Truyện ngắn 2

-----Hễ đy là đến----

Nó muốn nổ tung!

Không, không phải! Mà là nó muốn làm tất cả mọi thứ nổ tung trừ nó và "cậu bạn dễ thương" ấy! Ôi! Vui hơn nhiều so với cái cách một đứa trẻ ngồi khóc nỉ non rồi được bố mua cho một cây kẹo mút và nhảy tưng tưng - dù nó cũng vừa kết thúc màn nhảy tưng tưng tương tự giữa phòng của mình! "Không thể kiềm chế cái sự sung sướng ấy lại được!"

Nhưng vẫn phải kiềm chế thôi! Vì cái Vân không thể cứ nhìn nó hành động bất thường mãi được. Cái Vân bắt nó kể câu chuyện mà nãy giờ nó đã dùng những tính từ như "kịch tính, hồi hộp, thót tim..." để miêu tả. Tò mò khủng khiếp! Bị con bạn tóm lại bắt ngồi yên, nó bắt đầu hắng giọng lên xuống, uống tới vài chục ngụm nước để "xuôi xuôi niềm hạnh phúc" và trình bày bằng một cái giọng ngọt hơn trà sữa...

- Rõ ràng mày biết rằng tao đã bị sét xẹt trúng đỉnh đầu vào chủ nhật tuần trước. Ơ kìa, tròn mắt ra cái gì? Thì cái tên mà tao với mày gặp trên Highland ý!

Thật ra cái Vân đang bị nghẹn hột ômai nên mắt mũi mới tròn tròn dẹt dẹt, chứ ai mà quên được cái hôm đó.

- Ực! Rồi rồi! Cả buổi hôm đó mày cứ gào thét với tao về sự ấn tượng mà hắn để lại cho mày. Khiếp quá! Tao chả thấy hắn đẹp trai ở chỗ nào cả?

Nhi giãy nảy:

- Vấn đề không phải ở chỗ đẹp trai, mà là ở chỗ tao thấy hắn thật sự ấn tượng. Vừa nhìn thấy hắn tao đã nghĩ: "Một kẻ đáng để mình thử kết bạn". Sau hôm đó, (e hèm) mày biết tao đã làm gì không? (lại e hèm) Ngày nào tao cũng lên Highland vào tầm giờ đấy, ngồi đúng chỗ đấy, chả để làm gì cả ngoài việc chờ đợi. Tao lên đó đựơc đúng một tuần và đau đớn sao, tao chả thấy hắn đâu cả!!!

Nhi vừa nói vừa nhăn nhó đúng kiểu người đi đào vàng mà đào mãi chỉ thấy toàn sỏi. Còn cái Vân thì vứt béng cả gói ômai ra sàn, ngạc nhiên cao độ:

- Hả? Mày bị điên à? Mỗi ngày mày ngồi đó bao lâu? Ba tiếng á? Mày điên rồi Nhi ơi! Tao không thể ngờ một đứa đi trên đường người ta chỉ nhìn thấy cằm như mày mà làm thế được! Trời ơi đất ơi con bạn mình sao thế này?

- Mày điên thì có! Đã nói là tao thấy đáng để thử kết bạn mà! Công nhận khổ thật! - Nhi tặc lưỡi - Mày cứ tưởng tượng cái cảm giác chờ đợi trong mơ hồ đó mà xem. Tao nhấp nhổm không yên. Mà kể cả lúc tao phải về nữa chứ, tao cứ nghĩ nhỡ đâu hắn ta sẽ tới sau 5 phút nữa thì sao... Khổ lắm mày ạ! Nhưng tao vẫn làm. Đấy mày phải thấy tao đã cố gắng thế nào...

- Rồi rồi. Tao hiểu. Tao thấy. Sao nữa?

- Từ từ nào! Thì rồi sau đấy mọi sự cố gắng cũng phải đựơc đền đáp chứ sao! Một hôm nọ, tao với thằng em kết nghĩa rẽ qua đó để thám thính tình hình, nào ngờ thấy hắn lù lù. Hehe, tao cuống hết cả, không còn biết phải làm gì nữa. May có thằng em, tao ghi vội một bức thư ngắn ngắn rồi dùng tất cả nanh vuốt của mình bắt thằng đó mang vào cho hắn. Tự nhiên hôm đó thằng em kết nghĩa của tao cũng tốt, hehe!

- Trời trời! Hay! - Vân vỗ sàn nhà đánh tét một cái, rồi nhăn nhó vì đau nhưng vẫn không ngừng tra hỏi - Vậy là hắn biết mày, làm quen với mày?

- (Lắc đầu) Thế thì dễ quá! Ông trời còn thử lòng người tốt nhiều lắm chớ! Nói chung là thằng em tao đưa cho hắn bức thư đó xong đồng nghĩa với việc hắn có số điện thoại của tao. Hehe, thằng em tao bảo lúc nó giơ bức thư ra, anh chàng ngạc nhiên đến mức không hiểu nó đang nói gì nữa.

- Dĩ nhiên rồi! Tự dưng đang yên đang lành người ta nhận được quả bom nổ chậm thế ai chẳng sợ...

- Láo toét! Để tao kể tiếp. Tối hôm đó, mày có nhớ tao đi xem The Beatels không? Đó, chỗ đó mới là chuyện. Tao đang sung sướng nhún nhảy ầm ỹ vì mua vé hạng bét mà xin xỏ hai câu được lên hạng nhất ngồi, thì bỗng nhiên tao thấy người tao nhè nhẹ, thiêu thiếu...

- Á! - Vân lại định đánh sàn nhà thêm một cái nữa, nhưng nghĩ sao nó giơ tay được nửa chừng rồi... rụt lại - Điện thoại, đúng không? Hoá ra mày bị mất điện thoại ở đó hả? Trời, mà lại còn là tối cái hôm mày đưa bức thư? Ặc ặc, thảo nào tao thấy mày rên rỉ suốt, trong khi mất cả con bò mày cũng chỉ tiếc nuối mấy câu!

- Ừ, thì thế! Tao ức gần chết! Hì hụi đi làm lại cái sim thì còn gì dã man hơn, tao không thể nào nhớ nổi đúng 5 số hay nhắn tin nhất. Lúc đó tao tính nhảy xuống sông Tô Lịch cho xong, nhưng nghĩ thế nào, tao lại sợ mày khóc hết nước mắt vì mất đi một con bạn hoàn hảo như tao ...

Vừa nói, Nhi vừa giả bộ xoắn xoắn vài sợi tóc. Cái Vân đã thuộc lòng điệu bộ này rồi, chứ người lạ thì chắc lăn ra sàn nhà mà cười không ra hơi.

- Thôi lạy mày! Nói tiếp đi, rồi mày làm gì nữa mà bây giờ tươi roi rói thế hả?

- Hehe, người như tao không thể chấp nhận số phận được. Một hôm, cũng lâu rồi, khoảng 8 giờ tối, tao để ý thấy cái xe của anh ta đỗ ở Vạn Phúc, chỉ có điều là không thấy người đâu nên cho qua. Đó, thế là cái hôm sau ngày tao mất điện thoại- tức hôm kia, tao quyết định ra Vạn Phúc khoảng 8 giờ tối để chờ đợi cái... xe máy đấy. Nào ngờ, mày ơi, cái xe nó ở đấy thật! Vĩ đại không? Haha! Thế là dĩ nhiên tao phải dùng hết dũng cảm của mình ra để tiến tới cái xe, hỏi thăm cái chị đang ngồi trên xe về cái cậu bạn mà thỉnh thoảng cũng đi cái xe này... May sao chị ý lại rất nhiệt tình với đứa dễ thương như tao...

- Hả? Thật á? Rồi sao? Mày hỏi han gì, có được gì từ chị ý?

- Ừ thì tao cũng hơi ngại, nên không dám hỏi địa chỉ nhà hay số điện thoại gì. Tao chỉ nói kiểu như "Có cách nào để liên lạc với bạn ý không ạ?". Hehe, nào ngờ chị ý rất tâm lý, rút điện thoại ra đọc cho tao số của hắn. Haha, phải nói là lúc đấy tao sướng đến mức chỉ muốn ôm luôn chị ý, trông chị ý dễ thương kinh khủng và giống hắn kinh khủng (chắc là chị gái, mày ạ!). Tao cảm ơn rối rít rồi đi về với số điện thoại của anh chàng...

- Tuyệt! Haha thảo nào hôm qua mày nhất quyết đi mua điện thoại cho bằng đựơc. Rồi tối qua mày đã nhắn tin hì hụi cho hắn ta phải không?

- Dĩ nhiên rồi! Haha, và mày biết không, hắn hết sức cởi mở và cá tính! Haha. Tao nhìn người không lầm! Đầu tư công sức đúng chỗ! Sướng dã man con ngan! Haha hehe hoho hihi...

- Haha rồi rồi, tao hiểu! Công nhận câu chuyện của mày kịch tính thật! Đáng phải lên phim! Rồi, tao ủng hộ mày nhiệt tình trong vụ này. Cố lên Chiaki!

Cái Nhi cười lăn lộn. Nó đang hạnh phúc, chứ sao lại không! Nó nhớ lại cái lúc đứng trước chiếc xe của tên bạn lúc đó chưa quen, không biết có nên hỏi một cái gì đó hay không. Lúc đó nó đã rối lắm, vì làm như vậy chẳng ra sao cả, rõ ràng nó là con gái mà. Nhưng cuối cùng, nó sực nghĩ tới cái câu đã đọc được trên báo "Nhặt kiếm lên và đi vào rừng thẳm". Vậy là nó đã quyết định, và chắc chắn đó là quyết định đúng, vì những ngày sau đó nó không thấy lại cái xe đó nữa, còn tên bạn mới quen nói rằng thật ra hắn năm thì mười họa mới lên Highland. Yeahhhhhh! Phải mạnh mẽ như thế, phải biết nắm chặt cơ hội trong tay như thế mình mới không bao giờ phải hối hận chứ! Cũng chỉ nhờ có thế nó mới có thêm một tên bạn mới hay ho tốt bụng mà nó luôn tự hào rằng "I got it myself!" Hehe.

- Tao khâm phục mày đấy Nhi ạ! Tao cũng để ý một cậu bạn bên lớp Anh, mấy tháng rùi lận, mà tao chưa dám làm gì bao giờ...

- Cố lên mày! Làm rồi thì mới thấy không quá khó. Làm xong rồi thì kết quả thật tuyệt vời! Mày có biết thế nào là nhặt kiếm lên và đi vào rừng thẳm không huh?

"Ơ, đúng!" - Vân chẳng may quên mất, lại vỗ sàn nhà đánh tét một cái. Nó tự nhủ một tuần nữa thôi, nó sẽ là đứa sung sướng như cái Nhi bây giờ!

Những người bạn thân của chúng ta đều đã từng là một người lạ mà! Đừng bỏ lỡ dù chỉ một người bạn!

-----1. Hà Nội ngày 39C

Mặt đất đang nóng như thế nào thì đầu Vũ cũng bừng bừng như thế. Thì đang ngủ, thằng Đạt gọi sang đòi mượn bằng được mấy cái đĩa breakdance. Để thằng bạn khỏi mất công đi một vòng tránh đường một chiều, Vũ vội ra ngã tư Giám-Tôn Đức Thắng đứng chờ, quên cả mũ nón. Chờ đến 15 mới thấy Đạt phóng xe tới.

- Thế nào, đẹp chứ! - Đạt cười, nhìn Vũ trố mắt ngắm con Nouvo mới cáu của nó

Chẳng cần thằng bạn khoe, Vũ cũng đoán được đấy là phần thưởng đỗ Đại học của nó.

- Lên đi, tao đèo về - Đạt tít mắt

- Khỏi! Tao chẳng đủ tiền trả xe ôm đâu. Đi bộ được rồi.

Nghe vậy, Đạt cũng chẳng khách sáo, bye bye thằng bạn rồi rồ ga phóng thẳng. Vũ nhìn theo, thở dài. Nó cũng đã từng suýt có một con Nouvo như vậy. Ba mẹ đã bảo chỉ cần nó đỗ Đại học, nó sẽ có. Nhưng có lẽ không phải năm nay, vì nó trượt.

Từ hôm biết điểm, cả chục ngày nay Vũ chẳng buồn ra khỏi nhà, suốt ngày ở nhà ôm cái PC, online suốt ngày nghe bọn bạn cùng cảnh ngộ ca cẩm. Hôm nay không phải thấy tội thằng bạn lóc cóc xe đạp đi xa thì nó đã chẳng nó đi bộ ra đây, nhưng giờ nó lại thấy tội nghiệp cho mình.

Trên đường về nhà, đi qua cổng Văn Miếu, bỗng Vũ thấy có một đám trẻ con đang đứng túm tụm lại. Vốn tò mò, nó cũng ngó đầu vào thì thấy có ba nhóc nước ngoài đang ngồi quanh ông lão làm tò he. Trên tay hai cô bé mắt xanh mỗi người cầm một con tò he, trong khi cậu bé còn lại đang khua chân khua tay cố gắng miêu tả cho ông lão hiểu con tò he cậu muốn ông làm. Với vốn tiếng Anh cũng khá khẩm, khiến Vũ hiểu cậu bé đang miêu tả Người nhện. Nhìn cậu bé đang cố diễn đạt đến toát mồ hôi, Vũ cũng thấy tội nghiệp, thế là nó thành phiên dịch viên bất đắc dĩ. Nghe cậu bé cao hơn nó cả cái đầu, tay cầm người nhện, nhìn nó nói câu "thanks" đầy biết ơn, tự nhiên Vũ thấy vui vui. Suốt quãng đường còn lại về nhà, thằng nhóc vừa đi vừa huýt sáo.

2 Nhà sách

- Hi! - Một bàn tay đập bộp vai làm Vũ giật nảy mình quay lại. Thằng nhóc mấy hôm trước gặp ở cổng Văn Miếu nhìn nó, hồ hởi:

- Lại gặp nữa rồi! Anh đi mua sách à?

- Ừ! - Vũ trả lời, trong bụng thầm nghĩ "đi đọc cọp thì có".

- À, đi mua bản đồ. Hà Nội nóng quá. Anh có khuyên gì bọn này không? - Thằng nhóc trả lời ánh mắt tò mò của Vũ. Hai cô gái cùng nhóm thấy thằng nhóc vẫy gọi cũng đã tiến lại chỗ nó đứng.

- Nếu chỉ đi ngắn ngày, các bạn nên lên Tam Đảo, trên đấy vừa mát mẻ mà không khí cũng trong lành. Đi đầu tuần sẽ đỡ đông...

Vũ giới thiệu một hồi, làm bọn kia đứng ngẩn mặt, chăm chú nghe. Bỗng thằng nhóc chen ngang:

- Vậy anh là hướng dẫn viên à?

- Không, suýt thôi! Nhưng anh cũng từng đến đó vài lần nên biết.

Tụi kia quay sang bàn bạc gì đó với nhau còn Vũ quay ra đọc cọp tiếp cuốn truyện tranh.

- Nếu bạn rỗi thì đi cùng bọn mình nhé! - Cô bé tóc vàng, Larry, đề nghị - Dù sao bạn cũng biết hơn bọn mình, đi càng đông càng vui, phải không? Chi phí bọn mình chịu.

Vũ bất ngờ bởi lời mời, gật đầu, sau khi thòng thêm một câu:

- Chúng mình sẽ chia đều.

3. Nhật ký đi đường

Ngày...tháng....năm

Ban tối, mình nói với ba mẹ về chuyến đi. Ba mẹ đồng ý, hơi bất ngờ, cứ tưởng sẽ phải nói khó. Ba mẹ bảo muốn cho tâm lý mình thoải mái một tí, chứ cứ ngồi nhà dí mắt vào PC cũng chẳng hay ho gì. Vừa chuẩn bị đồ xong, một balô to uỳnh. Mình thường thấy trong phim và trên tiểu thuyết, trong mỗi chuyến đi khám phá người ta thường hay viết "Nhật ký đi đường", cũng hay hay nên mình cũng thử viết, để sau này có cái lưu truyền cho con cháu. Hehe. Nhưng nói thật hồi hộp quá, định đi ngủ sớm mà mãi cứ trằn trọc nên bò dậy viết vài dòng...

Ngày...tháng...năm...

Thế là bọn mình thành một nhóm, Tracy - tóc vàng, Larry - cao kều, Cathy - tóc ngắn và mình - thằng nhóc tuy lớn tuổi nhất nhưng lại thấp nhất đoàn. Bây giờ là 12h trưa, vừa mới lên. Ngồi xe bus mệt lử. Thế mà vừa vứt balô lên phòng nghỉ, tụi kia đã hỏi đường đi chơi rồi. Mình thì chỉ muốn duỗi thẳng cẳng ra giường, tiết trời man mát làm mắt mình díp cả lại, muốn ngủ lắm nhưng làm thế bất lịch sự quá. Thôi đành phải cố vậy.

Bây giờ là 12h đêm. Mọi người vừa ngủ. Hôm nay mệt thật đấy. Ban trưa, ăn xong, tụi kia kéo mình chỉ đường lên Thác Bạc, mình leo dốc thở hộc bơ mà bọn nó đi như không ý. Chơi mãi đến gần 5h chiều mới về. Trên đường, nhìn những dàn su su xanh mướt, tụi nó cứ "oh, ah" mãi. Ngộ thiệt! Lúc về, mây ngang tầm với, cứ mịt mù, đứng gần nhau mà cứ thấy mờ mờ ảo ảo, cái cảm giác ấy thích thật đấy! Nhưng cũng vì thế mà hôm nay suýt lạc mất Tracy, cả bọn sợ, nên về sớm. Đi cả ngày mệt, không khí lại mát mẻ nên ai cũng ăn được nhiều, mấy nhóc kia có vẻ đang khoái khẩu món su su luộc chấm vừng.

Nhà trọ mình ở bé tẹo, nằm lọt thỏm so với mặt đường. Từ phòng mình và Larry, nhìn thẳng ra là mặt đường. Từ cửa sổ cách đường cũng chỉ mét rưỡi. Đôi khi nghĩ mấy con bò đang đi ngoài kia bỗng nổi hứng phi thân qua cửa sổ, đủ làm mình ớn cả người, trong khi Larry bảo nếu thế thật nó sẽ thử vuốt ve mấy chú bò.

Mình bắt đầu thấy díp cả mắt, viết bằng ánh sáng đèn pin làm mình đau cả mắt. Ai bảo ban tối, hết trò chơi, mình rủ tụi nó thi kể chuyện ma. Thế là bốn đứa, trùm chăn, tắt đèn kể chuyện ma. Những câu chuyện trong quyển "Liêu trai chí dị" mà mình từng đọc, những tên cướp biển với những con tàu ma, lại còn tiếng gió vít những ngọn tre xào xạc bên kia đường nữa chứ. Báo hại cho Tracy, Cathy sợ không dám ngủ một mình, tụi nó ôm gối sang bắt mình với Larry nhường giường, trải chăn xuống đất mà nằm. Lần sau thì mình cạch...

Ngày...tháng...năm...

Mưa từ đêm qua mãi chưa dứt. Thấy anh lễ tân bảo bão đang về. Chán. Cả bọn đành loanh quanh chơi trong nhà trọ. Larry chơi với con mèo tam thể, Cathy và Tracy, đứa nghe ipod, đứa ngồi nghịch mưa ở ngoài hiên, còn mình chẳng biết làm gì nên lôi nhật ký ra viết, nhưng cũng chẳng có gì để viết cả, chẳng bù hôm qua...Giá cứ được tất bật như thế lại hay. Thôi đành đi ngủ vậy.

Ngày...tháng....năm...

Vẫn mưa. Có lẽ phải 3, 4 ngày nữa mới hết. Trò kể chuyện ma mãi cũng chán. Hôm nay dự định đưa mọi người đi đến đền Tây Thiên, chùa Can Bi... nhưng xem ra hỏng hết rồi.

Ngày...tháng...năm...

Vẫn mưa. Mình vừa đi hỏi xem có xe về Hà Nội không, nhưng lễ tân bảo đoạn đường vào đây bị lở đất nên trong mấy ngày nữa chưa chắc đã có xe. Chán! Thế là bị giam chân ở đây sao?

Ngày...tháng...năm...

Mệt phờ! Quảng cáo Lifebouy cho mình một ý tưởng hay đến bất ngờ. Mưa đã ngớt. 7h sáng, mình lôi 3 đứa kia dậy, nói là đưa đến một nơi thú vị. Cả bọn đội mưa, đi bộ gần 5 cây số đến nơi bị lở đất và bắt đầu dọn dẹp... Có hơn hai chục người nữa làm với bọn mình, ban đầu họ ngạc nhiên khi thấy ba cô cậu nước ngoài cũng xách đất, nhặt đá... nhưng phải nói ba tên đấy làm trâu thật, mình chẳng quen với việc này lắm nên cứ hụt hết cả hơi. Nhìn họ hào hứng làm việc, những giọt mồ hôi trộn lẫn nước mưa lấm tấm đầy trên những khuôn mặt khiến mình cũng phải cố gắng mà theo, không thể để thua được... Chiều, mưa ngừng. Việc dọn dẹp đoạn đường đó đã xong, nhưng trời tối quá, không về được nhà trọ, bốn đứa ở tạm nhà của một gia đình gần đó. Ba đứa kia hí hửng chui xuống bếp nướng khoai, còn mình phụ trách nồi ngô luộc tranh thủ viết mấy dòng...

4. Những cuộc hành trình

Ngày...tháng...năm...

Vừa tiễn tụi kia ra ga đi Huế. Trước lúc đi, Cathy đưa cho mình một quyển sổ to bự, nói là quà cảm ơn của tụi nó. Bất ngờ hơn nữa là những dòng tâm sự viết ở ngay trang đầu, mình đã đọc đến thuộc:

" Cảm ơn vì chuyến đi. Nói thật, bọn này chưa bao giờ nghĩ sẽ được tham gia một tour "trải nghiệm" được sống, làm việc với người dân bản địa như thế vì thường giá rất đắt. Thế nên rất cảm ơn! Bọn này biết anh vẫn viết sổ tay đi đường, nên tặng anh quyển sổ này, mong sẽ sớm đầy những lịch trình, những tour, những kỷ niệm..."

Vậy là họ lại lên đường, tiếp tục cuộc hành trình khám phá Việt Nam. Còn mình, sẽ tiếp tục cuộc hành trình khám phá bản thân, tìm cho mình một con đường để tiếp tục theo đuổi những mơ ước, đó có thể là một con đường vòng, cũng có thể là một con đường gập ghềnh, nhưng mình vẫn sẽ đi. Quyết thế!-----

1. Hà Nội ngày 39C

Mặt đất đang nóng như thế nào thì đầu Vũ cũng bừng bừng như thế. Thì đang ngủ, thằng Đạt gọi sang đòi mượn bằng được mấy cái đĩa breakdance. Để thằng bạn khỏi mất công đi một vòng tránh đường một chiều, Vũ vội ra ngã tư Giám-Tôn Đức Thắng đứng chờ, quên cả mũ nón. Chờ đến 15 mới thấy Đạt phóng xe tới.

- Thế nào, đẹp chứ! - Đạt cười, nhìn Vũ trố mắt ngắm con Nouvo mới cáu của nó

Chẳng cần thằng bạn khoe, Vũ cũng đoán được đấy là phần thưởng đỗ Đại học của nó.

- Lên đi, tao đèo về - Đạt tít mắt

- Khỏi! Tao chẳng đủ tiền trả xe ôm đâu. Đi bộ được rồi.

Nghe vậy, Đạt cũng chẳng khách sáo, bye bye thằng bạn rồi rồ ga phóng thẳng. Vũ nhìn theo, thở dài. Nó cũng đã từng suýt có một con Nouvo như vậy. Ba mẹ đã bảo chỉ cần nó đỗ Đại học, nó sẽ có. Nhưng có lẽ không phải năm nay, vì nó trượt.

Từ hôm biết điểm, cả chục ngày nay Vũ chẳng buồn ra khỏi nhà, suốt ngày ở nhà ôm cái PC, online suốt ngày nghe bọn bạn cùng cảnh ngộ ca cẩm. Hôm nay không phải thấy tội thằng bạn lóc cóc xe đạp đi xa thì nó đã chẳng nó đi bộ ra đây, nhưng giờ nó lại thấy tội nghiệp cho mình.

Trên đường về nhà, đi qua cổng Văn Miếu, bỗng Vũ thấy có một đám trẻ con đang đứng túm tụm lại. Vốn tò mò, nó cũng ngó đầu vào thì thấy có ba nhóc nước ngoài đang ngồi quanh ông lão làm tò he. Trên tay hai cô bé mắt xanh mỗi người cầm một con tò he, trong khi cậu bé còn lại đang khua chân khua tay cố gắng miêu tả cho ông lão hiểu con tò he cậu muốn ông làm. Với vốn tiếng Anh cũng khá khẩm, khiến Vũ hiểu cậu bé đang miêu tả Người nhện. Nhìn cậu bé đang cố diễn đạt đến toát mồ hôi, Vũ cũng thấy tội nghiệp, thế là nó thành phiên dịch viên bất đắc dĩ. Nghe cậu bé cao hơn nó cả cái đầu, tay cầm người nhện, nhìn nó nói câu "thanks" đầy biết ơn, tự nhiên Vũ thấy vui vui. Suốt quãng đường còn lại về nhà, thằng nhóc vừa đi vừa huýt sáo.

2 Nhà sách

- Hi! - Một bàn tay đập bộp vai làm Vũ giật nảy mình quay lại. Thằng nhóc mấy hôm trước gặp ở cổng Văn Miếu nhìn nó, hồ hởi:

- Lại gặp nữa rồi! Anh đi mua sách à?

- Ừ! - Vũ trả lời, trong bụng thầm nghĩ "đi đọc cọp thì có".

- À, đi mua bản đồ. Hà Nội nóng quá. Anh có khuyên gì bọn này không? - Thằng nhóc trả lời ánh mắt tò mò của Vũ. Hai cô gái cùng nhóm thấy thằng nhóc vẫy gọi cũng đã tiến lại chỗ nó đứng.

- Nếu chỉ đi ngắn ngày, các bạn nên lên Tam Đảo, trên đấy vừa mát mẻ mà không khí cũng trong lành. Đi đầu tuần sẽ đỡ đông...

Vũ giới thiệu một hồi, làm bọn kia đứng ngẩn mặt, chăm chú nghe. Bỗng thằng nhóc chen ngang:

- Vậy anh là hướng dẫn viên à?

- Không, suýt thôi! Nhưng anh cũng từng đến đó vài lần nên biết.

Tụi kia quay sang bàn bạc gì đó với nhau còn Vũ quay ra đọc cọp tiếp cuốn truyện tranh.

- Nếu bạn rỗi thì đi cùng bọn mình nhé! - Cô bé tóc vàng, Larry, đề nghị - Dù sao bạn cũng biết hơn bọn mình, đi càng đông càng vui, phải không? Chi phí bọn mình chịu.

Vũ bất ngờ bởi lời mời, gật đầu, sau khi thòng thêm một câu:

- Chúng mình sẽ chia đều.

3. Nhật ký đi đường

Ngày...tháng....năm

Ban tối, mình nói với ba mẹ về chuyến đi. Ba mẹ đồng ý, hơi bất ngờ, cứ tưởng sẽ phải nói khó. Ba mẹ bảo muốn cho tâm lý mình thoải mái một tí, chứ cứ ngồi nhà dí mắt vào PC cũng chẳng hay ho gì. Vừa chuẩn bị đồ xong, một balô to uỳnh. Mình thường thấy trong phim và trên tiểu thuyết, trong mỗi chuyến đi khám phá người ta thường hay viết "Nhật ký đi đường", cũng hay hay nên mình cũng thử viết, để sau này có cái lưu truyền cho con cháu. Hehe. Nhưng nói thật hồi hộp quá, định đi ngủ sớm mà mãi cứ trằn trọc nên bò dậy viết vài dòng...

Ngày...tháng...năm...

Thế là bọn mình thành một nhóm, Tracy - tóc vàng, Larry - cao kều, Cathy - tóc ngắn và mình - thằng nhóc tuy lớn tuổi nhất nhưng lại thấp nhất đoàn. Bây giờ là 12h trưa, vừa mới lên. Ngồi xe bus mệt lử. Thế mà vừa vứt balô lên phòng nghỉ, tụi kia đã hỏi đường đi chơi rồi. Mình thì chỉ muốn duỗi thẳng cẳng ra giường, tiết trời man mát làm mắt mình díp cả lại, muốn ngủ lắm nhưng làm thế bất lịch sự quá. Thôi đành phải cố vậy.

Bây giờ là 12h đêm. Mọi người vừa ngủ. Hôm nay mệt thật đấy. Ban trưa, ăn xong, tụi kia kéo mình chỉ đường lên Thác Bạc, mình leo dốc thở hộc bơ mà bọn nó đi như không ý. Chơi mãi đến gần 5h chiều mới về. Trên đường, nhìn những dàn su su xanh mướt, tụi nó cứ "oh, ah" mãi. Ngộ thiệt! Lúc về, mây ngang tầm với, cứ mịt mù, đứng gần nhau mà cứ thấy mờ mờ ảo ảo, cái cảm giác ấy thích thật đấy! Nhưng cũng vì thế mà hôm nay suýt lạc mất Tracy, cả bọn sợ, nên về sớm. Đi cả ngày mệt, không khí lại mát mẻ nên ai cũng ăn được nhiều, mấy nhóc kia có vẻ đang khoái khẩu món su su luộc chấm vừng.

Nhà trọ mình ở bé tẹo, nằm lọt thỏm so với mặt đường. Từ phòng mình và Larry, nhìn thẳng ra là mặt đường. Từ cửa sổ cách đường cũng chỉ mét rưỡi. Đôi khi nghĩ mấy con bò đang đi ngoài kia bỗng nổi hứng phi thân qua cửa sổ, đủ làm mình ớn cả người, trong khi Larry bảo nếu thế thật nó sẽ thử vuốt ve mấy chú bò.

Mình bắt đầu thấy díp cả mắt, viết bằng ánh sáng đèn pin làm mình đau cả mắt. Ai bảo ban tối, hết trò chơi, mình rủ tụi nó thi kể chuyện ma. Thế là bốn đứa, trùm chăn, tắt đèn kể chuyện ma. Những câu chuyện trong quyển "Liêu trai chí dị" mà mình từng đọc, những tên cướp biển với những con tàu ma, lại còn tiếng gió vít những ngọn tre xào xạc bên kia đường nữa chứ. Báo hại cho Tracy, Cathy sợ không dám ngủ một mình, tụi nó ôm gối sang bắt mình với Larry nhường giường, trải chăn xuống đất mà nằm. Lần sau thì mình cạch...

Ngày...tháng...năm...

Mưa từ đêm qua mãi chưa dứt. Thấy anh lễ tân bảo bão đang về. Chán. Cả bọn đành loanh quanh chơi trong nhà trọ. Larry chơi với con mèo tam thể, Cathy và Tracy, đứa nghe ipod, đứa ngồi nghịch mưa ở ngoài hiên, còn mình chẳng biết làm gì nên lôi nhật ký ra viết, nhưng cũng chẳng có gì để viết cả, chẳng bù hôm qua...Giá cứ được tất bật như thế lại hay. Thôi đành đi ngủ vậy.

Ngày...tháng....năm...

Vẫn mưa. Có lẽ phải 3, 4 ngày nữa mới hết. Trò kể chuyện ma mãi cũng chán. Hôm nay dự định đưa mọi người đi đến đền Tây Thiên, chùa Can Bi... nhưng xem ra hỏng hết rồi.

Ngày...tháng...năm...

Vẫn mưa. Mình vừa đi hỏi xem có xe về Hà Nội không, nhưng lễ tân bảo đoạn đường vào đây bị lở đất nên trong mấy ngày nữa chưa chắc đã có xe. Chán! Thế là bị giam chân ở đây sao?

Ngày...tháng...năm...

Mệt phờ! Quảng cáo Lifebouy cho mình một ý tưởng hay đến bất ngờ. Mưa đã ngớt. 7h sáng, mình lôi 3 đứa kia dậy, nói là đưa đến một nơi thú vị. Cả bọn đội mưa, đi bộ gần 5 cây số đến nơi bị lở đất và bắt đầu dọn dẹp... Có hơn hai chục người nữa làm với bọn mình, ban đầu họ ngạc nhiên khi thấy ba cô cậu nước ngoài cũng xách đất, nhặt đá... nhưng phải nói ba tên đấy làm trâu thật, mình chẳng quen với việc này lắm nên cứ hụt hết cả hơi. Nhìn họ hào hứng làm việc, những giọt mồ hôi trộn lẫn nước mưa lấm tấm đầy trên những khuôn mặt khiến mình cũng phải cố gắng mà theo, không thể để thua được... Chiều, mưa ngừng. Việc dọn dẹp đoạn đường đó đã xong, nhưng trời tối quá, không về được nhà trọ, bốn đứa ở tạm nhà của một gia đình gần đó. Ba đứa kia hí hửng chui xuống bếp nướng khoai, còn mình phụ trách nồi ngô luộc tranh thủ viết mấy dòng...

4. Những cuộc hành trình

Ngày...tháng...năm...

Vừa tiễn tụi kia ra ga đi Huế. Trước lúc đi, Cathy đưa cho mình một quyển sổ to bự, nói là quà cảm ơn của tụi nó. Bất ngờ hơn nữa là những dòng tâm sự viết ở ngay trang đầu, mình đã đọc đến thuộc:

" Cảm ơn vì chuyến đi. Nói thật, bọn này chưa bao giờ nghĩ sẽ được tham gia một tour "trải nghiệm" được sống, làm việc với người dân bản địa như thế vì thường giá rất đắt. Thế nên rất cảm ơn! Bọn này biết anh vẫn viết sổ tay đi đường, nên tặng anh quyển sổ này, mong sẽ sớm đầy những lịch trình, những tour, những kỷ niệm..."

Vậy là họ lại lên đường, tiếp tục cuộc hành trình khám phá Việt Nam. Còn mình, sẽ tiếp tục cuộc hành trình khám phá bản thân, tìm cho mình một con đường để tiếp tục theo đuổi những mơ ước, đó có thể là một con đường vòng, cũng có thể là một con đường gập ghềnh, nhưng mình vẫn sẽ đi. Quyết thế!

----Chuyến tàu cuối năm------

Nhờ ai đó trong những người đeo bám lủng lẳng ở cửa lên xuống kéo thốc cái thân thể mũm mĩm của Miu quẳng lên tàu, cô bé mới lọt vào được trong toa tàu chợ "dành cho phụ nữ và trẻ em" này. Nhìn trong đám người lố nhố hỗn độn xung quanh không thấy mẹ đâu, Miu hoảng hốt gọi to: "Mẹ, mẹ ơi!". Không có tiếng thưa. Nghe tiếng tàu kéo còi, cô biết nó sắp rời ga, cô gọi lạc giọng, tiếng méo hẳn đi "Mẹ! Mẹ ơi! Mẹ!". "Ơi, mẹ đây con!". Cô bé nháy thật nhanh chỗ mi mắt gặt nước mắt lan xuống, nhìn về phía nơi có tiếng mẹ. Mẹ cô đang chui 1/2 thân qua cửa sổ toa tàu, đang được những cánh tay kéo vài. Cô bé cuống cuồng trèo hối hả lên những bao gạo chất cao hơn đầu người cô, nhào về ôm lấy cổ mẹ, òa khóc.

Chao ôi là cái tuổi bám gấu váy mẹ. Đi đến một chốn xa lạ nào, hởi hơi mẹ ra là sợ lạc, sợ mất, giống như mẹ là một bà tiên bất mãn ở trần thế, hễ buông tay ra khỏi gấu áo là mẹ bay vụt lên trời. Sợ mẹ bỏ trốn khỏi mình, đi xin đứa bé khác về nuôi vì mình hư quá giống như lời mẹ vẫn doạ vào một cái ngày mình khóc nhè, ngang lẫy. Đâu có biết mẹ yêu mình biết bao, lạc mình mẹ hoảng loạn biết bao nhiêu.

Khi con tàu đã chạy lắc lư, hai bao đỗ đã yên tâm để hai mẹ con ngồi đè lên, cô bé mới hết khóc tủi. Cô thủ thỉ:

- Khi nãy con tưởng lạc mẹ rồi! Con sợ tàu bỏ mẹ lại. Con sợ quá mẹ ạ. Con muốn nhảy xuống ga mà không được.

Người mẹ vuốt ngược mái tóc ướt đẫm mồ hôi của con gái trong khi ngoài trời đang là đêm đông lạnh giá, lựa thế phẩy phẩy cái nón mà không đụng đến hành khách khác. Bà nói với con gái, giọng vỗ về:

- Lạc răng (sao) được, con. Con ở mô mẹ ở đó mà.

- Sao lúc nãy mẹ đi đâu mà không lên cùng với con?

- Mẹ phải đưa được hai bao hàng lên trước đã chứ.

Miu quên khuấy ngay chuyên lúc nãy, bắt qua chuyện hai bao hàng:

- Ta đem hắn ra Hà Nội bán à, mẹ?

- ừ.

- Lời nhiều không, mẹ?

- ừ. Mẹ cũng không biết. Nhưng thế nào cũng có quần áo mới cho con mặc Tết.

- A... Cô bé reo lên mừng rỡ.

- Cả mẹ cũng có, cả bà cũng có nữa chứ, mẹ?

- ừ, nhưng mẹ không thích mặc quần áo mới, ngứa lắm.

- Hứ! - Miu chu mỏ, ý nói: Chán mẹ quá. Lại không thích mặc quần áo mới! - à, mẹ này.

- Chi con?

- Bán xong, có tiền lời mẹ nhớ mua cau tươi với rễ tươi cho bà nữa, mẹ nhá.

- ừ, mẹ nhớ.

- Mẹ cứ nói mẹ nhớ. Răng phiên chợ trước mẹ không mua cau tươi cho bà, lau nay con thấy bà toàn phải ăn cau khô với rễ khô, trầu úa vàng hoe. Bữa trước nhờ con đâm trầu, bà chép miệng nói ri nì "Ước chi có miếng cau tươi mà ăn một miếng trầu cho ra hồn, có chết ngay cũng sướng. Ăn cái thứ cau khô miền Nam ni, vừa cứng vừa lạt như nhai dái trâu".

- Rứa à con - người mẹ chép miệng - Khổ thân bà. Bà lại cứ nói bà không thích ăn cau tươi, để tiền mua cá cho con.

- Rứa à mẹ ? - Cô bé thấy nhớ bà, thôi không muốn nói chuyện nữa. Cô nhìn ra chút cửa sổ còn sót lại do đống bao gạo còn chừa ra, nghĩ lại xem trời tối như thế này thì ở nhà bà đang làm gì? Chắc bà đang gắp những cục than trộng trộng trong đống gộc vừa đốt sưởi cho vào trã đất, đút xuống gầm giường ngủ cho ấm. Chà, giờ mà được chui vô nách bà trên giường ấm sực hơi lửa ở nhà mà nghe bà kể chuyện ma nhát ông Nhương thì sướng.

Ngồi ê đít trên bao đỗ xanh, cô bé cựa quậy, lại sực nhớ đến chuyện hai bao đỗ.

- Mẹ. Cái nhà mà bữa trước ta lên mua lạc đỗ, bác chủ nhà bị làm răng mà bụng bác to như cái trống rứa, mẹ?

- ừ, bác nớ bị bệnh cổ trướng con ạ. Chắc rồi không sống qua được Tết ni, khổ thân bác.

Miu thở dài sống sượt, buồn:

- Còn bác trai thì bị gãy mất một cái răng mẹ ạ, khi bác cười con thấy.

- Không phải gẫy mô con. Chỗ đó trước là cái răng bọc vàng, hết tiền thuốc thang cho bác gái, bác nớ phải tự đập gãy răng mình, bán lấy tiền chạy chữa cho vợ. Khổ, biết là không sống được mà vẫn cứ cố.

Cô bé không nói chuyện nữa, đưa mắt sục sạo khắp mọi ngóc ngách toa tàu. Trên trần nhà có mấy ngọn điện tỏa xuống một thứ ánh sáng trông xấu xí, sáng tối, méo mó thế nào. Nói là toa "dành cho phụ nữ và trẻ em" nhưng phần lớn hành khách trong toa là thương binh và người đi buôn. Các chú thương binh mắc võng trên gác hành lý, nằm ngủ lắc lư kín dọc toa tàu. Ghế hành khách thì chất đầy các bao gạo, đỗ. Khách nằm, ngồi vạ vật trên những bao hàng ấy. Dọc toa treo lủng lẳng những buồng cau không xanh như cau bà ngoại mà quả tròn, to, đổ ứng, mãi sau này cô mới biết đó là một giống cau của miền Nam, gọi là cau lửa. Có một nhóm bốn chú bộ đội ngồi ở góc toa, các chú ngồi gục đầu, hai bàn tay ôm choàng lấy ba lô ngủ gà ngủ gật. Một chú có con búp bê to bằng em bé ngoài nửa thân trên khắp nắp ba lô, mở mắt tròn xoe, dang hai tay như đòi bế. Đây là điểm cô bé dừng mắt nhìn lâu nhất và thứ hai là những buồng cau lắc lư (cô nghĩ tới bà ngoại). Hai điểm này cô còn nhìn lại nhiều lần. Có vẻ như mẹ đã ngủ. Giật mình dậy thấy cô mở mắt nhìn thỏ lỏ trong đêm, mẹ giục: "Con nằm duỗi chân ra đây, gối đầu lên, lòng mẹ thế này này, thế, nhắm mắt lại ngủ đi. Còn đi tàu tha hồ lâu cho con nhìn".

- Lâu là mấy ngày, mẹ?

- Cũng chưa biết chừng. Nghe mấy chú bộ đội đi từ Sài Gòn ra đây mất cả tuần rồi.

***

Đó là chuyến tàu chợ của những năm đầu thập kỷ 80. Thời kỳ hậu chiến, miền Bắc thiếu gạo trầm trọng. Nhu yếu phẩm cũng thiếu. Ở miền Nam dồi dào hơn nhưng Nhà nước cấm tư nhân buôn bán gạo, thịt - nói chung là hàng hóa - từ vùng này qua vùng khác. Mà người ta vẫn cứ buôn - và nếu thuế vụ bắt được thì tịch thu hẳn, mất trắng. Mỗi người đi tàu chỉ được mang theo 20 kg hành lý - cho nên mẹ của Miu một chuyến đi buôn Quỳnh Lưu - Hà Nội chỉ dám buôn 40kg - san ra làm 2 bao, nói dối với nhân viên nhà ga "mỗi đùm có 10 cân thôi". Vì được mẹ dặn trước nên Miu không cãi "Ứ, hai chục cân chứ, mẹ!".

Đây có lẽ là chuyến tàu cuối cùng về đến Hà Nội rồi quay về ga xuất phát còn kịp Tết. Những chuyến sau, chắc hành khách phải ăn Tết trên tàu hoặc ở các ga đợi tàu. Có một lần hai mẹ con Miu ra ăn Tết với bố ở Hải Phòng, nơi bố đóng quân - nhưng cuối cùng lại được đón xuân ở ga Thanh Hóa. Nhân tiện mẹ có mua một cặp chiếu Nga Sơn ra làm quà cho thủ trưởng của bố. Năm nay bố viết thư về báo tin "29 Tết sẽ về đến nhà (nếu tàu xe suôn sẻ). Cho nên mẹ mới lôi Miu đi buôn đỗ, bảo "để lấy tiền về ăn Tết thật to cho bố sợ".

Đâu như gần sáng. Con tàu tự dưng giảm tốc độ rồi chạy chậm hẳn. Mẹ Miu lại tưởng đến một ga nào đó (tàu chợ là tàu dừng ở tất cả các ga nó đi qua - phải tránh tất cả những con tàu mà nó có thể gặp phải) nhưng dân đi buôn chuyên nghiệp thì biết, lại đến một địa điểm ăn hàng mà người lái tàu đã ăn cánh với dân buôn.

Những tiếng la hét, chửi thề cùng những bao gạo bịch bịch ném qua cửa sổ quăng lên tàu cũng không làm thức nổi giấc ngủ say như chết của Miu. Cho đến khi mẹ cô nắm lấy tay giật lấy giật để:

- Dậy, dậy con, mau không hàng đè chết.

Choàng mắt dậy, cô đã thấy những người đàn ông trần trùng trục tràn lên toa, bám ô cửa sổ, cửa ra vào lôi ào ào những cái bao căng cứng loại 50kg đựng phân urê lên tàu. Dọc hai bên đường tàu người đứng lố nhố bên những bao hàng, người đứng dưới vứt ào ào lên cho người đứng đón. Họ tuồn đại vào toa, lăn mặc kệ. Đã mấy lần hai mẹ con hét lên khi những chiếc bao căng cứng kia lăn ào về phía mẹ con cô đứng. Các chú thương binh đã dậy, cầm nạng khua bạt mạng tất cả những ai xâm phạm vào khu vực hàng hóa và mắc võng của các chú. Một tí nữa thì mẹ Miu cũng lãnh được một nạng khi mẹ kéo cô nép vào đấy, lỡ đội đầu trúng vào võng chú.

Những bao hàng vẫn theo dọc đường tàu mà ném lên rào rào, đây đó trong toa có tiếng trẻ con khóc thét lên, tiếng người lớn gào gọi nhân viên tàu lửa, yêu cầu đóng các cửa sổ và cửa đi lại không cho hàng lên nữa. Miu vẫn khóc thút thít, mẹ xót xa, xoa xoa, thổi thổi bàn chân bé nhỏ sưng vù, tụ máu ở đầu ngón chân cái vì một góc bao hàng đè lên. Tưởng như cả mấy chục con người bị tấn côn và luùi bước, rồi sẽ bị chôn vùi trong đống bao gạo, đỗ, vừng, mỗi lúc một đầy thêm. Những buồng cau chao đảo, trái rụng lộp độp.

- Trời ơi, đè chết con tôi rồi.

Tiếng mẹ Miu la thất thanh trước đống hàng để chông chênh, choài đổ ụp lên tấm lưng non nớt của Miu. May thay, Miu thoát được như một phép thần kỳ, lòn qua chỗ kênh giữa những bao gạo, chui ra vẫn còn ngơ ngác.

- Trời ơi, khổ thân con. Tí nữa tàu dừng, tới ga nào mẹ cũng đưa con xuống, quay về, lả vô mà buôn với bán nữa, tiền không tiền thì thôi.

Chú thương binh lúc nãy suýt nữa quật cho mẹ Miu một nạng, thò đầu ra khỏi võng, nói dịu dàng:

- Chị cho cháu lên đây với tôi. ở dưới ấy không sống được với bọn chó ấy đâu.

Mẹ cuống quít cảm ơn, đỡ Miu lên. Cô bé dùng dằng vẫn muốn đứng lại dưới này với mẹ hơn, với lại dù sao cô vẫn hãi hãi vì khuôn mặt dữ tợn cùng cây nạng của chú ấy lúc nãy.

Cả toa tàu bước vào một cuộc chiến thật sự khi tàu dừng ở một ga cấp tỉnh nào đấy, hàng chục chiếc áo thuế vụ, quản lý thị trường (hay đại loại thế) ập lên toa đòi tịch thu "hàng buôn lậu". Những người thương binh, có người chân cụt tới bẹn, có người mất hẳn một cánh tay, tay cầm nạng, tay cầm thẻ thương binh (hoặc ngậm ở miệng) kéo sập cửa sổ, chốt lại, dàn hàng ngang chặn bít lối thông thương giữa các toa tàu và cửa lên xuống, giơ nạng đập chí chết bất kể người nào định xông lên toa. Họ phong tỏa toa tàu, không cho những chú mặc áo màu cỏ úa kia tràn lên kéo hàng của họ xuống. Công an cũng không làm gì được. Họ phanh tấm ngực lỗ chỗ sẹo ra, hét lớn:

- Bắn đi, tao thách chúng mình bắn đi. Đời chúng tao còn gì mà tiếc! Chúng mày cứ bắn bỏ bọn thương binh tàn phế này đi.

Miu sợ xanh mặt, nép sát vào mẹ, giật giật tay mẹ thì thầm:

- Mẹ ơi, chú thương binh lúc nãy sao tốt thế mà giờ trông chú hung hãn thế hả mẹ?

Mẹ cô nói như khóc:

- Biết làm sao được con ơi! Lớn lên con sẽ hiểu.

***

Khi toa tàu đã yên bình trở lại, lình xình chạy giữa ban mai thênh thang trời đất. Miu đã ăn no bụng vắt xôi với đùi gà bà vắt theo cho, thì cô len lỏi giữa các bao gạo, bao đỗ, chui cả xuống dưới gầm ghế nhặt cao rụng, ọt vào áo, mừng rỡ nghĩ tới lúc trút cả chục quả cao tươi óng vào tay bà. Mẹ Miu quá mệt mỏi sau một đêm căng thẳng, ngủ thiếp đi. Cô len đến tận cuối toa.

- À, con bé này, ai cho mày lấy cau của bà ? Trả bà ngay.

Một bàn tay cứng như gọng cua kẹp nắm nghiến lấy cổ tay Miu. Cô bé đau đớn nhìn lên. Một bà to béo.

- Cháu không biết, cháu tưởng cau rụng không ai nhặt nên cháu nhặt về cho bà.

- Cau-rụng-không-ai-nhặt. Một quả cau một đồng bạc đấy con ạ. Trả đây!

- Của bác mấy quả ạ?

- Của tao hết. Trút cả vào nón đây cho tao.

- Có những quả cháu moi tít đằng kia cơ mà. Phải của bà đâu.

- Còn cãi à? Đã ăn cắp còn nỏ mồm.

- Này bà, sao bà lại nói con bé thế? Chú bộ đội có đeo con búp bê lên tiếng - Cháu nó chỉ nhặt mấy quả cau rụng mà to béo như bà, có muốn nhặt cũng không chui được xuống mà nhặt cơ mà?

- A, anh... tôi thì tôi kêu nhân viên đến đây cho họ làm việc với anh chứ tôi thì tôi không thèm nói chuyện với hạng người như anh đâu.

- Thế của bà mấy quả, tôi trả tiền?

- Của tôi tất.

- Cẩn thận chứ! - Buồng cau kia của tôi cũng rụng nữa đấy. Chú chỉ buồng cau treo trên đầu, trơ khấc mấy chẽ không quả. Xong chú lấy con búp bê ra cho Miu bế, khen Miu có mái tóc đen, mượt. Suốt thời gian ở trên tàu, Miu vẫn hay lẩn quẩn chơi chỗ "chú bộ đội có con búp bê", chú cũng qua chỗ mẹ con cô chơi. Đến khi xuống tàu, chú cho hẳn Miu con búp bê, bảo "Đợt này chú về cưới vợ, cháu biết không? Chú mua con búp bê này tận trong Sài Gòn cơ, để sau này cho con của chú chơi? Mà biết đâu, đến lúc ấy thì loại búp bê này đã ê hề ra ngoài Bách hóa Bờ Hồ, giá rẻ như bèo, cháu nhỉ?".

Ra khỏi ga Hàng Cỏ, hai mẹ con và hai túm đỗ lọt thỏm giữa đám người tay xách cân, tay xách bao như nhóm thóc lọt giữa đám gà rừng. Nghe nói ở chợ Đồng Xuân bán sẽ được giá hơn, lại không bị cân đểu, mẹ quyết liệt giằng ra cho bằng được, quẩy hàng, lôi Miu lên tàu điện.

Cái tàu gì mà chạy chậm rì, không cần dừng người ta cũng xuống được. Người thanh niên ngồi gần Miu tự dưng đứng bật dậy, loi một bao đỗ đá hất xuống rồi nhảy theo, xách chạy vào hẻm. Mẹ Miu kêu lên, tàu kéo chuông leng keng, chạy chậm lại, mẹ Miu nhảy ào xuống sau khi dặn "Con ngồi giữ bao đậu kia cho mẹ nhé".

Rốt cuộc mẹ trở lại, xách theo cả bao đỗ kia. Người mẹ run bắn, thở hồng hộc:

- Cha là trời! Người ta ăn cắp của mình mà mình lại run cầm cập. Lỡ mà khổ quá thì mẹ nhịn đói mà chết thôi, không dám đi ăn trộm đâu, sợ sợ là.

Đó là lần đầu tiên Miu ra Hà Nội và Miu kể mãi với chúng bạn:

- Ở Hà Nội có một loại tàu mà nó dừng lại ở giữa đường, chờ mẹ tớ lấy lại được bao đỗ đã bị ăn trộm lên rồi hắn mới chạy tiếp.

Cuối cùng hai mẹ con cũng bán được đỗ cho một cô trẻ mặc quần áo xanh công nhân. Cô bảo cô là công nhân làm ở nhà máy xe đạp Thăng Long, tranh thủ tan tầm ra đây mua đi bán lại kiếm thêm tiền mua cá cho con. "May chị gặp được em chứ chị mà bán cho bọn phe phẩy kia, bọn họ hóa một chốc là chị trắng tay đấy".

Rút cuộc xuân năm đó Miu cũng được đi chợ Đồng Xuân mua quần áo mới, được ăn kem Bờ Hồ và nhìn thấy Lăng bác. Nhưng về đến nhà, mẹ bảo tièn tàu xe đã nuốt hết cả lời và một phần ba vốn.

Tới nhà, bà mừng mừng tủi tủi, ôm Miu khóc, mắng: "Cha mi, bà từng ni tuổi mà chưa biết thị xã Vinh ở mô, mi nứt mắt đã ra tận Hà Nội, đã được thăm Lăng Bác Hồ rồi". Bố mắng mẹ cam công cam việc, hành xác cho khổ. Làm tội bà ngày nào cũng ra đường tàu đứng ngóng. Bố từ hôm về (28 Tết) đến nay (sáng 30 Tết) ngày nào cũng đạp xe lên ga đứng chờ. Tết nhất chưa chuẩn bị được gì.

Tết năm đó, không kịp chợ búa, mua sắm gì, nhà Miu ăn Tết còn sơ sài hơn mọi năm. Chỉ có nửa cân bánh kẹo cứng với nửa cân bánh quy mua ngoài Hà Nội, một cân thịt mẹ nằn nì xin trả lại của dì Thoa.

Nhưng Tết năm đó là Tết vui nhất. Cả nhà ai cũng nhận thấy thế. Chỉ có Miu hay cằn nhằn "Con thấy Tết nhà người ta hắn tự tìm đến. Còn nhà mình, con với mẹ đi tìm Tết ở mãi tận đâu đâu, khổ chi là khổ!".

Bố cười bảo:

- Người ta đi tìm Tết cũng như đi tìm hạnh phúc, có khó nhọc nhiều mới thấy yêu nó một cách sâu sắc, con ạ.

------Truyện cổ tích về đêm Cầu vồng-------

Viết cho My xinh và một cầu vồng nhỏ!

My ghét môn Lý, ghét cay ghét đắng đi được ý chứ. Ghét như kiểu sáng nào ngủ dậy cũng phải ăn bánh mì với sữa. Mà đôi khi người ta có thể ghét một thứ chẳng vì gì cả, như khi người ta có thể yêu quý một thứ chẳng vì lí do gì, đúng không?

Dĩ nhiên là không đúng rồi, Quang chắc chắn sẽ trả lời như thế! Bởi đơn giản, Quang yêu môn Lý nhất. Đã mấy lần nó định lên giọng với cô bạn về tầm quan trọng của môn này, cũng như quan trọng không kém là việc My có thể trượt tốt nghiệp ngon ơ nếu không học Lý tử tế. Nhưng cái ước ao nhỏ nhoi mãi vẫn chưa thực hiện được, bởi Quang sẽ lại nghĩ ngay tới cái môn Văn cực kì ẩm ương của mình, nghĩ tới cái cảm giác "nhức đầu chóng mặt" mỗi khi phải học thuộc một bài thơ độ nửa trang sách giáo khoa. Và thế là nó lại thôi!

Thế nên hôm nay, khi bước vào lớp, cái nắng oi ả của ngày hè 37 độ chưa đủ shock bằng cái câu mà My đang nói rành rọt trước mặt nó: Tớ-bắt-đầu-thích-môn-Lý. "Cái gì, nói lại xem nào?" Lặp lại vẫn câu nói đấy, và vẫn bản mặt mà moi móc đâu cũng thấy độ chân thật cao. Thảng thốt, và ngạc nhiên... "Từ bao giờ thế?" "Từ mới hôm qua thôi"

Quang bắt đầu lục lại trí nhớ, hôm qua có sự kiện gì nhỉ? À hôm qua có tiết Lý, vẫn cô Thuỷ, vẫn một phong cách dạy có "độ ru ngủ cao" với những đứa không thực sự tha thiết với môn này. Học tiếp chương Quang hình, đến bài "Hiện tượng tán sắc ánh sáng". Chả có gì lạ lùng cả.

"Thế chính xác vì cái gì mà cậu thích nó?" "Vì tớ thích cầu vồng, vậy thôi!" Nói rồi, cô bạn bỏ lên bàn trên, để lại một chú bé đang ngồi "suy tư" rất chi là cụ Khốt.

***

Quang là bạn thân với My từ nhỏ, nhà hai đứa gần nhau, hai ông bố lại làm chung một cơ quan. Quang vẫn còn nhớ rất rõ một hình ảnh My từ rất lâu rồi, một con bé tóc dài, đanh đá, mồm to, luôn muốn chiến thắng trong mọi cuộc chơi. Quang thì ít nói, hiền lành, và hai đứa gần như là một sự bổ sung tính cách hoàn hảo cho nhau.

Thời ấu thơ qua nhanh, nhưng Quang vẫn luôn khẽ cười một mình khi nhớ lại một buổi chiều sau cơn mưa, trên sân lớp mẫu giáo, con bé My đầu gấu mọi ngày bỗng đứng ngây ra trước một dải ánh sáng kỳ ảo cứ lấp lánh mãi trong không gian còn bàng bạc, ẩm ướt sau cơn mưa.

Dường như để khẳng định "tình yêu bé" với môn Lý đã bắt đầu manh nha trong mình, ngay chiều hôm sau, My "hâm" kéo tuột Quang ra khỏi nhà để đi-xem-cầu-vồng.

Quang kêu rầm lên: "Khá khẩm phết nhỉ! Nhưng vấn đề ở chỗ Hà Nội mấy ngày này, nhiệt độ toàn từ 27 đến 36 độ, gió Tây Nam cấp 3 và độ ẩm là 60%, lấy đâu ra mưa mà có cầu vồng."

Nhưng nhìn cái mặt hớn hở của My, Quang đành nín nhịn. Hai đứa chung một xe đạp, phóng như bay trên đường Hoàng Diệu, đâm ra phố Phan Đình Phùng, thẳng tiến vườn hoa Hàng Đậu.

Hai đứa gửi xe, rồi My kéo Quang ra chỗ vòi phun nước, líu ríu: "Làm theo tớ nhé, nheo mắt vào, nhìn qua làn nước này" Quang làm theo, chỉ đến khi trước mắt Quang hiện ra loang loáng một vệt sáng nhiều sắc, Quang mới hiểu đấy là nguyên nhân tại sao bạn mình lại bảo đấy là cầu vồng. "Hay nhỉ!" - Cậu lầm bầm. "ừ, dĩ nhiên, bản chất của nó là hiện tượng tán sắc ánh sáng mà, khi ánh sáng đi qua màn hơi nước..." - My cười. Ái chà, tình yêu (dù là với một môn khá là khô khan như Vật lý) có thể làm người ta thay đổi kinh khủng như thế đấy.

Những ngày ôn tập cho kì thi cuối cấp nóng bỏng cuốn hai đứa mệt nhoài. Trò chơi đi tìm cầu vồng gần như trôi vào lãng quên. Kì thi tốt nghiệp rồi cũng qua. Cả lớp được bố mẹ động viên cho một chuyến đi picnic 2 ngày. My ngồi đối diện với Quang trên xe, nhưng đã... thiu thiu ngủ từ lúc nào, nét mặt bình yên, cái miệng bĩu bĩu ngộ nghĩnh.

Đêm đốt lửa trại, tụi bạn chơi bời đập phá rồi ôm nhau ngủ ngon lành. Mưa rào một trận rồi tạnh ngay, đột ngột như khi bắt đầu. "Đi dạo không Quang?"- My nổi hứng "du lịch mạo hiểm". "Ừ, đi!" - Quang gật gù. Hai đứa vẩn vơ nói đủ chuyện trên trời dưới đất, cả những ước mơ về một trường Đại học như mong muốn. Sau cơn mưa, rừng còn ngai ngái mùi hơi nước, mùi lá mục. Lòng vòng chán chê, My kêu mỏi chân. Hai đứa ngồi bên nhau một tảng đá bằng phẳng ngay giữa khoảng trống trong rừng. My khẽ dựa đầu vào vai Quang, nghe cậu bạn hát khe khẽ rồi ngủ lơ mơ... Chưa bao giờ Quang trải qua trạng thái ấy, một cảm giác lạ lùng - trong trẻo và bình yên. Đột nhiên, cậu nhìn lên trời, câu hát im bặt.

Có tin được không, khi cái dải lụa ánh sáng vắt ngang nền trời đêm lúc ấy chính là... cầu vồng. Chắc chắn thế, không lẫn vào đâu được - một cầu vồng lung linh hiện ra giữa nửa đêm.

Quang chỉ muốn gọi My dậy, hét to lên rằng: "Cầu vồng kìa! My ơi!". Nhưng, một chút ích kỷ làm cậu lừng chừng, vì cậu rất không muốn phá vỡ cái khoảnh khắc kỳ diệu có lẽ chẳng bao giờ lặp lại này - My ngủ ngon, hiền lành trên vai mình.

Mà thôi, bao giờ My thức, Quang sẽ kể cho My nghe, rằng cầu vồng đã xuất hiện nửa đêm đấy, rất đẹp và lung linh đấy. Dù rất có thể cô nhỏ sẽ chun cái mũi hếch và bảo rằng: "Cậu giả vờ tớ!" Nên ngay bây giờ đây, giữa rừng già, có một cậu bạn vừa qua tuổi 18, đang ngẩng đầu lên trời cao ngắm nhìn cầu vồng nửa đêm, dựa vào bờ vai còn mảnh dẻ của cậu là một cô bạn nhỏ đang ngủ ngon lành đầy tin cậy. Cậu thấy mình tự tin và trưởng thành lên nhiều lắm.

Thực ra My chỉ mơ màng một chút mà thôi. Cô bạn lặng lẽ mở mắt từ lâu rồi, và cô ngạc nhiên không thốt nên lời khi thấy cầu vồng nửa đêm. Nhưng My không cho Quang biết, bởi cô vừa phát hiện ra một điều còn đặc biệt hơn. Ở khoảng trống trong rừng này, dưới ánh sáng mờ ảo của trăng non mới mọc sau mưa này, khuôn mặt Quang có vẻ gì đó thật lạ, vừa quen thuộc vừa lạ lẫm, vừa mảnh dẻ vừa vững chãi... đẹp hơn bất kì ánh sáng cầu vồng nào mà cô từng biết. Không gian tựa hồ như đông lại để My giữ mãi khoảnh khắc ấy, giữ mãi nụ cười ấy, giữ mãi ý nghĩ đáng yêu của riêng mình: rằng khi được ở bên người bạn mình yêu quý, sẽ thấy bình tâm và êm dịu lắm ý, một cảm xúc tuyệt đẹp như khi mình được chứng kiến cầu vồng lấp lánh vậy.

Trong một đêm cổ tích...

* Có thể bạn không tin, nhưng cầu vồng thực sự có thể xuất hiện vào ban đêm. Dĩ nhiên là cực kì hiếm và cần rất nhiều điều kiện thuận lợi. Nhưng đã có rồi, ở trên sông Volga (Nga) cách đây đã rất lâu, người ta thấy được tận 9 cầu vồng, và hẳn nhiên, vào nửa đêm.

----Đêm trắng------

23h:

Mẹ gắt ầm nhà, giọng cao vút đau tai: "Vô ý thức! Ngày ngủ đến 9h, đêm lục đục không cho ai yên!".

Đâu nào! Ừ thì mẹ hôm nào cũng ngày đi làm, tối đi học tại chức, nhưng lỗi tại Bộ giáo dục, ai bảo Bộ cho học sinh nghỉ hè?! Nghỉ hè phải khác trong năm học chứ!

Thôi thì theo "Quy tắc của bố" (1: mẹ luôn đúng. 2: mẹ không bao giờ sai!), cứ im thin thít đóng cửa, tắt đèn tuýp, lọ mọ bật đèn bàn rồi khe khẽ đánh răng.

23h30:

Nửa tiếng xoay sở một chỗ ổn thoả giữa đống hộp các tông để giăng bốn góc màn. Giữa núi lôm côm ấy, không phải mắc màn là tuyệt nhất!

"Khi cơn buồn ngủ kéo đến và người ta chỉ muốn lăn quay ra, không còn gì đáng căm thù hơn là phải bò dậy chăng màn! Vì mắc xong thì thôi, tỉnh như sáo!". Đấy là quan điểm của con chị. Còn mẹ á? "Muỗi đốt cho bệnh tật lại khổ thân tôi!!!".

Nên mới như... bi hài kịch, bốn dây màn: một ngoắc vào đinh trên tường, một tròng vào tay cầm tủ quần áo, một buộc qua cánh tủ TV và một vắt vẻo thành ghế!

23h45:

Không muốn ngủ, hai chị em chat với nhau... trên giấy đủ chuyện nhí nhố. Nhà trống hoác từ trong ra ngoài mà tai mẹ cực thính: Không được thì thào đã đành, tờ giấy đưa qua cấm được phép sột soạt lấy một tiếng!

Chat thế cũng hay! Mỗi tội đã nóng thì chớ, lại được mùi khói rơm rạ ngoài cánh đồng bay vào, thành thử hai cái quạt chạy hết cỡ vẫn chẳng mát!

"Nhưng như thế mới thiên nhiên, chị ạ. Cố mà tận hưởng. Chả mấy khi...". Con em an ủi. Tất nhiên, trên giấy.

0h15:

Mặt con chị méo xẹo:

- Ý tưởng, có một ý tưởng!

Cái nghề "dàn dựng kịch bản cho những phi vụ cấp vườn" của nó là thế: có gì phải gõ lại ngay, không là thôi rồi đời luôn! Vấn đề là lúc này, nó không dám mở PC. Tội lỗi tại cái bàn phím cũ zỉn lọc xà lọc xọc. Mama nghe thấy là teo!

Đành ngoáy tít mù trên giấy, như con em đang làm với một "tứ thơ" nảy ra trong đầu. Dân văn, chấp gì!

0h20:

Bố lục đục dậy.

- Điều khiển TV đâu? Nóng quá, không ngủ được!

- Hehee, bố hồi hộp chờ sáng mai í mà! - Con chị nhấm nháy.

Nhưng kỳ diệu thay, bố của con! Bố mở TV xem film!

Choáng...!

Không thể có phát đại bác khơi mào nào hoành tráng hơn => Alez, bật PC! Gì chứ máy tính sao "hình ảnh sắc nét" và "âm thanh sống động" bằng TV?

Vừa nhấn Power đã thấy mẹ cau có chui ra khỏi màn. Hai chị em nhìn mẹ, cười cầu hoà. Cụ vờ vào WC để "dạo quanh phố phường" xem bố con nó làm gì. Xong lại cau có về giường.

- Cứ thức khuya rồi ốm hết lượt cả bố lẫn con...

Mẹ ơi, nốt đêm nay thôi mà...

0h30:

Tén ten: film hết. Khổ thân bố, xem được có 10!

Bố bật cái đèn trước cửa WC rồi tìm tìm kiếm kiếm. Tưởng làm gì, thì ra bố kiếm cái bàn gấp để ngồi đó... lôi tài liệu ra làm. Hix, nhà hoàn cảnh quá: hai cái đèn bàn, một cái vừa về hưu, cái kia con em đang chiếm dụng. Bố... sợ mẹ "dỗi", không dám bật đèn tuýp!

Lúc này, tưởng tượng nhà là bốn khoang tàu. Khoang 1: mama (coi là) đang ngủ ở giường cạnh cửa sổ và gần cửa ra vào. Khoang 2: con chị gõ keyboard lách cách. Khoang 3: con em cắm cúi viết dưới ngọn đèn bàn. Khoang 4: dừng lại trước cửa WC, bố lúi húi với những con số.

Đang hăng say, con chị dừng lại, quơ vội một tờ báo, quạt lấy quạt để trong-im-lặng. Nhà chỉ có ba cái quạt bàn, "phân phối" cho các khoang 1, 2, 4. Khoang 3 của con chị được "hẳn" cái quạt trần. Nhưng giữa đêm, nó có dám bật cái thứ kêu cành cạch như công nông ấy lên không? Mama với đôi tai "45 năm vẫn chạy tốt", thật là... ác chiến!

0h50:

Con em hãi hùng giơ lên xác con cào cào chết bẹp. Con chị viết giấy: "Nó sống ở đây ba ngày là đủ rồi!".

May là bố không nghe được! Nếu không bố sẽ mắng nó ở bẩn cho xem. Nhưng cào cào tự nhiên chui vào nhà chứ nó có bắt vào đâu? Tại người ta đốt rơm ngoài cánh đồng í!

"Nó cứ nhảy lung tung như con điên, cho chết!"

"Sao chị dã man thế? Có nó không phải nhà... vui hơn à? Hôm trước em còn nghịch với nó... Ôi, đốm xanh bé nhỏ lách chách giữa đồ đạc toàn một màu buồn tẻ...".

2h:

Bố tắt đèn, cất bàn, nhường quạt, về khoang 1. Con chị nhìn bố, thấy thương thương người đã bị nó... tát nước theo mưa!

Cơ sở hạ tầng được cải thiện (có quạt!!!), văn chương con chị lai láng ghê! Quên béng phải giữ im lặng, nó gõ lạch xạch như thể căm hờn cái keyboard lắm! Chỉ thỉnh thoảng nghe tiếng trở mình, nó mới lè lưỡi, tròn mắt hoảng hốt và nhè nhẹ tay được một lát. Rồi đâu vẫn vào đấy!

4h30:

Con em "thôi việc" từ lâu. Con chị vẫn bám lấy PC khi cả nhà chìm trong giấc ngủ (hoặc là nó tưởng thế!). Lúc này nó ngừng tay gõ. Vươn vai cho những đốt xương kêu răng rắc, nó nhìn quanh nhà.

Trên bức tường trắng hằn rõ từng vệt ố vàng chạy dài từ trần nhà xuống đất. Có gì lạ đâu, cứ như nói dương là phải có âm, nói cái nhà này thì không thể nào không nói về mưa!

Dột. Mà không phải vì mái thủng! Nếu là mái thủng, huy động xô, chậu, cùng lắm là nồi niêu xoong chảo vào hứng là xong. Đằng này nó dột ở cạnh tường. Nước cứ từ đó mà ri rỉ chảy xuống, mỗi lần mưa lau dọn thôi rồi, chưa kể việc chạy hết hơi để quăng tất cả đồ đạc đang ở trên sàn nhà lên chỗ cao hơn (sau lại... quăng về chỗ cũ!). Đấy, "ấn tượng khó phai" với những vệt ố vàng!

Nhà còn bị nó ghét bởi thông thống từ ngoài vào trong. Nó không thể tự do làm những việc nó muốn vào đêm khuya. Ngủ ngày cày đêm, đấy là cái kiểu của nó. Nhà chả ngăn cách gì mà mẹ tai thính quá chừng, cộng thêm tật khó ngủ nữa. Bật cái đèn bàn cũng phải e dè, che chắn hết hơi!

Di chân trên nền nhà... sạn ngấm ngầm, nó nhớ hình như bốn tháng nay nó mới lau nhà... ba lần và số lần quét nhà cũng đếm được trên đầu ngón tay. Mẹ mắng nó lười với bẩn , nhưng lỗi càng không phải do nó! Ai bảo đồ đạc lung tung, gạch nền thì xấu; có lau cũng chả thấy nó sáng sủa hơn được mấy tí nên chả có... động lực!

Rõ cái nhà... vớ vẩn!

Chưa hết, nhà còn gắn với... thèm-ăn-đồ-tự-làm! Không có bếp nên chẳng có nấu nướng gì. Thích bún chả thì đi bún chả, thích canh riêu thì đi canh riêu... Món duy nhất có thể làm ở nhà là mì ăn liền.

Sao lại có cái nhà lạ thế? Mọi người trong nhà cũng kỳ quặc nốt!

Vì đấy là một ngôi nhà ở ngoại thành, nhà nó ở tạm suốt bốn tháng, trong lúc nhà cũ đập đi xây lại.

Và vì sáng nay, cả nhà sẵn sàng dọn về nhà mới.

Chậc, sao tự nhiên than thở trách móc xong lại thấy "thế nào ấy" với cái nhà này thế nhỉ?

4h45:

Trời hưng hửng sáng. Ánh sáng hắt vào qua cái cửa sổ chấn song vàng tươi và rèm cửa vàng nhạt. Đó chắc là thứ đẹp nhất trong nhà này. Nó đã rất thích những buổi chiều nắng rọi vào khung cửa ấy. Nó sẽ đem đủ thứ ra phơi: cái túi cói hay bị mốc; mấy cuốn sách mưa dột ướt lem cả chữ...

Trên chấn song còn lủng lẳng "hình nhân cầu nắng" nó treo từ hồi lớp đá bóng, rồi lười, cứ để nguyên. Hình nhân gục đầu xuống, miệng vẫn cười toe. Nó biết, vì chính nó vẽ cái miệng răng thỏ.

Cạnh cửa sổ là cửa ra vào, làm bằng thứ gỗ kỳ quái vênh ngược vênh xuôi, mỗi lần đụng vào lại rít lên ầm ầm như thở than đau đớn lắm! Ngâm cứu mãi hai chị em nó mới tìm ra cách bịt mồm sinh vật ấy: mở siêu tốc, đóng thật nhanh. Hết than với thở!

Ngoài cửa có khoảng sân nhỏ, được hưởng ké cây hoa giấy nhà bên. Ké mà có vẻ sướng hơn sở hữu cái cây đầy gai ấy! Không cần giàn, những cành hoa vươn dài và rủ xuống rất tự do. Những bông hoa trắng, hồng xen nhau, rung rung trong gió. Thích ơi là thích!

Nó ấn tượng nhất khoảng sân này với... (suỵt!) lần đầu tiên nó tắm mưa. Hồi nhỏ thì mẹ sợ bị cảm, bị khớp, bị... sét đánh và đủ thứ khác nữa nên giữ kè kè. Lớn lên thì vì nữ tính và ý tứ con gái, không thể làm thế.

Nhưng ngôi nhà nằm trong một cái ngõ vừa nhỏ vừa sâu, trong một xóm chỉ có ba nhà và hai nhà kia suốt ngày đi vắng, cửa đóng im ỉm. Ui, chao ơi là... thiên nhiên!

Tắm mưa! Ngồi bệt giữa sân, ngửa cổ cho mưa đập vào rát mặt, bao bức bối chất chứa trong lòng như gột sạch và trôi tuột theo mưa (dù đổi lại là trận ốm hai ngày)!

Bỗng dưng thấy lưu luyến và yêu thân "cái nhà vớ vẩn" này quá! Nghĩ buồn cười cái cửa gỗ than thở, lại bần thần: "Mình còn thở than nhiều hơn!...".

5h:

Trời tang tảng sáng. Chợt giật mình nghe tiếng cọt kẹt giường gỗ. Con chị vội vã chui vào màn, vờ ngủ. Mẹ biết nó thức đến giờ này sẽ ca cho một bài no đến trưa!

Mắt đã khép nhưng nó không buồn ngủ. Từ hồi ở nhà này, đây là lần đầu tiên nó thức qua đêm. Nên nó cũng không muốn ngủ, để đêm trắng... toàn tập!

Thế là dù mắt nhắm, tai nó vẫn căng ra nghe ngóng.

Có tiếng giở màn sột soạt sau đó là tiếng chân đi rất nhẹ. Vậy là mẹ đã dậy.

Một lát, có tiếng cọt kẹt cửa gỗ. Tiếng cọt kẹt chầm chậm và nhè nhẹ ít ồn ào hơn cả kiểu "mở siêu tốc, đóng thật nhanh" của chị em nó, khiến nó không nén nổi tò mò mà xoay mình, mở mắt ti hí để được "mục sở thị". Hai tay giữ chặt cánh cửa, chân để sát vào mép cửa; thêm một miếng giẻ nhét vào cạnh cửa. Và mẹ nó, đang thật chậm, thật kiên nhẫn làm từng ấy thao tác, cốt để cho cánh cửa khỏi kêu.

Mẹ đi đâu ra ngoài vào lúc sớm thế này?

Nó chun mũi đăm chiêu rồi thốt nhiên khựng lại. Phải rồi, những bữa sáng mỗi hôm một kiểu cho ba bố con; những đồ ăn chống đói lúc nào cũng đầy tủ lạnh... Mẹ có thể đi chợ lúc nào, nếu không phải sáng sớm?

Nhưng nếu chỉ chợ búa, mẹ có cần dậy sớm thế này không? Chợ gần nhà, 20 là quá đủ!

Trở mình băn khoăn. Từ cái gối êm thật êm toả ra mùi thơm của nắng. Nó sực hiểu. Máy giặt không dùng được ở đây. Những chậu quần áo to tướng hàng ngày đều do một tay mẹ giặt rồi phơi trước sân "cái nhà vớ vẩn". Cũng chính tay mẹ thu và gấp. Để nó đi giảng giải cho bọn ở lớp đầy vẻ sành sỏi: mặc quần áo giặt tay, hong khô bằng gió với nắng thì thích hơn quần áo giặt rồi sấy trong máy nhiều!

Khẽ khàng, một giọt nước tròn, to và trong veo rơi bộp trên gối, khi nó bỗng nghĩ đến cái câu người ta thường nói, mà nó vẫn cho rằng quá ư trừu tượng: "Ta chẳng biết ta có gì cho đến khi mất nó, cũng chẳng biết ta thiếu gì cho đến khi có nó."...

----------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #kemly