Ngoại ơi

"Mẹ ơi, nay mình đi thăm ngoại phải không?".

Có con nhỏ xúng xính áo quần hớn hở hỏi mẹ, nó mong chờ vô cùng:

"Gớm, chị biết rồi còn hỏi".

Mẹ đanh đá trả lời tôi nhưng thế cũng không giấu nổi, khuôn mặt đậm nét cười của bà ấy.

Dành lấy bó hoa ở bàn thơm ngất tôi còn cầm cả túi làn, bên trong đựng đầy những thứ mang đi.

Cả nhà ba người rối rít lên đường. Nhìn từ cửa kính xe ra ngoài, tôi bỗng thấy cảnh vật này sao nay đằm thắm thế!

Hương gió thoang thoảng mùi mưa, thời tiết mát mẻ dễ chịu. Mọi thứ vô cùng thoải mái làm tôi chợt nhớ lại thởu ấy.

Nhớ xưa, hồi ông ngoại tôi vẫn sống. Ông lúc nào cũng vui vẻ dù cho chẳng còn minh mẫn nữa. Ngoại tôi bị mù mắt trái, không may chân phải cũng bị què đến bẹn.

Nghe kể:

"Xưa ông đi kháng chiến đấy! Bị tụi nó giam, nó đày. Cắt mất một chân mà ông cũng gan, lì lắm. Bị như thế nhưng vẫn đi, sau lần ấy mới bị hỏng một mắt đấy!".

Nghe chuyện mà thương ngoại ghê, thương cả những con người thời đó. Kể sao cho hết cái khổ, cái lòng của con dân Việt thời xưa.

Vậy mà nhà tôi rất là lạ, trước khi ngoại nhắm mắt. Ai nấy đều có vẻ hân hoan lạ thường, lẽ ra con cháu phải khóc thương cho ngoại chứ?

Tôi trách người nhà, sao có thể đổi xử với ngoại như vậy? Không thương ngoại sao?

Bác họ lặng lẽ nói:

"Ông đã dặn ngày ông mất không ai được khóc. Ông là ông xuống gặp bạn gặp bè, gặp anh em đồng đội. Gặp Bác, lãnh tụ vĩ đại ngời ngời. Lấy gì phải buồn".

Tôi như đứa trẻ vụt phát lớn lên, đã hiểu, tôi đã hiểu rồi. Dù đã trải qua bao nhiêu năm xa cách thì cái tinh thần đó vẫn còn mãi.

Ngày ngoại mất, gia đình chúng tôi đông nghịt người. Biết bao nhiêu là người bạn, anh em chiến sĩ tới thăm kính viếng. Được cả người của nhà nước về trao huân chương, ghi nhớ công ơn của ngoại tôi. Những câu nói vô cùng hào hùng và anh dũng đấy, làm cho người ta dâng trào thứ cảm giác tự hào muốn noi theo, muốn được hoá thân thành những con người thời đó để chiến đấu đầy anh dũng giống như ngoại.

Đám tang ông kèn chiêng trống đồng vang to. Nhưng cũng không lấn át được tiếng khóc thương của tất cả người có mặt. Đã hứa ấy vậy mà không giữ lời.

Nghĩ lại mà tôi không kiềm được nước mắt, chẳng giám ngoảnh mặt vào trong. Nhẹ nhàng kéo má lau đi, con người tôi là vậy hay xúc động lắm.

Chiếc xe be bé cứ bon bon trên đường, thoáng chốc đã đến "Nghĩ trang liệt sĩ" cách nhà tôi tầm 25 cây.

Đến nơi đã thấy gia đình cậu mợ ở đó rồi. Cậu mợ đang lau chùi tỉa tót lại phần mộ cũ. Nơi đây sạch sẽ và yên tĩnh, được bảo vệ rất tốt.

Sắp bó hoa vào lọ, bày mâm xôi bánh quả lên hết nhìn lại, thấy, ở đây đẹp như "Tổ Quốc" ta vậy.

Bố tôi chia nhang đốt.

Cầm que hương trên tay, tôi khấn cầu nhân tiết tháng bảy, Vu Lan báo hiếu, hướng tới gia tiên tiền tổ, thành tâm dâng lên hiến cúng.

Lúc thắp nhang cho ngoại từ trước đó trực giác đã nói cho tôi biết ai đó đang nhìn mình, mách bảo rằng đó không phải là người. Phải chăng là do linh hồn của người hiện về.

Thắp thêm mấy nén nhang cho những nhà cạnh ngoại, gia đình tôi mới thu xếp đi về.

Tôi không chắc linh cảm của mình có đúng hay không mà lòng tôi cứ rợn rợn khó tả, da gà nổi hết cả lên. Đắn đo một hồi tôi xoay ngược lại, đập vào mắt tôi là cái dạng hình người, mờ mờ, xanh xanh, xuyên thấu.

Tôi hoảng hốt kêu lên: "Oa".

"Sao đấy!". Mẹ hỏi tôi nhưng tôi nào trả lời nổi, kinh hồn khiếp vía sợ hãi. Đây là thật hay chỉ là ảo ảnh thôi không biết?

Tôi kể mà không ai tin, bảo tôi nói linh tinh rồi dắt tôi về ngay.

Lên xe trở về nhà ngoại, bố bảo tôi rằng:

"Có lẽ là ông về thăm thôi, không sợ, không sợ nhớ!". Thế rồi bố vỗ vỗ đùi tôi an ủi.

Trên ghế, tôi ngủ đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ thấy ngoại nằm đu đưa võng tre, tôi chạy vồ tới nằm cạnh. Vừa nghe ngoại kể chuyện vừa được ngoại quạt ru ngủ. Ngoại âu yếm yêu thương, ôm chặt tôi vào lòng.

Ôi! Tỉnh lại khoé mắt ướt đẫm. Vậy đúng rồi, là linh hồn ngoại về thăm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top