1.6 ND 136-2015 Huong dan thi hanh mot so dieu cua Luat dau tu cong

            

                     

Số: 136/2015/NĐ-CP

        

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

    

Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công

   








Nghị định này hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công về:

1. Phân loại chương trình, dự án đầu tư công.

2. Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B và nhóm C.

3. Lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công nhóm A, nhóm B và nhóm C.

4. Điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công.

5. Quản lý dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng.





1. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại Điều 17 của Luật Đầu tư công. Đối với dự án nhóm B, nhóm C đầu tư từ các nguồn vốn đầu tư công khác nhau:

a) Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án do Bộ, cơ quan trung ương quản lý thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 17 của Luật Đầu tư công;

b) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án do địa phương quản lý thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản 5 và Khoản 6 Điều 17 của Luật Đầu tư công.

2. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại Điều 18 của Luật Đầu tư công.


1. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 21 của Luật Đầu tư công.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 22 của Luật Đầu tư công.

3. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư theo quy định tại Điều 28 của Luật Đầu tư công.


Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu dự án nhóm A (bao gồm cả các dự án khẩn cấp và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư công) thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Đầu tư công.


Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại Điều 24 của Luật Đầu tư công và Nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.


1. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác quản lý theo quy định tại Điều 25 của Luật Đầu tư công.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C của Bộ, cơ quan trung ương theo quy định tại Điều 26 của Luật Đầu tư công.

3. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ do địa phương quản lý theo quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư công. Riêng đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 của Luật Đầu tư công hoặc giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

4. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 của Luật Đầu tư công.


1. Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu chí dự án nhóm C quy mô nhỏ của các chương trình mục tiêu quốc gia có kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do nhân dân đóng góp (dưới đây gọi tắt là dự án nhóm C quy mô nhỏ) được áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

2. Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương:

a) Giao đơn vị trực thuộc lập và tổ chức thẩm định nội bộ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này (không lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư từng dự án) và dự kiến tổng mức đầu tư của toàn bộ danh mục dự án, trong đó làm rõ cơ cấu các nguồn vốn đầu tư công và huy động các nguồn vốn khác; hoàn chỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và chủ chương trình mục tiêu quốc gia để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;

b) Quyết định chủ trương đầu tư toàn bộ danh mục dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư toàn bộ danh mục dự án, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, tiến độ triển khai thực hiện trên cơ sở tiếp thu báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Điểm a Khoản này.

3. Người đứng đầu Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác:

a) Giao đơn vị trực thuộc lập và tổ chức thẩm định nội bộ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư toàn bộ danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này (không lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư từng dự án) và dự kiến tổng mức đầu tư của toàn bộ danh mục dự án, trong đó làm rõ cơ cấu các nguồn vốn đầu tư công và huy động các nguồn vốn khác; hoàn chỉnh, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và chủ chương trình mục tiêu quốc gia để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

b) Căn cứ báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Điểm a Khoản này, hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư toàn bộ danh mục dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư toàn bộ danh mục dự án, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, tiến độ triển khai thực hiện.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Giao cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia hoặc Ủy ban nhân dân cấp dưới lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư toàn bộ danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này (không lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư từng dự án) và dự kiến tổng mức đầu tư toàn bộ danh mục dự án, trong đó làm rõ cơ cấu các nguồn vốn đầu tư công và huy động các nguồn vốn khác trình cấp có thẩm quyền;

b) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư toàn bộ danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ, không thẩm định chi tiết từng dự án;

c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại Điểm a Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo báo cáo thẩm định quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến hoàn chỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ chủ chương trình mục tiêu quốc gia để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ;

d) Căn cứ báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư toàn bộ danh mục dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư toàn bộ danh mục dự án, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, tiến độ triển khai thực hiện dự án.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan được phân công thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư công chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan thẩm định toàn bộ danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ (không thẩm định chi tiết từng dự án cụ thể) gửi Bộ, ngành trung ương và địa phương để hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.


1. Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương, căn cứ Quyết định của cấp có thẩm quyền về tình trạng khẩn cấp, tình huống khẩn cấp theo quy định tại Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê Điều và các văn bản pháp luật khác có liên quan, các quyết định về tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền) có trách nhiệm:

a) Giao đơn vị trực thuộc tổ chức khảo sát lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án;

b) Giao đơn vị có chức năng thẩm định dự án;

c) Chỉ đạo đơn vị quy định tại Điểm a Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án trình Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ, ngành trung ương liên quan đến dự án khẩn cấp.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền có trách nhiệm:

a) Giao cơ quan chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án;

b) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án;

c) Chỉ đạo cơ quan quy định tại Điểm a Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo báo cáo thẩm định quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ, ngành trung ương liên quan đến dự án khẩn cấp.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét khả năng bổ sung nguồn vốn ngân sách trung ương trong năm để thực hiện dự án hoặc hạng mục khẩn cấp cần thực hiện trong năm kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và bổ sung vốn ngân sách trung ương trong năm để thực hiện.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp, bao gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, địa điểm, tiến độ triển khai thực hiện, cơ cấu nguồn vốn, trong đó quyết định cụ thể mức vốn ngân sách trung ương đầu tư cho dự án.


1. Đối với dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền:

a) Giao cơ quan chuyên môn quản lý dự án khẩn cấp hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức khảo sát thực tế và lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án;

b) Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư và bổ sung nguồn vốn để thực hiện;

c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp, gồm mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ cấu nguồn vốn; Báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất về quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm B và dự án trọng điểm nhóm C do cấp tỉnh quản lý.

2. Đối với dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương cấp huyện, xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã căn cứ lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền:

a) Giao cơ quan chuyên môn của cấp huyện, xã lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án;

b) Giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư hoặc thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư và bổ sung nguồn vốn để thực hiện;

c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp, gồm: mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, địa điểm, tiến độ triển khai thực hiện, cơ cấu nguồn vốn; Báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất về quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm B và trọng điểm nhóm C do cấp mình quản lý.


1. Nguyên tắc quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư công.

2. Thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp:

a) Đối với dự án nhóm A thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Đầu tư công;

b) Đối với dự án nhóm B, nhóm C thực hiện theo quy trình rút gọn quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Nghị định này để bảo đảm thực hiện nhanh, sớm hoàn thành đưa dự án vào sử dụng.

3. Riêng đối với dự án khẩn cấp, hạng mục của dự án khẩn cấp cần triển khai ngay để khắc phục thiên tai, bão lũ, sạt lở đê, kè đến mức có thể gây vỡ đê, hồ, đập, sạt lở đường ô tô, đường sắt gây ách tắc giao thông, các trường hợp khẩn cấp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cho phép triển khai thực hiện khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền. Các thủ tục đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều này sẽ được chuẩn bị và hoàn thiện trong quá trình thực hiện dự án.

Việc bổ sung dự án khẩn cấp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn phải đáp ứng các điều kiện quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.


1. Nguyên tắc quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án theo hình thức đối tác công tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 của Luật Đầu tư công.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư có sử dụng vốn đầu tư công theo quy định tại các Điều 23, 24, 25, 26, 27, 29, 30 và 31 của Luật Đầu tư công và Điều 18 của Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư không sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.


1. Nguyên tắc quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư công.

2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 32 của Luật Đầu tư công.

3. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do Bộ, cơ quan trung ương, Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan, tổ chức khác và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện theo quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 32 của Luật Đầu tư công.

4. Đối với dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho đầu tư kinh doanh do Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều này:

a) Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác quyết định chủ trương đầu tư dự án phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư công;

b) Quy trình, thủ tục quyết định cho vay:

- Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất danh mục dự án đầu tư và chuẩn bị hồ sơ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam (đối với nguồn vốn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý) và gửi Ngân hàng Chính sách xã hội (đối với nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý);

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định hồ sơ vay vốn và quyết định cho Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Các quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục vay vốn, quy trình và nội dung thẩm định dự án sử dụng vốn vay thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 và Khoản 1 Điều 69 của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật về quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và tín dụng chính sách xã hội.


1. Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công theo quy định tại Điều 34 của Luật Đầu tư công.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A theo quy định tại Điều 35 của Luật Đầu tư công.

3. Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công.

4. Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công, trong đó tập trung các nội dung chủ yếu dưới đây:

a) Tính chất và mức độ khẩn cấp của dự án;

b) Quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư của dự án;

c) Sơ bộ tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của dự án, bao gồm: vốn ngân sách trung ương, trong đó số vốn cần bố trí trong năm kế hoạch; vốn ngân sách địa phương; các nguồn vốn hợp pháp khác; nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cư (nếu có);

d) Dự kiến tiến độ triển khai và chất lượng dự án;

đ) Xác định sơ bộ chi phí vận hành, bảo dưỡng trong giai đoạn khai thác dự án;

e) Các nguyên tắc thanh toán, đền bù giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp, tình huống khẩn cấp;

g) Các giải pháp tổ chức thực hiện.

5. Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư danh mục dự án nhóm C quy mô nhỏ của chương trình mục tiêu quốc gia, bao gồm:

a) Danh mục dự án;

b) Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá sự phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia;

c) Sơ bộ tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư của toàn bộ danh mục dự án, bao gồm: vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, các nguồn vốn hợp pháp khác, nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cư (nếu có);

d) Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án;

đ) Các giải pháp tổ chức thực hiện.

6. Nội dung Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật Đầu tư công và quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.


1. Hồ sơ thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;

b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A; Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này;

c) Báo cáo thẩm định nội bộ;

d) Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền (áp dụng đối với dự án khẩn cấp);

e) Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

2. Số lượng hồ sơ thẩm định gửi Thường trực Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại Khoản 1 Điều này theo quy định sau:

a) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình: 20 bộ tài liệu;

b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A: 15 bộ tài liệu;

c) Báo cáo đề xuất chủ trương dự án nhóm B, nhóm C: 05 bộ tài liệu.

Cơ quan chủ trì thẩm định hoặc Thường trực Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư có thể yêu cầu chủ chương trình và cơ quan quản lý dự án bổ sung số lượng hồ sơ thẩm định nếu thấy cần thiết.


1. Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án đầu tư công bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn gửi cơ quan được phân công thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công và Điều 19 của Nghị định này;

c) Báo cáo thẩm định nội bộ;

d) Ý kiến của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với dự án nhóm A; dự án nhóm B và trọng điểm nhóm C sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ do địa phương quản lý;

đ) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

2. Số lượng hồ sơ gửi cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu.

Cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư công có thể yêu cầu chủ chương trình và cơ quan quản lý dự án bổ sung số lượng hồ sơ thẩm định nếu thấy cần thiết.


1. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án gồm:

a) Các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này; trong đó các nội dung trong Tờ trình và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này đã được hoàn chỉnh theo Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan thẩm định;

b) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan thẩm định về chủ trương đầu tư chương trình, dự án;

c) Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án của cơ quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.

2. Số lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án quy định tại Khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu.

Cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thể yêu cầu chủ chương trình và cơ quan quản lý dự án bổ sung số lượng hồ sơ (nếu thấy cần thiết).


1. Sự phù hợp với các tiêu chí xác định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.

2. Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định.

3. Sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

4. Các nội dung quy định tại Điều 34 của Luật Đầu tư công, trong đó thẩm định cụ thể những thông số cơ bản của chương trình, bao gồm: mục tiêu, phạm vi, đối tượng đầu tư, thời gian, tiến độ thực hiện; các nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; huy động các nguồn vốn khác.

5. Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.


1. Sự cần thiết đầu tư dự án.

2. Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định.

3. Sự phù hợp với các mục tiêu chiến lược; kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

4. Sự phù hợp với tiêu chí phân loại dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C.

5. Các nội dung quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật Đầu tư công, trong đó thẩm định cụ thể những thông số cơ bản của dự án, bao gồm mục tiêu, quy mô, hình thức đầu tư, phạm vi, địa điểm, diện tích đất cần sử dụng, thời gian, tiến độ thực hiện, phương án lựa chọn công nghệ chính, giải pháp bảo vệ môi trường, các nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; khả năng thu hồi vốn và trả nợ trong trường hợp sử dụng vốn vay;

6. Hiệu quả kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

7. Đối với dự án khẩn cấp thẩm định thêm về tính khẩn cấp cần triển khai thực hiện ngay đối với dự án hoặc hạng mục dự án.

8. Đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, ngoài các nội dung thẩm định quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, thẩm định bổ sung các nội dung quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.


1. Sự tuân thủ các thủ tục, thẩm định nội bộ, hoàn thiện hồ sơ chương trình, dự án.

2. Sự phù hợp của chương trình, dự án đối với nguồn vốn đầu tư; sự phù hợp về mục đích, đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn dự kiến sử dụng.

3. Khả năng bố trí vốn cho chương trình, dự án trong tổng số vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng ngành, lĩnh vực, chương trình, của từng Bộ, ngành trung ương và địa phương theo thứ tự ưu tiên quy định tại Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan.

Khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước, có phân chia cơ cấu ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, công trái quốc gia, trái phiếu Chính phủ, các khoản thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Việc xem xét khả năng cân đối vốn căn cứ vào dự kiến nhu cầu vốn của chương trình, dự án đầu tư công trong tổng vốn đầu tư theo từng nguồn vốn của kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, phải xem xét khả năng cân đối vốn của từng cấp ngân sách, phần vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung khác.

4. Mức vốn dự kiến bố trí cho dự án theo từng nguồn vốn và tiến độ thời gian bố trí vốn cụ thể.

5. Các ý kiến khác (nếu có).


1. Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C kể từ ngày Thường trực Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

a) Chương trình mục tiêu quốc gia: không quá 60 ngày;

b) Chương trình mục tiêu: không quá 45 ngày;

c) Dự án nhóm A: không quá 45 ngày;

d) Dự án nhóm B: không quá 30 ngày;

đ) Dự án nhóm C: không quá 20 ngày.

2. Thời gian thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư chương trình, dự án kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

a) Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu: không quá 40 ngày;

b) Dự án nhóm A: không quá 30 ngày;

c) Dự án nhóm B và nhóm C: không quá 15 ngày.

3. Thời gian thẩm định chủ trương đầu tư và thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này chỉ áp dụng đối với khâu thẩm định để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.

Thời gian thẩm định nội bộ ở các Bộ, ngành trung ương và địa phương do người đứng đầu Bộ, ngành trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

4. Trường hợp cần kéo dài thời gian thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, cơ quan chủ trì thẩm định hoặc thường trực Hội đồng thẩm định phải:

a) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian gia hạn thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và dự án nhóm A;

b) Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư việc kéo dài thời gian thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B và nhóm C;

c) Thời gian gia hạn không quá thời gian thẩm định tương ứng được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

5. Cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn gửi Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định sau:

a) Đối với chương trình đầu tư công được cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình: gửi Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

b) Đối với dự án nhóm A thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Luật Đầu tư công;

c) Đối với dự án nhóm B và nhóm C: gửi cơ quan trình thẩm định; cơ quan quản lý dự án; cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư dự án và cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

6. Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B và nhóm C gửi báo cáo thẩm định theo quy định sau:

a) Đối với chương trình đầu tư công: gửi chủ chương trình và cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư;

b) Đối với dự án nhóm A thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 của Luật Đầu tư công, đồng gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

c) Đối với dự án nhóm B, nhóm C: gửi cơ quan trình thẩm định, cơ quan quản lý dự án và cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.


1. Thời gian quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:

a) Chương trình mục tiêu: Không quá 30 ngày;

b) Dự án nhóm A: Không quá 30 ngày;

c) Dự án nhóm B và nhóm C: Không quá 20 ngày.

2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án, Bộ, ngành trung ương và địa phương quản lý chương trình, dự án:

a) Gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương; vốn công trái quốc gia; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn từ nguồn thu để lại nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của Bộ, ngành trung ương;

b) Gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện, xã: quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương.





1. Trình tự và nội dung quyết định đầu tư dự án do Bộ, ngành trung ương quản lý:

a) Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương giao chủ đầu tư căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;

b) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm a Khoản này hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình người đứng đầu Bộ, ngành trung ương hoặc người đứng đầu cơ quan cấp dưới trực tiếp được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 39 của Luật Đầu tư công quyết định đầu tư;

c) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, bao gồm các nội dung chủ yếu: tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức tư vấn lập dự án (nếu có); mục tiêu, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; địa điểm; thiết kế công nghệ (nếu có); quy chuẩn kỹ thuật; tổng mức đầu tư; nguồn vốn và dự kiến phân bổ nguồn vốn theo tiến độ; hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;...

2. Trình tự và nội dung quyết định đầu tư dự án do cấp tỉnh quản lý:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ đầu tư căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 39 của Luật Đầu tư công;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định do một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư là Thường trực Hội đồng thẩm định để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A do địa phương quản lý; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm B và nhóm C;

c) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm b Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 39 của Luật Đầu tư công quyết định đầu tư;

d) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, bao gồm các nội dung chủ yếu: tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức tư vấn lập dự án (nếu có); mục tiêu, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; địa điểm; thiết kế công nghệ (nếu có); quy chuẩn kỹ thuật; tổng mức đầu tư; nguồn vốn và dự kiến phân bổ nguồn vốn theo tiến độ; hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;...

3. Trình tự và nội dung quyết định đầu tư dự án do cấp huyện, xã quản lý:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã giao chủ đầu tư căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; giao cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư hoặc thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án;

b) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm a Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã hoặc cơ quan cấp dưới trực tiếp được phân cấp hoặc ủy quyền theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 39 của Luật Đầu tư công quyết định đầu tư;

c) Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án, bao gồm các nội dung chủ yếu: tên dự án; chủ đầu tư; tổ chức tư vấn lập dự án (nếu có); mục tiêu, quy mô đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; địa điểm; thiết kế công nghệ (nếu có); quy chuẩn kỹ thuật; tổng mức đầu tư; nguồn vốn và dự kiến phân bổ nguồn vốn theo tiến độ; hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;...


1. Trình tự lập, thẩm định dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng và Luật Đầu tư công.

2. Đối với dự án do cấp tỉnh quản lý:

a) Cơ quan chủ trì thẩm định gửi chủ đầu tư, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (nếu có); thẩm định toàn bộ dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp sử dụng vốn đầu tư công (trừ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng do cấp tỉnh quản lý; tổng hợp kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư;

c) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát sự phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối các nguồn vốn, tổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc gửi cơ quan cấp dưới được phân cấp hoặc ủy quyền theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 39 của Luật Đầu tư công xem xét, quyết định đầu tư dự án.

3. Đối với dự án do cấp huyện, cấp xã quản lý:

a) Cơ quan chủ trì thẩm định gửi chủ đầu tư, đồng gửi cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện, cấp xã báo cáo thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư cấp huyện, cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (nếu có); thẩm định toàn bộ dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp sử dụng vốn đầu tư công (trừ dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng do cấp huyện, xã quản lý; tổng hợp kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư;

c) Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án gửi cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã, hoặc gửi cơ quan cấp dưới được Ủy ban nhân dân cấp huyện phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư.

4. Người đứng đầu Bộ, ngành trung ương và chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, hoặc cơ quan cấp dưới được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư dự án, bao gồm các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về xây dựng.


1. Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 46 của Luật Đầu tư công.

2. Chủ chương trình, chủ đầu tư dự án:

a) Tổ chức đánh giá toàn bộ tình hình thực hiện chương trình, dự án đầu tư công đến thời điểm đề xuất điều chỉnh; báo cáo kết quả đánh giá chương trình, dự án đầu tư công đến cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;

b) Giao cơ quan chuyên môn lập Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công. Báo cáo điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công phải nêu rõ những lý do phải điều chỉnh; phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính (nếu có) do việc điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công mang lại;

c) Tổ chức thẩm định nội bộ việc điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công, bao gồm thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trong trường hợp có điều chỉnh tăng quy mô làm tăng tổng mức đầu tư;

d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định theo quy định tại Điểm c Khoản này, hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công. Riêng trong trường hợp điều chỉnh chương trình, dự án có điều chỉnh tổng mức đầu tư:

- Chủ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và người đứng đầu Bộ, ngành trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của Bộ, ngành trung ương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

- Chủ chương trình mục tiêu và chủ đầu tư dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn;

đ) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định theo quy định tại Điểm d Khoản này, hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất điều chỉnh chương trình, dự án theo ý kiến thẩm định trình cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án.

3. Cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chương trình, dự án phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh theo các nội dung quy định tại Khoản 4 Điều này và thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 44 của Nghị định này.

4. Nội dung quyết định điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư công bao gồm những điều chỉnh tương ứng với các nội dung quyết định chương trình, dự án đầu tư quy định trong Luật Đầu tư công và quy định tại Nghị định này.


1. Nội dung thẩm định chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu bao gồm:

a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;

b) Sự phù hợp của chương trình với chủ trương đầu tư chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật Đầu tư công;

d) Sự phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định; sự phù hợp giữa tổng vốn đầu tư của chương trình với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; khả năng thu hồi vốn và trả nợ trong trường hợp sử dụng vốn vay.

2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng, bao gồm:

a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;

b) Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư công;

d) Sự phù hợp với báo cáo thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; sự phù hợp giữa tổng mức đầu tư của dự án gắn với cân đối vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và việc huy động các nguồn vốn, nguồn lực khác để thực hiện dự án; đánh giá các chi phí vận hành, bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa lớn trong quá trình khai thác dự án;

đ) Tác động lan tỏa của dự án đến sự phát triển ngành, lĩnh vực, các vùng lãnh thổ và các địa phương; đến tạo thêm nguồn thu ngân sách, việc làm, thu nhập và đời sống người dân; các tác động đến môi trường và phát triển bền vững.

3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều này và pháp luật về xây dựng.

4. Trong quá trình thẩm định chương trình, dự án đầu tư công với những nội dung quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này phải rà soát, đối chiếu với các quy định trong quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những chỉ tiêu về quy mô, tổng mức đầu tư của dự án, bao gồm cơ cấu vốn không được vượt quá mức đã quy định trong quyết định chủ trương đầu tư. Trường hợp thật cần thiết phải điều chỉnh tăng quy mô, làm tăng tổng mức đầu tư của chương trình, dự án so với quy định tại quyết định chủ trương đầu tư phải báo cáo cơ quan quyết định chủ trương đầu tư cho ý kiến và phải thẩm định lại nguồn vốn và khả năng cân đối vốn. Nếu điều chỉnh tăng quy mô, nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư và vẫn bảo đảm mục tiêu của dự án như trong quyết định chủ trương đầu tư thì không phải thẩm định lại nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.





1. Thống nhất quản lý nhà nước về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công.

2. Trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia.

3. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Đầu tư công.


1. Ban hành quyết định, chỉ thị liên quan đến lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.

2. Quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 và Khoản 1 Điều 39 của Luật Đầu tư công.

3. Quyết định việc thành lập:

a) Hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia;

b) Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình mục tiêu, dự án nhóm A theo quy định của Luật Đầu tư công.


1. Tham mưu cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; quản lý dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng.

2. Ban hành hoặc chủ trì nghiên cứu chuẩn bị, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án; quản lý dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng.

3. Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành, Hội đồng thẩm định để thẩm định chương trình, dự án đầu tư công nhóm A thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các chương trình, dự án đầu tư công theo quy định pháp luật về đầu tư công.

5. Hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức của các Bộ, ngành trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công.

6. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công của Bộ, ngành trung ương, địa phương.


1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Bộ, ngành trung ương và địa phương lập dự toán chi sự nghiệp, chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chi tại các Khoản 1, 3, 4 và 5 Điều 15 của Luật Đầu tư công.

2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn đầu tư công khác do Trung ương quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công.


1. Tổ chức lập, thẩm định nội bộ:

a) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu do Bộ, ngành trung ương làm chủ chương trình thuộc chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao;

b) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công do Bộ, ngành trung ương quản lý.

2. Quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B và nhóm C theo thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 17 của Luật Đầu tư công.

3. Quyết định đầu tư dự án đầu tư công theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Luật Đầu tư công; phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan cấp dưới quyết định đầu tư dự án nhóm B và nhóm C (nếu thấy cần thiết) theo quy định Điểm c Khoản 2 Điều 39 của Luật Đầu tư công.

4. Ban hành, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

5. Quyết định việc tổ chức quản lý dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật liên quan.

6. Tham gia Hội đồng thẩm định Nhà nước chương trình mục tiêu quốc gia, Hội đồng thẩm định liên ngành chương trình mục tiêu và dự án nhóm A hoặc làm chủ tịch Hội đồng thẩm định dự án nhóm A theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc thẩm định các chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật.

8. Quy định nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thuộc Bộ, ngành trung ương về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và quản lý chương trình, dự án đầu tư công.

9. Hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công và quản lý dự án đầu tư công trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng.


1. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 91 của Luật Đầu tư công.

2. Quyết định hoặc ủy quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, cho ý kiến, quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc cấp mình quản lý theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 91 của Luật Đầu tư công.

3. Giám sát việc lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình, dự án do địa phương quản lý.

4. Riêng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, quyết định tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.


1. Tổ chức lập, thẩm định và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 92 của Luật Đầu tư công, Điểm a và Điểm c Khoản 3 Điều 93 của Luật Đầu tư công và các quy định tại Nghị định này.

2. Quyết định chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại Khoản 3 Điều 92 và Khoản 4 Điều 93 của Luật Đầu tư công.

3. Quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 3, Điểm a và Điểm b Khoản 4 Điều 39 của Luật Đầu tư công; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện phân cấp hoặc hoặc ủy quyền cho cơ quan cấp dưới quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định tại Điểm c Khoản 3 và Điểm c Khoản 4 Điều 39 của Luật Đầu tư công.

4. Quyết định việc quản lý dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng thuộc cấp mình quản lý theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật liên quan.

5. Tổ chức tham vấn lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án theo quy định của pháp luật.

6. Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công của các đơn vị cấp dưới.

7. Riêng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C của địa phương;

b) Quy định nhiệm vụ của các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh và quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp của địa phương trong việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công do địa phương quản lý;

c) Phối hợp với Bộ, ngành trung ương trong việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công do Bộ, ngành trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.


Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giám sát cộng đồng quy định tại Điều 95 của Luật Đầu tư công.


1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C do địa phương quản lý;

b) Quy chế phối hợp giữa các ngành, các cấp của địa phương trong việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án do địa phương quản lý;

c) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu do địa phương quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công;

d) Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án thuộc cấp tỉnh quản lý;

đ) Các quy định liên quan đến việc quản lý dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng.

2. Làm thường trực Hội đồng thẩm định các Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các chương trình, dự án do cấp tỉnh quản lý và chuẩn bị ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do địa phương quản lý.

3. Làm thường trực Hội đồng thẩm định hoặc chủ trì thẩm định phê duyệt quyết định đầu tư, thiết kế và dự toán dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng do cấp tỉnh quản lý và các dự án khác theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương.

5. Tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ về lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án và quyết định đầu tư các dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng cho các sở, ban, ngành của tỉnh và các cấp huyện, xã.


1. Hội đồng thẩm định nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có trách nhiệm:

a) Thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia để chủ chương trình hoàn chỉnh gửi Hội đồng thẩm định nhà nước tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;

b) Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình mục tiêu quốc gia để chủ chương trình hoàn chỉnh gửi Hội đồng thẩm định nhà nước tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.

2. Hội đồng thẩm định liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có nhiệm vụ:

a) Thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu để chủ chương trình hoàn chỉnh Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;

b) Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A để Bộ, ngành trung ương và địa phương hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

3. Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác của Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng là đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương, các cơ quan liên quan do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng.

4. Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng.

5. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao, những ý kiến đánh giá, kết luận và kiến nghị thẩm định đối với chương trình, dự án.

6. Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành tự giải thể sau khi hoàn thành công việc thẩm định theo quy định.


1. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành:

a) Phê duyệt quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định chương trình, dự án sau khi Hội đồng biểu quyết nhất trí; quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng; chủ trì các phiên họp Hội đồng; phân công trách nhiệm cho Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng;

b) Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành hoặc Tổ giúp việc Hội đồng tùy theo yêu cầu công việc;

c) Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng hoặc báo cáo trước Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công;

d) Quyết định việc thuê và lựa chọn tư vấn tham gia thẩm định chương trình, dự án nhóm A (nếu thấy cần thiết).

2. Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành:

a) Chỉ đạo, theo dõi, thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công. Thường xuyên báo cáo tình thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công;

b) Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng để trình Thủ tướng Chính phủ.

3. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành

a) Có ý kiến về các nội dung thẩm định chương trình, dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành trung ương và địa phương được phân công phụ trách và những vấn đề chung của chương trình, dự án;

b) Huy động nhân lực, phương tiện làm việc, cơ sở nghiên cứu thuộc quyền quản lý để hoàn thành nhiệm vụ được giao;

c) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung thẩm định và biểu quyết kết luận của Hội đồng khi cần thiết. Trường hợp đặc biệt không thể tham dự họp trực tiếp, thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước, Hội đồng thẩm định liên ngành có ý kiến bằng văn bản, đồng thời ủy quyền cho đại diện tham dự. Ý kiến của đại diện được ủy quyền là ý kiến của thành viên Hội đồng.


Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại các Điều 96, 97, 98, 99, 100 và 101 của Luật Đầu tư công.

    

        

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ   TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

    

�����    �'�    l

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: