Truyen ngan
Câu 1: Quá trình sản xuất – Quá trình công nghệ:
1.Quá trình sản xuất: Là quá trình con người tác động vào tài nguyên thiên nhiên để biến nó thành sản phẩm, theo nghĩa rộng đối với 1 sp cơ khí bắt đầu từ khai quặng -> luyện kim -> chế tạo phôi -> gia công cơ -> gia công nhiệt -> lắp ráp -> sơn -> chạy thử -> đóng gói. Theo nghĩa hẹp trong nhà máy qt sx chỉ gồm 1 công đoạn nào đó
2.Quá trình công nghệ: Là 1 phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi trạng thái và tính chất của đối tượng sản xuất ( thay đổi hình dáng, kích thước, vị trí tương quan, tính chất cơ lí)
Vd: quá trình gia công cơ là quá trình cắt gọt phôi để thay đổi hình dáng kích thước
Quá trình công nghệ nhiệt luyện là quá trình thay đổi tính chất vật lí hóa học của chi tiết
Xác định quá trình công nghệ hợp lí rồi lập thành văn kiện thì văn kiện đó được gọi là quy trình công nghệ
Quá trình công nghệ được thực hiện tại các chỗ làm việc ( là 1 phần của phân xưởng sản xuất để thực hiện 1 công việc của 1 hoặc 1 nhóm công nhân)tại đây được bố trí các máy, đồ gá ,dụng cụ cắt , bàn để chi tiết dụng cụ thiết bị riêng biệt
Câu 2: định nghĩa nguyên công và các thành phần của nguyên công
1)Nguyên công là một phần của quy trình công nghệ được hoàn thành liên tục tại một vị trí do một hoặc một số công nhân thực hiện để gia công một hoặc một số chi tiết.
Nếu kẹp đầu A, gia công đầu B sau đó quay đầu để gia công trên một máy thì đó là một nguyên công vì đảm bảo 2 điều kiện liên tục và tại một vị trí. Nếu kẹp 1 đầu gia công loạt chi tiết rồi mới quay đầu thực hiện tiếp thì đó là 2 nguyên công vì không đảm bảo tính liên tục. Hoặc kẹp 1 đầu và đưa sang máy khác gia công đầu còn lại là 2 nguyên công vì có 2 vị trí.
Chia quy trình công nghệ ra nguyên công có ý nghĩa kỹ thuật & kinh tế
+ Kĩ thuật: tùy từng điều kiện cụ thể mà ta dùng phương pháp gia công khác nhau: tiện phay, bào...
+ Kinh tế: tập trung hoặc phân tán nhân công
2)Các thành phần của nguyên công:
- Gá: là một phần của nguyên công được hoàn thành trong một lần gá đặt chi tiết. VD: tiện 1 đầu rồi gá lại chi tiết, tiện đầu còn lại. Như vậy có 2 lần gá => một nguyên công có 1 hoặc nhiều lần gá
- Vị trí: là một phần của nguyên công, được xác định bởi vị trí tương quan giữa chi tiết gia công và máy hoặc giữa chi tiết gia công và đồ gá hoặc dụng cụ cắt.VD: gá một đầu để gia công 1 đầu sau đó quay đầu để gia công đầu kia=> có 2 vị trí. Tuy nhiên khi gia công trên bàn quay gá 1 lần có nhiều vị trí, Khi bàn máy quay chi tiết chuyển sang vị trí thứ 2 để khoan, vị trí thứ 3 để khoét, 4 để doa...
- Bước: là một phần của nguyên công để gia công 1 bề mặt hoặc nhiều bề mặt bawngf1 hay nhiều dao với chế độ cắt không thay đổi.
Trong 1 bước 3 giá trị s,v,t không đổi (t: độ sâu cắt, v: tốc độ cắt, s: lượng chạy dao)
- Đường chuyển dao: là một phần của bước để bớt đi 1 phần kim loại có cùng chế độ cắt và cùng một dao cắt.
- Động tác : là hành động của người công nhân để thao tác công việc nào đó ,ví dụ : bật tắt máy kép tháo phôi xiết bu long.Việc chia nguyên công ra động tác nhằm mục đích định mức thời gian và tính lượng công nhân
Câu 3:chất lượng bề mặt gia công và độ nhám
Chất lượng bề mặt gia công
I khái niệm: chất lượng bề mặt gia công gồm:
-Độ nhám bè mặt
-Độ cứng bề mặt ( mức độ và chiều sâu miếng cứng)
Cl bề mặt được tạo thành bởi tính chất vật liệu và phương pháp gia công cơ. Trong q.trình gia công dưới tác dụng của các lực cắt trên lớp bền mặt tạo ra độ nhám bề mặt và các tính chất cơ lý khác
Clbm phụ thuộc các yếu tố sau:
-T/c vật liệu gia công
-Pp pháp gia công: tiện, phay..bào
-Chế độ cắt ( tốc độ chạy dao, lượng chạy dao…)
-Độ cứng vững của hệ thống công nghệ( máy, dao. Chi tiết…
-Thông số hình học của dao
-Dung dịch trơn nguội
II Độ nhám bề mặt
Là tập hợn tất cẳ các bề mặt lồi, lõm(mấp mô tế vi) với bước cực nhỏ và được quan sát trong một khoảng ngắn tiêu chuẩn
Đường x( đường trung bình) được xác định sao cho thỏa mãn diện tích trên bằng diện tích dưới: F1+F3+F5+F7+F9=F2+F4+F6+F8+F10
Độ nhám được đánh giá bằng: Ra= =
Sai lệch bình phương trung bình cộng:
Rz=
Chiều cao nhấp nhô là giá trị trung bình 5 đoạn giữa đỉnh cao nhất và thấp nhất
Bước nhấp nhô tính theo đường trung bình:
Sm=
Bước nhấp nhô tính theo đỉnh:
S=
Theo tiêu chuẩn thì độ nhám chia làm 14 cấp, cấp 1 độ nhám cao nhất
Ảnh hưởng của độ nhám tới tính chất sử dụng của chi tiết máy:
-Độ bền mỏi
-Tính chống mòn
-Tính chống ăn mòn kim loại
-Tính chất chống ăn mòn hóa học:
-Độ nhám càng cao thì độ ăn mòn càng nhanh
Câu 4: độ chính xác gia công
¬Độ chính xác là đặc tính chủ yếu của chi tiết máy,trong thực tế ko thể chế tạo độ chính xác tuyệt đối ( bởi vì khi gia công có sai số )
-Nâng cao độ chính xác chi tiết-> nâng cao chất lượng sản phẩm
-Độ chính xác là mức độ giống nhau của chi tiết gia công so với thiết kế
+ Giống nhau về kích thước
+ giống nhau về hình học
+ giống nhau về vị trí tương quan
Độ chính xác gia công được đánh giá bằng
a.Độ chính xác kích thước( dài,rộng,cao,đường kính)
b.Độ chính xác hình dáng hình học:côn,ô van,đa cạnh,tang trống
c.Độ chính xác vị trí tương quan: độ song song,độ vuông góc,độ đồng tâm.
-Độ chính xác trong thực tế phụ thuộc nhiều yếu tố do đó người ta thường gia công chi tiết với độ chính xác kinh tế chứ ko phải độ chính xác có thể đạt tới.
-Độ chính xác kinh tế là độ chính xác đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường (máy dao bt,người bt)
-Độ chính xác có thể đạt tới là độ chính xác có thể đạt trong điều kiện sản xuất đặc biệt máy đo đặc biệt,công nhân trình độ cao,không tính giá thành.
độ chính xác càng cao thì giá càng cao
2.Tính chất sai số gia công
Khi gia công 1 loạt các chi tiết trên cùng 1 máy trong cùng 1 điều kiện nhưng độ chính xác các chi tiết khác nhau trong đó có 1 số thành phần không đổi hoặc thay đổi theo 1 quy luật nào đó,ngoài ra có thành phần sai số ngẫu nhiên.Như vậy người ta phân biệt 3 loại sai số như sau:
a.Sai số hệ thống cố định( giá trị cố định trong 1 loạt chi tiết) nguyên nhân sai số lí thuyết của phương pháp cắt,sai số dụng cụ và máy ( dụng cụ đồ gá )
b.sai số hệ thống thay đổi ( theo thời gian) vd dao bị mòn theo thời gian gia công
c.sai số ngẫu nhiên: nguyên nhân:
-độ cứng vật liệu không đồng đều
-lượng dư gia công ko đều
-Vị trí phôi trong đồ gá thay đổi
-Gá dao nhiều lần
-Mài dao nhiều lần
-Thay đổi nhiều máy để gia công
-Dao động nghiêng trong quá trình cắt
-Các loại dung động
Câu 5: trình bày pp đạt độ chính xác gia công
*Dùng 2 phương pháp:
- Cắt thử: ( Hình vẽ là hình chi tiết trụ với các lớp cắt được kí hiệu gạch chéo khác nhau cho tới đường kính chi tiết cuối cùng)
Bản chất của phương pháp thử: sau khi gá chi tiết, người công nhân đưa dao vào cắt từng lớp kim loại. Sau đó dừng máy để kiểm tra kích thước và lặp lại nhiều lần công đoạn đó cho đến khi đạt kết quả cuối cùng.
Phương pháp này được sử dụng trong sản xuất nhỏ, đơn chiếc.
Ưu điểm:
+ Máy bình thường vẫn đạt độ chính xác cao khi tay nghề công nhân tốt
+ Mòn dao không gây ảnh hưởng tới độ chính xác gia công
+ Không cần đồ gá phước tạp
Nhược điểm:
+ Người thợ làm việc rất căng thẳng -> mệt mỏi -> gây phế phẩm
+ Năng suất thấp do phải cắt nhiều lần -> giá thành cao.
- Tự động đạt kích thước ( vẽ cái hình vẽ đặc trưng của môn này chắc ai cũng biết)
Bản chất của phương pháp này: chi tiết được gá trên đồ gá, dao được điều chỉnh đúng vị trí xác định và mở máy để gia công (cắt 1 lần)
Phương pháp này dùng trong sản xuất lớn
Ưu điểm:
+ Đảm bảo độ chính xác gia công, không phụ thuộc vào tay nghề CN.
+ Cắt 1 lần đạt kích thước -> năng suất cao
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế
Nhược điểm:
+ Tốn chi phí thiết kế và chế tạo đồ gá
+ Chi phí chế tạo phôi chính xác ( gần với chi tiết)
+ Nếu dao mòn nhanh sẽ ảnh hưởng tới kích thước
Câu 6: Lượng dư gia công
I.Khái niệm:
Muốn đạt được chi tiết yêu cầu ta phải thực hiện nhiều nguyên công hoặc nhiều bước.Tại mỗi nguyên công hoặc mỗi bước , phải hớt đi 1 khối lượng nhất định. Khối lượng bị hớt đi trong quá trình gia công gọi là lượng dư gia công.Lượng dư gia công cần được xác định 1 cách hợp lý
Nếu lượng dư quá lớn:
-Tốn vật liệu
-Hao mòn máy và dụng cụ
-Tăng khối lượng gia công
-Tăng điện nước khí ga
-Vận chuyển nặng
-Hiệu quả kinh tế thấp
Nếu lượng dư quá nhỏ:
-Không đủ sai lệch của khôi
-Khi cắt dao bị trượt trên bề mặt gia công
II.Phân loại lượng dư gia công
1.Lượng dư trung gian:
Là lượng dư được hớt đi sau mỗi bước hoặc mỗi nguyên công
Là hiệu số của kích thước do bước hoặc nguyên công sát bước để lại và kích thước do bước hoặc nguyên công đang thực hiện tạo nên.
Kí hiệu a là nguyên công trước đó, b là nguyên công cần đạt được
Zb = | a - b |
2.Lượng dư tổng cộng:
Là lượng dư đạt được hớt đi trong suốt quá trình gia công và bằng tổng các lượng dư trung gian
( hình vẽ tương tự nhưng chia phần màu xám làm nhiều phần nhỏ tương ứng với các lượng dư Zb1, Zb2 ,Zb3…… )
Z0 = | a – b | =
3.Lượng dư đối xứng:
Là lượng dư tồn tại trong việc gia công các bề mặt đối xứng.
Câu7: khái niệm về tính công nghệ trong kết cấu và khi nghiên cứu tính công nghệ phải dựa vào cơ sở nào ?
*khái niệm:- là tính chất của sản phẩm nhằm tiêu hao nguyên vật liệu ít nhất , giá thành thấp nhất.
*khi nghiên cứu tính công nghệ phải dựa vào :
+ tính công nghệ phải phụ thuộc quy mô sản xuất(từ sx nhỏ sx lớn phải thay đổi kết cấu cho phù hợp)
+ tính công nghệ phải được nghiên cứu, giải quyết cho toàn bộ sản phẩm
+ tính công nghệ phải được đặt ra và giải quyết trong các giai đoạn sản xuất từ phôi->gia công cơ->lắp ráp->chế thử.
+tính công nghệ phải được tính đến đặc điểm của từng nơi sản xuất của từng nhà máy
*chỉ tiêu đánh giá tính công nghệ
- hệ số sử dụng vật liệu η= Gct/Gp <=1
Gct: thể tích chi tiết
Gp: thể tích phôi η=1 khi ép kim loại bột
-Tính thống nhất khi sử dụng kim loại:
+ mức độ thống nhất kim loại càng cao thì việc cung cấp vật liều càng nhanh
+ sử dụng kim loại màu càng ít tốn kim loại
+ sử dụng vật liệu địa phương để đảm bảo kế hoạch
-Chọn dung sai và độ bóng hợp lý
- thống nhất hóa và tiêu chuẩn hóa các chi tiết. Các chi tiết như bulong, đai ốc nên chọn theo tiêu chuẩn , các ctiet như bánh răng, trục , tay gà nên ít thay đổi, nhưng ctiet trang trí thường thay đổi cho hợp thời trang.
- hình dáng sản phẩn hợp lý với việc gia công
+chi tiết phải có đủ độ cứng vững cần thiết
+tách chi tiết phức tạp thành chi tiết đơn giản để dễ chế tạo
+kết cấu sao cho tiết kiêm vật liệu
+kết cấu sao cho tạo điều kiện gia công được nhiều chi tiết
+cần phân biệt rõ bề mặt gia công và bề mặt không gia công
+đảm bảo ăn dao thuận lợi
+kết cấu sao cho nâng cao năng suất gia công
+hình dạng hợp lý với việc lắp ráp
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top