Trường Tương Tư của Đồng Hoa là một rác phẩm

TTT của ĐỒNG HOA là một RÁC PHẨM

Điểm sáng duy nhất trong TTT là nhân vật Tương Liễu, và một số nhân vật phụ có lối đi tích cực khác như: Tang Điềm Nhi, Kim Huyên, Tiêu Tiêu,...

TTT thua xa các tác phẩm trước đó của ĐH. Nói nó là một rác phẩm tam quan lệch lạc vì một số yếu tố sau đây.

1. Chuyên Húc/ Thương Huyền

Nhân vật này trong quyển 1 và 2 vẫn được xây dựng ổn, mặc dù phần quyền mưu ĐH viết khá nhạt nhẽo do năng lực có hạn, không chuyên về mảng này.

Trong Q3, nhân vật Chuyên Húc bị đạp đổ khi ĐH cho hắn yêu một cô em gái và cưới một cô em gái khác.

Chuyên Húc & A Niệm: Tình cảm mà Chuyên Húc dành cho A Niệm từ bé đến lớn mấy trăm năm chỉ có tình thân, tình anh em gia đình. Về sau vì bị "ép" cưới A Niệm, vậy tình thân này bỗng chốc phải trở thành tình nghĩa vợ chồng. A Niệm không hề giống các cô gái khác có xuất phát điểm là người dưng, tình cảm nam nữ. A Niệm đối với Chuyên Húc có tình cảm nam nữ thì cô ấy không sao, nhưng Chuyên Húc coi A Niệm như em gái lại phải chung chăn gối với em gái mình. Tâm tư Chuyên Húc phải chịu đựng những gì? Nếu tưởng tượng A Niệm thành cô em gái còn lại kia như đối với Hinh Duyệt, điều đó chẳng phải đang xúc phạm A Niệm, cũng xúc phạm chính bản thân Chuyên Húc. ĐH ép nhân vật của mình đến mức này, bảo bà ấy biến thái không oan chút nào.

Chuyên Húc & Tiểu Yêu: Đây là yếu tố sụp đổ thứ hai của Chuyên Húc. Nếu Chuyên Húc toàn tâm toàn ý với sự nghiệp hoặc sau đó có cảm tình hoặc gặp một tình yêu trắc trở với một cô gái khác, Chuyên Húc sẽ không bị tàn phá như vậy. Tình cảm mà Chuyên Húc dành cho Tiểu Yêu hay A Niệm dành cho Chuyên Húc nó đều là một loại chấp niệm dưới danh nghĩa "Tình yêu" rồi tổn thương và gông cùm lẫn nhau. Biến Chuyên Húc từ một nam nhân có lý trí, tham vọng, có hoài bão, trở nên sến sẩm, bi lụy vì tình, nhất là khi đặt sai ở đối tượng.

Không thể nào tiêu hóa nổi mối quan hệ "Tình yêu" đặt giữa ba người này.

2. NP trá hình

Việc Chuyên Húc có thể cảm nhận được "Khoái cảm" của Văn Tiểu Lục, thì Tương Liễu cũng sẽ cảm nhận được khi Tiểu Yêu hôn ĐSC "mềm nhũn cả người". Vì cổ tình nhân không chỉ cảm nhận được tổn thương lên thân thể mà còn cảm nhận được các cảm xúc trong một khoảng cách rất xa. Mặc dù chưa bao giờ miêu tả về cảm giác của Tương Liễu nhưng điều này không có nghĩa là không thể xảy ra. Và nếu điều này xảy ra, nó không chỉ có một lần, trừ khi Tiểu Yêu vô cảm khi thân mật với ĐSC.

Yếu tố bệnh hoạn này không chỉ được ngấm ngầm trong truyện, mà còn có dưa đưa lên cả phim. Tương Liễu cảm nhận được nụ hôn của ĐSC và TY nên tức giận muốn ném đi ba giọt nước mắt. (Đọc con dưa này xong là phải chửi ĐH cho đỡ tức.) Dù sau này nó bị loại bỏ hoặc không qua được kiểm duyệt đến với Fan phim, thì cũng đã chứng mình họ có ý tưởng đưa thứ bệnh hoạn này lên phim. ĐH đã lôi Tương Liễu lên quật xác không chỉ một lần. Một dạng hành hạ tinh thần khủng khiếp và tàn nhẫn, tác giả phải độc ác biến thái cỡ nào mới lôi nhân vật ra dày vò như vậy.

TTT thành công lên được phim như thế, mặc dù đã tẩy trắng rất nhiều cho TY và ĐSC. Bỏ đi rất nhiều hình ảnh thân mật giữa TL & TY. Mà càng tẩy càng xóa càng chứng minh nguyên tác rất có vấn đề về tam quan, tư tưởng của tác giả. Nhưng với một đống vấn đề lỗ hổng còn lại trong cốt truyện như vậy mà vẫn có thể lên được màn ảnh, cũng đủ thấy tư bản sau lưng rất mạnh.

3. Cổ tình nhân

Thật khó định nghĩa yếu tố "thay lòng" sẽ bị cổ tình nhân phản phệ cắn chết cả hai người của ĐH.

Việc Cổ tình nhân được cấy trọn vẹn, quả hồ đào biến mất, chứng minh cả Tương Liễu & Tiểu Yêu đều có tình. Vậy trong trường hợp Tiểu Yêu hôn ĐSC "mềm nhũn cả người, thấy ngọt" tức là có cảm xúc, có được coi là "yếu tố thay lòng" hay không? Nếu không bị phản phệ đến chết, tức là không thay lòng. Nếu không thay lòng, thì cảm xúc này ở đâu ra. Chẳng lẽ Tiểu Yêu giống như Chuyên Húc tưởng tượng ra Tương Liễu trong lúc thân mật, nên con Cổ tình nhân xác nhận cô ấy không thay lòng, không có phản phệ? Nếu không phải như thế tức cô ấy có tình cảm, điều này càng vô lý vì con Cổ tình nhân nó cũng không đột biến. Còn không phải hai điều trên tức Tiểu Yêu đang có nhu cầu về thể xác chứ tình cảm không có. Nhưng nếu là vậy thì ĐH đang hạ nhục phái nữ, coi phái nữ là dễ dãi khi có thể có cảm xúc nhục thể với cả hai người đàn ông.

4. Lẫn lộn trắng đen

Chỉ cần có hào quang nhân vật chính, cùng một quá khứ đầy tổn thương, nhân vật làm gì sai cũng cần phải được cảm thông, nhân vật làm không đúng cũng bởi "từng có quá khứ như thế". Cái xấu bị che giấu không được lên án.

Nếu ĐH đi theo con đường muốn lột tả thế giới này là tốt hay xấu còn tùy từng góc độ và quan điểm của từng người, thì bà ấy làm chưa tới cũng làm chưa xong. Bởi sau TTT, các nhân vật ngoại trừ những nhân vật tích cực đã nói ở trên, hầu hết đều không mang đến một bài học chữa lành, không mang đến yếu tố tích cực nào cho độc giả.

ĐSC: ĐH xây dựng ra một tiểu nhân dưới lốt quân tử như ĐSC, nhưng vẫn có rất nhiều người mù quáng đến mức nghĩ rằng đàn ông là phải như vậy, đeo bám phụ nữ mới tốt, theo dõi 24/24, đội phụ nữ lên đầu, gọi là tới, bảo đi đông không dám đi tây, thản nhiên lừa dối và đâm sau lưng bạn cũng không sao cả. Hôn lễ của bạn thân như anh em ruột thịt cũng rắp tâm phá bỏ, tặng quà ám chỉ xui xẻo, tan vỡ. Tâm tư độc địa như vậy, nhưng được miêu tả bằng vô số những lời hoa mỹ, khiến cho nhiều người vẫn cho rằng đây là một nhân vật tích cực, tài trí.

5. Yếu tố nữ cường:

ĐH xây dựng ra một nữ chính không nhất quán, từ một thiết lập Văn Tiểu Lục ban đầu có chính kiến, mạnh mẽ, đúng nghĩa nữ cường tự lực. Thì càng về sau càng như chim trong lồng son, phụ thuộc vào đàn ông, để đàn ông lợi dụng, chà đạp lên tự tôn để quyến rũ đàn ông khác. Không tự đi lên được bằng chính đôi chân mình mà cần phải có một người đàn ông khác trợ giúp cho sức mạnh. Bị thời thế xoay vần, bất lực không biết chống đỡ. Luôn chạy trốn khỏi sự thật và khổ đau, không dám đối diện với quá khứ tổn thương để chiến thắng nó. Tình cảm lẫn lộn mơ hồ giữa nhiều người đàn ông không nhất quán.

Cuộc đời con người không thể thăng hoa khi không có tình yêu nhưng lại xây dựng ra một cô gái "Chỉ cần có người bên cạnh cả đời là được". Và mong muốn này của Tiểu Yêu là có trước khi gặp Tương Liễu chứ không phải sau khi gặp Tương Liễu. Tức cô ấy lựa chọn như thế không phải vì thân phận Tương Liễu khó quá. Vẫn biết cuộc sống là không hoàn mỹ, và mỗi người chỉ có thể đạt được một phần ý nguyện, lựa chọn cái này phải chịu đựng được mất đi cái khác. Nhưng đây là nhân vật chính, đi theo độc giả từ đầu đến cuối, lại không mang đến cho độc giả được sự tích cực nào trong quá trình trưởng thành. Mà tất cả những yếu tố tích cực lại dồn cho các nữ phụ mờ nhạt. Cho nên đây là một điều rất thiếu xót.

Một cô gái có quá trình trưởng thành theo hướng tích cực như A Niệm cuối cùng lại bị bẻ gẫy khi tha thiết muốn lấy anh trai mình. Sống cả đời trong lồng son và phụ thuộc vào đàn ông. A Niệm cũng bị ĐH tàn phá.

6. Chà đạp lên sự tổn thương tâm lý

Nếu ĐH chỉ dùng những con người bình thường, và xây dựng ra những đường đời éo le không hoàn mỹ, biết bằng lòng mới có hạnh phúc, vẫn còn chấp nhận được.

Nhưng ĐH lại dùng những nhân vật đã bị tổn thương tâm lý sâu nặng, đến mức có di chứng mãi về sau. Nói theo quan điểm hiện đại là chưa hết bệnh. Sau đó thả những nhân vật này vào đời sống bình thường, khiến họ xoay sở với thời thế, rồi đưa ra những lựa chọn tiêu cực, không tiến lên được đỉnh cao của cuộc đời, không đạt được chữa lành thực sự, bản thân không làm được, dùng người khác làm thuốc bằng hình thức tiêu cực, giam cầm trá hình. Gây cho độc giả cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Những người đã từng bị tổn thương về tâm lý, họ hiểu rõ như thế nào là "Chữa lành thực sự", nên khi thấy sự xảo trá về yếu tố chữa lành của ĐH, chỉ thấy ĐH giả dối và ngụy biện.

ĐH muốn tạo ra một nữ chính yêu nhiều người, có nhiều loại "tình yêu" trong đời. Nhưng sợ cái nhìn của luân thường đạo lý, nên dùng Cổ tình nhân làm sợ dây neo lại. Mặc độc giả tự thanh minh, tưởng tượng, tranh cãi cho nhân vật. Vì dù tranh cãi theo hướng nào cũng thấy đúng, một bên câu từ rõ ràng, một bên cổ tình vẫn sống. Khi độc giả hỏi, lại mập mờ không nói rõ, để yếu tố thương mại ăn mòn đứa con tinh thần. Hoặc là bà ấy cũng chẳng dám nói rõ ra sự thật trong lòng bà ấy, quan điểm tình yêu luôn muốn "trèo tường" của bà ấy trong TTT.

Nhưng nếu giả như không có con cổ tình nhân này, vậy nữ chính sẽ bị biến thành cái gì trong ngòi bút của ĐH? Nằm trên giường của người đàn ông A lại nhớ đến người đàn ông B. Bởi vì muốn xóa đi nỗi nhớ đối với người đàn ông B lại chạy sang trèo lên giường nằm với người đàn ông A? Khi hôn người đàn ông A cũng là vì nhớ đến người đàn ông B. Dùng người đàn ông A để lấp chỗ trống của người đàn ông B. Đồng ý hẹn ước với một người đang có hôn ước, rồi mỏi mòn chờ đợi oán trách ĐSC không hủy bỏ hôn ước, không khác gì các cô tiểu tam ngoài xã hội. ĐH cực kỳ hạ thấp nữ chính của bà ấy.

Ngoài đời đúng là có nhiều người phụ nữ như thế thật. Nếu bảo đây là ngôn tình thì nó thực tế quá, nếu bảo nó thực tế thì nhiều khi lại giả tạo, lãng mạn hóa quá. ĐH đã miêu tả một lần TY muốn hôn ĐSC là vì nhớ đến TL, vậy thì những lần khác 99% cũng có thể là như vậy. Nếu thế thì ĐH hành hạ nữ chính của bà ấy quá. Dù sao cuộc sống đâu cần cứ phải có một người đàn ông ở bên mới được, cũng đâu cần phải dùng đàn ông để che lấp đi tình cảm với một người khác. Có thể có sự nghiệp, có những thứ khác để thay thế. Nếu muốn xây dựng ra một nữ cường tự lập, đáng lẽ không nên để nữ chính của mình cứ xoay vẫn mãi giữa một đám nam nhân như vậy. ĐH có thù với phái nữ chứ nào có yêu thương gì chị em phụ nữ.

Đại diện bị chà đạp trong cánh đàn ông chắc phải là ĐSC. ĐH bắt nhân vật này vứt bỏ hết tự tôn tự trọng tối thiểu của một con người. Không có một chút nào nhu cầu yêu thương với chính bản thân mình, thì chữa lành cái gì, ở đâu? Cùng là một kiểu đặt người khác lên trên bản thân, nhưng ĐSC là giả, TL là thật.

Cho nên sau TTT, không bao giờ đọc thêm một bộ nào nữa của ĐH.

Tranh: Maruko丸子

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top