truyen ma(hay vai~) 2

Nhiều người đi trên đường khuya, vắng đôi khi bắt gặp ma và có khi trông rõ như người thật nên đôi lúc lại không nghĩ rằng mình gặp ma... 

Dee Goss, người đã quả quyết mình trông thấy hồn ma đã mô tả lại như sau: "Tôi thấy con ma đội mũ trùm đầu, điều khủng khiếp là không có chân nên trông như lơ lững, trôi nổi dật dờ ngang qua con đường ngay trước mặt chúng tôi. Tôi đã thấy hình ảnh này rất rõ, có thể phân biệt từ chi tiết". 

Vào những năm 1976, 1978, hồn ma trên còn được thấy lại nhiều lần trên đường và mới đây một hình ảnh về hồn ma với mũ trùm đầu lại xuất hiện và nhiều người đã thấy rõ ràng ngay trên con đường vòng của xa lộ gần cầu Stocks ở phía Nam Yourkshire (Anh Quốc). Hai người tuần cảnh ban đêm đã thấy một hồn ma với mũ trùm đầu (giống như hình ảnh đã thấy ở nhiều nơi) trên cầu Pearoyd, ngoài ra có đêm một trong hai người lại còn thấy một hình ảnh lạ lùng kỳ dị khi giữa đêm khuya thanh vắng bỗng có ba đứa bé im lặng nhảy múa quanh cột điện cao thế. 

Trong Modern Mysteries of Britain còn ghi nhận những sự kiện đáng lưu ý về hồn ma xuất hiện trên đường, ở đây có sự khác biệt và linh hoạt hơn. Ấy là ma đón đường và xin quá giang (người Mỹ và người Anh thường gọi là Phantom Hitch Hiker). Sau đây là vài trường hợp có thật xảy ra: 

Năm 1951, tại Lakenheath, căn cứ không quân ở Suffok, một cảnh sát đã lái xe quanh căn cứ vào ban đêm và đã thấy một phi công trong bộ quân phục xuất hiện giữa đường và làm hiệu muốn quá giang xe. Người cảnh sát dừng xe lại để cho viên phi công bước lên. Viên phi công này xin mồi lửa điếu thuốc, một khi ngọn lửa từ hộp quẹt lóe lên thì viên phi công biến mất, người cảnh sát kinh ngạc và rợn tóc gáy khi thấy cái ghế ngồi trong xe, nơi mà viên phi công vừa ngồi trống rỗng một cách dễ sợ. Về sau, qua cuộc điều tra, người ta được biết ở góc căn cứ này trước đã xảy ra một tai nạn thảm khốc, một chiếc quân xa đã đâm sầm vào một viên phi công trẻ tuổi đang trên đường đi bộ đến căn cứ. Nhìn ảnh chụp người lính Không Quân này, người cảnh sát lái xe đêm ấy đã khẳng định rằng đó chính là người đã xin quá giang và đã biến mất sau đó. 

Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra tại Oklahoma (Hoa Kỳ) vào mùa đông năm 1965. Lúc đó cô Mae Doria đang lái xe chạy trên xa lộ 20 hướng đông của đường Claremore thì gặp một cậu bé trạc độ 12 tuổi đứng bên đường đưa tay khoác khoác ra dấu chận xe lại, Mae hỏi cậu bé muốn về đâu, cậu bé đưa tay chỉ về phía trước và nói: "Nhà cháu ở đầu kia kìa". Cô Mae để cậu bé ra ngồi ở ghế sau, họ nói chuyện với nhau cho đến khi xe đến gần Pryor thì cậu bé ngỏ ý muốn xuống xe ở vị trí cống nước lớn gần đó. Khi đó Mea chạy xe chậm lại, cô lấy là lạ vì vùng này chẳng có nhà cửa gì cả còn cây cối thì lưa thưa, có nơi trơ trụi hoang vu vắng vẻ vô cùng. Khi đó, Mae Doria hỏi cậu bé: "Nhà cháu ở đâu?" cậu bé lại chỉ tay về phía trước và trả lời: "Nhà cháu ở đầu kia kìa!". Cô Mae Doria quay mặt về hướng mà cậu bé vừa chỉ nhưng chẳng thấy nhà cửa nào ngoài vùng đồng trống. Cô ngạc nhiên quay lại thì không thấy cậu bé ở trong xe nữa. Quá kinh ngạc cô vội ngừng xe lại. Vậy cậu bé ra khỏi xe khi nào? Cô Mae Doria cảm thấy hoang mang, cô cứ nghĩ là cậu bé đã nhảy ra khỏi xe rồi nhưng tại sao cửa xe vẫn còn đóng chặt? Cô lái xe chạy quanh nhiều vòng nơi vùng đồng trống cạnh xa lộ nhưng vô ích, hình bóng cậu bé vẫn biệt tăm... Ðiều kỳ lạ là lúc ấy cô không cảm thấy điều gì khiến phải lo sợ hay kinh hãi cả. Nhưng sau đó cô mới cảm thấy rờn rợn trong người. 

Hai năm sau, nhân lúc rảnh rỗi, gặp người đi thu tiền hơi đốt, cô Mae Doria kể cho anh ta nghe chuyện liên hệ đến việc cô gặp cậu bé quá giang và biến mất một cách lạ lùng ngày nào thì người này cho biết cậu bé mà cô gặp đã chở đi một đoạn đường là chuyện có thật và nhiều người lái xe qua đó cũng đã gặp trường hợp tương tự nghĩa là cậu bé xuất hiện xin quá giang xe về nhà nhưng nửa đường thì biến mất. Người đi thu tiền hơi đốt nói: 

- "Tôi đã nghe chuyện về cậu bé này từ lâu. Ðó chính là một hồn ma và sự việc này xảy ra từ lâu rồi, từ năm 1936 chớ không phải mới đây..."

Là câu chuyện mà chính tác giả đã tận mắt chứng kiện 

người ấy cũng chính là tui,nhớ ngày đó tôi dược đi đánh cá với bác hai là người kế bên nhà còn tôi là lính của ổng ngày đầu tiên tôi đi các thuỷ thủ kể cho tôi nghe là hay có ma da xuất hiện nhưng tôi không tin vào cái đêm trang sáng ấy tôi đang ngủ ngon thì bác hai đánh thúc dậy mà nói: 

ê! cu mày có muốn thấy ma da không lúc đầu tôi tưởng bác nói giỡn dể phá tôi không ngủ được nhưng sau khi bacnói là có 5 con ma thì tôi không tin (lúc đó tôi nói rất to ) bác hai mói noi: mày nói nhỏ thôi kẻo nó nhìn thấy thì sao cùng lúc đó bác nhắm mắt lại lẩm bẩm câu thần chú gì đó rồi nói tôi nhìn lại lên bông tàu xem thì !!!!!!! 

trời ơi có cà thảy 5 con ma da đang ngồi gần nhau cũng may lúc đó bác hai bịt miệng tôi lại chứ không tôi đã hét lớn rồi nhưng cì sợ quá tôi lỡ làm rớt cái chai nước đang cầm trên tay máy con ma da nghe thấy liền nhảy xuống nước hết về sau này tôi ra nước ngoài sinh sống cũng không biết là còn được thấy ma da hay không nữa

Khi còn học ở đại học 4 năm, Tuấn sống với bố mẹ tại một thành phố thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ ! Sáu tháng trước khi tốt nghiệp cử nhân khoa học về Tin Học (BS in Computer Science,) Tuấn đã gửi đơn xin việc đến một số các hảng về điện tử (hardware) hoặc về phần mềm (Software) để xin việc ! Lúc này đang trong thời kinh tế thịnh vượng nên trong vòng vài tháng Tuấn đã được bốn công ty thâu nhận ! Chàng chọn một công ty làm về phần mềm ở thành phố North Andover thuộc tiểu bang Massachusetts vì việc làm đúng khả năng của Tuấn, và chỉ cách chổ bố mẹ chàng chừng một giờ rưỡi lái xe thôi! 

Sống ở vùng Đông Bắc này đã lâu nhưng Tuấn vẫn ngại lái xe trong trời tuyết mùa Đông! Nên khi chấp nhận nhận việc Tuấn phải lo kiếm nhà để thuê cho gần nơi mình làm, hơn nữa không sống chung với bố mẹ bao giờ cũng được tự do và thoải mái hơn! Ngặt một nỗi là nhà cửa ở thành phố này rất đắt và khó kiếm ! Đa số là dân trung lưu trở lên và hầu hết dân cư là Mỹ trắng! Đọc báo tìm nhà để thuê cả gần hai tuần mà Tuấn chưa kiếm ra một căn nào vừa ý cả ! Thời gian nhận việc đã gần kề nên Tuấn hơi lo là chắc hàng ngày phải lái xe cả gần 100 miles đi tới sở làm! May mắn cho chàng là chỉ một tuần trước ngày vào làm Tuấn thấy báo đăng có một nhà cho thuê phòng (share room!) Mừng quá chàng vội gọi điện thoại xin đến coi phòng ngay! Thật ngoài sức tưởng tượng của chàng, bà già chủ nhà cho Tuấn hoàn toàn tự do trên lầu hai của căn nhà! Trên đó có đầy đủ tiện nghi như một căn nhà riêng biệt, gồm hai phòng ngủ, bếp, nhà tắm, và phòng khách! Chỉ một điều bất tiện nhỏ là phải dùng cầu thang để xuống nhà dưới mới ra ngoài được! Đó chỉ là chuyện nhỏ nên Tuấn bằng lòng thuê ngay không cần do dự gì!! Căn nhà này chỉ cách chổ làm khoảng 15 phút lái xe thôi! Thật là tuyệt, dù có bão tuyết Tuấn cũng chẳng lo!! Tiền thuê cũng quá rẻ nếu so với các nhà khác ở vùng này! Hơn nữa nhà chỉ có một bà lào già gần 80 tuổi ở thôi! Bà chủ nhà ở một mình tầng dưới với một con mèo làm bạn ! Người già ít nói và bà này trông có vẻ hiền hậu nên Tuấn không có gì phải lo nghĩ cả ! 

Căn nhà cổ này chắc cũng phải dựng trên 100 năm rồi! Nhà kiểu Colonial, tường gạch, mái thì lợp lại bằng giấy dầu! Chung quanh nhà là một vườn rộng như một khu rừng với toàn là cây thông và cây maple nên trông có vẻ âm u lắm! Tuấn rất thích cảnh yên tịnh này! Ở một nơi mà không phải nghe tiếng ồn của xe cộ, tiếng la hét của trẻ con trước nhà thì đâu phải là dễ trên cái đất Mỹ này! Tuấn mượn đỡ tiền bố mẹ mua sắm các thứ cần thiết cho cái "nhà riêng" của mình! Chàng dọn nhà vào ngày thứ Bảy ngay trước tuần đi làm. Ngày đi làm, chiều về nấu đại món gì để ăn! Làm biếng thì mì gói, còn lười hơn thì trên đường về ghé vào nhà hàng Tàu ăn xong rồi về! Tối đến mở TV xem vài chương trình hài (comedy shows) rồi đi ngủ ! Thứ Bảy đi giặt quần áo và đi chợ, còn Chủ Nhật lái xe về thăm bố mẹ, tiện thể đi lễ VN và được ăn hai bữa cơm đàng hoàng với gia đình! Tuấn chưa có người yêu nên chàng chẳng tốn thì giờ cho việc hẹn hò! 

Tuấn cũng như các chàng thanh niên khác, làm việc, ăn, ngủ và it' để ý đến gì chung quanh mình! Tối lên giường một chút là ngủ say ngay! Trên này có hai phòng ngủ, Tuấn chọn phòng rộng hơn và cửa mở ngay ra phòng khách để làm nơi ngủ ! Tuấn có thói quen đóng cửa phòng khi ngủ nên dù sống một mình trên lầu chàng vẫn đóng cửa khi lên giường! Một sáng thức dậy Tuấn ngạc nhiên khi thấy cửa phòng bị mở toang ra và càng ngạc nhiên hơn nữa là cái "TV's remote control" lại nằm ở cuối giường chàng! Tuấn không bao giờ mang nó vào phòng ngủ cả và chàng nhớ là đã đóng cửa khi bước vào phòng đêm qua rồi! Nhưng phải sửa soạn đi làm nên Tuấn không để ý lâu đến việc này! Nhưng sáng hôm sau chàng lại thấy cái remote control ở cuối giường và cửa phòng cũng lại bị mở ra! Chắc có điều gì lạ đây, Tuấn nghĩ, vì sự việc này xảy ra hai ngày liên tiếp rồi! Tuấn tắm gội, thay quần áo, ăn sơ sài rồi đi làm! Nhưng chàng bắt đầu để ý đến việc lạ này! 

Nói là để ý nhưng Tuấn vẫn ngủ say và hôm sau sự việc lại đã xảy ra đúng như hai hôm trước! Cái remote control vẫn nằm ở cuối 

giường, cửa phòng vẫn bị mở ra! Đêm hôm sau, Tuấn cố thức để rình xem động tỉnh! Đến nửa đên chàng nghe có tiếng bước chân từ nhà dưới lên cầu thang, rồi tiếng lịch kịch trong phòng khách! Tiếng bước chân tới lui trong phòng! Rồi yên lặng một hồi! Tiếng bước chân lại vang lên đi xuống cầu thang! Đợi một lúc không nghe thấy gì nữa, Tuấn ra phòng khách bật đèn rồi nhìn xuống nhà dưới! Bên dưới tối om om chẳng thấy gì ! Chàng tắt đèn và trở về phòng và rơi vào giấc ngủ lúc nào không biết! Lúc thức dậy lại thấy cái remote control đã nằm chình ình ở cuối giường từ bao giờ! Cửa phòng vẫn bị mở ra như các hôm trước! Tuấn nghĩ ngay đến bà già chủ nhà! Tiếng bước chân không có vẻ nặng nề, và từ dưới nhà dưới đi lên rồi lại trở xuống thì còn ai khác vào đây nữa nếu không phải là của bà già chủ nhà này! Khi đi làm, Tuấn thấy bà già đang ăn sáng bèn hỏi: 

_ Đêm qua Bà có lên lầu làm gì không? 

_ Tôi đâu lên đó làm gì ! Trên đó tôi đã dành cho cậu mà ! _ Bà lão trả lời và Tuấn không hỏi thêm gì nữa ! 

Cuối tuần đó Tuấn về nhà bố mẹ chơi và thuật lại sự việc đã xảy ra cho mọi người nghe! Anh em trong gia đình nói chắc là ma đó! Bố mẹ chàng gạt phăng cái giả thuyết đó đi va ' cho rằng bà già chủ nhà vì già nên khó ngủ cho nên đi lại trong đêm cho đỡ buồn thôi ! Anh của Tuấn đưa ra giả thuyết nữa: "Có khi bà già bị bệnh mộng du, nên đêm đêm đi lang thang trong nhà đó! Em coi chừng đó nghe! Anh thấy trên TV họ nói là có khi những người mộng du giết người mà chẳng biết gì hết, và họ cũng không bị kết tội gì đâu vì là bệnh mà!" Tuấn nghe cũng hơi ngán! Không chừng bà già mắc bệnh đó cũng nên! Đều làm Tuấn run hơn là bà ta đêm nào cũng vào phòng chàng và để lại cái remote control ở cuối giường! Lỡ hôm nào bà ta mang theo con dao vào thì thật là họa lớn! Tuấn quyết định tìm cho ra lẽ việc này! 

Trở về mhà, đêm đó chàng uống mấy ly cafe thật đậm với dụng tâm thức tỉnh để rình! Tuấn khép hờ cửa và nằm giả vờ như đang ngủ. Đến khoảng 11:30PM chàng nghe tiếng cửa bị đẩy từ từ mở ra! Một làn hơi lạnh chạy rần trên xương sống của Tuấn! Tuy run chàng vẫn hướng mắt về phía cửa! Cánh cửa mở ra chừng 3 tấc rồi ngừng tại vị trí đó! Tuấn cố nhìn nhưng không thấy ai cả ! Tuấn vẫn nằm yên hồi hộp chờ đợi coi việc gì sẽ xảy ra! Nhưng trong phòng vẫn yên ắng! Qúa căng thẳng Tuấn ngồi bật dậy! Tuấn hoảng hốt khi thấy một bóng đen nhỏ phóng vụt ra ngoài qua khe cửa, và có tiếng kêu tiếng kêu "Meo, meo!" vang lên! Thì ra là con mèo mun của bà chủ nhà lẻn vào! Tuấn đã làm nó hoảng hốt cũng như nó làm chàng xanh cả mặt mày! Tuấn định thần và thở phào nhẹ nhỏm, miệng lẩm bẩm một mình: "Con mèo quỷ, làm tao hết hồn!" Tuấn ra đóng cửa lại rồi nằm nghe ngóng tiếp nhưng không thấy gì, và chàng rơi vào giấc ngủ lúc nào chẳng biết! Sáng dậy, cửa phòng vẫn bị mở toang ra và cái remote control lại đã nằm ở chổ cũ từ bao giờ! Đúng không sai rồi, bà già và con mèo của bà ta hàng đêm vào phòng Tuấn chứ chẳng còn ai vào đây nữa! Điệu này chắc phải đi tìm nhà khác thuê thôi! Ở đây biết đâu có ngày bà già xách dao lên lụi thì uổng mạng ! 

Bị ám ảnh với cái tâm trạng đó Tuấn hơi hoang mang trong lòng! Đêm sau lúc đang nằm mơ mơ màng màng Tuấn nghe tiếng chân bước lên cầu thang, rồi tiếng mở cửa phòng! Chàng nhìn ra thì thấy bà già đang từ từ bước tới giường với dáng điệu của kẻ vô hồn! Đến bên giường bà lão giơ cao con dao trong tay lên rồi đâm phập xuống ngực Tuấn!! Tuấn thất thanh la lớn lên và bật ngồi dậy!! May thay đó chỉ là một cơn ác mộng! Tuy thế Tuấn cũng toát mồ hôi lạnh khắp người!! 

Trong khi để ý tìm nhà mới, hàng đêm trước khi đi ngủ Tuấn dùng cái ghế chèm dựa vào tay vặn của ổ khóa để người ngoài không thể mở đẩy cửa vào được! Tuấn vẫn nghe tiếng chân lên xuống cầu thang hàng đêm, và có một một điều lạ là dù cửa phòng không bị mở ra nhưng mà cái remote control vẫn nằm ở nơi cuối giường mỗi sáng. Bà già dù có bị mộng du đi nữa cũng không có thể nào vào phòng Tuấn rồi trở ra được mà không gây ra tiếng động được! Đàng này cái ghế vẫn ở nguyên vị thế khi Tuấn gài lúc đi ngủ ! Tuấn tìm trong cái tủ (closet) xem có cái cửa bí mật nào thông với phòng khác không! Không có cái nào cả! Bà già không thể nào mò vào phòng bằng cách xuyên qua tường được ! Chắc là do ai đó! Mà ai đó có thể xuyên qua cửa đóng để vào thì không thể là người thường được! Tuấn tránh không nói đến từ "MA" để khỏi tự hù chính mình! 

Ít ngày sau, trong một đêm mưa gió mịt mùng ngoài trời! Tuấn lên giường trể sau khi xem một trận bóng rổ giữa hai đội LA Lakers và Chicago Bulls! Đang nằm mơ màng thì linh tính như báo cho chàng biết có ai đang nhìn mình! Tuấn mở mắt ra và thấy một bóng dáng nhỏ nhắn mờ mờ đứng phía cuối giường! Bóng của một bé gái khoảng 12 hay 13 tuổi, mặc bộ đầm xanh lá cây có in các hoa hồng to, áo kiểu thời thế kỷ 19! Cô bé nhìn Tuấn với đôi mắt buồn buồn, tay cô cầm cái remote control đang định đặt xuống giường! Tuấn hoảng quá thét to lên! Bóng cô bé từ từ mờ dần rồi biến mất! Cái remote control rơi xuống sàn gây ra một tiếng động khô khan! Tuấn phóng xuống giường chạy bay ra cửa , kéo ghế mở cửa ra, và nhào xuống tầng dưới đập cửa phòng bà già cầu cứu! Bà già chủ nhà mở cửa mắt còn chớp chớp cho tỉnh ngủ: 

_ Cái gì thế? 

_ Baaà aaà ! Cháu thấy có người trong phòng cháu !! 

_ Tào lao nè ! Ai mà vào đây làm gì !! Thôi đi ngủ đi !! Trai tráng gì mà nhát gan quá vậy !?!?!? 

Tuấn không biết nói gì hơn đành trở lên lầu, bật đèn sáng trưng và coi TV chờ sáng! May cho chàng vì hôm sau là thứ Bẩy không phải đi làm Sáng đến, Tuấn lái xe về và thuật lại chuyện cho mẹ chàng nghe! Mẹ chàng nghiêm giọng nói: 

_ Đúng là ma rồi không sai vào đâu nữa ! Hãy dọn tạm về đây ở đi, đợi khi kiếm được nhà mới rồi dọn đi nghe con!

_ Con cũng tính vậy đó ! Con ngán ở lại cái nhà đó quá ! 

Thế là Tuấn về lấy các thứ cần dùng và báo cho bà chủ là chàng sẽ dọn nhà đi vào cuối tháng này! Đầu tuần sau khi vào sở Tuấn mang 

chuyện này nói với các bạn đồng nghiệp. Có mấy người lớn tuổi là dân kỳ cựu ở vùng này! Họ hỏi: 

_ Có phải cái nhà cổ xưa nằm một mình trong khu rừng thông, và chủ nhà là một bà già không? 

_ Đúng đó ! Tôi ở đó mới được gần một tháng thôi ! 

_ Nhà đó có ma ! Ai ở vùng này đều biết hết ! Vì thế bà ta cho thuê rẻ rề mà cũng chẳng ai giám ở cả ! Công nhận cậu gan thiệt đó nghe chưa ! _ Họ diễu tôi rồi cùng nhau cườị 

_ Tôi đâu có biết gì đâu! Thấy nhà rẻ mà rộng rãi nên thuê ngay thôi! 

_ Giỡn chơi với cậu thôi! Nhà đó bị ma ám lâu lắm rồi! Người ta đồn là năm 1886, cô bé gái con của người chủ nhà bị đạn lạc qua cửa sổ chết ở trong một phòng ngủ trên lầu! Từ đó cô ta hay hiện về đi lên đi xuống cầu thang! Cô ấy tuy chẳng nhát chết một ai nhưng mà cứ nghe tiếng chân lên xuống cầu thang trong đêm tối cũng đủ làm người ta kinh hoàng rồi! Hình như cô ấy vẫn lưu luyến căn nhà hay cỏi trần này thì phải! Cả trăm năm rồi mà vẫn cứ ở trong căn nhà đó! Căn nhà đó được truyền cho con cháu trong nhà và không thấy họ than phiền gì cả?! Có lẽ họ quen rồi và cô bé cũng không chọc phá gì họ chắc ! 

_ Tôi dọn về nhà bố mẹ tôi ở tạm rồi! Đợi thuê được nhà mới sẽ dọn đồ đi ! 

Cuối tháng đó Tuấn dọn đến căn nhà mới thuê, một cái town house gần phố, tuy phải trả tiền thuê gấp đôi so với căn nhà cũ nhưng nơi này yên ổn chẳng có ma quỷ gì hiện ra hết! Đến bây giờ mỗi khi có dịp lái xe qua căn nhà cổ đó Tuấn vẫn thấy có một hơi lạnh chạy dài theo xương sống của chàng ! 

Cách đây mấy năm, chúng tôi còn là một lũ học sinh ở trọ một căn gác tại Hà Nội. Một buổi tối thứ bảy trời mưa, chúng tôi ngồi nói chuyện đoán đến cách chết của mỗi người sau này. 

Phát nói một cách khôi hài: 

- Chắc chắn rằng mau hay lâu đây tôi cũng thua một trận oanh liệt với mấy đạo quân vi trùng lao đã một năm nay đi dạo trong phổi tôi. 

- Tôi có thể tin ở bệnh đau ruột của mình. 

Sau lời ý, đến tôi. 

Thanh, họa sĩ nói: 

- Tôi chết vì đàn bà. 

Hạ cười: 

- Thật không? 

Thanh ngừng một lúc rồi thong thả: 

- Không, tôi sẽ gãy đổ vì nghệ thuật. 

Sự sống và cuộc đời đưa chúng tôi về một nơi xa khác nhau. Năm năm sau, tôi gặp Nam, Cử nhân luật ở Sài Gòn. Nam rủ tôi cùng đi ăn cơm tối. Khi tôi tỏ ý hỏi thăm các bạn cũ còn ở Hà Nội, thì Nam nói: 

- Bây giờ họ không còn đủ hết đâu! 

- Tại sao thế? 

- Mấy người đều theo đúng lời bàn đoán trước của họ. Anh còn nhớ buổi tối chúng ta nói đến cách chết của mỗi người sau này? 

- Phải, nhớ lắm. Nửa năm sau đó tôi về đây, rồi trôi dạt khắp nơi đến nay gặp anh. 

- à, Phát là người đi trước, sáu tháng sau, hắn chết lúc gần kỳ thi. 

- Chúng ta cả thảy là sáu - ba đứa đều đi theo mỗi cách chết riêng. ý thì lẽ tất nhiên vì bệnh đau ruột. Tứ thì vỡ não vì quá trụy lạc. Thần chết cũng chiều theo ý muốn của người đấy chứ! 

- Còn Thanh họa sĩ thì thế nào? 

- Thanh đã theo đúng lời hơn hết trong bọn chúng ta. Hắn gẫy đổ vì đàn bà và nghệ thuật. 

- Hắn chết vì đàn bà? 

- Đã mấy tháng nay Thanh ở trong nhà thương điên, thuộc vào hạng không chữa được. Người thiếu nữ làm kiểu mẫu của Thanh tan ra vì khoái lạc, dưới những cái hôn nồng cháy của hắn rồi bốc lên não làm cho hắn thành điên.

- Tôi tưởng Nam nên khôi hài một lúc khác thì hơn. 

- Không, tôi có khôi hài đâu, sự thật là thế. Nam khẩy tàn thuốc, gọi thêm một cốc rượu rồi nói: 

- Câu chuyện tóm tắt như tôi đã nói với anh: một thiếu nữ trẻ, đẹp chừng hai nghìn tuổi, mà Thanh vẽ rồi yêu, tan ra vì khoái lạc trong lúc Thanh âu yếm. Vì thế mà Thanh trở nên điên. Hết! Nhưng nếu muốn rõ ràng, tôi có thể kể lại cho anh nghe. 

Rồi Nam thong thả tiếp theo: 

- Lúc anh từ giã Hà Nội, bốn tháng sau Thanh đến vẽ cho "Cổ viện á Đông". Tìm một họa sĩ chuyên về lối phương Đông như Thanh không phải dễ dàng. Thanh là một thiên tài và cũng vì thế mới đưa hắn vào nhà điên. 

Độ ấy viên hội trưởng "Cổ viện á đông" có mua được một thứ đồ cổ rất quý, ở miền bắc á châu, không thể định giá được là bao nhiêu, vì trên mặt đất này chẳng có một vật thứ hai như thế. Đó là một khối nước đá lớn, đã mấy nghìn năm nay đựng một người đẹp còn giữ được thân thể nguyên vẹn nằm trong đó. 

Việc chở "Người đẹp Đông phương" về rất khó khăn. Cái phòng làm chỗ ở cho người đàn bà lại khác lạ lắm. Một tòa nhà hai mươi thước bề cao, bốn mươi thước bề ngang và khá dài. "Cổ viện á Đông" muốn giữ được vẻ đặc biệt, cho "Người đẹp Đông phương" ở một căn phòng xây dưới đất, cả một tháp nước đá, mà nhờ các máy, khí hậu ở đây luôn luôn giá lạnh. Hai lớp cửa sắt phủ nước đá phía trong ngăn cách một gian phòng ấm áp ở ngoài. ánh đèn khí đặt rất khôn khéo chiếu sáng cái tháp mùa đông. 

Ai muốn vào xem "Người đẹp Đông phương" thì phải có giấy phép của viên hội trưởng "Cổ viện á Đông". Thế rồi một người đến, và sự gặp gỡ này tai hại cho cả hai. 

Thanh là người đã được chứng kiến lúc rước người đẹp đến. Nhân dịp này, có người chụp vài tấm hình về cuộc đón tiếp, nhưng hư hỏng gần hết, vì tảng nước đá phản ánh sáng, một người đàn bà bị thay đổi, như ở trong một tấm kính trá dạng. Bởi thế viên hội trưởng nhờ Thanh vẽ nàng để gửi bức tranh ấy qua trường Bác Cổ Pháp. Thanh nhận lời. 

Thế rồi một sự dị thường đi qua tâm trí Thanh. Về sau các người canh giữ nhà nước đá nói rằng lúc đầu họ không thấy gì lạ trong các cử chỉ của Thanh, nhưng mấy ngày cuối cùng phải để ý vì thấy có khi họa sĩ ngồi yên hàng giờ, mắt chăm chú vào người đẹp, không vẽ một nét. Một hôm lạnh, tay cầm bút họa run, Thanh thôi, và cũng vẽ xong một bức chứa chan tài nghệ. 

Trong mấy ngày trước khi thôi vẽ, Thanh nói với mấy người canh giữ ra ở phòng trước. Ban đầu họ không lấy làm lạ và cho là lòng tử tế của họa sĩ muốn được ở gian ngoài ấm áp hơn là gần khối nước đá lạnh lẽo. Thanh còn cho họ tiền riêng để họ mặc yên một mình họa sĩ. Hai lần, ở căn phòng trước, họ nghe tiếng nói trong gian phòng nước đá, và nhận ra là giọng của Thanh. 

Về độ này, một hôm Thanh nói chuyện cùng viên hội trưởng mượn các thìa khoá trong gian phòng để người đẹp. Thanh muốn vẽ một bức tranh lớn về nàng và cần phải được luôn luôn tự do vô ra. Theo trường hợp khác thì Thanh đã được nhận lời, nhưng trong lúc ấy, cử chỉ của Thanh và cách yêu cầu có vẻ khác thường làm cho viên hội trưởng nghi nan liền từ chối một cách lịch thiệp. Thanh run người lên, nói vài câu vô nghĩa rồi vội vã ra ngoài, không chào nữa. Lẽ tất nhiên thái độ lạ lùng ấy làm cho viên hội trưởng thêm nghi ngờ. Ông ta bảo cùng những người canh giữ "Cổ viện á Đông" không được để một người nào vào gian phòng nước đá nếu chẳng có giấy phép có chữ ký của ông ta. 

Sau đó có tin ở Cổ viện rằng có người định đánh đuổi tên canh gác để vào trong tháp nước đá. Người ấy không ai khác hơn là Thanh. Ông hội trưởng hay tin, tìm đến nhà Thanh gặp lúc Thanh đang ngồi trước đồ vẽ, mặt úp trong hai tay. Thấy khó cắt nghĩa về việc đã xẩy ra, Thanh lễ phép mời viên hội trưởng đi ngay khỏi căn phòng mà Thanh là chủ nhân. Thấy họa sĩ có vẻ kỳ dị, ông nhún vai ra về và đặt thêm ba ống khóa bí mật ở cửa phòng "Người đẹp Đông phương" và giữ chìa khóa trong tủ sắt ở buồng giấy riêng. Trong ba tháng, không có sự gì xẩy ra. Mỗi tuần hai lần viên hội trưởng cùng hai người canh giữ coi về các máy lạnh tự mình vào thăm người đẹp. 

Mỗi ngày, Thanh vào phòng họa nhưng không làm việc nữa, nước thuốc khô lại, bút vẽ bừa bãi không rửa. Có lúc, Thanh ngồi hàng giờ trước giá vẽ hay là đi lui tới luôn trong phòng không nghỉ. Cách nửa tháng, một buổi khuya, tôi gặp Thanh trong một tiệm cà phê bán sáng đêm. Lạnh lùng bơ phờ, Thanh bắt tay tôi, chỉ nói một câu: 

- Tôi mới bán ba bức tranh cho một người Pháp được gần một ngàn đồng. 

Rồi im lặng ngồi nhìn tách cà phê đậm đen cho đến lúc trời hừng sáng, Thanh đứng dậy nhìn tôi cười gượng đầy cả buồn rầu ra về. 

Vắng Thanh khá lâu, một hôm tôi đọc thấy trên báo rằng Thanh và đồng lõa, một người thợ khóa, và tên canh giữ "Cổ viện á Đông" bị truy tố. Người thợ khóa có tiền án trốn thoát; tên canh giữ bị bắt thú nhận hết: Thanh năn nỉ nếu hắn ngủ yên trong đêm phiên gác thì sẽ cho một trăm đồng. Được món tiền lớn hắn nhận lời. Lúc chín giờ tối Thanh đến Cổ viện với một người thợ khóa, tên canh giữ mở cửa cho hai người vào phòng giấy của viên hội trưởng. 

Tên thợ khóa mở cửa vào, rồi đem ra thử đủ các kiểu thìa khóa để mở tủ sắt. Hắn không phải khó nhọc lắm, vì ống khóa tủ sắt làm theo một kiểu xưa, Thanh lấy mấy cái thìa khóa để trong đó và đóng lại. Rồi cả ba người vào trong Cổ viện mở các ống khóa bí mật ở tòa nước đá để vào văn phòng trước. 

Thanh bảo tên canh giữ đốt củi ở lò sưởi cho được ấm áp rồi bày thuốc màu và đồ vẽ đem theo. Thanh đưa cho tên canh giữ số tiền đã hẹn và cho tên thợ khóa ba chục rồi bảo đi ra để yên một mình Thanh. Hai đứa ra uống rượu mừng được món tiền lớn, rồi người thợ khóa đi, tên canh giữ ngả ra ngủ cho đến sáng. 

Tình cờ ngày sau lại gặp hôm viên hội trưởng đến thăm người đẹp. Thấy cánh cửa sắt khóa ở trong, ông cho tìm một người thợ khóa và báo tin cùng sở cảnh sát. Sau một giờ phá, cạy, cái cửa sắt nặng rơi rầm xuống trong gian phòng ngoài. Một mùi thối ghê gớm hắt vào mặt bắt họ muốn nhào lui, long óc. Viên hội trưởng bịt mũi bằng khăn tay, chạy vào thì thấy khối nước đá đã tan vỡ và ở phía giữa, người đẹp biến mất. 

Thình lình trong góc, một giọng rền rĩ, than vãn nghe như không phải là tiếng của người. Thanh đang cựa quậy trong đống nước đá bị ướp lạnh đến nửa người. Mặt và hai tay đầy máu, mình mặc sơ mi và quần áo rách hư. Hai con mắt của Thanh như lìa ra khỏi sọ dừa, nước bọt chảy đầy cả miệng. Người ta đem Thanh ra khỏi nơi này rất khó khăn. Trả lời cho những câu hỏi, Thanh chỉ lập cập nói không đâu. Khi muốn đưa Thanh ra căn phòng trước thì hắn la hét và vùng vẫy chống cự lại. Bốn người phải giữ lấy Thanh nhưng lúc đem ra gần cửa phía ngoài thì hắn giật thoát được, với một tiếng hét ghê gớm rồi chạy vào một góc trong xa. Một sự giày vò điên cuồng đưa lại cho cái thân hình đã giá cứng một sức mạnh lạ thường khiến những người canh gác phải bắt trói chân tay Thanh lại, khiêng đi như một con vật. Ra đến trước cửa Thanh còn cố gỡ thoát ra với một tiếng kêu rùng rợn, rồi rơi xuống đất, đầu gối trên một tảng nước đá, bất tỉnh. 

Người ta mới chở Thanh vào nhà thương và ở đây, cách ba tháng sau, đưa vào nhà điên. Tôi có đến thăm Thanh một lần trông thảm hại quá. Hai lỗ tai và bàn tay mặt cứng giá lại, độ mười lăm phút, thì một cơn ho dữ dội làm run rẩy cả mình Thanh. Sau một đêm ghê rợn trong gian phòng nước đá, Thanh chẳng có một lúc yên. Một cơn mê sảng ghê gớm giày vò hắn cả ngày lẫn đêm. 

Tôi sôi nổi giục Nam. 

- Nhưng mà trong đêm đó tại "Cổ viện á Đông" đã xẩy ra những gì? 

- Tôi đã hết sức chú ý, thu nhặt đến những tài liệu gần như vô ích để đi tới sự hiểu biết rõ ràng. Tôi sục sạo những tranh vẽ, các hộc bàn của Thanh; ở đây, một nét vẽ, chỗ kia một hàng chữ, cắt nghĩa cho tôi biết thấu những dây tơ tưởng, những giấc mơ của Thanh. Có lẽ tôi phải nghĩ ra nhiều trường hợp nữa, nhưng tôi chắc không đến nỗi phải lầm. 

Nguyễn Thanh là một người khác thường. Thanh đi trên cuộc đời với một giấc mơ trong tâm hồn. Đối với Thanh cái gì rồi cũng ra tro bụi trong nháy mắt, cái xác con chó chết thối tha bên đường cũng như hình ảnh người đàn bà đẹp nhất bằng xương bằng thịt. Thanh muốn sự không bao giờ có thực hiện. Phải có một cái đẹp nữa, đứng trên cả thời gian và không gian: sự bất diệt. 

Và sự vô vọng ấy đã thành sự thật: nhà nghệ sĩ đã tìm được nàng bất diệt, "Người đẹp Đông phương" - Một người đàn bà đẹp, đã sống mấy ngàn năm trước đây ở một góc trời á đến làm kiểu mẫu cho Thanh. Nàng đã đặt mình nằm trên sức mạnh của thời gian để gặp Thanh. Nàng đã chết. Nhưng cần gì? Thanh nói thế, dẫu nàng chết đi rồi, sao Thanh lại không có thể yêu? Người xưa đã yêu một pho tượng đá và pho tượng đã cảm động hóa ra người. Người đẹp phương Đông đã thắng được sức mạnh của thời gian trong khi loài người tiêu tan trở về với cát bụi. Nhà nghệ sĩ theo đuổi sự bất tử liền ôm ấp lấy sự phi thường ấy. 

Cứ mỗi lần Thanh đến ở Cổ viện để vẽ người đẹp, thì trong hồn càng in sâu bức tranh tượng trưng sự thắng lợi của sắc đẹp trên thời gian. Và bởi đây, trí tưởng điên cuồng của nhà nghệ sĩ đã nẩy nở ra cái hoa đẹp nhất mà không bao giờ một người trần gian nào được hưởng: ái tình và Nghệ thuật hòa nhịp đời đời. Nhưng mà không phải Thanh vẽ người yêu ở trong khối óc đá. Nàng phải được tự do nằm ở gần chàng. Dưới chân nàng thời gian giết hại bất lực quỳ trước nhan sắc thắng thế. 

ý nghĩ đem nàng ra khỏi khối nước đá ăn sâu trong tâm hồn Thanh và những sự khó khăn phải gặp chỉ làm cho Thanh thêm bồng bột muốn đi ngay đến định tưởng. Với số tiền đã bán được mấy bức tranh, Thanh đưa cho tên canh giữ và người thợ khóa, Thanh có thể thực hiện được ý muốn. Trong thời kỳ viên hội trưởng cấm không cho Thanh vào Cổ viện, sự ước muốn gần người đẹp càng sôi nổi trong đầu óc Thanh. Và chàng đã tìm đến "Người đẹp Đông phương". 

Trong khối nước đá, nàng như muốn đi ra với Thanh. Hai mắt người đẹp như chăm chú nhìn Thanh, bàn tay nàng như ra dấu trước sự mờ loạn của Thanh. 

Chàng rút cái rìu nhỏ đem theo trong túi ra bắt đầu làm việc. 

Nhưng với một vật nhỏ như thế không phải là dễ dàng, Thanh đã phải làm việc rất lâu. Từng lúc người đẹp như thúc giục chàng với đôi mắt xanh biếc. 

- Gắng lên, người yêu của em! Chỉ trong chốc lát là em sẽ ở trong tay anh! 

Bốn bề nước đá vỡ vớt ra từng mảng. Thanh phá mãi, và bồng được người đẹp ra ở phòng ngoài ấm áp và tiếng nổ trong lò sưởi như hát một điệu nhạc lạ lùng. 

Nhẹ nhàng, Thanh đặt nàng trên ghế dài rồi bắt đầu vẽ. Với một sự sôi nổi dị thường, một cảm hứng kỳ lạ, Thanh đặt hết thiên tài vào tác phẩm của mình. Trong khi ấy, lửa ở lò sưởi cháy rực làm không khí trong phòng trở nên nóng bức. Mồ hôi nhỏ giọt ở trán, Thanh tưởng là sự kích thích của linh hứng đã làm cho chàng nóng nảy nên cởi áo ngoài ra mặc sơ mi để vẽ. 

Có phải môi nàng đã cử động không? Thanh chăm chú nhìn nàng, môi dưới của người đẹp như thoáng một nét cười. Thanh dụi mắt tưởng mình lầm lạc. Nhưng tay nàng se sẽ cử động như tỏ dấu cho Thanh lại. Thanh vứt bút vẽ vội vàng đến bên nàng. Chàng quỳ xuống, nắm lấy bàn tay xinh đẹp in mấy làn gân xanh nhạt Nàng để yên cho Thanh. Chàng ấp vào bàn tay, ngẩng đầu lên nhìn rồi ngả mình vào lòng nàng, nhắm mắt hôn má, môi, cổ, làn ngực trắng nõn nà. 

Xác thịt tan rữa, hôi nồng nặc dính vào người Thanh. Chàng lùi vài bước. Những nét đẹp mất dần... Một mùi thối ghê gớm, không thể chịu nổi lấn át Thanh và theo hơi nóng của lửa càng tăng thêm. Xác người đàn bà đẹp chảy ra. Trước mắt Thanh, một cảnh tượng khủng khiếp đi sâu vào trí não chàng: thời gian, cái vĩ đại tàn ác trả thù. 

Thanh muốn trốn thoát, chạy ra cửa... nhưng thìa khóa đâu? Trong lúc ấy, Thanh không còn lý trí nữa. Chàng đánh đầu đến chảy máu, nhưng cửa sắt vẫn đóng chặt. Và cứ mỗi lúc cảnh rùng rợn càng tăng thêm. Thanh cảm thấy mùi thịt rữa nát bấu cắn lấy mũi, miệng chàng. Thanh hét lên như một con vật bị cắn họng, chàng đâm mình vào trong phòng nước đá rồi ngồi yên trong một góc mặc cho sự hối hận vò xé, đay nghiến. 

Và đây, ta thấy con người bé nhỏ rồ dại tưởng có thể giãy đạp thời gian ở dưới chân. 

Dương-Vạn-Thạch, nhà nho ở quận Ðại Danh, thuở nay có tánh sợ vợ lạ lùng. 

Vợ, họ Doãn, độc dữ khác thường, chồng hơi làm điều chi trái ý, là vác gậy đập liền. Ông cụ thân sinh Dương, ngoài 60 tuổi và góa vợ đã lâu, họ Doãn coi cha chồng như tôi tớ. Dương cùng em là Vạn-Chung thường lén đem cơm bánh cho ông cụ ăn mà không dám cho vợ hay. Tội nghiệp ông cụ lọm khọm rách rưới quá, anh em không cho khách khứa thấy mặt, sợ bị chê cười 

Vạn-Thạch 40 tuổi chưa có con trai, cưới vợ bé là Vương thị, mà tối ngày không dám nói năng với nhau nửa lời 

Hai anh em lên quận đợi thi hạch, thấy một thiếu niên ăn mặc nhã nhặn, bắt chuyện để làm vừa lòng, hỏi thăm tánh danh, thiếu niên tự giới thiệu là Giới-Phủ họ Mã. Từ đó kết giao càng ngày càng thân mật, thăm hương thề quyết làm anh em, rồi từ biệt. 

Chừng nửa năm sau, Mã bổng dắt đồng bộc đến nhà Dương, vừa gặp lúc Dương lão ngồi ngoài cổng phơi nắng bắt rận; Mã tưởng đứa ở liền nói tên họ, nhờ vô thưa với chủ nhân. 

Có người bảo cho Mã biết đó là cụ thân sinh ra hai anh em Dương, khiến Mã kinh ngạc. Anh em để đầu trần ra đón. Mã vô nhà khách, Mã xin ra mắt cụ ông, Vạn-Thạch nói trớ là cụ se mình, rồi nắm tay mời ngồi hết chuyện nọ qua chuyện kia, chẳng dè gần tối. Vạn-Thạch thường nói để dọn cơm ra ăn, nhưng lâu lắm, vẫn chưa thấy cơm bưng rạ Anh em thay phiên nhau chạy ra chạy vô, mấy lần, mới có thằng ở gầy nhom xách hồ rượu ra, uống giây lát đã hết nhẵn. 

Ngồi đợi giây lâu, Vạn-Thạch chay đi thúc hối kêu gọi, đổ cả mồ hôi trán, lại thấy thằng gầy còm bưng cơm ra, cơm gạo lức và đồ ăn rất xoàng, chả có món gì ngon lành. 

Ăn xong, Vạn-Thạch vội vã đi, Vạn-Chung thì ôm chăn gối ra nằm ngủ với khách. Mã ngỏ lời phiền trách: 

- Hôm trước tôi nghĩ anh em nhà ông cao nghĩa nên cùng đính ước anh em. Nay được trông thấy cụ già nhà ta thật tình chẳng được phụng dưỡng no ấm, khiến người đi đường thấy thế cũng xấu hổ giùm. 

Vạn-Chung nhỏ lệ và nói: 

- Tình riêng chất chứa trong tâm, thật khó nói ra lời. Nhà tôi không may, gặp người chị dâu ác độc mà anh tôi thì hèn nhát yếu đuối, bị vợ dày vò hết sức. Tôi với anh, nếu không phải có cái tình ăn thề kết nghĩa với nhau, thì sự xấu trong gia đình tôi như thế quyết nhiên không thể nói thiệt. 

Mã nghe chuyện sửng sốt than thở giây lâu rồi nói: 

- Ban đầu ta định sáng sớm mai thì đi, nhưng nay nghe được chuyện lạ này, chả lẽ không mục kích một lần xem sao. Vậy có gian nhà nào bỏ không, xin cho tôi ở tạm, mặc kệ tôi tự nấu ăn lấy 

Vạn-Chung làm y theo lời, dọn riêng một căn nhà cho thầy trò Mã ở. Ðêm khuya lấy trộm lúa gạo rau cỏ, đem tới tiếp tế cho Mã, hồi hộp chỉ lo chị dâu hay được thì khốn. Mã hiểu ý, hết sức chối từ, lại mời Dương lão đến ăn ngủ với mình, rồi tự ra ngoài chợ mua các thứ vải lụa về may quần áo cho cụ mặc, vứt hết đồ cũ rách rưới. Cha con anh em thấy Mã xử tử tế quá, đều cảm động tới khóc. 

Vạn-Chung có thằng con trai tên là Hỷ-nhi, mới bảy tuổi, đêm nào cũng quấn quýt nằm ngủ với ông nội. Mã vuốt ve nó và nói: 

- Thằng bé này phước thọ hơn cha nó nhiều, duy có lúc trẻ phải vất vả thôi 

Doãn thị thấy ông cụ được no ấm thì nổi giận, kiếm chuyện mắng chưởi, bảo Mã khi không can dự vào việc nhà người ta. Ban đầu, những lời chì tiếng bấc còn ở trong chốn buồng riêng, dần dà bay tới gần chỗ Mã ở; anh em họ Dương hỗ thẹn toát mồ hôi, nhưng không sao bịt được miệng mụ đừng nói. Mã làm lơ, như tuồng chẳng hay biết chuyện chi 

Người vợ bé Vương thị có mang được năm tháng, mụ mới hay lột áo nàng ra đánh đập thảm hại xong rồi gọi Vạn-Thạch đến, bắt quỳ xuống mặc quần áo đàn bà, lại vác gậy rượt đánh chồng chạy ra tới ngoài đường cái 

Giữa lúc ấy Mã ở ngoài đường, cho nên Vạn-Thạch xấu hổ không dám thò mặt ra, nhưng bị mụi đuổi tới sau lưng, đành phải chạy tuốt ra ngoài mà trốn. Mụ theo ra, khoanh tay dậm cẳng, chửi rủa vang trời, hai bên xóm giềng đổ ra xem đầy đường chật ngõ. Mã trỏ vào mặt mụ và thét: 

- Bước đi ! Bước đi ! 

Mụ lập tức day mình trở vô, dường như bị ma quỷ rượt đuổi, đến nỗi tuột cả giày vớ, vải quấn cẳng rơi ra lòng thòng trên lộ, chạy cẳng trơn mà về, sắc mặt xám ngắt như gà mới cắt tiết, một lúc lâu mới hoàn hồn. 

Con hầu đem giày vớ khác cho mụ mang xong, đấm ngực khóc rống, gia nhân đều sợ, chả ai dám hỏi han an ủi gì cả 

Trong khi đó, Mã lôi Vạn-Thạch về căn nhà mình ở riêng, cởi y phục đàn bà ra cho, thế mà Vạn-Thạch cự nự không chịu, chỉ sợ khăn yếm tuột ra; Mã phải lấy sức mạnh mới cởi ra được. Chàng đứng ngồi run rẩy không yên, vì sợ mụ bắt lỗi sao chưa được cho phép, đã vội cởi ra. Mãi sau dò biết vợ đã nín khóc rồi, bấy giờ mới dám mò về, len lén đi tới trước mặt, mụ không nói một tiếng gì, vội vã đứng dậy, đi vô buồng nằm ngủ 

Bấy giờ chàng mới định thần yên tâm, nói riêng với em, cho Mã là người lạ. Nội nhà cũng lấy thế làm kỳ, tụ họp xầm xì với nhau, hơi lọt đến tai mụ, làm mụ càng thêm tức giận, đánh đập nô tì khắp lượt. Lại kêu đến người vợ bé, nhưng nàng bị đánh đêm hôm trước còn đau nặng quá, chổi dậy không đặng. Mụ cho là giả đò, đến tận giường nằm mà đánh nàng tới băng huyết trụy thai mới thôi ! 

Ðứng trước những việc tàn nhẫn như thế, Vạn-Thạch vừa thừa lúc vắng người, than khóc với Mã 

Mã kiếm lời an ủi, rồi gọi tiểu đồng dọn cơm tử tế cho chàng ăn, mãi đến canh hai còn cầm giữ không cho chàng về 

Mụ ở buồng riêng, giận chồng không về, đã toan di kêu rao, mắng chửi cả chồng lẫn Mã cho đã nư giận, bỗng nghe có tiếng gõ cửa, liền bảo con thị nữ chạy ra mở, không dè cửa mở toanh, một người khổng lồ dữ dội bước vào, bóng che khắp nhà, mặt mày như quỷ. Kế mấy người nữa theo chân vô, tay đều cầm dao búa ghê sợ. Mụ hoảng hồn mất vía, toan la lên, người khổng lồ đâm dao ngay cổ họng và nói: 

- Hễ la thì giết chết lập tức. 

Mụ năn nỉ đem vàng lụa ra chuộc mạng, nhưng người khổng lồ gạt đi: 

- Tao là sứ giả âm ty, không thèm tiền bạc của mày, chỉ cốt lấy trái tim của con đàn bà ác độc mà thôi 

Nghe nói, mụ càng sợ hãi, lạy lục giập trán dưới đất. Người khổng lồ rút dao găm, vạch trước ngực mụ và kể ra từng tội lỗi: 

- Như tội này có đáng giết không? 

Nói ra như mỗi tội vạch một khía. Phàm những việc làm độc ác của mụ thuở nay đều vạch gần hết, vết dao khía vào da thịt, có tới mấy chục. Sau cùng lại hạch tội nửa 

- Người vợ bé của chồng sinh ra thằng con trai, cũng là nòi giống nhà mi, sao mi nỡ đánh tới trụy thai, việc này không thể tha thứ được. 

Nói đoạn, sai mấy người tùy tùng nắm chặt lấy tay mụ, để mổ bụng con đàn bà ác độc xem ruột gan ra sao. Mụ cúi đầu van lạy, thề xin ăn năn chừa lỗi. Chợt nghe cửa giữa mở đóng, và có tiếng nói thinh không: 

- Dương Vạn Thạch đã tới kia. Con ác phụ đã nói chừa lỗi, vậy hãy để cái mạng nó đó 

Mấy người liền bỏ đi tản lạc. 

Giây phút chàng vô, thấy vợ cởi trần bị trói, trước ngực có vết dao ngang dọc, không thể đếm hết. Chàng cởi trói và hỏi nguyên do, lấy làm kinh hãi, nhưng trong bụng hơi nghi là do Mã làm ra. Hôm sau thuật chuyện cho Mã nghe, Mã cũng tỏ vẻ sợ hãi 

Từ đó mụ bớt làm sai, luôn mấy tháng không dám thốt ra nửa lời hung dữ. Mã nghe rất mừng bảo Vạn-Thạch: 

- Giờ tôi nói thiệt với anh, phải kín miệng nhé! Hôm nọ tôi thi thố cái thuật cỏn con để làm cho chị biết sợ mà sửa lại tánh nết. Nay anh chị được hoà thuận rồi, tôi tạm xin từ giã 

Mã nói xong, thầy trò ra đi 

Ðêm nào như đêm nấy, mụ cố giữ Vạn-Thạch ngủ chung, hết sức vui vẻ chiều chuộng. Thuở giờ chàng chưa từng được biết thú vị ấy, nay mới được hưởng, đến nỗi đứng ngồi đều thấy bồn chồn. Một đêm, mụ chợt nhớ lại người khổng lồ mà còn run sợ; chàng muốn nịnh vợ hơi ló mòi giả mạo cho vợ yên tâm. Bất đồ mụ bắt được thóp ấy, liền vùng chổi dậy, o bế gạn hỏi, chàng tự biết đã nói lỡ lời, không giấu được nửa, bèn nói thật đầu đuôi. Mụ nổi giận lôi đình, mắng chửi rầm rĩ. Bây giờ tới phiên chàng sợ hãi run người tái mặt, quỳ xuống bên giường mà chịu trận 

Mụ không thèm ngó tới. Chàng van lơn tha thiết mãi đến canh ba, mụ mới thèm nói: 

- Giờ muốn được tao xá tội cho, thì phải lấy dao vạch ngực may y như con số tao đã phải chịu, có vậy cái hận này mới tiêu được cho 

Tức thời mụ đứng phắt lên, chạy vô bếp lấy con dao phay ra. Chàng sợ quá chạy trốn, mụ rượt theo, làm vang động cả nhà, đến nổi chó sủa gà kêu, gia nhơn cùng thức dậy một lượt. 

Vạn-Chung thấy thế, động lòng thương anh, bất giác nổi dóa, lượm cục đá ném vào chị dâu, trúng giữa đầu mụ ngã xuống chết tốt. Vạn-chung nói: 

- Ta chết cha anh được sống là ta hả lòng. 

Nói rồi nhảy tuốt xuống giếng, người ta vớt lên thì đã ngụp nước tắt thở rồi 

Giây lát mụ hồi tĩnh, nghe tin Vạn-chung đã chết, cơn giận cũng nguôi 

Sau khi chôn cất xong, vợ góa của Vạn-chung thương xót đứa con, thề ở vậy thờ chồng., nhứt định không cải giá. Mụ thấy em dâu như thế, chẳng an ủi khuyến khích thì chớ, lại còn mắng nhiếc hàng ngày không cho ăn cơm, bắt ép nàng đi lấy chồng cho khuất mắt. 

Nàng đi rồi, để lại đứa con mồ côi, sớm tối bị bác gái đánh đập khổ sở. Mỗi bửa gia nhơn ăn no nê rồi, mụ mới thí cho nó cơm dư canh cặn. Trải nửa năm thằng bé gầy nhom chỉ còn da bọc lấy xương, thở chẳng ra hơi 

Một hôm thình lình Mã đến. Vạn-thạch căn dặn người nhà chớ nói cho mụ hay 

Mã trông thấy ông cụ lại rách rưới lam lũ như hồi nào, trong lòng sửng sốt tức tối, lại nghe chuyện Vạn-chung chết oan mà thương, đấm chân đấm ngực gào thét rất bi thảm 

Thằng bé thấy Mã đến, chạy lại quấn quýt vồn vã, kệu gọi Mã thúc luôn miệng. Thoạt tiên Mã không biết là thằng bé nào, chừng nhìn kỹ mới nhận ra, kinh ngạc và nói: 

- Trời đất ơi! tại sao cháu tiều tụy đến nỗi này 

Ông cụ tỉ tê, thuật rõ sự tình. Mã phát phẫn, bảo Vạn-thạch: 

- Lúc trước tôi vẫn nghĩ anh chẳng phải loài người, nay quả đúng như thế. Anh em hai người chỉ có một đứa bé này nối dõi tông đường, thế mà đành tâm giết nó chết đi lần hồi như vầy đây, là nghĩa thế nào? 

Vạn-thạch chẳng nói được câu gì, chỉ ngồi cúi đầu cụp tai mà khóc rấm rức 

Chàng ngồi tiếp Mã một lát, thì mụ đã hay tin có Mã đến rồi. Tuy mụ chẳng dám thò mặt ra đuổi khách, nhưng gọi réo chồng phải vô, bạt tai chàng tối tăm mặt mày, bắt phải tuyệt Mã đi. Chàng nuốt lệ trở ra, những dấu vết tát tai còn in đỏ trên mặt. Mã giận quá nói: 

- Anh không làm oai với chị được, nhưng lại chẳng tống cổ đi được ư? Mụ đánh cha giết em như thế mà anh còn nhịn. Ðâu phải là giống người nữa chớ? 

Chàng nghe, thở dài, có vẻ động lòng. Mã lại khích thêm: 

- Nếu tống cổ mụ không chịu đi, thì anh phải lấy sức mạnh đuổi đi cho bằng được. Dù phải giết phức cũng đừng thèm sợ. Tôi có đôi ba bạn thiết đều giữ chức lớn ở kinh đô, tất họ sẽ hợp lực cứu anh, nhất định vô sự 

Chàng gật đầu, hung hăn chạy vào trong nhà vừa đụng đầu mụ, mụ thét hỏi định làm gì mà sắc mặt hầm hừ thế. Chàng luống cuống và thất sắc chống tay xuống đất nói: 

- Chú Mã xúi tôi đuổi mình đi 

Mụ nổi dóa, ngảnh lại tìm dao hay gậy để đánh chồng. Vạn-thạch sợ, vội vàng chạy ra với Mã. Mã phỉ nhổ nói: 

- Anh thật là người hư hỏng, không dạy bảo được nửa rồi 

Nói đoạn, mở tráp lấy ra gói thuốc bột đem hòa với nước, trao cho Vạn-thạch uống 

- Thuốc này là thuốc trượng phu tái tạo đây. Trước kia sở dĩ tôi chưa muốn dùng, vì cớ nó có thể hại người. Nay cực chẳng đã, phải cho anh dùng thử xem sao 

Chàng uống thuốc ấy vô giây lát, nghe phẫn khí nổi lên phừng phừng, như có lửa bốc cháy trong ruột gan, ma không sao nhịn được nữa. Tức tốc chạy vào buồng vợ, gầm hét như sấm. Mụ chưa kịp hỏi gì, chàng đã co giò đá phốc một cái, mụ ngã bắn xa mấy thước. Rồi hai tay hai cục đá làm như quả đấm, cứ thụi mãi vào mụ huỳnh huỵch, không biết là bao nhiêu mà đếm. Mụ bị đấm đá sây sát cả thân thể, nhưng miệng còn mắng chửi lia lịa. Chàng liền rút dao mang bên cạnh sườn ra, mụ vừa chửi vừa nói: 

- Bộ mày rút dao ra, dám giết tao chết đấy chăng? 

Vạn-thạch chẳng nói chẳng rằng, hươi con dao chém vào bắp đùi mụ, đứt phăng một miếng thịt lớn bằng bàn tay rơi xuống mặt đất 

Chàng toan chém nửa, mụ khóc xin tha tội. Nhưng chàng không nghe, lại chém một dao. Người nhà thấy chàng nổi cơn hung dữ thái quá, vội vàng xúm lại, cố sức lôi ra bên ngoài. Mã chạy tới đón rước, cầm tay an ủi chàng còn cơn giận chưa hết, chỉ lâm le chạy vô tìm vợ để chém nủa, Mã cố ngăn lại mới thôi 

Một chốc, hơi thuốc tan dần, chàng ngẩn cả người, như giấc chiêm bao mới tỉnh. Mã căn dặn ân cần: 

- Anh chớ có ngã lòng yếu vía đấy nhé ! Cái đạo làm chồng được phấn chấn lên, quan hệ ở chuyến này đó. Tẩu tẩu khiến anh sợ hãi quá lố như thế, chẳng phải là chuyện đầu hôm sớm mai gì, sự thật do mỗi ngày một tí, dần dà mà có đã lâu lắm rồi. Chẳng khác chi hôm qua anh chết mà ngày nay sống lại, vậy từ đây nên ráng tẩy cũ thay mới, nếu lại chịu lùi bước phen nữa thì hỏng to 

Rồi tức thời bảo Van-thạch vô trong nhà dò xem. Mụ thấy chàng trở vô, chân tay run rẩy, tim nhảy thùm thụp, kêu gọi thị nữ đỡ mình, toan quỳ xuống lạy lục. Chàng ngăn lại mới thôi. Trở ra thuật chuyện cho Mã hay. Hai cha con thấy gia đình thay đổi như vậy, đều lấy làm vui mừng. Mã muốn đi, cha con cùng năn nỉ lưu lại, nhưng Mã cố từ: 

- Vừa rồi tôi có việc phải đi Ðông hải, cho nên tiện đường ghé thăm. Giờ tôi phải đi, để bận trở về lại cùng hội hợp 

Liền hôm đó Mã lên đường. Hơn một tháng, mụ mới bình phục, thờ phượng ông chồng hết sức tử tế, hẳn hoi. Nhưng dần dà thấy chồng chẳng có tài nghệ gì đáng sợ, thế rồi lần hồi đâm ra dễ ngươi, lờn mặt, kế đến chế diễu, rồi tới mắng chửi. Không bao lâu, thói cũ lại hiện xuất nguyên hình. Ông cụ không chịu thấu, dang đêm bỏ nhà trốn đi Hà nam, nhập tịch đạo sĩ. Vạn-thạch biết vậy, nhưng chẳng dám đi tìm cha về 

Cách trên một năm, Mã đến, trông thấy tình cảnh mà chán, trách móc Vạn-thạch tận từ, rồi gọi Hỷ nhi ra, ẵm ngồi trên mình lừa, gia roi đi thẳng. 

Từ đó, người làng đều khinh Vạn-thạch, chẳng ai thèm chơi với. Chàng lên tỉnh thi khảo khóa, văn bài dở quá nên bị đánh rớt và bôi tên trong sổ sĩ tử tỉnh nhà 

Bốn năm năm sau, nhà chàng phát cháy, tất cả của cải nhà cửa đều hóa ra tro bụi, lại cháy lan cả hàng xóm. Người làng chung đơn lên quận thưa kiện, chàn gbị xử phạt tiền rất nặng. Gia sản còn sót lại chút nào, dần dà tiêu sạch, tới nước không có túp lều mà ở. Mấy làng quanh miền bảo nhau không cho Vạn-thạch ở đậu, không cho thuê nhà. Anh em Doãn thị (bên vợ) cũng giận những việc thất đức mụ làm bấy lâu, cho nên cự tuyệt không chứa cũng không giúp đỡ gì hết. 

Vạn-thạch bí lối cùng đường đem bán nàng hầu cho một nhà giàu sang, rồi dắt vợ xuống ghe đi Hà nam. Ðến lúc tiền ăn đường sạch trơn, mụ không chịu theo nữa, một hai kiếm chuyện để tự do đi lấy chồng khác. 

Vừa gặp dịp một người làm nghề mổ heo mới góa vợ, bỏ ra ba trăm quan tiền mua mụ đem đi. Chàng bơ vơ một thân, ăn xin khắp xóm này làng kia lần mò đến xin trước cửa một nhà quan, bị tên gác cửa thét mắng đuổi đi, không cho vô trong. Giây lát một vị quan trẻ từ trong đi ra, chàng phục dưới đất mà khóc. Quan nhìn đi nhìn lại, hỏi qua tên họ, rồi sững sốt nói: 

- Cơ khổ ! Bác tôi đây mà ! Sao bác nghèo nàn đến thế 

Vạn-thạch nhìn kỹ, biết là Hỷ nhi, bất giác khóc rống, theo cháu vô trong nhà, thấy nguy nga bóng lộn. Giây lát, ông cụ vịn vai một tiểu đồng tử trong bước ra, cha con đối nhau bi thương tấm tức. Chàng kể rõ tình cảnh điêu đứng cho thân phụ nghe 

Nguyên khi Mã ẵm Hỷ nhi ra đi, đưa thẳng tới đâỵ Mấy hôm sau lại đi tìm ông cụ đến, cho hai ông cháu ở chung với nhau, rồi rước thầy về dạy Hỷ nhi học. Thằng nhỏ thông minh, mười lăm tuổi đậu hạch, năm sau thi Hương đậu cử nhơn. Mã cưới vợ cho xong xuôi, muốn từ giã đi; ông cháu cùng khóc lóc cầm giữ ở lại. Mã nói: 

- Tôi không phải người ta đâu. Thật là chồn tiên, các bạn đồng đạo chờ tôi đã lâu, phải để tôi đi mới đặng. 

Bấy giờ cậu cử Hỷ nhi kể chuyện ấy cho bác nghe, lòng còn cảm động chan chứa. Nhơn dịp nghĩ lại hồi xưa Vương thị (vợ bé của bác Vạn-thạch), cùng chịu đối đãi bạo ngược như mình, động lòng thương hại, bèn cho xe ngựa và người đem tiền bạc theo để chuộc Vương thị về 

Vương thị về hơn một năm, sinh đứa con trai, nhân đó nhắc nàng lên ngôi vợ cả 

Còn Doãn thị đi theo người chồng mổ heo được chừng nửa năm, lại giở thói ngang tàng như xưạ Thằng chồng nổi giận, sẵn dao mổ heo, xẻo phăng của mụ một miếng thịt đùi, lại lấy dây trói mụ lại, treo rút lên xà nhà, xong rồi gánh thịt heo ra đi 

Mu đau quá kêu la rầm rĩ, lối xóm mới haỵ Người ta đến cởi trói và cắt dây, mụ la đang vang dậy làng xóm. Từ đó, hễ thấy mặt anh chàng mổ heo đến thì sợ hãi đến sởn tóc gáy và lạnh buốt xương sống. Chỗ đùi tuy lành, nhưng mà què một cẳng, phải đi khập khễnh, nhưng vẫn sớm hôm phục dịch vất vả, chớ hề dám than van, trễ nãi. Mỗi khi chàng mổ heo say sưa về nhà, là mỗi lần đánh chưởi mụ thậm tệ. Tới đây mụ mới hiểu ra thuở trước mình ác độc với thiên hạ ra sao, giờ mình phải chịu cũng thế 

Một hôm Dương phu nhân (vợ Hỷ nhi) cùng bác gái Vương thị đi lễ chùa, các cô các bà nông dân ở quanh đó xúm lại chào mừng. Doãn thị cũng ở trong đám đó, nhưng thập thò không bước tới gần. Vương thị hỏi mụ ấy là ai? Gia nhơn thưa là vợ người bán thịt heo, họ Trương; đồng thời thét bảo mụ phải đến gần cúi đầu làm lễ. Vương thị cười và nói: 

- Con mẹ này đi theo thằng mổ heo, chắc không thiếu thịt ăn, sao mà ốm gầy đến thế? 

Doãn tức và thẹn, về nhà muốn thắt cổ chết phức. Nhưng giây yếu quá không chết. Anh chàng ghét thêm. Hơn năm sau chàng mổ heo qua đời, mụ đi đường gặp Vạn-thạch, đứng nhìn xa xa, nước mắt tuôn như mưa. Vạn-thạch ngại mặt tôi tớ đi bên cạnh, không hỏi gì đến mụ, về nhà bàn với cháu, tính cho mụ trở lại. Cháu nhất định không nghe 

Mụ bị người làng xóm khinh bỉ quá, hết chỗ nương tựa, theo lũ ăn mày kiếm ăn. Thỉnh thoảng, Vạn-thạch còn hẹn hò gặp mụ trong một ngôi chùa, Hỷ nhi cho thế là nhục, ngầm sai bọn ăn mày bêu xấu, bấy giờ chàng mới chịu tuyệt. 

Chuyện này về sau ra sao, ta không nghe nói 

Note: Tuy tôi chưa bao giờ thật sự thấy ma, và thường chỉ nghe người ta kể lại hay đọc truyện ma trong sách mà thôi! Nhưng sau đây là một truyện thật của gia đình tôi! Tuy vậy nó cũng chỉ là do các người bạn nói lại cho tôi thôi! Tùy ý các bạn nhận xét đó là chuyện thật hay giả vì chính tôi cũng không thể xác nhận chuyện này đúng hay sai nữa ! 

Gia đình tôi thuộc diện đông anh em! Bố mẹ chúng tôi chỉ là những người có tầm vóc của những người VN trung bình, nhưng mấy tên con trai trong nhà tôi đều thuộc diện cao so với người VN ta! Tên thấp nhất trong nhà thì cũng 1 mét 70. Lúc xảy ra chuyện này thì em trai út tôi mới 4 tuổi mà đã cao hơn 1 thước rồi! 

Nhà tôi ở một chung cư, gần đó có một cái hồ lớn nhưng không sâu lắm, mùa mưa nước đầy thì ven bờ chỉ sâu khoảng 1 mét 40 thôị Hồ chỉ cách nhà tôi chưa tới 100 mét! Ngay hông nhà tôi có một con đường đất rộng chạy thẳng ra hồ!Một buổi trưa vào tháng 5, chúng tôi đều đi học, bố tôi đi làm, chỉ có mẹ và hai đứa nhỏ ở nhà! Mẹ tôi đang đút cơm cho em gái tôi thì thấy em trai út tôi ở ngoài bước vào, quần áo nó ướt nhem lẫn với sình! Nó dọc nước ngoài sân và té vào vũng sình! Mẹ tôi doạ: 

_ Có đi thay đồ và rửa ráy mau không mẹ cho một trận bây giờ ! 

Em tôi trở ra phía sau chổ có mấy lu nước loay hoay ở đó! Mẹ tôi bận trông và đút cơm cho con gái nên cũng không để ý gì nữa! Cứ tưởng là nó rửa ráy, thay quần áo rồi trốn lỉnh trong phòng vì sợ mẹ đánh! 

Chừng 20 phút sau mẹ tôi nghe có tiếng la ồn ào phía bờ hồ! Bà bế em tôi chạy ra xem thì hỡi ôi! Mấy người đàn ông đang vác em tôi trên vai chạy lên chạy xuống để xốc nước! Mấy bà thấy mẹ tôi ở đó liền kéo bà một mạch về nhà tôi (vì họ nói rằng nếu người chết đuối thấy thân nhân mình thì sẽ không cứu được!) Mấy người đàn ông chỉ biết vác dốc ngược em tôi trên vai chạy để xốc nước mà thôi! Họ không biết cách làm hô hấp nhân tạo là gì cả ! Bụng em tôi xẹp lép hết nước rồi nhưng không ai biết làm gì hơn! Có người kêu là bồng thằng bé đi nhà thương đi! Thế là họ bế em tôi chạy đi kiếm xe chở đi bệnh viện! Nhưng tới nơi thì không còn kịp nữa rồi! 

Anh em chúng tôi đi học về thấy người ta bu quanh nhà đông nghịt! Không biết chuyện gì đã xảy ra, tôi chạy xông vào nhà thì thấy mẹ tôi đang nằm vật vả khóc! Có người kéo tôi ra nói là em trai út của tôi bị chết đuối! Mấy anh chị em tôi khóc òa cả lên! Tôi bặm môi để không khóc theo họ và lủi vào phòng khóc một mình trong đó! Tôi rất xấu hổ nếu khóc trước mặt người lạ ! Đến đêm về tôi nằm nghĩ đến em mà khóc thầm một mình trên giường! Thương cho em tôi còn bé mà đà chết non! 

Người đàn bàthấy em tôi đầu tiên nói là bà ta thấy chùm tóc đen của nó vật vờ ở mặt nước nên hô hoán cho người đến vớt lên! Người đàn ông vớt em tôi lên nói là nó vẫn đứng thẳng chưa chìm và chỉ cách bờ khoảng 2 thước thôi! Nếu nó cao thêm một vài tấc nữa thì đã không sao rồi! Và nếu có ai biết làm hô hấp thì nó đã không chết đâu ! 

Xác em tôi được quàng tại phòng khách và hai ngày sau thì đem chôn ở một nghĩa trang Công Giáo! Trước kia, hằng đêm tôi thường giăng ghế bố ngủ tại phòng khách! Lúc này tôi cũng hơi ơn ớn nên chui vào ngủ chung với anh em trong phòng một thời gian! Cả tháng sau tôi mới giám lên đó giăng ghế bố ngủ lại, nhưng vẫn cảm thấy hơi rờn rợn dù biết người chết là em mình! 

Nhưng rồi cũng quen đi! Tôi chẳng thấy gì lạ cả! Cuộc sống cứ lần trôi qua! Bố mẹ tôi cũng nguôi ngoai nỗi thương tiếc con mình! Anh em chúng tôi còn là con nít nên còn chóng quên hơn nữa! Ngày đi học, chiều về chơi đá banh hay đánh vũ cầu v.v... Chúng tôi không để ý và cũng chẳng thấy gì lạ Ở nhà chúng tôi hết ! 

Một hôm tôi cùng mấy thằng bạn ngồi uống nước chanh muối sau một trận đá banh! Bổng một đứa buột miệng hỏi tôi: 

_ Mày có thấy gì ở nhà mày không? 

_ Thấy cái gì?! _ Tôi hỏi ngược lại nó ! 

_ Thiệt tình mấy người trong nhà mày hổng thấy gì lạ hết sao !? 

_ Bình thường không có gì lạ cả !! 

_ Vậy mà họ đồn nhà mày có ma đó ! 

Tôi hơi xanh mặt nhưng cãi bay: 

_ Ai nói tầm bậy vậy ! Có ma thì tao phải thấy chứ ! 

Tôi giám đoan chắc như vậy vì tôi ngủ ngay phòng quàng xác em tôi mà! Mấy thằng bạn tôi nhao nhao lên: 

_ Có thiệt đó ! Nhiều người thấy lắm mà ! 

Rồi tụi nó đua nhau kể là cứ mỗi đêm tối trời, người đi chơi khuya về thường thấy một cục lửa to như trái banh, bay từ bờ hồ về đến ngang hông nhà tôi thì dừng lại lơ lững ở đó một hồi mới biến đi mất ! Rất nhiều người thấy chứ không phải chỉ một hai người đâu! Mấy người ở gần nhà tôi còn nói là đêm họ ra đi tiểu thì thấy một ngọn lửa xanh dờn cháy ở sau nhà bếp chổ cầu tiêu nhà tôi! 

Tôi nghe tụi nó kể cũng rợn xương sống nhưng mặt cố làm tỉnh, gân cổ cãi lại: 

_ Làm gì có ma cỏ trên đời này! Tao không tin đâu! Bọn họ chỉ hù tuị mày thôi ! 

Tuy nói thế nhưng về nhà tôi cũng kể cho mẹ tôi nghe các điều nghe được! Mẹ tôi nạt ngang: 

_ Hơi đâu con tin các chuyện tầm phào đó! 

Tuy không tin lắm vào các chuyện tụi bạn kể, tôi cũng không giám đi chơi khuya nữa! Chỉ 9 giờ tối là đã về đến nhà rồi ! Tôi không giám nói chuyện này cho anh em tôi nghe sợ họ cũng đâm ra hoảng như tôi! Thật tình thì tôi chẳng thấy gì cả! Không biết các điều người ta nói có thật không! Nhưng người trong khu vực đó đều nói rằng có ma về chung quanh nhà tôi! Họ còn nói rằng sở dĩ ma không vô nhà tôi vì nhà có bàn thờ Chúa ở trong !! 

Cũng may bố tôi mua được một căn nhà và một mảnh vườn rộng ở gần chổ ông ngoại tôi, nên gia đình tôi dời về chổ ở mới này! Tôi không biết sau đó ma có còn hiện ra hay không vì tôi không có dịp trở lại chốn cũ nữa ! 

Hết 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #truyện