Chương 15: Nghề truyền thống
Ban đầu Hoàng Bá Thiên định lựa chọn loại vũ khí là thương bởi vì trong giới giản của cậu cũng đang có một cây trường thương, nhưng qua một hồi xem xét thì lại không thấy món vũ khí này trong tủ nên cậu phải đổi sang cây gỗ dài này.
Theo cậu biết thì nó được gọi là côn, một vũ khí có độ dài cũng tương tự với thương, vừa hay nó cũng là đồ vật có tương quan với vũ khí trong giới giản của cậu nhất.
Cầm chiếc côn trong tay, xoay nhẹ vài vòng đảo từ tay trái sang tay phải, thỉnh thoảng thì lại vung côn bằng một tay với lực mạnh, Bá Thiên cảm thấy cây côn này có chút nhẹ hơn cây Toái Hồn Thương của cậu nhưng cũng may là không quá chênh lệch nên cũng không ảnh hưởng quá nhiều với việc chuyển đổi sử dụng giữa hai loại.
Về phần chọn lựa của từng người khác, có người là bạn bè muốn chọn giống nhau, có người thì chọn thứ mình yêu thích.
Phạm Thị Thu Chi thì chọn một thanh kiếm, vừa ngắm thanh kiếm vừa vung vẩy nhẹ nhàng tạo cảm giác như các nữ hiệp hay thấy trên màn ảnh, Vũ Văn Hùng thì chọn một thanh vũ khí có hình dáng khá tương đồng với thương hay giáo dựa theo lời nói của Phạm Văn Trung thì đây là món vũ khí phỏng chế theo thanh Phương Thiên Hoạ Kích thời xa xưa. Còn Trần Chí Thanh thì lựa chọn một cây chuỳ, trên đầu chuỳ tạo kiểu hình tròn có nhấp nhô gai nhọn đương nhiên vật liệu ở những phần gây sát thương chủ yếu làm bằng nhựa dẻo.
Lần này Phạm Văn Trung cũng dụng tâm đày đủ cẩn thận, tuy mọi người chọn từng loại vũ khĩ khác nhau nhưng cũng dành hết sức tận tám giảng dạy từng người một về những động tác cơ bản của từng loại vũ khí.
Bởi vì lí do có quá nhiều sự khác biệt về lựa chọn của từng học viên nên cho dù đã dành cả buổi thời gian trong ngày ra thì từng người vẫn chỉ được giảng dạy vài ba loại động tác cơ bản.
Ba giờ chiều cùng ngày, biểu hiện đã tận hết sức, kiệt hết lực Văn Trung tuyên bố ngày hôm nay kết thúc tại lúc này, trước khi đi về cùng mọi người còn không quên thả một câu đùa.
"Nếu như mấy đứa thấy chưa đủ đã, muốn tìm hiểu thêm về món vũ khí mình lựa chọn thì anh khuyến nghị nên về nhà xem các phim kiếm hiệp tựa như Thần Điêu Đại Hiệp, Thiên Long Bát Bộ,... biết đâu sau này mấy đứa lại có thể trở thành cao thủ võ lám thì sao."
Một cậu nhóc 14 tuổi phàn nàn: "sao lại toàn là những bộ phim cũ như vậy ạ, tuổi đời của nó còn lớn hơn em nữa, đã thế lại còn không phải là phim của Việt Nam chúng ta nữa."
"Biết nói sao đây, chỉ trách đất nước chúng ta không phát huy được thôi."
Một tuần sau, vào một buổi chiều sau khi tập luyện về Hoàng Bá Thiên theo chân cùng Phạm Thị Thu Chi, Vũ Văn Hùng cùng Trần Chí Thanh đến nhà chú của Thu Chi.
Vào ngày hôm qua trong buổi học Thu Chi đã ngỏ lời mời ba người cùng mình đến nhà chú họ cô để chơi, chú họ cô là một người cũng ở làng Ngàn Sơn ngoài công việc đồng áng thường ngày thì chú họ của Thu Chi cũng đang lưu giữ một nghề truyền thống theo lời kể của cô.
Đến nơi trước mặt Bá Thiên là một căn nhà một tầng không quá to cũng không quá nhỏ, khoảng sân trước nhà chỉ rộng hơn bốn mươi mét vuông nhưng chất đầy những đồ vật nằm ngổn ngang.
Nhìn một hồi Hoàng Bá Thiên nhận ra các đồ vật không có hoàn chỉnh màu sắc kia là nhưng chiếc mặt nạ giấy bồi mà dịp Trung thu cậu hay thấy, bên cạnh đó là từng chiếc khuôn xi măng đã được đúc sẵn.
Thu Chi đi vào nhà gọi chú họ ra, chỉ được một vài phút sau cô đã quay ra ngoài bên cạnh còn đi theo hai người một nam một nữ nhìn cũng tầm bốn mươi tuổi, suy đoán chút cũng biết đây là chú họ của Thu Chi và vợ của chú ấy.
Người đàn ông thì có làn da rám nắng, cơ bắp rắn chắc khuôn mặt chất phác biểu hiện quen thuộc của người nông dân, người phụ nữ bên cạnh thì gương mặt mang theo nụ cười ôn nhu làn da lại khá trắng, khuôn mặt vẫn có những nét đẹp của thời thiếu nữ nhìn qua không quá già.
Hai người vừa ra đến nơi liền ân cần hỏi thăm ba người Bá Thiên sau đó bảo Thu Chi mời các bạn vào nhà chơi, vào trong nhà trên các bức tường treo khá nhiều những chiếc mặt nạ đầy đủ phong cách.
Qua một phen chào hỏi về sau, Bá Thiên biết được hôm nay Thu Chi đến đây một phần cũng là muốn giúp chú họ làm việc bởi vì cũng chỉ còn hai tháng nữa là đến ngày tết Trung thu một phần thì là muốn tạo ra một chiếc mặt nạ của riêng mình, chú họ Thu Chi cũng ngỏ lời muốn hướng dẫn mấy người Bá Thiên tạo cho bản thân một chiếc mặt nạ coi như làm quà tặng nếu mấy đứa thích, ba đứa trẻ liền gật đầu đồng ý.
Ra đến ngoài sân, chú họ Thu Chi hướng dẫn qua một lần trình tự rồi sau đó đích thân chỉ dạy những đứa trẻ cách làm.
Hoàng Bá Thiên tò mò hỏi: "chú đã làm công việc này được bao lâu rồi ạ."
Tựa hồ suy nghĩ mất chút thời gian, chú họ liền nói: "chú làm công việc này cũng là từ khi còn nhỏ, không nhớ chính xác là lúc nào nhưng tựa hồ bắt đầu khi còn nhỏ hơn mấy đứa bây giờ, ngót nghét chắc cũng tầm gần 30 năm."
"Công việc này đã truyền đời từ khá lâu, từ thời ông nội của chú đã bắt đầu phát triền cho đến thời điểm của chú bây giờ." Chú họ Thu Chi bổ sung.
Gần ba mươi năm a, một thời gian cũng rất dài đấy chứ, chưa kể công việc này còn là truyền từ đời này sang đời khác không biết đã có từ bao giờ, đúng là nghề truyền thống bây giờ gần như đã khan hiếm không còn ai theo đuổi nhưng vẫn có những nghệ nhân tâm huyết giữ lửa với nghề như chú đây, Hoàng Bá Thiên nhẩm trong lòng suy nghĩ.
Vừa trò chuyện vừa học tập cách làm, đầu tiên là phải dùng keo hồ để dán những mảnh giấy bồi lại với nhau trước đó thì phải ép làm sao cho giấy bồi in vào khuôn bằng phẳng không bị sần cũng như gồ ghề bề mặt.
Sau một hồi loay hoay cuối cùng mấy bạn nhỏ cũng hoàn thành được bán sản phẩm đầu tiên, trên tay mọi người là những chiếc mặt nạ màu giấy bồi đục khoát ở vị trí con mắt cùng lỗ mũi, sau khi giúp mấy đứa kiểm tra xong chú họ liền nhắc nhở.
"Mấy đứa đã xong được bước đầu tiên rồi, tiếp đến sẽ là công đoạn cuối cùng cũng như là quan trọng nhất khi tạo ra một chiếc mặt nạ đó là tô màu."
"Mấy đứa cũng biết mỗi khi tạo ra một sản phẩm gì đó sẽ luôn có một công đoạn quan trọng tạo ra linh hồn của sản phẩm, ở nghề làm mặt nạ này thì đó là vẽ mặt."
"Chiếc mặt nạ thành công hay không, có đẹp hay xấu, có hiện ra cảm xúc buồn vui, có hấp dẫn mọi người hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào người vẽ ra nó."
"Vậy nên khi vẽ mặt nạ, mấy đứa hãy thật nghiêm chỉnh thả hồn vào tác phẩm của mình như vậy mới có thể tạo ra được một chiếc mặt nạ đẹp nhất, đẹp ở đây không phải là theo mỹ quan đánh giá mà ở đây là cảm nhận, cũng như con người với nhau đẹp xấu không phải chỉ thể hiện trên khuôn mặt mà còn tại trong tâm hồn."
"Chỉ cần đạt đến một mức độ nào đó, cho dù đối phương không đánh giá tốt về nó thì chỉ cần người trong cuộc thấy đủ thì là đủ, không nên quá nghiêm trọng đánh giá của người khác."
Mấy người Bá Thiên ghi nhớ trong lòng, sau đó mỗi người một bộ màu vẽ một chiếc bút vẽ bắt đầu loay hoay chính tác phẩm của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top