truyen ma
Yêu Nữ
Font Size: Tác Giả: Margueritte Yourcenar
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Hắn đứng chân trần trên cát, dưới ánh nắng nóng bức và mùi tanh nồng của hải cảng, dưới tấm bạt mỏng của một quầy cà phê nhỏ. Chiếc quần màu hung cũ mèm của hắn ngắn tới chỗ mắt cá chân, hai bàn chân hắn dài chai sạm và nứt nẻ, những ngón tay mềm mại trước đây giờ đã thô ráp như đá.
Chiếc sơ-mi hắn mặc có màu xanh nhạt hài hoà với sắc trời bạc phếch trong nắng hè chói chang. Hắn đưa cánh tay phải ra một cách ương ngạnh và khó chụ, như muốn yêu cầu khách tới thăm các viện bảo tàng phải bố thí mới được chiêm ngưỡng. Những tiếng lắp bắp ngô nghê bật ra từ cái miệng mở to, để lộ hai hàm răng trắng loá của hắn.
Gã câm điếc à?
Gã không điếc đâu.
Jean Demetriadis, chủ nhân của các xưởng sản xuất xà phòng lớn trên đảo, lợi dụng lúc hắn đang lơ đãng nhìn về phía biển, thả một đồng drachme (tiền Hi Lạp cổ) xuống nền quán trơn nhẵn. Tiếng leng keng rất khẽ và gần như tắt ngay do lớp cát mịn vương trên nền quán vẫn chui vào đôi tai của gã hành khất. Hắn nhặt vội đồng bạc kim loại trắng rồi lập tức đứng lại như cũ, trầm tư và buồn rầu, như con hải âu đậu trên bến cảng.
Gã không điếc đâu - Jean Demetriadis lập lại rồi đặt xuống trước mặt mình một ly nước bã nhớt và đen đã uống gần một nửa. Gã hành khất Panegyotis này đã bị câm lúc mười tám tuổi vì đã gặp lũ ma Nerayder.
Một nụ cười mỉm hiện trên đôi môi Panegyotis khi hắn nghe nhắc đến tên mình. Hắn tỏ ra không hiểu ý nghĩa lời nói của người kia, người mà hắn lờ mờ nhận là người bảo trợ của mình, nhưng hắn chỉ cảm nhận được qua giọng nói, chứ không phải ngôn từ. Hài lòng vì biết người ta đang nói về mình hắn càng hy vọng được thêm một lần bố thí nữa nên lặng lẽ chìa tay ra phía trước, giống như vẻ sợ sệt của con chó khi nó khẽ chạm chân vào gối ông chủ để nhắc ông ta đừng quên cho nó ăn.
Hắn là con trai của một trong những gia đình nông dân khá giả nhất làng tôi - Jean Demetriadis nói tiếp - họ là những người giàu thực sự. Cha mẹ hắn có những cánh đồng mênh mông, một ngôi nhà lỗng lẫy bằng đá khối, một vườn cây ăn trái xum xuê, một vườn rau xanh tốt, một chiếc đồng hồ báo thức đặt trong bếp, một ngọn đèn cháy sáng suốt ngày đêm trước bức tường treo đầy ảnh thánh, nghĩa là họ có đủ thứ cần thiết. Người ta có thể nói về Panegyotis là, trước mặt hắn lúc nào cũng có ổ bánh mì nóng giòn cho đến trọn đời. Đối với hắn con đường đã mở sẵn ở phía trước dù là con đường Hi Lạp bụi cát, gập gềnh sỏi đá, nhưng vẫn có tiếng chim hót véo von. Hắn đã hứa hôn với con gái của vị bác sĩ thú y, một cô bé ngoan làm việc trong xưởng của tôi; vì hắn rất đẹp trai nên có hàng đống nhân tình ở cái xứ sở đầy những cô gái thèm khát yêu đương này; người ta còn đồn rằng hắn đã vụng trộm với vợ của ông linh mục; mà nếu như điều đó có thật thì ông linh mục cũng chẳng trách hắn vì ông vốn không mấy yêu phụ nữ và cũng chẳng quan tâm gì đến vợ mình, vả lại cô nàng luôn tỏ ra sẵn sàng với bất kỳ ai. Các vị thử hình dung hạnh phúc của thằng Panegyotis xem: nào là tình yêu của những người đẹp, sự ghen tỵ của bọn đàn ông và đôi khi cả sự thèm khát của họ nữa, nào là chiếc đồng hồ bạc và hàng ngày lại thay một chiếc sơ mi trắng tinh, nào là đĩa cơm chiên thịt vào bữa trưa và nước màu xanh lam ngát hương xức trước bữa ăn tối. Nhưng hạnh phúc vốn thật mong manh: khi nó không bị con người hay hoàn cảnh phá huỷ thì lại bị những bóng ma đe doạ. Có thể quý vị còn chưa biết hòn đảo của chúng tôi vốn lắm chuyện bí ẩn. Ma ở đây không giống với lũ ma quỷ phương Bắc của quý vị, nghĩa là chỉ xuất hiện lúc nửa đêm và ban ngày sống ở nghĩa địa đâu. Bọn ma ở đây không thèm khoát tấm choàng trắng và chúng thì có da thịt hẳn hoi. Nhưng chúng nguy hiểm hơn cả những hồn ma người chết, những người ít ra đã từng biết sống, biết đau khổ là thế nào. Những con ma Nereyder ở nơi này vừa trong trắng lại vừa xấu xa, khi thì bảo vệ lúc thì phá huỷ con người. Những vị thần đã chết từ lâu và các bảo tàng chỉ còn giữ lại những cái xác bằng cẩm thạch của họ. Rồi, một buổi sáng tháng Bảy, hai con cừu của cha Panagyotis giở chứng quay cuồng. Nạn dịch lan rất nhanh trong đàn thú và mảnh sân đất nện trước nhà chẳng bao lâu đã biến thành nơi cách ly bầy gia súc bị bệnh. Ngay giữa trưa nóng bỏng Panegyotis một mình đi tìm vị bác sĩ thú y ở bên kia sườn núi Xanh Êli, trong một làng nhỏ cạnh bờ biển. Đến chiều tối hắn vẫn chưa về. Cha Panegyotis rất lo cho hắn; người ta đã sục sạo khắp làng và các thung lũng lân cận, nhưng đều vô ích; suốt đêm đám phụ nữ cầu nguyện tại ngôi nhà thờ trong làng, nơi chỉ là một kho chứa cỏ được thắp sáng bằng vài chục ngọn nến. Tối hôm sau, vào giờ nghỉ, cánh đàn ông ngồi bên bàn ở sân làng trước một ly cà phê, một cốc nước và một thìa mứt, thì thấy hắn, một gã Panegyotis khác lạ, thay đổi tới mức như vừa từ cõi chết trở về. Đôi mắt hắn lấp lánh như chỉ còn tròng trắng, hai tháng sốt rét cũng không thể làm cho hắn vàng khè như thế. Một nụ cười làm méo xệch cặp môi của hắn khiến cho lời nói không thoát ra được. Tuy nhiên, hắn vẫn chưa bị câm hoàn toàn. Những tiếng ngắc ngứ bật ra khỏi miệng hắn như tiếng của một nguồn nước sắp tắt.
Ma Nereyder... Các cô... Nereyder... đẹp lắm... Trần truồng... Người tóc vàng... Tóc vàng.
Đó là những lời duy nhất mà người ta có thể nghe hắn nói. Nhiều lần, trong những ngày tiếp theo, người ta thấy hắn vẫn còn lẩm bẩm một mình: "Tóc vàng... Người tóc vàng..." cứ như hắn đang vuốt ve một tấm lụa. Rồi sau đó lịm tắt. Mắt hắn không còn lấp lánh nữa, cái nhìn trở nên xa vắng và bất động một cách lạ lùng; hắn chiêm ngưỡng mặt trời không chớp mắt; có lẽ hắn đã tìm thấy khoái cảm khi quan sát vầng thái dương vàng chói ấy. Tôi có mặt ở làng trong mấy tuần đầu tiên phát bệnh của hắn: không sốt, cũng chẳng có một triệu chứng gì là cảm nắng hay lên cơn. Cha mẹ hắn đưa hắn đến một tu viện nổi tiếng ở gần đấy để trừ tà; hắn ngoan ngoãn, để mặc người ta muốn làm gì thì làm, nhưng từ lễ tế ở nhà thờ, thuật xông khói hương lẫn những ma thuật của các mụ phù thuỷ trong làng đều không thể tống ra khỏi hắn những nữ thần điên rồ xinh đẹp. Rồi cuộc sống hắn cứ tuần tự trôi đi; hàng ngày hắn vẫn kiên nhẫn tới nơi các nơi ma nữ hiện hình: ở đó có một nguồn nước mà đôi khi những người đánh cá ghé lại lấy nước ngọt, một thung lũng sâu và một nương cây vả, nơi bắt đầu một con đường chạy xuống biển. Người ta nghĩ rằng sẽ thấy trong lớp cỏ gầy những dấu chân phụ nữ, những chỗ cỏ rạp xuống do thân người đè lên. Họ hình dung ra cảnh cậu con trai làng bị tiếng cười nói của phụ nữ đánh động, như người đi săn chợt nghe thấy tiếng vỗ cánh; những cô gái xinh đẹp nâng cánh tay ngà lấm tấm lớp lông tơ vàng ươm chắn ngang ánh mặt trời; bóng lá thấp thoáng trên khuôn ngực trần, cặp vú trắng với đôi núm đỏ hồng chứ không phải màu xanh tím; rồi Panegyotis hôn ngấu nghiến vào tóc họ, hắn có cảm tưởng như đang nhấm nháp mật ong và rạo rực ham muốn khoái lạc. Loài ma Nereyder đã dâng tặng chàng thanh niên cuồng si một thế giới đàn bà khác hẳn với những cô gái trên đảo, và khác biệt với những con vật cái. Các nường đã cho hắn cái mơn man mới lạ, sự mệt mỏi diệu kỳ và lấp lánh hạnh phúc. Người ta đồn rằng hắn vẫn không ngừng gặp các nường vào những trưa nóng nực, lúc những con quỷ đẹp mê hồn ấy lang thang tìm tình yêu: và dường như hắn đã mê tới mức quên cả mặt vị hôn thê, mà mỗi lần gặp nàng hắn đều quay mặt như tránh một con khỉ đột; hắn khạc nhổ khi vợ ông linh mục đi qua khiến bà phải khóc suốt vài tháng mới bình tâm lại. Lũ ma ấy đã làm hắn mụ mẫm đi rồi lôi hắn vào vòng xoáy trò chơi của chúng. Rồi hắn không làm việc nữa; hắn cũng không bận tâm đến thời gian; hắn trở thành kẻ hành khất để có thể ăn bất cứ khi nào hắn đói. Hắn lang thang trên đảo, cố tránh những con đường lớn; hắn chui vào trong nương rẫy và rừng thông ẩm thấp; Người ta bảo rằng một bông hoa nhài cài trên vách đá khô hoặc một viên sỏi trắng đặt dưới gốc cây trắc bá đều là mật hiệu mà hắn có thể giải mã ra thời gian và địa điểm của lần hẹn hò sắp tới với lũ ma xinh đẹp. Những người nông dân cũng kháo nhau rằng hắn không hề già đi; họ khó lòng đoán được hắn đang ở tuổi mười tám hay bốn mươi. Nhưng đầu gối hắn đã run, và hồn phách hắn đã ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại và cả tiếng nói nữa, cũng sẽ không bao giờ xuất hiện trên đôi môi hắn.
Nhưng mà này, Jean, vợ Demetriadis nói một cách bực dọc, ông có cho rằng Panegyotis đã thực sự thấy con ma Nereyder không?
Jean Demetriadis không đáp, ông ta đang bận nhổm người trên ghế để đáp lại lời chào kiêu hãnh của ba cô gái nước ngoài đang đi qua. Ba cô gái Mỹ mặc y phục trắng nhún nhẩy đi trên bến cảng ngập nắng, theo sau là một ông phu khuân vác già gập lưng dưới sức nặng của chiếc bao tải thực phẩm mà các nàng vừa mua ở chợ; giống như những cô bé vừa tan trường, họ nắm tay nhau bước đi. Một cô trong số họ để đầu trần, có mấy cành sim nhỏ gài lên mái tóc hung, còn cô thứ hai đội chiếc mũ rơm rộng vành kiểu Mêhicô, và cô thứ ba đội một chiếc khăn bông, đeo kính râm to che gần kín mặt như một chiếc mặt nạ. Ba cô gái trẻ này muốn định cư ở đảo, họ đã mua một ngôi nhà cách xa đường cái: ban đêm họ dùng đinh ba bắt cá ngay trên con thuyền riêng của họ và vào mùa thu họ đi săn chim cút. Họ không giao du với ai và tự lo liệu lấy cuộc sống; họ sống cách biệt hẳn để tránh những lời dèm pha mà có lẽ họ còn khó chịu hơn cả những điều vu khống. Tôi thử quan sát xem Panegyotis có ném cái nhìn theo mấy cô gái không, nhưng vô ích; đôi mắt hắn lơ đãng, trống vắng và không một chút loé sáng: rõ ràng hắn không thừa nhận những con ma Nereyder của hắn mặc quần áo đàn bà. Đột nhiên, hắn cúi xuống nhanh nhẹn nhặt một đồng drachme mà chúng tôi vừa ném xuống, và tôi nhận thấy có một vật duy nhất trên lớp lông thô của chiếc áo thuỷ thủ mà hắn khoác hờ hững trên vai, một bằng chứng không thể chối cãi được: đó là một sợi tơ, một sợi tơ mảnh của mái tóc vàng óng đàn bà.
Kết Thúc
Chàng Trai Tật Nguyền
Font Size: Tác Giả: Bồ Tùng Linh
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Phó ông là người xứ Quảng Đông, thuộc dòng danh gia thế phiệt. Năm nay ông ngoài sáu mươi tuổi, có một con tên là Liêm, rất thông minh nhưng có tật ngặt nghèo, mười bảy tuổi mà dương vật nhỏ như con tằm. Chuyện này đồn xa gần nên không ai chịu gả con gái cả. Phó ông nghĩ rằng mình sẽ tuyệt tự nên ngày đêm lo buồn mà không làm việc được.
Liêm theo thầy đi học. Tình cờ hôm nọ thầy đi vắng, Liêm ra cửa chơi và thấy có người dạy khỉ làm trò nên bỏ học ra xem. Nghĩ rằng thầy về Liêm sợ bị mắng nên vội trốn mất. Đi được vài dặm chàng thấy một thiếu nữ áo trắng đi với con hầu ở phía trước. Thiếu nữ ngoảnh đầu lại, Liêm thấy đẹp tuyệt trần, dáng hình thon thả, chàng liền bước nhanh tới. Nàng quay lại bảo con hầu:
Ngươi thử hỏi chàng kia xem có phải đi đất Quỳnh không?
Nàng hầu gọi hỏi, Liêm ngạc nhiên:
Cô muốn gì?
Nàng hầu nói:
Nếu chàng đến đất Quỳnh, em có phong thư phiền chàng tiện đường gửi về quê dùm. Mẹ em ở nhà, chàng có thể nghỉ chân ở đó được.
Liêm vốn không có chủ ý đi đâu nhưng nghĩ vượt biển một chuyến kể cũng hay nên nhận lời. Thiếu nữ vội lấy thư giao cho nàng hầu chuyển đến. Liêm hỏi tên họ, làng xóm. Nàng đáp:
Em họ Hoa, sống ở thôn Tần Nữ, cách thành phía bắc ba bốn dặm.
Liêm lên thuyền đi đến phía bắc thành Quỳnh Châu, hỏi thăm thôn Tần Nữ, không ai biết cả. Chàng đi về phía bắc bốn năm dặm, trời đã lấp lánh trăng sao, cỏ xanh che tầm mắt mà chẳng thấy có quán trọ nào. Thấy bên đường có một ngôi mộ, Liêm muốn dừng lại cạnh nấm mộ, nhưng lại sợ hùm beo nên chàng bèn leo lên cây ngồi. Đêm dần buông, tiếng thông reo vi vút, giun dế nỉ non khiến lòng chàng rất hoang mang. Nghĩ lại Liêm cảm thấy hối hận quá. Chợt chàng nghe tiếng người trò chuyện phía dưới, bèn cúi xuống nhìn và thấy rõ ràng có nhà cửa, một người đẹp ngồi trên phiến đá, hai nàng hầu khêu đèn rồi đứng hầu hai bên. Người đẹp quay sang bảo nàng hầu bên phải:
Đêm nay trăng sáng sao thưa, hãy pha một chén trà của Hoa cô cho ta ngâm nhi thưởng ngoạn.
Liêm nghĩ là ma, rùng mình rợn tóc gáy, nén hơi nghe ngóng. Chợt con hầu ngẩng lên nhìn rồi nói:
Trên cây có người.
Người đẹp sửng sốt đứng lên quát:
Ai cả gan dám đến đây nhòm ngó?
Liêm sợ quá, biết không thể trốn được nên tụt xuống cây, quì dưới đất xin tha mạng. Người đẹp lại gần nhìn mặt rồi đổi giận làm vui, kéo chàng đứng dậy và mời ngồi. Liêm quan sát và nhận thấy nàng khoảng mười bảy, mười tám tuổi, dáng người tuyệt đẹp, nhưng giọng nói không phải là người địa phương ở đây. Nàng hỏi:
Chàng đi đâu?
Liêm đáp:
Đi giao thư hộ người.
Nàng nói:
Nơi đây vắng vẻ, có nhiều cường bạo, ngủ đêm chỗ này nguy hiểm lắm, nếu chàng không chê nhà tranh vách lá, thiếp mời chàng vào nghỉ.
Rồi nàng đưa Liêm vào, trong nhà chỉ có một chiếc giường. Nàng sai con hầu trải hai cái đệm lên. Liêm tự thẹn là mình mẩy dơ bẩn nên xin ngủ dưới đất, nàng cười:
Tình cờ gặp khách quý, thiếp đâu dám khinh mạn mà nằm trên cao.
Liêm bất đắc dĩ phải nằm cùng một giường, nhưng sợ sệt không dám tự nhiên. Được một lúc, nàng lấy tay sờ soạng, khẽ vuốt đùi chàng trai. Liêm giả vờ ngủ làm như không biết gì. Một lát sau nàng giở mền chui vào lay gọi nhưng Liêm vẫn nằm im. Nàng liền đưa tay sờ xuống chỗ kín trên người Liêm rồi dừng tay ngập ngừng, buồn rầu bỏ chăn chui ra.
Hồi lâu nghe có tiếng khóc thút thít Liêm vừa sợ vừa ngượng, không biết làm thế nào, chỉ oán trách ông trời cho mình bị tật như vậy. Người đẹp gọi con hầu đem đèn lồng lại. Nàng hầu nhìn thấy nước mắt còn vương trên mặt nữ chủ nên kinh hãi hỏi chuyện gì, người đẹp lắc đầu nói:
Ta chỉ buồn cho số kiếp thôi.
Nàng hầu đứng bên giường chăm chú nhìn sắc mặt chủ rồi nói:
Vậy, đánh thức hắn rồi bảo đi đi.
Liêm nghe thế càng xấu hổ và sợ đêm tối chẳng biết đi đâu. Lúc chàng còn do dự thì có một người đàn bà đẩy cửa vào. Nàng hầu nói:
Hoa cô đến.
Liêm lén nhìn, thấy người ấy độ ngoài năm mươi tuổi, song vẫn còn phong vận. Hoa cô thấy cô gái chưa đi ngủ, bèn đến gạn hỏi. Cô gái chưa kịp đáp thì bà chợt nhìn trên giường thấy có người nằm, bèn hỏi:
Ai nằm trên giường thế?
Con hầu thay lời đáp:
Một chàng thiếu niên đến ngủ nhờ.
Người đàn bà cười bảo:
Ta không biết đây là đêm động phòng hoa chúc của Xảo nương.
Thấy cô gái mặt còn ngấn lệ nên bà kinh ngạc hỏi:
Đêm hợp cẩn sao lại buồn khóc vậy, có phải chú rể thô bạo quá không?
Cô gái im lặng, càng lộ vẻ buồn rầu hơn.
Người đàn bà vạch áo Liêm để xem mặt. Vừa kéo áo lên thì phong thư rơi ra trên giường. Bà cầm xem, bỗng kinh hãi nói:
Nét chữ của con ta đây mà.
Bóc thư ra đọc rồi bà than thở. Xảo nương hỏi có chuyện gì, người đàn bà trả lời:
Đây là thư con Ba báo việc nhà, nói rằng Ngô lang đã mất, bây giờ nó thân cô thế không nơi nương tựa, làm sao bây giờ?
Xảo nương nói:
Người ấy bảo là đưa thư hộ, may mà tôi chưa đuổi đi.
Người đàn bà gọi Liêm dậy, gạn hỏi nhận thư ở đâu. Liêm kể đầu đuôi câu chuyện. Người đàn bà nói:
Cậu làm gì để Xảo Nương giận?
Liêm đáp:
Không biết có tội gì?
Lại hỏi Xảo Nương, nàng than rằng:
Cháu chỉ tủi thân là lúc sống cháu gặp phải chồng bị thiến, chết đi lại gặp hoạn quan, nên buồn bã thôi.
Người đàn bà quay lại bảo:
Trông cậu thông minh thế mà bán nam bán nữ à? Cậu là khách của tôi, không thể để ở nhà người khác lâu.
Nói xong bà dẫn Liêm đến chái nhà phía đông, thò tay vào trong quần chàng nghiệm chứng rồi cười nói:
Thảo nào Xảo nương khóc là phải. May là cậu còn một tí, có thể chữa được.
Bà liền khêu đèn, lục lại rương rồi lấy ra một viên thuốc màu đen trao cho Liêm, bảo chàng nuốt đi. Bà dặn chàng đừng động đến rồi đi ra. Liêm nằm một mình, suy nghĩ không biết thuốc chữa bệnh gì. Độ khoảng canh năm chàng hơi tỉnh giấc, thấy dưới rốn nóng ran, xông thẳng đến chỗ kín, hình như có vật gì ngọ nguậy rủ xuống giữa khoảng đùi. Chàng thò tay dò xem, thì thấy mình đã trở thành con trai khoẻ mạnh, trong lòng vừa mừng vừa kinh ngạc như người được tái sinh. Trời vừa sáng, người đàn bà vào làm bánh đưa cho Liêm ăn, dặn chàng chịu khó ngồi đó rồi khoá trái cửa, ra bảo Xảo nương rằng:
Cậu ấy có công đưa thư vất vả, tôi giữ lại để gọi con Ba về, kết làm chị em. Nay tôi đóng cửa để khỏi có người quấy nhiễu.
Rồi bà ra cửa đi. Liêm bước tới lui trong buồng không biết làm gì, thỉnh thoảng chàng lại gần khe cửa nhìn ra như chim trong lồng. Liêm thấy Xảo nương ở phía xa định gọi để khoe, nhưng ngượng miệng lại thôi. Tới nửa đêm Hoa cô dắt con gái về, mở cửa nói:
Cậu buồn lắm phải không? Con Ba đến để tạ ơn cậu đây.
Liêm thấy cô gái gặp bên đường hôm trước, thong thả bước vào vái chào chàng. Người đàn bà bảo hai người gọi nhau là anh em. Xảo nương tiếp lời:
Gọi là chị em cũng được.
Rồi bốn người ngồi vào bàn uống rượu. Lúc uống xong, Xảo nương hỏi đùa:
Quan thị có xúc động trước người đẹp không?
Liêm trả lời:
Người què không quên đi giày, người mù không quên nhìn ngó.
Mọi người cười ồ cả lên. Xảo nương cho là Tam nương mệt nhọc, ép đi nghỉ. Hoa cô bảo con gái cùng đi ngủ với Liêm, nàng thẹn đỏ mặt, không đi. Bà nói:
Chàng trai này là trượng phu mà thực là bạn quần thoa, đừng sợ gì.
Rồi thúc giục nàng cùng đi nghỉ rồi dặn riêng Liêm:
Bên trong là con rể ta, bề ngoài là con nuôi, cậu nhớ lấy.
Liêm mừng rỡ, nắm tay Tam nương lên giường. Con dao mới mài liền đem dùng thử, thấy sắc bén rõ vậy. Bên gối tỉ tê, Liêm hỏi:
Cô gái chủ nhà là người thế nào?
Nàng đáp:
Cô ấy là ma đấy, tài sắc không ai bằng, nhưng duyên số long đong, lấy chồng họ Mao, bị bệnh trời sinh bất lực, mười tám tuổi mà chưa thành người, nên nàng u uất không vui, phẫn chí mà chết.
Liêm vừa kinh ngạc hãi sợ, ngờ Tam nương cũng là ma. Nàng nói:
Thú thực với chàng, thiếp không phải ma, chỉ là hồ ly. Xảo nương ở độc thân, mẹ con em không có nhà, đến đây ở đậu.
Liêm rất ngạc nhiên, Tam nương nói:
Chàng đừng sợ, tuy bọn thiếp là ma và hồ, nhưng không hại người.
Từ đó, hàng ngày cùng nhau trò chuyện, tuy Liêm biết Xảo nương không phải là người nhưng vẫn thầm yêu nhan sắc nàng, chỉ tiếc là chưa có dịp cùng nàng thân mật. Liêm tính tình hoà nhã, lại khéo bông đùa, rất được Xảo nương thương mến.
Tối nọ, mẹ con bà Hoa sắp đi vắng, lại khoá cửa nhốt Liêm trong phòng. Chàng buồn bực, đi quanh cánh cửa gọi Xảo nương. Xảo nương sai con hầu lấy chìa khoá ra mở thử, bèn mở được. Liêm ghé tai xin kiếm chỗ, Xảo nương bảo con hầu đi ra. Chàng liền kéo nàng lên giường nằm kề nhau thân mật. Xảo nương đùa sờ dưới rốn và nói:
Đáng tiếc bảnh trai mà thiếu mất...
Nói chưa dứt câu thì tay nàng chạm vào một vật ấm nóng to đùng, nàng kinh hãi hỏi:
Sao trước đây nó mất tích, bây giờ lại lớn thế này?
Liêm mỉm cười đáp:
Trước đây thấy khách nên nó thẹn mà co lại, nay bị chê quá không chịu nổi, nên nó giận dỗi đấy.
Rồi hai người cùng giao hoan. Tàn cuộc mây mưa Xảo nương tức giận nói:
Bây giờ thiếp mới biết tại sao khoá cửa. Trước kia thấy mẹ con họ lông bông, không nhà cửa nên thiếp cho ở nhờ. Thiếp dạy con Ba thêu thùa, không tiếc giấu gì, thế mà họ ghen tuông như thế?
Liêm khuyên giải, kể rõ sự tình, Xảo nương mới thôi, Liêm nói:
Nàng giữ kín nhé, Hoa cô đã nghiêm dặn ta đừng tiết lộ.
Chưa nói dứt câu, Hoa cô đã vào. Hai người vội vàng trở dậy, Hoa cô trợn mắt hỏi:
Ai mở cửa?
Xảo nương đáp:
Tự ý tôi.
Hoa cô càng giận, chưa biết làm gì thì Xảo nương mỉm cười nói:
Bà buồn cười thật, cậu ta bán nam bán nữ, làm trò trống gì được?
Tam nương thấy mẹ và Xảo nương toan đánh nhau, trong lòng không yên. Nàng bèn đứng giữa khuyên can, cuối cùng Hoa cô và Xảo nương đổi giận làm vui.
Xảo nương tuy miệng nói quyết liệt, nhưng từ đó cũng chịu nhịn, chiều Tam nương. Chỉ có Hoa cô ngày đêm đề phòng cẩn thận, hai người không thể nào gần gũi nhau được, chỉ liếc mắt đưa tình mà thôi. Một hôm, Hoa cô bảo Liêm:
Hai chị em nó đều thờ cậu làm chồng. Ở đây không thể lâu dài, cậu nên về thưa với cha mẹ sớm định ngày làm lễ thành hôn.
Rồi bà lập tức sửa soạn hành trang cho Liêm, giục chàng đi. Hai cô gái nhìn nhau, vẻ mặt buồn thảm. Xảo nương lại tỏ vẻ bi lụy hơn, hạt châu lã chã tuôn rơi. Hoa cô khuyên nàng đừng khóc, rồi dắt Liêm ra ngoài. Bấy giờ Liêm không thấy nhà cửa đâu nữa, chỉ còn lại một nấm mồ hoang.
Hoa cô đưa Liêm lên thuyền rồi bảo:
Sau khi cậu đi tọi sẽ đưa hai đứa đến thuê nhà ở chỗ quê cậu. Nếu như không quên tình nghĩa, chúng tôi ở trọ trong vườn nhà họ Lý, đợi cậu đến đón.
Liêm về nhà. Bấy lâu Phó ông tìm con không thấy, héo ruột lo buồn, nay đột ngột thấy Liêm lù lù trở về ông mừng không thể tưởng được. Liêm lược thuật lại đầu đuôi câu chuyện mình và kể lại lời Hoa cô đính ước, Phó ông nói:
Làm sao tin được lời yêu quái. Mày còn sống mà về được chính vì mày như quan thị, không thế thì chắc chết rồi!
Liêm nói:
Họ tuy là khác loài, nhưng tình yêu cũng như người, huống hồ lại thông minh, tuyệt đẹp, có lấy cũng không bị bà con chê cười.
Phó ông không nói gì, chỉ cười nhạt thôi. Liêm lui ra, thấy trong người rạo rực ngứa ngáy, không sao nén được dục tình, liền tư thông với con ở. Dần dà đến chỗ giữa ban ngày cũng bày trò ân ái. Liêm định làm cho chuyện này đồn đến tai cha mẹ. Một hôm, có con hầu nhỏ bắt gặp chạy đến mách mẹ Liêm. Bà mẹ không tin, ngó qua rèm mới kinh hãi, gọi con ở ra tra hỏi, biết được tình trạng hiện nay của con bà lấy làm vui mừng, gặp ai cũng khoe, bảo là con mình không sao cả, rằng bà sắp sửa đi hỏi con nhà thế tộc cho Liêm. Liêm thưa với mẹ:
Nếu chẳng phải con gái của Hoa cô thì không lấy ai cả.
Bà mẹ nói:
Trên đời thiếu gì người đẹp, hà tất phải lấy ma quỷ.
Liêm thưa:
Không nhờ Hoa cô, con không biết được đạo vợ chồng, nếu bội ước ắt chuyện chẳng lành.
Phó ông cũng chiều theo, sai một đầy tớ trai, một vú già đi dò xem. Họ đi về phía đông thành năm dặm, tìm vườn nhà họ Lý, thấy trong đám tre trúc có khói bếp nghi ngút. Vú già xuống xe đi thẳng vào nhà, thấy mẹ con Hoa cô đang dọn dẹp nhà cửa, tựa hồ có ý mong chờ. Vú già vái chào, ngỏ lời chủ dặn, trông thấy Tam nương bà kinh ngạc:
Đây là vợ cậu chủ à? Tôi thấy còn mến, hèn chi lúc nào cậu tôi cũng nhớ tưởng.
Vú già hỏi thăm về cô chị, Hoa cô thở dài nói:
Nó là con nuôi, cách đây ba ngày đột ngột qua đời rồi.
Rồi bà lấy rượu thịt cho vú già và người tớ trai uống. Vú già về kể lại vẻ đẹp của Tam nương, cha mẹ Liêm đều mừng. Sau đó bà nói đến tin Xảo nương, Liêm chợt buồn bã, khóc lóc. Đêm tân hôn, chàng gặp Hoa cô lại hỏi tin. Bà cười đáp:
Nó đi đầu thai ở phương bắc rồi.
Liêm lại khóc hồi lâu. Tuy cưới Tam nương nhưng chàng vẫn không quên được Xảo nương. Hễ có ai ở đất Quỳnh tới, chàng liền mời đến hỏi thăm cho bằng được. Có người nói:
Ở gần nơi ấy, vào ban đêm tôi nghe tiếng ma khóc.
Liêm lấy làm lạ, vào hỏi Tam nương, nàng trầm ngâm hồi lâu rồi khóc: Thiếp phụ chị ấy.
Liêm cố gạn hỏi, nàng cười gượng đáp:
Ngày trước thiếp lén chị ấy trốn đến đây, phải chăng vì thế mà bây giờ chị ấy oán khóc? Thiếp cũng định nói cho chàng biết, lại sợ vạch lỗi của mẹ.
Liêm nghe thế lấy làm mừng rỡ, lập tức đánh xe đi suốt ngày đêm đến nơi mộ. Chàng gõ vào thân cây ở mộ và gọi:
Xảo nương! Xảo nương! Anh đến đây!
Một lát sau Xảo nương ẵm một đứa bé từ trong mộ đi ra, ngẩng đầu nhìn Liêm khóc thảm thiết, nghe ai oán làm sao. Liêm cũng khóc, hỏi:
Nàng bế con ai đó?
Xảo nương nói:
Nó là giọt máu rơi của chàng đấy, thiếp sinh ba ngày rồi.
Liêm đáp:
Lầm nghe lời Hoa cô, khiến mẹ con em lo buồn dưới lòng đất, ta cảm thấy tội lỗi lắm.
Chàng liền cùng Xảo nương lên đường về nhà mình. Đến nơi, Liêm bế con đến trình với mẹ. Bà thấy đứa bé dáng người bụ bẫm, không có vẻ gì là ma nên càng mừng. Hai vợ chồng Liêm sống hoà thuận với nhau, thờ mẹ chồng rất hiếu thảo. Phó ông bị bệnh, gia đình đón thầy lang đến chữa. Xảo nương nói:
Bệnh không chữa được, cha đã hồn lìa khỏi xác rồi.
Về sau, đứa con lớn lên rất giống Liêm, lại thông minh, mười bốn tuổi vào học trường phán.
Kết Thúc (END) Kiếp Nào Yêu Nhau
Font Size: Tác Giả: Đinh Lâm Thanh
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
Mùa hè 1972, Quang cùng đơn vị lên Pleiku yểm trợ chiến trường Tây Nguyên theo kế hoạch hành quân của quân đoàn. Ban chỉ huy đóng ngay bên cạnh bộ tư lệnh, ngoài giờ làm việc cũng như những lúc không bận công tác khẩn cấp, Quang gần như có mặt thường xuyên ngoài phố, từ các nhà hàng phòng trà đến quán café, bia rượu. Chuyên viên ngành tiếp vận nhưng Quang thường kết thân với tất cả anh em đủ binh chủng đến tăng phái cũng như về dưỡng quân sau thời gian dài hành quân từ vùng tam biên.
Quang yêu Pleiku hơn Đà lạt. Thủ đô lính với những đường dốc bùn lầy đất đỏ, phố xá thô sơ nghèo nàn nhưng thật ấm cúng, thiết tha, sâu đậm và thiêng liêng như tình yêu quê mẹ đối với bất cứ những ai đã một lần ghé qua. Thành phố nhỏ, quanh quẩn chỉ vài con đường ngắn, đi dăm phút đã về chốn cũ, nhưng quyến rũ với những quán ăn, quán bia phòng trà mang hình ảnh lính ồn ào náo nhiệt nhưng thật hiền hòa như tình người địa phương. Cuộc sống bình thản không vội vã, không hoảng sợ, mặc dù các trận đụng độ ác liệt đang sát bên cạnh và pháo địch thường xuyên rót vào khu vực phi trường nằm kế cận trung tâm thành phố. Ở đây người dân xem hình ảnh chiến tranh như một cái gì gần gũi quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Họ mở rộng vòng tay chào đón các đoàn quân vội vã đi ngang, đôi lúc dừng lại vài giây lát ăn vội bữa cơm, uống ly café nóng hay chỉ kịp mua gói thuốc rồi tiếp tục lên đường.
Trời về chiều sương mù phủ xuống thành phố một màu trắng nhạt trông trời đất như đang quyện vào nhau, phố xá thưa dần bước chân, sinh hoạt còn lại là những quán ăn náo nhiệt, phòng trà ấm cúng và những quán café trữ tình là nơi tiếp tục mở cửa để sưởi ấm những chiến binh trở về từ mặt trận, tìm quên mệt mỏi, trút bỏ đau thương và xóa tan những hình ảnh chết chóc. Pleiku đất đỏ sương mù không có gì quyến rũ nhưng bất cứ người nào đã rời khỏi nơi đây đều mang theo trong lòng những kỷ niệm sâu đậm, phải chăng là nhờ phố xá không xa nên phố tình thâm hay những nàng thiếu nữ da trắng, má đỏ môi hồng, tóc em uớt và mắt em ướt nên em mềm như mây chiều đông đã trói chặt bước chân người lãng tử. Pleiku, thành phố lính, thành phố của những chàng trai khoác áo chiến binh một khi rời khỏi đây đều vương vấn một mối tình.
Quang cũng không thoát khỏi thường tình của một chàng trai hai mươi lăm tuổi.
Từ khi gặp được hai người bạn, Quang không còn lang thang những ngày cuối tuần, chàng tìm đến với Yên và Phúc, cả hai đang dạy ban văn chương tại trường trung học. Phúc, một thi sĩ nổi tiếng, thường tổ chức những buổi đọc thơ cuối tuần và trong dịp nầy, ánh mắt của một nữ sinh ban văn chương đã hớp hồn chàng ngay trong buổi đầu gặp gỡ. Yên và Phúc cho biết, nàng tên Dung, con của một công chức cao cấp của tỉnh. Dung ngây thơ, trong sáng với mái tóc dài phủ xuống lưng, làn da trắng như tuyết, mắt nâu màu hạt dẻ mở lớn, ngơ ngác như nai, đôi gò má núm đồng tiền lúc nào cũng đỏ ửng và làn môi hồng cười lộ đôi hàm răng trắng Nàng lãng mạng yêu thơ, thích nhạc, cởi mở, nhưng nàng trong sáng quá. Đã là bạn với Yên và Phúc xem như đứng vào hàng thầy cô hoặc chú bác. Đời binh nghiệp, khoác chiếc áo trận nay đây mai đó, trên lưng vỏn vẹn chiến balô, cuộc sống bấp bênh chưa biết thương tật sống chết bất chợt đến giờ nào, nhiều lần tự vấn lương tâm nhưng Quang không thể tiến tới dù biết Dung có thể ngã vào vòng tay Quang một khi chàng tỏ tình. Chàng đành ôm mối tình câm và hy vọng một ngày nào đó
Ngày được lệnh di tản, thu xếp xong công việc Quang vội vã đến đón Dung đi theo đoàn xe đơn vị rời Pleiku chạy xuống Quy Nhơn, nhưng đã trễ, gia đình đã tự túc khởi hành từ lúc sáng sớm. Từ đó Quang mất hẳn liên lạc với Dung, cho đến mùa thu năm 1978 Quang gặp lại nàng trong trại tỵ nạn ở Mã lai. Đến lúc nầy Quang mới biết mặt cha mẹ Dung và người em gái, cả nhà đối xử thật tốt với Quang nhưng đối với nàng hình như đang bị một cái gì ngăn trở. Trao đổi bình thường Dung rất nhiệt tình nhưng khi đề cập đến vấn đề tình cảm thì nàng lẩn tránh và không bao giờ cho biết rõ lý do. Chừng sáu tháng sau, Quang được tòa lãnh sự Mỹ cấp giấy nhập cảnh, lúc đến chào từ giã lần đầu tiên Dung ngã vào người Quang nức nở khóc. Quang vỗ về an ủi và hứa qua đến Mỹ sẽ tìm đủ mọi cách để sống gần nhau. Nhưng Dung chỉ lắc đầu từ chối và không một lời giải thích gì thêm.
Dung không trả lời Quang mặc dù Dung đã nhận được gần hai chục lá thư kể từ lúc Quang đặt chân lên đất Mỹ và sau đó cắt hẳn liên lạc với Quang khi gia đình nàng lên đường định cư tại một nước thứ ba.
Sau ba năm vừa làm vừa học, Quang ra trường với mảnh bằng kỹ sư vi tính và ổn định ngay với một chức vụ quan trọng trong công ty phần mềm của người Mỹ. Sau đó một năm Quang kết hôn với Chi, con gái út của một gia đình nổi tiếng giàu có từ trước, đến định cư giữa năm 1975. Chi tốt nghiệp ngành địa ốc và được gia đình giúp vốn để mở một văn phòng lớn tại quận Cam.
Một cặp vợ chồng thật lý tưởng và xứng đôi, Quang đẹp trai, cao lương và được xã hội ưu đãi. Chi điều hành một hoạt động hái ra tiền một cách dễ dàng. Họ có đời sống vật chất thật cao, hai ngôi nhà đáng giá cả triệu, vợ chồng mỗi người một chiếc xe đua, chi tiêu không bao giờ tính toán đến tiền bạc. Hai người kết hôn đã lâu nhưng vẫn chưa có con. Có lần Quang đưa Chi đến một bệnh viện chuyên nghiệp sản khoa, ở đây bác sĩ cho biết họ cần một thời gian theo dõi để biết nguyên nhân từ người vợ hay do người chồng. Nghe qua, hai người đều cho rằng con cái chưa quan trọng trong lúc nầy đối với một cặp vợ chồng trẻ, hơn nữa họ đang cần thời giờ dành cho việc kiếm tiền quá dễ dàng và nhanh chóng. Nhìn bên ngoài đôi vợ chồng sống thật đầm ấm hạnh phúc, nhưng đi sâu vào đời sống riêng tư, cũng như gia đình khác, vẫn có những khúc mắc thầm kín. Chi, con người của thực tế, suốt ngày chỉ có con số, tính toán lúc nào cũng nằm sẵn trong đầu. Quang thì thờ ơ với tiền bạc, thường lái câu chuyện qua thơ văn mỗi khi chuyện trò với vợ. Do đó đối thoại giữa hai người thường đi vào bế tắc. Vì tôn trọng đời sống riêng tư của nhau, sau bữa cơm tối, vợ theo dõi báo chí, thị trường địa ốc, tin tức vật giá trong ngày. Quang một mình đọc sách nghe nhạc, đến chừng mệt mỏi hai người vào phòng thì giấc ngủ giờ đó quyến rũ hơn những vấn đề khác. Hai người đều quên rằng việc ái ân giữa vợ chồng cũng đòi hỏi có sự hòa hợp, hai người phải tạo cơ hội và khuyến khích lẫn nhau để đi đến tận cùng của yêu đương. Không thể một người sẵn sàng trong lúc người kia chưa chuẩn bị.. Những trục trặc nho nhỏ đưa dần đến sự lạnh nhạt hay nhàm chán cuối cùng đi đến quên lãng bổn phận vợ chồng.
Bận công việc, bận xem sách đọc báo, vào giường ngủ không cùng lúc cùng giờ là những lý do đã tách rời đời sống vợ chồng Quang. Từ chỗ không hòa hợp trong nhiều khía cạnh, việc gối chăn từ đó vắng dần nhưng hai người vẫn một mực yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Giữa hai vợ chồng chưa bao giờ lớn tiếng về bất cứ một bất đồng nhỏ nào nhưng những khác biệt trong cuộc sống thường nhật cứ lớn dần trong im lặng.
Cho đến một ngày Quang tâm sự với Chi:
- Em à, cuộc sống chúng mình đầy đủ, tình yêu hai đứa trọn vẹn nhưng anh vẫn thấy có một cái gì càng ngày càng ngăn cách chúng ta.
Chi đáp không suy nghĩ:
- Có lẽ đúng vậy, bên ngoài ai cũng ganh với vợ chồng mình đủ mọi phương diện, nhưng giữa chúng ta có thật sự hạnh phúc hay không? Tình yêu thuần túy chưa hẳn là điều kiện chính để tạo hạnh phúc mà phải có sự hòa hợp trong cuộc sống chung đụng giữa vợ chồng.
- Anh đồng ý với em nên muốn cùng em hôm nay phân tách để chúng ta cùng tìm một lối thoát.
Chi hơi ngạc nhiên:
- Lối thoát gì?
- Anh nói lối thoát có nhiều khía cạnh: Tổ chức lại cuộc sống, cho ra đời một đứa con, bỏ bớt những đam mê suy tư hay công việc cá nhân để dành nhiều thời giờ cho nhau. Nếu những phương cách trên không thể cứu vãn thì trả lại tự do ban đầu cho nhau.
Vài phút suy tư, Chi đặt hỏi lại:
- Nghĩa là nếu các giải pháp trên không đưa đến tiến bộ nào trong đời sống riêng tư chúng ta thì ly dị?
Quang gật đầu:
- Có thể như vậy, để trả lại sự tự do cho nhau còn hơn ràng buộc để gây đau khổ.
- Đồng ý với anh. Bây giờ theo ý anh, tổ chức lại cuộc sống như thế nào? Suốt tuần hai đứa đi làm, về đến nhà chỉ còn lại chút thời giờ lo ăn uống rồi chuẩn bị đi ngủ. Cuối tuần đi chợ mua sắm để chuẩn bị cho tuần tới. Nếp sống Mỹ đã vạch cho chúng ta chương trình làm việc, sinh hoạt, ăn ngủ như chiếc máy không thể thay đổi gì được ngoại trừ trường hợp thất nghiệp hay đã nghỉ hưu.
- Em có nghĩ chúng ta nên có con?
- Em cũng muốn con, nhưng có lẽ chưa phải lúc nầy. Vả lại chưa biết trường hợp của chúng ta thế nào, phải mất một thời gian khám nghiện chữa trị mới biết. Còn phương cách thứ ba?
- Đời sống tinh thần rất quan trọng, không thể gạt qua một bên hoặc từ bỏ hẵn trong cuộc sống phàm tục. Mỗi người cần phải có một chí hướng, một đam mê, dù tốt hay xấu, mới thấy cuộc đời mình có ý nghĩa, từ đó họ sẽ ham sống và hăng say trong công việc. Trong cuộc sống lứa đôi, cũng khó buộc người bạn đời của mình phải dứt bỏ đam mê của họ nhất là những đam mê hữu ích và vô hại.
Chi lơ lửng đặt câu hỏi:
- Nếu vậy, ly dị là giải pháp tốt nhất?
- Có thể như vậy, có nhiều lý do và hình thức ly dị đặc biệt cho mình.
- Lý do?
- Vì hai đứa mình vẫn thương yêu và kính trọng nhau, ly dị để trả lại, có thể tạm thời, tự do cho nhau.
- Sao gọi là tạm thời?
- Anh nghĩ rằng có thể một ngày nào đó, khi chim mỏi cánh hoặc hai đứa đều nhận thấy sự cần thiết của nhau trong đời thì " châu về hiệp phố ".
- Cũng có nghĩa là tình yêu cũng như thể xác con người, cần nghỉ hè để lấy lại thăng bằng hay tân trang vô dầu mở kiểm tra kỹ thuật như cái máy?
Quang cười lớn:
- Gián đoạn công vụ thì đúng hơn.
- Anh nghĩ thế nào cũng được, nhưng tại sao quan niệm như vậy?
- Tình yêu cũng như một món đồ, có thể nhàm chán và bị bỏ quên nhưng một ngày nào đó bắt gặp lại, nó sẽ trở nên mới và quý giá. Con người cũng thế, đã là của riêng và thường xuyên ở sát bên cạnh, đôi khi mình không hoặc chưa biết giá trị thật của người bạn đồng hành. Hai người cần phải cách xa một thời gian và phải va chạm những gì mình hằng mơ tưởng, lúc đó mới thấy được cái đáng yêu và giá trị của những gì mình đã có trong tay mà từ lâu chưa biết hay không biết đến.
- Như vậy ý anh muốn tình yêu chúng mình cần phải trải qua một thời gian gián đoạn xem như thời kỳ thử thách mới có thể nhìn thấy giá trị tiềm ẩn bên trong. Em đồng ý, nhưng nếu một trong hai nguời tìm được một nguồn hạnh phúc mới?
Quang cười:
- Thì cầu chúc hạnh phúc cho nhau.
- Còn người kia?
- Không thể trở về bến cũ thì kiếm con đò khác. Đàng nào hai người cũng tạo được hạnh phúc mới, như vậy vấn đề ly dị chính là một giải pháp đẹp cho nhau trước một tình yêu vợ chồng gò bó không lối thoát.
Chi im lặng một lúc rồi trở lại đề nghị của Quang:
- Anh nói hình thức ly dị đặc biệt là thế nào?
- Chắc em công nhận với anh, suốt trong thời gian chung sống giữa chúng ta, tuy có những cách biệt nhưng chưa bao giờ gây gổ về chuyện gia đạo, tiền bạc, cũng như cho đến giờ nầy chưa có một hình bóng người nào trong đời sống tình cảm của anh cũng như của em. Như vậy chúng ta ly dị trong sự hiểu biết và tình yêu thương.
- Nghĩa là?
- Ra tòa ly dị không tranh chấp, không phân chia tài sản và cũng không quy trách nhiệm cho ai. Anh chỉ lấy lại ngôi nhà của anh cho mướn và về đó ở.
- Viện cớ gì để xin ly dị?
- Trục trặc chăn gối. Đây là lý do hữu hiệu và nhanh chóng nhất.
Bạn bè đều nhận được lời mời dùng cơm thân mật tại nhà vợ chồng Quang. Không người nào thắc mắc gì vì trong đám bạn bè của Quang cũng như Chi đều có thói quen luân phiên dùng cơm tại nhà nầy hay nhà khác. Nhưng hôm nay, khi tất cả đến đây họ nhận được ba chuyện lạ, số khách mời đông hơn thường lệ trong đó có những người không quen thân lắm, các món ăn đều được nhà hàng mang đến phục dịch và vợ chồng Quang ăn mặc thật chỉnh tề như ngày đại lễ.
Mở đầu câu chuyện Vinh vào đề trước:
- Có gì lạ mà hôm nay ông bà trịnh trọng vậy?
Chi cười bí mật:
- Chút nữa sẽ biết, bây giờ cứ tự nhiên, hôm nay là ngày đại lễ.
Tất cả vào bàn vui vẽ với nhiều món ăn đúng như lời Chi vừa nói. Cuối bữa tiệc, Quang đưa ra một thùng rượu champagne đã ướp lạnh, Chi bưng chiếc bánh ba từng theo sau, Quang kéo Chi vào lòng:
- Hôm các bạn phải uống hết thùng rượu nầy mới được ra khỏi nhà. Ngày vui của hai vợ chồng tôi.
Tất cả vỗ tay chúc mừng. Có nhiều người lên tiếng hỏi:
- Có chuyện gì vui tuyên bố ngay đi !
Chi rót rượu cười tươi:
- Phải qua xong một vòng rượu trước chúng tôi sẽ nói lý do sau.
Xong đợt rượu đầu tiên, Chi đứng dậy, Quang ép sát vào người và vòng tay qua lưng Chi, rồi trịnh trọng:
- Hôm nay là ngày chúng tôi chính thức ly dị với nhau !
Tất cả đều chưng hửng trước câu tuyên bố của vợ chồng Quang. Mọi người để ly rượu xuống, căn phòng rộng lớn với trên hai chục người khách hoàn toàn trở nên im lặng. Bỗng có tiếng trong nhóm khách:
- Đừng đùa, coi chừng xảy ra chuyện thật thì mệt lắm !
Chi tươi cười lặp lại:
- Đã suy nghĩ và bàn tính với nhau từ lâu, hôm nay chúng tôi quyết định mời các bạn đến đây dự lễ ly dị !
Vừa dứt lời Chi cởi chiếc nhẩn cưới trên ngón áp út và trao lại cho Quang, đồng thời lấy trong bóp xách tay tờ phán quyết cho phép ly dị của toàn án. Hai người quay lại ôm nhau hôn môi một cách nồng nàn thắm thiết như nụ hôn lần đầu họ đã trao cho nhau ngày cưới.
Bây giờ thì khách mời ngẩn ngơ và không cách nào hiểu được hai người đang diễn một hoạt cảnh gì. Các bà ngạc nhiên tột độ, miệng há hốc, mắt nhìn không chớp vào hai vợ chồng Quang, trong lúc các ông vỗ tay cổ võ.
Khi hai người buông nhau, Quang cười với khách:
- Đây là nụ hôn chia tay của tình vợ chồng tôi, có thể là vĩnh viễn và cũng có thể là giai đoạn.
Kha đánh tan bầu không khí đang căng thẳng:
- Tại sao làm vậy? Chúng ta tất cả đều bạn thân, chúng tôi không hiểu, hai người có thể cho một vài giải thích.
Vợ chồng Quang đồng cười:
- Dĩ nhiên, chúng tôi không dấu gì, nhưng để chúng tôi trình bày xong các bạn cứ đóng góp ý kiến. Tôi nhắc lại là đóng góp ý kiến cho vui thôi chứ chúng tôi đã quyết định và chuyện đã rồi không thể quay lại.
Chưa ai có ý kiến gì, Chi trình bày trước:
- Chúng tôi ly dị vì yêu thương nhau thì đúng hơn. Ra tòa không tranh chấp, không phân chia tài sản, vẫn quý mến nhau và có thể một ngày nào đó sẽ quay trở lại sum hợp với nhau.
Từ ngạc nhiên nầy đến thắc mắc khác đã thúc đẩy khách mời tranh nhau nhiều câu hỏi. Quang và Chi không che dấu một điều gì, hai người trình bày những gì đã thảo luận và tính toán với nhau từ trước. Những lời giải thích tuy chưa chấm dứt nhưng đã chia người nghe thành hai nhóm, các ông đa số ủng hộ ngược lại các bà phần đông ra mặt chống đối. Nhưng dù ủng hộ hay chống đối, trong tình cảnh nầy tất cả đều cảm thấy mùi vị champagne quen thuộc bỗng trở nên đắng nghét ở trong cổ họng, họ được mời đến để chứng kiến một đổ vỡ, không biết nên vui hay buồn cho hai người bạn trước một quyết định quá mới và táo bạo.
- o O o -
Kể từ ngày ly dị, Quang trở thành người đàn ông độc thân vui tính, quay về ngôi nhà cũ của chàng, cơm nước ngày hai bữa tại các tiệm ăn, tối về đọc sách nghe nhạc đến khuya, nhiều lúc ngủ ngay tại phòng khách hay trong phòng làm việc. Sáng dậy trễ, vừa đủ thời gian làm vệ sinh cá nhân tối thiểu rồi vội vàng lái xe vào sở. Cuối tuần Quang không từ chối bất cứ một cuộc họp mặt nào của bạn bè. Quang muốn tận hưởng lại những giây phút tự do của một người đàn ông độc thân giàu có và đẹp trai. Đã gần năm mươi tuổi nhưng trông Quang vẫn còn thật trẻ, mái tóc màu đen nguyên thủy, thân mình cao lớn khỏe mạnh, việc làm tốt, nhà cao, xe đẹp. Chàng đúng là mẫu người lý tưởng của hai thế hệ đàn bà, nhưng Quang chưa nghĩ đến vấn đề đi thêm một bước.
Chi và Quang vẫn thường gặp nhau, trong quán ăn, các buổi dạ hội, các lần họp mặt tại nhà bạn bè. Họ đối xử với nhau thân tình như hai người bạn, ngồi chung một bàn, nhảy với nhau vài bản nhạc, từ giã ôm nhau hôn như những người bạn thân Chính lối đối xử với nhau sau nầy chứng tỏ cho bạn bè những gì Quang và Chi đã nói ra trong ngày lễ ly dị.
Đã nhiều lần, bạn bè lợi dụng những bữa cơm thân mật hay những dịp họp mặt để giới thiệu Quang một vài người bạn gái, nhưng Quang đã dứt khoát báo trước rằng chưa phải lúc. Nhưng lần nầy Quang nhận đến dùng cơm tối với một số bạn tại nhà vợ chồng Vinh để gặp Lan, một người đàn bà chưa chồng, đã quá tuổi thanh xuân, rất đẹp, thùy mỵ và trí thức theo lời giới thiệu của bà Vinh. Quang uống rượu vào hạng tồi nhất trong đám bạn, nhưng mỗi khi đã uống thì uống tới lúc say gục ngay tại chỗ. Nhưng chỉ cần một giấc ngủ vài giờ đồng hồ Quang sẽ trở lại tỉnh táo như không có chuyện gì xảy ra.
Bữa cơm tối ngoài gia chủ, Quang và Lan còn bốn cặp khác, không ai lạ ngoài những người bạn quen thuộc từ lâu. Hình như đã có sự sắp xếp ngầm từ truớc, khi Quang đến Lan đã có mặt, tất cả đều ép Quang ngồi cạnh Lan. Đúng như lời bà Vinh, Lan khoảng chừng ngoài ba mươi. Con gái đẹp, thông minh ở tuổi nầy thường bị xếp vào loại cao số. Qua xã giao, Quang phải đánh giá nàng thuộc hạng người có học và con nhà nề nếp, nhưng có lẽ vì một lý do thầm kín nào đó nàng còn độc thân đến giờ nầy. Dù tự cho mình cao giá, nhưng không một người con gái nào dại dột bỏ mất cơ hội để kéo dài tuổi đời của mình thành gái lỡ thì, có lẽ vì lý do nầy Lan nhận lời mau mắn khi bà Vinh đề nghị đến gặp Quang. Quang không muốn đường đột đi vào đời tư của Lan chàng chỉ quanh co chuyện mưa nắng từ đầu cho đến giữa bữa ăn thì nghe Lan than nhức đầu chóng mặt rồi ói mửa ngay tại chỗ. Vợ chồng Kha cho biết nàng bị trúng gió, các bà đưa Lan vào tạm phòng trong đánh gió xức dầu và đề nghị Quang đưa về nhưng chàng ngại và từ chối để nhờ vợ chồng Kha đưa về tiện hơn.
Bữa cơm vừa xong thì Quang đã say mèm, nằm gục xuống bàn. Tất cả không lạ gì chuyện say rượu của Quang, họ vực vào phòng ngủ để chàng ngủ thoải mái đến sáng hôm sau.
- Dậy đi anh, uống làm gì quá mức để say không biết trời trăng gì cả.
Nghe giọng nói, Quang vừa tỉnh, biết có ai đang đắp nước đá trên đầu, chàng mở mắt ra, một người con gái đang ngồi bên cạnh mỉm cười:
- Nhận ra em không?
Quang ú ớ:
- Cô là ai?
- Thùy Dung đây, anh nhớ lại xem.
Quang tỉnh hẳn, chàng ngồi dậy nhìn kỹ người con gái bên cạnh, đưa tay cầm lấy tay nàng:
- Thùy Dung, anh nhớ ra rồi. Hồi hôm sao đến trễ vậy.
- Đến thì anh đã say, em vào đây chờ anh tỉnh để đưa về. Đây là nhà anh chị Vinh.
Quang mang giày và cùng Dung mở cửa ra, gặp ngay Vinh đang ở phòng khách:
- Thôi chào, cô Dung đến đưa tôi về nhà. Cám ơn bữa cơm và gởi lời cám ơn chị giùm tôi.
Hai người ra xe, Dung dành tay lái và bảo Quang dựa đầu ra sau nghỉ.
- Em biết đường không? Quang hỏi.
Dung cười:
- Còn rành hơn anh nữa.
- Em từ tiểu ban nào đến mà bảo rành hơn anh?
- Ngay bên cạnh nhưng anh không biết.
- Tại sao không gặp anh?
- Vợ anh kềm bên cạnh ai dám đến !
Dung tự lái xe thật vững và rành đường như người địa phương. Không cần hướng dẫn Dung vẫn về đến nhà bằng đường tắt. Đến nơi Dung cho thẳng xe vào nhà chứa và đi ngay vào phòng khách, tắt hệ thống báo động thông thạo như chính chủ nhà.
Treo chìa khoa lên vách tường, Dung bảo Quang:
- Anh tắm cho khỏe, người hôi mùi rượu em không chịu được.
Quang nghe lời như chiếc máy, tắm xong quay về phòng đã thấy Dung đang ngồi ở phòng khách trên người đang mặc bộ đồ của Quang. Nàng đưa tay gọi:
- Đến đây anh. Đi quá vội chưa mang theo đồ dùng, anh cho mượn tạm bộ đồ ngủ.
Quang không trả lời, ngồi xuống bên cạnh choàng tay qua ôm lấy Dung. Nàng gục đầu vào vai Quang thì thầm:
- Em chờ đợi giây phút nầy đã mấy chục năm.
Quang không còn nghe gì ngoài hơi thở dồn dập của hai người, chàng bồng Dung vào phòng
Đã lâu thiếu đàn bà và trong lúc không tự chủ được lòng, Quang đã chiếm đoạt trinh tuyết của một người con gái, mặc dù nàng đã đến và tự nguyện hiến dâng. Nhìn Dung đang ngủ yên, gương mặt trong sáng, đậm nét thơ ngây tuổi học trò, chàng cảm thấy ân hận việc xâm phạm quá vội vã. Quang cúi xuống hôn vào đôi môi đang hé mở:
- Không ngờ em còn con gái, anh xin lỗi và sẽ cưới em làm vợ.
Dung trở mình nhướng mắt nhìn Quang mĩm cười:
- Cám ơn anh, nhưng em không muốn ràng buộc.
- Anh đã ly dị với vợ anh.
- Em biết, nhưng em ao ước được sống với anh một thời gian thì em đã mãn nguyện.
Quang ngạc nhiên:
- Bây giờ đâu còn gì cản trở chúng ta. Tại sao?
- Nhưng em không thể, một ngày nào đó anh sẽ hiểu.
Hai người sống thật hạnh phúc như đôi vợ chồng trẻ mới cưới. Quang đi làm, trưa trở về dùng cơm với Dung, tối hai người đi tiệm. Cuối tuần Quang lấy máy bay lần lượt đưa Dung đi vòng quanh nước Mỹ. Trong dịp lễ tạ ơn, chàng đã lấy những ngày nghỉ trong năm để đưa Dung trở lại Sàigòn rồi cùng nhau lên Pleiku thăm thành phố thân yêu ngày trước. Suốt ngày dạo phố, nghe nhạc phòng trà, ngồi quán café. Ngày cuối họ trở lại thăm căn nhà xưa và ngôi trường cũ. Trước khi lên phi cơ vào Sàigòn, Dung yêu cầu Quang đưa nàng đến thăm lần chót chiếc hồ lớn mà nàng gọi là Hồ than thở mỗi khi nhắc đến những kỷ niệm Pleiku. Dịp nầy Quang đặt câu hỏi:
- Sao em gọi là hồ than thở?
- Vì em thường ra đây một mình để nói chuyện với chính mình.
- Em đã than thở gì?
- Em đã nguyền sẽ yêu anh suốt đời. Cứ mỗi lần như vậy, em ném xuống hồ một viên đá. Hãy nhìn kỹ, anh sẽ thấy ở dưới toàn là đá do em liệng xuống.
- Em có biết hồ nầy sâu không? Người ta thường gọi là hồ không đáy mà.
- Biết, nhưng đá của em liệng xuống đến nay đã ngập đến mặt hồ !
Lời tỏ tình thật văn hoa và tha thiết, Quang sung sướng ôm chặt Dung vào người hôn lên mái tóc và dìu nàng bước lên bờ. Trước khi lên xe, hai người quay lại nhìn mặt hồ lần cuối, bỗng Dung đề nghị:
- Anh hãy ném xuống hồ một viên đá.
- Để làm gì em?
- Viên đá anh ném xuống sẽ nằm yên giữa hồ chung với hàng ngàn hàng hàng vạn viên do em đã ném xuống, có nghĩa là em đã ôm được anh vĩnh viễn trong lòng đúng theo ước nguyện từ ngày mới gặp và yêu anh.
Sau chuyến về từ Pleiku, Dung càng ngày càng tỏ ra buồn bã, không còn những tiếng cười dòn tan mỗi lần trò chuyện. Quang ngày đêm gạn hỏi nhưng Dung chỉ lắc đầu không trả lời. Cho đến một hôm nàng khóc suốt đêm, Quang lo lắng ôm nàng vào lòng mơn trớn vỗ về. Cuối cùng nàng ngồi dậy gục đầu vào vai Quang thổn thức:
- Đã đến lúc em phải xa anh.
Như trúng phải luồng điện Quang giật mình nhìn thẳng vào mắt Dung, hai tay lắc mạnh đôi vai, hỏi tới tấp:
- Tại sao? Tại sao? Anh đã làm gì em buồn?
Tiếng khóc của Dung càng lớn:
- Đã đến lúc em phải ra đi, một ngày nào đó anh sẽ hiễu.
- Không, anh muốn em nói ngay bây giờ.
- Không được anh, em không thể làm gì trong lúc nầy.
- Cho đến lúc nào?
- Khi anh đến thăm em thì anh sẽ hiểu.
Dung đưa ngón tay che miệng Quang:
- Đừng hỏi nhiều, em không có quyền tiết lộ bất cứ gì bây giờ.
- Ai cấm em?
- Bí mật.
Biết không thể đòi hỏi gì hơn một khi Dung đã dứt khoát, Quang thều thào:
- Anh sẽ đưa em về nhà.
- Em cho anh địa chỉ để đến thăm em sau.
Nói dứt câu, nàng đứng dậy lấy trong túi áo Quang cuốn sổ tay và ghi địa chỉ của nàng và dặn:
- Em đi rồi anh hãy mở ra xem sau.
Trước khi trời sáng, Dung quay qua ôm chặt lấy Quang:
- Yêu em lần cuối đi anh. Yêu thật nhiều, thật nồng nàn, thật say đắm để em làm hành trang mang theo. Còn em, em sẽ để lại cho anh một vết sẹo để đời.
Vừa dứt câu Dung hôn vào môi và mắt vào tai vào cổ Quang, cuối cùng ghé răng cắn vào vai Quang hai cái thật mạnh rồi đứng dậy bước nhanh về phía cửa. Quang chưa kịp phản ứng, chỉ kịp ú ớ vài câu và chạy theo ra đến đường nhưng Dung đã đi xa.
Quang tỉnh dậy và ngạc nhiên khi thấy mình vẫn còn nằm ở tại nhà Vinh. Chàng ngồi dậy định thần, vươn vai thở một hơi dài và cảm thấy trong người khỏe hẳn. Không tin vào nhản quang của mình khi nhìn thấy đồ vật trong phòng và những gì đã xảy ra, chàng thử bấm mạnh hai đầu ngón tay cái và trỏ vào nhau, cảm thấy đau, chứng tỏ mình đang hoàn toàn tỉnh táo. Bước xuống giường không kịp mang đôi giày, Quang mở cửa bước ra phòng ăn, vợ chồng Vinh đang dùng điểm tâm, hai người vội để ly café xuống reo lên:
- Chào anh Quang, tỉnh dậy đã khỏe hẳn chưa? Ngủ gì gần một tuần nay làm chúng tôi hết hồn.
Bây gờ đến lượt ngạc nhiên:
- Anh chị nói tôi ngủ?
- Vâng, anh ngủ ngon lành một tuần nay.
Quang lắc đầu:
- Không thể được, hoàn toàn không thể?
- Tại sao?
- Sau khi hết say, tôi đã về nhà gần cả năm nay mà !
Hai vợ chồng Vinh trố mắt nhìn Quang:
- Anh đã tỉnh hẳn chưa hay vẫn còn say ngủ?
Quang ngồi xuống cạnh hai vợ chồng:
- Chuyện gì đã xảy ra?
- Chúng tôi phải hỏi anh mới đúng.
Quang lấy ly café của Vinh uống một hơi:
- Tôi đã về nhà tôi ngay đêm hôm đó.
Vợ Vinh lắc đầu, Vinh nhìn Quang thương hại giải thích:
- Anh đã ngủ mê gần một tuần nay, chúng tôi sợ quá nên đã nhờ anh Khoa đến bắt mạch, đo huyết áp cho anh nhiều lần nhưng sức khỏe của anh thật hoàn toàn và ở trong trạng thái bình thường của một người khoẻ mạnh đang ngủ say. Cuối cùng chúng tôi quyết định đưa anh vào bệnh viện, nằm tại đây hai ngày. Sau khi khám tổng quát rồi qua chuyên khoa tâm thần, các bác sĩ xác nhận anh ở trong tình trạng hôn mê nhưng không kiếm được một triệu chứng lạ nào, chỉ cần vào nước biển để giữ thăng bằng điều hòa cơ thể. Cuối cùng chúng tôi đưa anh về lại đây vì cần có người bên cạnh chăm sóc. Khoa đến đây hai lần một ngày để trông chừng anh nhưng vẫ không có chuyện gì xảy ra. Giấc ngủ thật yên lành, mặt mày tươi rói, miệng lâu lâu mỉm cười nhưng đang trò chuyện cùng ai.
Quang vẫn lắc đầu:
- Tôi không tin chuyện xảy ra như vậy.
Vinh đưa tay chỉ tờ lịch treo tường:
- Nhìn kỹ và cố nhớ lại, tối thứ bảy tuần trước, sinh nhật vợ tôi là ngày 9 tháng 4, anh và một số anh em đến đây ăn cơm với chúng tôi, hôm nay là 16 tháng 4, nghĩa là đúng một tuần, làm gì có chuyện một năm.
Vợ Vinh hỏi lại:
- Anh nói anh đã tỉnh lại và về nhà, bây giờ giải thích cho chúng tôi.
Quang vẫn một mực:
- Đồng ý hôm sinh nhật chị Vinh, tôi say thật đến ngã gục xuống bàn chẳng hay biết trời trăng gì cả. Nhưng sau đó, chính cô Dung đến và đưa tôi về nhà.
Vinh trả lời:
- Cô Dung nào, hôm đó chẳng có ai tên Dung. Ngoài những cặp vợ chồng bạn bè anh đều quen biết, chỉ có cô Lan là người chúng tôi muốn giới thiệu với anh. Nhưng cô Lan trúng gió ói mửa, vợ chồng anh Khoa đã đưa cô ta về. Sau đó không còn một người lạ nào trong nhà ngoài những người bạn thân của chúng ta.
- Chuyện xảy ra hoàn toàn trái ngược với anh chị kể.
Vợ Vinh ghé tai chồng nói nhỏ:
- Có thể anh Quang bị ám ảnh một chuyện gì, bây giờ thì nên gởi anh đến một bác sĩ tâm thần.
Quang đáp ngay:
- Tôi thật tỉnh táo và sáng suốt nói chuyện với anh chị, không cần bác sĩ.
- Được anh kể chúng tôi nghe chuyện của anh.
Quang chậm rãi:
- Sau khi gục tại chỗ, tôi vẫn còn nhận định được anh chị và mấy anh em đưa vào phòng, cởi giày, áo ngoài và đặt nằm trên giường sau đó chị thoa dầu gió cho tôi. Chừng nửa tiếng sau thì Dung xuất hiện, nàng xin lỗi đến trễ và xin phép anh chị đưa tôi về nhà. Lúc đầu anh chị ngại, nhưng sau nhiều lần giải thích, anh chị đồng ý để Dung đưa về nhà tôi. Chính nàng lái xe tôi và dìu tôi vào nhà một cách an toàn. Dung đã ở lại với tôi, nối lại mối tình đầu thật trọn vẹn với nhau gần một năm. Sau đó chúng buộc lòng phải chia tay để nàng trở về nhà.
Vợ chồng Vinh không thể tin vào những lời Quang vừa thốt ra, Vợ Vinh vẫn ôn tồn:
- Anh bị một chuyện gì ám ảnh nặng.
Vinh ngăn vợ:
- Khoan kết luận vội vã như vậy, bây giờ xin anh Quang nói rõ thêm về cô Dung được không?
- Được, chuyện đơn giản như thế nầy. Tôi và Dung quen nhau tại Pleiku, nhưng thật sự chưa ai mở lời nói chuyện yêu đương trước. Pleiku mất, chúng tôi mỗi người di tản xuống Quy Nhơn. Ba năm sau kể từ ngày mất nước, tôi vào Sàigòn và vượt biên bằng đường biển. Tình cờ gặp lại nhau trong trại tị nạn Mãlai, lần nầy tôi tỏ tình trước, Dung vẫn vui vẽ nhưng không đáp lại tình yêu của tôi. Sau đó tôi đi Mỹ và mất hẳn liên lạc với Dung cho đến bây giờ không.
Vinh trầm ngâm giây lát:
- Như vậy chẳng có gì quan tâm cũng không phải vấn đề tâm thần. Chỉ là giấc mộng bình thường. Nhưng tôi vẫn thắc mắc, anh ngủ say một giấc dài mặc dù đã nhiều lần đánh thức bằng đủ mọi hình thức, di chuyển vào bệnh viện, trải qua nhiều gian đoạn khám nghiệm mà anh vẫn không hay biết.
- Đối với tôi là một thời gian dài, chúng tôi sống trọn vẹn cho nhau như đôi vợ chồng mới cưới trong căn nhà thân yêu của tôi.
Vợ Vinh không tài nào hiểu được những lời Quang vừa trình bày:
- Anh có vết tích nào chứng minh những lời anh nói:
- Có chứ.
Quang rút trong tui quần cuốn sổ tay ra:
- Chính Dung đã tự tay biên địa chỉ của nàng vào đây.
Vừa nói Quang lật trang chữ D ra đưa cho hai vợ chồng xem, ở gần cuối trang giấy, ba giòng chữ đậm nét rõ ràng và bay bướm của một người đàn bà: Nguyễn Thùy Dung,đường Södertälje, Thụy Điển. Vinh nhìn Quang dò xét:
- Thật không hay địa chỉ cô nào trước đây?
Quang sực nhớ ra, hớn hở:
- Còn đây hãy xem. Chính Dung đã cắn vào vai tôi mấy lần, nàng nói để sẹo bắt tôi phải nhớ nàng suốt đời.
Vừa nói Quang vừa mở nút áo chemise xuống, rút cánh tay phải ra ngoài đưa ra trước mặt vợ chồng Vinh. Đúng là những vết răng đều đặn và nhỏ nhắn của một người đàn bà đã cắn vào vai, còn lộ nguyên hình các dấu răng ứ máu bầm. Vợ Vinh bắt đầu mất bình tĩnh, vì Quang đã ngủ say một tuần, vợ chồng bà theo sát một bên làm sao những vết cắn có thể xuất hiện trên thân thể của Quang. Đến chừng bà Vinh phát hiện ra những vết son môi còn dính trên cổ, ngay dưới hai trái tai của Quang, thì hai tay bắt đầu run bà chỉ ngay cho chồng:
- Anh xem nầy.
Vinh đã nhìn tận mắt dấu răng và các vết son còn tươi, chưa xác định được sự việc thì Quang tiếp:
- Nàng khóc suốt đêm qua, hôn và cắn tôi nhiều lần trước khi chia tay.
Quang rút trong túi ra chiếc khăn tay còn ẩm và tiếp tục:
- Nước mắt nàng ướt cả chiếc khăn, anh chị xem đây !
Hai vợ chồng Vinh không còn gì để hỏi thêm, tin chuyện hoang đường thì chưa chắc nhưng nghi ngờ những lời Quang thì không thể được. Chính hai vợ chồng là người ở sát bên cạnh Quang từ ba ngày nay sau khi Quang trở về từ bệnh viện. Chỉ một mình Kha là người đàn ông duy nhất đến chăm sóc. Vết cắn, môi son và nước mắt trong khăn tay là những chứng thật không thể giải thích.
Vinh đặt câu hỏi:
- Anh định đi tìm nàng?
- Vâng, tôi sẽ lấy thêm ngày nghỉ để qua Thụy Điển một tuần lễ.
Södertälje là một thành phố nhỏ nằm về phía nam Stockholm chừng hơn một giờ xe hơi. Quang đưa tấm giấy ghi địa chỉ Dung cho người tài xế taxi xong, Quang dựa đầu vào nệm sau nhắm mắt ngủ vì quá mệt sau mười bốn giờ bay. Quang không báo tin trước mục đích dành cho Dung một ngạc nhiên lớn. Đang dật dờ ngủ thì taxi dừng ngay trước một chiếc cổng lớn, Quang vừa bước xuống lại vội mở cửa lên trở lại và hỏi người tài xế:
- Sao ông đưa tôi đến nghĩa trang?
- Thì đúng theo địa chỉ trong giấy.
Người tài xế đưa tờ giấy lại cho Quang, chàng giật mình so lại địa chỉ tại chỗ thì đây đúng là địa chỉ của nghĩa trang thành phố. Thân mình tay chân chàng tự nhiên đồng loạt nổi da gà, nhưng chính tình yêu đã biến đổi sự sợ hải thành một động lực giúp chàng bình tĩnh và can đảm, mạnh dạn tiến vào bên trong tìm mộ Dung, vì nghĩ rằng nàng đã chết và xác thân đang an giấc tại nơi đây.
Người quản lý nghĩa trang đưa Quang qua nhiều lối đi cuối cùng đến trước một ngôi mộ. Bức ảnh in trên bia đá rất rõ nét, hình một người con gái chừng ba mươi tuổi, khuôn mặt trong sáng, mái tóc dài với nụ cười hồn nhiên của tuổi thanh xuân. Bên dưới bức ảnh hai hàng chữ khắc sâu trong bia đá, Cô Nguyễn Thùy Dung, sinh ngày 21 tháng 5 năm 1954 tại Pleiku Việt Nam, tử ngày 19 tháng sáu năm 1982 tại Södertälje Thụy Điển.
Ngồi bất động trước mộ Dung, một người đàn ông dù bản lãnh nhưng Quang không thể cầm được những giọt nước mắt đang chảy dài xuống má. Những hình ảnh ngây thơ trong sáng ngày đầu gặp gở tại Pleiku, kế đến, gương mặt phiền muộn ưu tư trên đất Mã lai cũng như cảnh âu yếm mặn nồng của Dung đã mang lại cho Quang trong ngày tái ngộ tại Mỹ đều lần lượt hiện về trước mắt Quang. Dung vẫn là người con gái ngày xưa, nàng đã giữ nguyên vẹn mối tình đầu và tuyết trinh của thân xác để hiến dâng cho chàng dù âm dương cách biệt. Thân xác nàng nằm đây, nhưng có lẽ hai mươi ba năm qua linh hồn nàng đã dài công tu luyện, mong hoàn tục một thời gian, để được phép trở về dương thế cho trọn tình với Quang. Nhìn gương mặt, nụ cười trên bức hình, Quang nghĩ rằng giờ đây chắc nàng đã toại nguyện.
Quay ra ngoài mua bó hồng thật lớn, trở lại đặt ngay ngắn, cúi xuống hôn trên phần mộ và bức ảnh:
- Anh sẽ trở lại với em.
- o O o -
Người quản lý nghĩa trang cho Quang danh tánh và địa chỉ thân nhân của Dung. Nhìn thấy tên của một người đàn ông, Quang khựng lại giây lát, nhưng đã quyết tâm tìm hiểu Dung, chàng nhất quyết đi taxi đến.
Vừa bấm chuông xong, một người đàn bà còn trung niên ra mở cửa e ngại hỏi bằng tiếng Thụy Điển:
- Thưa ông ông kiếm ai?
Quang không hiểu gì, chàng nói ngay tiếng Việt:
- Thưa bà, bà là người Việt nam?
Hai mắt người đàn bà sáng lên, vồn vã hỏi ngay:
- Thưa, ông cần gì? Tôi là người Việt.
- Tôi tên Quang từ xa đến, xin lỗi bà tên Nghĩa?
- Nghĩa là tên chồng tôi.
Quang ấp úng:
- Xin lỗi bà, bà có một thân nhân tên Thùy Dung an táng trong nghĩa địa thành phố
Bà Nghĩa nhìn Quang, dè dặt trả lời:
- Đó là chị tôi nhưng liên hệ gì với ông.
Quang mừng ra mặt, một lần nữa chàng lặp lại:
- Tôi tên Quang, quen với Thùy Dung cách đây trên ba chục năm tại Pleiku.
Bà Nghĩa mừng rở reo lên:
- A tôi nhớ ra rồi. Mời ông vào nhà.
Vừa dẫn khách vào vừa nói:
- Tôi tên Trang, em gái của Thùy Dung. Lúc chị tôi còn sống lúc nào cũng nhắc đến ông. Nghe mãi tên nên đã nhập tâm, tôi làm sao quên được nhưng lâu quá thú thực không nhìn ra người.
Vừa ngồi xuống ghế, Quang vội vào đề:
- Xin bà vui lòng cho tôi biết rõ về Dung.
- Dĩ nhiên, tôi sẽ kể rõ cuộc đời của chị tôi vì đây cũng là ý nguyện của người quá cố. Đã từ lâu tôi ao ước gặp ông nhưng chim trời cá biển biết đâu mà tìm. Nay có lẽ duyên số của chị tôi vẫn còn nên đã đẫy đưa ông từ xa đến. Chuyện còn dài, ông ở lại đây với vợ chồng tôi vài bữa. Bây giờ dùng café cho ấm lòng, chồng tôi cũng sắp về đến.
- Cám ơn bà cứ để tôi tự nhiên.
Bà Nghĩa cười:
- Ông là người tình muôn thuở của chị tôi, xem như trong nhà, xin gọi nhau bằng anh em có lẽ thân mật hơn và chắc chắn chị tôi sẽ vui lòng.
- Vâng, nếu ông bà cho phép.
Trang ngồi xuống đối diện với Quang:
- Anh từ đâu đến và tại sao kiếm ra chúng em dễ dàng vậy?
- Chính Thùy Dung cho anh địa chỉ, nhưng địa chỉ của nghĩa trang chứ không phải ở đây.
Đến lượt Trang ngạc nhiên tột độ. Hai mắt mở lớn, miệng ấp úng:
- Không thể, không thể chị em chết đã hai mươi ba năm. Ngoài vợ chồng và hai đứa con em không còn một ai quen thân với Dung cũng như biết được phần mộ của chị em. Trước khi đến Thụy Điển anh đã liên lạc thăm dò đường sá?
- Không, anh tưởng Thùy Dung còn sống, căn cứ theo địa chỉ đã cho, anh đến Stockholm và dùng taxi đến thành phố nầy.
- Taxi đưa anh đến ngay nghĩa trang?
- Đúng như vậy, anh ngập ngừng vài giây nhưng sau đó anh tin là sự thật.
- Anh cho biết rõ thêm.
- Anh đã gặp Dung, sống hạnh phúc với nhau gần một năm trời tại Mỹ, nhưng bạn bè cho biết thì thời gian khoảng chừng một tuần.
- Em chưa hiểu !
- Trong một cơn ngủ say kéo dài một tuần, Thùy Dung đã về chung sống với anh. Trước khi chia tay nàng đã ghi lại địa chỉ trong cuốn sổ tay của anh.
Trang với giọng run run:
- Anh cho em xem cuốn sổ.
Nhìn vào, sắc mặt Trang biến đổi, Trang đứng dậy lấy tập thơ biên tay đưa cho Quang xem, đúng một tuồng chữ không sai một nét nhỏ nào.
Ông Nghĩa mở cửa bước vào, sau lời giới thiệu, ông mở lời trước:
- Anh đã đến đúng theo ước nguyện của người quá cố. Dung đã trối với vợ chồng em trước khi nhắm mắt.
- Qua đây hoàn toàn do sự hướng dẫn của Thùy Dung, có lẽ còn những bí ẫn nào đó Dung đã nhắn lại với anh?
- Chuyện còn dài, anh phải ở lại đây vài ngày.
Nghĩa dành làm bếp để vợ nói chuyện với Quang. Trao cho Quang cuốn album hình xong Trang bắt đầu vào chuyện kể:
- Chị Thùy Dung đã phải lòng anh trong những lần đầu gặp gỡ tại nhà cô giáo Yến. Hồi đó mặc dù em còn nhỏ nhưng cũng nhận biết anh cũng yêu chị em, nhưng tại sao không chịu tỏ tình và giữ im lặng để chị em phải đau khổ với mối tình câm. Em còn thuộc bốn câu thơ chị thường đọc cho em nghe:
Chỉ cần một tiếng Yêu
Ngày xưa em vẫn đợi
Tiếc gì anh không nói
Để mất nhau suốt đời
Uống xong hớp trà, Trang tiếp:
- Rồi quả đất tròn, chị Dung gặp lại anh trong trại tị nạn. Đây là thời gian thuận lợi nhất để hai người kết hợp nhưng chị em đã đau khổ chạy trốn mối tình tha thiết của anh. Sau khi anh lên đường định cư, Chị Dung ốm nặng nằm bất động một chỗ cả tuần lễ. Thế rồi một buổi tối trước khi ngủ, chị Dung cho em xem một tập thơ, trước khi đốt thành tro và rải xuống biển, gồm nhiều bài thơ tình chị viết riêng cho anh và cho mối tình câm của chị.
Quang xin phép hỏi:
- Anh không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng trong thời gian còn ở trong trại tị nạn, anh đã nhiều lần tỏ tình và ước ao kết hôn với chị em trước ngày lên đường đến nước thứ ba. Em có biết lý do tại sao chị em vẫn một mực từ chối không?
Trang kể tiếp qua nước mắt:
- Bây giờ em mới có dịp trình bày với anh. Sau khi thi xong phần hai tú tài, chị Dung tự nhiên bị bệnh nhức đầu kinh niên. Cha mẹ em đã chạy chữa khắp nơi nhưng các bác sĩ không kiếm ra bệnh chứng. Cuối cùng phải vào tận Sàigòn nhờ các bác sĩ nước ngoài chữa trị, ở đây khám phá ra chị Dung bị chứng ung thư hệ thần kinh nảo bộ. Dù với các phương tiện tối tân nhưng các bác sĩ phải đành khoanh tay, không thể giải phẫu để lấy cục bứu ra. Họ cho hay việc giải phẫu chưa biết kết quả đi đến đâu nhưng trước mắt, may mắn lắm thì nạn nhân sẽ sống sót nhưng toàn thân bất toại, nếu rủi ro thì không cứu được mạng người. Lúc đầu gia đình dấu kín chuyện nầy nhưng cuối cùng chị Dung cũng biết. Từ đó chị ít trò chuyện và không tiếp xúc với bất cứ ai Cho đến một ngày gặp lại anh trong trại tị nạn. Điều nầy cũng đủ để giải thích thái độ chị Dung đối với anh trong thời gian nầy. Ba tháng sau ngày anh lên đường qua Mỹ, phái đoàn Thụy Điển đến Mãlai và chỉ nhận người tị nạn thuộc diện nhân đạo, nghĩa là họ chỉ nhận những gia đình có người đang mang trong người chứng bệnh nan y để đưa về Thụy Điển chữa trị. Gia đình em quá mừng, hy vọng cơ hội duy nhất để dành lại mạng sống của chị Dung đang tàn dần theo thời gian. Nhưng số trời đã định, ở đây cho biết ngày ra đi của chị Dung gần kề, họ khuyên gia đình nên làm những gì vui lòng cho người xấu số trong những ngày còn lại. Chị ra đi một cách nhẹ nhàng không đau đớn, trước khi nhắm mắt chị Dung còn tỉnh táo nói nhỏ với vợ chồng em, hãy cố gắng tìm và chuyển lại anh thông điệp cuối cùng của chị: Dung vẫn một đời yêu anh.
Nghĩa muốn tạm ngưng câu chuyện tại đây, xen vào hỏi Quang:
- Xin lỗi, chưa hỏi gì về anh. Gia đình, công việc ra sao?
- Anh đã li dị, không con cái và còn tiếp tục đi làm. Thế còn hai bác?
Trang cho biết:
- Cha mẹ em đã qua đời, hiện giờ chỉ còn vợ chồng em và hai đứa con. Chúng nó đã lớn và có gia đình.
Suy nghĩ một hồi, Quang đề nghị:
- Anh đề nghị hai em việc nầy, xem có tiện không?
- Anh cứ nói.
- Anh muốn xin phép hai em cho anh được đưa hài cốt chị Dung về Mỹ.
Một đề nghị ngoài dự đoán, vợ chồng Nghĩa nhìn nhau không ai lên tiếng trước. Quang giải thích thêm:
- Anh cũng độc thân không còn ai ràng buộc trong cuộc sống cũng như tình cảm. Anh muốn mang đưa Dung về ở gần anh. Mỗi năm hai em có dịp qua thăm như vậy cũng tiện.
Nghĩa nhường lời cho Trang:
- Em nghĩ thế nào?
Trang đáp trong do dự:
- Nằm ở đây có cha có mẹ đường nào cũng ấm cúng hơn.
Quang thuyết phục:
- Dù chưa giao ước cưới hỏi, nhưng ý nguyện của Dung muốn được sống bên anh. Kiếp nầy đã dở dang, âm dương có cách trở nhưng tình yêu không ai có thể ngăn cản một người sống yêu thương một người chết bên kia thế giới. Sự cách biệt thể xác đâu ảnh hưởng đến tình yêu trong tâm hồn. Anh muốn cùng Dung ngày đêm có nhau, như tình cảm của một người chồng trung thành vĩnh viễn với vợ mặc dù nàng đã chết.
Trang yên lặng, một lúc sau nàng đáp:
- Nếu anh đã nặng tình với chị Dung thì em đành nghe theo. Ngày mai chúng ta nghiên cứu việc bốc mộ. Dù hơn hai mươi ba năm, em nghĩ xương cốt vẫn còn nguyên. Vậy anh muốn hỏa thiêu một lần nữa để anh đưa về dễ dàng không?
- Được vậy rất tốt cho việc di chuyển và vấn đề vệ sinh cũng như kiểm soát hải quan.
Trước khi chia tay về phòng, Trang trao cho Quang một hộp giấy:
- Chiếp hộp nầy chị Dung dặn em, một ngày nào tìm được anh thì trao tận tay. Em chưa bao giờ mở ra xem.
- Quang cám ơn đem hộp giấy vào phòng ngủ.
Một ngày sau khi trở lại Mỹ, Quang tìm đến một nhà điêu khắc và nắn tượng nổi tiếng tại Los Angeles để đặt làm một pho tượng bán thân bằng thạch cao. Chàng đưa bức ảnh bán thân của Thùy Dung và đề nghị nhà nghệ sĩ cố gắng làm thế nào để khuôn mặt phải có hồn và giống y theo bức ảnh, kích thước đúng với vóc dáng thật của một người con gái Á Châu. Quang còn đề nghị khoét một lỗ ở phần sau lưng pho tượng để có thể đặt vào đó chiếc bình nhỏ đựng tro của người quá cố. Chừng mười ngày sau Quang đem bình đựng tro đến yêu cầu để vào sau lưng và niêm kín pho tượng.
Quang sửa sang phòng làm việc của chàng thành phòng riêng dành cho Dung thật đầy đủ tiện nghi. Pho tượng thạch cao được trang trọng để trên một bệ cao đối diện với bàn làm việc. Phía dưới chân tượng chưng bức ảnh bán thân, tập nhật ký và cuốn băng nhựa do chính Dung tự thu tiếng nói và hai bài hát: Còn một chút gì để nhớ để quên và Kiếp nào có yêu nhau. Hằng ngày sau giờ tan sở về đến nhà, việc trước tiên Quang vào phòng trò chuyện với Dung, nghe lại giọng nói và hai bài hát. Mỗi lần trò chuyện Quang đều thấy Dung hiện về với mình. Mặt pho tượng đổi sắc, sống động như Dung đang gồi trước mặt, hai má ửng hồng, ánh mắt linh động, miệng mĩm cười chia xẻ buồn vui với chàng. Từ đó Quang không còn tha thiết với bạn bè, ít lui tới với ai và từ chối luôn những viếng thăm của khách dù quen hay lạ. Xong công việc ở sở vội quay về nhà và suốt ngày sống âm thầm với nguồn hạnh phúc riêng tư. Cuộc đời của Quang bây giờ chỉ sống với hình bóng mờ ảo của Dung và hai bài hát phát ra từ cuốn băng nhựa.
- o O o -
Vào một buổi tối mùa thu, trên đường về chàng ghé qua siêu thị mua chai champagne và ổ bánh để kỷ niệm một năm chung sống với Dung. Nhưng về đến nhà, mở cửa vào chàng không còn nghe tiếng hát quen thuộc đón chàng như thường lệ. Quang chạy ngay vào phòng Dung, nhìn pho tượng, chàng thấy Dung bây giờ chỉ là một khối thạch cao vô tri giác, khuôn mặt không còn sống động, ánh mắt hết long lanh và nụ cười đã cũng tắt hẳn. Chàng với tay lấy cuốn băng nhựa để vào máy, không còn nghe tiếng nói Dung cũng như tiếng hát thường lệ. Lấy cuốn băng nhựa ra, hàng chữ của Dung ghi trên đó vẫn còn, Quang thử lại một lần nữa bằng dàn máy ngoài phòng khách nhưng không còn một âm thanh nào khác, cuốn băng nhựa đã hoàn toàn bị xóa bỏ. Quang quay trở lại phòng Dung, lên tiếng hỏi nhiều lần nhưng chung quanh chàng không một tiếng động.
- o O o -
Quang nằm vật ra giường thì điện thoại đổ chuông. Không buồn nhấc máy, vì đã từ lâu, điện thọai đối với chàng chỉ dùng để gọi mỗi khi cần thiết mà thôi, chưa lần nào nhấc máy trả lời kể từ ngày rời Thụy Điển. Nhưng điện thoại vẫn tiếp tục đổ chuông đến hơn năm phút, Quang miễn cưỡng nhấc lên:
- Alô, tôi nghe !
Đầu giây kia tiếng nói quen thuộc của Chi:
- Anh khỏe không, em đây.
Quang trả lời nhát gừng:
- Có gì cứ nói nhanh, anh đang bận.
Giọng Chi nhỏ nhẹ:
- Mời anh dùng cơm tối được không?
- Anh đang có chuyện buồn
- Em biết !
Quang định cúp máy, tiếng Chi úp mở ở đầu giây:
- Đi ăn cơm với em thì chuyện gì đâu cũng vào đó.
- Ô hay, chuyện riêng tư của anh, em xen vào làm gì?
- Để giải quyết cho anh !
Quang bực tức:
- Nói đi.
Chuyện dài lắm, anh không muốn đi ăn với em, nhưng muốn
nghe em nói bây giờ không?
- Được nhưng vắn tắt trong vài ba câu.
Đường giây kia Chi cười:
- Cô vợ ma bỏ rồi phải không?
Quang nghe đến lạnh xương sống, ngồi bật dậy hai tay run run giữ chặt ống nói, chàng giật mình không hiểu vì sao Chi biết được chuyện vừa xãy ra chưa đầy một tiếng đồng hồ.
Quang lắp bắp:
- Làm làm sao Chi biết?
- Hôm qua cô ta báo mộng cho em.
Quang hỏi dồn:
- Rồi sao nữa nói tiếp đi.
- Đêm qua em không ngủ được, đến gần sáng vừa chập chờn nửa tỉnh nửa mê, em thấy một người đàn bà, một cô gái thì đúng hơn, xưng tên là Thùy Dung đến ngồi ngay đầu giường ngỏ ý muốn nói chuyện với em. Cô cho hay nợ tình của cô ta đối với anh đã chấm dứt và yêu cầu em nối lại tình vợ chồng với anh để cô ta yên lòng ra đi. Chuyện đại khái có thế.
Quang năn nỉ:
- Em có thể cho anh biết rõ thêm?
- Em đã đặt nhiều câu hỏi và được trả lời đầy đủ. Cô ta cho biết yêu anh từ tuổi mười tám nhưng vì một chứng bệnh nan y không thể chung sống với anh và đã qua đời hai mươi ba năm nhưng hồn nàng vẫn theo sát bên anh như hình với bóng. Chuyện ly dị giữa anh và em do chính cô ta xếp đặt, xui khiến để hai đứa mình phải tạm chia tay trong một thời gian. Tiếp đó vì không muốn anh rơi vào tay một người khác, nàng đã phá đám việc giới thiệu cô Lan cho anh tại nhà ông bà Vinh. Dung đã xin lỗi em vì muốn dành anh làm của riêng để yêu và được yêu như lời nguyền. Bây giờ thì thời hạn đã hết cô Dung phải trở về với cát bụi.
- Tại sao Dung yêu cầu em trở lại đời sống vợ chồng với anh?
- Cô ta yêu anh, không muốn anh cô đơn trong lúc tuổi đã hai phần ba đời người. Cô Dung cho em hay, anh là một người chồng hiếm có trên đời, sức khỏe rất tốt không thể sống thiếu đàn bà.
- Chỉ yêu cầu đơn giản vậy thôi?
- Cô Dung hứa sẽ nhồi đắp hạnh phúc cho hai đứa mình, không còn quấy rối tạo ra những xung khắc cách biệt, nhàm chán trong việc sống chung, nhất là hạnh phúc gối chăn như trước kia nữa. Bây giờ anh nghĩ thế nào?
- Cho anh một thời gian.
Chi dứt khoát:
- Không còn chần chờ nữa, em sẽ trở lại sống với anh và chấp nhận sự hiện diện của Dung giữa chúng ta như một vị thần hộ mạng để bảo vệ tình yêu hai đứa mình.
Kết Thúc (
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top