Chương 1 - Tuổi thơ tôi

Đôi lời tác giả:

Tác phẩm này được bắt đầu vào một đêm không có trăng sao.. Tâm trạng tự nhiên dâng trào dồn dập xuất ý thành văn luôn.Có lẽ trong câu chuyện có người sẽ tìm thấy lại được một phần tình cảm đã bị chính mình lãng quên từ nhiều năm trước hoặc mới bắt đầu. Những rung động và cả những xúc cảm mà tình yêu đã mang lại như mình đã từng với ai đó.. Mong mọi người góp ý và ủng hộ nhiệt tình để mình có thể hoàn thiện được chuyện một cách ưng ý nhất. Câu chuyện xoay quanh ba con người chung một số phận. Yêu …nhưng yêu thương kia lại như đóa hoa chỉ dám nở về đêm, e ấp giống như tình cảm sai trái khó được chấp nhận.Khó được sự cảm thông từ gia đình, xã hội để có thể dũng cảm sống là chính mình!

 

Chương 1 - Tuổi thơ tôi

Tháng 5 này…tôi tròn 16 tuổi.

Cũng như bao đứa trẻ khác, ở cái tuổi ẩm ương vắt mũi chưa sạch nhưng luôn tự nhận mình là người lớn, tự ái cao và khá bướng bỉnh khiến tôi trong mắt mọi người trở thành ương ngạnh ngang tàng .

 Ở trường tôi quậy phá, trốn học đánh nhau đủ cả, thậm chí cãi nhau tay đôi với giáo viên bộ môn ngay trong lớp học.

Giáo viên nói :

“ Tôi không thể nào chịu đựng nổi học sinh này. Hạnh kiểm kém, đạo đức tồi tệ thật hết thuốc chữa”

Ra đường, tôi cùng đám bạn luôn tự coi mình là cái rốn của vũ trụ, cổ lúc nào cũng cao hơn so với tầm nhìn của mắt. Gặp người lớn đôi khi thích thì chào, còn tâm trạng không vui sẵn sàng ngó lơ dù có giáp mặt nhau ngay trên đường.

Họ nói :

“Láo không thể tả,  nó không có sự giáo dục của cha, còn mẹ nó mải kiếm tiền đến nỗi con mình học lớp bao nhiêu rồi cũng không biết ấy chứ ”

Về nhà, vất đi cái vỏ bọc bên ngoài liền rã rời chìm vào khói thuốc với sự cô đơn tĩnh mịch đến đáng sợ. Sau những lời xì xầm bàn tán đó tôi vẫn luôn phải ngẩng cao đầu để họ không nhìn ra sự yếu đuối trong tôi. Nhìn xuống vết sẹo nơi cổ tay vẫn thấy thật chua chát, tại sao ngày ấy tôi lại được cứu sống? Tại sao cả năm trời người phụ nữ đó không xuất hiện trong căn nhà này mà lại về đúng vào cái ngày định mệnh để đưa tôi đi bệnh viện?  Có người nói đó là sự tương giao của tình mẫu tử. Nhưng với tôi thì… Thật ra từ lâu trong tôi không còn cái khái niệm gọi là tình thương của mẹ. Suốt 17 năm qua, có lẽ năm tháng tôi cảm nhận được cái gọi là tình mẫu tử thiêng liêng kia chỉ vỏn vẹn bằng một bàn tay. Người tôi gọi là ba đến bây giờ còn không nhớ được mặt của ông ta, dựa vào chút kí ức non nớt của một đứa trẻ cùng với những câu chuyện bập bõm nghe được từ ông bà ngoại và các cậu thì tôi hình dung ra đó là một người đàn ông cao lớn và rất đẹp trai, một thực tập viên ngành khai thác khoáng sản đến từ nước Anh.  Nhưng vẻ bề ngoài đó lại không đánh giá được nhân cách của một con người.Mẹ khi đó là một thiếu nữ mơ mộng, dễ tin vào những lời đường mật khi người đàn ông ấy vẽ nên cái tương lai toàn màu hồng trước mắt mẹ. Dù ông bà ra sức ngăn cản nhưng kết quả tôi là sản phẩm được cố tình sản xuất ra để cầu mong được sự chấp thuận của ông bà. Hai người đã dọn về sống với nhau như vợ chồng dù không có hôn thú. Người xưa vẫn có câu “Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư” . Cuối cùng thì  cái sai ấy đã khiến mẹ phải trả một cái giá thật đắt.  Đó là tuổi thanh xuân, là ảo mộng tình yêu cùng ước mơ đẹp đẽ đầu đời hoàn toàn bị sụp đổ.  Sau một vài năm người đàn ông ấy lấy cớ quay về Anh làm thủ tục đưa mẹ con tôi sang cùng … rồi lặn mất tăm từ đó. Sau này mẹ mới tìm hiểu được rằng trước khi đến với mẹ ông ta đã có vợ và con riêng. Tôi không biết diễn tả thế nào về hoàn cảnh lúc ấy, dù còn khá nhỏ nhưng tôi vẫn nhận ra đôi mắt mẹ sưng đỏ sau mỗi đêm. Tôi nhớ như in những cái ôm siết chặt và những tiếng nấc nghẹn của mẹ mỗi khi tôi nói

“Mẹ buồn à? Con ở đây chơi với mẹ nhé”

Rồi sau những đau khổ vật vã, người phụ nữ ấy cũng quyết định trưởng thành, quyết định đứng dậy sau cú sốc đầu đời mà bươn chải ra xã hội để kiếm tiền nuôi tôi, một đứa con bị chính cha đẻ nó vất bỏ. Nhờ sự giúp đỡ từ một vài người bạn , mẹ quyết định hùn vốn cùng họ để buôn bán giày dép. Ban đầu là đi nhập hàng về rồi giao cho các quầy, sau đó quen mối mở rộng việc làm ăn cho nên càng ngày càng bận rộn, chẳng mấy khi có mặt ở nhà. .  Quãng thời gian ấy tôi bắt đầu vào học cấp một, ở cùng hai  cậu  và ông bà ngoại. Trước đây trong thời kì bao cấp cả hai ông bà đều là công nhân cho nên mẹ và hai cậu có điều kiện hơn các bạn cùng lứa. Sau này về hưu tích cóp được chút vốn nhưng cũng đã gom hết cho mẹ trong đợt làm ăn vừa rồi. Tuổi thơ của tôi là ký ức về chiếc xe đạp của ông, ngày ngày đưa đón tôi đi học. Mỗi chiều về tôi sẽ vắt vẻo đằng sau yên xe mà nghêu ngao hát mấy bài hát được học ở trường.  

Một ngày sau khi tan học về nhà, tôi thấy mẹ trở về. Không thể giấu được sự vui sướng vỡ òa trong mắt đứa trẻ con lâu ngày không được gặp mẹ, tôi lao vào ôm chầm lấy mẹ mà ríu rít không rời. Ngày đó mẹ chỉ ở nhà được năm ba phút rồi lại  đi ngay, tôi nhất định không cho mẹ đi, ngồi bệt xuống đất ôm lấy chân mẹ mà gào lên

“ Không được đi, con nhớ mẹ lắm..không được đi”

“ Ngoan nào, mẹ chạy ra cổng mua cho con đôi dép rồi mẹ về ngay..Mẹ hứa”

Trẻ con rất dễ bị dụ, người lớn chỉ nói dối vài câu sẽ khiến chúng tin tưởng để rồi sau đó là sự hụt hẫng khi chờ đợi tới khi đôi mắt mỏi mệt mới nhận ra mình bị lừa dối và cuối cùng chỉ là những cái nấc ấm ức trong giấc mơ..Nước mắt chảy ra khẽ gọi

 “Mẹ ơi”

Rồi tôi quen dần với sự vắng mặt của mẹ, hai cậu cũng đi làm ăn xa. Trong nhà chỉ còn hai ông bà cùng đứa cháu nhỏ . Không biết từ bao giờ nỗi nhớ về mẹ đã không còn day dứt như xưa, tôi bám riết lấy ông bà ngoại. Mẹ vẫn đi đi về về, vẫn âu yếm tôi nhưng trong tôi đã không háo hức mong chờ như trước nữa. Thật ra tôi vẫn yêu mẹ, yêu rất nhiều chỉ là tôi đã quen cái cách yêu theo bản năng của một đứa trẻ không được gần gũi với mẹ nhiều mà thôi.

Lớp 7 ..

Lúc này mẹ đã giắt lưng được chút vốn liếng,  là bà chủ của một cửa hàng buôn bán đồ nội thất và có cơ sở ngay tại thành phố tôi sinh sống. Nhưng vốn dĩ người phụ nữ này không thỏa mãn với hiện tại, cú vấp ngã đầu đời khiến mẹ chai sạn và gai góc hơn rất nhiều. Số tiền dành dụm được mẹ bỏ ra đầu tư vào đất cát, thời đó chỉ đơn thuần là mua vài mảnh đất với giá hời rồi bán lại kiếm lời vài chục triệu mà thôi. Xã hội sau khi chê bai, dè bỉu chán chê, lại quay ra tung hê nói mẹ tôi nghị lực rồi can đảm này nọ vân vân và mây mây..Tôi vẫn ở với ông bà ngoại, nhưng là ngôi nhà mới được xây dựng lại khang trang, hợp mốt hơn rất nhiều. Buồn cười là..mẹ vẫn thường xuyên vắng nhà!

Ngày nhỏ..tôi rất thích nhìn vào gương để tự ngắm mình vì…tất cả mọi người xung quanh đều nói tôi rất giống ba. Dù biết ông ta đã để lại những tổn thương rất lớn cho mẹ, và cho cả tôi. Nhưng sâu trong thâm tâm, tôi vẫn luôn ao ước được một lần nhìn thấy ông ấy, để được ôm vào lòng nghe những lời cưng chiều như những đứa trẻ xung quanh vẫn được cha chúng làm thế. Tôi không phủ nhận mình ghét ông ta, nhưng cũng không phủ nhận việc mình luôn khao khát được một lần gọi

“Ba ơi!”

Đừng hình dung tôi giống mấy đứa con lai tóc vàng với màu mắt xanh lơ. Dù sao tôi vẫn mang nửa giòng máu Việt, vì vậy tóc chỉ hơi nâu nâu, mềm mại hơn nhiều so với thằng Hưng, cái Quỳnh ở trong khu phố. Trắng..tất nhiên. Vì ông ta là người da trắng cho nên tôi cũng ít nhiều được thừa hưởng nước da ấy. Nhan sắc mẹ tôi không thuộc dạng sắc nước hương trời nhưng cũng được coi là ưu tú cho nên tôi trông cũng không tệ. Mấy cô chú hàng xóm ao ước con họ sau này sinh ra có cái mũi giống tôi vì vậy tôi khá tự tin vì việc được sở hữu một chiếc mũi cao với sống mũi thẳng tắp. Ông ngoại thường đùa nói tôi giống cha nhất ở đôi môi lúc nào cũng đỏ và ướt át, sau này chỉ giỏi đi lừa dối người khác thôi. Đương nhiên, tôi cảm thấy không vui cho lắm vì sự so sánh đó. À, suýt chút nữa quên. Còn đôi mắt, đó là niềm tự hảo của tôi, tôi sẽ luôn cười thật tươi mỗi khi có người nói

“Mắt Thiên Anh thật đẹp..”

..Vì đó là điểm duy nhất …giống mẹ.. Vì…Tôi thực sự rất..yêu mẹ!

Mọi người biết đấy, từ nhỏ đã ở cùng ông bà ngoại. Thời điểm đó các cậu đều chưa ai lập gia đình và đều ở xa cho nên ông bà dành hết tình yêu thương và rất cưng chiều đứa cháu duy nhất..là tôi. Vào một chiều hè nóng bức khi tôi lên 5, ông đã đem tôi ra tiệm cắt tóc và cắt phăng đi mái tóc ngang vai của tôi. Dường như vẫn chưa hài lòng, ông tậu cho tôi một bộ quần áo thể thao số 8. Đó là số áo của cầu thủ Việt Nam Nguyễn Hồng Sơn nổi danh thời đó. Đương nhiên, sau đó bà ngoại đã phản ứng khá dữ dội vì quyết định ấy của ông mà bắt tôi thay bộ đồ khác.  Thường ngày ông ngoại rất hiền, luôn nhường nhịn bà nhưng không hiểu sao hôm đó ông lại cứng rắn lạ thường. Đấu tranh đến cùng  với bà ngoại, thậm chí ngày hôm sau hai ông cháu còn dắt nhau đi mua thêm vài bộ nữa của con trai đem về cho tôi mặc. Ông nói là :

“ Mùa hè cắt tóc đi với cả ăn mặc như này cho mát, sau này đi học nuôi lại tóc cũng không sao !!”

Cái lí do tưởng chừng như rất đơn giản ấy lại vô tình tạo cho tôi một thói quen..Đó là từ ấy trở đi..tôi không bao giờ mặc quần áo con gái và chịu nuôi lại tóc nữa. Dù người lớn có mua quần áo mới, giấu những bộ đồ con trai đi để tôi không tìm thấy tôi cũng nhất định sẽ lấy quần áo của ông ngoại ra mặc dù rộng thùng thình tuột bên này, túm bên kia. Tóc dài chớm tai liền tự lấy kéo cắt cho thành nham nhở cuối cùng ông lại phải dắt xe đạp ra đưa tôi đi cắt lại tóc. Vào học cấp một, những đứa bé gái không chịu chơi với tôi vì chúng nghĩ tôi là một thằng con trai, đương nhiên tôi cũng không hứng thú chơi búp bê hay đồ hàng với chúng nó. Thay vào đó tôi sẽ chơi đá bóng, trận giả với đám con trai và tự xây dựng một đội quân nho nhỏ do mình cầm đầu.  Dần dần..lên cấp hai. Những đứa bạn xung quanh đều đối xử với tôi như một thằng con trai cho nên không biết từ bao giờ trong đầu tôi đã luôn nghĩ mình thực sự là một thằng con trai. Cái ý nghĩ đó ăn dần vào tâm khảm tôi rồi năm lên lớp 7..tôi đã  biết rung động đầu đời là thế nào… Ngọc Anh

Phải..đó là một bé gái…

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top