KỲ 13 : Vụ Án Lệ Chi Viên
*Hôm nay mình sẽ đưa các bạn trở về vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam và nổi oan to lớn của vị đại công thần Nguyễn Trãi.
*Năm học lớp 10,mình từng nghe cô Ngữ Văn kể sơ qua về vụ án Lệ Chi Viên,vừa cảm thấy tò mò vừa có phần tiếc thương cho vị Ức Trai tài ba của nền văn học nước nhà. Những tác phẩm của ông để lại cho mình rất nhiều cảm xúc sâu sắc và cuộc đời của ông cũng thế.
Nguyễn Trãi sinh năm 1380 quê ở làng Chi Ngại (Hải Dương) cha là Nguyễn Phi Khanh một nho sinh nghèo học giỏi mẹ là Trần Thị Thái con của quan tư đồ Trần Nguyên Đán.Ông được sinh trong gia đình mà hai bên nội ngoại đều có truyền thống yêu nước và nho học.
Khi ông lên 6 tuổi mẹ mất, lên 10 tuổi ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê (Hà Tây) nơi cha ông dạy học. Năm 1400, ông đỗ thái học sinh và cùng cha ra làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt và đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi định đi theo chăm sóc cha nhưng trước nợ nước thù nhà ông đã khắc sâu lời cha dặn "Con trở về lập trí, rửa nhục cho nước trả thù cho cha.Như thế mới là đạo hiếu" ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau khi trốn thoát ông đi sâu vào nông thôn hiểu được mọi đời sống của người dân thấm thía được sức mạnh của dân, từ đó ông nhận ra chân lý "cứu nước phải dựa vào dân".Năm 1416, Nguyễn Trãi trốn vào Thanh Hóa dâng "Bình Ngô Sách" cho Lê Lợi tại Lỗi Giang trong suốt thời gian khởi nghĩa ông là nhân sự đắc lực của Lê Lợi, là quân sư tài ba và góp phần vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc
Năm 1428, sau những ngày tháng "nếm mật nằm gai" khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng. Nguyễn Trãi hăng hái bắt tay vào xây dựng đất nước,ông theo lệnh Lê Lợi viết "Bình Ngô Đại Cáo" (được xem là một trong 3 bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc) .Sau những chiến công to lớn của mình ông trở thành cái gai trông mắt của những tên tham quan trong triều,ông bị vu oan và bị bắt giam sau đó ông được tha nhưng không còn được vua tin dùng như trước.Quá chán nản,ông từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn (nơi tạo ra cảm hứng cho ông viết nên những tác phẩm xuất sắc của mình)
Sau đó, ông được vua Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước ông trở lại triều đình... Nhưng không lâu sau thì tai họa ập đến gia đình ông trở thành vụ án nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1442, sau khi nhà vua tuần hành phía đông duyệt binh ở thành Chí Linh đã đến thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.Khi về đến trại vải thì bị chết đột ngột, lúc đó có Nguyễn Thị Lộ (một người thiếp của Nguyễn Trãi) được vua mang về và phong làm Lễ nghi học sĩ với trách nhiệm chuyên dạy dỗ các cung nữ trong cung đang bên cạnh. Bọn triều thần liền nhân cơ hội này "nước đục thả câu" liền vu oan cho ông cùng Nguyễn Thị Lộ âm mưu giết vua.Khiến ông bị kết án tru di tam tộc khiến hơn 400 người trong gia tộc của ông chịu chung số phận oan nghiệt riêng Nguyễn Thị Lộ bị bắt giam và bị dìm chết ở sông Hồng. Mãi đến năm 1464,vua Lê Thánh Tông chính thức ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi giải được oan cho ông, cho sưu tầm lại thơ ca của ông,ban lệnh tìm lại con cháu còn thất lạc của ông (người còn sống sót là con trai của Nguyễn Trãi tên Nguyễn Anh Vũ và được phong làm chức Đồng chi châu) và ca ngợi ông bằng câu "Ức Trai tâm thượng quan khuê tảo".Năm 1980, ông được UNESCO vinh danh là DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Vụ án Lệ Chi Viên có thể nói là thảm án gây chấn động trong lịch sử Việt Nam phong kiến, mà đến nay, đã hơn 5 thế kỷ trôi qua nó vẫn còn là một đề tài bỏ ngỏ trong giới sử học.Thậm chí nó trở thành nỗi đau day dứt về mối oan ngàn đời của một gia tộc bị kết tội mưu sát vua.Chỉ sau một đêm gia tộc ông phải chịu cảnh nhà tan.
👉Có rất nhiều giả thuyết liên quan đến cái chết của vua được đưa ra như sau:
•Nguyễn Thị Lộ được cho rằng là kẻ đã giết vua. Vua Lê Nhân Tông đã lên tiếng đính chính cho rằng Nguyễn Trãi bị oan, sau khi đọc sách Dư địa chí do đại công thần này viết và đã có hành động ban chiếu minh oan.Nhưng sách cũng hoàn toàn không đề cập gì tới Nguyễn Thị Lộ, vậy liệu có phải vị vua này đã ngấm ngầm đồng ý với việc chính Nguyễn Thị Lộ đã giết chết tiên đế hay không?
•Một giả thuyết khác cho rằng Nguyễn Thị Anh một phi tần của vua Lê Thái Tông và là mẹ ruột của Thái tử Ban Cơ (tức là vua Lê Nhân Tông sau này). Bởi vì vợ chồng Nguyễn Trãi hay bảo vệ bà Lê Thị Ngọc Dao một phi tần khác của Lê Thái Tông, cũng như đứa con trong bụng Ngọc Dao người mà bà Nguyễn Thị Anh lo ngại sẽ đe dọa đến ngôi vị của con trai mình.
Có người cho rằng Thái tử Bang Cơ không phải con ruột của Lê Thái Tông vì bà Nguyễn Thị Anh đã có mang với người đàn ông khác trước khi vào cung. Thế là, nhân lúc Bang Cơ vẫn còn tại vị Thái tử, bà Nguyễn Thị Anh liền lập mưu giết vua, cùng với đó là giết luôn cả vợ chồng Nguyễn Trãi, như một mũi tên trúng hai con nhạn. Vua chết, Bang Cơ nghiễm nhiên theo di chiếu mà lên ngôi, lấy hiệu Lê Nhân Tông. Nhưng thật ra người nắm quyền hành chính lúc bấy giờ là Nguyễn Thị Anh, bởi Bang Cơ khi ấy chỉ mới có 2 tuổi.Về sau này, khi Bang Cơ lớn, ông nhận ra Nguyễn Trãi và gia tộc bị giết oan nên đã lập chiếu minh oan. Còn về phần Nguyễn Thị Lộ, ông lại không nói gì. Phải chăng, nếu nói ra bà Thị Lộ cũng bị oan, thì tức là vua cha bị giết bởi một thế lực khác, vụ án sẽ tiếp tục là một ẩn số, và ai mới là người giết vua thực sự?
•Cũng có giả thuyết cho rằng nhà vua bị bệnh nên qua đời.
👉Giai thoại về rắn thành tinh :
•Không phải chỉ có những yếu tố đi sát với lịch sử mà từ đây cũng ra đời nhiều câu chuyện được người người thêu dệt lên mang tính huyền bí, nổi tiếng nhất đó là câu chuyện rắn thành tinh
Chuyện kể rằng,một hôm ông Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) cho học trò phát cỏ trong vườn để mở lớp dạy học.Tối đến, ông nằm mộng thấy một người đàn bà dẫn bầy con nhỏ đến xin ông hãy khoan đuổi mẹ con họ đi, hãy thư thả cho ít hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dời nhà, ông đồng ý. Hôm sau, tỉnh dậy, giấc mộng khó hiểu ấy ông đã sớm bỏ ra khỏi đầu. Đến khi học trò của ông phát cỏ đập chết 1 bầy rắn con, lúc ấy ông mới hiểu ra ý nghĩa của giấc mộng, nhưng đã muộn rồi.Đêm đó khi ông ngồi đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà, nhỏ xuống 1 giọt máu thấm ngay chữ "tộc" qua 3 lớp giấy, ứng với việc gia tộc của ông bị hại đến 3 họ. Sau này, con rắn mẹ hóa kiếp là nàng Nguyễn Thị Lộ giết vua làm hại 3 họ nhà ông để trả thù cho các con của mình.
Mặc dù câu chuyện được truyền tụng, nhưng nhiều người tin rằng nó chỉ nhằm đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Thái Tông và Nguyễn Trãi chứ không phải từ một thế lực nào khác. Tóm lại, mọi mũi dùi dường như chỉ hướng về bà Nguyễn Thị Lộ, trong khi đến tận ngày nay, ngay cả một lý do thực tế để bà ra tay giết vua cũng không được ai tìm ra.
Tác giả : Mình cũng không quá rành về lịch sử cho lắm nên nếu có chỗ nào viết sai hay dùng ngôn từ không đúng thì mấy bạn cứ comment góp ý cho mình nhé. Mình cảm ơn ạ ^^
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top