Chương 3


Vài ngày sau khi nàng khỏi ốm, có người hàng xóm về quê chơi, tiện ghé nhà nàng. Sau khi biết hoàn cảnh của nàng hiện nay, ông bèn đề nghị với nàng :

-ta có cửa tiệm ở trên tỉnh lị chuyên bán đồ ăn, nghe nói cháu đã từng làm công việc này, giờ ta già rồi, các con lại vừa đi lấy chồng, muốn có người phụ giúp, cháu có muốn lên giúp ta không?

Nàng do dự : '' Nhưng cháu sợ không quen lại làm hỏng việc của bá bá, với cả cháu muốn ở đây chăm sóc phần mộ của mẹ". Thực ra, nàng còn sợ người ta không quen thân, nhỡ bị lừa thì biết làm sao.

-Không sao, ta nhìn cháu thông minh lanh lợi, lại theo mẹ buôn bán nhiều năm, nhất định làm được. Còn về phần mẹ, ở đây có cậu út cùng làng xóm nhang khói, khi nào có thời gian cháu lại về thăm mẹ là được mà.

Nhìn ông bác hiền lành phúc hậu không có vẻ gạt người, nàng cũng yên tâm hơn

Đúng lúc ấy, ông cậu bước vào: " Đi đi cháu, đi cho biết đó biết đây, chứ cứ ru rú mãi ở cái chốn này thì bao giờ mới mở mày mở mặt được, mà đó cũng là tâm nguyện của mẹ cháu."

Khi ông bác kia về rồi, cậu nàng còn nán lại khuyên nàng, bảo bá bá ấy là người tôt, trước kia khi chưa đi làm ăn xa rất hay giúp đỡ gia đình nàng, mọi người cũng coi nhau như người thân thiết, nay có ý tốt như vậy, cũng là cơ hội cho mình.

Nàng vẫn băn khoăn lắm, nhỡ bị lừa bán thì sao, lại hỏi ông cậu, ông nhìn nàng một lúc, rồi thản nhiên nói : " Thực ra, bán cháu, chắc cũng.... Chả được bao nhiêu".

Ôi, có cần phải thẳng thắn thế không?

Nghĩ đi nghĩ lại rồi nàng cũng đồng ý, dẫu sao nàng cũng cảm thấy mình không hợp với cái nơi quạnh quẽ này, với công việc đồng áng đầu tắt mặt tối, có khi lên phố sẽ hợp với nàng hơn.

Hôm trước ngày lên tỉnh lị, nàng ra thăm mộ mẹ. Nhìn nấm mồ còn xanh cỏ đơn côi trong cái tiết trời se lạnh mùa thu, đốt cho mẹ nén nhang thơm, nàng thầm tự hứa với mẹ, sẽ sống thật tốt, để mẹ yên tâm.

Chiếc xe ngựa lóc cóc mang theo cô gái hiếu kì không ngừng vén rèm cửa để nhìn cảnh vật bên ngoài. Đi qua những ngọn đồi quanh co, những cánh đồng bát ngát trải dài màu xanh của lúa đương thì con gái, những ngôi nhà ấm cũng sáng đèn lúc trời chiều, cuối cùng, sau cả ngày mệt nhọc cũng đã gần đến nơi. Chao ôi, mới rực rỡ làm sao! Cả phố về đêm treo đèn lồng đỏ rất đẹp, các cửa tiệm san sát, hàng hóa bày la liệt, không lúc nào ngớt tiếng cười nói.

Nàng hào hứng quay ra hỏi ông bác :" Bá phụ, người có cửa tiệm ở nơi này sao, thực là giỏi".

Ông bác cười hiền nhìn nàng : " Ta đâu có nhiều tiền như vậy, tiệm của nhà ta ở cách đây 10 dặm, đi ra ngoại thành, chỗ đấy vắng vẻ hơn đây nhiều"

Nàng bỗng chốc tụt cả hứng, nơi đẹp thế này lại không được ở rồi.

Cuối cùng cũng tới cửa tiệm nhà bá. Nàng nhảy phốc xuống xe, cả ngày ngồi xe ngựa ê mông muốn chết. Nàng nhìn theo hướng tay chỉ của ông bác, bắt đầu quan sát. Cửa hàng be bé nằm ngoài mặt đường, nhìn khu này cũng khá là quê, nhưng vẫn còn hơn chán cái xó núi nhà mình, nàng thầm nghĩ trong lòng, tự an ủi mình một chút.

Vào trong nhà, nhìn cửa tiệm khá là đơn sơ. Dăm bộ bàn ghế, căn bếp nhỏ nhưng khá sạch sẽ, gọn gàng. Ông bác dẫn nàng đến một căn phòng phía trong cửa tiệm: " Từ giờ cháu ở đây nhé, đây là phòng chị Hai ở trước khi về nhà chồng, ngày trước chưa lên trên đây hai đứa rất hay chơi với nhau, không biết cháu còn nhớ không?".

Nàng chỉ cười cười ậm ừ vâng dạ cho qua chuyện.

-Ta ở nhà bên kia, có gì cháu cứ ới một câu là ta nghe thấy.

Căn phòng tuy bé nhưng vẫn đẹp hơn ở quê mình, nàng cảm thấy khá hài lòng. Thay quần áo tắm rửa xong, cảm thấy rất dễ chịu, nàng leo lên giường chuẩn bị ngủ. Nhưng một lúc vẫn chưa ngủ được, nàng cứ nằm suy nghĩ mãi. Tỉnh lại sau vụ tai nạn cũng lâu rồi, nhưng nàng vẫn chưa quen được cách sống ở đây. Buổi tối chỉ có vài ngọn nến, không khí cứ tịch mịch thế nào ấy, cảm giác rất không quen. Trời nóng quạt nan mỏi cả tay, lại lắm muỗi, thực khó chịu. Nhất là nhà tắm với nhà cầu, sao nàng cứ thấy thế nào ấy, bẩn ghê cơ. Nàng thầm tự hỏi, không biết ngày trước làm sao mình có thể chịu nổi mấy thứ đó nhỉ, mà kì lạ là, chỉ là mất trí nhớ thôi mà, tại sao lại thấy không quen, dẫu sao cũng sống ở đây 17 năm rồi cơ mà? Nghĩ ngợi linh tinh một hồi, nàng đã thiếp đi lúc nào không hay.

Sớm hôm sau, lúc gà gáy đã thấy tiếng bá bá lục tục trong bếp. Mấy ngày trước ở quê dưỡng bệnh, nàng đã quen ngủ nướng đến khi mặt trời đứng bóng mới dậy. Giờ phải dậy sớm làm việc như vậy, nàng có chút không quen. Phải chấn chỉnh lại thói lười biếng này ngay lập tức!

Nàng ra ngoài phụ giúp ông nhặt rau, thái thịt. Ông bác vừa thoăn thoắt đôi bàn tay vừa kể, ở đây, mọi người cũng không giàu có lắm, nên chúng ta chỉ bán đồ bình dân thôi. Buổi sáng thì bán cháo, mì, còn trưa tối thì bán cơm. Ông thở dài : " Nhưng gần đây cũng có mấy quán, nên cũng không đông khách lắm, làm chỉ đủ ăn thôi".

Nàng nhìn cách làm việc của ông mà không khỏi ngưỡng mộ. Thái thịt rất nhanh, đều tay, miếng vừa mỏng vừa đều,trong khi mình làm nó chẳng ra cái hình thù gì cả. Nàng nhìn ông cười trừ. Ông hơi ngạc nhiên bảo, chẳng phải trước đây cháu cũng bán hàng ăn sao? Nàng ngại quá chẳng biết nói gì, đành nói dối là ngày xưa cháu chỉ bán, còn toàn mẹ cháu làm.

Thoáng cái đã có khách vào ăn sáng. Nàng bưng tô mì nóng hổi ra cho khách, ông cụ trông rất đẹp lão,nhìn nàng cười hỏi " Cháu là người mới đến làm à"

Nàng nhìn ông cụ hiền hậu trước mặt, lễ phép đáp " Vâng, cháu là cháu của bác Siêu, mới từ quê ra ạ."

Dạ thôi, cháu xin phép vào bếp phụ bác cháu, có gì ông cứ gọi cháu ạ.

Nói xong, nàng chào ông rồi đi vào bếp, cảm thấy rất băn khoăn, ông cụ này, sao cứ như mình gặp ở đâu rồi ấy, mà nhớ mãi không ra.

Từ sáng đến trưa bận rộn chạy bàn rồi bếp núc, bình thường lại lười vận động, thật là mệt bã cả người. Đến lúc quán sắp đóng cửa, ông lão hiền hậu ban sáng lại đến. Bác nàng nhìn thấy ông thì cười niềm nở, hỏi ông ăn gì, cháu mang ra cho. Thì ra đây là khách quen của quán. Nàng vừa dọn dẹp của hàng vừa nói chuyện phiếm với ông lão. Nghe ông kể mới biết, hóa ra ông sống một mình ở gần đây, con cái đi làm xa, ông muốn sống một mình cho thoải mái nên không dọn đến ở cùng con cháu. Ông cười hỏi nàng, cháu bao nhiêu tuổi rồi?

-Cháu mười bảy ông ạ.

-Mười bảy, sao còn chưa lấy chồng? Bằng tuổi cháu ở đây người ta đã con bồng con bế rồi đấy!

-Cháu còn trẻ mà ông, còn muốn tự do tự tại thêm chút nữa. Ông ở một mình không buồn ạ? Tuổi già có con cháu kề bên chăm sóc càng tốt chứ?

Ông cụ lại cười, nhưng trên nét mặt hơi thoáng buồn. Ông hỏi:

-Còn cháu, sao không ở quê phụng dưỡng thân sinh?

-Cháu là cô nhi, cha và nương cháu mất rồi ạ. Nàng cười chua chát, kì thực là còn cha, nhưng khác nào đã chết.

Đáy mắt ông cụ hiện lên vẻ thương xót. Còn nhỏ như vậy mà côi cút một mình, còn phải tự ra ngoài làm ăn, chắc hẳn con bé sống không dễ dàng gì.

Mỗi người một suy nghĩ, không khí bỗng trở nên trầm mặc, yên tĩnh. Đúng lúc ấy, ông bác chạy ra cất giọng nói làm phá tan sự yên lặng: " Cháu có mấy quả na mang từ quê ra, sáng quên không đưa, định tối hôm nay sang ông chơi rồi mang cho ông, ông cầm về ăn cho vui miêng". Nói xong, cầm cái bọc vải dúi vào tay ông lão.

Ông không hề khách sáo mà nhân rất tự nhiên, cười tươi rói. Nhìn 2 người họ nói chuyện, xem ra cũng khá thân thiết.

Đến tối , chuẩn bị đi ngủ nàng lại phát hiện ra ở ngăn kéo góc bàn có mấy quyển sách, thế là thuận tay cầm lấy mang lên giường đọc cho đỡ buồn. Giở sách ra, thấy mấy cái nét loằng ngoằng, nhìn có vẻ quen quen mà lại chả quen, đọc chả hiểu gì cả, lúc đầu còn tưởng trời tối quá, nét chữ xấu nên đọc không ra, ai ngời đưa cả ngọn nến lại gần sáng trưng rồi vẫn không đọc được. Lật cả quyển sách, hết quyển này đến quyển khác mà vẫn không tìm được chữ nào mình biết, nàng bắt đầu bực mình, chắc là chữ nước ngoài, nên đọc không hiểu. Thôi kệ nó, đi ngủ đã, tính sau.

Sớm hôm sau, nàng cầm quyển sách đến hỏi ông bác, đây là chữ nước nào, bác còn có thú vui học ngoại ngữ cơ à? Ông đang thái thịt, nghe nàng hỏi thế há hốc miệng đến nỗi sắp nhét được cả cái bát vào, thịt không thái lại đi thái tay mình, rồi một lúc mới bình tĩnh trả lời: " Đây là chữ Nôm, ai mà chả biết?"

Bây giờ, lại đến lượt nàng hoảng hốt.

Ông bác ra vẻ trầm ngâm nghĩ ngợi, ta thấy mẹ với cậu cháu giỏi chữ nghĩa lắm cơ mà, sao lại không dạy chữ cho cháu nhỉ?

Việc này, cháu làm sao mà biết được? Cháu có nhớ gì đâu?

Lại thấy ông bác lẩm bẩm : " Con với cái, tí tuổi đầu mà dám cất giấu thể loại sách gió trăng này, may mà con bé này không biết chữ, không thì... haizz".

Bá phụ đưa cho nàng vài quyển sách, bảo nàng đọc thử xem có hiểu gì không. Nàng nhìn tới nhìn lui, chỉ thấy mấy chữ tượng hình loằng ngoằng, nhìn rất quen mắt, nhưng không sao biết đây là chữ gì. Nàng đành kể thực với ông việc mình mất trí nhớ, thế là ngày hôm sau, ông mời thầy thuốc đến. Lúc đầu cứ nghĩ chắc vì va đập vào đầu nên nàng quên hết chữ rồi, nhưng sau khi gặp đại phu khám lại, ông ta khẳng định chắc chắn, là không phải quên, mà nàng vốn dĩ là không biết chữ! ( Hán Nôm). Nàng rầu rĩ, phen này lại vất vả học chữ rồi! mẹ ơi, sao mẹ không cho con học chữ từ bé hả mẹ?

Nhìn thấy vẻ mặt buồn rầu của nàng, ông lại an ủi, không sao, giờ học vẫn kịp. Nhưng ông nói, ông cũng không được học hành gì nhiều, chẳng biết dạy TX kiểu gì nữa. Đúng lúc ấy, ông cụ Lê lại tới chơi, thành ra, việc này bá bá nhờ cả vào cụ. Nàng cũng ngại lắm nhưng thôi kệ, còn hơn là mù chữ. Thế là, tối tối sau khi dọn dẹp xong, nàng đã có thêm nhiệm vụ mới : Cắp sách sang nhà cụ Lê học chữ.

Suốt cả tối hôm đó, nàng nằm vắt óc suy nghĩ sao mẹ lại không dạy chữ cho mình nhỉ? Cuối cùng, rút ra kết luận, vì cha mình là nho sinh giỏi chữ nghĩa, mà lại phụ tấm lòng của mẹ, nên mẹ quyết định không cho học chữ, sợ mình cũng phụ lại mẹ chăng? Ôi nhưng mà mẹ ơi, không biết chữ nhỡ sau này người ta lừa con điểm chỉ vào văn tự bán thân mà không biết thì phải làm thế nào?

Suy nghĩ xong, cảm thấy thật khâm phục óc suy luận của mình, nàng nhanh chóng đánh một giấc để ngày mai lấy sức học chữ. Haizz, cái việc học nghe có vẻ gian nan ghê.

-

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: