Cuốn nhật kí bạc màu

Lời mở đầu: Đây là một câu chuyện ngắn về tình cảm gia đình, mình sẽ không nói nhiều, mong các bạn có thể đọc và ngẫm ra những điều đúng đắn! Đừng để mất đi mới biết hối tiếc! Nhé?







Hôm nay là ngày giỗ đầu của mẹ tôi.

Tôi lục lọi lại trong đám đồ để trong thùng bìa các tông trên gác sét. Hầu hết là những món đồ cũ của mẹ tôi. Một năm trước, khi mẹ đột ngột mất vì bệnh ung thư, tôi mới biết, hóa ra mẹ giấu tôi lâu đến thế. Đến khi mẹ mất rồi, tôi vẫn không thể nào tin được.

Về sau, tôi đau xót nhận ra, bà mất, mà bên cạnh không có lấy một họ hàng giúp đỡ, chỉ có hàng xóm thân quen đến đưa tang. Tôi mới để ý, hóa ra mình xấu xa thật. Hai mươi mấy năm cạnh mẹ, chưa một lần tôi để ý đến các nếp nhăn trên mặt bà, hồi còn nhỏ có hỏi, nhưng lớn lên, tôi lại quên đi mất, thì ra trước giờ mẹ không có họ hàng bên cạnh, kể cả bố.

Bên trong thùng bìa, một đống thứ đồ ngổn ngang được đặt không hề có trình tự. Tôi nhặt từng thứ một, đặt ra ngoài. Đây là cái bình gốm hồi trước mẹ tôi rất thích, đây là cái bàn chải đánh răng của mẹ, đây là bức tranh mẹ tôi vẽ. À, mẹ tôi vẽ đẹp lắm, nhưng mẹ không theo nghề gì liên quan đến vẽ, mẹ tôi làm lao công.

Tôi lục hết một hồi, lại để ý thấy, dưới đáy thùng có một cuốn sổ nhỏ, bìa đã bạc gần hết màu, có vẻ là đã rất lâu rồi không dùng đến.

Tôi tò mò mở ra, chợt nhìn thấy dòng chữ rất nắn nót mà tôi khó có thể hình dung xem là chữ của ai. Nó ghi thật đẹp: "Nhật kí của Hồng Nhung".

Hồng Nhung là tên mẹ tôi.

Tôi mơ mơ hồ hồ, cứ nhìn chằm chằm vào cuốn nhật kí đã cũ, chẳng hề biết mình đã ở một nơi khác, một nơi của quá khứ, có một cánh đồng tràn ngập nắng vàng, nơi ấy không có bóng ai cả, dường như đã quá trưa.

Tôi cầm trên tay cuốn nhật kí, sải bước từng bước trên con đường màu vàng. Một lát sau, tôi thấy một ngôi làng nhỏ đìu hiu vắng vẻ, ở cuối làng, là một ngôi nhà ngói đã cũ kĩ. Trước sân, một cô bé đang cặm cụi lấy thanh củi vẽ vẽ gì đó trên nền đất.

Cuốn sổ trên tay tôi vẫn đang lật mở từng trang, khung cảnh phía trước mặt tôi thay đổi chớp nhoáng. Tôi đứng trước một căn nhà khác, vẫn nhà ngói cũ kĩ, nhưng không phải khung cảnh đìu hiu, mà đâu đó quanh đấy, tiếng người kêu gào thảm thiết len lói trong đầu tôi.

Một người đàn bà tầm tuổi mẹ tôi, gương mặt khắc khổ, đang cố giữ chặt đứa con gái nhỏ trong tay, ngăn không cho người đàn ông phía trước lôi nó đi. Tôi từ trước tới giờ không phải là người vội vã, nhưng không hiểu vì sao, chỉ nhìn khung cảnh, tôi lại đoán được ngay, đứa con gái nhỏ kia chính là mẹ tôi, bà đang bị cha ruột mang đi bán lấy tiền đánh cờ bạc.

Tôi giật thót, cầm cuốn nhật kí trên tay, cuốn nhật kí dừng lại ở một trang, nơi dòng chữ nắn nót ban đầu bị vặn vẹo đủ kiểu, còn có đôi chỗ bị nhòa đi. Tôi nghĩ là nước mắt.

"Hôm nay bố lại đánh bạc thua, bố còn lôi tay mình, đau lắm."

Tôi giật mình, thì ra tôi đang ở quá khứ của mẹ. Hồi còn bé, không phải là chưa từng nghĩ, hồi trước mẹ tôi thế nào, sống ra sao, chỉ là khi lớn lên, tôi trầm mặc, ít nói, mà mẹ cũng không kể.

Tôi lật một trang tiếp theo của cuốn nhật kí. Trang này không có chữ, chỉ có một vài giọt đỏ đỏ, có vẻ là máu.

Khung cảnh trước mặt tôi lại thay đổi. Lần này, thực sự khiến tôi sợ phát khiếp. Bà tôi nằm trong vũng máu, mẹ tôi thì gào khóc bên cạnh. Mẹ tôi còn nhỏ, lúc đấy mới năm, sáu tuổi, gặp phải chuyện này, quả nhiên không biết làm gì hơn ngoài khóc lóc.

Tôi trước giờ sợ nhất là máu, chắc chắn bộ dạng sợ hãi cũng rất khó coi. Nhưng lúc này, tôi không còn ý nghĩ gì khác ngoài một chữ: "Ông ngoại!"

Tôi đoán hết được, chính là ông tôi đánh bà, lấy tiền tích cóp của bà rồi bỏ trốn. Đây là làng quê, nhà mẹ tôi chắc chắn nghèo, hàng xóm cũng làm gì có tiền, thành ra mệnh ai nấy lo.

Tôi lật trang tiếp theo, quả nhiên, mẹ tôi đang ngồi trước một nấm mồ còn xanh, bà đang cầm một cuốn sổ màu xanh lá. Hóa ra, trước khi bạc hết màu, cuốn sổ nhật kí này đã từng có màu xanh.

Vậy, giờ mẹ tôi sẽ ra sao?

Khung cảnh trước mắt tôi lại thay đổi. Tôi thấy mình mon men theo bước chân mẹ, tiến tới một ngôi nhà hoang ẩm mốc khó chịu. Tôi thấy khuôn mặt ông ngoại, ông chắc hẳn đang ngạc nhiên lắm, đứa con gái của ông đang cầm gạch tiến đến chỗ ông, không phải là ném những tên còn lại, mà là ném chính ông, ném chính người con trai đã giết chết vợ mình.

Trong cuốn sổ, khoảng mười trang tiếp theo, không còn dòng nhật kí nào sau đó, chỉ có khung cảnh lại tiếp tục biến chuyển. Mẹ tôi đang đánh nhau với một đám người khác, bà lúc này, có lẽ đã mười lăm tuổi. Khu bà đang đứng, có lẽ là khu ổ chuột, nơi dành cho những người nghèo nhất, bẩn thỉu nhất của xã hội, nơi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau một bước chân, nơi mà con người ta nếu không kiên cường, nhất định sẽ bị chính sự nhu nhược của mình giết chết.

Tôi cười bạc bẽo, cuộc đời mẹ tôi đâu phải những trang giấy màu hồng, thậm chí, từ lúc sinh ra, bà đã chẳng có chút ánh sáng.

Trận đánh có vẻ đã kết thúc, mẹ tôi thắng, phần thưởng là một mảnh xương cá còn dính chút thịt ở đuôi. Bà ngấu nghiến ăn nó, dường như nó ngon lắm, nhưng đối với tôi thì chỉ còn lại sự kinh tởm trên đầu lưỡi. Tôi vươn tay về phía bà, nhưng chợt nghĩ ra gì đó, tôi lại rụt tay lại.

Nơi đây chỉ là ảo ảnh, ngay cả chính tôi cũng là ảo ảnh.

Cuốn sổ lật sang một trang khác, dòng chữ nửa đậm nửa nhạt hiện lên, khung cảnh thay đổi chớp nhoáng.

"Quen được một người bạn. <3"

Tôi theo dõi hình trái tim được tô đậm, lại ngẩng mặt lên, nhìn thấy hai người nam nữ đang nói chuyện với nhau.

Người nghèo ở cạnh người nghèo, tâm nảy sinh tình là điều dễ hiểu. Tôi chớp mắt, trang nhật kí lại tiếp tục lật mở.

" Anh ấy tỏ tình với mình. 

Mình có nên đồng ý? 

Nhưng cả mình với anh ấy đều rất nghèo."

Tôi lặng lẽ bước qua sự biến chuyển của không gian, trước mắt tôi là một căn phòng nhỏ, cực kì nhỏ. Ở đấy, qua khe cửa, tôi nhìn thấy đôi nam nữ đang ân ái với nhau. Tôi khẽ cười cợt. Cái buồn cười ở chỗ, người nghèo lại mộc mạc hơn người giàu, họ không toan tính gì cả, vì thế nên nghèo vẫn hoàn nghèo.

Cười một cái, tôi lại một lần nữa đứng ở một nơi khác, nơi có đôi nam nữ đang ăn cơm cùng nhau, hàng xóm bốn bề quy tụ đông vui. Tôi thở hắt, hóa ra kia là bố tôi nhỉ?

"Ngày XX/X/19XX, đáng nhớ."

Tôi nhớ ra, lí do tại sao những ngày này mẹ hay nấu nhiều món hơn bình thường, hóa ra mẹ vẫn luôn nhớ.

Trong cuốn sổ có ghi tiếp:

"Anh ấy sẽ cắt tóc, mình sẽ bốc gạch. Hơi vất vả, nhưng cố chịu vậy."

Tôi nghẹn trong cổ. Vì cuốn nhật kí đã sang trang mới, nét chữ nắn nót, đầy vui tươi.

"Mình có thai rồi, anh ấy sẽ rất vui!"

Tôi cười nhạt, tính nhẩm trong đầu cộng cộng chia chia, đây là ngày mẹ tôi  phát hiện ra mình đã mang thai tôi trong bụng.

Trong căn phòng cho thuê chật hẹp, tôi thấy hai người ôm chầm nhau, niềm hạnh phúc thật sự khó tả. Nhưng, cái tôi sợ là tiếp theo, là tương lai mà mẹ phải chịu.

Cuốn sổ lật lật mở mở, nét chữ uốn éo, vặn vẹo

"Mấy hôm nay anh ấy về muộn quá."

" Sao anh ấy lại đi liền cả đêm?"

"Anh ấy cáu với mình?"

"Là em có lỗi, anh về nhà ngủ đi được không?"

Những hình ảnh trước mắt tôi cứ lúc mờ lúc rõ, tôi thấy hình ảnh mẹ tôi cô đơn lẻ loi ngồi trong góc căn phòng trọ. 

Tôi bước tới, ngồi cạnh bà.

Bà ngồi như thế rất lâu, rất lâu. Bà ngủ quên đi một lúc, lại giật mình tỉnh dậy chờ chồng. Tôi lúc này, đang được 10 tháng tuổi, mẹ tôi vừa thức chờ, vừa thức trông tôi.

Tôi vừa vặn đau lòng, cả cuộc đời này, bà đã nghĩ cho mình một cái gì chưa? Sao cứ phải vất vả như thế mãi?

Chẳng lẽ một lần vì mình không được sao?

Tôi tựa vào bức tường, nhắm mắt một cái, khung cảnh lại thay đổi, cuốn sổ lật đến một trang đẫm nước mắt.

Bố tôi đang cầm túi đựng quần áo, vùng vằng giằng tay mẹ tôi ra. Bà gào thét điên loạn, tôi còn nhỏ, nằm trên nôi quấy khóc.

Bố dứt khoát ra đi, bà khuỵu chân một cái, nói ngất liền ngất.

Tôi đứng im lìm, hàng xóm từng người từng người chạy vào cứu giúp. Tôi thấy một chiếc ví bị moi đằng chân giường, chợt cười. À, hóa ra là vậy...!

Mẹ tôi ngất hết hai ngày, bà lại thêm hai ngày nữa thất thần trên chiếc giường lạnh lẽo, nơi từng ấm áp tình yêu.

Bố tôi đi, mang theo hết tiền tiết kiệm, bỏ lại mẹ tôi với một thân hai mạng, hai cái miệng ăn.


Khung cảnh lại liên tục thay đổi, tôi thấy mẹ tôi làm việc quần quật, tôi thấy bà ngã bệnh nhưng vẫn đi làm, tôi thấy bà dỗ dành tôi, thấy bà kiếm chật vật được tiền mua nhà.

Tôi lên sáu, bà mua được nhà, liền chuyển đến ở.

Bà chuyển sang làm lao công, những lúc rảnh rỗi lại đi bốc gạch, xúc than, rửa chén bát, dọn nhà..

Bà vất vả làm lụng, bà quần quật đi kiếm tiền.

Trong cuốn sổ nhật kí còn ghi:

"Vì con, mình phải kiên cường!"

Tôi cười, làm sao mẹ lại cứ như thế. Bà càng như thế, tôi càng cảm thấy mình chính là một đứa tồi tệ.

Từ nhỏ đến lớn, tôi lầm lì, khó chịu, ít nói, có bao giờ tôi lo nghĩ hay quan tâm đến bà đâu.

Thế mà bà vẫn yêu thương tôi.

Tôi sải bước trên con đường bê tông đã quá xuống cấp, đây là ngày mẹ tôi đột ngột ngất xỉu ở trên đường, mọi người vây quanh bà, ai cũng hiếu kì mà nói thêm một câu, nhưng không ai tỏ ra quá mặn mà với việc giúp đỡ bà.

Người ta bảo, nói ít đi một câu thì không ai chết, nói nhiều thêm một câu cũng đâu chết ai?

Tôi đưa đôi mắt u ám nhìn về phía một thằng bé học lớp Sáu đang bước đi lầm lũi trên vỉa hè. Ấy là tôi đấy.

Nhưng không phải tôi biết mẹ tôi đang ngất trong đám người hiếu kì kia nên bỏ đi đâu, ấy là tôi vô tình quá, là tôi nghĩ không nên lo chuyện bao đồng, là tôi nghĩ, không phải liên quan đến mình thì không nên đứng lại.

Từ ngày hôm ấy, kí ức của mẹ tôi toàn là những tờ giấy ghi bệnh, ghi thuốc. Hóa ra bà giấu hết, giấu những tờ giấy kia đi hết, kẹp trong cuốn sổ. Thế mà tôi lại chẳng để ý thấy, có những đêm bà thức mòn thức mỏi, ngồi may vá lại cái áo tôi bị lũ bạn cùng lớp xé rách.

Mẹ tôi khéo tay lắm, ăn nói cũng khéo, nhưng cuộc sống chẳng bao giờ khá khẩm lên được. Tôi lên lớp từ từ, mẹ tôi yếu đi dần dần.

Tôi thêm một tuổi mới, bà mất đến mấy năm tuổi.  Tại sao lúc đó tôi không để ý? Tại sao lúc đó mẹ không nói? Nếu mẹ nói, có phải tôi sẽ tỉnh ngộ sớm hơn? Chắc không, vì quá khứ là quá khứ, không thể nào thay đổi được.

Mẹ tôi chịu khổ cả đời, đến khi mất cũng không có người thân bên cạnh. Tôi trầm mình, không nói chuyện với bà nhiều, bà coi cuốn nhật kí chính là bạn già lâu năm.

Nước mắt không biết đã rơi được bao lâu, tôi thấy tim mình đau xót lắm. 

Cuốn nhật kí đưa tôi đến một căn phòng bé tí hin, nơi mẹ tôi đang gào khóc ôm một thi thể trắng bệch không còn sức sống.

Tim tôi thắt lại. Quặn đau.

Tôi thấy bà xuất hiện trong một tang lễ, tôi thấy bà thất thần quỳ sụp trước quan tài gỗ, tôi thấy trong bức ảnh được đóng khung trắng một gương mặt rất quen thuộc. 

Là tôi.

Tôi cười nhếch. Chuyện như thế tôi còn có thể quên. Thì ra tôi đã chết.

Tôi bị trầm cảm, khó giao tiếp với người ngoài. Chuyện đó làm sao tôi lại quên cơ chứ?

Tôi vì lầm lì, bị đám bạn học bắt nạt, xé áo, đấm đánh, trấn lột.

Tôi lên đại học, áp lực nặng nề, bạn bè trêu chọc, ngày ngày bị bắt nạt, đêm đêm bị trấn lột.

Tiền mẹ tôi cho để tiêu sài, tất cả đều vào ví người khác. Chuyện tôi cũng không kể cho mẹ, một chữ cũng không. Âm thầm chịu đựng mười mấy năm, tôi quyết định cắt cổ tay tự vẫn.

Trong căn phòng trọ chật chội, tôi - của quá khứ - đứng thất thần trước cửa sổ. Tôi của lúc đó, tại sao lại nghĩ mình thấu hiểu mọi thứ như thế? Chẳng phải vẫn có cách hay hơn ngoài chết hay sao?

Một dòng máu tươi tràn trên cánh tay, tôi nhắm nghiền mắt lại, chính xác là không bao giờ có thể mở mắt được nữa.

Hết rồi. Hết thật rồi.

Tôi đau đớn như có hàng trăm hàng vạn con dao đâm xuyên tim. Khung cảnh trước mắt đột nhiên tối sầm, căn gác xép lại quay lại.

Tôi nghe loáng thoáng đâu đấy tiếng xì xầm từ người lạ ở bên dưới.

- Khổ thân hai mẹ con thật. Chồng bỏ đi, con trai lớn tự tử vừa tròn một năm thì mẹ cũng mất vì ung thư. Rõ khổ!

- Ông Trời đúng là nghiệt ngã. Bà ấy cũng là dạng hiền lành, thảo lương. Thế mà chồng bỏ, con mất, thân lại mang bệnh hiểm nghèo!

- Hôm nay là ngày giỗ đầu, cũng không có người thân thiết gì đến sao?

- Hôm qua có một người đàn ông trung niên tự nhận là chồng cũ đến thì phải.

- Mẹ, còn dám vác mặt quay về à?

Tai tôi  ù ù cạc cạc, nghe từ được từ mất, nhưng rõ nhất, là cụm từ "người đàn ông trung niên tự nhận là chồng".

Tôi trừng mắt, đôi mắt hằn sâu tia máu, gương mặt trắng bệch.

Ông ta về rồi? Người đàn ông phụ bạc mẹ tôi đã về?

Tôi như con thiêu thân lao xuống nhà, đám người kia dạt ra, một người đàn ông tóc bạc gần hết đầu, gương mặt khắc khổ bước đến.

Là ông ấy? Người đàn ông khỏe mạnh hai mươi mấy năm trước?

Tại sao lại thay đổi nhanh đến vậy, tại sao lại mang thân xác nghèo nàn trở về, tại sao hai mươi mấy năm nay bỏ mặc mẹ con tôi, tại sao năm xưa khi đi mang hết tiền đi, tại sao bây giờ còn quay về?...

Trong đầu tôi hiện ra hàng ngàn, thậm chí là hàng vạn câu hỏi.

Trong phút chốc, tôi chỉ muốn lao đến, túm lấy cổ áo ông ta, đấm ông ta một trận nhừ đòn, chửi ông ta, mắng ông ta, hỏi ông ta tất cả những câu hỏi trong đầu tôi, nói với ông ta rằng mẹ con tôi đau khổ biết nhường nào, nói với ông ta rằng mẹ tôi đã phải chịu khổ biết nhường nào, nói với ông ta rằng, mẹ tôi mất rồi, nói với ông ta, tôi là một thằng nghịch tử, một đứa con bất hiếu...

Tôi vật vã ôm tim, quỳ sụp xuống trước tấm ảnh mẹ tôi trước bàn thờ. 

- Mình à, tôi về rồi đây... Tôi về rồi... - Chốc lát, mọi người lánh đi hết, người đàn ông quỳ xuống, nước mắt giàn dụa, ông dường như không thể ngẩng đầu lên. 

- Hai mươi mấy năm rồi mình nhỉ? À, còn con của chúng ta nữa nhỉ ? ... Tôi về rồi... Tôi biết sai rồi... Là năm xưa tôi ngu ngốc, tôi cứ nghĩ theo bà ta đi đầu tư làm giàu sẽ đổi được đời... Ai ngờ... Mình cũng không ngờ được đúng không? Đúng hơn là năm xưa, tôi ra đi vì muốn giàu có, để hai mẹ con mình được sung sướng. Tha hương nơi đất khách quê người, tôi cũng đâu có muốn... Tiền ăn uống còn không có, lấy đâu ra tiền gửi về cho hai mẹ con.Nghĩ lại thấy thương hai mẹ con mình, tôi muốn về lắm... nhưng không có tiền... Bây giờ tôi về rồi, mà sao cả mình với con đều bỏ tôi mà đi...?

Ông nghẹn ngào, rồi òa lên khóc như một đứa trẻ.

Ông ngồi khóc như thế rất lâu, rất lâu.

Tôi ngồi thừ ra ở chân bàn thờ của mẹ cũng rất lâu, rất lâu.

Nước mắt trong tôi đã khô cứng, tôi đang hối hận, tức giận với chính bản thân mình, tại sao tôi mềm yếu đến thế, tại sao tôi mặc cảm, tự ti, tại sao tôi không quan tâm đến mẹ, tại sao tôi lại chết, trong khi mẹ tôi cần tôi làm chỗ dựa để đứng lên...?

 Bố tôi rời đi từ lúc nào không hay, tôi mới giật mình nhìn bản thân, thân hình trong suốt của tôi đang dần biến mất.

Cũng phải thôi, tôi đã ở đây được hai năm rồi, thời gian cho tôi đã kết thúc. Nhưng tôi không hối tiếc, vì ít ra, ông trời cũng đã cho tôi một cơ hội biết bản thân mình, biết mẹ, biết bố. Được như thế, tan thành hư vô cũng không màng...

- Con...!

Tôi giật mình, nhìn quanh, sao có tiếng của mẹ tôi ở đây? Mẹ...!

Mẹ tôi bước ra từ trong bếp, từ bà xuất hiện một ánh sáng kì lạ. Hiền từ. Nhân hậu. Bà bước đến bên tôi, đưa tay nhìn tôi âu yếm:

-Đừng khóc, đi với mẹ!

Tôi có cảm giác thật ấm áp, như được trở lại tuổi ấu thơ một lần nữa, khi mẹ tôi lần đầu đưa tôi đi công viên, bà cũng nói với tôi, chìa tay với tôi như thế. Như một đứa trẻ, tôi cười rạng rỡ, trong mắt đọng lại một làn nước mỏng. Tôi đưa tay lau nó đi, một tay kia nắm lấy tay bà.





- Mẹ! Bữa nay mình ăn gì?

Tôi mỉm cười nhìn bà. Mẹ tôi đang nấu ăn trong bếp, dù không nhìn thấy, tôi cũng đoán ra bà cũng đang rất hạnh phúc.

- Ăn canh chua nấu thịt nhé! Hồi bé con thích ăn lắm!

Tôi quả thật không nhớ ra mình có thích ăn, nhưng vẫn cười nói:

- Vâng!

Bên ngoài cánh cửa có vang lên mấy tiếng động nghe như mở cửa, từ đó, một người đàn ông tựa như quen thuộc lắm lắm, bước vào.

- Cho bố ăn cùng nhé...?

Bố tôi mỉm cười hiền hậu. Dường như, đó là nụ cười đẹp nhất của ông mà tôi thấy. Mẹ tôi cũng cười, nét mặt bà thoáng chốc trở nên mãn nguyện, hôm nay bà cũng đẹp nhất, cả nhà tôi đều đẹp...







***

- Sao? Ai chết vậy?

- Là người mà hôm trước đến thắp nhang đấy! Nghe nói ông ấy uống thuốc chuột rồi chết, ngay trước bàn thờ.

-Rõ khổ nhỉ?




Trên khoảng không gian vô định, một gia đình quây quần bên nhau, mặc kệ trần gian, thế sự. Họ đã để lỡ mất thời gian cho nhau ngần ấy năm rồi, bây giờ được đoàn tụ, quả là hạnh phúc sum vầy.




Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #love#mother