tạo ra, nhưng nó cho thấy ngườisử dụng ngày càng có ảnh hưởng đối với sự lựa chọn nội dung đăng tải của các cơ quan thông tấn.
- Báo chí công dân đang thay đổi kết cấu truyền thông truyền thống:
Nếu trước đây là one – many thì giờ đây sẽ là many – many.
Việc có quá nhiều nguồn cung cấp tin là một thách thức lớn đối với ngành báo chí ngay từ những ngày đầu ra đời, đó là làm thế nào để xác định nguồn tin đó có chính xác hay không. Theo George Brock, biên tập viên The Times (Thời đại) của Luân-đôn ra thứ bảy hàng tuần, “vấn đề quan trọng nhất của độc giả khi đọc tin bài và bình luận là tự hỏi: Mình có tin nguồn tin này không? Đây là một bài kiểm tra cho thấy một số nguồn tin là đáng tin cậy, nhưng một số khác thì không. Những xã hội mở muốn duy trì tính mở luôn phải qua bài kiểm tra đó”. Sự xuất hiện của tin tức do người sử dụng tạo ra, một cuộc cách mạng văn hóa thực sự, mang đến cả cơ hội và những thách thức đáng kể đòi hỏi xã hội phải cảnh giác.
Ở khía cạnh tích cực, người dân giờ đây có quyền kiểm soát lớn hơn với cách thức và thời điểm tiếp nhận thông tin. Họ có thể từ chối hoặc tham gia nếu muốn. Công việc kinh doanh tin tức đang trở thành một cuộc đối thoại giữa nhà cung cấp và người tiếp nhận thông tin, chứ không phải sự áp đặt ý kiến và quan điểm chủ quan của một nhóm đặc quyền.
Ở khía cạnh tiêu cực, Internet đã mở ra những khả năng phổ biến thông tin mới chưa từng có và đôi khi còn tạo ra sự lũng đoạn thông tin nguy hiểm khó có thể ngăn chặn, nếu không muốn nói là không thể.
Hiện tượng này ngày càng đặt lên vai các phóng viên chuyên nghiệp gánh nặng trách nhiệm duy trì tiêu chuẩn cao đối với việc kiểm tra, xác định tính trung thực và khách quan của thông tin. Các biên tập viên đã phải dành rất nhiều thời gian để xác minh nội dung thông tin và những bức ảnh do người sử dụng cung cấp, và đây sẽ chỉ là phần việc tiêu tốn thêm thời gian của họ mà thôi. Ảnh và tin bài bình luận trên nhật ký mạng đòi hỏi phải được kiểm tra cẩn thận và thường xuyên.
Nếu những người viết nhật ký mạng không phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo về đạo đức, thì ở cấp độ “nhật ký mạng chuyên nghiệp” nên có những quy định do cộng đồng xây dựng nên. Vụ bê bối của Huffington liên quan đến diễn viên người Mỹ George Clooney hồi tháng 3/2006 cho thấy cộng đồng mạng có những biện pháp kiểm soát và cân bằng mạnh mẽ. Khi Ariana Huffington đưa một bài viết lên mạng dựa trên một số lời bình luận của Clooney khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình và phát tán bài báo như thể do chính Clooney viết ra và hậu quả là diễn viên này đã không giấu nổi sự bất bình. Mặc dù lúc đầu người thành lập mạng và tác giả Arianna Huffington cố chối cãi, nhưng cuối cùng cô buộc phải xin lỗi trước phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng.
Những nguyên tắc cơ bản trong các xã hội dân chủ của chúng ta và uy tín của truyền thông sẽ không còn nếu chúng ta không thể phân biệt được thông tin nào là thật và giả.
Do vậy, trách nhiệm của các cơ quan thông tấn là rất lớn. Hiện nay đa số độc giả vẫn thích đọc báo in với khoảng 1,6 tỉ độc giả của các nhật báo trên toàn cầu. Các cuộc thăm dò ý kiến liên tục cho thấy độc giả tin tưởng các hãng tin đã có tiếng và cảnh giác hơn đối với nhật ký mạng và tư liệu do người dân tạo ra.
Ví dụ, một nghiên cứu về độc giả do một tờ báo tự do Pháp 20 phút tiến hành cho thấy 2/3 số người được hỏi cho rằng thông tin của các trang tin trực tuyến “không thể coi là tin tức” và họ nghi ngờ tính “xác thực của chúng”.
Báo chí công dân – tương lai của báo chí
Với sự phát triển nhanh chóng của nhiều loại hình mạng xã hội như Twitter, Facebook, WordPress…, công chúng có nhiều sự lựa chọn để tiếp cận thông tin. Không những thế, họ còn là người phổ biến thông tin ra cộng đồng với tốc độ nhanh nhất. Rất nhiều sự kiện được phản ánh chi tiết, chính xác qua các diễn đàn, mạng xã hội, blog. Ở đó, công chúng có quyền được nói lên nhân sinh quan của mình một cách dân chủ.
Tuy nhiên, không thể tránh khỏi những luồng tin phản động được trá hình bởi cụm từ “tự do báo chí” trong công chúng, đặc biệt là cộng đồng sử dụng Internet. Rất khó để quản lý các nguồn tin trên mạng, và điều đó buộc các nhà chức năng đôi khi phải sử dụng phương thức “cấm”. Ví dụ như đối với Facebook, các nhà cung cấp đã lần lượt chặn loại hình này, không chỉ ở Việt Nam mà còn một số nước trên thế giới, ví dụ như Trung Quốc, Siberia v..v…
Những ví dụ về báo chí công dân:
Tờ The Orange County Register ở bang California vận dụng kỹ thuật kể chuyện mới để kể lại câu chuyện của những trẻ em đang sống trong những khu ổ chuột theo cách thức đối thoại chỉ bằng tiếng nói của những đứa trẻ. Không hề trích dẫn lời chuyên gia, không “ép” các quan chức nhà nước phải chường mặt.
Phản ứng từ phía công chúng lại thật bất ngờ: 1.100 người gọi điện đến tòa soạn bày tỏ sự ủng hộ và tặng 200.000 USD, 50 tấn thực phẩm, 8.000 món đồ chơi và hàng ngàn giờ lao động tình nguyện. Chính quyền vùng Orange chi 1 triệu USD cho chương trình nhà ở để đưa gia đình các em rời khỏi khu ổ chuột lưu động này. Một tổ chức phi chính phủ phát động chiến dịch 5 triệu USD để ngăn chặn tình trạng lạm dụng ma túy trong các gia đình ở khu ổ chuột.
Ngày 17/2/2008, CNN đã cho ra đời iReport.com, nơi cho phép độc giả trên khắp thế giới gửi về những hình ảnh và video liên quan đến sự kiện chấn động mà họ tận mắt chứng kiến. Những thông tin thú vị nhất sẽ được CNN chọn lọc, kiểm chứng và được phát lại chính thức trên kênh CNN. Đây là một dự án thành công của CNN được nhiều hãng thông tấn khác “nhái” lại, như i-Caught của ABC, uReport của Fox và FirstPerson của MSNBC…
Đây là 2 ví dụ tiêu biểu về báo chí công dân. Bên cạnh đó, trên thế giới còn có nhiều loại hình báo chí công dân. Trang web Wikipedia cũng là một ví dụ tiêu biểu về báo chí công dân bởi nội dung của nó hoàn toàn do độc giả đưa nên. Hiện nay, các blog, các diễn đàn trên mạng cũng là một loại hình của báo chí công dân. Trên các tờ báo của Việt Nam hiện nay như tuổi trẻ, tiền phong, thanh niên, vietnamnet. Vnexpress, dân trí cũng đều có mục độc giả viết hay mục bạn đọc. đó là mục dành riêng cho bạn đọc làm báo để tham gia xây dựng tờ báo và cũng là để cung cấp thông tin cho độc giả.
Cũng có rất nhiều những tờ báo, những tạp chí chuyên ngành hầu hết đều lấy tin bài của những cộng tác viên. Đây cũng là một ví dụ tiêu biểu về báo chí công dân hiện nay.
Trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì mô hình báo chí công dân ngày càng được các tờ báo chú trọng phát triển. Đây được xem như đội ngũ cộng tác viên đông đảo bên cạnh lực lượng phóng viên của tờ báo góp phần quan trọng vào sự phát triển của tờ báo. Do đó hiện nay, rất nhiều tờ báo đều chú trọng phát triển lực lượng cộng tác viên rộng rãi trong quần chúng.
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay báo chí công dân càng có điều kiện để phát triển và có vai trò quan trọng trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực thì báo chí công dân cũng có nhiều mặt tiêu cực. Đó là hiện nay, trên những trang cá nhân, những diễn đàn, những những blog cá nhân, có nhiều những thông tin không lành mạnh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận.
Để báo chí công dân góp phần tích cực vào sự phát triển chung của truyền thông, rất cần những “ nhà báo công dân”, những “tòa soạn báo công dân” làm việc không chỉ bằng tình yêu, mà còn làm việc bằng trách nhiệm.
Câu 5: Trình bày hiểu biết của em về báo chí và phát thanh truyền hình công:
· Khái niệm:
Báo chí, phát thanh, truyền hình công là hình thức không sử dụng tiền của nhà nước, tiền từ QC mà hoạt động dựa vào tiền thuế của khán giả, tức là khán giả phải trả tiền cho thông tin.
Rất nhiều học giả dự đoán rằng xu hướng phát triển của báo chí hiện đại là tin tức miễn phí, có nghĩa là các chủ sở hữu các phương tiện tiện truyền thống sẽ phải dựa vào hoạt động QC. Tuy nhiên thì thực tế đã chứng minh rằng công chúng vẫn trẻ tiền cho những thông tin giá trị.
Rất nhiều cơ quan báo chí đã không phải dựa vào quảng cáo để duy trì báo chí. Đây là một lựa chọn cho báo chí chuyên nghiệp bởi nhà báo được thực sự tác nghiệp mà ko phải dựa vào các nhà tài trợ hay các nhà QC. Tin tức chỉ phục vụ công chúng va các giá trị XH.
* Mô hình truyền hình công trên thế giới:
Mô hình truyền hình công được áp dụng và trở thành xu hướng ở rất nhiều nước trên thế giới như Anh (BBC), Canada (CBC), Nhật Bản (NHK), Mỹ ( ABC, CBS, NBC)... với nguồn thu chủ yếu từ phí sử dụng của các hộ gia đình. Chính vì vậy vấn đề lợi nhuận ko còn là áp lực đối vs các phóng viên và biên tập viên. Họ hoàn toàn thực hiện công việc của mình dựa trên sự yêu thích và đạo đức nghề nghiệp.
1. NHK là một kênh truyền hình công ở Nhật Bản ko phát QC trên các chương trình và kinh phí hoạt động dựa vào tiền phí xem truyền hình của 50 triệu hộ dân trên khắp cả nước.
2. Năm 1992, BBC đc thành lập, hoạt động dựa trên việc thu phí bản quyền 50 xu trên mỗi ng xem, nhằm đảm bảo BBC ko phụ thuộc vào chính phủ hay phí QC. BBC hoạt động theo hiến chương hoàng gia, quy định BBC chịu trách nhiệm trc hội đồng ủy viên BBC về các hoạt dộng vì lợi ích của công chúng và XH đồng thời duy trì sự độc lập của bản thân tập đoàn. BBC World đc triển khai vào năm 1995 và đến nay đang tận dụng các cơ hội truyền thông đa phương tiện để bước vào kỷ nguyên số. Những đổi mới như BBC News 24, kênh tin tức 24/24 đc triển khái năm 1997 và hoạt động bằng phí cấp phép cho khán giả ở Anh. Đến năm 2002, BBC đã kiếm đc hơn 100 tr bảng Anh nhờ vào hoạt động mở rộng thương hiệu, cấp bản quyền và bán các chương trình, mô hình chương trình do mình tạo ra.
* Ưu điểm của mô hình:
- Không chịu sự áp đặt của nhà nước, các nhà tài trợ, QC
- Báo chí truyền hình công có thể tự do cung cấp mọi thông tin cho khán giả sẵn sàng trả tiền, tin tức phục vụ công chúng và các giá trị XH, đảm bảo nguồn tin khách quan nhất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top