TN.ta?

BỆNH TẢ.

Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu một câu trả lời đúng dưới đây. 1. Căn nguyên gây bệnh tả là: a. V. cholerae. b. V. Parahemoliticus. c. V. Eltor. d. @Cả a và c đúng.

2. Vi khuẩn tả sống lâu trong các môi trường sau, ngoại trừ: a. Mắm tôm. b. Nước đá. c. Nước biển. d. @Các nước giả khát có ga.

3. Môi trường nuôi cấy của vi khuẩn tả là: a. Muối mật. b. Canh thang. c. Thạch. d. @Cả a và c đều đúng.

4. Tình huống lâm sàng nào dưới đây có thể là triệu chứng của bệnh tả : a. Sốt. ỉa chảy, mất nước. b. @Không sốt, ỉa chảy, mất nước. c. Đau bụng, ỉa chảy, mất nước. d. Sốt, nôn, ỉa chảy, hạ huyết áp.

5. Các hình thái phân của bệnh tả là, ngoại trừ: a. Như nước rửa thịt. b. Trong như nước mưa. c. Trắng như nước vo gạo. d. @Phân có lẫn nhày máu.

6. Triệu chứng lâm sàng bệnh tả ở trẻ em khác ở người lớn là: a. Ỉa chảy nặng. b. Mất nước nặng. c. Nôn nhiều. d. @Có sốt và đau bụng.

7. Biến chứng có thể gặp trong bệnh tả là: a. Viêm phổi. b. Viêm màng ngoài tim. c. @Suy thận. d. Viêm cầu thận cấp.

8. Trên một bệnh nhân có các triệu chứng sau đây, hãy tìm một sự khác biệt để chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng một nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do tụ cầu và bệnh tả: a. Ỉa chảy nặng. b. Mất nước. c. Hạ huyết áp. d. @Đau bụng dữ dội.

9 Một xét nghiệm nào sau đây được coi là quan trọng nhất cần phải được thực hiện ngay trên bệnh nhân nghi tả: a. @Lấy phân, bảo quản, để gửi đến các cơ sở chuyên khoa. b. Công thức máu. c. Điện giải đồ. d. Xét nghiệm nước tiểu.

10. Một bệnh nhân được được đưa vào trạm y tế phường cách trung tâm y tế huyện 20 Km, ỉa phân trắng đục như nước vo gạo, mạch quay không bắt được, huyết áp không đo. Bệnh nhân được các bác sĩ ở đây chẩn đoán là bệnh tả. A. Xử trí ban đầu quan trọng nhất trên bệnh nhân này là: a. @Bù nước và điện giải. b. Điều trị kháng sinh. c. Chuyển ngay bệnh nhân lên trung tâm y tế huyện. d. Chuyển ngay bệnh nhân lên bệnh viện tỉnh.

B. Loại dung dịch được lựa chọn để bù trên bệnh nhân này là: a. Ringer Lactat, Natri clorua 0,9%, Glucose 5%. b. Ringer Lactat, Natri clorua 0,9%, Glucose 10%. c. @Ringer Lactat, Natri clorua 0,9%, Natri Bicacbonat1,4%. d. Ringer Lactat, Natri clorua 0,9%. C. Thuốc kháng sinh cần lựa chọn trên bệnh nhân này là, ngoại trừ: a. Tetraxiclin. b. Co- trimoxazol. c. Doxycyclin. d. @Ampicilline.

D. Các việc cần xử trí tiếp theo trên bệnh nhân này là: a. Thông báo với tuyến trên về tình trạng của bệnh nhân. b. Lấy phân, bảo quản gửi làm xét nghiệm tìm vi khuẩn tả. c. Cách ly bệnh nhân tại phòng riêng. d. @Tất cả đều đúng.

E. Các dung dịch dưới đây có thể sát khuẩn được vi khuẩn tả, ngoại trừ: a. Cresyl. b. Chloramine. c. @Nước xà phòng. d. Presep.

F. Các biện pháp phòng bệnh nào dưới đây có giá trị để phòng bệnh tả: a. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, trước khi chế biến món ăn. b. Văc xin phòng bệnh. c. Ăn chín, uống sôi. d. Tất cả đều đúng.

17. Các thuốc dùng để điều trị bệnh tả là, ngoại trừ: a. @Loperamide. b. ORS. c. Các vitamine. d. Nước dừa.

18. Kháng sinh để điều trị bệnh tả là, ngoại trừ: a. Tetracyclline. b. Co- trimoxazol. c. Doxycyclline. d. @Erythromycine.

Hãy dánh dấu thích hợp vào những câu trả lời sau:

Xử trí các chất thải của bệnh nhân tả như sau:

Đúng Sai 19 Đổ nước xà phòng vào phân của bệnh nhân. S 20 Luộc quần áo của bệnh nhân trước khi giặt.. D 21 Đổ Cresyl vào phân của bệnh nhân. D 22 Gom phân của bệnh nhân rồi đổ vào hố xí. S 23 Đốt chiếu có chất thải( Phân, chất nôn) của bệnh nhân. D 24 Rửa tay bằng xà phòng sau khi chăm sóc bệnh nhân, không cần các thuốc sát khuẩn khác S 25 Phân tả có thể có màu như nước rửa thịt. D 26 Phân tả lỏng, màu vàng. D 27 Tả ở trẻ em hay có chướng bụng và thường có sốt. D 28 Soi phân tìm vi khuẩn tả cho phép chẩn đoán xác định bệnh tả. S 29 Có thể tìm thấy vi khuẩn tả trong chất nôn của bệnh nhân D 30 Bệnh nhân ỉa chảy, mắt trũng, khát nước, huyết áp 80/60 mmHg là mất nước độ III. S 31 Bệnh nhân ỉa chảy, khát nước nhẹ, huyết áp 100/60 mmHg là mất nước độ I. D

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hieu