Trường phái trọng tiền. M.Friedman

*Trường phái trọng tiền. M.Friedman. Lí thuyết về chu kì tiền tệ & thu nhập quốc dân.

- Mức cung tiền tệ là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các biên số của KT vĩ mô như giá cả, sản lượng, việc làm. Ông xuất phát từ công thức MS*V = P*Q của Fisher. MS là mức cung tiền tệ, V là tốc độ chu chuyển của tiền tệ, P*Q là sản lượng quốc gia.

- Friedman cho rằng mức cung tiền tệ không ổn định vì nó phụ thuộc vào các quyết định chủ quan của các cơ quan tiền tệ. Vd hệ thống dự trữ liên bang Mĩ (FED). Mức cung tiển tệ có tác động đến sản lượng thường xảy ra ở 2 trường hợp:

+Sản lượng thực tế chưa đạt đến sản lượng tiềm năng: tăng mức cung tiền tệ sẽ làm sản lượng tăng nhan, giá cả tăng chậm, không có nguy cơ dẫn đến lạm phát.

+Sản lượng thực tế đã vượt mức sản lượng tiềm năng: việc tăng mức cung tiền tệ sẽ ít có tác động đến tăng sản lượng, mà giá cả lại tăng nhanh, có nguy cơ lạm phát.

- Mức cầu về tiền tệ theo Friedman có tính ổn định cao. Vì cầu tiền tệ có liên quan chặt chẽ đến sự vận động của các khoản chi tiêu mà trước tiên là thu nhập, mà thu nhập tương đối ổn định.MD là cầu danh nghĩa về tiền tệ, yn là thu nhập quốc dân danh nghĩa. MD =  f (yn) là hàm số của thu nhập quốc dân danh nghĩa.

- Mọi sự mất cân đối giữa mức cung về tiền tệ & mức cầu về tiền tệ chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hoặc lạm phát. MS> MD thì lạm phát. MS< MD thì khủng hoảng. Từ đó ông đưa ra đề nghị thực tiễn về chu kì tiền tệ & thu nhập quốc dân. Theo đề nghị này thì mức cung về tiền tệ nên được chủ động điều tiết thích ứng với từng giai đoạn, chu kì KD. Cị thể: thời kì khủng hoảng nên tăng mức cung về tiền tệ, thời kì phồn thinh nên giảm mức cung về tiền tệ. Song dù tăng hay giảm thì mức cung về tiền tệ cũng chỉ nên được điều chỉnh trong 1tỉ lệ nhất định 3-5% trong 1 năm. Điều chỉnh quá mạnh sẽ gây ra nhiều cú sốc dẫn tới khủng hoảng tài chính tiền tệ.

- Friedman cũng rất quan tâm đến vấn đề ổn định giá cả & chống lạm phát. Theo ông, lạm phát là vấn đề nan giải của nền KT thị trường. Cụ thể, trong nền KT luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến lạm phát. MS = (P*Q) / V.  Mà V: ổn định, Q: khó thay đổi nên MS tác động vào P. Do mức cung tiền tệ vốn không ổn định, nên P không ổn định, nguy cơ lạm phát cao. Vì vậy 1 trong những nội dung điều tiết KT của nhà nước phải đưa ra là chông lạm phát (điều này khác với Keyness).

- Lí thuyết tiền tệ của Friedman vẫn thể hiện đặc trưng về phương pháp luận của CN tự do mới. Bởi ông cho rằng nền KT TBCN luôn ở trong trạng thái cân bằng động. Sự can thiệp của nhà nước chỉ nên ở mức độ tối thiểu. Vì theo ông, bản chất của nhà nước là độc đoán & nham hiểm, chỉ nên can thiệp ở 1 mức độ nhất định. Mọi sự can thiệp thái quá sẽ không có lợi cho nền KT.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: