MỘT CHUYỆN TÌNH YÊU - Anton Chekhov

MỘT CHUYỆN TÌNH YÊU

Cáng hôm sau, vào bữa ăn sáng, người ta mang Olên gác cho khách những đĩa bánh rán, những đĩa thịt cừu và tôm viên rất ngon ; trong khi họ đang ăn thì gã đầu bếp Nhikanor lên gác hỏi xem đến bữa trưa các vị khách thích dùng những món gì.

| Nhikanor là một người tầm thước, mặt bừ bự, đôi mắt ti hí, cằm luôn luôn cạo nhẵn nhụi đến mức người ta tưởng như rằng râu của gã được nhổ từng cái một chứ không phải là cao.

Aliokhin kể rằng, cô Pelagaya xinh đẹp đã phải lòng anh chàng đầu bếp này. Vì anh ta là một kẻ nát rượu, tính tình ngang ngạnh, nên cô Pelagaya không muốn lấy anh ta mà chỉ thích sống với nhau như thế. Còn anh ta lại là một người ngoan đạo, những định kiến tôn giáo không cho phép anh ta sống như thế ; anh ta đòi cô phải lấy anh, không muốn sống theo kiểu nào khác ; cô không chịu nghe thì lúc anh ta say rượu, anh ta chửi rủa,

922

thậm chí còn đấm đá cô ta nữa. Mỗi khi anh ta say thì cô trốn lên gác mà khóc nức nở, những lúc đó, Aliokhin và con sen phải ở lại trong nhà để bênh vực cô ta lúc cần thiết.

Khách chuyển sang đàm luận về tình yêu.

- Tình yêu đã nảy sinh ra như thế nào - Aliô khin nói - tại sao cô Pelagaya không yêu một người nào khác xứng với vẻ đẹp người, đẹp nết của cô hơn là lại đi yêu chính anh chàng Nhikanor, cái "bị thịt" ấy - ở đây ai cũng gọi anh là thằng "bị thịt" - vì rằng trong tình yêu điều hệ trọng là những vấn đề hạnh phúc riêng tư - tất cả những điều đó chưa ai biết rõ và chỉ có thể phân giải chuyện đó tuỳ tiện. Cho đến nay người ta chỉ

mới nói được một sự thật không thể phủ nhận được về tình yêu, ấy là tình yêu là "một điều bí ẩn không lường", còn tất cả những điều còn lại mà người ta đã viết, đã nói tới, thì đều không phải là sự giải quyết mà chỉ là sự đề xuất nhưng vấn đề cuối cùng vẫn chưa ai lý giải được. Cách giải thích có vẻ hợp với trường hợp này áp dụng vào trường hợp khác đã lại trật ra, và theo tôi, tốt nhất là phải giải thích riêng cho từng trường hợp một chứ đừng khái quát làm gì. Như các bác sĩ vẫn thường nói là cần phải có biệt hoá từng trường hợp riêng lẻ.

923

- Hoàn toàn đúng, - Burkin tán đồng.

- Chúng ta, những người Nga đứng đắn, luôn lưu ý tới những vấn đề chưa được giải quyết này. Thường thì người ta hay thi vị hoa tình yêu, đem hoa hồng, họa mi trang sức cho nó, còn về phía chúng ta, những người Nga, thì lại tô điểm cho tình yêu bằng những vấn đề oái oăm, nan giải như thế, đồng thời lại chọn trong đó, những vấn đề nhạt nhẽo nhất. Hồi ở Maxcơva, khi tôi còn là sinh viên, tôi có một cô bạn đời, một phụ nữ khả ái, nhưng mỗi lần tôi ôm cô ta vào lòng thì cô ta đều nghĩ rằng không biết mỗi tháng tôi sẽ đưa cho cô ta bao nhiêu tiền và dạo này ngoài chợ giá một funt thịt bò là bao nhiêu. Chúng ta cũng vậy. Khi yêu, chúng ta đều luôn luôn tự hỏi mình rằng : Yêu như thế là chân thành hay không chân thành, không ngoan hay ngu xuẩn, tình yêu này sẽ dẫn đi tới đâu và vv... Lối nghĩ đó tốt hay không tốt thì tôi chưa rõ, nhưng cái điều là nó làm cản trở con người ta, làm người ta mất thoải mái, sinh ra khỏ chịu - thì tôi biết rõ.

Dường như Aliokhin đang muốn kể một chuyện gì. Những người sống cô độc thường bao giờ trong lòng cũng có một điều gì đó muốn kể lại, muốn

(1) funt : đơn vị cân đo Nga ; Funk = 0, 4095 Kg

924

giãi bày cùng người khác. Ở thành phố, những người đàn ông không vợ con thường hay đến nhà tắm công cộng hay đến những tiệm ăn, chỉ để được nói chuyện, và đôi khi họ kể lại cho những người làm công trong các nhà tắm, những kẻ hầu bàn khách sạn nhiều chuyện rất lý thú ; còn ở nông thôn thì thường thường họ hay bộc bạch tâm sự của mình với những người khách. Lúc này, nhìn qua khung cửa sổ, chỉ nhìn thấy một khoảng trời xám xịt u ám và những lùm cây mọng nước mưa, vào một tiết trời như vậy không còn biết đi đâu, và không còn việc gì khác hơn là việc kể chuyện và nghe kể chuyện.

- Tôi sinh sống ở Xôfinô và trông nom việc đồng áng đã lâu rồi - Aliokhin bắt đầu kể - từ khi tôi học xong đại học. Từ nhỏ, gia đình đã không để tôi phải làm lụng chân tay vất vả, thiên hướng nêng của tôi là sẽ thành một anh viên chức bàn giấy, nhưng khi tôi trở về nhà thì cái ấp này mắc nhiều nợ quả, cha tôi mang nợ một phần vì phải chi tiêu cho việc học của tôi khá nhiều tiền. Thế là tôi quyết định không rời bỏ ấp và sẽ làm chừng nào chưa trả hết nợ. Tôi quyết định như vậy và bắt tay vào việc, thú thực là không phải không cảm thấy đôi chút kinh sợ. Đất vùng này không được tốt, nên để cho việc canh tác khỏi bị lỗ, cần phải sử dụng lao động của đám dân cày nông nô

925

hay dân cày làm mướn - cả hai cách này đại loại cũng như nhau cả - hoặc là chuyển sang canh tác theo kiểu nông dân tức là tự mình làm việc cùng với gia đình mình. Không còn cách nào khác nữa. Nhưng dạo ấy tôi còn chưa hiểu những chuyện ấy cho đến đầu đến đũa. Tôi không bỏ hoá một thửa ruộng nào, tôi thuê hết tất cả đàn ông, đàn bà ở các làng lân cận, tôi bận việc đồng áng suốt ngày tối tăm mặt mũi, tự tôi, tôi cũng cày bừa, gieo lúa, gặt hái, tôi làm việc và tự mình thấy chán ngán, mặt mày nhăn nhó ghê tởm, như con mèo nhà quê vì đói quá mà phải gặm dưa chuột ngoài vườn rau ; mình mẩy tôi ê ẩm, tôi ngủ gà ngủ gật ngoài ruộng. Dạo đầu, tôi tưởng rằng tôi có thể dễ dàng dung hoà cảnh sống làm lụng vất vả đó với những thói quen hàng ngày của kẻ trí thức ; tôi nghĩ rằng, để làm được như vậy chỉ cần tuân theo một nề nếp sống bên ngoài nhất định. Tôi chuyển lên ở trên gác vốn để làm phòng khách, tôi dặn người hầu trong nhà cứ sau mỗi bữa sáng và trưa thì đem lên cho tôi tách càfề với ít rượu nặng like, và trước khi đi ngủ thì đọc tờ "Tin tức Châu u". Nhưng rồi có một lần, ông cụ nhà tôi, cha Ivan, vào phòng tôi uống một lần hết sạch cả rượu like của tôi thì những tờ "Tin tức Châu u" cũng chuyển sang tay mấy cô gái con vị giáo sĩ, vì rằng về mùa hè, nhất là vào kỳ gặt hái, tôi không còn đủ sức để lên đến giường mình

926

nữa và thường ngủ thiếp đi ngay trong nhà kho hay trên xe ngựa, hay ở một căn lều nào đó của người gác rừng - khi ấy thì còn đọc sách báo vào lúc nào ? Dần dần tôi chuyển xuống nhà dưới, ăn trưa ngay trong bếp, và trong cả cái "gia tài" gọi là xa hoa ngày xưa để lại chỉ còn có con sen này ; nó làm ở đây từ hồi còn cha tôi và tôi cũng không nỡ thải nó ra.

Vào những năm đầu, người ta bầu tôi vào hội đồng thẩm phán tham dự những cuộc họp của Toà án quận ; điều này làm tôi cũng khuây khoả ít nhiều. Khi mà anh ở lì ở đây 2,3 tháng liền không đi đâu, nhất là về mùa đông, thì cuối cùng thế nào anh cũng thấy thèm được mặc bộ cánh đen sang trọng. Thế mà ở trên toà án khu thì có đủ các thứ kiểu ăn mặc - cánh đen, đuôi tôm, quân phục... đủ cả, tất cả đều là các nhà luật học, những người có kiến thức, chẳng thiếu gì người để nói chuyện. Sau những lần ngủ trên xe trượt, những lần ăn trưa dưới bếp thì được ngồi trong ghế bành êm, mặc quần áo lót trắng bong và đi giày mềm nhẹ, với một dây thánh giá trên ngực - đó là cả một sự xa hoa !

Ở thành phố, người ta đón tiếp tôi một cách hồ hởi, cởi mở, và tôi cũng sẵn lòng làm quen với mọi người. Trong số những người tôi quen thì phải nói thật rằng tôi cảm thấy dễ chịu và thân

927

mật hơn cả là với ông Luganovich, bạn thân của ông chánh án toà án quận. Các ông đều biết ông ấy cả đấy : Đó là một người rất đáng yêu. Chuyện này xảy ra đúng là sau lần xử vụ án đốt nhà mà ai cũng còn nhớ ; lần ấy toà làm việc hai ngày liền, chúng tôi, ai nấy đều mệt bã cả người. Luga novich nhìn tôi và nói :

- Anh Aliokhin này, về nhà tôi ăn trưa đi ! | Điều này đối với tôi khá bất ngờ, vì rằng đến lúc ấy tôi còn chưa quen gì nhiều với Luganovich, giữa chúng tôi chỉ mới có quan hệ trên công việc và chưa lần nào tôi đến nhà ông ta. Tôi ghé vào phòng tôi thuê ở khách sạn một lát để thay bộ cánh rồi cùng với Luganovich trở về nhà ông ta ăn trưa. Ở đấy tôi có dịp quen với Anna Alệchxâyepna là vợ Luganovich. Khi ấy nàng còn rất trẻ, tuổi không quá 22, nửa năm trước đó, nàng sinh con đầu lòng. Chuyện là chuyện đã qua, và bây giờ tôi nghĩ cũng khó mà nói rõ được rằng nàng có gì thật khác thường mà thu hút tôi làm vậy, nhưng quả là trong bữa ăn trưa hôm đó tất cả điều ấy đã hiện ra rõ rệt, không thể nào cưỡng lại được, tôi đã được nhìn thấy một người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp, phúc hậu, thông minh, có học thức, đáng yêu, trước đó tôi chưa hề gặp một người phụ nữ nào như thế ; và lập tức tôi cảm thấy nàng là một người gần gũi, quen thuộc tự bao giờ đối với

928

tôi, hệt như khuôn mặt này, đôi mắt thông minh, linh lợi, khoáng đại ấy tôi đã thấy từ thời thơ ấu, trong cuốn anbom trên nóc chiếc tủ thấp của

mẹ tôi.

Trong vụ án đốt nhà, người ta kể tội nhóm gồm bốn người Do thái, mà theo tôi, kết tội không được chặt chẽ lắm. Lúc ngồi bên bàn ăn, tôi còn rất xúc động, tôi cảm thấy nặng nề trong lòng ; tôi cũng không còn nhớ rằng mình đã nói những gì, chỉ nhớ Anna Alệchxâyepna lắc đầu nhiều lần và luôn miệng nói với chồng :

- Anh Đmitơri sao lại thế được nhỉ ?

Lugansvich là một người tốt bụng, ông ta thuộc loại người nghĩ đơn giản và tin một cách chắc chắn rằng phàm đã bị đưa ra toà thì có nghĩa là thể nào cũng có tội, rằng chỉ có thể bày tỏ nghi ngờ sự đúng đắn của bản án theo con đường chính thức tức là bằng giấy trắng mực đen chứ không thể nào thông qua lần nói chuyện phiếm trong bữa ăn,

-Chúng ta đều không làm chuyện đốt nhà đó - ông ta nói dịu giọng - và thế có nghĩa là chúng ta không bị kết án và không bị bỏ tù. | Cả vợ lẫn chồng đều cố thúc ép tôi sao cho tôi ăn được nhiều hơn, uống nhiều hơn ; qua một vài việc nhỏ, chẳng hạn như việc cả hai vợ chồng

929

cùng pha cà-fề, cả hai người đều hiểu ý nhau không cần phải dài lời, tôi có thể kết luận rằng họ sống chung với nhau hoà thuận, êm ái và cả hai đều mừng là có khách đến nhà. Sau bữa ăn, hai vợ chồng cùng chơi đàn pianô, đến khi trời tối, thì tôi trở về khách sạn, chuyện này xảy ra vào đầu

mùa xuân. Sau đó, suốt cả mùa hè tôi ở Xôfinô, không đi đâu, tôi cũng chẳng có thì giờ rảnh rỗi mà nhớ đến thành phố, nhưng hồi ức về người phụ nữ tóc màu hung sáng, dáng vẻ yêu kiều thì lúc nào cũng còn lại trong lòng tôi ; tôi không nghĩ đến nàng nhưng hệt như là bóng hình nàng luôn mơ hồ ám ảnh tôi.

Khoảng cuối mùa thu, ngoài thành phố có tổ chức đêm kịch với mục đích từ thiện. Tôi đến chỗ buồng ngồi xem dành riêng cho gia đình ngài tổng đốc (vào giờ nghỉ giải lao, tôi được mời đến đấy), tôi đưa mắt nhìn - và thấy bên cạnh tổng đốc phu nhân là Anna Alệchxâyepna, và lại vẫn cái ấn tượng bồi hồi choáng ngợp trước vẻ đẹp hoàn thiện và đôi mắt dịu dàng âu yếm, vẫn cái cảm giác gần gũi thân quen dạo nào...

Chúng tôi ngồi bên cạnh nhau, rồi sau đó đi ra ngoài hành lang.

- Anh gầy đi nhiều đấy - nàng nói. - Anh bị ôm à ?

930

- Vầng. Tôi bị đau bả vai, và vào những ngày mưa tôi khó ngủ lắm.

- Trông anh uể oải lắm. Dạo ấy, hội mùa xuân, khi anh đến nhà chúng tôi, trông anh trẻ hơn, khoẻ khoắn hơn. Dạo ấy anh có điều gì phấn chấn lắm, anh nói nhiều, rất hấp dẫn, thú thực là tôi cũng hơi mê anh đấy. Không hiểu sao suốt mùa hè nhiều lần tôi chợt nhớ đến anh, và hôm nay khi tôi sửa soạn đi xem kịch, tôi có cảm tưởng rằng thế nào tôi cũng sẽ gặp anh.

Và nàng cất tiếng cười.

- Nhưng hôm nay trông vẻ mặt anh uể oải lắm - nàng nhắc lại. - Điều đó làm anh già đi đây.

Ngày hôm sau, tôi đến nhà Luganovich ăn sáng; sau bữa ăn, hai vợ chồng đi về nhà nghỉ ở ngoại ô của mình sửa soạn đón mùa đông sắp đến, tôi cùng đi với họ. Tôi cũng cùng với họ trở về thành phố và nửa đêm ngồi uống trà trong không khí gia đình lặng lẽ, ấm cúng bên lò sưởi cháy bập bùng, chốc chốc người mẹ trẻ lại đi vào phòng trong xem đứa con gái nhỏ của mình có ngủ yên không. Sau lần ấy, mỗi khi có việc vào thành phố, thế nào tôi cũng đến nhà Luganovich. Mọi người trong gia đình trở nên quen thân với tôi, và tôi cũng cảm thấy gần gũi với họ. Thường thường tôi đến nhà Luganovich không cần phải báo trước, như thể đã là người trong gia đình họ.

931

• Ai ngoài ấy đấy ? - Một giọng nói kéo dài vang từ căn buồng mé trong, một giọng nói trong trẻo, đẹp biết bao đổi với tôi.

- Dạ, đó là ông Paven Kônxtachinứts đấy ạ, - một cô gái hầu hay là bà nhũ mẫu đáp lại như vậy. | Anna Alệchxâyépna bước ra cổng đón tôi, với vẻ mặt âu lo, và lần nào cũng hỏi :

- Tại sao lâu thế không thấy anh lên chơi ? Có chuyện gì xảy ra vậy ?

Cái nhìn của nàng, bàn tay ngọc ngà, mềm mại mà nàng đưa cho tôi hôn, kiểu ăn vận trong nhà, mái tóc chải, giọng nói, dáng đi... tất cả, lần nào cũng vậy, đã đem lại cho tôi ấn tượng không phai mờ về một cái gì đấy mới lạ, khác thường, hệ trọng trong đời tôi. Chúng tôi nói chuyện với nhau hồi lâu, rồi im lặng hồi lâu, mỗi người theo đuổi những một ý nghĩ của riêng minh, hoặc là cũng có khi nàng chơi đàn dương cầm cho tôi nghe. Nếu khi tôi đến mà không có ai ở nhà thì tôi cũng

lại và chờ nàng về, lúc ấy tôi nói chuyện với bà nhũ mẫu, chơi với con bé con hoặc là vào buồng làm việc nằm dài trên chiếc đi-văng mà đọc báo, đến lúc Anna Alệchxâyepna về thì tôi ra tận cửa đón nàng đỡ từ tay nàng các thứ vật dụng nàng mới mua, và không hiểu sao lần nào cũng vậy, tôi cầm những thứ hàng ấy với một cảm giác nâng

932

niu, trang trọng hệt như tôi còn là một đứa trẻ bé bỏng.

| Tục ngữ có câu : "Không có việc gì làm, thì trộn thóc với gạo mà ngôi nhặt" (". Gia đình Luganovich không còn chuyện gì để bận tâm bèn làm thân với tôi. Nếu lâu lâu tôi không lên thành phố thì có nghĩa là tôi ốm, hoặc có chuyện gì chẳng lành xảy ra với tôi, và thế là cả hai vợ chồng cùng lo cho tôi rất nhiều. Cả hai không yên tâm chút nào khi nghĩ, một người có học, biết nhiều tiếng nước ngoài như tôi, lẽ ra phải nghiên cứu khoa học hay viết văn thì lại ở thôn quê, suốt ngày làm lụng tối tăm mặt mũi, chạy ngược chạy xuôi như con sóc làm việc trong bánh xe quay, mà vẫn chẳng có đồng xu dính túi. Hai vợ chồng nghĩ là tôi đang đau khổ, và nếu như tôi nói, cười, ăn uống thì cái đó chỉ cốt nhằm để che giấu nỗi đau khổ của mình, ngay cả vào những phút tôi vui vẻ nhất, tôi cũng cảm thấy họ xói móc nhìn tôi như muốn biết con người thực sự của tôi là thế nào. Họ tỏ ra rất xúc động mỗi khi tôi quả thật là lâm vào cảnh khó khăn, khi tôi bị một chủ nợ nào đó thúc bách quá đáng, không đủ tiền để trang trải ngay một lúc ; lúc đó hai vợ chồng đứng nhỏ to một lát bên cửa

(1) Nguyên văn : "Đàn bà không bận gì thì mua lợn con về mà nuôi" (ND).

933

sổ, rồi sau đó người chồng bước lại gần tôi, vẻ

mặt trang nghiêm, và nói :

- Anh Paven Kônxtanchinứts, nếu hiện giờ anh cần tiền, thì tôi và vợ tôi mong anh đừng ngại ngùng gì, cứ lấy tạm ít tiền của chúng tôi.

Đội tai ông ta đỏ lên vì xúc động. Cũng có lần hệt như thế, sau khi hai vợ chồng thì thầm với nhau bên cửa sổ, ông ta, tai đỏ ửng, bước lại gần tôi và nói :

. Tôi và vợ tôi rất mong anh nhận món quà nhỏ này của chúng tôi.

Và biểu tối bộ khuy măng-sét, cái tẩu thuốc hay chiếc đèn bàn ; còn tôi thì, để đáp lại, gửi biếu từ thôn quê gia cầm mổ sẵn, bơ và hoa. Cũng cần nói rằng vợ chồng Luganovich đều là những người giàu có. Dạo đầu tôi hay phải vay tiền, vay được chỗ nào thì vay, tôi cũng chẳng cân nhắc gì, nhưng không một sức mạnh nào có thể bắt tôi vay tiền của nhà Luganovich. Vì lẽ gì chẳng nói cũng đã rõ !

Tôi đau khổ lắm. Ở trong nhà, ngoài đồng, trong nhà kho, lúc nào tôi cũng nghĩ đến nàng, cố hiểu ra tất cả cái bí ẩn của người phụ nữ, trẻ trung, xinh đẹp, thông minh, tại sao nàng lại lấy một người tẻ nhạt, tuổi tác chênh lệch, chẳng mấy chốc mà thành cụ già, người chồng đã ngoài bốn mươi

934

Thung v

ành nang khiêu

gươi

tuổi), và nàng đã có con với ông ta - tôi cố hiểu ra tất cả cái bí mật của một người đàn ông tốt bụng, vô tâm và tẻ nhạt, con người luôn suy nghĩ theo lối lành mạnh, chính thống một cách nhạt nhẽo, trong các buổi khiêu vũ, dạ hội ông ta luôn đứng ngồi gần bên những người có vai vế, dáng trông uể oải, không cần thiết cho ai cả, vẻ mặt ngoan ngoãn vô vị, hệt như mọi người đã dẫn ông ta đến đây để bày bán, tôi có hiểu tại sao, mặc dù vậy, ông ta vẫn tin vào cái quyền được hạnh phúc của mình • được lấy nàng và có con với nàng, tôi cố hiểu ra tại sao nàng lại gặp gỡ ông ta mà không phải là gặp gỡ tôi, và vì lý sự gì mà trong cuộc đời của chúng tôi đã phải xảy ra cái sai lầm kinh khủng ấy.

Mỗi bận đi vào thành phố, lần nào tôi cũng nhận ra qua cái nhìn của nàng rằng nàng đang chờ gặp tôi ; chính nàng cũng tự thú rằng, suốt từ sáng sớm nàng có một tâm trạng đặc biệt, linh cảm thế nào tôi cũng đến. Chúng tôi nói chuyện với nhau hồi lâu, im lặng hồi lâu, nhưng chúng tôi không thổ lộ tình cảm thầm kín của mình, che giấu tình cảm ấy một cách vụng về, lúng túng. Chúng tôi sợ tất cả những điều gì có thể làm lộ ra cái bí mật tình cảm ấy với chính chúng tôi. Tôi yêu nàng dịu dàng, thiết tha, nhưng tôi cần nhắc đắn đo, tôi lại tự hỏi mình rằng tình yêu

935

giữa tôi với nàng sẽ dẫn đến đâu, nếu chúng tôi không đủ sức kìm nó lại, tôi cảm thấy không thể nào tin được nêu tình yêu lặng lẽ, đượm buồn của tôi bất ngờ lại làm đảo lộn tất cả nhịp sống hạnh phúc êm đềm của người chồng nàng, của cả cái gia đình đã yêu mến và tin cậy tôi như vậy. Một chuyện như thế có trung thực không ? Chắc là nàng sẽ theo tôi, nhưng mà đi đâu ? Và tôi có thể đem nàng đi đâu ? Sẽ là chuyện khác nếu tôi có một cuộc đời đẹp, đầy hấp dẫn, chẳng hạn giả như tôi đang đấu tranh cho Tổ quốc, hoặc giả tôi là một nhà bác học danh tiếng, một nghệ sĩ, một hoạ sĩ, còn như không thế thì thật là chẳng qua tôi chỉ đưa nàng từ một khung cảnh tầm thường, nhạt nhẽo này, sang một khung cảnh khác cũng nhạt nhẽo, tầm thường như thế hay còn hơn thế nữa. Và lúc đó hạnh phúc của chúng tôi sẽ kéo dài được bao lâu ? Cái gì sẽ đến với nàng nếu nhờ tôi bị ốm, bị chết hay chỉ đơn giản là nếu một ngày kia chúng tôi không còn yêu nhau nữa?

Và hình như nàng cũng đắn đo, cân nhắc theo lôi như vậy. Nàng nghĩ đến chồng, đến con, nghĩ đến mẹ mình, người đã yêu chồng nàng như con đẻ. Nếu nàng buông trôi theo tình cảm của mình, thì nàng sẽ phải đối trá hoặc là phải nói thật, mà ở địa vị của nàng thì cả hai lối thoát đó đều kinh khủng và không thể được. Một câu hỏi dằn

936

vặt nàng : Liệu tình yêu của nàng có mang hạnh phúc đến cho cuộc đời tôi không, có làm rắc rối thêm cuộc đời tôi, một cuộc đời chưa có chuyện ấy mà cũng đã quá nặng nề, rắc rối, đầy rẫy những điều bất hạnh ? Nàng có cảm giác rằng, đối với tôi nàng không còn trẻ nữa, nàng không còn đủ nghị lực để làm lại một cuộc đời mới, và nàng thường nói với chồng rằng tôi cần phải lấy một người con gái nào thông minh, xứng đáng, có thể làm một người quản việc gia đình thông thạo, trợ giúp đắc lực cho tôi - nhưng liền đó nàng nói thêm ngay rằng, ở cả thành phố này cũng khó mà tìm được một người con gái như thế. | Và năm tháng cứ tiếp tục qua đi. Anna Alệchxâyépna đã có hai con. Những lúc tôi đến nhà Luganovich, người hầu niềm nở đón tiếp tôi, con trẻ reo mừng là bác Paven Kônxtanchinứts đã đến, bá vai bám cổ tôi ; cả nhà ai cũng mừng rỡ. Tất cả đều không biết rằng trong lòng tôi thực đang có điều gì, và nghĩ rằng chắc tôi cũng đang vui. Ai cũng cho tôi là một người nhân hậu. Cả người lớn lẫn trẻ con đều cảm thấy rằng trong nhà họ đang có một người nhân hậu đến thăm, điều đó làm cho cách đối xử của gia đình đối với tôi có một vẻ gì đáng yêu đặc biệt, hệt như nhờ có mặt tôi mà cuộc sống của họ trở nên đẹp hơn, trong sạch hơn. Tôi với Anna Alệchxâyenna

937

cùng đi xem hát, lần nào cũng đi bộ ; chúng tôi ngồi bên cạnh nhau, vai tôi chạm vào vai nàng, tôi tự lấy ống nhòm từ tay nàng mà không phải nói năng gì ; những lúc ấy tôi cảm thấy nàng gần gũi với tôi bao nhiêu, nàng là của tôi, chúng tôi không thể nào sống thiếu nhau, nhưng không hiểu vì một lẽ kỳ dị mà lần nào cũng vậy, khi bước ra khỏi nhà hát, chúng tôi chia tay nhau mỗi người một ngả như những người xa lạ. Ở thành phố nhiều người đã to nhỏ xì xào về chúng tối đủ chuyện, nhưng trong tất cả những điều họ bàn tán không có lấy một lời đúng sự thật.

Những năm sau này, Anna Alệchxâyépna thường hay đi về thăm mẹ, thăm chị hơn ; tâm trạng nàng nhiều lúc bức bối, nàng có cảm giác không thoả mãn rằng cuộc đời mình coi như đã bị bỏ đi, những lúc ấy nàng chẳng muốn nhìn thấy mặt chồng, mặt con. Nhiều lần nàng đã phải đi chữa bệnh thần kinh suy nhược.

Chúng tôi im lặng, và tất cả mọi người cũng im lặng ; khi có mặt người lạ, nàng hay cảm thấy một kích thích kỳ cục là chống lại tôi, bất kể tôi nói điều gì, nàng đều không đồng ý, hoặc nếu tôi tranh cãi với ai thì thế nào nàng cũng đứng về phía đối thủ của tôi. Khi tôi nhỡ tay đánh rơi một vật gì, thì nàng lạnh lùng nói :

938

- Chúc mừng anh.

Nếu khi đi xem hát với nàng, tôi quên không mang ống nhòm đi, thì sau đó nàng nói :

- Tôi đã biết mà, thế nào anh cũng quên.

Không hiểu may hay là không may, trong cuộc sống của chúng ta mọi cái sớm muộn rồi cũng đều kết thúc. Đã đến lúc phải chia tay, vì Luganovich được bổ làm chánh án toà án ở một tỉnh khác thuộc miền tây. Cần phải bán đồ đạc, xe ngựa, nhà nghỉ. Khi cả nhà đi ra ngoại ô và sau đó khi trở về thành phố, nhìn lại lần cuối cùng nhà nghỉ, khu vườn cây xanh lá, mọi người đều buồn rười rượi, và tôi hiểu đã đến lúc không phải chỉ cách biệt, chia lìa với cái nhà nghỉ mà thôi đâu. Mọi việc được định trước rằng, vào cuối tháng Tám, chúng tôi sẽ tiến Anna Alệchxayepna đi nghỉ ở Krưm theo lời khuyên của các bác sĩ, sau đó ít lâu Luganovich sẽ đưa con cái đi về tỉnh miền

Tây, nơi ông ta nhận chức mới. | Chúng tôi đi đưa tiễn Anna Alệchxâyépna rất đông. Khi nàng đã từ biệt chồng và các con, khi chỉ còn một lát nữa thôi là hồi chuông thứ ba sẽ reo, tôi chạy vào trong ngăn buồng trên toa tàu của nàng để đặt giúp lên giá cao một cái làn nàng bỏ quên, và cũng cần phải từ biệt với nàng. Trong ngăn buồng trên toa tầu ấy, cái nhìn của chúng

939

tôi gặp nhau, sự kiềm chế bây lâu nay trong lòng chúng tôi không còn nữa, tôi ôm lấy nàng, nàng ngục đầu vào ngực tôi, nước mắt ràn rụa ; tôi hôn lên mặt nàng, hôn lên vai, bàn tay, hôn đôi mắt đẫm lệ. - Ôi, nàng và tôi thật khổ biết bao! - tôi thú nhận với nàng tình yêu của tôi, tim tôi đau thắt lại khi chợt hiểu rằng thật là không cần thiết, thật nhỏ nhặt và hồ đồ bao nhiêu, tất cả những gì đã ngăn trở chúng tôi yêu nhau. Tôi hiểu rằng, khi yêu thì những suy nghĩ đắn đo về tình cảm đó cần phải bắt nguồn từ một cái gì cao hơn, hệ trọng hơn là những suy nghĩ về hạnh phúc hay là bất hạnh, tội lỗi hay là điều thiện với ý nghĩa thường tình của nó, hoặc là chẳng cần phải suy nghĩ đắn đo gì hết.

| Tôi hôn nàng lần cuối cùng, nắm chặt tay nàng, và chúng tôi chia tay nhau - mãi mãi. Tàu đã chay, tôi ngồi trong căn buồng bên cạnh • ngăn buồng này trống rỗng - tôi ngồi trong đó cho đến ga sau, nước mắt trào ra. Sau đó tôi đã đi bộ trở về làng Xôfĩnô...

Trong lúc Aliôkhin kể lại chuyện đó, thì mưa đã tạnh, mặt trời đã ló ra khỏi mây. Burkin và Ivan Ivanats bước ra ngoài ban công, từ đấy có thể nhìn thấy cảnh rất đẹp của một khu vườn và một cái hố rộng đang lấp lánh phản chiếu ánh mặt trời như một tấm gương lớn. Hai người nhìn

940

ngắm cảnh đẹp và cùng cảm thấy tiếc rằng con người có đôi mắt thông minh phúc hậu ấy, người vừa kể lại câu chuyện riêng của mình với giọng chân thành như thế, quả thật đã sống mòn mỏi

đây, giữa một trang ấp mênh mông, sống buồn bã tẻ nhạt, không nghiên cứu khoa học hay làm một việc gì để cuộc đời ông ta có thể bớt chán chường hơn ; họ hình dung ra không biết gương mặt người phụ nữ trẻ kia sẽ đau đớn, buồn khổ như thế nào, khi Aliokhin chia tay lần cuối với nàng trên toa tàu và hôn lên mặt nàng, lên vai nàng. Cả hai người đều đã có thấy nàng trên thành phố, riêng Burkin thậm chí còn quen nàng và nhận rằng nàng đẹp thật.

1898 PHAN HỒNG GIANG dịch

941

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #truyenngan