Trường An loạn
Từ nhỏ sư phụ đã dạy tôi nhiều đạo lý, khiến tôi cảm thấy, đạo lý thực ra đều vô lý, bất kỳ câu nào cũng là đạo lý cả, nếu như bạn muốn tìm đạo lý đến tận cùng.
Nói trước cho những ai không thích tất cả những gì dính đến Trung Quốc, đây là truyện Trung Quốc.
Nói trước cho những ai tuyên bố: “Chỉ thích đọc những tác phẩm văn học nghệ thuật nghiêm túc ”, đây là truyện thuộc nhóm văn học của tác giả 8X.
Nói trước cho những ai yêu truyện chưởng, thích Kim Dung, đây là truyện kiếm hiệp nửa mùa.
1. Trường An Loạn (dịch giả Trần Quang Đức, NXB Nhã Nam và NXB Thời Đại), tác giả Hàn Hàn (Hàn Hàn là ai, gõ google ra 142,000,000 kết quả trong 0.28 giây) là một truyện “kén” người đọc. “Kén” ở đây không phải vì truyện mang nhiều triết lý hoặc vì truyện chứa quá nhiều thứ cao siêu, mà ngược lại “kén” ở đây là thoạt đọc vài trang đầu, những người nghiêm túc, đòi hỏi sự chuẩn mực, tính giáo dục cao, dễ đóng sách lại, ném sang một bên và buông một câu: “Nhảm”. Bởi nhìn bề nổi, Trường An Loạn thuần giải trí, cách kể truyện (hay nói văn hoa là giọng văn, hay văn phong hehe) thì sặc dấm dớ – gọi theo giang hồ teen là – “bựa” hết chỗ nói.
Sư phụ tôi viết: Thời, vận, đều chẳng có cách nào thay đổi, nhưng thời vận lại có thể thay đổi. Điều này rất khó lý giải. Hồi đầu tôi hiểu rằng một dấu phẩy có thể thay đổi tất cả, nhưng sư phụ tôi trả lời: Không, con xem kỹ lại đi!
Câu trước và câu sau chỉ khác nhau có một dấu phẩy, tôi nói.
Sư phụ bảo, con mới chỉ trông thấy bề ngoài, hãy nhìn kỹ lại, sự khác biệt không chỉ là một dấu phẩy.
Từ lúc mặt trời lặn đến khi mặt trời lên, tôi chăm chú nhìn con chữ bưng trên tay đến toét cả mắt, sư phụ mới gọi tôi vào trong phòng hỏi: Con đã nhìn ra sự khác biệt chưa?
Tôi đáp, con chỉ thấy sự khác biệt giữa chúng là một dấu phẩy thôi.
Sư phụ nói, câu trả lời của con đã rất gần với đáp án, nhưng càng gần đáp án, lại càng khó tìm ra đáp án.
Tôi quỳ sụp xuống thỉnh cầu sư phụ giải đáp.
Sư phụ nói, nhìn xem, thực ra có hai dấu phẩy.
Giọng văn và nội dung tưng tửng như thế kéo dài suốt quyển truyện mấy trăm trang. Từ nhân vật chính cho đến nhân vật phụ đều có cách suy nghĩ “xà quần”, cách hành xử ngớ ngẩn, trớt quớt chẳng giống ai, khiến người đọc – những người chịu đọc tiếp – phải phì cười vì sự nhảm nhí. Nhưng cười xong, thì ngẫm nghĩ, rồi gật gù “chí lý”.
Thời, vận, đều chẳng có cách nào thay đổi, nhưng thời vận lại có thể thay đổi. Điều này rất khó lý giải.
Chí lý chứ hả? Và cũng nhảm chứ hả? “Sư phụ nói, nhìn xem, thực ra có hai dấu phẩy” (Tr.6)
2. Trường An Loạn là một truyện, kiếm hiệp mà không kiếm hiệp.
Trong Trường An Loạn cũng có đánh nhau giành chức võ lâm minh chủ, có múa kiếm, phóng phi tiêu, hạ độc dược, bang phái, tiêu cục, Thiếu Lâm, Võ Đang, sát thủ… nhưng lại không hề thấy hiện ra một bí kíp, chưởng pháp hay một thế võ nào cả.
Thay vì xuất chiêu nhanh, người ta lại thấy mọi sự diễn ra chầm chậm qua cách quan sát sự việc của nhân vật chính Thích Nhiên, người vốn được sinh ra có cặp mắt tinh anh, nhìn nhanh hơn thiên hạ, có thể trông thấy ám khí trước khi nó được ném ra. Hắn thản nhiên đem kiếm Linh mà thiên hạ đổ xô đi tìm, đi cầm, lấy tiền thuê ngựa, thuê một con ngựa tên Lép lù đù như lừa… Rồi đủng đỉnh cưỡi con Lép, không hề biết chạy, ngủ nhiều hơn đi, trong lúc cả giang hồ bao vây tứ phía chỉ mong giết được hắn, đệ tử cưng của Thiếu Lâm.
Thay vì thấy một giang hồ hiểm ác ra tay tàn độc, người ta lại gặp một Vạn Vĩnh ngồi chờ Thích Nhiên ngủ cho đủ giấc mới đưa nhau ra luận kiếm, hạ độc rồi mang người vừa bị mình hạ độc về gia trang để giải độc.
Đọc Trường An Loạn gợi nhớ kiếm hiệp Kim Dung.
Có cây kiếm Linh làm mưa làm gió giang hồ, phảng phất cây Ỷ Thiên nhất thống thiên hạ. Có trận báo thù các cao thủ võ lâm ở Quá Sa, một đường kiếm phát ra, không ánh lóe, không âm thanh khiến nhớ đến một Mạc Đại Tiên Sinh chỉ thoáng thấy tay lia thanh trường kiếm giấu trong đáy hồ cầm, keng keng mấy tiếng vang mà bảy chiếc chén trà, chiếc nào cũng hớt tày nửa tấc. Những miệng chén này đều biến thành những vòng tròn trĩnh. Bảy cái vòng sứ rớt xuống bên chén mà những chén nước vẫn còn nguyên không nghiêng đổ một cái nào.
Nhớ câu nói mà Phong Thanh Dương chỉ điểm cho Lệnh Hồ Xung “Luyện võ và sử chiêu linh động, mới chỉ là bước đầu. Luyện đến chỗ ra tay không còn chiêu thức mới tiến vào trình độ tuyệt luân. Theo người thì những chiêu luyện tới chỗ tối cao là không tài nào phá giải được. Ý nghĩ đó chỉ đúng có một điểm là chiêu thức dù có cao đến đâu mà để đối phương tìm thấy đường lối là có thể nhận kẽ hở phá mình ngay. Còn như đã không có chiêu thức thì địch nhân phá vào đâu?” (Hồi 60 – Tiếu ngạo giang hồ)
Giờ nghĩ lại, kiếm pháp có chiêu thức quả thực rất ngu xuẩn, kể cả khi hai người quyết đấu, anh có chiêu của anh, tôi liền có chiêu khắc chế chiêu của anh, một người đứng đó khua kiếm dựa theo chiêu thức, một người đứng đó né kiếm dựa vào những điều viết trong sách, tất cả chỉ chứng tỏ rằng, hai người này rồ dại. Bạn nghĩ xem, nếu chém mãi không trúng người ta, sẽ khó chịu biết nhường nào. Sao không ai nghĩ ra, khi chém mãi không trúng người ta, vốn định chém đầu họ, ta đổi sang chém một nhát ở chỗ khác, thế chẳng phải sẽ trúng luôn sao. Vậy nên tôi hoàn toàn không thể lý giải nổi tác dụng của chiêu thức” (Trường An Loạn – Tr. 173)
Nhớ lần luận kiếm thứ ba ở Hoa Sơn phân lại thiên hạ ngũ tuyệt ở cuối truyện Thần Điêu, không trực tiếp giao đấu mà chỉ phân chia thứ bậc thông qua hiểu biết về võ thuật của nhau “Trên giang hồ có một cách nói rất thịnh hành, tôi và sư phụ đều không thật tán đồng, đó là quyền nọ khắc quyền kia, tỉ như tôi luyện Đường Lang quyền, song nghe nói Hầu quyền có thể khắc chế được Đường Lang quyền. Điều này tuyệt đối không có căn cứ, nếu quả thật như vậy thì giang hồ không cần phải đánh đấm nữa, dùng miệng nói là được, hai người gặp nhau, cùng thông báo quyền pháp, sau đó người nói ra quyền pháp kém hơn phải chịu thua” (Trường An Loạn – Tr. 275).
3. Nếu ai đó không thấy thích Trường An Loạn, không đọc Trường An Loạn cũng không sao. Vì cũng giống như Hàn Hàn viết “Bất kỳ một sự tự do nào cũng đều là khởi đầu cho một sự an bài khác (tr. 29)
Hay,
“Tôi hỏi: Vậy ngay cả sư phụ con cũng không được gặp?
Sư phụ nói: Chớ có nuối tiếc, ta chỉ vừa khéo là sư phụ con thôi. Con hãy nhớ, khi con cảm thấy chẳng có cách nào làm phai nhạt đi hình bóng của ai đó, con hãy nghĩ, người đó “vừa khéo” là người đó, thế là được.
Tôi nói: Lẽ nào mọi việc diễn ra chỉ vừa khéo?
Sư phụ nói: Không, tất cả mọi việc trước khi diễn ra thì là “chưa hay”, sau khi xảy ra và ngẫm nghĩ lại thì gọi là “vừa khéo”.
Tôi nói: Vậy những sự “vừa khéo” kia không phải được sắp sẵn đúng không ạ?
Sư phụ nói: Số phận đã sắp sẵn, mệnh không thay đổi, “vừa khéo” chỉ là một phó từ…(Tr.77 )
Cho nên, đọc hay không đọc tất cả chỉ là vừa khéo mà thôi!
06.05.2013
Giới thiệu
Hàn Hàn viết chuyện giang hồ mà lại chịu khó tập hợp không ít công phu của kiếm hiệp: Cũng môn phái Thiếu Lâm Võ Đang, cũng luận bàn quyền cước, khinh công, kiếm báu, ám khí, thuốc giải độc, cũng quần hùng tỷ thí tranh đoạt ngôi vị minh chủ… Ấy vậy nhưng, hết thảy công phu lại chỉ như trò chơi trong mắt Thích Nhiên, đệ tử cưng của Thiếu Lâm tự.
Hắn ở trong chùa mà không tụng kinh niệm phật; cao thủ hành tẩu nhanh như mây gió thì hắn đủng đỉnh cưỡi con ngựa còm ngớ ngẩn đi chậm như sên; mọi cao thủ chỉ mơ thành đệ nhất thiên hạ thì hắn chỉ muốn dùng Vô Linh kiếm, để chặt cây dựng nhà, sống đời yên bình bên ngoài Trường An…
Vì thế mà, đọc “Trường An loạn” mà lại không thấy “loạn” – sau mấy trò náo nhiệt, ngớ ngẩn, dấm dớ, giễu nhại, chợt thấy tâm mình tĩnh lại như không. Đúng như Hàn Hàn muốn nói: “Cuốn sách này thực sự không phải truyện chưởng”. Tựa hồ, nó đã đạt đến một cảnh giới nào đó. Vậy nó là truyện gì?
**********
“Từ nhỏ sư phụ đã dạy tôi nhiều đạo lý, khiến tôi cảm thấy, đạo lý thực ra đều vô lý, bất kỳ câu nói nào cũng là đạo lý cả, nếu như bạn muốn tìm đạo lý đến tận cùng.”
“Trường An nổi tiếng ở sự phồn hoa diễm lệ, những người phụ nữ ra đường làm việc mà ta có thể trông thấy không phải bán rau thì là bán thân, cũng không cứ bán rau thì cao quý, bởi nếu đặt một số phụ nữ cạnh nhau, bạn sẽ cảm thấy vài người trong số đó chỉ có thể đi bán rau mà thôi.”
Trường An loạn của Hàn Hàn là một cuốn truyện chưởng, nhưng khác với truyện chưởng của các bậc tiền bối Ngọa Long Sinh, Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long hay Ôn Thụy An, đây là một truyện chưởng rất đặc biệt. Dù người đọc vẫn sẽ gặp lắm cảnh vẫn thấy trong truyện chưởng, phim chưởng như: giang hồ tranh quyền đoạt vị, bất chấp thủ đoạn - từ sử dụng ám khí đến thuốc độc, cũng có kẻ khát khao trở thành minh chủ võ lâm, kẻ lại dửng dưng chỉ dùng kiếm báu đặng chặt cây, chẻ củi... nhưng chính văn phong cà rỡn, kiểu kể chuyện hoạt kê, cách nói lòng vòng, cách ngẫm nghĩ, lập luận tưởng chừng luộm thuộm hóa ra lại rất thấu tình đạt lý mới là điểm làm người đọc khó rời các trang sách của Hàn Hàn. Ở mỗi trang sách, điều gây nên sự hứng thú không phải chiêu này chưởng nọ mà xuất phát từ những tình tiết, câu chuyện khiến người đọc không thể không cười, cười xong không thể không ít nhiều suy ngẫm. Và hẳn chính cái kiểu cười cợt, giễu nhại chuyện đời là lý do để Trường An loạn còn được gọi là Đôn Ki-hô-tê của Trung Quốc, trở thành một trong những tiểu thuyết bán chạy ở đại lục.
Tóm tắt nội dung
Trong Trường An loạn, nhân vật Thích Nhiên là đệ tử cưng của Thiếu lâm tự, một môn phái võ thuật lớn của Trung Quốc, ấy vậy mà trong mắt Thích Nhiên tất thảy công phu lại chỉ như trò chơi. Hắn ở trong chùa mà không chịu tụng kinh niệm Phật, hắn thản nhiên cưỡi con ngựa còm cõi, ngớ ngẩn, đi chậm như sên trong khi những cao thủ khác hành tẩu như mây gió. Khi mọi cao thủ chỉ mơ thành đệ nhất thiên hạ thì hắn chỉ muốn dùng Vô Linh kiếm để chặt cây dựng nhà, sống đời yên bình bên ngoài Trường An... “Từ nhỏ sư phụ đã dạy tôi nhiều đạo lý, khiến tôi cảm thấy, đạo lý thực ra đều vô lý, bất kỳ câu nói nào cũng là đạo lý cả, nếu như bạn muốn tìm đạo lý đến tận cùng...”
“... Trường An nổi tiếng ở sự phồn hoa diễm lệ, những người phụ nữ ra đường làm việc mà ta có thể trông thấy không phải bán rau thì là bán thân, cũng không cứ bán rau thì cao quý, bởi nếu đặt một số phụ nữ cạnh nhau, bạn sẽ cảm thấy vài người trong số đó chỉ có thể đi bán rau mà thôi...”
Trường An loạn là một câu chuyện giang hồ phi giang hồ bởi bối cảnh khác, nhịp độ khác, tư tưởng khác… các truyện giang hồ thông thường khác. Kinh đô danh tiếng một thời của nước Trung Hoa xưa kia, Trường An của thời Đường, từng vang bóng với thơ của Lý Bạch, với mối tình giữa vị quân vương hào hoa bậc nhất lịch sử Đường Minh Hoàng và nàng Dương Quý Phi, đã xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết của Hàn Hàn trong một diện mạo lạ lẫm nhưng đầy lôi cuốn. Truyện chưởng của Hàn Hàn đặc biệt vì tuy cũng có võ công, minh chủ, bí mật, kiếm sắc và máu chảy, nhưng “mức độ chưởng” trong Trường An loạn làm độc giả chuyên cần của thể loại rất hấp dẫn này phải giật mình, vì hóa ra chưởng vẫn còn có thể được khai thác theo những cách khác hẳn.
Về bối cảnh, nhân vật chính “ta” (Thích Nhiên) xuất thân từ Thiếu Lâm tự lừng danh thiên hạ, nhưng chùa chiền và võ lâm dưới ngòi bút Hàn Hàn không phức tạp đa diện như thường gặp ở tiểu thuyết Kim Dung. Mọi sinh hoạt và giao tế của “ta” ở Thiếu Lâm đều được Hàn Hàn miêu tả một cách gần gũi, bình dị. Người đọc có thể sẽ chẳng thấy Tàng Kinh các hay Thập bát La Hán trận, chỉ thấy có tiểu cô nương xinh xẻo gặp nạn đói tạt vào nương thân, rồi ngôi chùa thành nơi bén rễ cho cảm tình mơ xanh ngựa gỗ, cũng là nơi để tiền duyên trời định diễn ra tự nhiên... Hai nữa, trong khi các võ lâm cao thủ ở các sáng tác của các bậc tiền bối đều trọng chữ “khoái” (nhanh), thì cao thủ của Hàn Hàn lại ngợi ca sống chậm. Công phu viên mãn nhất của “ta” không phải ở tay chân để giết người như sét đánh không kịp bưng tai, mà ở mắt. Mắt gã có thể nắm bắt chi li, trọn vẹn hành động của người khác, bởi vậy ám khí hay quyền cước thần tốc đến đâu, qua nhãn tình của gã đều biến thành các khuôn hình chậm, giống như đạo diễn quay rõ đường đạn bay một cách từ từ diễm lệ trên phim ảnh cho khán giả xem ấy, nên chẳng ai đả thương gã được... Đọc Trường An loạn mà không hề thấy loạn, chỉ thấy lòng người tĩnh tại vô cùng...
Thông tin tác giả
Hàn Hàn sinh năm 1982, tại Kim Sơn, Thượng Hải, Trung Quốc, bắt đầu viết văn đăng báo từ khi học trung học cơ sở. Năm 1999, anh đoạt giải nhất cuộc thi Tác văn khái niệm mới lần thứ nhất. Tiểu thuyết đầu tay Ba tầng cửa của anh ra đời tiêu thụ đến hơn 2 triệu bản, trở thành một tác phẩm thuộc thể loại văn học bán chạy nhất trong vòng 20 năm gần đây ở Trung Quốc. Để tập trung sáng tác văn học, Hàn Hàn đã bỏ học ngay từ lớp 10 trung học phổ thông. Hàn Hàn được coi là một tác giả 8x tài năng trong phong trào văn học Linglei - khởi đầu với sáng tác của Vệ Tuệ, gắn liền với những đề tài về sự nổi loạn. Đến nay anh là tác giả của một loạt tiểu thuyết bán rất chạy và được độc giả yêu thích như: Ba tầng cửa, Một tòa thành, Ngày vinh quang, Nước của anh ấy, 1988 tôi muốn nói chuyện với thế giới, Trường An loạn... Hàn Hàn hiện còn là tay đua xe chuyên nghiệp, nhưng vẫn sáng tác tiểu thuyết và viết rất nhiều tản văn, bình luận trên blog cá nhân. Blog của Hàn Hàn là blog có lượng người đọc lớn nhất Trung Quốc, với không ít bài viết gây sự quan tâm xã hội mạnh mẽ, tạo nên những cuộc luận chiến gay gắt trên cộng đồng mạng.
Nguồn Bài: http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=163070#ixzz2hYyrWu6h
Lời tác giả
Tôi sinh vào ngày nào không rõ, cha mẹ là ai chẳng hay, càng không biết vì sao lại có một vị sư phụ. Từ nhỏ tôi đã bị nhốt trong bốn bức tường cao ngất và cũng không biết vì sao như vậy.
Khi bắt đầu biết nhận thức, tôi được số phận sắp đặt để chứng kiến cuộc tỉ thí võ công hoành tráng nhất trong lịch sử võ lâm
Bấy giờ trong giang hồ có hai đại môn phái, một là Thiếu Lâm hai là Võ Đang, thế lực của Thiếu Lâm nhỉnh hơn Võ Đang, bởi mọi người đều cảm thấy người có tóc rất khó kiểm soát. Phái Thiếu Lâm sùng tín đạo Phật, vứt bỏ hết thảy bề nổi lẫn sự sâu xa, hồi nhỏ, tôi cảm thấy Thiếu Lâm chú trọng đến chữ “Nhẫn”, sự khác biệt giữa cao thủ trong bản phái với người thường chính ở ngưỡng “nhẫn nhịn”, các cao thủ luôn chớp đúng thời cơ để ra tay, có khi cùng một sự việc, thực hiện ở thời điểm khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau.
Sư phụ tôi viết: Thời vận, đều chẳng có cách nào thay đổi, nhưng thời vận lại có thể thay đổi. Điều này rất khó lý giải. Hồi đầu tôi hiểu rằng một dấu phẩy có thể thay đổi tất cả, nhưng sư phụ tôi trả lời: Không, con xem kỹ lại đi!
Câu trước và câu sau chỉ khác nhau có một dấu phẩy, tôi nói.
Sư phụ bảo, con mới chỉ trông thấy bề ngoài, hãy nhìn kỹ lại, sự khác biệt không chỉ là một dấu phẩy.
Từ lúc mặt trời lặn đến khi mặt trời lên, tôi chăm chú nhìn con chữ bưng trên tay đến toét cả mắt, sư phụ mới gọi tôi vào trong phòng hỏi: Con đã nhìn ra sự khác biệt chưa?
Tôi đáp, con chỉ thấy sự khác biệt giữa chúng là một dấu phẩy thôi.
Sư phụ nói, câu trả lời của con đã rất gần với đáp án nhưng càng gần đáp án, lại càng khó tìm ra đáp án.
Tôi quỳ sụp xuống thỉnh cầu sư phụ giải đáp.
Sư phụ nói, nhìn xem, thực ra có hai dấu phẩy.
Thiếu Lâm và Võ Đang đã có mối ân cừu từ lâu, sau khi sự bất đồng rõ rệt, nội bộ Thiếu Lâm ngày một nghiêm khắc hơn. Mùa thu, sư phụ tôi xuống lệnh thống nhất phục trang của tất cả đệ tử Thiếu Lâm trong giang hồ, nhưng sự phiền phức cũng lập tức theo đến, sau khi phục trang được thống nhất, trong nhân gian liền xuất hiện “hàng nhái”, một số người sau khi mua được trang phục của Thiếu Lâm, liền giở trò lừa lọc cướp bóc, gây nhiễu loạn lòng dân nghiêm trọng. Sư phụ tôi hết sức băn khoăn, tự hỏi vì sao không có ai mạo nhận làm người của Võ Đang? Tôi đáp, Võ Đang từ trên xuống dưới đều vận y phục thông thường, thôi thì sư phụ mở lượng khoan hồng, Võ Đang làm nhiều điều ác nghiệt, chẳng cần phải giả mạo làm người của họ làm gì, còn hình tượng của Thiếu Lâm xưa nay vẫn cao đẹp, thế nên mới có người bị lừa.
Sư phụ tôi nghe xong không tỏ thái độ gì, cảm thấy vẻ bề ngoài là thứ yếu, thế gian nhiễu nhương, ai trong sạch vẫn tự khắc trong sạch, quan trong nhất phải có sự phân biệt với Võ Đang trên phương diện tu hành. Chữ “Nhẫn” là một kỹ xảo, lưỡi dao treo trên tim, lui một tấc không thành Nhẫn, tiến một tấc chẳng thành Nhân. Chúng tôi lặng lẽ suy ngẫm về ngưỡng của chữ “Nhẫn”. Thực ra “Nhẫn” không khó, bất quá cũng chỉ là nhịn mà thôi, nhưng mấu chốt ở đây là: cái “ngưỡng” rất khó nắm bắt, nếu ra tay quá sớm, ta sẽ chẳng khác gì bọn Võ Đang, đây là điều đại kỵ của Thiếu Lâm; còn như ra tay quá chậm, ta sẽ bị đánh chết, điều này rõ ràng hết sức ngu xuẩn.
Sư huynh tôi tên là Thích Không, chắc sư phụ tôi không thích sư huynh tôi chút nào, thân thế của huynh ấy rất đặc biệt. Chúng tôi cùng nhau hành tẩu giang hồ, người động thủ trước tiên luôn luôn là huynh ấy, cái chính là sư huynh tôi không hề có chút tinh thần của đạo Phật, không những trong số chúng tôi huynh ấy luôn là người động thủ trước tiên, mà thậm chí khi ở giữa kẻ thù, huynh ta vẫn luôn là người đầu tiên động thủ. Tôi nghĩ, trong hơn một vạn câu nói của sư phụ, sư huynh tôi chỉ nhớ một câu duy nhất. Nhẫn đến lúc không thể nào nhẫn được nữa, thì không cần phải nhẫn nữa. Mà lại chỉ nhớ vế sau.
Trong giang hồ, khi quần long vô thủ tưởng chừng rất loạn, nhưng trên thực tế khi quần long hữu thủ lại càng loạn hơn. Trong ký ức của tôi, cuộc tỉ thí võ công ấy rất loạn, là một sự kiện chấn động thiên hạ lúc bấy giờ, mọi người ai nấy đều truyền tai nhau, người trong cuộc lẫn ngoài cuộc đều cảm thấy đây là cuộc tỉ thí đáng xem nhất trong năm, chỉ có điều lắm người thì nhiều chuyện, trong quá trình truyền miệng xuất hiện nhiều sai lệch khó tránh khỏi, sau khi vất vả thống nhất về thời gian, thì lại có nhiều luồng thông tin khác nhau về địa điểm, có người nói là ở quảng trường trước phủ, có người nói là ở rừng trúc ngoài thành, lại có người bảo là ở ngoài Vọng Giang lâu. Trong khi bấy giờ nhà vua quản lý rất nghiêm việc dán bố cáo, thành ra chỉ có thể tiếp tục truyền tai nhau như vậy.
Hôm ấy, thành Trường An đại loạn, các quảng trường, kỹ viện, nhà trọ, quán ăn trong thành có đến hàng ngàn người tụ tập thành nhiều nhóm, ai nấy đều tin chắc rằng sẽ được chứng kiến giờ khắc chuyển giao của thời đại.
Trong giới võ lâm có cách nghĩ thế này, trận tỉ thí võ công phải được diễn ra ở nơi cao nhất trong thành, như vậy mới tiện cho mọi người chứng kiến. Nơi cao nhất trong thành, ngoài Di Xuân các của tể tướng đương triều thì đâu còn nơi nào khác. Nhưng bấy giờ dưới lầu chỉ có một vài nhân sĩ trong cuộc, để trận tỉ thí uy tín và công bằng, mọi người quyết định lui thời gian quyết đấu lại bốn giờ. Tôi nhớ rất nhiều người của Thiếu Lâm loan tin khắp thành rằng: địa điểm chính xác diễn ra trận quyết đấu là ở nơi cao nhất trong thành Trường An. Giang hồ tuy là thiểu số, nhưng giang hồ lại muốn đa số mọi người đều chứng kiến.
Sau bốn giờ, sư huynh tôi Thích Không phụ trách đưa tin, nói với sư phụ tôi rằng: Người tới Di Xuân các vẫn rất thưa thớt.
Sư phụ bảo tôi: Con xem, bất kỳ việc gì cũng đều phải quyết đoán ngay lập tức, không thể cứ chần chừ mãi được, những việc có liên quan đến nhiều người càng không thể thay đổi liên tục, như vậy mọi người sẽ mất niềm tin ở con. Trận quyết đấu hôm nay vốn là đại sự trong thiên hạ, nhưng lòng dân đã mất, bất luận kết cục có thế nào, cũng đều để lại sự nuối tiếc trong lịch sử võ lâm.
Nói đoạn, lại có tin truyền về rằng hơn vạn người đang đứng vây kín quanh một gốc cây cổ thụ ngàn năm tuổi. Sư phụ bấy giờ rất đỗi kinh ngạc, có kẻ đề nghị với người rằng, có thể dời địa điểm tổ chức cuộc tỉ thí tới đó, suy cho cùng ít người thì vẫn dễ di chuyển hơn. Sư phụ nói, không thể đánh nhau trên cây được, ngộ nhỡ rơi xuống đất thì sao. Trong thành Trường An không còn nơi nào tốt hơn mái nhà này, hãy bảo với họ rằng: Triều đình không quản lý mái Di Xuân các đâu, vả lại người đông như thế, triều đình cũng chẳng dễ gì quản được.
Tin truyền miệng đi, dân chúng lại lũ lượt kéo về Di Xuân các.
Lúc ấy tôi cảm thấy dân mình thật là xuẩn ngốc.
Người cầm đầu phái Thiếu Lâm là Huệ Cảnh cùng với người cầm đầu phái Võ Đang là Lưu Vân lúc này đã từ cầu thang bước lên mái nhà, hai người đứng nhìn nhau, tay chắp sau lưng, trông đến lẫm liệt. Tới giờ trông thấy Lưu Vân vung tay tung ra ám khí, Huệ Cánh hơi né người, mũi tiêu lập tức cắm phập vào con rồng chạm trổ trên mái nhà, thân tiêu đâm vào trán rồng, nhưng đầu tiêu lại thò ra ở đoạn râu, tiếc rằng không đủ lực bay tiếp nên mắc kẹt bên trong. Tôi thấy Huệ Cánh dùng ngón tay rút ngọn phi tiêu ra, có lẽ hoàn toàn không thể ngờ được mũi tiêu vừa rồi quá hiểm, nếu không có đồng rồng kia chặn đứng, nõ vẫn có thể quay ngược lại.
Mũi tiêu này phóng ra cực kín đáo, tôi chỉ có thể đoán nó đã rời khỏi tay Huệ Cánh khi ấy ống tay áo huynh ấy khẽ hất lên, hơn nữa chắc tốc độ rất nhanh, có điều hơi lệch, chỉ xém rách tai của Lưu Vân. Tốc độ, độ chuẩn xác và độ kín đáo xưa nay đều rất khó đạt được cùng lúc. Được như vậy đã tốt lắm rồi.
Những người vây xem phía dưới gào to: Mau ra tay đi!
Sư phụ hỏi tôi, mấy chiêu rồi?
Tôi đáp: Hai chiêu ạ, nếu tiêu của ta không có độc, có lẽ chưa phân định được thắng thua.
Sư phụ nói: Tiêu của ta không có độc đâu.
Tôi hỏi: Vì sao tiêu của ta không có độc ạ, trong chùa có rất nhiều phương thuốc chế ra được chất kỳ độc trong thiên hạ, nếu sử dụng thì hôm nay chúng ta đã thắng rồi.
Sư phụ nói: Đầu độc người khác, cuối cùng sẽ đầu độc chính bản thân mình. Vả lại trước khi tiêu rời khỏi tay, bản thân ta là kẻ ở gần mối nguy hiểm nhất.
Lưu Vân giơ tay ra, bước lên trước một bước, đột nhiên lao vút về phía Huệ Cánh. Huệ Cánh lùi về phía sau một bước, nhưng trong khoảnh khắc mũi chân huynh ấy chạm phải phiến ngói, phiến ngói lập tức dịch đi, bước chân vừa rồi Huệ Cánh có lẽ dùng lực rất mạnh, bởi phải chống đỡ cả cơ thể để tiếp chiêu của Lưu Vân. Tôi cảm giác phiến ngói kia sẽ long ra.
Vừa lùi lại cả phiến ngói đã sụt, Huệ Cánh đứng không vững, lăn từ trên ngói nhà xuống, trong quá trình đó, tôi thấy huynh ấy liên tục với tay bám lấy các phiến ngói, song phương hướng và kết cấu của các phiến ngói khiến chúng rời ngay ra khi chạm vào.
Sau một tiếng động lớn, Huệ Cánh rớt từ trên nóc nhà xuống, lưng đụng phải bờ tường vây, ngã rầm xuống đất, tức khắc hôn mê bất tỉnh.
Phía dưới ngay lập tức náo loạn. Người của Thiếu Lâm tức tốc vây lại, trong khi dân chúng vẫn đứng ngây tại chỗ không có phản ứng gì. Người của Võ Đang ai nấy hớn hở ra mặt, bởi dưới mắt mọi người, trong một trận quyết đấu thông thường, cả hai sẽ đứng yên hồi lâu không mảy may động tĩnh, vậy mà động tác đầu tiên của phái Thiếu Lâm lại là hẫng chân ngã bổ chửng. Lưu Vân đứng trên nóc nhà giơ cao hai tay. Minh chủ mới của võ lâm đã được chọn ra như vậy.
Tuy quá trình tương đối đơn giản, song những người đứng xem nhìn chung vẫn cảm thấy hài lòng, thứ nhất là, cao thủ so tài hẳn cũng chỉ xuất ra có mấy chiêu thôi, thêm nữa là trong đời một người đâu dễ mấy lần được tận mắt nhìn thấy người ta rớt ngã từ trên nóc nhà xuống. Phần lờn đám đông tạm thời chưa rõ ai đã rơi xuống, nhưng họ đều cảm thấy, người còn lại chắc đã sử dụng thần công bí hiểm nào đó, bởi dường như ai ai cũng đều cảm thấy mặt đất hơi rung.
Mấy ngày sau, lời đồn đại càng trở nên huyền hồ.
Người của Võ Đang đang định lên đón Lưu Vân, đột nhiên sư phụ tôi ra lệnh: Đệ tử Thiếu Lâm đâu, chặn bọn chúng lại, đập gãy thang đi!
Năm ấy, chùa Thiếu Lâm ở gần thành Trường An, còn Võ Đang ở xa ngàn dặm, cho nên Thiếu Lâm tới hơn ngàn người, Võ Đang chỉ phái mấy trăm người đại diện đến. Chúng tôi nhanh chóng vây chặt họ lại. Không ai động thủ được.
Lưu Vân đứng trên nóc nhà hét: Xông lên cả cho ta, cho ta xuống! Hỡi bá tánh, ta giờ là minh chủ, mau đem thang lại đây!
Bây giờ, bên ngoài Di Xuân các đã chẳng còn ai đứng lại xem rôm rả nữa. Thời khắc nguy nan, bá tánh luôn rút lui một cách thần tốc. Đã chẳng còn một ai ở lại, trên mặt đất chỉ có một cây cải thảo to tướng vẫn đang quay tròn.
Ý của triều đình là, đó là việc của giang hồ, mà “giang hồ” thì nhỏ, đất liền thì nhớn, việc của giang hồ, chúng ta không quản hết được, ai khơi lên thì cứ để người ấy tự giải quyết.
Những ông quan cao thực ra rất quan tâm đến chuyện này, hằng ngày đều cho do thám tình hình. Bởi lẽ, tuy nhà vua xử trí vụ việc qua loa, song ai cũng biết, đây là quốc gia đại sự. Cách làm của nhà vua thường thì, càng là việc đại sự càng không được có mảy may động tĩnh. Sự ổn định của triều đình và sự yên bình của thiên hạ rất có thể có liên hệ mật thiết với sự việc này. Thứ đến, cũng là vấn đề mấu chốt nhất, chỉ cần một ngày Lưu Vân còn ở trên nóc nhà, thì một ngày Di Xuân các sẽ không thể mở cửa.
Giằng co đến ngày thứ mười bốn, Lưu Vân cuối cùng chết đói.
Thời loạn cũng bắt đầu từ đây.
Chương 1
Tôi thấy rất lạ, thời điểm tôi có thể nhớ được tới giờ là hồi tôi5 tuổi. Năm tuổi tôi đã ở trong Thiếu Lâm tự. Vai vế của sư phụ tôi ở đó chắcrất cao, tôi tưởng ông chỉ có hai đồ đệ. Một là Thích Không – sư huynh tôi, hailà tôi – Thích Nhiên.
Những năm ấy, Thiếu Lâm hết sức hưng thịnh, thịnh đến nỗi chữThích đã chẳng còn cách nào để đặt thêm pháp danh nữa, bản thân sư phụ tôi léngiữ lại mấy chữ nghe hay hoặc giả có ý nghĩa, dành cho những người có quan hệvới ông, những người đó thường cho người khác xem thẻ bài pháp danh của mình đểhọ biết rằng chỗ dựa đằng sau mình rất vững, nếu không phải người cai quản sựvụ chung của cả chùa thì cũng là người có quan hệ với các vị đại quan bênngoài, cho nên hễ đưa thẻ bài pháp danh ra, thông thường đi đến đâu cũng khôngcó ai ngăn trở, trên đường muốn cưỡi ngựa thế nào thì cưỡi, có lấn vượt ngựa,tạt đầu lừa trên phố, phóng ngược chiều, chạy quá tốc độc, cột ngựa sai quyđịnh, húc nhẹ đuôi nhau, nha môn cũng làm ngơ. Một số người vì gia cảnh nghèonàn mà muốn xuất gia, đã từ bỏ ý định đến Thiếu Lâm, chuyển sang nghề hànhkhất, chỉ vì pháp danh của họ quả thực quá khó nghe.
Hồi sáu tuổi, tôi nghe sư phụ nói với một người quỳ trước cửa chùabảy ngày rằng, ngươi chỉ có thể có pháp danh là Thích Phóng thôi. Tôi thấy cáitên này còn lọt tai đôi chút.
Năm bảy tuổi, tôi nghe sư phụ nói với một người quỳ trước cửa chùamười ngày rằng: ta rất cảm động, nhưng pháp danh không còn nhiều nữa, ta thấycái tên nghe hay nhất còn lại cũng chỉ có Thích Vú thôi.
Người ấy nói: Đa tạ sư phụ, song đệ tử đường đường là một nam tửhán, chỉ cần không gọi pháp danh này, chứ gọi là gì cũng được.
Sư phụ tôi nói: Vậy thì chỉ có tên Thích Cứt.
Người ấy có lẽ vì đã quỳ đã lâu nên choáng, dám công khai bày tỏ ýnghĩ xấc xược với sư phụ tôi: Thưa sư phụ, vì sao pháp danh chỉ có thể là haichữ? Ba chữ cũng được chớ.
Sư phụ tôi nói, ông thích nhất chữ “Nhiên”, những thứ bao hàmtrong chữ “Nhiên” khó nói rõ được nhất. Ông tặng chữ Nhiên cho tôi. Tôi bấy giờchưa hiểu được ý nghĩa hàm chứa trong pháp danh hay ho này, thực ra tôi thíchcái tên “Thích Không” hơn, sư huynh tôi cũng đồng ý để chúng tôi đổi pháp danh,nhưng sau khi chúng tôi bày tỏ ý nghĩ này, cả hai đều bị phạt quỳ một ngày một đêm,sư phụ tôi nói, những thứ đó, không phải muốn đổi là đổi được đâu. Những thứ đólà do số mạng đem lại, con không thể thay đổi được số, trừ phi đem mạng ra đổi.
Theo đó tôi dần dần lớn lên, ngày càng phát hiện ra mình có khảnăng mà người khác không có. Võ thuật giang hồ, chẳng qua chỉ thế mà thôi, mộtcao thủ võ lâm có thể địch được mười người, ám khí dùng chuẩn xác, nhãn lực cựctốt, dù chạy rất nhanh, nhảy rất cao, song có nhanh cũng chẳng thể nhanh hơnngựa, có cao cũng chẳng thể cao hơn tường, so với người thường chẳng qua chỉchạy nhanh hơn, nhảy cao hơn một chút xíu mà thôi, còn sự phát triển của võ lâmthì cuối cùng cũng sẽ quy tập về ám khí, chỉ vậy mà thôi. Nhưng chỉ cần tôimuốn, thì dù động tác có nhanh hơn nữa, tôi vẫn có thể nhìn thấy rõ mồn một, vảlại còn giống y như đang quay chậm, ám khí có nhanh hơn nữa, từ ngoài mườitrượng phóng đến mặt tôi, tôi cảm thấy chỉ cần trong một cái ngáp hơi đã thừasức đỡ được. Song tôi cũng cảm thấy động tác của tôi ngày một mau lẹ hơn thôi.
Sư phụ tôi nói, con đã mù suốt ba kiếp, cho nên kiếp này được đềnbù.
Tôi đáp, vậy thì tốt quá, kiếp này chắc con sẽ rất hạnh phúc.
Sư phụ nói: Nhưng con đâu biết được nỗi khổ ở kiếp trước của con.
Tôi trả lời, vậy kiếp sau của con thì thế nào.
Sư phụ nói: Vẫn là một thằng mù. Khả năng này của con, cứ ba kiếplại một vòng luân hồi.
Tôi đáp, vậy thì cứ ba trăm năm mới tái xuất một người như conrồi.
Sư phụ nói: Không phải là ba trăm năm mà là một trăm năm, ba kiếpcủa con cộng lại có một trăm năm thôi.
Bấy giờ, sư phụ vẫn chưa dạy tôi phép chia.
Hồi bảy tuổi, hễ trời sáng là tôi trở dậy, ra đứng ở giữa sân,không biết từ lúc nào ai đó ném từ đâu ra một cái chổi, tôi không được để nórơi xuống đất, bằng không tôi sẽ phải trồng cây chuối một tiếng đồng hồ. Tôi sợnhất là trồng cây chuối. Khi quét sân, mỗi nhát chổi của tôi đều không được đểbụi bặm vẩn lên, cho nên cứ quét một nhát xuống ngay lập tức phải lật chổi dìmlại, cứ lặp đi lặp lại như thế, hết sức khổ sở, sư phụ tôi làm vậy chắc chắnnhằm khiến động tác của tôi nhanh nhẹn hơn. Phần lớn thời gian tôi cảm thấymình rất thông minh, song mười năm sau một câu nói của sư phụ khiến tôi sựctỉnh. Sư phụ nói, con không cần phải vất vả như vậy, nếu mỗi nhát chổi quétthật chậm, bụi bặm sẽ không vẩn lên được.
Ngày qua ngày đều như vậy, nhưng tôi lại muốn sống một cuộc sống ởngoài chùa. Thiếu Lâm quản tôi rất ngặt, đi đâu cũng có người bám theo, mà rấtnhiều người là đằng khác. Kỳ thực bất kỳ việc gì họ làm, bất kỳ chiêu thức gìhọ tung ra, tôi đều nhìn thấy rõ ràng, tôi chỉ muốn một mình ra ngoài chơi mộtlúc thôi, rồi tự khắc sẽ quay về.
Nhưng trước khi lên năm, tôi làm những gì nhỉ? Tôi hỏi sư phụ, sưphụ nói trước năm tuổi tôi chơi đủ rồi, đến lúc phải học hành, nhưng kỳ lạ là,vì sao trí nhớ của tôi trong năm năm ấy lại trống rỗng.
Mùa hè năm lên bảy, tôi và sư huynh Thích Không cuối cùng cũngđược phê chuẩn cho ra ngoài chùa tắm, chùa xây trên núi, cách đó không xa cómột con sông nhỏ vắt ngang, trên bờ sông có rất nhiều cây táo. Lần tắm sông ấy,từ trên cây rơi xuống cả thảy ba mươi mốt quả táo.
Thích Không nói, đệ có biết huynh là ai không?
Tôi nói, đệ còn chẳng biết đệ là ai nữa là.
Sư huynh Thích Không lớn hơn tôi ba tuổi, huynh nói, chúng ta đãcó võ nghệ cao cường, chi bằng hãy lén xuống núi tìm hiểu xem chúng ta là ai, rồichơi mấy trò thật vui!
Tôi biết, trong có mấy ngày mà làm rõ được thân thế của mình hẳnlà điều không thể, nhưng đúng là được đi chơi thật.
Tôi lập tức bày tỏ sự đồng tình.
Thích Không nói, chúng ta không thể đi đường xuống núi được, phảimen theo con sông này xuôi xuống.
Cả hai còn chưa tỏ thái độ gì, chân đã bất giác men theo bờ sôngđi xuống dưới, cứ thế đi mãi đi mãi, đột nhiên phát hiện ra ven sông có một sơnđộng. Ở trong chùa chúng tôi được nghe rất nhiều truyền thuyết, đồng thời pháthiện ra hễ là các nhân vật trong truyền thuyết, họ chỉ có được sức mạnh thần bíđể thay đổi số mệnh khi ở trong sơn động mà thôi. Tôi từng buông lời cảm kháirằng, ở trong chùa mười năm chẳng bằng vào trong động một lúc, sư phụ nói, đólà định mệnh, những việc trước đó chỉ là sự chuẩn bị tiền đồ để định mệnh xảyra, là cái tất yếu dẫn dắt cuộc đời con đi theo định mệnh, bởi định mệnh khôngphải là số mệnh của cuộc đời con, mà là vận mệnh của cả một thời đại, nhưng lạivừa khéo xảy ra với một sinh mạng. Tôi tỏ ra không thể lý giải. Sư phụ nói, tứclà, hiện giờ con không tập luyện võ công trong Thiếu Lâm cho cẩn thận, dẫutrước mắt có một vạn cái sơn động đi nữa cũng vô ích thôi.
Nhưng hôm ấy, cuối cùng thì tôi cũng nhìn thấy sơn động. ThíchKhông hết sức phấn khích, lao ngay về phía cửa hang. Trong hai người đã có mộtngười rất hưng phấn, cho nên tôi bắt buộc phải tỏ ra thật bình tĩnh, bởi trongcác câu chuyện truyền thuyết, nhân vật đều rất ít khi bị kích động, nhưng cuốicùng tôi cũng không thể nhẫn nại được hơn, bởi từ kích cỡ, vị trí hang cho đếncả hình dạng của cửa hang đều quá chuẩn xác, quá truyền thuyết. Nét mặt tôinghiêm lại, chạy nhanh hơn cả sư huynh tôi.
Cũng giống như trong truyền thuyết, chưa đến cửa hang, hai chúngtôi đều đã bất tỉnh nhân sự.
Khi tỉnh dậy chúng tôi đã ở trong chùa, giọng sư phụ văng vẳng:“Cuối cùng thì con cũng tỉnh rồi.”
Mở mắt ra, ngay câu đầu tiên tôi liền hỏi cái hang đó thế nào.
Sư phụ lắc đầu.
Tôi lại hỏi: Sư huynh sao rồi ạ?
Sư phụ nói, nó tỉnh sớm hơn con, đang bị phạt đứng tấn mã bộ, đãđứng được một ngày rồi.
Phản ứng đầu tiên tức thì của tôi là muốn hôn mê tiếp.
Sư phụ nói: Con không bị phạt.
Tôi hỏi: Sao vậy ạ?
Sư phụ nói: Các con vào động phen này, chắc chắn là chủ ý của con.Nhưng sư huynh con tỉnh dậy sớm hơn con, cho nên đã gánh hết tội rồi, nó bảo đãép con vào. Nếu đã là vậy, thì ta không phạt con nữa.
Tôi nói: Rốt cuộc là sao ạ?
Sư phụ nói: Con nghe ta nói đã, con phải nhớ rằng con chắc chắnkhông phải người bình thường, về sau làm việc gì nhất định phải ghi nhớ, nhữngviệc con càng cảm thấy không làm được, thì lại càng phải thận trọng. Con cònnhỏ, chưa chắc đã hiểu được. Nhưng con nhất định nhớ được, rồi hỏi đến sưhuynh, chứng tỏ con hiểu rất rõ những gì con cần hiểu rõ. Vả lại thứ tự trongtâm con cũng rất rõ ràng. Nhớ rằng việc gì cũng đều phải tuân theo thứ tự trongtâm mình nghe chưa.
Tôi nói: Vậy câu nói đầu tiên sau khi sư huynh tỉnh lại là gì ạ?
Sư phụ nói: Ta không nói đâu. Song, sau này con sẽ biết, hai đứachúng bay, suy cho cùng vẫn chẳng thể nào cùng chung sống được.
Ngày hôm sau, tôi gặp Thích Không, từ đầu chí cuối tôi vẫn khôngbiết câu đầu tiên huynh ấy nói sau khi tỉnh dậy là gì, sư huynh bảo: Đứng lâuquá nên quên rồi.
Tôi hỏi: Sao đang yên đang lành lại ngất xỉu?
Sư huynh nói: Huynh mà biết vì sao lại ngất xỉu thì liệu có ngấtxỉu không.
Tôi nói: Đệ muốn tới hang động đó một lần nữa.
Sư huynh nói: Đi như thế nào, đây là ngôi chùa thâm nghiêm nhấttrong số mười chùa chín núi ở Trung nguyên, không thể trốn ra được đâu.
Tôi đáp: Cái động kia... tiếc thật đấy.
Sau đó, tôi quyết định đi tìm sư phụ để giải quyết vấn đề.
Sư phụ nói: Ta cũng biết cái động ấy, thực ra cũng rất muốn nóicho các con biết, nhưng giờ chưa phải lúc, các con cảm thấy trong chùa quá vôvị, vậy ta giữ lại bí mật này, đợi sang năm vào ngày này, tự ta sẽ nói cho cáccon biết.
Phương trượng đứng một bên cười. Sau khi chúng tôi rời bước,phương trượng nói: Hai đứa bé này, một cái hang lại có thể kêu suốt một nămsao, đúng là một hang một thế giới. Nhưng mà bé thế đã ở trong chùa rồi, ítnhiều cũng nhàm chán nhỉ.
Sư phụ nói: Chỉ có một tuổi thơ nhợt nhạt, mới có thể có một tuổitrẻ vô tình. Giang hồ chắc chắn sẽ ngày một tanh uế, chúng sẽ là cao thủ củanhững cao thủ, những kẻ đối địch với chúng cũng đều là cao thủ, cao thủ xuấtchiêu với nhau, thì phải xem tâm ai không ngổn ngang, bởi một chiêu là mộtmạng, trong lòng có quá nhiều ký ức, ắt sẽ có vô số tạp niệm.
Phương trượng nói: Ta mặc kệ việc này vậy.
Sư phụ nói: Khi nào giang hồ mới có thể thống nhất đây!
Phương trượng nói: Không thống nhất được đâu. Không thống nhất thìbên ngoài loạn, có cách gì được. Việc trong tâm thì chẳng có cách gì hết.
Mùa đông năm tôi chín tuổi.
Khí trời chuyển lạnh, tuyết lớn dày dần. Thế giới bên ngoài xảy ranạn đói, hằng ngày ngoài chùa đều có hàng ngàn người ngồi đó. Năm ấy hoàng thấtxảy ra nội loạn không liên quan tới triều chính. Đồn rằng đó chỉ là ân oán củamấy bà quý phi và hoàng hậu trong cung, song lại khiến nhà vua không còn tâmtrí trị nước. Mà không còn tâm trí trị nước cũng chẳng sao, cái quán tính quyếtđịnh quốc gia càng lớn, chính quyền duy trì càng lâu, không thì cũng vẫn vậy,buông tay một hai năm, rồi giải quyết mấy việc nhập nhằng, cộng thêm một vàithiên tai, một vài cuộc nổi loạn nhỏ diễn ra ở địa phương, các bộ xem rôm rảcho vui, rồi lại bàn mưu tính kế trong bụng, ấy mới là kế trị nước lâu dài.Không có thiên tai, không dẹp loạn, không tiễu binh, chẳng hóa ra vua chúa chỉcó mỗi cuộc sống tình dục thôi sao. Song hoàng đế triều ta cũng rõ ghê gớm, chỉriêng cuộc sống tình dục thôi đã có thể gây ra loạn lớn rồi, hoàng hậu muốn phếquý phi, quý phi lại có bản lĩnh dấy binh bao quanh thành Trường An, bấy giờđúng đợt ôn dịch hoành hành trong dân gian, may sao Trường An bị bao vây nênchẳng ai có thể lọt vào, thành thử không ai lây nhiễm.
Trong chùa tuy rất thanh tịnh, nhưng ngoài chùa luôn rất ồn ào,hằng ngày đều có người chết, hằng ngày đều có vô số người đập cửa chùa, sư phụtôi cả ngày rầu rĩ, không biết cửa nẻo nên đóng hay nên mở; không mở thì mấthết nhân tâm; còn nếu mở, sẽ phải chết cả lũ. Quả thực rất phiền phức khi sựviệc nhất định phải thực hiện theo nguyên tắc lại vượt qua ngưỡng cho phép củanguyên tắc, sư phụ tôi mâu thuẫn đến lú lẫn.
Tối hôm đó, phương trượng cho gọi tất cả mọi người lại, hỏi: Mởcửa hay không?
Tôi nói: Mở ạ!
Sư phụ tôi nói: Con muốn chuồn ra ngoài nhân lúc náo loạn phảikhông?
Tôi đáp: Con không có ý đó, dân... dân chúng chịu khổ, Thiếu Lâmchúng ta...
Sư phụ nói: Mở cũng được, nhưng cột thằng nhóc này lên mai hoathung đã.
Bấy giờ, bên ngoài lại bắt đầu vẳng đến những tiếng đập cửa.
Sư phụ nói: Ta coi quản chùa này hai mươi năm nay, đây là lần đầutiên cảm thấy đau lòng đến vậy, người ngoài kia chắc hẳn bất đắc dĩ quá nên mớilấy đầu đập cửa, nếu chúng ta tiếp tục không mở, vậy có khác gì đương kim triềuđình đâu.
Lúc này, phía ngoài kia vang lên một tiếng “uỳnh”.
Tất cả mọi người đều rùng mình. Đập đầu gì mà lại vang lớn đếnthế, chắc phải có dũng khí lắm.
Có người hỏi: Thưa sư phụ, liệu có phải Tung Sơn phái người tớibáo tin không nhỉ, Tung Sơn chẳng phải đang luyện Thiết đầu công sao?
Sư phụ nói: Không phải đâu, nếu là đệ tử cấp cao, chắc chắn sẽ đicửa sau, cửa sau của chúng ta luôn mở mà.
Lúc này, ngoài cửa lại dội lại một tiếng “uỳnh” vang to hơn nữa.
Mọi người nói: Chết rồi chết rồi, lần này chắc đau đấy.
Vừa nói dứt, ngoài cửa lại kêu “uỳnh” một tiếng, vang hơn nữa.
Mọi người kinh ngạc kêu lên: Chết rồi, chết thật rồi!
Vẻ mặt của sư phụ và phương trượng đều rất nghiêm nghị.
Thinh lặng, trầm ngâm một lúc lâu. Đột nhiên, một tiếng “uỳnh”vang dội nhất trong lịch sử ập tới.
Sắc mặt mọi người dịu lại: Vẫn chưa chết!
Phương trượng hô: Mở cửa chùa!
Sư phụ tôi truyền lời xuống nói: Chuẩn bị mở cửa chùa! Tất cả đệtử Thiếu Lâm, mau cầm chắc gậy gộc, đề phòng hỗn loạn, chắc chắn phải giữ yêntrật tự, cho người vào từng tốp, mỗi tốp một trăm người, cái tên lấy đầu đậpcửa kia phải cho vào trước tiên, chữa trị khẩn cấp, nó tuy vũ dũng, nhưng cũnglà nhân tài. Ta sẽ chủ trì việc mở cửa.
Nói đoạn mọi người tức khắc xếp thành hàng, tôi và Thích Khôngđứng trên điện quan sát, bên ngoài tiếng người sôi sục, sắc mặt sư phụ nặngtrĩu, ông từ từ mở cửa.
Trong chớp mắt, tôi thấy sự việc bất chắc xảy ra. Cùng lúc, cótiếng người bên ngoài vọng đến: Mấy cú vừa rồi đá nhỏ quá, mỗi lần đập đều lấyhòn to hơn mà ích gì đâu, chẳng thà lấy tảng to nhất nện đi!
Trong khi đó, sư phụ tôi vừa mở cửa, đang định đón tiếp với vẻ mặthiền từ.
Tôi vừa nhìn thấy một đám hỗn loạn, đệ tử cấp cao của bản chùađứng đằng sau đã tức tốc đẩy cửa lại, sư phụ tôi ngã đánh rầm xuống đất, đámngười đói khát bên ngoài ồ ạt xông lên, hơn một vạn cánh tay và cẳng chân khuakhoắng trước mắt tôi. Trong cơn hoảng loạn, không ai để ý tới một tiểu cô nươngđã bị đẩy vào chùa qua khe cửa. Thế rồi cửa chùa đóng chặt lại, tiểu cô nươngđưa mắt nhìn tôi. Tiểu cô nương ấy rất xinh, tôi mường tượng được bộ dạng củacô năm mười tám tuổi. Lẽ nào tôi không chỉ có thể nhìn mọi thứ như đang quaychậm, mà còn có khả năng mường tượng ra tương lai! Ngỡ như một sự an bài, câuchuyện thanh mai trúc mã sắp sửa xảy ra.
Sư phụ tôi từng nói, mọi việc có chừng mực, muôn vật không mất đi,ví dụ như, mọi hạnh phúc đều mang tính cục bộ, hạnh phúc của một bộ phận ngườinày tất yếu sẽ dẫn đến sự đau khổ của một bộ phận người khác. Cho nên, hạnhphúc trên đời này chỉ là sự hoán đổi mà thôi.
Hôm nay cuối cùng tôi cũng hiểu rõ, ý của sư phụ là lần mở cửanày, tôi sẽ có một cô bạn gái để bầu bạn, sẽ rất hạnh phúc, mà khi tôi hạnhphúc chắc chắn sẽ có một người đau khổ, người đó chính là sư phụ tôi.
Tôi rất lấy làm lạ vì sao tôi không những có thể nhìn mọi thứ mộtcách chậm rãi, mà còn có thể nhìn thấy hình dạng trong tương lai của mọi sựviệc, nếu được như vậy, tôi đã là thầy bói lâu rồi. Tôi chỉ có thể nhìn thấy bộdạng trong tương lai của một người nào đó, hay phải chăng tương lai đó đã xảyra, và ở đây đang diễn ra lại một vòng luân hồi? Trong mơ tôi thường xuyên thấymột cảnh tượng kỳ lạ, sư phụ bảo, mộng cảnh chỉ là sự hồi tưởng của tương lai.Tương lai còn chưa xảy ra, vậy hồi tưởng thế nào. Tôi hỏi sư phụ. Sư phụ nói:Chính vì tương lai còn chưa xảy ra trong hiện thực, cho nên mới có thể hồitưởng nó trong mộng cảnh. Mọi sự đã được an bài, con đừng cảm thấy phải chịuđựng sự an bài của chúng ta khi ở trong chùa. Cuối cùng con sẽ tự do, nhưng convẫn phải chịu sự an bài của số phận.
Bất kỳ một sự tự do nào cũng đều là khởi đầu cho một sự an bàikhác.
Mùa đông, tuyết tan gió nhẹ, mặt trời đỏ hồng.
Cuối cùng cửa chùa không được mở ra thêm lần nào nữa, với thờitiết thế này, nên ra ngoài vui chơi mới phải. Trong những ngày âm u, mỗi buổichỉ là nỗi buồn, trong những này nắng ráo, nỗi buồn lại là sự đau khổ. Sư phụnói: Ta thà để người bên ngoài kia chết hết cả.
Tôi nói, thực ra bất kỳ ai cũng có thể biết trước được tương lai.Tương lai chẳng phải đều chết hết cả sao.
Sư phụ nói: Không phải, chết là kết quả, không phải tương lai,tương lai là kết quả trước khi chết.
Tôi nói: Bên ngoài đông người như thế, đã chết ngót một nửa rồi,dù sao cũng đều chết, có đem vào cứu cũng chết, ngộ nhỡ bệnh dịch truyền vào,thì mọi người sẽ chết cùng nhau, có cứu sống được, cuối cùng cũng vẫn chết, sưphụ chớ buồn.
Sư phụ nhìn tôi chằm chằm, nói: Ta mà nghĩ như vậy, thì ta chết từlâu rồi. Con không được nghĩ như thế, nghĩ nhiều con sẽ tin đấy.
Ngoại trừ tiếng rên xiết, ngoài cửa đã không còn bất kỳ động tĩnhnào. Chúng tôi theo lệ, hằng ngày leo lên tường cao ném bánh bao ra ngoài.Lương thực dự trữ trong chùa chỉ có thể dùng trong ba ngày nữa mà thôi, sau bangày, mọi người sẽ hết thức ăn.
Tôi chưa bao giờ ngờ rằng một nạn đói lạ thường kèm theo ôn dịchlại có thể kéo dài đến vậy. Bạn cứ tưởng tượng xem, gió nhẹ mơn man da mặt nhưthế, bên ngoài tường kia chắc hẳn sẽ ngập trời những cánh hoa mai.
Hôm nay cuối cùng tôi cũng có thể gặp lại tiểu cô nương duy nhấtlọt vào chùa trong cơn hỗn loạn hôm mở cửa. Bởi bên ngoài nạn ôn dịch hoànhhành dữ dội, sau khi tiểu cô nương vào chùa đã bị nhốt lại mười ngày. Mọi ngườimuốn biết chắc chắn tiểu cô nương đó không bị nhiễm bệnh rồi mới thả ra. Chậptối, tất cả cũng bàn bạc xem có nên giữ tiểu cô nương này lại không.
Sư phụ còn chưa cất lời, Tiểu cô nương đó đã nói: Sao các vị khôngcứu người khác?
Một vị sư huynh nói: Muội tưởng chúng ta nhấc một mình muội rakhỏi đám người kia, cứu riêng muội chắc? Muội bị đẩy lọt vào chùa, đó là một sơsuất.
Tiểu cô nương lại nói: Vậy tại sao các vị không ra cứu người?
Một vị sư huynh khác nói: Cứu cái gì mà cứu, bọn ta cũng sắp chếtđói cả đây này.
Tôi an ủi: Thức ăn trong chùa chỉ ăn được hai hôm nữa thôi.
Bấy giờ tôi cảm thấy, việc cứu giúp người khác chỉ là một thú tiêukhiển khi bản thân đã đủ đầy.
Một vị sư huynh nói: Xử lý tiểu cô nương này ra sao?
Có người đề nghị thả ra ngoài chùa. Mọi người nhất trí phản đối,cảm thấy làm như vậy quá vô nhân đạo, việc Thiếu Lâm tự đóng cửa chùa lần nàyđã rất quá đáng rồi, giờ cứu người xong lại bỏ người ta ra bên ngoài, thì thậtquá đáng quá, lại nữa, triều đình dạo này hay viện vào các tấm gương điển hìnhđể hành sự, quả nhiên rất hiệu quả, Thiếu Lâm tự cũng cần có một tấm gương điểnhình, để về sau có thể đem ra tuyên truyền rộng khắp. Ông tuần phủ chẳng đã nóirồi sao, tấm gương điển hình không phải một đại diện trong số một vạn người, màlà trong một vạn người chỉ có một người như thế.
Sư phụ nói: Để cô bé ở lại trong chùa đi.
Chương 2
Một vị sư huynh khác vẫn có ý kiến: Vậy thì mấy việc tắm táp,chúng ta phải làm thế nào?
Phương trượng nói: Mười chùa chín núi ở Trung nguyên, đứng đầu vềquy mô chính là bản tự, chùa ta thì lớn bằng này, tiểu cô nương nhỏ bằng này,lại cứ phải tắm trước mặt người ta mới được sao?
Sư huynh ấy nói: Nhưng suy cho cùng bao nhiêu năm nay trong chùachưa từng có cô nương nào lui tới. Nay thoắt một cái, chúng đệ tử thật khómà...
Phương trượng hơi bực mình, cúi đầu hỏi tiểu cô nương: Tiểu muộimuội, cháu mấy tuổi rồi?
Tiểu cô nương đáp: Cháu tám tuổi.
Phương trượng nói: Cháu có biết cháu được sinh ra thế nào không?
Tiểu cô nương đáp: Mẹ cháu sinh ra cháu.
Phương trượng hỏi tiếp: Sinh như thế nào vậy?
Tiểu cô nương đáp: Cháu không biết. Mẹ cháu chưa nói.
Phương trượng nói với mọi người: Các người xem, cô bé ấy còn chưahiểu biết gì cả, các người thấy có gì bất tiện nào.
Phương trượng tiếp tục nói: Cháu xem bao nhiêu người đứng xungquanh cháu, bọn họ có điểm gì khác với cháu nào?
Tiểu cô nương đáp: Bọn họ có cái ấy còn cháu không có cái ấy.
Phương trượng sa sầm nét mặt, bất giác kêu: “Ố” lên một tiếng.Hỏi: “Cái ấy là cái gì?”
Tiểu cô nương đáp: Là tràng hạt, cái đeo trên cổ ấy.
Phương trượng không dám hỏi thêm nữa, nói với chúng tôi: Các ngươixem, còn kẻ nào thấy thẹn thùng nữa không? Đệ tử Thiếu Lâm trải qua biết baosóng gió, ai đời lại sợ một tiểu cô nương còn... hết sức khờ khạo, đúng thậtlà!
Thế rồi chùa cũng giữ tiểu cô nương này lại. Một ngày sau, rắc rốiđã xảy ra, tiểu cô nương một mực không chịu nói cho mọi người biết tên thật củamình, mọi người cảm thấy không thể nào gọi là “con bé ấy” mãi được, tối đến, sưphụ bèn triệu tập nhiều người lại, bàn hai việc đại sự, thứ nhất, lương thựctrong chùa chỉ có thể duy trì được hai hôm nữa thôi, tiếp sau đây phải làm thếnào; thứ hai, mọi người hãy đặt cho tiểu cô nương này một cái tên.
Việc đặt cho tiểu cô nương một cái tên trong thời buổi loạn lạcnày có lẽ không nên coi là đại sự, vả lại càng không nên đưa ra, song dường nhưmọi người lại rất có hứng thú với việc này. Dạo gần đây ngày nào cũng có baonhiêu người chết, dân chúng bên ngoài khổ sở khốn cùng, chẳng ai còn hơi sứcđâu làm việc gì, cứ vui chơi đâm ra lại hay.
Vấn đề nghiêm trọng thứ nhất mọi người chỉ thảo luận chừng nămphút, kết quả sau thảo luận là phải ăn dè một chút, như vậy còn có thể kéo dàitới bốn hôm, đợi đến khi nào chỉ có thể kéo dài được hai hôm hẵng nghiên cứutiếp. Nhưng vấn đề thứ hai mọi người thảo luận đúng hai tiếng đồng hồ, đệ tửThiếu Lâm xưa nay đoàn kết là thế, cũng có thể bề ngoài đoàn kết là thế, vậy màsuýt đánh nhau trước mặt phương trượng, tình hình rất chi quyết liệt. Cuốicùng, trong tiết trời se sắt, giữa thời buổi nhiễu nhương, trong ngôi chùa khốnkhổ và cái không khí bi đát này, mang trên mình niềm trông đợi của mọi ngườiđến một cuộc sống tốt đẹp, tiểu cô nương chính thức được đặt tên là “Hỷ Lạc”.
Tôi nhớ rằng Hỷ Lạc rất có tài bếp núc, tài năng này ngay ngày hômsau liền được mọi người khai quật. Sư phụ bếp trưởng trong chùa tuy tài nghệkhông tồi, nhưng rõ ràng không hề nhiệt tình trong việc bếp núc, lại càng thiếutìm tòi và sáng tạo đối với các món ăn, cứ rau xanh với cà chua ăn cả năm. Tôighét nhất là ăn ớt xanh, nhưng món nào của sư phụ ấy cũng đều có ớt xanh. Saukhi vào chùa, Hỷ Lạc cảm thấy không giúp được gì cho mọi người cả, bèn hỏi xemcó thể làm gì, kết quả là bị điều vào nhà bếp, nhưng ngay ngày hôm đó, cô bé đãlàm một mâm thức ăn mà cả chùa xưa nay chưa thấy bao giờ, rau chân vịt luộc vớicải xanh, cà chua trộn màn thầu, khiến các món sư phụ bếp trưởng nấu hôm đó đềubị vứt ra ngoài chùa cứu tế, còn mấy trăm người chúng tôi thì xúm quanh đồ ăncủa Hỷ Lạc.
Sau khi ăn no vừa khéo gặp Hỷ Lạc, tôi nói: Hỷ Lạc muội muội, vìsao không có ớt xanh?
Hỷ Lạc nói: Muội không thích ăn ớt xanh.
Tôi nói: Huynh cũng không thích ăn ớt xanh.
Tôi nói: Muội thích ăn gì vậy?
Hỷ Lạc nói: Muội thích cà, còn huynh?
Tôi nói: Huynh thích ăn màn thầu.
Hỷ Lạc nói: Sư huynh màn thầu ơi, huynh tên gì vậy?
Tôi nói: Huynh tên là Thích Nhiên.
Hỷ Lạc nói: Vậy muội sẽ gọi huynh là Thích ca ca.
Tôi nói: Không được, ở đây bất kỳ sinh vật nào muội có thể nhìnthấy đều là Thích ca ca. Hãy gọi huynh là Nhiên ca ca.
Tôi hỏi: Muội thích làm gì nhất?
Hỷ Lạc nói: Muội thích rửa bát nhất.
Tôi mừng ra mặt, nói: Vậy bát của Nhiên ca ca này...
Hỷ Lạc nói: Không được, sư phụ bảo không được rửa bát cho huynh.Sư phụ hỏi muội thích làm gì nhất, muội trả lời muội thích rửa bát nhất, sư phụnói, được, về sau hãy rửa bát của sư phụ, vả lại con thích rửa bát của ai cũngđược, nhưng không được rửa bát cho người tên là Thích Nhiên, nó gặp con chắcchắn sẽ nhờ con rửa bát.
Tôi hết sức ngỡ ngàng, sư phụ quả là một nhà tiên tri, đành nóitiếp: Được rồi, vậy không cần rửa bát của huynh, còn nữa, sau này muội có gặpmột người tên là Không ca ca, muội cũng không được rửa bát cho huynh ấy đâunhé.
Hỷ Lạc nói: Vì sao huynh không thích rửa bát vậy?
Vấn đề này tôi không hiểu rõ mấy, bèn trả lời: Muội cũng có thểcoi là một người kỳ lạ, lẽ nào muội cũng thích đổ bô sao? Về sau muội rửa hếtbô trong chùa ta nhé.
Hỷ Lạc khóc òa lên, chạy thẳng vào phòng sư phụ.
Rất nhanh sau đó, sư phụ bước ra, Hỷ Lạc lẽo đẽo theo sau. Sư phụnói giọng nghiêm khắc: Nghe nói con vừa làm quen với Hỷ Lạc đã bắt em nó đi đổbô hử? Nếu vậy, con đổ bô một tháng đi nhé!
Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy suy sụp. Bởi vì tôighét nhất dọn vệ sinh và ăn ớt xanh. Trong khi đổ bô là một hạng mục mất vệsinh nhất trong các công việc dọn vệ sinh. Sư phụ bảo tôi: Làm như vậy để rènluyện ý chí của con. Chỉ những ai có ý chí mạnh mẽ mới thực sự mạnh mẽ.
Tôi bấy giờ rất không đồng ý với cách nói ấy, nếu nói như thế,người mạnh mẽ nhất trong cái chùa này chính là sư huynh Thích Bô, người phụtrách đổ bô thường xuyên cho chùa còn gì. Tôi cảm thấy ý chí chỉ là một ướcvọng. Sự mạnh mẽ của ước vọng mới thực sự là mạnh mẽ. Cũng như việc tôi nhìnthấy có người đấm tôi với tốc độ rất nhanh, ngay cả động tĩnh nơi lỗ chân lôngcủa người ta tôi cũng nhìn thấy rõ mồn một, đồng thời có thể nhìn thấy rõ ràngnhững tia nước bọt bắn vào người tôi cùng lúc với tiếng hô “hây a” của ngườiđó, nhưng lại không thể nào né tránh được, thoạt tiên bị tia nước bọt bắntrúng, sau đó bị ăn một quả đấm. Đó mới là sự đau khổ tột cùng.
Tôi đã nói như vậy với sư phụ. Nhưng sư phụ nói, con lạc đề rồi,ta hoàn toàn không hiểu gì hết.
Tóm lại, tôi đã giải phóng cho sư huynh Thích Bô. Về sau mỗi ngàytôi phải dậy sớm quét sân trước tiên, sau đó đi đổ bô, rồi nghe những tiếng rênrỉ bên ngoài tường. Hỷ Lạc và tôi dậy sớm như nhau. Bất kể tôi đi đâu Hỷ Lạccũng luôn bên cạnh tôi – cũng không thể nói như vậy, nói vậy cứ như tôi bôn bakinh lắm, thực ra bất kể tôi có đi đến đâu cũng chỉ quanh quẩn trong sân màthôi. Dù tôi quét ở đâu, Hỷ Lạc cũng đi theo tôi. Mọi người đều rất ngưỡng mộtôi, cảm thấy có thể có được lý do chính đáng để ở bên một cô nương trong ThiếuLâm tự là một kỳ tích.
Hai ngày sau đó, tôi nhớ rằng phương trượng lại chủ trì một cuộchọp, nội dung là lương thực dự trữ mà chúng tôi ăn dè hà tiện bấy lâu, hiện giờchỉ còn đủ dùng cho hai ngày thôi. Không biết tiếp sau đây phải làm thế nào?
Có người đề nghị chùa cắt cử một số huynh đệ ra ngoài tìm kiếmthức ăn. Quan hệ giữa Thiếu Lâm và triều đình xưa nay vẫn rất tốt, tất cả sốlương thực của nhà chùa thực ra đều do triều đình cấp phát, song tình hình hiệnnay quả thật rất khó khăn, ngay cả huyện lão gia cũng đã ba ngày nay không đượcăn yến sào rồi, nói vậy đủ hiểu trăm họ khổ cực đến nhường nào, kho lương trốngrỗng từ lâu, chúng tôi ở Trung nguyên là tâm điểm của tai họa lần này, đươngnhiên càng không có lương thực. Sư phụ đưa ra ý kiến có thể tới chùa khác tìmsự giúp đỡ, người nói: Hiện giờ ngoài kia lòng người bấn loạn, bệnh tật hoànhhành, tình hình tai ương đỡ hơn một chút thì có chùa Thông Quảng, chắc chùa ấycòn chút lương thực dự trữ, cả đi lẫn về là bảy trăm dặm, ai tình nguyện đinào?
Mọi người đều tỏ ý sẽ cùng sống chết với chùa. Chùa còn ta còn.Cho nên, kết quả của cuộc họp lần này là, tất cả tiếp tục thắt lưng buộc bụng,lương thực của hai ngày chia ra trong bốn ngày, hai ngày sau tiếp tục bàn cáchđối phó.
Sư phụ nói: Sự việc lần này cho chúng ta thấy rằng, chỉ cần khốngchế ham muốn của bản thân lại thì những thứ vốn thiếu thốn cũng có thể trở nênthừa thãi.
Tôi nói: Chúng ta có thể gửi thư đến chùa khác.
Sư phụ nói: Hiện giờ ngoài kia quá loạn, rất khó chuyển phát thưtừ.
Tôi nói: Dùng chim bồ câu ạ, chùa mình nuôi rất nhiều bồ câu đưathư mà.
Sư phụ nói: Ăn hết lâu rồi.
Tôi sững người kinh ngạc, bởi tôi đã có ý chén thịt chim bồ câulâu rồi, nhưng cảm thấy người xuất gia không được ăn thịt, nào ngờ đến lúc tinhthần tôi lung lạc, lại có người xuống tay trước. Tôi hỏi sư phụ người đó là ai?
Sư phụ nói: Là phương trượng.
Tôi lại sững người kinh ngạc, vì sao phương trượng không làm gươngcơ chứ.
Sư phụ nói: Mấy hôm trước cơ thể của phương trượng suy nhược, ngàichỉ đích danh là muốn ăn canh bồ câu. Huống hồ nề nếp quy củ chỉ là thú tiêukhiển khi đã no ấm, giờ đến việc no ấm còn không lo nổi, thì cần đến quy củ nềnếp làm cái gì?
Hai hôm sau, phương trượng lại mở một cuộc họp, nội dung cuộc họplà, lương thực trong chùa chỉ có thể dùng trong hai ngày, tiếp theo phải làmsao? Họp đến giữa buổi, có tin tức truyền tới, ngoài chùa đã không còn một bóngngười. Phương trượng sững sờ, đích thân trèo lên tường xem xét, phát hiện raquả nhiên không còn ai thật, ngay cả xác chết cũng không thấy đâu, chỉ có gióbấc thổi trên đất lạnh, cỏ dại nép vào cây khô. Phương trượng tự nhiên nhạtnhòa nước mắt, nói: A Di Đà Phật! Họ chết thật sạch sẽ. Người chết đi rồi,người sống chôn vùi, người sống sắp đi, bầu bạn cho vui. Nhưng mà, người cuốicùng tự chôn mình như thế nào nhỉ?
Tôi nghĩ, chắc phương trượng ăn chim bồ câu nhiều, bồi bổ hơi tháiquá rồi, chứ nhìn thế này là biết ngay, trong thành hẳn đã có phát đồ ăn.
Đúng như dự đoán, tin tức lại được truyền đến, kho lương của nhàvua đã mở, các nơi đang phát chẩn. Bạn có biết trong quốc khố có bao nhiêulương thực không? Nhiều đến nỗi, mở kho cứu thiên hạ ba ngày cũng chưa vơi đượcmột nửa số dự trữ của kho nhỏ. Kho này đủ cho cả nước ăn trong một tuần. Cảnước là khái niệm thế nào, bao nhiêu nhân khẩu? Nếu mọi người đoàn kết thốngnhất một cách tích cực giống như việc tranh ăn, thì chắc chắn niên hiệu của vuađã đổi từ lâu.
Tôi từng ngờ vực, vì sao khi cơn nguy nan vừa ập tới, kho lươngTrường An không mở ra cứu dân ngay, mà nhất định phải đợi sau khi vô số bá tánhchết đói, ngay cả sư sãi cũng gần chết đói, kho lương mới được mở ra một cáchtrễ nải, nhà vua đưa ra một quyết định lẽ nào phải đắn đo một thời gian dài đếnthế sao?
Thực ra bất kỳ quyết định nào cũng đã được đưa ra từ rất sớm, chỉcó điều thời cơ chưa đến mà thôi. Kho lương mở ra sớm, bá tánh có khi chưa chếtđói lên tới con số mấy chục vạn, ta mở kho lương ta phát chẩn thì tất cả đềuđội ơn cảm kích. Bản tính của con người thực ra có thể hình dung bằng một từ“bần tiện”, vì sao nghe bọn tiện nhân lọt tai hơn thằng ngu, thằng ngốc, thằngđần? Là bởi vì con người ta vốn dĩ bần tiện.
Thoáng một cái, dường như không có vấn đề gì nữa, nạn đói đã quađi, chúng tôi vui vì Thiếu Lâm cuối cùng cũng được giữ vững, chúng tôi buồn vìVõ Đang không chết đói đứa nào. Cho nên mọi người đều ngỡ rằng chúng tôi cấukết với triều đình. Song suy cho cùng ai nấy đều vui vẻ. Sư phụ cũng rất vui.Nhân khi cao hứng, tôi lại hỏi sư phụ một vấn đề hoàn toàn lạc đề: Rốt cuộc conlà ai?
Sư phụ nói, chúng ta đều là người trần tục, còn con thì không, concó năng lực đặc biệt, con là THE ONE, con là chúa cứu thế.
Tôi nói, không thể nào như vậy được. Người thiên hạ trong mắt con,chưa có ai thú vị bằng Hy Lạc.
Sư phụ nói: Đúng. Con cần phải ghi nhớ, những việc con có thể mởmiệng nói, vĩnh viễn là những việc từng xảy ra. Những việc từng xảy ra là nhữngviệc của quá khứ. Còn điều ta nói là tương lai của con kia.
Mùa xuân, sau tai ương lớn là cuộc chấn hưng lớn, thiên hạ phồnthịnh.
Mùa thu năm tôi mười hai tuổi.
Tôi, Thích Không sư huynh và Hỷ Lạc có ý đồ vượt tường ra khỏichùa. Thích Không sư huynh tự chế ra một công cụ, chúng tôi gọi là móc lậtngói, Thích Không sư huynh thì gọi là Phi thiên câu. Nguyên lý của công cụ nàylà một sợi dây thừng kéo theo một cái móc. Thích Không sư huynh cảm thấy đây làthứ ám khí đầu tiên do một thiếu niên chế tạo, mà bấy giờ chúng tôi gọi nhữngngười có tay nghề tốt lại có khả năng phát minh công cụ là các “chế tác gia”,cho nên Thích Không tự phong mình là chế tác gia thiếu niên. Nhưng Phi thiêncâu bị tôi và Hỷ Lạc chê cười. Chúng tôi cảm thấy đã gọi là ám khí thì nhấtđịnh phải có tính ám muội, trong khi Phi thiên câu quá to, giắt ở cạp quần,người không biết chân tướng chắc chắn sẽ nghĩ gã này là tay mổ lợn. Vả lại, tácdụng của ám khí là dùng để giết người thì ít ra cũng có thể khiến người ta bịthương, còn Phi thiên câu thực ra dùng để trèo tường, huống hồ, các công cụtrèo tường kiểu như Phi thiên câu đã có từ lâu rồi, lại rất phổ biến trong giớihiệp khách và bọn trộm cắp, thậm chí còn dẫn đến cuộc cách mạng về thiết kếphòng ốc, tức là phần đầu của các bức tường cao sẽ không còn được cố định nữa,thay vào đó là các lớp ngói lỏng lẻo, như vậy những thứ kiểu như móc câu sẽchẳng có cách nào bám chặt được. Cho nên tôi cảm thấy Thích Không sư huynh cókhả năng sáng tạo độc lập, Hỷ Lạc bảo Thích Không sư huynh chỉ biết sao chép màthôi.
Lời biện giải của Thích Không sư huynh là: Huynh không sao chépcủa người khác, tuy huynh từng thấy chiếc móc leo tường, và cũng rất thích nó,nhưng móc câu này của huynh không giống những cái kia. Cho dù hình dạng na ná,nhưng đệ xem, cái đó có bốn móc, cái này của huynh chỉ có ba móc, vả lại kiểuthắt nút giữa dây thừng và móc câu của người ta là kiểu thắt chết, còn cái củahuynh là thắt nút bướm. Quan trọng nhất là tên gọi không giống nhau, thứ kiatên là móc trèo tường, còn cái này là Phi thiên câu, như vậy sao có thể gọi làsao chép được.
Vì việc này, chúng tôi còn đến trước mặt sư phụ nhờ người phánquyết. Sư phụ nhìn qua, phán rằng: Ta nghe Thích Nhiên và Hỷ Lạc bảo con tựphát minh ra được thứ này, song lại nói là con chỉ sao chép thôi, nên ta rất lolắng, đã phải xem xét kỹ càng, lại còn mua một chiếc móc leo tường của triềuđại trước để so sánh, giờ thì ta yên tâm rồi, chiếc móc này cùng lắm là có thamkhảo chiếc móc kia thôi, không thể nói là sao chép nguyên xi được.
Sư phụ lại nói với tôi và Hỷ Lạc: Hỷ Lạc! Thích Nhiên! Sư huynhcác con làm ra thứ này chẳng dễ dàng gì, tuy có hơi lạc hậu, không thể leo lênđược những bước tường hiện nay, song ít nhất vẫn có thể leo cây, các con cũngcứ yên tâm phát minh đi, nhớ là phải tự động não, mấy năm nay giang hồ yên ắng,trăm họ an cư lạc nghiệp, các con càng phải cố gắng tích lũy kinh nghiệm, tớithời buổi loạn lạc thế nào cũng có chỗ phát huy. Mấy năm nay ám khí phát triểnđến chóng mặt, nhưng những ám khí chính thống thì đều có những công cụ phòngngừa chính thống, chỉ có thứ mình tự tạo ra mới có thể bất ngờ khắc chế kẻ địchgiành được chiến thắng mà thôi.
Tôi đáp: Thưa sư phụ! Đó chẳng phải là thứ tà môn ngoại đạo ThiếuLâm luôn bài xích sao ạ?
Sư phụ nói: Không phải! Đây là bàng môn tả đạo.
Tôi đáp: Vậy thế nào là tà môn ngoại đạo?
Sư phụ tôi trả lời: Những thứ ám khí Võ Đang làm ra đều là tà mônngoại đạo.
Tôi và Hỷ Lạc đều “ồ” lên một tiếng.
Hôm đó sư phụ giữ sư huynh Thích Không lại, tôi và Hy Lạc ra ngoàitrước. Tôi bảo Hỷ Lạc, sư phụ chắc đang quở trách sư huynh. Hỷ Lạc nói, chưachắc.
Kết quả thật bất ngờ, Thiếu Lâm quyết định sản xuất hàng loạt Phithiên câu để tích lũy nguồn vốn, mở rộng chùa chiền. Tôi tỏ ra hoài nghi, khôngbiết thứ ấy có bán được không? Hỷ Lạc đáp, chắc chắn có thể bán được. Kết quảlà bán được thật, mọi người phát hiện ra chiếc Phi thiên câu này ngoại trừ việckhông thể bay lên giời ra thì dùng vào việc nào cũng được, trẻ con dùng để leocây, các bà các mợ dùng để buộc con lại, ở nhà có thể dùng cột chó, chập ba bốnchiếc móc lên lưng trâu còn có thể cắt cỏ trên đồng, người bán thịt lợn có thểdùng để treo thịt, xe ngựa hỏng có thể dùng làm dây kéo xe, tóm lại có thể góigọn trong hai từ “quá đỉnh”, lại thêm mác Thiếu Lâm sản xuất, lấy uy tín đảmbảo, cho nên rất đắt hàng.
Cứ bán như vậy chừng một tuần, tự dưng có ông già chín mươi sáutuổi đến nha môn gõ trống kêu oan, bảo rằng Phi thiên câu không phải thứ doThiếu Lâm phát minh mà là thứ do ông ta đã thử nghiệm thành công từ triều đạitrước, tuy chưa cho sản xuất hàng loạt, nhưng vẫn luôn giao dịch ngầm, thậm chítừng tạo nên cơn sốt trèo tường một độ, giờ Thiếu lâm ngang nhiên ăn cắp ýtưởng, mong rằng Thiếu Lâm có thể gửi lời xin lỗi đến ông, bồi thường và đổicho chắt của ông ta là Thích Thối, một pháp danh nghe lọt tai hơn.
Vị thẩm phán hỏi: Ông bảo Phi thiên câu do ông phát minh, lấy gìlàm chứng?
Ông già trả lời: Đại quan còn nhỏ, không biết được lịch sử thời đóđâu, trong giới hiệp khách thời bấy giờ móc câu rất thịnh hành, đại quan có thểđi hỏi các vị tiền bối, bằng không giờ xem sách sử cũng được.
Vị thẩm phán hỏi: Vậy trước đây ông làm nghề gì?
Ông già đáp: Thảo dân trước đây là nhà chế tạo.
Vị thẩm phán hỏi: Vậy ông chế tạo những thứ gì?
Ông già đáp: Cả đời tôi chỉ chế tạo được mỗi cái móc câu này.Nhưng về sau bờ tường nóc mái đều thay đổi cả, móc câu của tôi trở nên vô dụng.
Sự việc sau đó truyền đến nha môn, Thiếu Lâm về cơ bản chẳng có aiđi, nhưng vẫn dàn hòa được sự việc, kết quả phía nha môn cho rằng, vì Phi thiêncâu của Thiếu Lâm bán được mấy triệu chiếc, còn móc leo tường từ triều trướccủa ông già qua thống kê chỉ bán được chừng sáu nghìn dây, nên không thể khépvào tội vi phạm bản quyền. Tuy tạo hình của hai bên cơ bản giống nhau, nhưng vìtên gọi khác biệt, cho nên được phán xét là hai vật khác nhau, động cơ của ônggià là muốn thay đổi pháp danh cho cháu mình, thấy lợi tối mắt nên bị khép tộivu cáo. Vả lại vì móc trèo tường từ triều trước chưa đăng ký thương hiệu, nênphán ông già kia đã tạo thành phẩm, tuy tên của hai vật khác nhau, nhưng tạohình cơ bản lại tương tự, rõ ràng là vật sao chép. Hơn nữa tuy Thiếu Lâm chosản xuất móc câu hàng loạt đem bán lấy tiền, nhưng không phải để kiếm chác, màđể xây sửa chùa chiền, việc làm này của ông già là báng bổ thần thánh. Niệmtình ông già tuổi tác đã cao, miễn khỏi phạt roi, chỉ bắt đi diễu phố ở quảngtrường phía Nam thành nửa ngày mà thôi.
Phương trượng biết việc này liền đùng đùng nổi giận, căn vặn xemai đã cầu cạnh bọn nha môn. Tôi đáp: Ông ơi! Lần này Thiếu Lâm thắng kiện làtốt lắm rồi, tuy nhiên ông già kia có hơi đáng thương thật.
Phương trượng nói: Một tay giang hồ chế tạo ám khí, sống ngótnghét trăm năm, lẽ nào thật sự chỉ vì một cái móc câu mà kiện lên tận nha môn?Ai biết được hắn là ai. Con chỉ nhìn thấy trước mắt mà không biết nhìn xa.
Tôi tưởng tượng hôm diễu phố chắc chắn cát đá sẽ bất thình lìnhbay mù mịt, sau khi mọi người mở mắt ra, ông già kia đã không thấy đâu nữa, chỉcó tôi là thấy rõ câu chuyện diễn ra thế nào. Song sự việc lại đơn giản hơnnhững gì tôi nghĩ. Ngay khi ở trong lao ông già đã biến mất. Và tận ba năm saucũng không thấy tăm hơi.
Phi thiên câu đã kích thích ham muốn chế tạo ám khí của sư huynhThích Không. Ở trong chùa bao năm, kỳ thực võ công của tôi và huynh ấy chẳngthua kém nhau nhiều, song vì tôi có thể quan sát rõ hơn huynh ấy, cho nên huynhấy toàn thua tôi. Tôi không thích chế tạo ám khí cho lắm, bởi tôi cảm thấy tốcđộ bay của mọi ám khí trên thế giới này đều quá chậm chạp, tôi nhìn thấy ám khíngười thường phóng về phía tôi, cảm giác lề rề như thể đang nhìn chiếc lông vũdật dờ chao xuống vậy. Song thích không thì khác, huynh ấy cảm thấy giắt trênmình một đống ám khí sẽ rất lợi hại. Và quả thực là như thế, giả như bạn chỉ cómột thứ ám khí thì khi giao đấu với cao thủ tất nhiên sẽ bại, nhưng nếu khắpngười bạn giắt đầu ám khí, tên cao thủ nào đó đấm bạn một cái, có khi chẳng maylại đấm trúng vào ám khí, thế là bạn thắng. Đây là thứ ám khí mờ ám nhất trongsố các ám khí, mặc dù chẳng có ai cố ý cả.
Thích Không thường chỉ thay đổi mức độ nặng nhẹ của những loại ámkhí đã có sắn, rõ ràng là thiếu sức tưởng tượng. Song dạo gần đây huynh áy độtnhiên phát hiện ra giá thành chi phí cho việc chế tạo ám khí quá lớn, về cơbản, những loại ám khí giết người đều một đi không trở lại, như vậy sẽ rất lãngphí, nếu muốn làm thì phải làm ra thứ ám khí có thể thu hồi để tái sử dụng mớiđược. Nếu ra tay chuẩn xác, ám khí sẽ găm vào trong thịt, khi rút ra hẳn nhiênsẽ rất tiện, nếu tay trơn, ám khí chệch đi, tìm lại sẽ rất khó khăn, vả lại ámkhí hiện đại hóa có xu thế ngày một thu nhỏ lại, còn bàn tay của những ngườitập võ thời hiện đại cũng có xu thế ngày một tròn, cho nên việc cần kíp trướcmắt chính là việc tái sử dụng ám khí.
Tôi nói: Ném xong rồi đi nhặt về là được.
Hỷ Lạc nói: Thế thì mất mặt lắm, đánh nhau xong lại ra lần tìmkhắp nơi nữa à. Người không biết còn tưởng đi nhặt răng đấy!
Ý của sư huynh Thích Không là: Hiện trong dân gian vừa xuất hiệnmột thứ tên là dây khứ hồi, tên khoa học là dây thun, nếu buộc vào ám khí, saukhi phi ra chắc chắn có thể thu lại được.
Hỷ Lạc nói: Vậy làm sao mua được thứ đó đây? Mua thứ đó thể nào?Nhị vị sư huynh nếu không được phép tùy tiện ra ngoài kia mà.
Thích Không nói: Có thể trốn ra.
Hỷ Lạc nói: Phi thiên câu của huynh không thể trèo tường mà!
Thích Không nói: Không sao, huynh cải tiến được một chút rồi, giờđã có thể trèo tường được.
Tôi và Hỷ Lạc nói rằng chúng tôi đều hết sức ngỡ ngàng trước tốcđộ cải tiến ám khí của sư huynh.
Thích Không nói: Huynh nối thêm năm mươi thước dây cho chiếc Phithiên câu.
Tôi hỏi: Vậy có tác dụng gì?
Thích Không nói: Đệ tưởng tượng mà xem, tường ngói hiện giờ đâuthể móc chặt vào được, vậy nếu dây dài hơn một chút, có thể móc vào cây phíangoài tường, sau đó đu lên tường là leo ra ngoài được rồi còn gì?
Chương 3
Tôi hết sức thần phục, nhưng lại hỏi: Vậy quay về thế nào?
Thích Không đáp: Chẳng thế nào cả, huynh địu theo “giá vịn tường”.
Hỷ Lạc hỏi: Vậy làm thế nào để nhảy từ trên tường xuống đất?
Thích Không nói: Đơn giản thôi, huynh mang theo “giày tiếp đất”.
Tôi hỏi: Hai thứ ấy rốt cuộc là thứ gì vậy?
Thích Không trả lời: Là hai thứ huynh chế ra, đến lúc đó đệ vàmuội sẽ biết. Giờ phải tranh thủ càng sớm càng tốt, bởi giữa tháng có cuộctriển lãm ám khí giang hồ, huynh muốn nhân cơ hội này tham gia tỉ thí.
Hỷ Lạc nói: Vậy đi ngay đêm nay đi!
Tôi nói: Được, nhưng Hỷ Lạc phải ở lại chùa.
Hỷ Lạc rối rít phản đối: Không được, muội sợ đau lắm, sư phụ màđánh là muội sẽ khai ngay ra các huynh đi đâu đấy. Các huynh phải cho muội đicùng, như vậy mới có thể diệt khẩu.
Thích Không hỏi tôi: Từ “diệt khẩu” được dùng như vậy à?
Tôi đáp: Không rõ! Nhưng mang Hỷ Lạc theo cũng được. Bằng khônglại để một nhân chứng sống ở lại chùa.
Thích Không hỏi Hỷ Lạc: Từ “nhân chứng sống” được dùng như vậy à?
Hỷ Lạc đáp: Không nói chuyện với huynh nữa, huynh ngố lắm, dù saocanh ba đêm nay, mọi người cũng phải tập hợp ở chỗ giếng cổ góc Tây Bắc chùa.
Chúng tôi đều nhất trí.
Canh ba, Quanh giếng không một bóng người.
Sáng sớm tinh mơ ngày hôm sau, ba chúng tôi tập hợp, Hỷ Lạc hỏitôi: Tối hôm qua có tới đó không?
Tôi trả lời không, rồi hỏi Hỷ Lạc có tới không, Hỷ Lạc cũng trảlời không. Không biết sư huynh Thích Không có tới đó không, sư huynh gặp chúngtôi, tỏ vẻ có lỗi, hỏi chúng tôi có đến đó không, chúng tôi trả lời không, sưhuynh nói: May quá, huynh cũng không đến. Mọi người đều không đến thì tốt rồi.
Hỷ Lạc phàn nàn, canh ba con gà chưa gáy, làm sao biết được lúcnào là canh ba.
Tôi nói: Đệ cũng chẳng biết gì cả. Nghe tiếng gà gáy đệ mới thứcdậy.
Thích Không nói: Huynh còn dậy muộn hơn. Sư phụ gọi huynh mới dậy.Tối qua hưng phấn quá, huynh không ngủ được, đến canh ba mới ngủ.
Hỷ Lạc nói: Hôm nay thế này đi, chúng ta theo dõi xem khi nàophòng sư phụ tắt đèn, đợi một tuần hương sau đó tập hợp.
Kết quả lại thất bại, bởi sư phụ cả đêm không tắt đèn. Hôm sau cảba chúng tôi đều sưng húp mắt, ngái ngủ thôi rồi, đây là lần đầu tiên kể từ khisinh ra chúng tôi thức suốt đêm không ngủ, mãi đến khi trời sáng, sư phụ đi rathấy chúng tôi trông rất lạ, liền nói: Tối qua sư phụ nghiền ngẫm kinh sử, càngđọc càng mê mẩn, bèn thức luôn cả đêm, không ngờ các con cũng ngủ không ngongiấc, bốn người chúng ta đúng là có duyên thật đấy, đây chính là sự tương ứngnơi tâm linh mà sách Phật hằng nói đây mà ha ha ha!
Cả ba chúng tôi đều rất ấm ức, thứ nhất là chúng tôi đã phải trôngđèn suốt đêm, sau đó lại không thể tiết lộ âm mưu tuyệt mật với sư phụ, cuốicùng còn bị nói là rất có duyên với nhau, thật đến khổ!
Hỷ Lạc nói: Hôm nay thế này, sau khi ăn cơm xong, đợi một tuầnhương, khi nào sắc trời sâm sẩm thì chúng ta tập hợp.
Lần này cuối cùng ba chúng tôi cũng tập hợp lại được. Nhưng khinhìn thấy dụng cụ của Thích Không, chúng tôi đều ngớ người kinh ngạc.
Hỷ Lạc nói: Sư huynh! Những thứ huynh nói đến là những thứ này à?
Thích Không đáp: Đúng vậy, tuy thể tích của nó lớn, nhưng dùng rấthiệu quả, xem cái này, chồng hai cái lên nhau là có thể trèo tường, nếu đútchân vào trong cái này, khi rơi xuống đất sẽ không bị thương, cũng không gây rađộng tĩnh gì cả.
Tôi nói: Nói là nói vậy, nhưng một đệ tử cấp cao của Thiếu Lâm lạiđịu theo hai cái ghế dài và hai túi gai nhét đầy bông thì khó coi quá. Huynhmột đống thế này chạy tới lẽ nào không có ai phát hiện?
Thích Không hỏi: Thế nào là “một đống thế này chạy tới”?
Tôi đáp: Huynh cõng theo hai ghế đẩu dài nhất chùa và hai túi gainhét đầy bông, trông “một đống thế này”, chạy ngang qua sân mà không ai pháthiện ra à?
Thích Không đáp: Phát hiện ra chứ, mọi người đều phát hiện ra,nhưng huynh bảo là đem đi chế ám khí!
Tôi nói: Ám khí to quá cơ!
Hỷ Lạc nói: Muội quan sát rồi, không có ai đi theo đâu. Bắt đầu thôi!
Sư huynh Thích Không đã thành công khi quăng sợi dây thừng mắc vàomột thân cây cách bờ tường những một vạn tám nghìn dặm, sau khi kéo thử, cảmthấy chắc chắn, sư huynh liền dẫn đầu đoàn leo lên tường. Tôi nhận xét: Trônghuynh giống nữ hiệp ghê, động tác cứ thoăn thoắt ấy. Sau đó tôi leo lên tường.Đến khi cả ba đều leo được lên tường, bóng chiều đã lặn xuống quá nửa.
Thích Không nói: Tổng cộng có hai túi bông, hai đứa dùng đi!
Tôi nói: Còn huynh thì sao? Huynh trực tiếp nhảy xuống à?
Thích Không nói: Vớ vẩn, sư phụ nói rồi, trên đời này làm gì cóthuật khinh công. Huynh nói cho hai đứa biết, huynh đã nghĩ ra một cách tiếpđất mới: Hai tay bám chắc lấy dây thừng rồi đánh đu, sau khi chao qua chao lạimấy lần là có thể đứng vững trên mặt đất. Lũ khỉ toàn làm như vậy cả. Xem huynhđây!
Nói đoạn, Thích Không bám lấy dây thừng đu người đi. Chỉ nghe thấymột tiếng thét lớn, sư huynh đã ngã bịch xuống đất.
Phản ứng đầu tiên của tôi và Hỷ Lạc là lập tức quay đầu nhìn vàotrong chùa, bỏ mặc sự sống chết của sư huynh Thích Không. Sau khi thấy bêntrong không có động tĩnh gì, chúng tôi mới khẽ gọi: “Huynh chết chưa?”
Thích không đáp: Đau lắm! Cao quá!
Tôi nói: Năm mét.
Thích Không nói: Cao quá! Huynh phải ngất một lát đã.
Hỷ Lạc hỏi tôi: Huynh ấy bảo có thể đu qua mà, sao chưa gì đã ngãthẳng xuống đất rồi?
Tôi trả lời: Muội xem, dây thì cách cây những mười mét, tường thìcách mặt đất có năm mét, có mà đu bằng mắt!
Hỷ Lạc nói: Vậy sao huynh không nói với sư huynh, ngộ nhỡ huynh ấychết thì sao?
Tôi đáp: Thì huynh còn chưa kịp tính toán kỹ, huynh ấy đã nhảykhỏi tường rồi!
Tôi nói với Hỷ Lạc: Để huynh lồng cái túi bông này vào nhảy xuốngtrước, nếu huynh không chết muội hẵng nhảy. Nói đoạn, tôi nhảy xuống, tuy vẫnsống, nhưng cú ngã không nhẹ, tiếp đó đến lượt Hỷ Lạc phải nhảy, tôi trải bôngcẩn thận, rồi nói, có thể nhảy được rồi. Thích Không chẳng biết sống lại từ lúcnào, liền đứng dậy định đỡ Hỷ Lạc. Tôi nói, cứ để đệ đỡ là được, huynh dưỡngthương đi. Thích Không nói, đệ xem, huynh có sao đâu. Chưa nói hết câu Hỷ Lạcđã nhảy xuống, hai chúng tôi đều không kịp thừa cơ chạm vào da thịt muội ta.
Thích Không chạy lại hỏi: Không sao chứ?
Hỷ Lạc chỉ vào chân mình nói: Chệch khớp rồi!
Thích Không nói: Hả? Chắc huynh cho ít bông quá. Huynh cõng muộinhé!
Tôi nói: Thôi đi sư huynh! Huynh có muốn cõng thì cõng cái ghế đẩuấy, thứ gì huynh mang theo thì huynh tự cõng lấy, đệ và Hỷ Lạc chỉ phụ giúphuynh thôi.
Thích Không đáp: Việc này phải hỏi Hỷ Lạc.
Hỷ Lạc ngẫm nghĩ hồi lâu, nói: Ai mang gì theo thì tự cõng lấy, aikhông mang gì theo thì cõng muội.
Dọc đường xuống núi, chúng tôi đi rất lâu, bấy giờ ánh chiều lụihẳn, mặt trăng mới nhô, ven đường là khu rừng trúc trải dài, bên tai nghe tiếnggió thổi, biển trúc bỗng trở nên thâm u khác với ban ngày, Thích Không cõngghế, tôi cõng Hỷ Lạc, đêm lạnh nhưng vẫn râm ran hơi ấm.
Tôi nói: Khoan đã! Có vấn đề rồi!
Thích Không nói: Đúng! Huynh cũng phát hiện ra! Chúng ta cứ loanhquanh ở một chỗ.
Hỷ Lạc bất chợt ôm chặt lấy tôi. Tôi cũng nổi hết da gà. Cả bọnđảo mắt nhìn xung quanh hồi lâu, tôi định thần lại nói: Sư huynh làm đệ hếthồn, các bậc thềm giống y như nhau, quanh đây lại toàn tre trúc, đương nhiên lànhư đi loanh quanh một chỗ rồi. Đệ chỉ có cảm giác hình như trong rừng trúcphía trước có người đang đợi ta.
Tôi vừa dứt câu, Thích Không giật nảy mình, nói: Điều đệ nói cònkhủng khiếp hơn những gì huynh nói.
Tôi đáp: Có người đợi mình cũng chẳng sao, có người cũng tốt, cònhơn cứ loanh quanh luẩn quẩn một chỗ. Hỷ Lạc! Huynh đến chết ngạt vì muội đấy!
Tôi vừa dứt lời, trong rừng trúc trước mặt bỗng có một người xuấthiện. Người này áo dài lướt thướt, tay cầm cây sáo. Kẻ không dưng tìm tới chắccũng chẳng có ý định gì tốt đẹp, nhưng may sao hắn vận quần áo sẫm màu, chứ nếumặc một cây trắng, thì chắc ba chúng tôi đã chết khiếp tại trận rồi, đối phươngchẳng hóa ra chưa đánh đã thắng.
Thích Không nói: Ngươi là ai? Cầm thứ gì vậy?
Tên kia huơ huơ tay, đáp: Sáo đấy!
Tôi thấy một mũi tiêu độc bay vọt ra từ trong lòng cây sáo, hơnnữa dựa vào màu sắc mũi tên, tôi đoán chắc là có chất kịch độc, không phải tôibiết chất độc đó là loại độc gì, mà là tôi chưa từng thấy thứ màu xanh lục nàonhư vậy, nỗi sợ hãi do thiếu hiểu biết cũng là một chất độc, tóm lại nó khôngthể nào là chất bổ dưỡng được. Sư phụ dạy rằng chất độc có ba loại, loại nhiềumàu thì có thuốc giải, loại không màu thì không có thuốc giải, nhưng chất kịchđộc nhất chắc chắn có màu sắc gần với màu lá cây nhất, tương truyền là một loạikịch độc có dạng bột phấn màu lục đã thất truyền ở Tây Vực nhiều năm – sư phụtôi bảo chưa chắc đã ở Tây Vực, song thông thường hễ bắt gặp thứ gì không rõchân tướng, lại không thể giải thích được thì đều nói là thứ ở Tây Vực – chỉcần bỏ một gam xuống giếng, bảo đảm sẽ đầu độc chết một nửa dân thành TrườngAn. Chỉ cần bột phấn tiếp xúc với da người, không những người đó chết ngay tứckhắc, mà toàn bộ da dẻ, xương cốt, nội tạng, đại não đều bị ăn thủng lỗ chỗ, tàmị hơn nữa là, nghe nói cảnh tượng chết trông đến nỗi buồn nôn, những ai chỉnhìn thấy một lần, từ đó về sau sẽ chán ăn, tám mươi phần trăm là phải chếtđói. Lẽ nào đây chính là chất độc diệt thành được nhắc đến trong lời đồn đại?Dù gì cũng có thể đưa sư phụ xem. Nghĩ đoạn, thấy mũi tiêu phi lén đã bay lạisát mình, tôi hơi nghiêng người, để không dính phải nấm độc, sau khi mũi tiêubay qua, tôi mới đưa tay tóm lấy đuôi mũi tiêu, xem xét kỹ lưỡng.
Thích Không sững sờ, hỏi: Sư đệ! Đệ mang theo ám khí à?
Tôi đáp: Đệ có mang đâu, đệ vừa tóm được.
Hỷ Lạc nói: Rõ ràng tại huynh lắm mồm, làm sao người ta tự dưnglại phi ám khí về phía chúng ta?
Tên kia cười nhạt, nói: Có người bảo ngươi có khả năng tiên tri,quả nhiên ngươi có thể tiên tri thật. Ta chỉ không ngờ ngươi lại nhỏ vậy. Nhưngcó người đã đưa ta ngân lượng để lấy mạng ngươi, ta không thể không lấy mạngngươi được!
Tôi đáp: Ta nào có tiên tri. Ta mà tiên tri được thì đã chẳngxuống núi rồi.
Thích Không nói: Hắn muốn lấy mạng của đệ, đệ mau phi ám khí lạiđi!
Tôi đáp: Nhưng ngộ nhỡ hắn chết thì sao?
Thích Không đáp: Đưa đây cho huynh, để huynh phi. Nói đoạn liềngiật lấy ám khí, ném về phía người kia.
Tôi ngờ rằng thâm tâm tôi cũng muốn ném mũi tiêu lại. Vì xưa naychưa từng có ai có thể cướp đồ trong tay tôi.
Mũi tiêu rời khỏi tay, gió lạnh liền ập tới. Rừng trúc rào rạt mộthồi. Người kia vẫn đứng nguyên tại chỗ. Hỷ Lạc nói: Thích Không sư huynh! Tốcđộ của huynh nhanh thật đấy! Đã trúng chưa?
Tôi đáp: Chệch rồi! Chệch ra xa là đằng khác.
Đang nói thì kẻ kia tuốt kiếm lao tới. Thích Không giơ ghế lên đỡ,chiếu ghế bị chẻ làm đôi. Xét từ mức độ nhẵn phẳng của vết chém, tôi đoán kiếmnày là loại kiếm thượng đẳng. Chỉ có điều nó đã dính quá nhiều máu, oán khí quánặng, khí thế của nó đã vượt khỏi tầm kiểm soát của người cầm kiếm.
Tôi nói: Kiếm này không phải của ngươi.
Hắn trả lời: Đúng! Nhưng nhát kiếm này là dành cho ngươi.
Nói đoạn, đường kiếm lại vung lên, bổ thẳng về phía tôi. Tronggiây phút sinh tử, tôi lại quên mất lẽ ra phải buông Hỷ Lạc xuống từ trước, giờthì hai tay đỡ Hỷ Lạc, chỉ còn mỗi cái mồm có thể tác chiến mà thôi. Người kiabổ kiếm xuống, tôi thung dung né người đi, nhân lúc kiếm chưa thu về, tôi ngoácmồm ngoạm vào cổ tay hắn, thanh kiếm tức khác rơi đánh keng xuống đất.
Hỷ Lạc, Thích Không và tên sát thủ cùng lúc kêu to: Được phép đánhnhư vậy à!
Tên kia vừa thấy rơi vũ khí, liền quay người bỏ chạy. Thích Khôngnhặt kiếm lên; tôi gỡ mũi tiêu trên một thân trúc cách chỗ tên kia vừa đứng bamét, rồi cất đi. Chúng tôi tăng tốc chạy xuống núi. Tôi nghĩ, sao lại có ngườibiết chúng ta muốn trốn chùa đi chơi nhỉ, lẽ nào có người có khả năng tiên trithật? Nhưng tên kia là ai, mà sao trông đụt thế? Có điều một tên đụt như thế vìsao lại có một thanh kiếm tốt nhường ấy? Tuy bảo ở trường đua ngựa không phảiai có kỹ thuật tốt cũng đều chắc chắn có ngựa tốt, bởi nhiều khi bọn nhà giàucưỡi ngựa thượng hạng, nhưng kiếm thì lại khác, chỉ có cao thủ mới có thể sửdụng kiếm một cách mau lẹ. Hạng người đụt thế kia dẫu sắm thanh kiếm tốt, chỉtổ càng dùng càng cùn thôi. Điều đó chứng tỏ trước khi rơi vào tay tên kia,thanh kiếm này chắc chắn còn nhanh hơn.
Thích Không cõng kiếm trên lưng, nói với tôi: Thanh kiếm này ngắnhơn thanh kiếm thường một chút.
Tôi nói: Kiếm ngắn thì tuốt khỏi bao nhanh hơn.
Hỷ Lạc nói: Thanh kiếm này giờ thuộc về huynh rồi!
Dọc đường, chúng tôi cứ băn khoăn không biết tên kia rốt cuộc làai, kẻ nào phái hắn đến, bất giác đã đến chân núi. Huyện thành cách chân núimấy dặm, có tên là Trục thành, vốn được gọi là Trúc thành, trận chiến đánh úpthành Trường an mang tính quyết định của bản triều hồi khai quốc chính là trậnđại thắng Trúc thành, nhưng sau đó vị hoàng đế lập ra bản triều thấy cái tênTrúc thành không hay, nghe yếu ớt, dễ công phá, nên hai trăm năm trước đã đổitên thành Trục thành, ngụ ý là tòa thành trục lộc Trung nguyên. Trục thành cáchTrường An chỉ hơn trăm dặm, nhưng chúng tôi không quan tâm đến điều đó, điềuchúng tôi quan tâm là chúng tôi còn cách Trục thành bao xa.
Nhà dân trên đường đông dần. Vào trong thành mới biết, quầy quánđã đóng cửa từ lâu. Chúng tôi chỉ có mấy đồng bạc lẻ, không thể ở trọ được,đành phải ngồi co ro bên lề đường. Tôi bảo, đành ngủ ngoài đường một đêm vậy.
Một lúc sau, lính tuần đến trước mặt chúng tôi nói: Đứng hết dậy!Không được ngủ ở đây!
Lính tuần nói: Con đường này là đường giao thông kiểu mẫu trongthành, ngươi muốn ngủ thì đi sang con đường kế bên mà ngủ, chẳng ai để ý đến ngươiđâu.
Ba chúng tôi đi vòng sang con phố khác. Hỷ Lạc nói: Phải khi gàgáy quán xá mới mở cửa cơ, chúng ta dễ phải đợi cả đêm. Mua được đồ xong thìphải lập tức về ngay, không là bị phát hiện đấy.
Tôi và Thích Không nói: Hỷ Lạc này! Muội xuống được rồi đấy, ThíchNhiên ngồi xổm xuống rồi mà muội vẫn bắt đệ ấy cõng à. Thích Nhiên mệt lắm đấy!
Hỷ Lạc “ồ” lên một tiếng, cấm cảu tụt xuống, ngồi xổm bên cạnhtôi. Hỷ Lạc nói: Cuộc đào tẩu lần này thú vị thật đấy, sau này trong chúng tacó ai trở thành quan sử hoặc thi sĩ thì nhất định phải viết về câu chuyện nàynhé, đặt tên sách là “Ba ta”.
Trên trời muôn sao giăng kín, chung quanh mọi thứ đều xa lạ, cảnhtượng này bấy giờ không ai lưu ý, nhưng lần tới chắc phải đến kiếp sau mới cólại được.
Sáng sớm ngày sau, Hỷ Lạc đã đập cửa một quầy tạp hóa, mua mấy sợidây khứ hồi rồi lên đường rời thành chạy về chùa. Tôi thấy tất cả những tên đầugấu lưu manh cho đến hiệp khách giang hồ đều nhìn vào thanh kiếm trên lưng sưhuynh Thích Không, song tất cả mọi người lại lập tức lắc đầu bảo rằng đồ giả.Tôi cảm thấy thanh kiếm này khác thường.
Lúc đi thì xa, lúc về lại gần, chúng tôi rón rén bước đến trướcchùa, ngặt nỗi cổng chùa lại mở, Hỷ Lạc nói: Chết rồi, bị phát hiện rồi, chắcchắn phương trượng sợ chúng ta lại tiếp tục trèo tường nhảy xuống đây mà.
Chúng tôi nấp ngoài cổng chùa, không dám bước vào, Hỷ Lạc lén hỏimột vị tiểu sư huynh đứng gác cổng, huynh ấy nói việc lần này là việc tày đình,bên trong đã bố trí người đâu đấy rồi, sư phụ và phương trượng đều đang đợi cácngười vào đấy.
Hỷ Lạc hỏi: Việc tày đình gì vậy ạ?
Tiểu sư huynh đáp: Nghe nói ba ngươi ăn trộm hai chiếc ghế đẩu vàhai túi bông trong chùa, sợ tội nên lẩn trốn.
Bấy giờ, tiếng sư phụ tôi vọng ra: Vào cả đây đi! Đừng có lén lénlút lút nữa!
Cả ba chúng tôi chậm chạp cúi đầu bước vào, chậm là vì cả ba đềuđang vắt óc tìm cớ. Sư phụ vừa định nổi giận mắng: Chúng bay...
Đột nhiên, cả phương trượng và sư phụ đều há hốc mồm kinh ngạc,râu ria gần như choãi xuống, vội kêu chúng tôi vào trong phòng, nhẹ nhàng gạn hỏiđầu đuôi câu chuyện, sau đó nói: Các con có biết đó là thanh kiếm gì không, đólà thanh kiếm mà người trong giang hồ đều đang đổ xô đi tìm đấy, tên của thanhkiếm này được gọi bằng một từ: Linh. Linh vốn là vật sở hữu của Vô Linh – taysát thủ đệ nhất giang hồ - song lẽ, vì dính quá nhiều máu, vả lại những việctên đó làm toàn là mờ ám, cho nên Linh đã nhuốm phải tà khí cực nặng của thiênhạ, nhưng con xem bao kiếm này, nó được làm từ một cây gỗ thần mà trăm nămtrước đã được rất nhiều người thờ cúng, đúng là chính tà hòa quyện cho nên chỉcần kiếm được để trong bao từ hai giờ trở lên, sau khi rút ra, kiếm khí có thểsát thương người khác, đủ tưởng tượng được kiếm này sắc biến thế nào.
Sư phụ nói vừa mê mẩn rút kiếm ra, trong phút chốc, mọi người xungquanh đều mất dạng. Sư phụ lại nói: Có điều, suy cho cùng đây chỉ là lời đồnđại thôi. Thực ra, nó là một thanh kiếm được mài tương đối nhẵn bóng, là biểutượng địa vị giới võ lâm, cho nên sau khi Vô Linh biệt tích mấy năm, mọi ngườiđều tranh đoạt thanh kiếm này, vì vậy mà không ít người đã mất cả mạng. Nếu conkhông phải là đệ nhất cao thủ, cắp thanh kiếm này ra ngoài chắc chắn sẽ khôngthể sống sót trở về. Ai dè mấy đứa choai choai các con lại dám cõng kiếm từ chợvề chứ.
Phương trượng nói: Có thể tuyên bố với thiên hạ rằng, thanh kiếmnày tạm thời do Thiếu Lâm bảo quản, thiên hạ chắc sẽ thái bình hơn nhiều. Đúnglà chẳng có thời hạn, chỉ có người loạn. Thời buổi thái bình làm gì có chuyệncứ nhao nhao đòi chém giết nhặng lên chỉ vì một thanh kiếm, phen này có thể coilà yên ổn rồi.
Sau đó tôi chủ động đưa chiếc tiêu độc nhặt được trên đường cho sưphụ, nói: Sư phụ! Người xem cây tiêu này, hình như phía trên có chất độc diệtthành.
Sư phụ và phương trượng giật nảy mình, đánh rơi kiếm xuống đất, sưphụ vội dặn mọi người tránh ra, sau đó gọi gấp vị sư huynh Thích Độc, có biệthiệu Vô Độc Bất Thức ở bộ Ám khí đến giám định. Mọi người dường như đã quênkhuấy đi thanh kiếm tuyệt đỉnh kia, suy cho cùng, một thành kiếm cũng chỉ cóthể giết được một dúm người, còn thứ thiên hạ kịch độc thì có thể diệt được tấtcả một triều đại. Kết quả thẩm định khiến mọi người rất thất vọng, thứ vật chấtmàu xanh lục trên bề mặt ám khí sở dĩ có màu trúc thanh như vậy, một là do ámkhí được sử dụng nhiều lần, hai là chắn chắn đã găm vào thân trúc.
Sư phụ hỏi tôi: Võ công của người kia có lợi hại không? Là pháinào?
Tôi đáp: Con không biết, con chưa ra tay, con mới cắm hắn một pháthắn đã chạy rồi.
Sư phụ thốt lên: Hả?
Rồi hỏi: Sao kẻ đó lại biết các con lén lút xuống núi? Đến sư phụcòn chẳng biết nữa là.
Tôi đáp: Con cũng không rõ, có thể hắn đã mai phục ở đó mấy nămrồi.
Sư phụ lại nói: Vậy sao người đó lại có thanh kiếm này nhỉ?
Tôi đáp: Con cũng hỏi hắn rồi, hắn bảo đây quả thực không phảikiếm của hắn.
Chương 4
Trường An Loạn - Chương 04
Sư phụ nói: Chẳng nhẽ là do nhặt về? Lẽ nào giang hồ đổi vị, nămnay Linh kiếm đã không còn thịnh hành nữa ư? Quơ tay là nhặt được, thích cõnglà cõng về luôn ư?
Bấy giờ, có người cấp báo, ngoài chùa có một toán người nghe nóicó kẻ cõng Linh kiếm về, liền yêu cầu Thiếu Lâm đưa ra một câu trả lời chínhthức, sau đó trưng ra cho họ xem một lát, để thiên hạ biết rằng thanh kiếm đócó phải là Linh thật không.
Sư phụ lại thốt lên: Tin tức lan nhanh thế! Bảo với họ rằng, đâyđúng là Linh thật, Linh về Thiếu Lâm, cũng coi như là ý trời, để giang hồ từrày đã phân tranh, mọi người chớ có cướp đoạt thanh kiếm này nữa.
Ám khí làm bằng dây đàn hồi mà sư huynh Thích Không đã vất vả màymò cuối cùng đã thất bại, bởi ám khí đó chỉ có tôi mới sử dụng được, ThíchKhông dùng lần nào là lần đó y rằng bị trúng tiêu.
Vô Linh là một nhân vật thần bí, cũng giống như tất cả mọi ngườiđều cảm thấy tôi là một nhân vật thần bí vậy. Nhân vật thần bí luôn hiểu rõnhất nội tâm mình. Câu chuyện của hắn đã chấm dứt từ mấy năm trước, chấm dứtđến nỗi hoàn toàn không còn một chút dây dưa vết tích gì. Hắn nhận tiền và giếtbang chủ của một phái nhỏ lúc bấy giờ, sau đó đem theo người đàn bà của bangchủ kia đi, để lại một thanh kiếm ở hiện trường. Thanh kiếm ấy chính là Linh,mà về sau tôi đã nhặt về. Người bỏ đi, nhưng kiếm lại càng giống sát thủ, bởinó đã khiến không biết bao nhiêu nhân sĩ giang hồ tàn sát lẫn nhau.
Một đoạn sắt thép của một sát thủ để lại có quan trọng vậy không?Tôi cho rằng không. Có điều giang hồ là xã hội đen, mà xã hội đen là một quầnthể đặc biệt, sẵn sàng đánh nhau chỉ vì một bát vằn thắn, huống chi lại là mộtthanh kiếm có bề dày lịch sử. Bất kỳ lúc nào, kiếm cũng chỉ là cái cớ, việc aiđó có thể giết được bao nhiêu người để đoạt được thanh kiếm mới là thật.
Vả lại, Vô Linh không chỉ là một tên sát thủ. Hai mươi năm hắnhành tẩu giang hồ là hai mươi năm đầy truyền kỳ. Trong hai mươi năm, cuộc thếyên ổn, Trung nguyên không có quân phản loạn, Tây Vực không có giặc Hung Nô,tất cả các phần tử ưa gây sự đều không bị phân tâm bởi chính trị, một lòng mộtdạ luyện tập các loại võ công, ngẩng đầu ngóng ngày loạn thế, đối tượng mọingười đề phòng nhiều nhất chính là các loài động vật hoang dã bất thình lìnhtấn công từ trên núi xuống như hổ, gấu, và cả sát thủ Vô Linh nữa. Tương truyềnVô Linh ra tay rất nhanh, nhanh đến nỗi bạn còn chưa kịp thấy hắn động thủ thìđối phương đã ngã nhào rồi, về sau lời đồn đại ngày càng được thổi phồng hơnnữa, người giang hồ đều lo nơm nớp, ngày càng có nhiều người ngã ngất khi trôngthấy Vô Linh, mặc dù hắn còn chưa ra tay. Bởi mọi người đều tin lời đồn thổi làthật, cho nên thoạt trông thấy Vô Linh, họ đã chết khiếp; Vô Linh cũng khôngcần thiết phải chứng tỏ tốc độ tuyệt đỉnh của mình, chỉ cần bước tới đâm thêmhai nhát là được.
Sát thủ liệu có phải thấy ai cũng giết không? Vả lại, có công lựcmạnh mẽ như thế sao phải đi làm sát thủ, làm bang chủ chẳng hơn ư? Có điềunguyện vọng lớn nhất của Vô Linh là mong cho thiên hạ yên bình, yên bình thậttốt biết bao, một mình mình với một mình mình lúc nào mà chẳng yên bình, cứ cómột đám người là y rằng náo loạn. Vô Linh chỉ muốn làm một hiệp khách, nhưnghiệp khách hành tẩu trong giang hồ cần phải có kinh phí, không thể ăn trộmđược, nếu ăn trộm thì là tặc khách, tuy nói rằng có thể trộm tiền của bọn thamquan ô lại, sau đó vờ là cướp của nhà giàu chia cho người nghèo, phần lớn thìmình giữ lại, còn phần nhỏ chia cho quần chúng nhân dân, nhưng tiền của bọntham quan đương thời đều bỏ cả vào tiền trang, mà tiền trang đa phần được triềuđình ủng hộ, ra vào lấy tiền đều có mật mã, nói sai ba lần lập tức bị bắt ngay,cho nên rất khó. Nhưng đột nhiên có một lần nọ, có người nhờ Vô Linh giếtngười, khéo nỗi kẻ cần giết lại chính là một viên quan bản địa, mà đã là quantức là kẻ xấu, giết xong thì có một trăm lạng. Sau lần thành công đó, tronggiới đều biết là có một người như thế, một người tiêu diêu tự tại, không sợgiết người rồi bị kẻ khác tiệu diệt bang phái, giá cả cũng phải chăng, khônggiết vua, còn các quan nhất phẩm khác, thì nhất loạt thu một trăm lạng. Dần dầnvề sau, còn giết cả những kẻ không làm quan, song kẻ không làm quan là ngườitốt hay kẻ xấu thì cũng còn khó nói, chỉ xem trả giá có cao không mà thôi, đốivới dân thường, tương truyền kẻ nào có phẩm hạnh không tốt, giết một tên thìthu một nghìn lạng, kẻ không rõ tốt xấu thế nào, giết một tên thu hai nghìnlạng. Giết dân thường không giống như giết quan, bởi giết dân thường, lòng sẽthấy áy náy. Song thời thái bình thịnh thế thì về cơ bản là toàn quan tham,thời loạn thế may ra có quan thanh liêm chăng?
Thanh kiếm của Vô Linh chắc chắn là một thanh kiếm truyền kỳ, bởiai cũng bảo thanh kiếm này rất xịn, vả lại Vô Linh giàu như thế, kiếm của ngườigiàu lẽ nào lại không xịn? Nguồn gốc của thanh kiếm là thế này: có người nhờ VôLinh đi giết một vị lão nhân đã làm ám khí suốt sáu mươi năm trong giang hồ,nhưng chưa đợi Vô Linh kịp động thủ, vị lão nhân đã nói: “Ta biết có kẻ muốngiết ta, ta sẽ cho ngươi một thanh kiếm, rồi coi như mọi việc êm đẹp. Kiếm nàykhông phải loại kiếm thường, cả đời ta chỉ đúc có mỗi hai thanh như vậy thôi.Một thanh cho ngươi, không phải để tạ ơn ngươi tha mạng, mà thanh kiếm này tạmthời do ngươi sử dụng, sau cùng nó sẽ về tay người xứng đáng, ngươi giết tacũng được, nhưng chỉ cần ta ngã xuống, ngươi sẽ không thể ra khỏi sân này đâu!”
Vô Linh đã nhận thanh kiếm đó. Thanh kiếm rất bén, duy không thểlàm sây sát được vỏ kiếm. Hai mươi năm sau, Vô Linh phủi tay bỏ nghề, bởi mộtmình cũng khó có cách nào sống yên ổn lâu dài được, tự đối diện với bản thânmình thực ra đã là hại người rồi. Giết chóc hai chục năm trời, cuối cùng lạimai danh ẩn tích cùng một cô gái. Điều này rốt cuộc coi như chứng minh đượcrằng: hắn cũng là một kẻ giang hồ mà thôi.
Nhưng ai ngờ một thanh kiếm tuyệt thế lại bị bỏ trên nền nhà củangười bị hại, không mảy may thương tiếc. Có thể thấy, thanh kiếm tuyệt thế rốtcuộc vẫn là thanh kiếm tuyệt thế, bởi riêng việc bị vứt xuống nền nhà cũng đãlàm dấy lên một cuộc tranh luận lớn trong giang hồ. Giang hồ đồn rằng sau khitrông thấy cô gái, sát thủ bất chợt nhận ra mục tiêu của đời mình, còn cô gáithực chất đã bị tên tham quan chiếm đoạt, sau khi thấy sát thủ cô bất chợt nhậnra cuối cùng cũng gặp được một người đàn ông chân chính, đôi bên chớm gặp xiêulòng, thành ra kiếm nhẹ như không, thế là Linh bị bỏ rơi. Giang hồ lại đồn đại,thực ra cô gái bấy giờ đã ngất lịm, để cõng cô gái cho nên Vô Linh nhất thời hồđồ đã làm rớt thanh kiếm ở hiện trường. Nhưng giang hồ còn đồn rằng, việc nàyrất khó có thể xảy ra, bởi người ta dẫu hồ đồ thế nào đi nữa thì cũng không thểđể rớt hung khí tại hiện trường được, huống hồ Linh lại được liệt vào hàng quốcbảo. Bạn đã bao giờ thấy ai cưỡi con Xích Huyết mã đi làm, sau đó quên rằngmình đã cưỡi một con ngựa tốt và rồi trở về trên một chiếc xe kéo chưa? Gianghồ còn đồn rằng, sát thủ cõng cô gái đang hôn mê, lại xách cả chiếc đầu lâu củakẻ bị hại, đâm ra không còn tay nào cầm kiếm nữa, đành bỏ kiếm đi. Nhưng gianghồ lại phản bác, điều đó cũng khó có thể xảy ra, bởi nếu bạn từng mang vác rấtnhiều hành lý, bạn sẽ biết rằng, để đỡ phải chạy đi chạy lại nhiều lần, conngười ta thực ra vẫn có thể cố mang vác dù rằng đồ đạc có nhiều hơn nữa, huốnghồ là một sát thủ lõi đời.
Tóm lại tức là, Vô Linh đã ra đi từ đó. Chuỗi tháng năm truyền kỳmà người sống trong giang hồ đều mơ tưởng tới cũng đã trôi qua. Còn chúng tôithì sao, quãng thời gian đó, chỉ có việc tranh đoạt một thanh kiếm, rồi thìkhiến cho Vô Linh ngày một huyền hồ hơn sau mỗi lời đồn thổi. Người ta đều nóirằng thanh kiếm này có thể ra hiệu lệnh cho thiên hạ, nhưng tôi thường nghĩ,nếu tôi nhặt được một tấm long bào do hoàng đế bỏ rơi, vậy phải chăng tôi cũngcó thể ra lệnh cho thiên hạ? Từ đầu chí cuối ra hiệu lệnh cho thiên hạ đều làngười. Mà thiên hạ đã có người ra hiệu lệnh, vì sao một số người trên thực tếchỉ có thể nhận lệnh nhưng không cam lòng, lại cứ muốn tạo ra một thiên hạ thứhai cơ chứ? Phải chăng sẽ còn có một thiên hạ khác nữa? Lắm thiên hạ như vậy,thì thiên hạ bảo sao mà chẳng loạn.
Phương Nam lá rụng, phương Bắc tuyết rơi, cứ vậy hết năm này quanăm khác. Năm tôi mười tám tuổi, sư phụ nói: ngày kia con có thể đi được rồi.
Tôi đáp: Con đi đâu ạ?
Sư phụ nói: Con thích đi đâu thì đi. Nhưng điều này không do conquyết định.
Tôi đáp: Có rất nhiều việc con còn chưa hiểu.
Sư phụ nói: Cho nên con mới cần đi để hiểu.
Tôi nói: Vậy Hỷ Lạc thì sao ạ?
Sư phụ nói: Đi cùng con.
Tôi đáp: Thật ạ? Vậy sư huynh thì sao ạ?
Sư phụ nói: Đi đường nó.
Tôi hỏi sư phụ: Con có thể hỏi thầy một số câu hỏi không?
Sư phụ trả lời: Hỏi đi!
Tôi hỏi: Vì sao con từ nhỏ đã ở đây?
Sư phụ đáp: Để khiến Thiếu Lâm lớn mạnh.
Tôi hỏi tiếp: Vì sao bây giờ lại bắt con ra đi?
Sư phụ đáp: Để Thiếu Lâm khỏi vướng phải tai họa tày trời.
Tôi hỏi: Vì sao ạ?
Sư phụ nói: Con sẽ tự biết!
Tôi hỏi tiếp: Vậy sư huynh của con là ai?
Sư phụ đáp: Không nói được.
Tôi lại hỏi: Vì sao sư phụ không truyền cho con võ công chính quy?
Sư phụ đáp: Con đã không cần đến võ công nữa. Võ đều là các bàiquyền cả thôi, bài quyền này khắc chế bài quyền kia, nếu con không biết đòn củađối phương, con có thể dùng bài quyền của chúng ta để phòng bị, dùng đòn nàychống trả đòn kia, thực ra không cần để ý đến câu hỏi liệu có hàng phục đượcđối phương hay không, mà chỉ cần biết công lực của mình cao hay thấp, tất cảquyền thuật đều không phải không có chỗ sơ hở để có thể tấn công, hay nói cáchkhác, tất cả quyền thuật đều có rất nhiều lỗ hổng, cái chính là phải xem tốc độvà sức mạnh của mình. Con đã có tốc độ và sức mạnh thuộc hàng đệ nhất, trongkhi con lại có thể thấy hết thảy động tác đối phương, thế thì ta còn dạy con điquyền làm gì.
Tôi đáp: Dẫu có như vậy, nhưng con đi quyền trông vẫn hơi khó coi.
Sư phụ nói: Xưa nay chỉ có kẻ bại trận mới hơi khó coi thôi.
Tôi nói: Vậy nhỡ con gặp phải cao thủ thì làm thế nào?
Sư phụ trả lời: Thì chạy. Dù gì người ta cũng chẳng đánh được con.
Tôi hỏi: Vậy con phải đi đâu?
Sư phụ nói: Câu này con hỏi rồi.
Tôi hỏi tiếp: Vậy con phải đi để làm việc gì?
Sư phụ nói: Đến con còn chẳng biết con phải làm gì, thì ta làm saobiết được con phải làm gì?
Tôi đáp: Các thầy sắp đặt cho con suốt mười tám năm.
Sư phụ nói: Suốt mười tám năm nay, thực ra con chưa từng đón nhậnsự sắp đặt của ai cả. Con chỉ cảm thấy các bài luyện tập ở đây có ích chứ khôngcó hại, vả lại trong lòng con hiểu rõ rằng nếu ra khỏi ngôi chùa này, con cũngkhông sống được đến lúc trưởng thành.
Tôi nói: Con cũng từng nghĩ như vậy, nhưng mà tại sao cơ chứ?
Sư phụ đáp: Chính sự lớn mạnh hiện giờ của Thiếu Lâm đã bảo vệcon, bản thân con có thể không biết, song bên ngoài đều biết con. Sau khi conxuống núi, lúc bình thường không được dùng pháp danh vốn có nữa.
Tôi nói: Vậy con được gọi là gì?
Sư phụ nói: Con tự nghĩ đi! Bao năm nay, ta đã phải chịu đủ cáinỗi khổ đặt tên này rồi.
Tôi nói: Vậy con ngủ ở đâu?
Sư phụ nói: Thì có Hỷ Lạc đấy, con bé chắc chắn sẽ giúp được con!
Tôi nói: Vậy con có còn được coi là người của Thiếu Lâm không?
Sư phụ nói: Con nói xem?
Tôi nói: Vậy tại sao ngày kia con lại phải ra đi? Ngay bây giờkhông được ạ?
Sư phụ trả lời: Không được. Ngày mai trong giang hồ sẽ có cuộc đạitỉ thí võ công. Sư phụ Huệ Cánh ở chùa Thông Quảng của chúng ta sẽ có một trậnquyết chiến với Võ Đang.
Tôi hỏi: Ai sẽ thắng ạ?
Sư phụ nói: Thiếu Lâm ngứa mắt với Võ Đang, đúng không?
Tôi đáp: Dạ vâng!
Sư phụ nói: Vậy Võ Đang muốn người của Thiếu Lâm chết hết, đúngkhông?
Tôi đáp: Vâng!
Sư phụ nói: Trận tỉ thí đó sẽ chẳng có ai thắng cả. Ai thắng cũngnhư nhau thôi, thắng thế trận mà không thắng lòng người thì vẫn là thua. Aithắng cũng là thua.
Tôi nói: Vậy tại sao còn phải tỉ thí ạ?
Sư phụ trả lời: Ngày ấy rốt cuộc cũng phải đến, Thiếu Lâm làm ănlớn trong võ lâm, song bản chất không mưu lợi cho nên mọi người đều bất mãn,bôn tẩu giang hồ thì phải uống rượu, nhưng mọi người đều không thể không cótiền rượu được.
Tôi đáp: Vậy chúng ta không tham gia tỉ thí nữa là được.
Sư phụ nói: Trận tỉ thí đó ai cũng biết, kẻ thắng sẽ hùng bá thiênhạ. Bá tánh trong thiên hạ đều biết, Thiếu Lâm bị ép phải tham gia. Có tráchthì chỉ có thể trách công tác tuyên truyền được làm qua tốt thôi.
Tôi nói: Vì sao chúng ta đều không thể thoát tục được? Sư phụ vẫnthường nói phải thoát tục, nhưng cả Thiếu Lâm đều chưa thể thoát tục kia mà.
Sư phụ nói: Chúng ta mà thoát tục được cả thì còn nói làm gì? Cứnói thoát tục ra rả là vì chưa có ai thoát tục được cả. Thiếu Lâm suy cho cùngcũng chỉ là một bang phái, mà đã là bang phái thì khó tránh khỏi sự chém giếtlẫn nhau.
Tôi hỏi: Vì sao mọi người đều phải tỉ thí ạ?
Sư phụ trả lời: Bời vì thiên hạ quá yên bình.
Tôi nói: Yên bình ổn định không tốt sao?
Sư phụ đáp: Chắc trong giang hồ có kẻ muốn làm anh hùng, ai bảongười xưa nói “loạn thế xuất anh hùng”? Mọi người đều nghĩ rằng thời loạn mớixuất hiện anh hùng, chứ nếu người xưa bảo “thịnh thế xuất anh hùng” thì thiênhạ chắc đã yên ổn dài dài.
Tôi nói: Vì sao lại tin vào câu nói của một người không cùng mộtthời đại?
Sư phụ nói: Bởi vì ngoài vua ra, thì tất cả đều là con dân trămhọ, con dân trăm họ thì đều là thằng ngốc.
Tôi hỏi: Vậy vua thì sao?
Sư phụ tôi đáp: Là thằng đại ngốc.
Tôi “ồ” lên một tiếng.
Ngày hôm sau. Hỷ Lạc ở trong chùa đợi tôi, tôi và sư phụ đi theodõi trận quyết đấu. Trên Di Xuân các ở thành Trường An, Lưu Vân bị vây khốn.Huệ Cánh đã được cáng vào trong chùa để cứu chữa. Tôi hỏi sư phụ: Kết cục sẽthế nào?
Sư phụ trả lời: Như nhau.
Tôi hỏi: Vậy sau khi con đi, con có thể thường xuyên về thăm chùakhông?
Sư phụ trả lời: Không được.
Tôi hỏi: Vì sao ạ?
Sư phụ đáp: Nếu con tơ tưởng đến việc thường xuyên về thăm nhà,con sẽ không đi xa được.
Tôi nói: Vậy ngay cả sư phụ, con cũng không được gặp ạ?
Sư phụ nói: Chớ có nuối tiếc, ta chỉ vừa khéo là sư phụ con thôi.Con hãy nhớ, khi con cảm thấy chẳng có cách nào làm phai nhạt đi hình bóng củaai đó, con hãy nghĩ, người đó chỉ vừa khéo là người đó, thế là được. Ví dụ saunày Hỷ Lạc có chết, con hãy nghĩ, Hỷ Lạc chẳng qua vừa khéo là bạn gái của mìnhmà thôi, thế là được.
Tôi nói: Lẽ nào tất cả mọi việc đều diễn ra vừa khéo?
Sư phụ nói: Không, tất cả mọi việc trước khi xảy ra thì gọi là“chưa hay”, sau khi xảy ra và ngẫm nghĩ lại thì gọi là “vừa khéo”.
Tôi nói: Vậy những sự “vừa khéo” kia không phải được sắp sẵn đúngkhông ạ?
Sư phụ nói: Số phận đã sắp sẵn, mệnh không thay đổi, vừa khéo chỉlà một phó từ.
Tôi nói: Vậy sư phụ tặng con chút qua lưu niệm gì đi!
Bấy giờ, nước mắt tôi chỉ chực trào ra.
Sư phụ nói: Vậy tặng con Linh kiếm nhé!
Tôi chợt thu lại nước mắt: À! Linh…
Sư phụ nói: Kẻ làm thầy này và cả phương trượng cũng đều có ý này.Để kiếm ở Thiếu Lâm cũng chẳng có ích lợi gì, trong khi con lại có thể khốngchế được Linh. Người khác thì không xong.
Tôi nói: Vì sao ạ?
Sư phụ đáp: Bởi con trông thấy nó là có thể hàng phục nó, conkhông trông thấy nó sẽ không thể hàng phục nó.
Tôi đáp: Linh quá quý báu, con không nhận được, dù chỉ là vỏ kiếmthôi con cũng thấy mãn nguyện rồi.
Sư phụ cười: Ha ha ha, kiếm và vỏ không thể tách rời. Song ta hyvọng con có thể nhớ câu con vừa nói suốt đời.
Sư phụ nói: Con không cần đi gặp Thích Không đâu, ta biết huynh đệhai con tình sâu nghĩa nặng, song nó chỉ vừa khéo là sưu huynh của con mà thôi.
Sư phụ lại nói: Con có thể hỏi ra một câu hỏi cuối cùng!
Tôi nói: Vậy con sẽ hỏi đây, thực ra con vẫn luôn muốn hỏi, cả sưphụ cũng đã từng hứa là sẽ nói, năm con sắp lên mười sư phụ đã nói vậy, nhưngsư phụ quên rồi. Hồi con và sư huynh còn nhỏ, có lần lén xuống núi tắm, chúngcon đã đi vào trong một cái hang, song cả hai đều lập tức hôn mê bất tỉnh. Baonăm nay, con vẫn luôn muốn quay lại hang động đó.
Sư phụ tôi cười lớn, nói, ta không nói cho con đâu, nói rồi e conlại thất vọng. Con đã khôn lớn, chớ có mê muội tin vào mấy câu chuyện truyềnthuyết. Thiếu Lâm có vô số mật thất, muốn giấu đồ sao lại phải giấu ở cái hangmà ngay cả thằng Thích Không thô kệch cũng có thể tìm được.
Vượt hai trăm dặm trở về chùa. Hỷ Lạc đã đeo Linh đứng ở cổng đợitôi. Thấy Hỷ Lạc đeo thanh kiếm mà thiên hạ tranh nhau cướp đoạt giữa ban ngàyban mặt tôi hết sức kinh ngạc, bèn nói: Muội không sợ à?
Hỷ Lạc nói: Không sợ, người tốt kẻ xấu đều đi xem tỉ thí võ côngrồi.
Tôi nói: Muội đứng đây đợi huynh lâu chưa?
Hỷ Lạc nói: Lâu lắm rồi.
Tôi nói: Vậy chúng ta đi đâu đây?
Hỷ Lạc kéo tôi nói: Xuống núi chứ còn đi đâu.
Tôi nói: Đợi đã, huynh còn một mộng tưởng muốn thực hiện.
Hỷ Lạc nói: Gì nữa đây, mộng tưởng của huynh chẳng phải luôn muốntới một nơi tươi đẹp, sống một cuộc sống an nhàn sao?
Tôi đáp: Không, còn một ước nguyện nữa, huynh muốn biết cái hang ởngọn núi phía sau rốt cuộc thế nào. Hồi còn nhỏ huynh đã bị ngất ở đó, giờ chắchuynh sẽ không bị ngất nữa. Huynh muốn biết trong đó có gì.
Hỷ Lạc không vui, nói: Là cái hang huynh từng kể ấy à? Chúng ta đãđủ khổ sở rồi, mà ngộ nhỡ cả hai đều bị chết ngất thì phải làm sao?
Tôi đáp: Cả hai đều chết ngất thì tốt quá.
Tôi và Hỷ Lạc lén tới ven hang động ở dãy núi sau chùa. Tôi đứngcách cửa hang rất xa, phát hiện thấy xung quanh sơn động đã bị cỏ hoang phủlấp. Bấy giờ sắc trời sẩm tối, các ngọn núi chung quanh có vẻ đáng sợ. Hỷ Lạcnép mình vào người tôi nói: “Huynh ơi, mình về đi!”
Tôi nói: Đã đến rồi, giờ mà quay về thì tiếc lắm. Nói đoạn liền đitới gần sơn động, bắt đầu bạt cỏ dại.
Tôi thò đâu vào hang hít một hơi rồi vội nói: Hỷ Lạc! Muội ngửithử xem! Mùi hương thật lạ, phía trong chắc chắn có bí mật gì đó của Thiếu Lâm.Huynh có luyện được thần công hay không không thành vấn đề, dù sao huynh cũngcó thể chạy, nếu như có bí kíp gì thì muội hãy luyện theo nhé.
Chương 5
Hỷ Lạc nói: Đi thôi, muội cảm thấy chóng mặt quá.
Tôi nói: Hồi xưa cũng lạ thật, làm sao bảo ngất là ngất ngay đượcnhỉ? Huynh chẳng chóng mặt chút nào cả, chắc muội chóng mặt là do tác dụng tâmlý thôi.
Nói đoạn, tôi chẳng biết trăng sao gì nữa.
Khi tỉnh dậy tôi lại thấy khuôn mặt sư phụ. Ngẫm đi ngẫm lại thìđiều này quả thật khiến người ta có cảm giác anh hùng lắm nỗi truân chuyên, bởiđã bảo là xuất phát từ lâu rồi, thế mà kết cuộc xuất mãi vẫn chẳng phát được.Tôi hỏi sư phụ: Sao con lại bị ngất? Hỷ Lạc đâu ạ?
Sư phụ nói: Tỉnh rồi. Không sao cả.
Sư phụ nói tiếp: Con hiếu kỳ quá. Tính hiếu kỳ có thể gây chếtngười đấy!
Tôi đáp: Nhưng sư phụ cũng biết, con từ nhỏ đã rất muốn biết bímật của hang động đó mà.
Sư phụ nói: Ta không thể nói cho con được.
Tôi đáp: Sư phụ, xin sư phụ nói cho con đi, bằng không con sẽ vẫnkhám phá đến cùng.
Sư phụ ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi nói: Được rồi, ta đành phá vỡ mộtmộng tưởng của con vậy.
Nói đoạn, liền hỏi tôi có thể rời khỏi giường đi lại không, tôitrả lời không sao cả. Sư phụ nói, vậy hãy đi theo ta.
Dọc đường tôi bám theo sư phụ, chúng tôi đi đến trước Đại-nhà-xícủa Thiếu Lâm. Sư phụ hỏi tôi: Đây là đâu?
Tôi đáp: Là Đại-nhà-xí!
Sư phụ hỏi: Có tổng cộng bao nhiêu hố?
Tôi đáp: Ít nhất cũng phải năm mươi hố!
Sư phụ hỏi: Nhà chùa tồn tại bao nhiêu năm rồi?
Tôi đáp: Không dưới ba trăm năm.
Sư phụ nói: Đúng. Con xem, phía dưới Đại nhà xí thông với cái sơnđộng kia. Cứt đái của năm mươi cái hố trong suốt ba trăm năm đều tích tụ trongđó, đương nhiên sẽ sản sinh ra thứ khí khiến người ta ngạt thở. Con ngửi mộtlần không đủ, lại còn ngửi đến lần thứ hai. Hừm, kẻ làm thầy này biết nói thếnào với con đây. Giờ con đã thấy hối hận khi biết được sự việc này chưa?
Tuy có cảm giác choáng váng như thể thần tượng của tôi vừa mớichết, nhưng tôi vẫn nói: Con không hối hận, bằng không đợi đến khi võ công caocường, con sẽ vẫn vào hang tìm cho bằng được. Đa tạ sư phụ chỉ dạy. Sao sư phụkhông sớm nói cho đệ tử biết?
Sư phụ nói: Hồi đó con còn nhỏ, có một cái hang để có thể suy ngẫmvề nó là một việc rất tốt.
Tôi không nói gì.
Sư phụ nói: Con có thể xuất phát được rồi!
Tôi quay về chùa, dắt Hỷ Lạc đi theo. Cáo biệt sư phụ. Một lầnnữa.
Khi tôi quay người, Hỷ Lạc hỏi tôi: Trong cái hang đó rốt cuộc cóthứ gì vậy?
Tôi nói: Hỷ Lạc à! Đừng có để tính hiếu kỳ hại mình, huynh khôngthể nói cho muội biết được.
Tôi và Hỷ Lạc đeo Linh xuống núi, thực ra tôi đợi ngày này từ lâulắm rồi, có thể nói là mười năm, bởi tôi chẳng bao giờ muốn bị nhốt vào một chỗrất nhỏ để rồi làm những việc rất lớn, như vậy thà ở một chỗ rất lớn rồi làmnhững việc rất nhỏ còn hơn. Cách suy nghĩ cũng có thể tự do thay đổi, nó sẽ lớnở những chỗ lớn, và nhỏ ở những chỗ nhỏ. Song ngày này đến có vẻ đường đột, vàcó vẻ như khi những người hoặc những sự việc ta mong đợi quá lâu cuối cùng cũngxuất hiện, thì ta lại tỏ ra bình tĩnh và suy ngẫm về nguyên do khiến ta bìnhtĩnh đến vậy. Nguyên do chính là việc nếu lựa chọn cái mới thì sẽ phải mất đicái cũ, trong khi cái cũ dường như vẫn còn rất tốt.
Tuy sự việc không đến nỗi to tát như những gì tôi ngẫm nghĩ suốtbao năm qua, mọi thứ cứ như thể đang chạy tị nạn, song trong lúc chạy tị nạnlắm khi lại có những thu hoạch bất ngờ, điều tôi muốn nói chính là Hỷ Lạc, côgái xinh xắn đáng yêu đứng bên tôi, đang đeo thanh kiếm Linh trông rất mất cânđối so với người cô nàng.
Tại sao trong tất cả mọi việc, phụ nữ trông đều xinh đẹp đáng yêu.Tôi nghĩ chắc là “yêu nhau yêu cả đường đi” nên vậy, lý do này rất hay, nhưngtôi thực sự không phán đoán được, nói ra hẳn rất ngượng ngùng, bởi tôi cũngchưa so sánh bao giờ, có khi đây là cô nàng đầu tiên tôi ngắm nghía kỹ lưỡng.
Có rất nhiều chuyện xảy ra trong bao năm chúng tôi ở bên nhau, cầnphải từ từ hồi tưởng lại, nhìn chung đều rất khó khăn, đầu tiên là việc sốngchung với một cô nương bao lâu như thế, trong khi cô nàng lại có khuôn mặt cânđối ưa nhìn, muốn không thích cũng khó, ngoài ra việc khó khăn hơn là ở phía HỷLạc, thật sự chẳng dễ gì khi xung quanh đến hơn một nghìn anh đàn ông mà lạikhông hề có mối quan hệ mờ ám nói với họ, và càng quý hóa hơn nữa khi cô nàngkhông hề nảy sinh thứ tình cảm phức tạp đủ khiến câu chuyện này trở nên rối rắmvới sư huynh Thích Không của tôi, một người cũng không kém phần xuất chúng.
Tôi biết làm sao được, tôi nghĩ, những điều người khác làm vànhững điều tôi cảm nhận chính là những gì người ta nghĩ trong lòng.
Chúng tôi men theo đường xuống núi, dưới núi có một dịch trạm, rấtnhiều thớt ngựa nghỉ chân ở đó. Cũng may trước khi được cứu vào chùa Hỷ Lạc đãcó kinh nghiệm xã hội phong phú hơn tôi, nên tôi mới khỏi nghĩ rằng lũ ngựa nàycó thể dắt đi miễn phí. Hỷ Lạc nói, trong dịch trạm có cho thuê ngựa. Mà chúng tôiđang rất cần một thớt ngựa.
Tôi nói: Huynh cũng nghĩ vậy, nhưng chúng ta làm gì còn đồng bạcnào.
Hỷ Lạc nói: Vậy phải làm sao nhỉ, trên người muội cũng chẳng cóthứ gì đáng tiền cả.
Tôi nói: Xem ra thứ đáng tiền nhất chính là thanh kiếm này rồi.
Hỷ Lạc đáp: Muội thì nghĩ có thể đem thanh kiếm này đi cầm đồ.
Còn tôi nghĩ chắc mọi người đều nghèo cả, vừa nghèo lại vừa muốncưỡi ngựa, bởi bên cạnh dịch trạm có một cửa hiệu cầm đồ.
Tôi và Hỷ Lạc dắt tay nhau bước vào hiệu cầm đồ, đặt thanh kiếmlên mặt bàn. Chủ hiệu hỏi chúng tôi: Hai vị là người ở đâu vậy?
Tôi đáp: Tôi là người của Thiếu Lâm, thanh kiếm này chính là thanhkiếm Linh nổi tiếng, ông xem nó đáng giá bao nhiêu?
Chủ hiệu đánh mắt nhìn tôi, lại do xét Hỷ Lạc, rồi cười ngặt nghẽonói: Linh thì đúng là ở Thiếu Lâm, nhưng… ha ha ha ha. Thiếu Lâm giờ cũngthoáng thật, thầy tu được phép mang theo đàn bà con gái sao?
Tôi nói: Sao cái cục cứt, chúng tôi quen nhau từ nhỏ.
Chủ hiệu lại cười ngặt nghẽo, nói: Chắc dấm từ tấm bé cũng nên, haha ha ha, thôi được rồi, tôi không đùa hai vị nữa, để tôi coi thanh kiếm nàyxem sao.
Lão chủ hiệu cầm kiếm lên quan sát, ngắm bao kiếm một hồi, đangđịnh rút kiếm thì tôi nói: Cẩn thận kiếm khí đấy!
Chủ hiệu đúng là người thẳng tính, giàu cảm xúc và rất hào sảng,lần này lão ta cười ha hả hết đúng một tuần hương, đoạn nói: Bao kiếm này làmcũng khá được, đủ cho hai ngươi được cái giá phải chăng, có điều ranh con cácngươi chớ có khoác lác, bằng không ta đã định giá xong rồi.
Nói đoạn liền rút Linh ra. Nào là kiếm khí yêu phong, tất tậtchẳng thấy thứ gì xuất hiện, bình thường chắc đã toi rồi. Chủ hiệu nói: Kiếmxịn! Hàng nhái cũng xịn! Chẳng qua là thiếu chút gì đó, không thì đã là hàngthật rồi.
Tôi nghĩ bụng, có mà chính lão thiếu chút gì đó thì có.
Chủ hiệu nói: Ta trả cho hai ngươi mười lạng bạc, lãi suất mườiphần trăm, nội trong một tháng mà không đến lấy, ta sẽ tự xử lý.
Hỷ Lạc nói: Mười lạng? Quá ít! Hồi nhà chúng tôi còn khá giả, phảichi hơn trăm lạng mới đúc được thanh kiếm này đấy!
Chủ hiệu nói: Ồ, không phải hai vị nhặt được à, thế thì năm mươilạng vậy nhé?
Hỷ Lạc nói: Tám mươi lạng.
Chủ hiệu nói: Xong luôn.
Hỷ Lạc nói: Một trăm lạng.
Chủ hiệu nói: Thế thì không được, cứ trả tiếp nữa thì vô cùng lắm,thanh kiếm này rất được, trông cũng thật, có điều giá mà tăng lên nữa, thì tôilên hẳn Thiếu Lâm tự mua hàng thật cho xong.
Tôi nói: Hả, cái này mà cũng mua được à?
Chủ hiệu nói: Cái này công tử không phải bận tâm, thôi tôi trảcông tử tám mươi lạng. Nào! Thứ này thuộc hàng quý giá, tôi sẽ gọi thợ vẽ đếnvẽ chân dung hai vị, kẻo lúc đến lấy lại nhầm người, hai vị nhớ nhé, mã số củathanh kiếm này là: Hàng quý 00121, mật mã là ngày giờ hôm nay, nhà tôi là cửahiệu cầm đồ đệ nhất thiên hạ, muốn sửa mật mã, hai vị cứ đến các chi nhánh ởTrung nguyên là được.
Nói đoạn, thợ vẽ cũng tới nơi, tôi và Hỷ Lạc ngồi lại ngay ngắn,thợ vẽ nói, vẽ một người hay vẽ cả hai ạ?
Tôi trả lời: Vẽ cả hai đi!
Chủ hiệu nói: Nếu vẽ cả hai thì chỉ khi nào cả hai vị cùng đến mớilấy được đồ, rắc rối lắm. Bận trước có cả một lớp học tư thục đến cầm một mónđồ, họa sẽ vẽ cả lớp phải mất ba ngày mới vẽ xong, rốt cuộc lớp ấy bây giờ cóhai học sinh tử nạn, đồ của họ thì vĩnh viễn không thể lấy ra.
Hỷ Lạc nói: Vậy vẫn cứ vẽ cả hai đi, một trong hai chúng tôi chếtthì cũng chẳng cần món đồ này làm gì.
Tôi nói: Vậy thì vẽ cả hai luôn, anh nghe rõ chưa, vẽ đẹp một chútnhé!
Thợ vẽ nói: Vâng. Hai vị ngồi sát lại một chút, giấy to chừng nàythôi, cách xa nhau quá sợ vẽ không đủ.
Tôi hỏi: Thế lần trước anh vẽ cái lớp kia thế nào?
Chủ hiệu nói: Xin công tử quay lại nhìn phía sau, hình vẽ trêntường kia chính là họ đấy.
Tôi và Hỷ Lạc quay lưng nhìn lại phía sau, tôi nói: Phải vẽ nhữngba ngày?
Hỷ Lạc nói: Sao xấu thế nhỉ?
Chủ hiệu nói: Thì tại tay thợ vẽ bận ấy kém quá, thế nên, nó vừavẽ xong bức này, ra khỏi cửa là bị đạp chết ngay.
Tôi nói: Vậy lần này vẽ chúng tôi đèm đẹp nhé, tôi và cô nương đâychưa từng đi vẽ chân dung lần nào đâu, vẽ xấu tôi cũng sẽ đập chết anh đấy.
Thợ vẽ nói: Yên tâm, bảo đảm công tử sẽ hài lòng. Tôi thì thế này,vẽ tùy tiện không lấy tiền, vẽ giống lấy nửa lạng, vẽ đẹp lấy một lạng.
Chẳng đợi tôi kịp phát ngôn, Hỷ Lạc đã nói: Này, tôi trả anh hailạng bạc, anh biết phải vẽ chúng tôi thế nào chưa?
Anh thợ vẽ mở cờ trong bụng, vội nói: Chắc chắn rồi, xin hai vịngồi yên ạ!
Tôi và Hỷ Lạc ngồi sát bên nhau, giữ yên vẻ mặt tươi cười quãngbốn giờ, song trong khoảng thời gian đó, thợ vẽ dường như chẳng hề ngẩng mặtlên quan sát chúng tôi. Sắc trời tối sẩm, bức tranh cũng được hoàn thành.
Tôi và Hỷ Lạc đón bức tranh, hớn hở tỏ vẻ hài lòng, tôi nói vớilão chủ hiệu: Ông cất giữ bức tranh cẩn thận cho tôi nhé, đến khi quay lạichuộc đồ, tôi sẽ lấy bức họa mang về luôn.
Chủ hiệu nói: Nhất định rồi. Song hai vị quý nhân còn phải điểmchỉ lên bức vẽ nữa mới được.
Hỷ Lạc hỏi: Tại sao? Ngộ nhỡ ông viết thêm khế ước bán mình lêntrên thì chúng tôi phải làm thế nào?
Chủ hiệu cười nói: Cô nương đa nghi quá, tôi nào dám, sau này tôilàm sao mà tiếp tục làm nghề này được chứ?
Tôi hỏi: Vậy điểm chỉ để làm gì? Ông không biết dấu vân tay đạidiện cho thân chủ hay sai?
Chủ hiệu nói: Dạ vâng, tôi chỉ e là không có vân tay, khi hai vịđến chuộc đồ, nhỡ mà tôi không có ở cửa hàng, chỉ dựa vào hai vị tiên trong bứctranh này thôi thì người hiệu tôi sẽ chẳng thể hoàn lại đồ cho hai vị được.
Tôi và Hỷ Lạc cầm tiền tới dịch trạm, hỏi người quản trạm: ngựacho thuê ở đâu, người quản trạm dân chúng tôi lại một phía, ở đó có cả thảy haithớt ngựa. Hỷ Lạc nói: Sao ít vậy?
Quản trạm nói: Khách quan đến muộn quá, chỉ còn hai thớt ngựa nàythôi, song chúng không phải bị khách chọn rồi để thừa lại đâu, cũng là ngựa tốtcả đấy.
Tôi nói: Không phải loại bị để thừa lại thì là loại gì?
Quản trạm nói: Thì do vừa khéo người ta không chọn chúng. Kháchquan xem, con đen bên trái kìa, thân hình vâm chắc, đuôi bồng chân khỏe, mã lựclại lớn, ăn rõ ít mà chạy rõ nhiều, tốc độ cực nhanh, đúng là bậc hào kiệttrong loài ngựa vậy!
Hỷ Lạc hỏi: Vậy sao không có ai thuê?
Quản trạm nói: Con này mỗi tội không nghe lời, cứ chạy linh tinh.
Hỷ Lạc nói: Vậy sao được, quả thật là không được, thôi thì thuêcon lừa cạnh ông vậy!
Quản trạm nói: Khách quan, đây cũng là ngựa đấy ạ, cô chớ có nomcon ngựa này nhỏ, tuy thân hình nó gầy còm, đuôi thưa chân mảnh khảnh, mã lựcyếu, ăn rõ nhiều chạy rõ ít, tốc độ lại chậm, song trông lại nhỏ nhắn xinh xắn,cũng tiện dắt theo, hai vị cưỡi con này là hợp nhất đấy, hai vị buông thõngchân xuống, con ngựa này bị che đi ngay, trông như chẳng cưỡi con vật gì cả,nhìn từ xa, lại cứ ngỡ hai vị như đang bay trên không ấy chứ.
Hỷ Lạc ngẫm nghĩ một hồi rồi nói: Vậy cũng không tồi, haizz, talấy con nào đây?
Tôi nói: Huynh thấy lấy cái con chạy linh tinh hơn, rèn là đượcmà.
Hỷ Lạc nói: Không rèn được đâu, rèn được thì đã có người thuê lâurồi. Ta cưỡi con ngựa nhỏ kia đi!
Tôi nói: Ngựa nhỏ cũng được, có điều chẳng may mà có bọn xấu đuổitheo, con ngựa ấy lại chạy chậm thì phải làm thế nào?
Hỷ Lạc nói: Thôi được rồi, dùng tạm đi, cũng còn hơn là chạy thẳngtới chỗ kẻ xấu mà.
Tôi nói: Chuyện vặt vãnh thế này huynh nghe theo muội, sau nàyhuynh quyết định đại sự là được.
Tôi và Hỷ Lạc dắt ngựa ra, quyết định đặt cho con ngựa còm này mộtcái tên, Hỷ Lạc muốn gọi nó là Lép, tôi thì thấy cái tên này giống tên con cálép, nên nói: không được.
Hỷ Lạc nói: Muội thấy con ngựa này quá lép ấy, chân thì ngắn cũn,gọi nó là Lép quá hợp rồi. Vả lại huynh bảo rằng những việc vặt vãnh thì domuội quyết định cả còn gì.
Tôi nói: Nhưng đặt tên là việc hệ trọng.
Hỷ Lạc nói: Mặc kệ đấy, dù sao sau này muội cũng có quyền quyếtđịnh hai việc, một là những việc vặt vãnh, hai là việc phán quyết xem việc nàolà việc vặt vãnh và việc nào là việc hệ trọng.
Tôi và Hỷ Lạc bước ra khỏi dịch trạm, đứng ở trên cao nhìn quanhbốn phía. Chính đỉnh núi này là nơi chúng tôi chung sống bên nhau suốt mười nămnay, cũng bởi nơi đây có ngôi chùa lớn nhất, chúng sinh khắp nơi đến thắp hươngkhấn khứa nhiều nhất, cho nên dưới chân núi dần dần hình thành nên một thị trấnrất nhỏ, gồm một dịch trạm, một tửu lầu, một cửa hiệu cầm đồ, một cửa hàng rènsắt, ba nhà trọ và một hàng tạp hóa. Con phố nhỏ có hai đường cắt nhau hình chữThập, phía trước thông thẳng đến thành Trường An, phía sau là Thiếu Lâm, bêntrái là con đường tơ lụa, còn bên phải hướng ra biển. Giữa trung tâm con phố cómột đôi câu đối, song đối không hề chỉnh, vế trên là: Chớ có. Vế dưới là: Quayđầu. Bức hoành phi ở giữa vẫn lại là bốn chứ viết ngay ngắn: CHỚ CÓ QUAY ĐẦU.
Những thứ trông có vẻ thâm thúy này thực ra phải xem xét nó xuấthiện ở đâu, ở nơi đầy ắp Thiền cơ, chói chang Phật pháp này thì nó chính làchân lý. Hễ là những thứ có thể suy nghĩ kỹ càng thì tốt nhất đừng suy nghĩ làmgì, bởi quả thực tôi cũng chẳng hiểu gì cả, điều này cũng có nghĩa là, với mộtsố việc đừng nên đặt câu hỏi nên quay đầu là bờ hay không nên quay đầu lại.
Một cơn gió cát chẳng biết tự nơi nao ập đến đã tràn ngập con phốnhỏ này, đây là thánh địa được dựng lên giữa chốn đồng hoang, nhất là dưới ánhchiều tàn, rất đông những người nhạt nhòa nhân ảnh bắt đầu dập đầu hành lễ ởchỗ CHỚ QUAY ĐẦU LẠI, song tất cả mọi thứ dường như đều có thể bị cuốn phăng đibởi một trận bão cát.
Bên ngoài dường như cũng rất yên bình, song mọi người đều biếtrằng từ sau cuộc tỉ thí lần trước, mối quan hệ trong giang hồ đã trở nên tếnhị, triều đình cũng có những phản ứng tế nhị. Một số nơi đã rộ lên những tiếngchém giết, duyên do có thể chỉ là vì yên ổn quá lâu.
Dưới ánh hoàng hôn thê thiết, cô gái bên cạnh tôi tên là Hỷ Lạc,kể ra cũng còn đỡ, cái chính là con ngựa lại tên Lép, thật sự chẳng đem lại chongười ta chút không khí hào hiệp nào.
Song bất kể thế nào, cuối cùng, tôi và Hỷ Lạc vẫn phải rời bỏ nơinày, chỉ có điều chẳng ai biết phải đi đâu, và cũng chẳng có ai nói là phải làmgì. Tôi hỏi Hỷ Lạc, chúng ta đi đâu đây? Tôi nghĩ bụng, chắc Hỷ Lạc cũng chẳngbiết gì hơn tôi đâu.
Hỷ Lạc nói: Chúng ta có thể đi Trường An, nơi đó rộng lớn, có thểmua ít quần áo.
Tôi cố gắng nhớ lại xem trước lúc ra đi sư phụ và phương trượng cóviệc gì dặn dò tôi không, nhưng họ chỉ nói: Con đi đi!
Trước mắt cũng đành đi Trường An, Trường An, cái tên nghe rất hay,là kinh đô, mọi thứ ở đó đều thật tuyệt, ngoại trừ việc Trường An chưa bao giờ“trường an” cả. Thẳng phía Tây đi tới Trường An, xa mấy trăm dặm, cưỡi lừa phảilắc lư mất hai ngày, vậy có nghĩa là cưỡi Lép thì phải mất ba ngày.
Lép thật là một con ngựa hiểu ý chủ, ta vẫn nói tâm tính tươngthông chẳng qua cũng đến vậy thôi, chủ mệt nó cũng mệt, chủ ngủ nó cũng ngủ,tôi và Hỷ Lạc định đánh một giấc trên lưng nó, nhưng khi tỉnh dậy đã thấy nóngủ ngon hơn ai hết. Hỷ Lạc kẹp hai chân lại, con Lép sực tỉnh, nó hí vang mộttiếng rồi chậm rãi tiến về phía trước.
Hỷ Lạc hỏi tôi: Con ngựa này sao lại có thể ngủ đứng được nhỉ?
Tôi đáp: Nó khôn, nếu nó nằm xuống ngủ thì huynh và muội đều téngã cả rồi còn gì?
Hỷ Lạc nói: Đúng là con ngựa tốt.
Tôi nói: Chuyến đi Trường An này không những lành ít dữ nhiều, lạicòn hết sức vô nghĩa nữa.
Hỷ Lạc hỏi: Sao huynh lại biết là vô nghĩa?
Tôi trả lời: Bởi quả thật không biết mình đi làm cái gì.
Hỷ Lạc nói: Muội thấy cũng được đấy chứ. Chưa biết là việc gì thìlàm sao biết được nó vô nghĩa.
Tôi nói: Thật là khó hiểu.
Hỷ Lạc hỏi: Vậy sao huynh lại nói là lành ít dữ nhiều?
Tôi trả lời: Huynh chẳng biết. Chỉ biết là mỗi khi sư phụ hoặc sưhuynh đi giải quyết sự vụ gì đều nói rằng: chuyến này e là lành ít dữ nhiều.Chẳng hiểu sao lại vậy.
Hỷ Lạc nói: Chắc là nói vậy, để chẳng may ta đi có lỡ thiệt mạng,mọi người sẽ không cảm thấy bất ngờ, còn nhỡ mà không chết, thì cứ như bản thânrất lợi hại vậy.
Tôi nói: Hỷ Lạc, muội thông minh thật đấy!
Hỷ Lạc nói: Huynh cũng thông minh mà, với lại huynh nhìn mọi thứđều cụ thể, tường tận, muội thật hâm mộ huynh đó.
Tôi nói: Có gì đâu, chẳng qua là quan sát tỉ mỉ thôi.
Hỷ Lạc nói: Có điều, hình như… chẳng lẽ huynh không phát hiện thấychúng ta đứng yên một chỗ suốt từ nãy tới giờ sao?
Tôi cúi đầu nhìn, con Lép lại ngủ rồi.
Tôi hỏi Hỷ Lạc: Nó ngủ từ lúc nào thế nhỉ?
Hỷ Lạc đáp: Muội nghi ngờ là nó ngủ từ cái lúc muội nói câu “Đúnglà con ngựa tốt” ấy.
Tôi nói: Lúc nào mới tới Trường An được đây?
Hỷ Lạc đáp: Cứ đánh thức nó dậy rồi hẵng nói. Nói đoạn lại ghì haichân lại, con Lép lại hí lên một tiếng, song đứng yên không mảy may động đậy.Hỷ Lạc nói: Thôi toi rồi, con ngựa này không thể tỉnh dậy ngay được đâu, Nóixong liền xuống ngựa, giật giật cái đuôi, song con ngựa vẫn đứng yên, không mảymay nhúc nhích.
Tôi nói: Không được đâu, đừng để con ngựa này trở thành gánh nặngcủa ta trên đường. Muội đạp cho nó hai đạp!
Hỷ Lạc nói: Việc nhỏ nhặt này huynh ra tay là được!
Thế rồi tôi xuống ngựa, đạp mạnh nó một cái. Con Lép lại hí vangmột tiếng song không có phản ứng gì thêm. Tôi và Hỷ Lạc nhìn nhau không nóiđược lời nào. Tôi nói: Chẳng lẽ phải khoét mắt nó ra mới đánh thức được nóchắc? Vậy hay là khoét thêm mấy thứ ra nướng ăn nhỉ?
Hỷ Lạc nói: Huynh chẳng có tý tình cảm nào với con Lép cả, thôi dùsao hôm nay cũng mệt rồi, chi bằng ta dừng lại đây nghỉ ngơi một lúc, đợi trờisáng rồi tính tiếp.
Chương 6
Trường An Loạn - Chương 06
Tôi còn nhớ hồi bé có một lần như thế này, tất cả huynh đệ do phảixử lý một vài việc đã lén chạy ra ngoài ngủ một đêm. Lúc đó có cả sư huynh tôi,mà tôi bất chợt nghĩ, không biết sư huynh tôi giờ đang làm gì. Chúng tôi từ bétới lớn chưa từng rời nhau nửa bước, chuyện gì cũng nói, và đương nhiên cũngchẳng có chuyện gì để nói, trừ phi trong chùa xảy ra việc gì mới mẻ. Tính sưhuynh tôi cũng giống tôi, đều thuộc dạng khó có thể tưởng tượng nổi, vì thờigian bên nhau quá mức lâu, thành thử lần này không được bầu bạn sớm chiều nữalại cảm thấy hết sức nhẹ nhõm. Có thể tôi luôn muốn làm một số việc sư huynhkhông biết, trong khi những việc trước kia chúng tôi đều biết quá rõ.
Còn hôm nay chỉ là tôi với Hỷ Lạc, chúng tôi tìm đến dưới gốc câygần đó, con Lép vẫn đứng ngủ cách đó chừng mười mét. Ban đêm, không khí rất dễchịu, có thể trông rõ các vì sao, tôi nói: Không ngờ lại ra khỏi chùa nhỉ.
Hỷ Lạc nói: Muội lại chẳng thấy có thay đổi gì lớn cả, như nhauthôi.
Nói được hai câu, chúng tôi đều díp cả mí mắt. Không biết tựa vàonhau ngủ được bao lâu, tôi đột nhiên cảm giác có thứ gì đó ở gần mình, lập tứcbừng tỉnh, đứng phắt dậy quát: Ai đấy?
Hỷ Lạc cũng bị tôi làm cho giật mình, vội ôm lấy chân tôi.
Trước mắt tôi chềnh ềnh một cái mặt ngựa.
Tôi và Hỷ Lạc thở phào một hơi, Hỷ Lạc xoa mình con Lép nói: Muộinghĩ, làm gì có chuyện chúng ta bị truy sát gắt gao thế.
Tôi nói: Giật cả mình. Nghỉ tiếp một lát đi. Còn bao lâu nữa trờisáng nhỉ?
Hỷ Lạc đáp: Ít nhất cũng phải mấy tiếng nữa, đêm dài thật.
Tôi nói: Dài là vì có chút bất ngờ. Không có chút bất ngờ thì việcgì cũng ngắn.
Tôi và Hỷ Lạc nhắm mắt lại. Ai dè con Lép đứng bên bắt đầu thở phìphì, tôi nói: Chết rồi, con ngựa này lấy lại sức rồi, nó bắt đầu hừng hực lạirồi. Muội xem xem, muội chọn phải con quái vật gì vậy.
Hỷ Lạc ngồi một bên dụi dụi vào tôi, mơ màng nói: Kệ nó, ngủ đi!
Tôi còn nhớ lúc bấy giờ nghe tiếng thở phì phò của con ngựa, tôiđã nghĩ đến rất nhiều việc, như sự bế tắc trong khi dự đoán những việc sắp xảyra và nỗi sợ hãi do chính sự vô tri tuyệt đối này mang lại, tôi nhận thấy thậtlà vô nghĩa khi nghĩ quá nhiều, bởi tất cả mọi thứ đều bị cưỡng bức xảy ra vàbị ép buộc chấp nhận.
Ngày hôm sau tỉnh giấc. Trời tờ mờ sáng, tôi đã ngửi thấy hươnghoa thoảng đưa se sắt, không khí còn đẫm mùi sương. Lẽ nào đây chính là mùi hoalộ thủy Hỷ Lạc đã kể từ ngày xửa ngày xưa? Phía đằng xa trông không được rõ,hình như có vài ngọn núi lè tè khuất trong sương sớm. Hỷ Lạc vẫn ngủ say, tôisát lại ngắm nghía cô thật kỹ, quả là một khuôn mặt xinh đẹp. Hình như đẹp hơnkhuôn mặt tôi thấy lúc ở chùa, sao vậy nhỉ, tôi nghĩ, chẳng lẽ vì đây là lầnđầu tiên tôi thấy dung nhan của muội ấy trong khi ngủ? Và phải chẳng khi khôngnhìn tôi, muội ấy trông mới quyến rũ xiêu lòng nhất? Tôi ngẫm nghĩ hồi lâu,cuối cùng ngán ngẩm phát hiện ra rằng không phải vậy, chẳng qua vì hôm nay cóvật để so sánh mà thôi, đó chính là cái mặt ngựa ngay bên cạnh chúng tôi.
Và điều ngán ngẩm hơn nữa là, con Lép ngờ đâu lại ngủ.
Tôi nghĩ, ba chúng tôi, hoặc nói, hai chúng tôi và một con ngựa,có lẽ nào vì giờ giấc ngủ hoàn toàn khác nhau nên vĩnh viễn không khi nào cả bacùng tỉnh giấc, để rồi sau một tháng chúng tôi vẫn đứng nguyên ở một nơi?
Tôi nghĩ, Hỷ Lạc và tôi, dù là tôi dựa vào muội ấy hay muội ấy dựavào tôi thì đều được cả. Nhưng hình như chúng tôi đều phải dựa vào con ngựa cógiờ giấc nghỉ ngơi lạ lùng này.
Tôi lẳng lặng ngắm nhìn Hỷ Lạc, lúc này, con ngựa đã tỉnh, chạysang một góc gặm cỏ, trong cơn mơ màng, tôi lại thiếp đi một lúc. Không biếtngủ được bao lâu, tôi bị Hỷ Lạc gọi dậy. Bấy giờ trời gần như đã sáng trắng.Tôi vừa dậy liền nói: Ngựa đâu?
Hỷ Lạc nói: Đang chạy một mình quanh cây đây này.
Tôi lập tức lấy lại tinh thần, nói: Mau nhân lúc cả ba cùng tỉnh,lên đường ngay. Bằng không tới Trường An sẽ trễ đấy.
Hỷ Lạc đáp: Ơ, nhưng chúng ta đến Trường An có việc gì đâu, saolại sợ trễ nhỉ?
Tôi nói: Huynh không biết, huynh luôn cảm thấy phải mau chóng tớiđó.
Lép chở chúng tôi, đủng đả đủng đỉnh lên đường.
Trưa. Chúng tôi tới trước một quán hàng, ở đó bán nước chè vàlương khô. Chúng tôi cột ngựa, ngồi vào chỗ, gọi mấy bát nước và lương khô, tôinói: Còn bao lâu nữa mới tới được Trường An nhỉ?
Hỷ Lạc đáp: Huynh hỏi chủ quán thử xem.
Tôi gọi chủ quán lại hỏi: Nhà mình đây cách chùa Thiếu Lâm bao xaạ?
Chủ quán lập tức cổ vũ chúng tôi: Hai vị khách quan dọc đường mệtnhọc, nom là biết hai vị từ Trường An lại, không còn xa đâu, mười dặm nữa làtới thôi.
Tôi và Hỷ Lạc nghe xong, bất chợt cảm thấy mệt hơn.
Một lúc, chủ quán lại quay lại nói: Suốt từ Trường An tới đây saokhông cho con ngựa con của hai vị ăn, nó đói lả ra rồi kìa.
Hỷ Lạc nói: Huynh đừng có trách muội, muội cũng nào có biết.
Tôi nói: Thôi được, dù sao cũng đã vậy rồi, xuất phát sớm một chútđi, ăn no chưa?
Hỷ Lạc gật đầu. Chúng tôi lại lên đường, chủ quán cứ gọi ầm lên ởphía sau: Nhầm đường rồi! Nhầm rồi! Thiếu Lâm ở đầu này cơ mà.
Tôi và Hỷ Lạc chỉ có thể giả vờ nghễnh ngãng, đi thẳng một mạch vềphía trước.
Đường tới Trường An quả thật rất dài, tôi chỉ mong sao màn đêm mauxuống. Cái cảm giác nhất thiết phải đến một nơi nhưng lại chẳng biết vì saophải là nơi đó chứ không phải là nơi khác, thật khó có thể hình dung bằng lời.Đôi tay của ai đó vì sao là đôi tay của người này mà không phải là đôi tay củangười khác, tuy mang lại cảm giác giống nhau, nhưng lại không biết có giốngnhau thật hay không, thực sự rất huyền hồ.
Tôi và Hỷ Lạc không cần phải tường thuật lại từ đầu bất cứ chuyệngì, dù trong đó có bao nhiêu việc, là việc gì đi nữa, kết cục cho tới ngày hômnay cũng vẫn không thay đổi, trừ phi giang hồ thật sự giản đơn trong sạch, mộttrong hai chúng tôi sẽ chết bất thình lình. Kỳ thực tôi đã ngầm đặt ra kết cụcnày nhiều lần, bởi thời gian Hỷ Lạc ở trong Thiếu Lâm rất dài, tài nghệ bếp núctuy ngày một tăng tiến, song thuật phòng thân thì chẳng khá gì hơn hồi muội tatám tuổi, thế nên người chết trước chắc chắn là muội ấy, do vậy điều tôi cầnphải nghĩ là giả như Hỷ Lạc chết thì sau đó tôi phải làm sao. Tôi nghĩ, tôi sẽđào một cái hố chôn muội ấy, rồi quyết chí tự vẫn, cùng muội ấy về nơi chín suối,nhưng tôi lại có việc chưa hoàn thành, tỉ như, sư phụ hoặc phương trượng bị aiđó giết, tôi phải báo thù, mà kẻ sát nhân đó lại vừa khéo là kẻ giết Hỷ Lạc,thù xưa cộng với hận mới. Tôi sẽ nói trước mộ của Hỷ Lạc rằng, Hỷ Lạc, đợihuynh giết chết bọn chúng, huynh sẽ tự chôn mình. Sau đó, điều may mắn là, tôiđã giết hết bọn sát nhân một cách thuận lợi; còn điều bất hạnh là, tôi khôngthể tìm lại được nấm mồ trong đêm mưa đau đớn ấy, chẳng nhớ nổi rốt cuộc đãchôn Hỷ Lạc ở đâu.
Nghĩ đến đây, tôi không thể nào nghĩ thêm được nữa, bởi đó thực sựlà một cuộc chia ly đằng đẵng, sẽ lắng sâu trong niềm đau xót, sẽ giống nhưngọn cỏ, chẳng thể nào tự nhổ dậy được, còn lúc này đây, Hỷ Lạc trong cuộc sốnghiện thực vẫn luôn tươi vui hoạt bát trước mặt tôi. Tôi say đắm nhìn Hỷ Lạc,nghĩ bụng, làm sao tôi có thể chôn một cô gái thế này ở một nơi mà ngay cả bảnthân tôi cũng không thể tìm được nhỉ.
Hỷ Lạc và tôi năm mười bốn tuổi đã công khai dắt tay nhau đi trongchùa. Sư phụ rất chiều tôi, bảo rằng tôi chưa khôn lớn, còn chưa dậy thì, songcác sư huynh đi tắm cùng thôi lại ngầm tố cáo, bảo rằng thực ra tôi đã dậy thìrồi. Việc này khiến sư phụ rất bực mình, bởi vì sư phụ nói vậy là mở lối thoátcho mọi người, vậy mà các vị sư huynh lại mê muội đến mức ấy, chẳng lẽ phải tụtquần ra kiểm tra tại chỗ? Thế thì còn ra thể thống gì. Thế rồi, sư phụ đánh chohọ một trận, bảo rằng, việc tắm gội là tắm gội, là gột rửa những tục khí trênthân thể do tiếp xúc với ngoại trần, các ngươi không suy ngẫm về ý nghĩa củaviệc tắm gội cho tốt, lại rắp tâm rình nhìn cậu bé của người ta, thật là bẩnthỉu. Cho dù cậu bé của tiểu đệ Thích Nhiên đã ấy, thì…, mà thế thì đã làm sao,không cho em nó nắm tay Hỷ Lạc, lại để cho các ngươi nắm chắc? Cái lũ dê này!
Như vậy, dưới sự che chở của sư phụ, những kẻ từ nhỏ đã không đượccầm tay con gái đều trở thành lũ dê. Còn tôi thì vẫn có thể dắt tay Hỷ Lạc điđi lại lại thoải mái. Các sư huynh không đoái hoài đến tôi cũng chẳng sao hết,có Hỷ Lạc là tôi có thể nói chuyện rồi.
Tôi hỏi Hỷ Lạc, muội có nhớ nhà không, Hỷ Lạc nói, thực ra muội ấykhông có bố mẹ, từ nhỏ đã bị người ta dắt theo coi như công cụ ăn xin, nhữngngười ăn xin đều rất thích muội ấy, vì Hỷ Lạc trông rất đáng yêu, ai dắt Hỷ Lạcđi xin tiền thì chắc chắn sẽ xin được nhiều hơn người khác, cho nên Hỷ Lạc từnhỏ đã là vật may mắn của hội Cái bang, chỉ có Cái bang trưởng lão mới được dắtHỷ Lạc đi xin ăn.
Tốt quá, không có cha mẹ, như vậy có nghĩa là khi lấy nhau sẽkhông phải bỏ ra một khoản tiền bạc để tỏ rõ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ vợ, HỷLạc cũng sẽ không bị bắt ép gả về làm thiếp cho anh chàng công tử nào.
Hồi ở trong chùa tôi đã hỏi Hỷ Lạc, khi nào chúng mình lấy nhau?
Hỷ Lạc nói, đợi khi nào sư phụ cho phép, chúng ta ra khỏi chùahẵng nói.
Tôi nói: Đừng sợ, sư phụ chiều mình lắm, cứ tổ chức đám cưới ngaytrong chùa là được, sư phụ có thể chủ trì hôn sự, phương trượng có thể làmchứng.
Song câu này không may bị sư phụ nghe thấy, sự trừng phạt hẳnnhiên là nghiêm khắc hơn bao giờ hết.
Thực ra từ sau khi có Hỷ Lạc, hình bóng của sư huynh Thích Khôngdường như mờ dần trong ký ức tôi, cuộc sống mười năm về sau vì có Hỷ Lạc màtrôi qua rất nhanh bất kể giữa tôi và Hỷ Lạc là thứ tình cảm gì, bởi dù là tìnhcảm gì thì chung quy lại cũng đều là tình thân, tôi cảm thấy, lấy Hỷ Lạc làviệc sớm muộn mà thôi. Mà việc sớm muộn xảy ra thì xảy ra sớm vẫn hơn là xảy ramuộn, bởi nếu đã là việc sớm muộn xảy ra, thì kết quả sự việc đem lại cũng sớmmuộn xảy ra, đều như nhau cả thôi, vậy tại sao không xảy ra sớm đi một chút.
Tôi hỏi: Hỷ Lạc! Hôm nay đã đi bốn năm chục dặm rồi, con Lép thếmà còn chưa ngủ, chúng mình bao giờ thì lấy nhau?
Hỷ Lạc một lúc lâu không có phản ứng gì. Còn con Lép thì lại hívang lên một tiếng.
Hỷ Lạc nói: Huynh lấy nó đi, nó đồng ý rồi đấy.
Tôi nói: Huynh không đùa với muội đâu, bao giờ thì mình lấy nhau?
Hỷ Lạc lại một lúc lâu không có phản ứng gì.
Tôi nghĩ, đây quả thật là một vấn đề rất khó, từ xưa tới giờ trướcmặt tôi Hỷ Lạc chưa bao giờ thể hiện vẻ làm cao thường thấy ở một người congái, không phải muội ấy không có, chẳng qua là chưa có cơ hội, lần này cuốicùng thì cơ hội cũng đến, chắc chắn muội ấy phải làm cao một lúc, để thể hiệnvẻ hấp dẫn đầy nữ tính đó.
Hỷ Lạc nói: Giờ chưa được.
Tôi nói: Vì sao vậy? Muội sợ nếu lúc này nhận lời huynh, khi đếnTrường An gặp phải người vừa ý hơn chứ gì?
Hỷ Lạc nói: Không phải, huynh còn chưa tặng muội món quà gì, ngườita đâu thể tùy tiện lấy huynh được.
Tôi nói: Cái đó có khó gì, huynh tặng con Lép luôn cho muội đó.
Hỷ Lạc nói: Không được, con Lép vốn dĩ là của muội.
Tôi nói: Vớ vẩn, của lão quản trạm chứ.
Hỷ Lạc nói: Vậy muội không trả nữa đấy thì sao nào, muội và conLép ở bên nhau lâu nên nảy sinh tình cảm đấy, thì sao nào?
Tôi bất chợt cảm thấy rất thất vọng, xét theo góc độ này, lẽ nàoquá trình của tôi và con Lép lại giống nhau sao? Tôi thấp giọng nói: Thì ra làvậy.
Hỷ Lạc nói: Không vui à?
Tôi nói: Đúng thế!
Hỷ Lạc nói: Muội nghĩ thế này, đợi khi chúng ta cùng có một mụctiêu rõ ràng, sau đó cùng đạt được mục tiêu rồi hẵng kết hôn, chứ như bây giờ,ngay cả việc đến Trường An làm gì còn không biết, chưa gì đã lấy nhau rồi. Màthực ra chúng mình có khác gì đã lấy nhau đâu, ngày nào cũng ở bên nhau, chẳngqua là thiếu một nghi thức mà thôi. Song huynh phải để tóc đi, bằng không ngườikhác dễ tưởng huynh là sư Thiếu Lâm, đi để bảo vệ muội, họ sẽ tranh giành muộivới huynh đấy.
Tôi nói: Đúng!
Đêm hôm ấy, chúng tôi lại tới một nơi đồng không mông quạnh, conLép lại không đi được nữa. Mà chỉ khi nào con Lép không đi được nữa, khi ấychúng tôi mới được nghỉ ngơi. Tôi thấy chúng tôi vẫn phải tìm đến một gốc câymới được, bởi nếu nghỉ lại bên đường thì cứ có cảm giác thiếu vắng chỗ dựa,trống huơ trống hoác, trong khi thứ có thể dựa sẫm được thì chỉ có cái cây. Cáicây lần này cách chúng tôi tương đối xa, phải chừng trăm bước. Chúng tôi không thểbỏ con Lép tại chỗ được, bởi khoảng cách đó xa quá, con Lép có thể sẽ bị ngườita dắt đi vì tưởng là ngựa hoang, vậy là chỉ còn cách tôi phải cõng nó đi vềchỗ cái cây.
Hỷ Lạc nói: Kỳ lạ thật, huynh cứ phải tìm thấy cây mới ngủ đượcchắc.
Tôi hỏi: Muội không thấy, nếu không có cây, trong lòng cứ có cảmgiác thiếu vắng thứ gì đó sao?
Hỷ Lạc đáp: Không hề.
Tôi nói: Huynh cũng chẳng rõ. Huynh cứ phải tựa vào cái gì đó thìmới ngủ yên được.
Hỷ Lạc nói: Huynh như vậy rất nguy hiểm.
Tôi nói: Huynh chẳng ngại nguy hiểm nào hết, lúc ngủ chỉ cần cóthứ gì đó khẽ dịch chuyển là huynh có thể tỉnh ngay, sợ gì chứ, huynh khôngđánh được ai, song chúng ta còn có Linh, sắc nhọn thế cơ mà.
Hỷ Lạc nói: Linh đem đi cầm rồi còn gì.
Tôi nói: Ờ nhỉ, nhưng vậy cũng chẳng sợ, tóm lại chẳng có ai giếtnổi huynh, sư phụ nói vậy.
Hỷ Lạc nói: Muội biết huynh rất lợi hại, có điều, huynh cứ nằm ngủở gốc cây, huynh sẽ bị sét đánh đấy.
Tôi nói: Hỷ Lạc ơi, muội thật thông minh, những lúc trời mưa chúngta không ngủ dưới gốc cây nữa.
Hỷ Lạc nói: Huynh thật kém cỏi, lẽ nào cả đời cứ phải ngủ dưới gốccây sao?
Tôi nói: Ơ, ta có thể tìm một chỗ thật đẹp, có núi có sông mà dựngmột mái nhà, cơm ăn áo mặc đầy đủ.
Hỷ Lạc nói: Đến lúc ấy muội nhất định sẽ lấy huynh.
Tôi nói: Thực ra cũng chẳng có gì, trong tay chúng ta còn đầy bạc,sau khi trời sáng ta đi quanh đây xem xem, thấy chỗ nào được thì xây lấy mộtcăn nhà.
Hỷ Lạc nói: Huynh thật chẳng có chí tiến thủ gì cả.
Tôi nói: Tiến thủ cái gì? Cùng lắm chẳng cần thuê công nhân, huynhtừ bé đã luyện công phu dùng tay chặt đổ cây, khỏi phải cưa xẻ cả ngày làm gì,thảo nào sư phụ bảo luyện môn công phu này rất có tác dụng.
Hỷ Lạc nói: Muội đâu nói đến việc đó, huynh nghĩ xem, trên vaihuynh khoác Linh, thanh kiếm cả thiên hạ đều thèm muốn, sư phụ đã dạy cho huynhmọi thứ, chẳng lẽ chỉ mong huynh chặt cây làm nhà thôi sao?
Tôi nói: Huynh không biết, Linh chẳng phải đem cầm rồi đó thôi?
Hỷ Lạc nói: Huynh là đồ ngốc, huynh tưởng thật sao? Chẳng qua muộithấy chúng ta mang theo nó quá nguy hiểm, tạm thời cất ở một nơi khó có ai cóthể nghĩ đến thôi. Sau một tháng nữa còn phải đến lấy đấy.
Tôi nói: Hả, lẽ nào lại phải cưỡi con Lép kia quay lại?
Hỷ Lạc nói: Đương nhiên, không những vậy, chúng ta còn phải chuẩnbị gần một trăm lạng bạc để chuộc nữa đấy.
Tôi nói: Sao muội không nói sớm, nói sớm thì huynh đã chẳng đemcầm cố nữa, chúng ta mang nó theo người, thấy đạo tặc thì chém đạo tặc, cầnchặt củi thì đem chặt củi, tiện quá ấy chứ.
Hỷ Lạc nói: Quả thật quá nguy hiểm. Huynh cứ nghe muội đi. Đừng cónghĩ sáng sớm ngày mai đã đi xây nhà, nhé!
Tôi nói: Được rồi, nhưng xây một căn nhà nho nhỏ trước đã nhé!
Hỷ Lạc nói: Ngoan nào, nghe lời muội. Mấy hôm nữa hẵng xây, ở đâycách chùa Thiếu Lâm quá gần, không hay, sư phụ mà biết chắc sẽ tức điên lênmất, mình có muốn làm nhà thì làm ở quãng xa một chút, được không nào, cứ ngủđi đã nhé.
Chốc lát, tôi đã ngủ khì khì, nghĩ bụng, giang hồ thật quá đỗibình lặng. Đi xa một chút rồi xây nhà, ắt sẽ trường an vô sự.
Đã đến ngày thứ ba. Tỉnh dậy. Lần này vẫn là Hỷ Lạc đánh thức tôi,tôi mở mắt, lờ mờ trông thấy trước mặt có rất nhiều bóng người chuyển động,liền mở miệng hỏi: Hỷ Lạc, đến Trường An rồi à?
Hỷ Lạc nói: Chưa, họ bảo họ đợi huynh rất lâu rồi.
Tôi mở tròn mắt, thấy phía trước có sáu bảy người ăn vận chỉn chu,người đứng đầu trông mặt mũi thanh tú hơn cả, tôi hỏi Hỷ Lạc: Hỷ Lạc, sơn tặcăn mặc như thế này à?
Hỷ Lạc nói: Không phải, mấy người này bảo là từ Trục thành lại,muốn gặp huynh.
Tôi hỏi: Họ là ai vậy?
Kẻ đứng đầu nói: À, tôi là Vạn Vĩnh ở Vĩnh Triều sơn trang Trụcthành, gia phụ là Vạn Bảo Long nức tiếng giang hồ, để lại kiếm thức Vạn Longquy nhất nổi tiếng, lần này tới đây, một là muốn tận mắt chiêm ngưỡng phongthái của thanh kiếm Linh, sau là muốn cùng Thích huynh đây tỉ thí võ nghệ mộtchút.
Tôi nói: Được thôi, có điều các vị không trông thấy Linh được đâu,bởi thanh kiếm đó vẫn ở trong Thiếu Lâm, đó là bảo vật của Thiếu Lâm, sao cóthể để một kẻ mới ngần này tuổi như tôi tùy tiện mang ra ngoài được.
Vạn Vĩnh nói: Xem chừng chắc vậy, tôi cũng nghĩ như thế, lời đồnthổi trong giang hồ thật không thể tin được, vậy trận tỉ thí võ công thì đượcchứ ạ?
Tôi nói: Không vấn đề gì.
Vạn Vĩnh nói: Kiếm thức do gia phụ đặt ra bắt buộc phải dùng kiếmmới triển khai được, có điều trong tay Thích huynh lại không có bất kỳ loại vũkhí nào, vậy là không công bằng, phải làm thế nào đây?
Tôi nói: Không sao, tôi còn chưa biết sử dụng binh khí, dùng taykhông vậy.
Vạn Vĩnh nói: Tôi quả thực rất muốn thắng huynh, cho nên xin chớtrách tôi không công bằng. Bắt đầu thôi nào!
Tôi nói: Gượm đã! Mấy người đi theo Vạn huynh hãy cho lui lại phíasau đi, tôi sợ gây thương tích cho bọn họ.
Vạn Vĩnh nói: Không được, chiêu thức Vạn long quy nhất chỉ có thểthành công khi có nhiều người cùng giả làm rồng, một mình tôi thì không thể sửdụng tuyệt chiêu này được.
Tôi nói: Hả? Chưa gì đã dùng tuyệt chiêu rồi à? Được thôi, Hỷ Lạc,dắt con Lép ra xa một chút đi.
Hỷ Lạc nói: Huynh cẩn thận đó.
Tôi nói: Huynh làm sao có thể chết ở nơi cách Thiếu Lâm còn chưađến trăm dặm này được.
Vạn Vĩnh nói: Làm lỡ hành trình của huynh đài, thực mong huynh đàilượng thứ. Song việc thắng huynh đài thực sự rất quan trọng, xin huynh đừngtrách tôi bất chấp thủ đoạn.
Tôi nói: Dù sao huynh đài cũng là người có khí phách, bằng khôngthì đã đánh lén tôi nhân lúc tôi ngủ mơ rồi, thôi bắt đầu đi!
Nói đoạn. Chỉ thấy sau người vây quanh Vạn Vĩnh lập tức bày thếtrận, tức tối chạy quanh anh ta, sau rốt trở thành một vòng tròn khiến tôi nhìnmà hoa cả mắt, nghĩ bụng, thật ra điểm khó nhất của chiêu thức Vạn long quynhất chính là ở mấy chỗ này, cần phải chạy thật nhanh, phải đều tăm tắp, nhìnhọ chạy lòng vòng như vậy người trông thế nào chẳng chóng mặt.
Tôi chăm chú quan sát, lòng đầy ngờ vực, bổng nhiên, trong tay sáungười cùng lúc phóng ra sáu mũi tiêu về phía tôi, tôi nghĩ, quả thật nham hiểm,nhằm đúng lúc người khác đang đứng ngây ra nhìn liền ra đòn hiểm độc. Sáu mũitiêu đều tăm tắp, đoán dựa theo vị trí của chúng thì chắc là nhằm vào phần đầu,cổ, tim gan, đầu gối của đối phương, thật sự là quá ác độc, nhưng phải công nhậnlà rất chuẩn, khốn nạn nhất là mũi tiêu cuối cùng, dám phóng thẳng vào chỗ kíncủa tôi hòng khiến tôi rơi vào đường tuyệt tự. Tôi liếc mắt nhìn ngay về phíasau, phát hiện ra sau lưng chỉ có một cái cây, không còn gì khác, may mà conLép đã được dắt đi, bằng không cũng chẳng biết phải làm thế nào. Thế rồi, tôinhẹ nhàng nhảy sang bên cạnh một bước, sáu mũi tiêu cũng nhẹ nhàng lướt quangười tôi. Tôi cười thầm, nghĩ bụng chiêu này gọi là Vạn long quy nhất sao.
Bất ngờ, một thanh đoản kiếm được phi ra từ trong sáu kẻ đangchuyển động. Công lực của Vạn Vĩnh thật không tầm thường, có thể lén phi thanhkiếm qua kẽ hở từ sáu người đang chuyển động mà không hề cắm nhầm vào đít quầnmình, việc này thật chẳng dễ dàng gì. Hồi luyện chiêu này, dễ chừng phải chếtđền hàng đống người.
Tôi nghĩ cùng lắm là lại tránh. Nhưng tôi đã mắc phải một sơ suất,đó là lúc này tôi đang lăn mình giữa không trung, chân còn chưa chạm đất, thìchẳng có cách nào tiếp tục tiến hành động tác khác, trong khi tốc độ của thanhkiếm kia thì lại hết sức nhanh gọn, thậm chí lao đến mỗi lúc một nhanh, theođúng chiều tôi né mình.
Thôi rồi, tôi nghĩ, chỉ có thể đưa tay ra đỡ thôi.
Nhằm lúc thanh kiếm đến sát bên mình, hai tay tôi chộp lấy chuôikiếm, mũi kiếm chỉ cách tôi chưa đến một ngón tay, tôi phải chặn thanh kiếm lạitrong khoảng cách đó. Theo tôi thấy chắc chẳng có vấn đề gì, nhưng hoàn toànkhông ngờ được rằng sức mạnh của thanh kiếm đó lớn hơn rất nhiều so với nhữnggì tôi tưởng tượng, mà bấy giờ quả thật đã không còn chỗ nào có thể tránh đượcnữa.
Cuối cùng thanh kiếm đâm vào người tôi, sâu quãng một ngón tay.
Chiêu thức này đã kết thúc như vậy, mọi người đều không mảy mayđộng tĩnh. Hỷ Lạc lao như bay tới, cuống quýt gào lên: Huynh, sao huynh lại tựkết liễu như thế?
Tôi rút kiếm ra, nói: Mẹ kiếp, suýt nữa thì đâm ngập.
Hỷ Lạc nói: Sao vậy?
Tôi đưa thanh kiếm đã đâm tôi một nhát ra phía trước, nói: Đếnlượt tôi đây.
Vạn Vĩnh cười nói: Thôi khỏi, huynh đài thua rồi, trên kiếm cóđộc.
Hỷ Lạc vội hỏi: Độc gì vậy?
Vạn Vĩnh nói: Tây vực hồng hoa, nhưng huynh đài chớ lo lắng, loạiđộc tính này phát tác rất chậm, hai ngày sau mới phát tác hoàn toàn, huynh cùngtôi tới Trục thành đi, tôi chẳng có ác ý gì đâu, chỉ muốn chúng ta kết nghĩahuynh đệ thôi, vả lại thuốc giải chỉ ở trong Vĩnh Triều sơn trang mới có. Tôibảo đảm huynh sẽ không xảy ra chuyện gì đâu.
Tôi nói: Phát tác sau bao lâu?
Vạn Vĩnh nói: Phải hai ngày. Song một khi phát tác sẽ không cóthuốc giải.
Hỷ Lạc nói: Vậy hãy tới sơn trang của huynh đi, mau lên!
Vạn Vĩnh nói: Hai vị cưỡi ngựa theo tôi.
Hỷ Lạc nói: Đợi chúng tôi với nhé, ngựa của chúng tôi đi chậm lắm.
Vạn Vĩnh nói: Không sao. Tôi sẽ đưa các vị ngựa của tôi, tôi dùngngựa của huynh đệ tôi, ngựa của hai vị tôi bảo một người anh em cưỡi về làđược.
Điều này có nghĩa là chúng tôi đã phí công đi rất nhiều quãngđường.
Từ đây tới Trục thành quả nhiên không xa, thoáng một cái chúng tôiđã tới chân cổng thành. Vĩnh Triều sơn trang nằm ở cực Tây của tòa thành, phíasau sát núi, là sơn trang gần như lớn nhất của bản triều, có thời còn chuyênphục vụ chỗ ở cho các vị hoàng đế đại thần đến dâng hương. Tôi chưa kịp ngắmcảnh của Trục thành thì đã tới Vĩnh Triều sơn trang, cổng lớn sơn trang to gấpđôi cổng thành, bốn chữ Vĩnh Triều Sơn Trang đang treo là do đích tay đức vuaviết tặng. Bởi bốn chữ này thực ra rất xấu, nếu không phải vua viết thì sẽchẳng có ai chịu treo cái thứ đó lên trước cửa cả.
Dọc đường tôi đã bắt đầu hôn mê, nhưng tôi vẫn nhủ thầm, sẽ chẳngsao đâu, còn có thuốc giải, với lại chắc chắn tôi không thể chết được, sự việchoàn toàn nằm ngoài ý muốn, tuy kể ra có hơi ấm ức, vì dù sao đây cũng là lầnđầu tiên tôi thực sự tỉ thí với người khác, thế mà lại bị hạ độc, lại còn bịngười ta dắt về nhà cứu chữa nũa, thật mất hết thể diện.
Chương 7
Phía trong Vĩnh Triều sơn trang rất rộng lớn, tôi không nhớ nổi đãbị cáng đi qua bao nhiêu cửa, cảnh vật xung quanh dường như cứ biến đổi luôn,lúc thì cảnh hoa sen, khi thì hình chạm khắc, tôi đã không thể trông rõ, cũngkhông thể nghe rõ, chỉ có tiếng khóc của Hỷ Lạc cứ thút thít bên tai. Tôi nghĩ,ngộ nhỡ lần này không có thuốc giải, thì điều hoàn toàn bất ngờ là: Hỷ Lạc sẽchôn tôi, đúng là không thể hình dung, mình thì vẫn là mình, nhưng kết quả lạihoàn toàn trái ngược.
Cuối cùng tôi được dừng lại trong căn phòng đầy ngập sách, Hỷ Lạcnhớ con Lép, bảo rằng phải ba ngày nữa mới gặp được nó, Vạn Vĩnh nói, cô nươngcứ yên tâm, con ngựa chắc chắn sẽ không sao cả, chỉ có thuốc giải độc là quantrọng thôi. Nói đoạn, liền lấy một chiếc bình trên bàn lên, lắc lắc rồi bảo tôiuống.
Tôi nói: Vạn đại ca, thuốc giải mà sao huynh để lung tung thế?
Một tay thuộc hạ của Vạn Vĩnh nói: Hỏi ít thôi.
Vạn Vĩnh nghiêm mặt, quát: “Ai cho phép ngươi chõ mồm vào? Đừng cóláo, về sau vị này là chủ nhân của ngươi đấy.”
Đoạn quay sang nói với tôi: Ừm, bọn tiểu nhân không biết gì, huynhmau uống thuốc giải đi?!
Tôi nói: Tôi uống rồi.
Hỷ Lạc nói: Liều lượng uống thế nào?
Vạn Vĩnh nói: Một ngụm.
Tôi nói: Chết thật, tôi hơi khát, nên uống hết rồi.
Vạn Vĩnh nói: Không sao, mặc dù trên giang hồ bình thuốc này phảihơn tám nghìn lạng bạc, nhưng sơn trang của tôi có đầy tiền, huống hồ vì muốnkết giao với hai vị, cho nên hằng ngày cứ coi bình thuốc này là rượu uống cũngđược.
Hỷ Lạc nói: Sao lại đắt thế nhỉ?
Vạn Vĩnh nói: Loại thuốc này… chính là Bách độc tàn nổi tiếng trêngiang hồ.
Tôi và Hỷ Lạc đều tỏ ra không hay biết.
Vạn Vĩnh nói: Loại thuốc này có thể tiêu trừ bá độc, hành tẩu trêngiang hồ có một bình như vậy, thật là…
Hỷ Lạc nói: Sơn trang của huynh đài đây được xây bằng tiền bánthuốc phải không ạ?
Vạn Vĩnh nói: Không phải, Vĩnh Triều sơn trang nổi tiếng trêngiang hồ, lẽ nào hai vị chưa nghe nói đến?
Tôi và Hỷ Lạc đều tỏ ra không hay biết.
Vạn Vĩnh nói: Vậy chứng tỏ hai vị không phải là nhân sĩ giang hồthật rồi. Thuốc này rất đắt, giá gốc là tám ngàn, thường bán năm vạn lạng mộtbình, gia phụ là vua độc dược lừng tiếng giang hồ, chuyên chế các loại độcdược, độc hơn những gì hai vị có thể tưởng tượng nhiều. Nhưng gia phụ chẳng quachỉ là thích chế độc dược mà thôi, chứ không hề thích hạ độc, độc dược ông cụchế ra xưa nay không bán, song người trong giang hồ đều lăm le các món của ông,đều nghĩ đủ mọi cách để thó giật, cũng may gia phụ võ nghệ cao cường, ngoàithuốc chuột ra thì không để bất cứ thứ nào lọt vào dân gian. Sau đó gia phụđược bản triều chiêu an, rồi thì khi bản triều đánh trận, phàm nơi nào công mãimà không hạ được, liền dùng chất độc diệt thành là hạ được ngay, ngót nửa giangsơn hiện nay được thu về như vậy đấy, thế mà ông lại phải ấm ức mà chết.
Vạn Vĩnh nói đến đây, sắc mặt sa sầm, nhìn tôi và Hỷ Lạc.
Hỷ Lạc nhìn tôi, một lúc lâu mới nói: Huynh, huynh nghe thấy chưa,vừa nãy huynh đã uống chẵn năm vạn lạng đấy.
Chuyện phiếm thêm đôi câu, cũng có phần lời không chuyển tải đượcý. Vạn Vĩnh đích thân đi bố trí chỗ ăn ngủ tiếp đón tôi và Hỷ Lạc, còn tôi vàHỷ Lạc thì đi dạo trong trang viên này. Đây thực là một trang viên rất rộnglớn, phải gấp mấy lần so với chùa của chúng tôi, song cả ngày chẳng thấy mộtbóng người, có thể vì nó thật quá rộng. Từ thư phòng bước ra, dường như phảimất một lúc lâu mới tới được một cụm kiến trúc khác, mà là những nơi đó đều cóngười chuyên đứng canh giữ, thân phận cao quý của tôi và Hỷ Lạc có lẽ chưa đượcthông báo triệt để, mọi người đều nhìn chúng tôi với con mắt cảnh giác.
Tôi nói: Hỷ Lạc, muội có thích căn nhà lớn thế này không?
Hỷ Lạc nói: Muội chẳng thích.
Tôi nói: Muội là con gái, sao lại không ham hố vinh hoa phú quýnhỉ, ha ha.
Hỷ Lạc nói: Huynh xem, mấy cái nhà này rồi sẽ sang tên đổi chủliền xoành xoạch, người ở đây bất quá là tá túc, ở chóng hay chầy mà thôi,chẳng ai chiếm hữu được cả.
Tôi nói: Nhưng muội xem người ta, vung tay thoải mái, còn mình thìphải nghĩ đủ cách để chuộc thanh kiếm lại.
Hỷ Lạc nói: Huynh không hiểu đâu.
Lúc này sắc trời đã tối, trong một căn phòng nào đó của Vĩnh Triềusơn trang đang có múa hát rất linh đình. Nghe tiếng ngân vọng lại, Hỷ Lạc réolên đòi đi xem kich. Tôi thì chỉ cảm thấy, chẳng có trò gì đáng xem cả, tự mìnhxem trò mình diễn, thế là thành kịch rồi.
Chúng tôi tiếp tục đi men theo hành lang dài, sự xa hoa cùng lắmlà như thế này mà thôi. Hai bên hành lang là một đầm hoa sen, đúng là nhà giàucó khác, chẳng hiểu sao tôi cứ cảm giác loài hoa sen này ngày nào cũng nở,khiến người ta say đắm. Lại còn cả tiếng hát du dương nữa. Cứ đi về phía trước,liền tới hậu hoa viên. Bấy giờ thâm u. Dưới ánh trăng, đá dăm lởm chởm, hoa cỏở đây tôi cũng hoàn toàn chẳng biết tên gọi là gì.
Hỷ Lạc rất sợ các trang viên, muội ấy cảm thấy bất cứ trang viênnào cũng từng xảy ra những chuyện rùng rợn.
Bất kỳ trang viên nào cũng giống nhau, điểm khác biệt có lẽ đều ởnội thật, các căn phòng nơi đây đều đóng kín cửa. Chúng tôi men theo đường cũtrở về, phát hiện ra Vạn Vĩnh đã ngồi trong thư phòng đợi chúng tôi.
Tôi nói: Ngại quá, tôi thấy khoan khoái hẳn ra, nên mới tùy ý đidạo.
Vạn Vĩnh nói: Kỳ thực tôi biết tin từ rất lâu rồi, mà cũng ngưỡngmộ huynh đài từ rất lâu rồi. Ai cũng biết huynh đài sở hữu một khả năng phithường, mọi người đều muốn giết huynh đài, bởi ai giết được huynh đài thì ngườiđó đương nhiên sẽ càng phi thường hơn. Tôi nghĩ, chúng ta đều là những ngườihọc võ, việc chém giết rất chi vô vị, chỉ cần đánh bại đối phương là được rồi,cho nên vừa biết tin huynh đài rời khỏi Thiếu Lâm, tôi liền đem theo người đitìm ngay, không ngờ hai vị lại đi chậm đến thế, ngót hai ngày mà mới đi được cómấy mươi dặm.
Hỷ Lạc nói: Tôi chưa hề nghe đến chuyện này, nhưng dọc đường chỉmỗi mình huynh có ý định đánh chúng tôi thôi, ngoài ra có gặp ai nữa đâu. Vảlại, còn có ai muốn sát hại chúng tôi nữa đây?
Vạn Vĩnh nói: Ơ, cô nương ơi, không phải là sát hại hai vị, mà làsát hại vị huynh đài này, cô nương chẳng qua được đi kèm thôi. Nhưng tóm lạithì chẳng ai là cao thủ cả, cho nên đều muốn gây tiếng vang.
Hỷ Lạc nói: Hừm, tôi nói cho huynh biết, tôi mới lợi hại nhất, vịkia còn phải nghe lời tôi. Những người muốn giết chúng tôi đâu?
Vạn Vĩnh nói: À, sau khi họ hay tin, đều đã lũ lượt tăng tốc truyđuổi, bố trí mai phục khắp nơi, ai dè hai vị lại lề mề đến thế, họ đang đón đầuhai vị cả đấy.
Hỷ Lạc nói: Vậy sao huynh lại không đón lõng chúng tôi ở phíatrước?
Vạn Vĩnh nói: À, thì tôi nắm thông tin chậm quá, vì tôi ở TrườngAn suốt. Vừa trở về, nắm được thông tin tôi liền lập tức đuổi theo ngay.
Tôi hỏi: Vậy… việc này… lẽ nào tôi vừa ra khỏi chùa là để bị truysát?
Vạn Vĩnh nói: Không nghiêm trọng đến thế đâu, ai mà sát hại đượchuynh chứ? Tôi xin mạo muội hỏi, quan hệ của huynh đài và Hỷ cô nương đây làthế nào… để tôi tiện bố trí phòng ngủ.
Hỷ Lạc nói: Huynh ấy là chồng tôi.
Vạn Vĩnh cả kinh thất sắc, nói: Nhưng huynh ấy là sư.
Tôi nói: À, là trường hợp chiếu cố ngoại lệ ấy mà.
Vạn Vĩnh nói: Ồ. Vậy hai vị nghỉ chung một phòng là được. Sáng maitrời sáng, tôi sẽ lại tới, đưa hai vị đi thăm thú trang viên, rồi ở lại thêmhai ngày.
Tôi nói: Đa tạ Vạn huynh! Song chúng tôi cần tới Trường An gấp.
Vạn Vĩnh nói: Tới đó làm gì vây?
Tôi và Hỷ Lạc đồng thanh nói: Cũng chẳng biết.
Đêm, trước khi đi ngủ, tôi lại hỏi Hỷ Lạc: Muội có thích căn phònglớn và cái giường lớn này không?
Hỷ Lạc nói: Muội không thích, bởi vì chúng không phải của muội.
Tôi nói: Không thể nói thế được, mọi căn phòng và mọi chiếc giườngđều sống lâu hơn muội, cho nên chỉ có chuyện cả đời muội thuộc về chúng, chứ cảđời chúng chẳng thể nào thuộc về muội, có thể sau khi muội chết còn có ngườikhác.
Hỷ Lạc nói: Mặc kệ. Cái gì của muội là của muội, có chết muội cũngphải mang theo.
Tôi nói: Muội mang theo làm sao được.
Hỷ Lạc nói: Huynh đừng có tranh cãi với muội, muội mang cả huynhtheo luôn. Muội phải mang huynh theo, mang con Lép theo.
Sáng sớm thức giấc, không khí rất tuyệt, bữa sáng thật thịnh soạn.Vạn Vĩnh đã đợi từ sớm, khiến chúng tôi cảm thấy áy náy. Huynh ta có lẽ làngười dậy sớm nhất trong số những người giàu có toàn triều. Vạn Vĩnh nói: Biếtlà nhị vị kiên quyết chia tay, tôi cũng không ngăn cản nữa, có lần kỳ ngộ này,chúng ta đều là huynh đệ, ngày sau chắc chắn còn gặp lại nhau.
Tôi và Vạn Vĩnh hàn huyên đôi câu, Hỷ Lạc dùng một chút đồ ăn, sauđó chúng tôi từ biệt nơi không chân thực này, đi tới một nơi không chân thựchơn nữa, đó là Trường An. Trước khi đi, Hỷ Lạc hỏi: Vạn đại ca, con ngựa còicủa chúng tôi có được ăn no không?
Vạn Vĩnh nói: À, để tôi bảo thủ hạ đi thăm nom xem sao.
Mấy phút sau, một tên thị vệ chạy tới, thầm thì một hồi, Vạn Vĩnhcả kinh thất sắc, nói: Sao lại thế được?
Hỷ Lạc lập tức òa khóc, nói: Tôi biết huynh có thể giải cứu đượcmọi loại độc, có phải huynh thấy thuốc quá đắt, không thể đem chữa cho một conngựa được đúng không, ngọn cỏ tinh mơ có đọng sương móc, có ngọn có độc, khôngthể cho ngựa…
Vạn Vĩnh cười nói: Cô nương hiểu nhầm rồi, quý ngựa vẫn đang trênđường tới đây, còn mấy dặm nữa mới tới sơn trang. Ngựa của hai vị, động tác lềmề, lại hơi đần độn, e sẽ làm nhọc hai vị, chi bằng thế này, trong trang viêncủa tôi có một con đem từ Tây Vực…
Hỷ Lạc ngắt lời nói: Đa tạ Vạn huynh, không cần đâu.
Tôi hỏi: Cái loại ngựa chưa bao giờ biết chạy, mà muội thích đếnthế cơ à?
Hỷ Lạc nói: Đúng thế.
Tôi hỏi: Vì sao?
Hỷ Lạc đáp: Vì đó là con ngựa đầu tiên muội chọn.
Nói thực lòng, tôi chẳng có chút cảm tình nào với cái con Lép. Sựkhó hiểu của phụ nữ nằm ở chỗ, họ có thể nảy sinh một thứ tình cảm khó lý giảivới một số sự vật khó hiểu, còn tôi thì cảm thấy buồn chán khi từ đầu tới giờvẫn chưa thể ra dáng oai phong hào hiệp trên lưng ngựa. Con ngựa kia khôngkhiến tôi cảm thấy có sự tồn tại của tốc độ, nếu có thì chỉ là sự chờ đợi cáccảnh vật sẵn trước mặt chậm chạp tiến lại mà thôi.
Trong khi đợi con Lép, tôi và Vạn Vĩnh tán dóc một số câu chuyệngiang hồ, cuối cùng thì con Lép cũng tới nơi. Tôi và Hỷ Lạc lập tức chạy tớiđón, chủ yếu là vì sợ nó dừng nghỉ. Sau khi con Lép cuốc bộ hai ngày, nó vẫnchẳng thay đổi gì so với lúc trước, chỉ có ông anh ngồi trên lưng ngựa, ngườiđã cùng Vạn Vĩnh thi triển chiêu thức Vạn long quy nhất, là mệt rã rượi, gầnnhư chẳng mở nổi miệng. Còn như thứ độc tôi trúng phải, đã không nguy ngại gìlớn nữa. Có lẽ ngày từ khi tôi còn nhỏ, sư phụ đã phủ lên mọi câu chuyện củachúng tôi một lớp màu truyền kỳ huyền ảo, khiến tôi cảm thấy tôi và Hỷ Lạckhông thể nào chết ở cõi đời nhiễu nhương gói trong vỏ bọc bình yên này. Huốnghồ, công hiệu của loại thuốc giải này quả thực rất tốt, tôi lại uống hết cả mộtbình, cảm giác chẳng có chất độc nào có thể xâm nhập vào cơ thể nữa, đâm racàng tự tin đối với con đường phía trước.
Hỷ Lạc cưỡi lên con Lép, tôi và Vạn Vĩnh từ biệt nhau.
Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi giao du với người cùng giới có độtuổi xấp xỉ sư huynh Thích Không, nên lòng có chút lưu luyến. Hỷ Lạc thúc ngựakhông dưới mười tiếng, tôi mới quay lại đuổi theo con Lép đã đi được hơn haitrượng.
Từ giã như vậy cũng thật áy này. Tôi thấy từ xưa, anh hùng hàokiệt mỗi khi nấn ná chia tay đều ôm quyền, nói một câu “tạm biệt”, rồi quayngười nhảy phắt lên ngựa, trong vài cái chớp mắt đã xa khuất tận chân trời, đểlại sau lưng vầng tịch dương cùng khói bụi mịt mùng vẩn lên sau gót ngựa. Cònlần này, tuy đều là những người anh hùng, có điều muốn tôi, Hỷ Lạc và con Lépmất hút nơi đường chân trời, thì dù nói thế nào cũng phải mất thời gian mộttiếng, mà trong khoảng thời gian đó, Vạn Vĩnh chắc chắn sẽ ngượng ngùng quanhquẩn trong trang viên, bất đắc dĩ đưa ánh mắt tống tiễn nom đến tàn khốc, xemchừng quả là làm khó vị huynh đệ này thật.
Tôi giục Hỷ Lạc: Mau lên!
Hỷ Lạc nói: Giục gì mà giục, con Lép mãi đã được nghỉ đâu, từ từthôi.
Tôi nói: Vớ vẩn! Cái con này dọc đường chắc chắn nghỉ liên tục.Không tin thì xem đây!
Nói đoạn tôi đạp con ngựa một cước thật mạnh, con ngựa kinh hãinhảy tót lên trước một bước. Hỷ Lạc kêu lớn trên lưng ngựa: Nhanh quá! Khônghãm được nó nữa đây này!
Nhưng tôi thì nghĩ một cách bi quan rằng, nó như vậy là do bị tôiđạp văng đi thôi. Tôi quả thực chẳng có cách nào yêu con ngựa này được, mà cũngchẳng thể nào oán ghét nó, bởi mặt mũi nó trông rất ngu, khiến người ta có cảmgiác nó hiển nhiên được quyền như thế.
Phải mòn mỏi chờ một lúc lâu, Vĩnh Triều sơn trang mới khuất hẳntầm mắt chúng tôi.
Tôi nói Hỷ Lạc: Lẽ nào muội chưa từng nghĩ đến việc sẽ lấy mộtngười như Vạn Vĩnh?
Hỷ Lạc nói: Hoàn toàn chưa từng. Mà sao huynh cứ muốn rũ bỏ muộivậy nhỉ? Nói mau!
Tôi cười nói: Đâu chỉ có muội, huynh muốn rũ bỏ cả người lẫn ngựaý chứ.
Thời gian dường như đã trôi qua rất lâu, bất giác tôi và Hỷ Lạcđến Trục thành.
Lúc này trời sắp tối, Hỷ Lạc nói: Đi dạo đã nhé, nhỡ đâu lại pháthiện ra điều gì cũng nên.
Tôi nói: Có thể phát hiện được gì cơ chứ?
Trục thành. Tôi nghĩ, đây là nơi đã in trong ký ức chúng tôi từhồi nhỏ, nơi chúng tôi chạy trốn để giúp sư huynh làm ám khí. Bấy giờ hoangmang, tôi không hề ngắm kỹ phố huyện nhỏ mà trọng yếu này của Trung nguyên. Phốhuyện này thực ra bị chia cắt bởi bốn con đường xếp thành hình chữ Tỉnh (井),song đường quả thực rất dài. Tương truyền vùng này là đất báu, dưới đất có longmạch xuyên qua, đặc biệt là ở chỗ nét ngang trên của chữ Tỉnh (井)lại càng là rẻo đất quý báu, thành thử dường như tất cả vương gia, đại thần,phú hộ đều cây cất phủ riêng trên đó, đây cũng chính là nguyên nhân khiến lầntrước tôi và Hỷ Lạc bị đuổi vì đòi qua đêm ở đây. Liệu trên mặt đất nơi ấy cóvương vãi vài tờ ngân phiếu không nhỉ?
Bấy giờ ngân phiếu tràn lan, việc quản lý cũng rất hỗn loạn, đơncử như ngân phiếu thì chỉ có thể lưu hành trong giới quan chức, lão bá tánhchưa được sử dụng; mà trước khi có hiệu lực, cần phải đưa cho các vị đại thầnquản lý ngân phiếu ở địa phương ký tận tay mới được. Ở mỗi địa phương, họ đềuđược mọi người tôn kính gọi tắt với cái tên “giám ngân”[1]. Những ông giám ngânnày đều đã có tuổi, chẳng ham hố thứ gì, chỉ việc nhắm mắt ký là xong, nhưngrắc rối ở chỗ, ký rồi thì phải ghi vào sổ sách. Điều này thật sự không hay, bởinếu thu nhập rõ ràng thì quan khác gì dân. Có điều nét chữ của mấy ông giámngân từng kinh qua tôi luyện đặc biệt, rất khó bắt chước, đặc biệt thủ phápkhống chế ngòi bút thì độc đáo vô cùng, cho nên ngân phiếu thật hay giả liếcmắt là biết ngay.
[1] Từ này trong tiếng Hán hiện đại đồng âm với từ “gian dâm” (đọclà “jian yin”). ND
Nhưng huyện quản ở Trục thành thông minh tột độ, lão ngâm tờ ngânphiếu của mình và chữ ký của giám ngân do bọn hạ nhân chuyên sao phỏng xuốngnước, chữ ký nhòe ra, mất hết dấu vết của ngòi bút, sau đó viện là do mưa làmướt. Phương pháp này về sau dần dần được lưu truyền, dân gian gọi là “rửatiền”.
Những tờ ngân phiếu bay lướt bên chân tôi và Hỷ Lạc rõ ràng chưađược rửa, cũng không có chữ ký của giám ngân, cho nên vẫn chỉ là giấy. Hỷ Lạcngồi xổm vớ được tờ nào bèn giơ tờ ấy lên xem.
Tôi hỏi: Xem gì thế?
Hỷ Lạc đáp: Muội xem xem nhỡ đâu có tờ nào đã được giám ngân ký.
Tôi nói: Không có khả năng ấy đâu, tờ ký rồi thì làm gì có chuyệnbay trên phố thế này.
Hỷ Lạc có vẻ cuống: Vậy làm sao chúng ta mới có thể chuộc Linh vềđược?
Tôi nói: Chúng ta cũng có thể không cần thanh kiếm ấy nữa, nóchẳng còn tác dụng gì với huynh.
Hỷ Lạc nói: Không được, đó là đồ của chúng mình.
Tôi nói: Sao muội cứ phân biệt rõ đâu là đồ của muội đâu là đồ củahuynh thế nhỉ. Đồ vật luôn lưu động cơ mà.
Hỷ Lạc nói: Vậy muội lưu động đến nhà họ Vạn kia, huynh bằng lòngkhông?
Tôi ngẫm nghĩ rồi nói: Huynh thật sự chẳng thấy có gì là phiềnlòng cả.
Tôi đột nhiên có cảm giác, phải chăng tôi không hề thích cô nươngbên cạnh tôi. Bởi tôi thật sự cảm thấy chẳng có gì là không vui lòng cả. Lẽ nàovì tôi đã quá yên tâm với muội ấy, cảm thấy mọi việc không thể xảy ra, haingười chúng tôi đã trở thành một từ lâu rồi. Chắc là vì tôi thực sự không thểrời bỏ cô nương này được, đó chính là tình yêu sâu sắc nhất. Bởi tất cả mọi thứchia sẻ cùng muội ấy đều hết sức tự nhiên, dường như thời gian cũng trôi chảymột cách êm đềm, không hề có điều gì khả nghi cả.
Tôi nói: Hỷ Lạc! Muội đừng nhặt nữa.
Hỷ Lạc đứng dậy, nói: Con phố này không phải chỗ chúng ta đặtchân, đi thôi, chúng ta tới chỗ của người nghèo.
Tôi cùng Hỷ Lạc đi xuyên qua một con phố, đến một nơi ầm ĩ tiếngngười. Tôi phải thốt lên rằng ở đây quá náo nhiệt. Hỷ Lạc dắt con Lép đi trước,nói: Xem này, đây là phố Liễu Hạng.
Đột nhiên, tôi cảm thấy có tiếng gì đó vẳng lại gấp gáp từ phíaxa, hơi bất bình thường, đến khi bầy người trước mặt bị rạch toang ra tôi mớitrông thấy một con ngựa ô vâm chắc, cưỡi trên mình nó là một tay đầu trọc trướcngực đeo hai chữ “Thích Giáp”, đang quất roi xông lên. Hỷ Lạc đang đứng ngây raở ngay phía trước. Thằng tiểu tử cưỡi trên con ngựa ô lớn tiếng kêu tránh ra.Thấy Hỷ Lạc không thể nào tránh kịp, tôi liền xông lên phía trước ngựa, quétmột đường ngang chân ngựa, con ngựa đột ngột bị mất trọng tâm, đổ đánh rầmxuống đất, cả người lẫn ngựa lăn tròn trước mặt con Lép và Hỷ Lạc vẫn đang ngâyngười kinh ngạc. Dường như đồng thời, có tiếng vỗ tay giòn giã vang ra từ trongđám người.
Tôi vội tiến lên nom xem vết thương của kẻ có tên Thích Giáp. Vừatiến lại gần, hắn liền vung mạnh tay lên, tôi vỗ đánh đét vào bàn tay hắn, nói:Khốn nạn! Thiếu Lâm dạy ngươi trò tát vào mặt người khác hả?
Hắn lập tức ú ớ, đoạn nói: Pháp danh của ta nghe hay như vậy,ngươi biết ta không phải tầm thường, sao còn dám xông lên đụng vào ta, đúng làchán sống thật rồi.
Tôi nói: Thằng điên này, pháp danh của ta là Thích Nhiên mà cũngmới chỉ thong thả cưỡi cái con ngựa quèn kia, ngữ nhà người lại dám cưỡi conngựa lớn làm náo loạn phố phường lên thế à?
Hắn nói: Ta đánh rắm vào, ngươi tên là Thích Nhiên thì mẹ kiếp tatên là Thích Không đây này.
Cuối cùng tôi không nhịn nổi, liền nói: Bố láo! Tao mà không nhậnra sư huynh của tao à?
Hỷ Lạc lúc này mới hoàn hồn, liền lấy thẻ bài ghi pháp danh củatôi trong tay nải đưa cho hắn xem.
Tên kia thoắt chốc liền tiu nghỉu. Tôi nói: Không sao. Ta sẽ khôngkể cho sự phụ đâu, sư huynh ta dạo này thế nào?
Kẻ đó nói: Ta không quen ai cả.
Hỷ Lạc hỏi: Vậy thế thẻ bài kia ngươi lấy đâu ra?
Hắn nói: Gỡ trên người chết ra.
Hỷ Lạc nói: Người chết? Người chết ở đâu?
Hắn nói: Trục Lộc cốc ở phía Nam thành.
Trục Lộc cốc là một kỳ tích của tạo hóa, trên mặt đất bằng bỗngđâu nứt toác ra một khe lớn. Năm xưa khi tấn công Trục thành, tương truyền TrụcLộc cốc là nơi khiến người ta đau đầu nhất, bởi nó sâu không thấy đáy, lại rộngbằng cả một con sông, cho nên lúc giữ thành về căn bản không cần phải phòngthủ, mà đương kim triều đình sở dĩ kiến lập nên, mấu chốt chính là ở việc đạiquân đánh thẳng vào Trục Lộc cốc, bất ngờ chém giết đối phương, khiến chúng trởtay không kịp. Còn như việc đánh vào Trục Lộc cốc thế nào, trăm năm sau đã mỗingười nói một phách, song đó là chuyện bên lề. Quan trọng là, sao lại có đệ tửThiếu Lâm chết ở đó.
Hỷ Lạc tiếp tục hỏi: Ngươi là ai?
Hắn nói: Ta là Chuột.
Hỷ Lạc hỏi: Ở đó xảy ra chuyện gì vậy, Chuột?
Hắn nói: Không biết, chỉ biết là chết rất nhiều người.
Tôi nghĩ bụng, tôi mới đi chưa quá mấy ngày mà cứ như thể có rấtnhiều việc không hay biết, và có rất nhiều việc đã xảy ra. Việc này không hiểusư phụ có biết không. Thiếu Lâm thật ra cách nơi này không xa. Tôi cảm thấy cầnphải quay trở lại. Hỷ Lạc bảo đợi sau khi trời sáng thì tới Trục Lộc cốc xemsao, tôi nói, được, sau khi xem xong, huynh muốn về chùa.
Bỏ qua cho tên Chuột, tôi nói với Hỷ Lạc: Vừa nãy chỉ thiếu mộtchút nữa thì…
Hỷ Lạc nói: Vớ vẩn, thực ra muội phát hiện từ lâu rồi, do muội dắtcon Lép, mà nó thì nhìn ngây ra, không sao dắt đi được.
Tôi nói: Thôi được, cứ cho là như vậy. Dù sao thì trong lòng huynhvẫn thấy nghi ngờ. Thôi ta cứ đi ngủ cái đã.
Tôi quay đầu lại nhìn, đạp mạnh vào con ngựa một cước, bấy giờ nómời trở lại bình thường. Chắc nó cũng hãi hồn, bởi có đồng loại lớn gấp ba lầnnó lăn quay ngay trước mắt. Tôi nghĩ, sau khi tận mắt trông thấy cảnh tượngnày, có thể nó sẽ cảm thấy quả thật là “nhanh một phút, chậm cả đời”, và saunày sẽ không phóng thêm bước nào nữa.
Con phố Liễu Hạng rất dài, ở đoạn phồn hoa nhất có một khách sạn,hết sức xa hoa phú lệ, được gọi Liễu Hạng lâu. Tôi nói: Trọ ở đó đi!
Hỷ Lạc nói: Không được, ở đó quá đắt, ngân lượng của chúng takhông còn nhiều đâu.
Tôi hỏi: Còn bao nhiêu?
Hỷ Lạc đáp: Năm vạn mười mấy lạng ấy.
Chương 8
Tôi giật nảy mình, hỏi: Lấy đâu ra vậy?
Hỷ Lạc cười khanh khách, quét mắt nhìn xung quanh, thấy ba bề bốnbên không có người, liền moi trong tay nải ra một chiếc bình, suýt nữa thì cườibò ra đất: Ha ha ha, ha ha, muội thó ở nhà Vạn Vĩnh một bình thuốc giải, hìnhnhư là Vạn độc tán hay Bách độc tán gì đấy.
Tôi sững sờ nói: Việc này mà muội cũng làm?
Hỷ Lạc nói: Muội thấy cái tay Vạn Vĩnh này cũng chẳng phải tốt đẹpgì, lọ thuốc giải này lại rất hữu dụng, về sau khi nào đến đại hội võ lâm, cóthể yên tâm ăn ngon rồi.
Thế mà tôi lại thốt ra một câu: Được đấy!
Từ nhỏ, sư phụ đã dạy tôi điều gì không nên làm, nhưng lại khôngnói điều gì nên làm. Sư phụ dặn, ngoài những việc không nên làm thì việc cònlại đều nên làm. Nhưng ăn trộm thì tuyệt đối không được. Tôi từ xưa đến giờcũng rất coi khinh bọn trộm cắp, ai ngờ khi Hỷ Lạc thó một lọ nước có giá liênthành, tôi lại gật đầu tán dương. Vì sao vậy? Vì bản thân tôi đã mất đi khảnăng phán đoán trước hành vi của Hỷ Lạc? Hay là từ trong tiềm thức của tôi, VạnVĩnh không phải là người tốt? Hay là vì kế sinh nhai bức bách? A Di Đà Phật!
Sau khi sám hối, tôi hỏi: Hỷ Lạc, muội làm như thế nào vậy?
Hỷ Lạc đáp: À, thì tiện tay vơ là vơ luôn thôi.
Tôi nói: Lẽ nào không có ai phát hiện à?
Hỷ Lạc nói: Huynh còn chẳng phát hiện ra, thì ai phát hiện ra?
Tôi nói: Việc này không hay lắm đâu.
Hỷ Lạc nói: Không hay lắm? Này, huynh coi muội là kẻ trộm chắc?
Tôi nói: Huynh không có ý đó, có điều sư phụ nói rồi, không đượctrộm cắp.
Hỷ Lạc nói: Muội cũng là nghe tay Vạn Vĩnh kia nói, cảm thấy dọcđường huynh sẽ rất gian nan, không biết sẽ có bao lần trúng phải các loại độckhông rõ tên, cho nên mới thó lấy một lọ, không phải là ăn trộm, mà là thó, thóvới trộm không giống nhau, huynh hiểu không?
Tôi nói: Huynh hiểu.
Men theo phố Liễu Hạng đi thẳng tới trước, rẽ vào một con ngõ, bắtchợt phát hiện có vô số cô gái ưỡn ẹo múa máy. Tôi cuống quýt bước đi, Hỷ Lạcnói, cuống gì mà cuống, chưa từng thấy phụ nữ bao giờ à.
Nơi chúng tôi muốn đến xem chừng là quán trọ xó xỉnh nhất của phốhuyện.
Hỷ Lạc bảo tôi nhìn sang bên cạnh, nói: Huynh xem, mấy chỗ này đềulà nhà thổ, tức là kỹ viện, là lầu xanh đấy, có biết không, huynh, không đượcvào đó đâu nhé.
Chẳng hiểu vì sao tôi lại hỏi một câu: Sao huynh không được vào?
Hỷ Lạc nổi giận: Huynh… vậy huynh vào đó đi!
Tôi nói: Tiền đều nằm cả trong tay muội, huynh đi bằng cách nào?
Hỷ Lạc nện cho tôi một đấm, nói: Đồ lưu manh, huynh mà cũng biếtvào lầu xanh phải trả tiền cho các cô nương chứ không phải các cô nương chohuynh tiền à, nói mau, sao huynh biết?
Tôi nói: Huynh biết cái gì đâu nào? Giờ đi đâu mà chẳng phải trảtiền? Ngay như con ngựa này, cũng đã phải trả không biết bao tiền rồi đấy thôi.
Hỷ Lạc nói: Cũng đúng, tóm lại, huynh không được vào lầu xanh đâuđấy, biết chưa, gái lầu xanh đều không phải là gái ngoan.
Tôi bất chợt hiểu ra, liền nói: Thực ra họ cũng chưa hẳn đã khôngngoan, vì kế sinh nhai bức cả thôi, biết đâu đấy.
Hỷ Lạc nói: Hồi nhỏ muội cũng vì cuộc sống bức bách đấy, cuối cùngphải cùng ông đi xin ăn, sao không vào lầu xanh làm gái nhỉ, muốn sống thì thếnào mà chẳng sống được, đâu như cái ngữ đàn bà kia, chỉ thích ngồi mát ăn bátvàng…
Tôi nói: Nhưng mà… thôi huynh chẳng dám nói đâu.
Hỷ Lạc nói: Cứ nói thẳng, muội không đánh huynh đâu.
Tôi nói: He he, hồi đó muội còn quá nhỏ.
Hỷ Lạc nghe xong liền đánh tôi một trận.
Cảnh vật phồn hoa cùng tiếng ca bay bổng cứ trôi qua trước mặt.Quy mô của những tòa lầu xanh đều rất lớn, đại đa số cao hơn hai tầng, xanhxanh đỏ đỏ. Sao lại có nhiều lầu xanh đến vậy nhỉ, tôi nghĩ bụng, đúng là trờixanh không mắt thì lầu xanh có mắt. Hỷ Lạc nói, thế là ít đấy, đến Trường An,còn nhiều hơn nữa cơ.
Tôi hỏi Hỷ Lạc: Vậy lầu xanh có phải nộp thuế không?
Hỷ Lạc nói: Toàn do những bọn thu thuế mở ra, nộp thuế cái nỗi gì.
Tôi nói: Đúng là tạo nghiệt.
Hỷ Lạc nói: Huynh rõ là ngốc, bọn đàn ông các người, tới lần thứhai là chẳng thấy tạo nghiệt gì nữa đâu, chắc chắn sẽ kêu luôn mồm, sao chỉ cómột nhúm đàn bà thế này?
Tôi cười lớn, nói: Ranh con, huynh ngờ là muội ban đêm không ngủtrong chùa, sao cứ như thể mỗi tối đều trốn ra ngoài, ngủ trong cái chốn xanhxanh đỏ đỏ này thế nhỉ.
Đi xuyên qua con phố, bất chợt đến một nơi vắng lặng, ở tận cùngcủa phố huyện thấp thoáng có một quán trọ. Hỷ Lạc nói: Ở đây đi, chắc chắn rẻnhất.
Trước của quán trọ treo hai chiếc đèn lồng đỏ, trông không rõ tên,nhưng chúng tôi vẫn tiến vào. Giá phòng quả thật rất rẻ, chúng tôi thuê một cănkhuất gió, cột chắc ngựa rồi mò mẫm bước lên, cầu thang phát ra hàng tràngtiếng cót két. Những người ở trọ tập thể bên dưới quát mắng nhau om sòm. Về đếnphòng, đốt đèn lên, tôi nói: Cũng tạm được.
Hỷ Lạc nói: Huynh xem, từ trước tới giờ huynh chưa ở nơi nào rahồn cả, làm gì có chỗ nào để so sánh, giờ huynh trọ mấy đêm ở Vĩnh Triều rồinên mới nói là “cũng tạm được”.
Tôi đáp: Cũng có thể. Vậy chắc muội cũng so huynh với các sư huynhtrong chùa nên cuối cùng theo huynh chứ gì.
Hỷ Lạc nói: Huynh nói nhăng cuội gì vậy. Còn huynh thì sao?
Tôi cười đáp: Nỗi khổ của huynh chẳng có gì so sánh được.
Một đêm bình yên vô sự, sáng sớm tinh mơ chúng tôi thức giấc. Haingày liên tiếp ngủ trên giường đệm, không phải ngủ dưới gốc cây, tinh thần tôisảng khoái lên trông thấy. Tôi nghĩ phải về chùa một chuyến xem sao. Lần nàychúng tôi sợ bị chê cười nên không dắt ngựa theo, cứ thế cuốc bộ. Sắp tới sườnnúi, sắp được gặp sư phụ rồi. Sư phụ thấy chúng tôi cười ha hả nói: Đi chơi vuichứ?
Tôi đáp: Vui ạ.
Sư phụ hỏi: Có cảm thấy khó hiểu không?
Tôi đáp: Có ạ.
Sư phụ hỏi: Khó hiểu điều gì nào?
Tôi đáp: Con không biết.
Sư phụ nói: Vậy con đúng là khó hiểu thật.
Sư phụ nói tiếp: Vậy ta nói cho con biết, con phải đến Trường Antrước đã, tìm một ông già, ông ta có thể tiên tri. Con hỏi ông ta là biết hết.
Tôi đáp: Làm thế nào để con tìm được ông ấy ạ?
Sư phụ nói: Đã là một nhà tiên tri, tự nhiên con sẽ gặp thôi. Nếukhông gặp được, con chẳng là gì hết mà ông ta cũng chẳng là gì cả.
Sau đó, tôi báo cáo với sư phụ về vụ người chết ở Trục Lộc cốc,đồng thời đưa cho sư phụ thẻ bài khắc pháp danh. Sư phụ xem qua liền lắc đầunói: Con cứ đi thẳng đến Trường An, những việc thế này để kẻ làm thầy này xử lýlà được.
Tôi và Hỷ Lạc tạm biệt sư phụ và phương trượng, không thấy sưhuynh Thích Không đâu, chúng tôi đi thẳng xuống núi. Tôi nghĩ, đúng là đi lòngvà lòng vòng, đường thì rõ dài, mà cuối cùng lại quay về nơi xuất phát. Hỷ Lạcnói, không phải quay về nơi xuất phát, mà là đến nơi xuất phát.
Trước mắt, điều khiến chúng tôi cảm thấy vô vị nhất chính là việclại phải đi Trường An. Tôi thấy tôi và Hỷ Lạc đã xuất phát từ lâu rồi mà vẫnchưa đi được nửa bước, giờ còn giả vờ bí hiểm đi tìm một người bí hiểm. Trênđời này có quá nhiều người bí hiểm, thật sự cũng chẳng biết chính những ngườibí hiểm nghĩ gì trong đầu.
Tôi nghĩ, thôi thì xuất phát đi vậy, nhưng cứ nghĩ đến cái phươngtiện giao thông của chúng tôi mọi ý nghĩ lại lập tức tan biến sạch. Nó đíchthực chỉ là một con thú cưng, hoàn toàn không thể dùng làm công cụ chuyên chở.Nhưng biết làm sao khi mà Hỷ Lạc lại có cảm tình với nó. Phụ nữ thật khó hiểu,chỉ cần có tình cảm với một vật nào đó, họ đều bỏ qua mọi khuyết điểm cũng nhưtính thực dụng của nó trong cuộc sống hiện thực.
Sau khi bái biệt sư phụ, tôi và Hỷ Lạc liền xuống núi dắt ngựa.Tôi rất muốn đến Trục Lộc cốc xem rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, nhưng không maynơi đó không cùng hướng đi tới thành Trường An, con ngựa của tôi lại không thểnhanh chóng quay trở về, điều này thật đáng thất vọng. Tôi nghĩ bụng, thôi cứvui lòng đến thành Trường An, vui lòng hoàn thành việc không tên, vui lòng dựngra một chỗ nương mình, rồi lại vui lòng làm một số việc không tên.
Theo lộ trình chuẩn xác, trên đường đi Trường An chắc chắn sẽ điqua Trục thành. Lần này chúng tôi thực sự đã tăng tốc, không hề cho con Lépđược nghỉ ngơi tùy ý ở dọc đường nữa. Hỷ Lạc rất xót con ngựa, cứ bảo ngựa củacô nàng mệt chết đến nơi rồi. Tôi nói, ta và ngựa ngủ nhiều như nhau, chẳng cólý nào cái loại thân lừa thân ngựa này lại mệt chết trước ta cả. Huống hồ, sưphụ nói rồi, phải đến Trường An càng sớm càng tốt.
Hỷ Lạc hỏi tôi: Vậy đến Trục thành rồi có nghỉ hay không?
Tôi nói: Không, cứ chạy một mạch đến sáng.
Hỷ Lạc nói: Vậy dù gì cũng phải ăn một bữa ngon lành đã, muội biếtcó một quán, nhưng không rõ bị dỡ đi chưa.
Tôi nói: Có thể nghỉ ngơi một lát, nhưng không được ngủ đâu đấy,huynh luôn cảm giác không thể ngủ lại ở Trục thành được.
Chúng tôi đến Trục thành, rồi lại đến tửu lâu vô danh Hỷ Lạc nói.Tửu lâu này có quy mô rất lớn, nhưng giá cả phải chăng, vốn có một cái tên rấtcát tường, nhưng về sau, cách đây nhiều năm, có lần nhà vua đi vi hành đã đếntửu lâu đệ nhất Trục thành này, vua thấy thức ăn rất ngon miệng nên liền viếtcho đệ nhất tửu lâu một biển hiệu, hơn nữa còn sửa tên gọi cũ theo ý mình. Điềukhông may là, chữ viết tháu của nhà vua một mình một kiểu, người khác không saonhìn ra, nhưng lại không dám hỏi, nên cứ đành treo yên ở đó.
Tấm biển được treo ở một nơi rất bắt mắt, sơn son thiếp vàng, nộidung là: XX TỬU LU. Sau khi tôi và Hỷ Lạc ngồi yên vị, tiểu nhị liền dâng trà,mang thực đơn lại cho hai quý khách chúng tôi xem. Tửu lâu này được coi là tửulâu có thái độ phục vụ tốt nhất Trung nguyên, nay mới thấy quả là danh bất hưtruyền. Song việc gì cũng có nguyên nhân, mà nguyên nhân đó có thể không giốngnhư những gì bạn tưởng tượng. Chỉ là vì nhà vua vi hành qua đây một lần, lạicòn viết cho mấy chữ, chủ nhân của tửu lâu đâm ra hận bản thân mình có mắtkhông thấy núi Thái Sơn, đồng thời tin chắc rằng nhà vua còn đến nữa, cho nênmới dạy cho đám bồi bàn cách nhận biết nhà vua. Ví dụ nhà vua ăn mặc giống nhưngười bình thường này, không phô trương thanh thế này, đi theo vua ít nhất phảicó một người này, trông bề ngoài tưởng như võ nghệ làng nhàng nhưng thực chấtvõ công lại cực kỳ cao cường này, những món vua ăn không phải sơn hào hải vịnày… dạy dỗ thế nào lại khiến đám bồi bàn nhìn thấy ai cũng cảm giác người đólà hoàng thượng, không dám mảy may bất kính.
Thức ăn chưa đưa lên, tôi mặc nhiên quay ra ngắm cảnh, bất thìnhlình trông thấy hai ngọn ám khí được phóng ra từ trong cửa sổ phía đối diện, rõràng nhằm vào tôi và Hỷ Lạc. Đúng là cao nhân, tôi liếc mắt nhìn, cảm thấy nếuchúng tôi không cử động chắc chắn cả hai sẽ đều dính tiêu. Thế là tôi đạp đổchiếc ghế của Hỷ Lạc, đồng thời nghiêng người né tránh, hai mũi tiêu đều phitrượt. Song Hỷ Lạc lại ngã lăn kềnh ra đất. Mọi người đều đổ mắt vào cô nàngđang nằm chổng vó lên trời này.
Đột nhiên trong toán người có tiếng gào lên: Chết người rồi, giếtchết người rồi!
Tôi quay đầu lại nhìn, phát hiện thấy ở bàn phía sau chúng tôi cómột người chết, một người bị thương. Chưa kịp nghĩ ngợi gì, đột nhiên lại cótiếng người vọng lại: Chính là ám khí do tiểu cô nương kia phi ra, ra tay nặngquá nên ngã lật cả người đây này.
Lại có người nói: Bắt lấy cô ta, đưa lên nha môn đã rồi tính.
Tôi nghĩ bụng, Hỷ Lạc mà bị đưa đến nha môn thì toi, dẫu nói vôtội được thả, thì e rằng cũng sẽ phải làm thê thiếp gì đó. Tôi vội xông lênphía trước, đỡ Hỷ Lạc dậy, nói: Xin mọi người đừng hiểu lầm, không phải do côấy gây ra đâu.
Quần chúng nói: Đúng, hễ trông là biết không phải do cô ta gây ra,mà là do ngươi gây ra, nội lực của ngươi được đấy, còn đá lật cả cô ta ra mà.
Tôi nói: Không phải tôi gây ra, mà là cái lầu đối diện kia gây ra.
Ý của quần chúng là, tòa lầu không có sự sống, không thể nào dotòa lầu đối diện gây ra được.
Tôi thấy đám người đang tiến lại, liền bảo vệ Hỷ Lạc, nói: Cácngười chớ có lại đây!
Lúc này, một tay đứng hàng đầu, cũng là tay lắm mồm nhất nói: Tabôn ba trong giang hồ đã hai chục năm, kinh nghiệm giang hồ nói cho ta biếtrằng, việc này chính là do ngươi gây ra, xem ta bắt ngươi đây!
Nói đoạn liền tung nắm đấm tới. Tôi đón nắm đấm của hắn, xoay lậttay hắn ra, mượn lực của hắn dùng cùi chỏ của tôi thúc vào mặt hắn, chân tôikhẽ quét đất, tên đó liền ngất đi.
Mọi người cùng kinh ngạc nói: Quả nhiên là do ngươi làm. Vị nhânhuynh hành tẩu giang hồ hai chục năm này tự xưng là tráng sĩ Đánh Không Ngấtthế mà chịu một đòn đã ngất rồi. Bọn ta sẽ liều một phen với ngươi! Nói đoạn babốn chục người cùng lũ lượt xông lên khiến tôi bất chợt cảm thấy lúng túng.
Lúc này, Hỷ Lạc xông lên nói: Đúng thế! Đây là tiêu do ta phi ra,ta còn có mấy chục chiếc tiêu nữa cơ, xem tiêu đây!
Hỷ Lạc nói đoạn liền vung tay ra, ba bốn chục người đều ngã xuốngrất ngay ngắn. Hỷ Lạc kéo tôi nói: Mau đi thôi! Tôi và Hỷ Lạc ba chân bốn cẳngchạy. Tôi quay đầu lại nhìn, phát hiện ra anh chàng bị thương ban nãy đã chếtvì không được kịp thời cứu chữa. Tôi nghĩ bụng, quần chúng quả là rỗi hơi.
Tôi và Hỷ Lạc chạy ra khỏi tửu lâu. Những người phía sau cũngnhanh chóng biến mất.
Tôi và Hỷ Lạc đều cảm thấy hơi áy náy, tuy người chết không phảido chúng tôi giết, nhưng trong cái thời buổi nhập nhằng này, nếu bảo người làdo bạn giết thì có cảm giác người do bạn giết thật. Huống hồ kẻ ở trong tòa lầuđối diện kia quả thực muốn chúng tôi có cảm giác bứt rứt, bất an. Chúng tôi cảmthấy nơi này không nên ở lại lâu, cần phải nhanh chóng thoát khỏi thành.
Đến được cổng thành, tôi, Hỷ Lạc và con Lép vừa băng qua cổngthành chưa xa, bất ngờ quan binh gọi với theo: Một thanh niên, một cô gái vàmột con lừa, chính là ba bọn họ!
Hỷ Lạc nhìn tôi, nói: Chạy! Tôi nghĩ bụng, quả này chắc toi rồi,bởi vì có con Lép. Hỷ Lạc nhảy lên ngựa, lớn giọng bảo tôi: Mau đạp mạnh vào nóđi!
Tôi nghĩ, thôi thì hết nạc vạc đến xương, hy vọng nó hiểu đượcrằng tình thế đang rất nguy cấp. Nghĩ đoạn, tôi đạp mạnh vào con Lép một cước.
Trong nháy mắt, tôi cảm giác mọi vật dường như ngưng trệ, con Lépdừng bước chân chậm rãi của nó lại, chầm chậm quay đầu nhìn tôi, tôi nghĩ phennày chắc chắn chết thật rồi, con Lép chín mươi chín phần trăm sẽ chết bởi cúđạp của tôi, biết ăn nói với Hỷ Lạc thế nào đây. Cùng lúc đó, quan binh cũng đangbổ nhào về phía chúng tôi. Đột nhiên, con Lép gào lên một tiếng “óe”, sau đósải vó chạy như điên. Tôi cũng chạy hộc tốc theo con ngựa.
Con Lép chạy siêu nhanh, tôi bị rớt lại mỗi lúc một xa, Hỷ Lạcngồi trên lưng ngựa không ngừng gọi tên tôi, con Lép dần dần mất hút trong tầmmắt, lúc này quan binh đã đuổi tới gần, chợt nghe thấy đằng sau có tiếng hô:bắn tên, bất chợt loạt tiễn bắn ra ào ào, tôi nhìn mà há hốc miệng ra, ngàythường chắc chắn họ không khổ công luyện tập bắn tên, bởi vì những mũi tên này thựcsự quá xiên xẹo, tôi không thể tiếp tục chạy thục mạng được, lửng khửng vàibước là dính tên ngay.
Song suy cho cùng, tôi dựa vào đôi chân, còn bọn họ dựa vào ngựakhỏe, cứ chạy như vậy cũng không phải cách, tôi liếc mắt nhìn trộm, phát hiệnra có bốn người đuổi theo tôi, tôi thấy như vậy không vấn đề gì, liền dừng chânlại, nhưng lại lo không biết Hỷ Lạc đi đâu, con Lép lần đầu tiên chạy như bay,lại không có kinh nghiệm, liệu nó có chạy đến chết mới dừng không nhỉ?
Nhóm người ngựa dừng lại quát: Tiểu tử sao không chạy nữa? Chạynhanh gớm. Theo bọn ta về nào!
Tôi nói: Sao tôi phải theo các ông về nhỉ?
Tên cầm đầu nói: Khỏi phí lời, ngươi làm gì rồi chẳng lẽ lại khôngbiết?
Tôi nói: Rốt cuộc tôi đã làm gì?
Tên cầm đầu nói: Láo toét! Còn cãi hử, cái thằng lưu manh trọc dởcó nằm sấp xuống ngay không!
Tôi nói: Thì ông cứ nói xem, tôi đã phạm tội gì nào?
Tên cầm đầu nói: Ta làm sao biết được ngươi đã làm gì, chỉ biếtcấp trên bảo ta bắt.
Tôi nói: Sao ông dám chắc là bảo bắt tôi?
Tên cầm đầu nói: Ta không chắc, cho nên mới bắt về xem thế nào.
Tôi nói: Sao có thể tùy tiện bắt người được nhỉ?
Tên cầm đầu nói: Từ trước tới giờ, bọn ta muốn bắt ai thì bắt, lãovua phạm pháp thì ta cũng dám bắt.
Tên tùy tòng bên cạnh lén nhìn trộm tên cầm đầu, liền bị tên cầmđầu xạc cho một trận: Thằng khốn nạn! Giữa đồng không mông quạnh, chẳng lẽ taokhông được bốc phét một tý à?
Tôi nói: Tôi thực sự không phạm tội gì cả, ông chắc chắn bắt nhầmrồi.
Tên cầm đầu nói: Cấp trên bảo rồi, một thanh niên, một cô nương,một con lừa, hễ trông thấy là bắt.
Tôi nói: Vậy thì nhiều lắm, vả lại ông thấy cái con chúng tôi cưỡilà con lừa à? Ông đã thấy con lừa nào chạy nhanh như thế chưa? Đấy là loại ngựaHãn Huyết của Tây Vực, người được Lương đại tướng quân ban ngựa gọi con ngựanày là hàng cực phẩm trong loài ngựa, có tên Chạy Không Chết.
Tay cầm đầu nói: Con Chạy Không Chết của ngươi quả nhiên danh bấthư truyền, thật ngưỡng mộ, ngưỡng mộ, vậy ngươi đến đây làm gì?
Tôi đưa thẻ bài ghi pháp danh của tôi cho hắn xem, rồi nói: Tôiđược cấp trên phái xuống bí mật điều tra vụ án có mấy huynh đệ trong chùa chếtở Trục Lộc cốc. Giờ thì đi Trường An.
Tên cầm đầu nói: Ồ, vụ này không phải do Lý đại nhân phụ tráchsao?
Tôi nói: Ông nghe mà vẫn chưa hiểu à, thế nào là bí mật điều tra,vụ này có rất nhiều nội tình, e rằng liên đới cả một đống người đấy chứ. Khôngviệc gì đến mấy vị đâu, mấy vị đi đi.
Tên cầm đầu nói: Anh em tôi nhầm người, mạo phạm đến huynh đệ rồi,tôi đây cũng vì công việc thôi, khì khì, thông cảm cho nhau nhé, đều là ngườimột nhà, người một nhà cả ấy mà. Nói đoạn liền vẫy tay nói: Chào tạm biệt vịdũng sĩ này đi nào!
Toán người đồng thanh nói: Tạm biệt dũng sĩ!
Tôi vẫy tay trả lời: Tôi đi nhé!
Đoàn người ngựa thế là mất hút.
Tôi đi xuôi theo con đường gọi tên Hỷ Lạc, lòng nóng như lửa đốt.Từ nhỏ đã có Hỷ Lạc bầu bạn, tôi luôn cảm thấy muội ấy là một phần của mình.Thực ra, võ công của tôi quả thật cao cường, song sở dĩ tôi cảm thấy bìnhthường là bởi Hỷ Lạc đã là một phần của tôi, cho nên công phu chia đều ra cảhai, thì đương nhiên chỉ bình thường thôi. Bao năm nay, tôi và Hỷ Lạc chưa từngcó cảm giác sẽ không tìm ra nhau, vậy mà nay lần đầu tiên có cảm giác này, bànchân vì vậy cũng rảo bước nhanh hơn.
Sắc trời sẩm tối. Bão cát dần dần ôm lấy Trung nguyên. Mấy dặmngoài Trục thành đều là đồng không mông quạnh, xa tít trong tầm mắt có một câyđại thụ nằm ở tia sáng đỏ cuối cùng. Tôi cảm giác có lẽ Hỷ Lạc đang ở đó đợitôi, trong trường hợp muội ấy có thể thắng được con ngựa.
Tôi không ngừng chạy như bay, chạy không biết bao lâu, cây đại thụdường như vẫn không lớn hơn chút nào, điều này khiến tôi hết sức tức giận. Tôichỉ mong Hỷ Lạc đột nhiên hiện ra nói: Huynh thật ngốc, sao không nhìn thấymuội, đồ có mắt như mù!
Chạy đủ hai giờ, may mà đêm nay có trăng để tôi có thể biết đượccây đại thụ nằm ở đâu. Đầu tôi đột nhiên lóe lên một ý nghĩ, nếu dưới cây đókhông có người, thì thật quá tuyệt vọng. Nghĩ đến đó, tôi bất giác nhìn ngóxung quanh, lòng cảm thấy trống rỗng như cảnh vật xung quanh vậy, nào là TrườngAn, sư phụ, nhà tiên tri, Võ Đang, Thiếu Lâm, các bang phái khác, Vô Linh,Linh, Thích Không… tất cả đều qua xa xôi, như thể cách ly khỏi vô số sự vật, vôsố sự tranh giành. Trong số tất cả những thứ thuộc về quá khứ, thứ chân thựcnhất lại là bức họa ở hiệu cầm đồ, lẽ ra tôi và Hỷ Lạc đã có thể có được mộtbức họa chân dung rất đẹp, song không may là, Hỷ Lạc đã chi quá nhiều tiền, thợvẽ vẽ thành hai vị tiên, hoàn toàn không giống tôi và Hỷ Lạc, thật là đáng tiếcvô cùng.
Mọi việc đều tốt đẹp, Hỷ Lạc đúng là ở dưới gốc cây. Con Lép đangăn cỏ cách đó mấy mét. Hỷ Lạc trông thấy tôi, liền khóc tu tu. Tôi ra vẻ bìnhtĩnh, nói: Muội không sợ bị sét đánh à?
Hỷ Lạc càng khóc dữ hơn, ngay cả con Lép cũng quay đầu lại nhìn.
Tôi nói: Không đứng dậy đón huynh à, huynh biết muội sẽ ở gốc cây.
Hỷ Lạc khóc không ra tiếng.
Chương 9
Tôi nói: Được rồi, được rồi nào, huynh vẫn bình yên vô sự mà, tìmđược muội rồi mà, chúng ta lại có thể cùng đi Trường An rồi, huynh còn chưađộng thủ, muội đoán xem mấy thằng ngốc kia vì sao…
Tôi lại gần Hỷ Lạc, phát hiện ra trên quần áo cô chỗ tiếp giáp vớichân tay đều có vết máu. Tôi vội hỏi: Sao vậy?
Hỷ Lạc không trả lời, vẫn khóc, tôi vạch ống tay áo của Hỷ Lạc lênxem thì thấy toàn vết chà xước, thâm tím. Tôi nói: Hỷ Lạc, muội ngã từ trênngựa xuống à?
Hỷ Lạc khẽ nói: Không, muội nhảy xuống.
Tôi hỏi: Sao lại nhảy xuống?
Hỷ Lạc đáp: Muội bảo con ngựa dừng lại, nhưng nó không dừng, cứchạy đi rất xa, muội sợ huynh gặp chuyện gì, lại không nhìn thấy huynh đâu, chonên muội nhảy xuống.
Tôi ôm Hỷ Lạc nói: Không sao đâu, muội xem, chúng mình đến TrườngAn rồi tìm hiệu thuốc tươm tất, mua loại thuốc thượng hạng, bôi lên da chắcchắn sẽ không nhìn thấy vết gì đâu. Thôi nào, muội lên lưng ngựa đi, chúng tatìm chỗ nào có thể ngủ lại thì ngủ một giấc, không ngủ ở ngoài trời nữa.
Hỷ Lạc nói: Muội chẳng cần nó nữa.
Tôi nói: Suy cho cùng nó cũng chỉ là con vật. Cú đá của huynh cólẽ quá mạnh, đó là lỗi của huynh, huynh đâu muốn đá nó chạy xa như thế. Chỉ cầnmuội không mệnh hệ gì là tốt rồi. Con Lép này dù gì cũng đã đưa muội đi đượcmột chặng đường dài rồi, để huynh phạt nó, đá cho nó một cước nữa.
Hỷ Lạc nói: Huynh đừng đạp nó nữa, đạp nữa là nó đến Trường Antrước đấy.
Tôi nói: Thế cũng được, điều đó chứng tỏ con ngựa này còn có thểchạy được, để huynh xem muội có đi lại được không nào.
Tôi dìu Hỷ Lạc đứng dậy, Hỷ Lạc đi được hai bước liền nói: Khôngsao đâu, chỉ có chỗ cọ xát với quần áo đau thôi.
Tôi kiểm tra kỹ vết thương của Hỷ Lạc rồi nói: Thế này đi, lấynước gột qua một chút!
Hỷ Lạc đáp: Không sao đâu.
Tôi nói: Nhất định phải gột đi cho sạch, muội đưa cái bình nước gìgì lấy trộm… à quên lấy từ nhà tay Vạn Vĩnh ra đây, huynh rửa vết thương cho,chắc chắn hiệu nghiệm.
Hỷ Lạc ôm chặt lấy tay nải nói: Không được.
Tôi nói: Giờ là lúc nào rồi mà muội còn tiếc của?
Hỷ Lạc nói: Không được, loại thuốc này ngộ nhỡ huynh trúng độc thìcó thể sử dụng, dùng không hết còn có thể bán, bán lấy tiền có thể chuộc Linhcủa chúng ta lại, nếu dư dả, chúng ta có thể mua một miếng đất ở Trục thành,Trường An hoặc một nơi nào đó, rồi dựng một căn nhà. Như vậy sẽ không phải ngủdưới gốc cây chờ sét đánh nữa.
Tôi nói: Vậy vết thương của muội thì sao?
Hỷ Lạc đáp: Không sao đâu, không phải vết thương do vũ khí gây ra,cứ đến Trường An rồi tính sau.
Tôi nói: Thôi được, vậy muội cưỡi lên con Lép đi, chúng ta khởi hànhluôn thôi.
Nói đoạn, lại nghe thấy tiếng vó ngựa đan xen nhau dồn dập vọnglại từ phía không xa, tôi nói: Mẹ kiếp, chắc chúng nó phát hiện ra sơ hở rồi.Huynh cứ tưởng nói mấy câu là dàn xếp ổn thỏa, báo hại muội ngã ra nông nỗinày, để huynh diệt bọn chúng.
Hỷ Lạc nói: Rốt cuộc là thế nào?
Vừa dứt câu, đoàn người ngựa đã tiến đến trước mặt. Tên cầm đầuliền xuống ngựa cúi chào, đoạn nói: Nhị vị anh hùng, vãn bối ban nãy có nói mộtsố câu mạo phạm đến hoàng thượng, thực ra do vô tình thôi, tại uống nhiều quá,mong anh hùng chớ tiết lộ nhé!
Tôi nói: Xin cứ yên tâm, tôi biết huynh đài ruột để ngoài da, tôicũng không phải loại người đưa chuyện đâu.
Hắn nói: Tốt rồi, tôi thoạt nhìn liền biết huynh đài là người cókhí phách, sau này đến Trục thành cứ tìm tôi, người anh em nào của huynh đài màcó bị bắt, huynh đài cứ nói với tôi, tôi sẽ thả họ ra hết.
Tôi nói: Vâng, không có việc gì đâu.
Tên cầm đầu sau khi cáo từ liền dẫn đoàn người ngựa nhanh chóng bỏđi. Đợi vó ngựa đi xa, mặt đất mới yên lặng trở lại. Tôi dìu Hỷ Lạc lên ngựa,dẫn con Lép bước đi từ từ.
Hỷ Lạc nói: Người đó nói vậy là ý gì?
Tôi trả lời: Từ từ rồi huynh sẽ kể cho muội.
Một đêm bình yên, Hỷ Lạc lẳng lặng thiếp đi trên lưng ngựa. Ngàyhôm sau nghỉ ngơi chốc lát, ăn lót dạ xong tiếp tục rong ruổi một ngày đường,thoắt lại về đêm, sao khuya lấp lánh. Đêm ngày thứ hai, khi da trời sậm nhấtcũng là lúc chúng tôi bước đến một khu nghĩa địa.
Tôi nói: Hỷ Lạc này, sắp đến Trường An rồi, trông là biết khinghĩa địa này là nghĩa địa của một thành phố lớn, phía trước không xa nữa làtới rồi.
Hỷ Lạc nói: Sao ở đây nhiều sương thế nhỉ?
Tôi nói: Huynh chịu, huynh nhớ sư phụ từng nói, những nơi thế nàyâm khí luôn rất nặng nề, huống hồ bây giờ là lúc dương khí yếu ớt nhất trongngày.
Hỷ Lạc nói: Huynh có trông thấy thứ gì không?
Tôi đáp: Hoàn toàn không trông thấy gì cả.
Hỷ Lạc nói: Hồn ma thì sao?
Tôi đáp: Cái đó thì e là chỉ có hồn ma mới thấy được thôi.
Hỷ Lạc nói: Chết nghĩa là sao?
Tôi đáp: Tức là không động đậy mà cũng không suy nghĩ được nữa.
Hỷ Lạc nói: Sống và chết có mâu thuẫn với nhau không?
Tôi nói: Huynh không biết, nhưng chúng có liên hệ với nhau.
Hỷ Lạc nói: Hai thứ không thể cùng tồn tại làm sao mà có liên hệgì được chứ?
Tôi nói: Thì cứ nói cho có câu chuyện. Muội đừng bắt chước sư phụ,có một số việc nếu truy cứu đến cùng sẽ hối tiếc đấy.
Hỷ Lạc nói: Có lúc muội nghĩ, muội không có người thân nào cả, nếuhuynh không còn nữa, muội sẽ chết.
Tôi nói: Nói vớ vẩn. Huynh thấy muội là người rất cứng rắn, ngườicứng rắn sẽ sống thọ nhất.
Hỷ Lạc nói: Vậy huynh nói xem người chết rồi thì thế nào?
Tôi nói: Huynh nghĩ, họ vẫn có suy nghĩ, song không nhận biết đượcgì, họ nhập vào một sinh mạng mới.
Hỷ Lạc nói: Nghe chẳng hiểu gì cả.
Tối nói: Ý huynh là, muội hiện giờ cảm thấy khắp thế gian chỉ cómuội biết được suy nghĩ của một mình muội, sau khi muội chết đi, vẫn có mộtmuội nữa, biết được suy nghĩ của một mình muội, song mọi thứ đều không giốngnhư lần trước, mà lần trước thì cũng chẳng liên quan gì đến muội nữa cả.
Hỷ Lạc nói: Vậy là đầu thai à?
Tôi nói: Không hẳn là như thế. Bởi vì là một lần hoàn toàn mớirồi. Dẫu thế nào thì tất cả mọi việc đã xảy ra đối với muội lần trước mà muộilà người duy nhất biết được đều đã trôi qua rồi.
Hỷ Lạc nói: Đúng thật là.
Tiến về phía trước mấy chục dặm, đột nhiên một cổng thành thâmnghiêm xuất hiện. Cuối cùng cũng đã tới thành Trường An, kinh đô phồn hoa củacả nước.
Trường An trong ký ức hồi nhỏ của tôi là một nơi rất xa xôi. Đâylà lần thứ hai tôi đến Trường An, lần đầu tiên vì cuống quýt vội vàng, tâmtrạng cũng hoàn toàn khác biệt, tôi dường như không cảm nhận được bất kỳ điềugì, thậm chí cũng không thấy nó to lớn. Song tôi luôn cảm thấy cái tên này ngherất hay, nếu tôi là vua, tôi cũng sẽ chọn nơi có cái tên này làm kinh đô. Tôiđã quên hẳn thời gian xác thực bên ngoài, cũng may ở trong chùa tôi không cósuy nghĩ gì lớn lao, đối với đức Phật cũng không sùng kính quá mức, dường nhưdửng dưng với mọi thứ diễn ra. Mấu chốt vấn đề là ở phía sư phụ tôi, ông đã sailầm khi quá nuông chiều tôi, cho tôi một pháp danh quá tuyệt vời. Người cũngnhân được sự đãi ngộ như tôi chính là sư huynh Thích Không. Tôi và huynh ấychẳng qua bị cạo trọc mà thôi, còn mọi thứ khác đều được phát triển theo chiềuhướng lãng tử. Vậy nên tôi luôn rất cảm kích trước sư phụ, nhưng việc gọi là báođáp Thiếu Lâm thực ra hoàn toàn là nhằm báo đáp sư phụ mà thôi
Còn Trường An, đích thị là một nơi xa xôi, bởi hồi nhỏ tôi khônghiểu đám người ấy rốt cuộc đang làm gì. Bất kể quốc sự ra sao, phải thả lỏngthế nào, tôi luôn đặt mình vào hoàn cảnh một người đàn ông, xung quanh có hàngtrăm cô gái sắc nước hương trời và nghĩ, trước hoàn cảnh như vậy chàng ta cóthế làm gì, dù nghĩ thế nào kết quả vẫn là: chẳng thể làm gì được, ngoài việclàm “chuyện ấy”.
Đó chính là vị vua của một nước, ông ta sẽ chọn ra một người trôngbắt mắt nhất trong cả mớ các cô con gái của những tay máu mặt khác họ để phonglàm chính cung hoàng hậu, cả năm may ra gặp được một đêm, có lẽ vì người ta khátrong trắng, ít làm chuyện phòng the, cho nên được suy tôn là mẹ của một nước,là mẫu nghi thiên hạ, tức là được đặt ra cho mọi người trong thiên hạ ngắmnhìn, vợ cả không được yêu chiều bằng vợ bé, cho nên ta làm một tấm gương, nhưvậy chẳng cần phải tranh giành gì nữa, mà cũng chẳng tranh được với người ta,cứ ngấm ngầm chơi xấu là được.
Trường An nổi tiếng ở sự phồn hoa diễm lệ, những người phụ nữ rađường làm việc mà ta có thể trông thấy không phải bán rau thì là bán thân, cũngkhông cứ bán rau thì cao quý, bởi nếu đặt một số phụ nữ cạnh nhau, bạn sẽ cảmthấy vài người trong số đó chỉ có thể đi bán rau mà thôi. Nghe nói, Trường Ancó hơn 300 điểm buôn phấn bán son lớn nhỏ, đó là biểu tượng của một đất nướcphát triển tới đỉnh cao, chẳng trách những nơi ông hoàng đế vi hành dạo nàycàng ngày càng gần lại.
Tôi và Hỷ Lạc vừa bước tới cổng thành liền sững người kinh ngạc.Hỷ Lạc nói: Nơi này hoành tráng hơn Trục thành bao nhiêu.
Tôi nói: Đúng thật, muội xem cái lầu kia, nếu ở Trục thành thì nólà tòa lầu to nhất rồi đấy.
Tôi tiến lại gần xem xét thì phát hiện ra đó chỉ là cửa khẩu, tứclà nơi làm một số thủ tục ra vào thành. Con Lép được chúng tôi mang theo từtiểu trấn dưới chân chùa Thiếu Lâm, chưa từng đi đây đi đó, nhìn thấy cảnh vậtnày tự dưng đứng im không nhúc nhích. Tôi lại muốn tung cho nó một cước vàomông, sau cảm thấy làm như vậy đúng là tác phong quê mùa, đáng ra nên cầm mộtchiếc quạt trong tay, văng nhẹ dây cương, dù tự biết rằng lôi được nó đi khổ sởbiết chừng nào.
Hỷ Lạc nói: Oa! Huynh xem, rộng quá thể, đi bao lâu mà vẫn chưatrông thấy cổng thành bên kia nhỉ.
Tôi nói: Muội nghĩ xem, muội định đi đâu chứ?
Hỷ Lạc nói: Vạn Vĩnh đại ca nói rồi, trong thành Trường An có rấtnhiều cửa hiệu kinh doanh của huynh ấy, còn có cả quán trọ nữa, chúng ta có thểtìm tới đó xem sao.
Tôi nói: Làm phiền người khác không hay ho gì đâu.Trong tay chúngta cũng có không ít tiền mà?
Hỷ Lạc nói: Muội nói chơi vậy thôi, nhưng chúng ta đâu thể kiếmtiền mặt được, huynh đi trên đường, muội bảo huynh muội có một bình nước giảiđược cả trăm thứ độc, huynh có mua không? Giá một vạn lạng.
Tôi đáp: Không mua.
Hỷ Lạc nói: Vậy đấy, ngay đến huynh, một người chưa hề lõi đời màcòn không mua, vậy có ai mua đây?
Tôi nói: Vậy cứ giữ lại đi, cùng lắm huynh đi làm ít việc lặt vặt.
Hỷ Lạc vội nói: Không cần, trên đời này huynh và muội to nhất,không cần ai quản lý chúng ta hết.
Tôi nói: Vậy muội nói xem cần phải làm gì?
Hỷ Lạc nói: Cứ tìm một nơi trọ lại đã, sau đó ăn uống rồi nghĩcách xem, mà còn phải tìm tóc cho huynh nữa. Y phục của huynh cũng không ổn,muội muốn hóa trang cho huynh giống một sát thủ.
Tôi hỏi: Sao vậy?
Hỷ Lạc đáp: Trang phục sát thủ trông đều đẹp cả.
Tôi nói: Tay Vô Linh mà đến chắc chắn sẽ cuỗm muội đi mất.
Hỷ Lạc nói: Không thể nào, huynh không hiểu đâu, muội sẽ lột hắnra.
Tôi hỏi: Sao làm vậy?
Hỷ Lạc đáp: Quần áo của hắn chắc chắn rất đẹp, ta sẽ không phải bỏtiền mua. Huynh nghĩ xem, giống như hắn tốt biết bao, sau khi biến mất, hắnchắc chắn sống rất vui.
Tôi nói: Tiếng tăm của hắn lừng lẫy, cho nên muội cảm nhận được sựbiến mất của hắn. Chúng ta không tên không tuổi, có chạy loạn xạ khắp nơi cũngchẳng ai nhận ra sự xuất hiện của chúng ta.
Hỷ Lạc nói: Nói vậy chưa chắc, huynh ngẫm xem, dọc đường có baongười muốn giết chúng ta. Huynh đã quên hai tên trong tửu quán rồi sao, báo hạimuội ngã từ trên lưng ngựa xuống.
Tôi đã quên bẵng việc khám bệnh cho Hỷ Lạc, giờ vội hỏi: Vếtthương trên người muội thế nào rồi?
Hỷ Lạc nói: Muội cảm thấy không sao đâu. Chúng ta không cần đếnhiệu thuốc nữa. Ai biết phải nán lại đó bao lâu, đỡ được việc gì hay việc nấy.
Tôi nói: Không được, phải đi. Ngộ nhỡ mưng mủ rồi viêm tấy thìhuynh biết ăn nói thế nào.
Hỷ Lạc hỏi: Huynh ăn nói với ai?
Tôi nói: Muội không có cha mẹ, sự thực thì chẳng phải ăn nói vớiai cả.
Hỷ Lạc nói: Đừng nói chuyện này nữa, người huynh muốn tìm đâu?
Tôi hỏi: Ai cơ?
Hỷ Lạc nói: Cái người có thể biết tất cả mọi việc ấy.
Tôi nói: Ối! Huynh quên mất. Ngày mai đi tìm vậy!
Hỷ Lạc nói: Huynh không cảm thấy dường như sư phụ đã trao chohuynh một nhiệm vụ rất lớn ư?
Tôi lắc đầu.
Hỷ Lạc nói: Huynh không cảm thấy sự việc cấp bách hả?
Tôi lắc đầu.
Hỷ Lạc nói: Vậy được rồi, chúng ta tìm chỗ trọ lại đã. Nơi đâyrộng lớn thật. Mà chắc ở đây không có hắc điếm chứ?
Tôi nói: Không thể nào, muội xem mấy cái nhà heo hút chúng ta từngtrọ cũng có vấn đề gì đâu, cứ yên tâm, có huynh ở đây, không ai ăn hiếp được chúngta đâu.
Hỷ Lạc nói: Muội không sợ cái đó, muội sợ chúng ta ăn hiếp nhầmngười khác thôi. Huynh thì cái gì cũng ăn, chẳng giống sư chút nào. Trước đâyhuynh còn ăn chay, giờ thì... bao lâu rồi huynh chưa ăn rau ấy nhỉ.
Tôi nói: Yên tâm. Muội xem, nơi này là kinh thành mà.
Nói đoạn, tôi cảm giác có một cánh tay thò vào túi áo mình, tôitrông thấy một đứa trẻ hơn mười tuổi lẳng lặng rút từ trong áo tôi ra một íttiền lẻ, sau đó đi ngang qua tôi. Tôi vung tay tóm lấy nó, kéo ra phía trướcmặt, răn đe: Tiểu tử! Ai cho phép mày làm như vậy!
Tên tiểu tử chợt tái mặt, lập tức quỳ sụp xuống nói: Sư phụ! Đệ tửcó mắt không thấy núi Thái Sơn, lỡ tay phạm tới bề trên.
Tôi nói: Ý ngươi là sao?
Tiểu tử đáp: Con là đứa nhanh tay nhanh chân nhất trong bang, chântay của người còn nhanh hơn chân tay con, vậy nên người đích thị là sư phụ củacon.
Tôi nói: Nói láo nào. Ta là người tốt.
Tiểu tử nói: Con cũng là người tốt mà, con không làm quan, conkiếm ăn dựa vào sức mình, sao lại coi con không phải người tốt cơ chứ?
Tôi nói: Cũng đúng. Nhưng suy cho cùng, trộm cắp là việc khôngtốt. Ta giao ngươi cho quan nhé!
Tiểu tử nói: Ấy chớ, xin người chớ có làm vậy, bao năm nay conchưa từng lỡ tay lần nào, việc này mà đồn ra, sau này con không được làm bangchủ mất.
Tôi nói: Bọn các ngươi ăn trộm mà cũng có bang hội à?
Tiểu tử đáp: Vâng ạ. Bang của bọn con nhỏ, có mười mấy người thôi.Thiên hạ thái bình quá ấy mà, ai cũng lập bang hội. Lần trước hai đại môn pháiThiếu Lâm và Võ Đang quyết đấu với nhau, con cũng đi xem đấy, trận ấy phải nóilà quá tuyệt, hai người đều chưa nhúc nhích, một người dùng nội công đã đẩyngười kia ngã xuống rồi, lợi hại thật, đúng là người luyện tập có khác, mọingười đều bảo phải luyện hơn hai trăm năm mới được như vậy, chính cái người củaVõ Đang đấy, nghe nói sau khi luyện bốn trăm năm, đột nhiên anh ta cải lão hoànđồng, lúc ấy liền có nội lực. Người của Thiếu Lâm thì không ổn, nghe nói mớiluyện được hai trăm năm, nội lực kém hơn, lúc ấy con đang đứng phía dưới, cảmthấy cơ thể rung lên, cả người như bị hút về phía trước. May mà con tóm lấythằng Vương béo giết lợn đứng trước mặt. Con cũng lén cùng mấy anh em luyệntập, sư phụ nói xem, hai người còn chưa chạm vào nhau, chân tay cũng chưa nhúcnhích chút nào, làm sao mà đẩy người ta ngã xuống được nhỉ, con và mấy anh emcũng nín hơi thử, xem có phóng được nội công không, kết quả mẹ kiếp, con đánhtuột cả rắm.
Tôi nghe mà mắt tròn mắt dẹt.
Tiểu tử tiếp tục nói: Lần ấy con muốn bái người phái Võ Đang kialàm sư phụ, muốn luyện nội công, trông thấy cô nàng nào khả dĩ thì hút cô talại. Thiếu Lâm không chịu thua, nhưng cái chiêu họ sử dụng quá thất đức, khôngcho người ta xuống khỏi nóc nhà chứ. Con ngày nào cũng đứng trước cửa Di Xuâncác ngước nhìn, ngước đến vẹo cả cổ. Con cứ nghĩ người kia thế nào cũng phảivận công. Ai ngờ từ đầu chí cuối đều không vận, chắc bận trước vận lực quánhiều, nên lần này không phát ra nổi nữa. Kết quả là sau một ngày không thấyngười đó đâu, cứ tưởng người ta dùng khinh công biến mất, ai ngờ sau đó haytin, mẹ kiếp, hắn bị chết đói.
Hỷ Lạc cũng mắt tròn mắt dẹt.
Tiểu tử lại nói tiếp: Thôi không nhắc nữa, trong lòng con thật sựrất khó chịu, người ta luyện hơn bốn trăm năm, thực chẳng dễ dàng gì, sao lạichết đói nhỉ. Có điều đợt ấy Trường An rõ náo nhiệt, riêng hôm tỉ thí võ công conđã chôm được hơn ba trăm lạng bạc rồi. Mọi người ai cũng ngước lên nhìn, muốnkhông chôm cũng khó. Hai hôm ấy, bọn lắm tiền rõ khó chịu, vì chính Di Xuâncác, cái nơi chơi gái hạng nhất Trường An bị khóa trái. Con thì chưa bao giờlai vãng tới đó. Con còn mừng thầm là khác. Hai bang hội lớn trong thiên hạkhiêu chiến, vậy là loạn thôi. Đến lúc đó con thừa cơ chôm chỉa, kiếm được hơnlúc này nhiều. Thế rồi đợi mãi đợi mãi, thiên hạ vẫn thái bình, đúng là côngcốc.
Tôi sững sờ một lúc mới nói: Ta cứ đem ngươi nộp cho quan đã.
Tiểu tử đó lại quỳ xuống nói: Sư phụ, dù gì thì chúng ta cũng cùnghội cùng thuyền, sư phụ không thể đẩy con vào lò lửa được.
Hỷ Lạc nói: Thôi, nộp cho quan rồi đến lúc ra tù nó vẫn ăn trộm,hà tất phải như vậy.
Tôi nói: Thôi được. Ta thả ngươi.
Tiểu tử nói: Thực sự thì... thế này, con quá nhẵn mặt với thànhTrường An này rồi, hai vị dường như vừa mới đến, vậy thì, hai vị có vấn đề gìcứ hỏi con, con sẽ cố gắng sắp xếp ổn thỏa.
Tôi nói: Vậy thì tốt. Ta hỏi ngươi, ở thành Trường An có người nàobiết rõ mọi việc nhưng chưa hề có ai gặp được?
Tiểu tử không hề đắn đo, buột miệng trả lời: Không có.
Tôi hỏi tiếp: Được rồi, vậy có mấy người kỳ nhân?
Tiểu tử đáp: Kỳ nhân, quả thực không ít. Đông thành có Vương béogiết lợn, con vừa nhắc tới, người đời gọi là Vương khoái đao, một ngày nhiềunhất giết được hơn bốn trăm con lợn, mọi người đều bảo hẳn có thể sẽ được đưavào sử sách. Nhưng sau đó, thằng Tạ béo hàng xóm không phục, một hơi giết hơnnăm trăm con, Vương béo nào nuốt trôi được cục giận này, nhưng ngặt nỗi khôngthể tìm ra được số lợn nhiều như thế để giết, thế rồi hắn điều hơn một nghìncon lợn từ tỉnh ngoài về, chém sạch trong một hơi. Thịt lợn hai hôm ấy cứ gọilà rẻ mạt, hai đồng đã mua được nửa con rồi.
Tiểu tử ngẫm nghĩ, rồi nói tiếp: Phía Tây còn có một cái giếng,cái giếng đó cũng rất kỳ lạ...
Thấy tên tiểu tử say sưa kể chuyện, tôi và Hỷ Lạc cũng không muốnngắt lời. Cuối cùng sau hai giờ chúng tôi mới nghe được một thông tin thú vị,rằng có một ông lão, không rõ tên họ, chuyên chế tạo binh khí, ông ta có mộtcửa hàng, cũng không rõ ông đã sống được bao năm, nhưng những món binh khí ôngchế tạo thì nổi danh thiên hạ, thanh kiếm được gọi là Linh chính là do ông tachế ra. Cửa hiệu của ông cũng rất kỳ lạ, ban ngày chưa từng thấy ai lai vãng,tối đến thì chỉ nghe thấy tiếng gõ nện, cũng chưa từng thấy có bóng người. Mọingười đều đồn rằng, ông ta không phải người.
Tôi nói: Vậy dẫn ta tới đó.
Tên tiểu tử dẫn chúng tôi đi dọc thành Trường An hoa lệ, đến mộthàng rèn nằm ở góc phố. Tôi và Hỷ Lạc bước vào cửa, bên trong không một bóngngười, cửa cũng chỉ khép hờ. Tôi quay người lại hỏi tên tiểu tử thì phát hiệnra thằng nhóc đã biến mất, chứng tỏ mọi người đều rất sợ nơi này. Bạn thử nghĩxem, nếu có một nơi luôn nghe thấy tiếng gõ nện vào mỗi tối, nhưng lại khôngthấy bóng người, lại nằm ở một góc rẽ trên đoạn đường phồn hoa đô hội, như thếquả thực khiến người ta phải sởn gai ốc.
Chương 10
Tôi sờ ngắm tỉ mỉ vài món binh khí, quả là chế tác kỳ tuyệt, thiênhạ khó tìm. Tôi gọi một lúc lâu, không có ai đáp lại. Hỷ Lạc nói, dễ xử lýthôi, đoạn cầm lấy một món binh khí đắt nhất, đến tôi cũng không biết tên, cứthế bước ra ngoài. Quả nhiên chưa đi được mấy bước, trên tường có một cánh cửangầm mở ra. Từ bên trong, một ông lão chậm rãi bước ra.
Ông lão nói: Các ngươi đến rồi đấy.
Tôi đáp: Tiền bối biết hết mọi việc thật không, kể cả việc vãn bốiđến đây?
Ông lão nói: Ta không biết. Nhưng ta từng rèn một thanh kiếm, cácngươi chạm vào là ta có thể cảm nhận được.
Tôi nói: Ồ, kiếm vãn bối chạm vào đâu ít. Xin hỏi, thanh kiếm tiềnbối rèn là thanh nào?
Ông lão nói: Thanh ta rèn vốn được gọi là Kiếm vương, nhưng sau đólại phải đổi tên.
Tôi nói: Vãn bối chưa từng nghe thấy cái tên Kiếm vương, vậy thanhkiếm đó được đổi tên là gì?
Ông lão nói: Sau này nghe nói được gọi bằng một cái tên đơn, khôngphải tên Linh thì tên Tinh, nói chung ta không nhớ rõ.
Tôi và Hỷ Lạc sững người kinh ngạc, cảm giác đây chính là người màsư phụ bảo phải tìm.
Tôi nói: Đúng rồi, thanh kiếm đó đúng là vãn bối đã từng cầm, hiệngiờ cũng chính là thanh kiếm của vãn bối.
Ông lão nói: Ha ha, chủ nhân của thanh kiếm đó ta rất quen.
Tôi nói: Người tiền bối nói đến có phải Vô Linh không?
Ông lão cười rộ, nói: Vô việc cái gì, đó là tên các ngươi tự đặt ra,hắn tên là Dương Chính Cương.
Tôi và Hỷ Lạc nhìn nhau cười lớn, đoạn nói: Chắc không phải đâu,cái tên đó quá tầm thường.
Ông lão nói: Ta còn chưa có tên đây, cứ gọi ta là ông lão là được.
Tôi hỏi: Vậy tại sao mọi người đều gọi hắn ta là Vô Linh?
Ông lão nói: Có thể mọi người cảm thấy cái tên Dương Chính Cươngkhông giống tên của một đại hiệp.
Tôi hỏi: Vậy người này hiện giờ ở đâu ạ?
Ông lão đáp: Chớ nóng vội. Cứ từ từ. Các ngươi có được thanh kiếmđó chắc hẳn cũng không phải hạng tầm thường. Nói đi! Các ngươi tìm ta có việcgì?
Tôi nói: Cũng không có việc gì, chỉ vì ngưỡng mộ tiền bối đã lâu,lại có cả lời đồn đại nữa, nên vãn bối đến thăm nom thôi.
Ông lão nói: Có lời đồn đại gì về ta nào?
Tôi đáp: Đồn rằng tiền bối chỉ rèn binh khí về đêm.
Ông lão nói: Mắt ta kém, sợ nhìn thấy ánh sáng đó mà.
Tôi nói: Tiền bối xem, người ta bảo chỉ nghe thấy tiếng rèn binhkhí, nhưng chưa từng trông thấy tiền bối.
Ông lão nói: Điều đó là đương nhiên, ngươi xem vừa nãy ta bước ratừ cánh cửa ngầm kia, lúc thường ta đều rèn binh khí trong đó, làm sao có aitrông thấy ta được, ha ha.
Hỷ Lạc nói: Ông ơi, chắc ông nói đùa ạ, những món binh khí ôngtreo ở ngoài này, chưa từng có ai đến mua, trong khi chúng lại tốt như thế, vậychắc hẳn phải có lai lịch.
Ông lão trả lời: Không phải đâu, do binh khí của ta bán quá đắt đóthôi.
Tôi nói: Chắc chắn tiền bối nói đùa rồi. Trông tiền bối cao thâmnhư vậy mà...
Ông lão cười lớn, đoạn nói: Ta thì cao thâm cái nỗi gì, tính tarất thích chơi bời, nếu mắt ta không kém thì ta ra ngoài từ lâu rồi. Mấy nămtrước ta còn đến chơi Thiếu Lâm nữa là. Có thằng nhóc con sao chép đồ của ta,nhưng kết cuộc ta lại bị thua kiện. Chúng muốn bêu rếu ta ngoài đường nữa chứ,ta thấy trò ấy chẳng vui nên chuồn luôn.
Tôi và Hỷ Lạc sững sờ thốt lên: Thì ra người đó là tiền bối!
Ông lão cũng sững sờ thốt lên: Thì ra người đó là ngươi!
Tôi và Hỷ Lạc vội xua tay, nói: Người đó không phải vãn bối, khôngphải vãn bối, mà là sư huynh của vãn bối, hồi ấy sư huynh rất thích tự làm racác món đồ cho mình, còn chưa hiểu biết gì, xin tiền bối chớ để bụng.
Ông lão nói: Ta để bụng làm gì, việc gì cũng để bụng, liệu ta cósống lâu đến thế này không?
Tôi đáp: Chí phải, chí phải, nói ra, cũng phải rất lâu rồi vãn bốichưa gặp sư huynh mình, song sự việc lần ấy khiến sư phụ rất tức giận, bảo làđã mạo phạm đến tiền bối đây. Cũng may võ nghệ của tiền bối cao cường, hôm đidiễu phố đã hô hoán bão cát, sau đó mất tăm.
Ông lão nói: Ta nào có võ nghệ cao cường gì đâu, chẳng qua rènbinh khí đã lâu năm, mấy cái thứ còng chân còng tay của các ngươi, đều do tacải tiến ra cả, trước khi tới ta đã chuẩn bị một chiếc chìa khóa vạn năng, đangđắn đo tìm cách mở khóa, bất tình lình bão cát ập tới, thế là ta chuồn thôi.
Tôi nói: Tiền bối nói đùa rồi.
Ông lão trỏ tay vào Hỷ Lạc nói: Đây là cô nàng của ngươi đấy hử?
Tôi đáp: Dạ vâng, vãn bối và cô nương này cùng nhau tới đây.
Ông lão nói: Các ngươi không phải từ chùa tới đây sao?
Tôi nói: Việc này nói ra rất phức tạp. Thế này đi, chúng ta hãytìm chỗ cùng ngồi xuống nói chuyện.
Ông lão nói: Đợi trời tối đã, đợi trời tối đã. Nào, để ta thử binhkhí cho ngươi!
Tôi đáp: Vãn bối không mang theo nhiều tiền đâu.
Ông lão cả cười nói: Thằng nhóc ngốc nghếch, ta bán đắt là vì takhông muốn bán, xem ngươi có sử dụng được không thôi.
Nói đoạn, ông lão liền cầm một món binh khí trông rất quái lạ đặtvào tay tôi.
Tôi nói: Thứ này, thưa tiền bối, sư phụ vãn bối vẫn chưa dạy cáchsử dụng binh khí.
Ông lão nói: Hả? Thế ngươi cầm thanh kiếm Linh để chẻ củi à?
Tôi nhìn Hỷ Lạc, sợ cô nàng buột miệng nói ra chúng tôi định đemchẻ củi thật.
Ông lão nói tiếp: Tuy nhiên, Linh cũng chẳng có gì đặc biệt, ngươixem!
Nói đoạn liền mở một chiếc tủ ra.
Trong tủ có hơn hai chục thanh kiếm.
Ông lão nói: Ngươi xem, thực ra đều như nhau. Ngươi thích, ta tặngngươi mười thanh.
Hỷ Lạc nói: Vậy tốt quá, không cần phải chi ngân lượng để chuộckiếm lại rồi.
Ông lão cả kinh thất sắc: Sao, các ngươi đem kiếm đi cầm cố sao?
Tôi vội nói: Không phải, không phải. Không phải thực sự đem cầmcố, mà là do dọc đường cõng Linh, người truy sát vãn bối quá nhiều, nên đànhphải gửi vào một cửa hiệu cầm đồ, dù sao cũng không có ai ngờ rằng thanh kiếmmà thiên hạ tranh đoạt lại lưu trong cửa hiệu cầm đồ.
Tôi suýt nữa định nói tiếp: Nhưng xem tình hình hôm nay, chắckhông cần phải chuộc về nữa.
Ông lão nói, còn nhiều, nhiều thứ nữa, ta làm ra nhiều thứ lắm,toàn những thứ ta không muốn người khác sử dụng. Thanh kiếm Linh ngươi thấydùng thế nào?
Tôi đáp: Rất tốt, rất nhạy. Món đồ rất tốt, mọi người đều tranhgiành nhau.
Ông lão lại nói: Lại đây, ngươi thử múa vài đường, ta cho ngươicái này.
Tôi nói: Thưa tiền bối, vãn bối thực rất hổ thẹn. Vãn bối khôngbiết dùng, song kiếm của tiền bối không thể sát thương được vãn bối.
Ông lão nói tiếp: Thật vậy sao? Ồ, ngươi luyện Đồng nhân đại phápsao, ha ha, không sao, nếu ngươi luyện Đồng nhân đại pháp, loại kiếm thôngthường có thể không sát thương được, nhưng kiếm của ta thì được, kiếm của tachém người thường như cắt đậu phụ thôi, ngươi từng luyện phép mình đồng, thì cókhác biệt một chút. Giống như chém đậu phụ già vậy.
Tôi trả lời: Không phải vậy.
Ông lão nói: Không phải cái gì, nào, ta trói ngươi lại, ngươi códám thử không?
Tôi đáp: Vãn bối không có ý đó. Vãn bối có tài lẻ khác.
Ông lão nói: Tài gì nói mau.
Tôi đáp: Vãn bối có thể bắt được ám khí.
Ông lão nói: Sao ngươi lại miêu tả mình như mấy con vật trong đámmãi nghệ trên phố thế nhỉ, ồ, ngươi có thể bắt được ám khí, vậy ngươi có thểchui qua vòng lửa không?
Tôi đáp: Vãn bối không có ý đó. Chúng ta có thể thử xem sao.
Ông lão nói: Tuổi trẻ đúng là tuổi trẻ, chưa nói được mấy câu đãđòi thử rồi.
Tôi đáp: Nếu không vãn bối thực sự rất khó nói rõ.
Ông lão nói: Như thế này đi, ta sợ sát thương ngươi, nên dùng thứlàm bằng gỗ nhé, ngươi làm khó ta quá, ta già cả thế này rồi.
Ông lão chậm rãi cầm một thanh kiếm làm bằng gỗ từ trong phòng ra,tôi trộm nhìn, phát hiện ra thanh kiếm này còn sắc bén hơn loại kiếm rèn bằngsắt ngoài chợ. Kiếm sắc nhọn hay không có khi không nằm ở chất liệu, mà nằm ởchỗ nhẵn lì của nó. Thanh kiếm gỗ này quá nhẵn.
Hỷ Lạc dường như chưa từng quan tâm đến việc tôi đánh nhau vớingười khác, có lẽ do từ trước tới giờ tôi chưa từng thất bại, à quên, từng thấtbại một lần, đó là lần giao đấu với Vạn Vĩnh. Song mặc dù vậy, Hỷ Lạc vẫn tựkiếm được một bình thuốc giải độc giá trị liên thành. Phải chăng Hỷ Lạc nghĩ,tôi có thể có được toàn bộ số binh khí trong căn phòng sau cuộc tỉ thí lần này,sau đó muội ấy sẽ đem tất cả ra ngoài bán tống bán tháo, để đổi lấy một cănnhà?
Ông lão chậm rãi giơ kiếm, đồng thời nói: Bắt đầu. Tuy nhiên dườngnhư ông không dùng hết sức, tốc độ kiếm cũng giống tốc độ của mấy tên giả làmđệ tử Thiếu Lâm quê mùa giắt đao chạy loang quăng trên phố. Tôi chẳng cần hìnhdung, chỉ nhẹ nhàng né qua một bên.
Ông lão kêu lên: Oái, chém trượt ngươi à.
Tôi nói: Tiền bối dùng hết sức đi, vãn bối chưa dùng hết sức đâu,vãn bối cảm nhận được điều đó.
Ông lão nói: Được, thì dùng hết sức!
Nói dứt, ông lão cũng không dùng bất kỳ chiêu thức nào, cứ thể bổthẳng kiếm xuống. Tôi chỉ thấy một tia sáng lóe lên, đây là lần đầu tiên trongđời tôi không nhìn thấy thực thể của binh khí, tuy đã dốc sức né tránh, song áotôi vẫn bị chém rách toạc.
Hỷ Lạc nói: May quá, may mà vẫn chưa mua quần áo mới cho huynh.
Tôi nhìn ông lão, ông lão dường như chưa mở mắt, ngay lập tức tungra một loạt chiêu thức không rõ tên, tốc độ cực nhanh, kiếm thức cũng rất kín,nếu ở cự li gần, chắc chắn không có cách nào né được. Hai người đấu võ, phầnđáng xem nhất thực ra chính là đoạn né kiếm trong cự li gần, đó là bản lĩnhchân thực, nhất là khi đánh bừa, chém bừa. Giờ nghĩ lại, kiếm pháp có chiêuthức quả thực rất ngu xuẩn, kể cả khi hai người quyết đấu, anh có chiêu củaanh, tôi liền có chiêu khắc chế chiêu của anh, một người đứng đó khua kiếm dựatheo chiêu thức, một người đứng đó né kiếm dựa vào những điều viết trong sách,tất cả chỉ chứng tỏ rằng, hai người này rồ dại. Bạn nghĩ xem, nếu chém mãikhông trúng người ta, sẽ khó chịu biết nhường nào. Sao không ai nghĩ ra, khichém mãi không trúng người ta, vốn định chém đầu họ, ta đổi sang chém một nhátở chỗ khác, thế chẳng phải sẽ trúng luôn sao. Vậy nên tôi hoàn toàn không thểlý giải nổi tác dụng của chiêu thức. Trong khi chiêu thức mà ông lão sử dụng,hoặc có thể nói đó chẳng phải chiêu thức gì, chỉ là cách xuất kiếm của riêngông ta, khiến tôi không có cách đối phó nào khác ngoài việc bước lùi về phíasau.
Ông lão cười ha ha hai tiếng, rồi dừng tay. Hỷ Lạc nói: Sao huynhcứ lùi lại phía sau thế nhỉ?
Tôi khẽ trả lời: Muội xem, người ta già cả thế này cũng đâu có dễdàng gì, huynh nhường ông ấy ấy mà.
Hỷ Lạc nói: Đúng rồi, huynh hiền lành đấy.
Tôi thở phù một hơi, rồi nói với ông lão: Tiền bối xuất chiêu đi!
Ông lão nói: Lần này ta đổi sang dùng quạt.
Nói đoạn liền vào phòng lấy một cây quạt ra, đồng thời nói: Đỡ mộtchiêu này! Ông lão dứt lời lập tức phóng quạt tới. Tôi có thể nhìn thấy rõ,nhưng tốc độ quá nhanh, không cách nào khiến cơ thể phản ứng kịp. Tôi nghĩbụng, lần này toi rồi, tuy không hẳn là anh minh một đời, cũng chẳng hơi đâu đểtâm đến điều đó, song suy cho cùng cũng chẳng thể chết bởi một nhát quạt được.Việc này sẽ khiến Hỷ Lạc nghĩ về tôi thế nào đây?
Tôi nghiêng người, song thời gian chắc không đủ. Bất thình lình,chiếc quạt xòe ra, tốc độ lập tức giảm xuống nhanh chóng. Bây giờ tôi mới cóthể tóm được cán quạt.
Ông lão nói: Ha ha, thế nào, cũng khiến ngươi thót tim đấy chứ?
Tôi đáp: Không sao ạ, tiếp tục đi tiền bối!
Ông lão nói: Thôi, thôi khỏi, ta đã biết ngươi là ai rồi.
Tôi hỏi: Tiền bối còn biết việc gì ạ?
Ông lão trả lời: Biết, biết hết, ta sống ngót trăm tuổi rồi, cóviệc gì mà không biết.
Ông lão dẫn tôi vào trong phòng, cho tôi xem tác phẩm được làmtrong cả một thế kỷ của ông ta. Ông lão nói: Ta chưa từng luyện công phu gì cả,ngày ngày đều làm những món này, chân tay cũng nhanh nhẹn lên.
Tôi nói: Chúng ta có thể tìm lấy một chỗ ngồi xuống từ từ nóichuyện.
Ông lão trả lời: Được.
Chúng tôi liền tìm tới một tửu lâu gần đó, Hỷ Lạc gọi một ít đồăn, ông lão cất lời: Ngươi chắc chắn là tên ấy.
Tôi nói:Vãn bối là tên nào ạ?
Ông lão đáp: Có một lời đồn thế này, cứ mấy trăm năm ấy, ta quênrồi, thì xuất hiện một người, người này có thể nhìn thấy những thứ mà ngườithường không nhìn thấy, có thể nhìn rõ vật thể chuyển động với tốc độ nhanh,thậm chí có thể nhìn thấu nội tâm của người khác.
Tôi trả lời: Đúng là có chuyện đó.
Ông lão nói tiếp: Đó là nửa đầu câu chuyện, nửa sau đồn rằng,người này, rất lợi hại, song, có thể dẫn đến đại loạn. Ai mà giết được ngườinày, người đó có thể có được thiên hạ.
Tôi và Hỷ Lạc đều há hốc miệng cùng lúc.
Ông lão hỏi: Ngươi có tin lời đồn không?
Tôi đáp: Vãn bối...
Ông lão nói: Ngươi xem, đồn rằng thanh kiếm Linh có thể ra hiệulệnh cho cả thiên hạ, vậy mà ta có hơn hai mươi thanh, nhưng nào kêu gọi đượcai. Một thằng ngốc, cầm một thanh kiếm thì ra lệnh được cho ai nào.
Tôi và Hỷ Lạc đồng thanh trả lời: Vâng, đúng rồi!
Ông lão lại nói tiếp: Ngươi xem, người ta cứ đồn tay Dương ChínhCương như gì ấy, sự thực thì sao, ngươi biết không? Ngươi biết không? Hai ngươiđều không biết đâu, ta thì biết, ha ha, đó chẳng phải là lời đồn đại sao?
Tôi và Hỷ Lạc gật đầu một cách chắc chắn hơn.
Ông lão nói: Tuy nhiên, lời đồn là lời đồn, có mấy kẻ bị đồn thổibiết được chân tướng của sự việc đâu. Mọi người làm sao có thể biết được, vảlại người ta làm việc gì cũng đều thích đồn thổi.
Tôi gật đầu.
Ông lão nói tiếp. Lần tỉ thí trước, đến giờ vẫn im hơi lặng tiếng.Nhưng chưa chắc đâu, có thù ắt sẽ báo thù, đến Bồ tát cũng làm như vậy, chẳngqua cách làm khác nhau mà thôi, tóm lại mọi người đều muốn xử lý sự việc saocho trong lòng cảm thấy sảng khoái.
Tôi nói: Nhưng mà, hình như hội Võ Đang vẫn không có động tĩnh gì.Thực lực của bọn họ vốn không thể đối chọi được với Thiếu Lâm.
Ông lão nói: Ngươi nghĩ thế nào?
Hỷ Lạc nói: Hội Võ Đang không dám đâu. Lần trước Thiếu Lâm đã chotay Lưu Vân, kẻ võ công cao cường nhất trong đám bọn họ, phải chết đói rồi.
Ông lão nói: Mấy hôm trước, có người của Võ Đang tới đây, muốn muanăm trăm món binh khí từ cửa hàng của ta. Ta không có nhiều như thế, nên báncho họ một trăm món. Bán với giá cao. Ta đoán là dùng để báo thù.
Tôi nói: Tiền bối làm vậy có thích hợp không?
Ông lão đáp: Ngươi xem, suy cho cùng, ta chỉ là người làm ăn buônbán mà thôi.
Tôi nói: Nhưng tiền bối cũng không thể bán hàng cho kẻ xấu được,ai lại vẽ đường cho hươu chạy như thế.
Ông lão cười nói: Người tốt kẻ xấu đâu có dễ phân biệt như vậy.Không có ai muốn làm người xấu cả, đúng không nào?
Tôi đáp: Đại để như vậy.
Ông lão nói tiếp: Nếu quả thực là như vậy, thì Võ Đang chẳng phảilà không còn ai. Mà Thiếu Lâm các ngươi cũng chẳng tốt đẹp chỗ nào cả, chỉ làhai bang hội mà thôi, người có đông hơn một chút, ta không hơi đâu để tâm nhiềunhư thế, huống hồ mấy thanh kiếm đó cũng chẳng giúp được gì.
Tôi nói: Vậy chắc Thiếu Lâm không xảy ra chuyện gì chứ ạ?
Ông lão đáp: Đương nhiên là xảy ra chuyện rồi. Sư phụ ngươi mới lànhà tiên tri, ông ta đã điều ngươi tới Trường An. Ngươi nên về xem sao.
Tôi nói: Được rồi, vãn bối sẽ lên đường ngay đây.
Ông lão nói: Chớ vội chớ vội, muộn một khắc cũng không sao, ăn cơmxong đã, rồi theo ta.
Tôi đáp: Vãn bối quả thực nuốt không trôi, sư phụ, phương trượngvà cả sư huynh của vãn bối đều ở đó.
Ông lão nói: Vậy được rồi, không ăn nữa, ngươi theo ta, ta chongươi một món đồ, đảm bảo hữu hiệu.
Chúng tôi quay lại nhà ông lão. Ông lão đưa cho tôi một thanhkiếm, nói: Ban nãy ta bảo tặng ngươi món kia, nhưng ta thấy không thích hợp vớingươi lắm, cũng bởi chẳng biết đặt đâu, đây, thanh kiếm này, không có tên,nhưng có linh tính. Nó rất cùn, nhưng mỗi lần thấy máu nó sẽ nhạy hơn một chút,ta biết có người cũng nói như vậy về thanh kiếm của Dương Chính Cương, nhưngthanh đó là giả đấy. Thanh này mới là thật, chất liệu rất đặc biệt. Vả lại, thứđặc biệt nhất không phải là kiếm mà là vỏ kiếm. Ngươi xem, trên bề mặt có mộthình hoa sen rất nhỏ, ngươi ấn vào đây, sẽ có ám khí phóng ra từ mũi vỏ kiếm,cây trâm ấy mới là thứ quý giá nhất, trong vòng năm mươi bước có thể xuyênthủng cây cột trong đại điện hoàng cung. Ngươi đừng có thử làm gì, ta thề rằngngươi không tài nào trông thấy được nó đâu. Thanh kiếm ta đưa cho Dương ChínhCương cũng có công năng này, tốc độ và lực đẩy đều bằng ba lần cái này. DươngChính Cương trước đây cũng dùng thứ này suốt, cho nên người ta mới nói hắn ratay rất nhanh, còn chưa động thủ mà đối phương đã ngã xuống rồi. Vốn dĩ võ côngcủa hắn cũng không tồi, nhưng sau này, hắn lười nhác, chỉ ưa dùng ám khí, ta cũngđến mệt, suốt ngày phải bảo trì cho hắn, đúng thật là. Ta bảo hắn, Chính Cươngnày, ngươi thi thoảng dùng kiếm đi mà, kiếm cũng rất tốt đấy chứ, nhất là kiếmkhí, lúc ấy sắc bén nhất. Thôi được rồi, sau này ta sẽ kể tiếp câu chuyện vềtên này, các ngươi về cho sớm đi, ta thấy tâm trí của các ngươi đã không còn ởđây nữa rồi. Nhớ đấy, kiếm cần dính máu, ám khí chỉ có thể dùng một lần. Cònnữa, khi suy nghĩ thì phải học cách không được nghĩ tới tiền đề, không cần biếttới điều kiện, chỉ cần nghĩ tới kết quả thôi.
Tôi và Hỷ Lạc đều ngây người tại chỗ. Bởi chúng tôi đã suy đoánquá nhiều về câu chuyện của Vô Linh – Dương Chính Cương, kết quả ai ngờ lại lànhư vậy. Tôi cảm tạ ông lão.
Tôi và Hỷ Lạc sốt sắng muốn quay về. Con Lép dường như đã hiểubiết hơn rất nhiều, nó đã học được cách chạy chậm. Chưa chạy được mấy bước, ônglão từ phía sau gọi: Đợi đã!
Tôi và Hỷ Lạc thúc ngựa quay lại. Ông lão móc ra một cái túi, nói:Cầm lấy, trên đường còn dùng. Mà nếu thấy đứa nào không đánh lại được, thì phảichạy, nhớ đấy, với cái thằng nó cao siêu hơn mình, thì dùng tinh thần thôikhông có tác dụng gì đâu.
Thành Trường An dọc đường hoa lệ, cũng bất quá chỉ lưu lại trongkhoảnh khắc. Rất nhanh sau đó chúng tôi đã ra khỏi cổng thành, xong dường nhưcó việc lớn xảy ra, cho nên quan quân xuất hiện rất đông.
Tôi hỏi: Chắc không xảy ra chuyện gì thật chứ?
Hỷ Lạc đáp: Chắc không có gì đâu, trong chùa chúng ta có hàng baongười như thế, lại tập võ hàng ngày, biết bao sư huynh có võ nghệ cao cường, VõĐang nhãi nhép có thể làm gì được.
Tôi nói: Hy vọng là vậy.
Dọc đường thúc ngựa. Sau hai ngày thì cũng tới Trục thành. Chẳngthiết nghỉ ngơi, chúng tôi chạy thẳng tới Thiếu Lâm.
Tôi càng đi càng cảm thấy rất lạ, dường như đã xảy ra một việc tàytrời nào đó. Hỷ Lạc luôn miệng nói rằng không có chuyện gì xảy ra cả. Tôi nghĩ,thực ra người khó chịu nhất lại chính là Hỷ Lạc, bởi tôi biết muội ấy cố ý làmra điệu bộ trái ngược với nội tâm mình, vậy nên hẳn càng cảm thấy khó chịu hơn.Tôi nghĩ nơi tôi sinh sống hơn chục năm trời chắc chắn không còn nữa. Càng nghĩcàng chẳng dám nghĩ tiếp, lại càng không dám nói cho Hỷ Lạc biết, Hỷ Lạc cũngkhông nói, muội ấy chắc chắn biết rằng tình hình này không thể lạc quan chođược, dọc đường chỉ có con Lép vẫn hí hửng thở phì phò.
Thực ra từ sau trận tỉ thí võ công lần trước, mọi người đều cảmthấy thiên hạ sắp sa vào một cuộc hỗn loạn, thực ra hỗn loạn hay không, bá tánhkhông nhìn ra được, chỉ cần triều đình không hỗn loạn mà thôi. Hỗn loạn đượctạo nên bởi những kẻ sớm tối chỉ nghĩ đến việc thiên hạ đại loạn để rồi ta sẽlà anh hùng. Họ giả bộ hành tẩu giang hồ, đồng thời ra cái vẻ hôm nay ta bướcra khỏi cửa thì sẽ không định sống trở về, song kỳ thực thì họ vẫn sống trở vềhàng ngày, điều đó thực là nỗi bất hạnh của xã hội.
Từ mười năm về trước, thành Trường An cấm bá tánh không được manggiắt đao kiếm, kẻ nào vi phạm sẽ lập tức bị nộp cho quan, thường thì đều bịgiam năm năm. Bởi vậy đao kiếm hạng lớn về cơ bản chẳng có ai mang theo mình,những người hành tẩu giang hồ chỉ có thể giắt thứ đao kiếm nhỏ, nhưng loại nhỏdùng rất không khoái, vả lại hoàn toàn không có khí phách hào hiệp chút nào,mỗi lần ra khỏi cửa đều không có cảm giác coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, màchỉ cảm thấy bản thân mình như thể ra đi gọt táo vậy, nên mọi người có rấtnhiều ý kiến về việc này. Năm năm trước có một võ phái tên là Kim Ngưu cảm thấythực sự không thể nín nhịn được nữa, không thể tiếp tục giắt dao gọt táo đi lạitrên đường, nếu tiếp tục hành tẩu như vậy thì sẽ thành phái Quả Táo mất, thếrồi họ muốn phá vỡ điều luật này.
Ban đầu họ nghiên cứu cách xông vào hoàng cung khử tay hoàng đế,sau đó đổi quốc hiệu, nhưng về sau thấy trong tay cũng chỉ có hơn trăm người,chắc chắn chưa kịp đến hoàng cung, chỉ vác đại đao xông ra đường, cả lũ đã phảichịu tù năm năm rồi. Nghiên cứu mãi lại thấy tốt nhất vẫn nên nhẫn nhịn để khỏitổn hại đến đại cục, quốc hiệu tạm thời chưa cần đổi, nhưng đại đao thì nhấtđịnh phải được vác ra đường, một là bản thân mình sảng khoái, hai là cũng cóthể coi như được nở mày nở mặt với các bang phái khác. Một toán thằng ngốc nghĩrõ lâu, cuối cùng nghĩ ra diệu kế, đó là tạo ra sự hỗn loạn, khiến bá tánh phảinhao nhao đòi được cầm vũ khí ra đường, bằng không sẽ không an toàn. Hô hàođược nhiều tiếng nói của dân, có khi triều đình suy nghĩ lại.
Chương 11
Thế rồi bọn Kim Ngưu phái bắt đầu hành động, chúng làm đủ mọi trò,ngang nhiên cướp bóc hoặc ngấm ngầm cầm dao đâm đít người ta, rồi thì bắt cóctrẻ con, hiếp dâm con gái nhà lành, đập phá chợ búa... nhưng kết cục ngoài tộidanh tự ý mang theo đao kiếm ra, gần như cả lũ đều bị bắt với tội danh khác,mười tên bị xử tử, những tên còn lại ít nhất bị phạt tù mười lăm năm.
Sau lần quyết đấu giữa Võ Đang và Thiếu Lâm bận ấy, mọi người đềucảm thấy thiên hạ sắp đại loạn, ban đầu, thực ra Võ Đang đã thắng Thiếu Lâm, cóthể coi là minh chủ giang hồ, nhưng cuối cùng Lưu Văn lại bị bao vây cho đếnchết, việc này không biết phải tính thế nào, vả lại hai phái vốn đã có nhiều ânoán, bá tánh muốn đi thắp hương lễ phật, đến chùa Thiếu Lâm là thuận tiện hơncả, vậy nên mọi người đều cảm thấy Thiếu Lâm là người tốt, hơn nữa trông ThiếuLâm thực sự không thô lỗ như hội Võ Đang và Kim Ngưu, ít ra trông cũng giốngnhững người đã được học hành vài năm. Về phía Võ Đang, thực ra kẻ đứng đầu luôncảm thấy hình tượng hắn trong xã hội rất tốt đẹp, hắn còn làm không ít việcthiện, giúp xây sửa nơi này nơi nọ, song mọi người luôn cảm thấy đám đạo sĩ nàybất hảo, dù nghĩ mãi vẫn không thể chỉ ra được rốt cuộc họ bất hảo ở điểm nào,điều này khiến Võ Đang thực sự rất tức tối.
Đứng ở góc độ triều đình, tuy luôn ủng hộ Thiếu Lâm, song triềuđình cũng không hy vọng chỉ có một mình Thiếu Lâm lớn mạnh, tuy một toán sư sãicả ngày tụng kinh thực sự không có vẻ gì là có thể dấy quân khởi nghĩa, songbất luận thế nào, sự lớn mạnh mang tính lấn át của bất kỳ đoàn thể nào cũng đềukhông tốt, vậy nên triều đình cũng ngầm giúp đỡ Võ Đang rất nhiều, ví như nạnđói hồi tôi còn nhỏ, phái Kim Ngưu vốn có hơn hai trăm tên, rốt cuộc sau nạnđói đã chết gần một nửa. Còn toàn thể phái Võ Đang chẳng có tên nào chết đói, chắcchắn triều đình đã ngấm ngầm chuyển lương thực đến cho họ.
Tuy nói như vậy, song mọi người vẫn không thể tự hài lòng vớinhững gì mình có. Đặc biệt là Võ Đang. Võ Đang ngang nhiên hay ngấm ngầm khiêukhích cũng chẳng sao, chỉ cần họ không có những hành động cụ thể. Song sau cáichết của Lưu Vân ở lần tỉ thí võ trước, Võ Đang một mực im lặng, ngay cả việckhiêu khích cũng không, điều này khiến Thiếu Lâm vô cùng lo lắng. Thiếu Lâm đãphái đi không ít gián điệp, song họ không hề phát hiện được mảy may động tĩnh,phương trượng chê họ ngốc nghếch, không thấy được việc lớn từ trong những việcnhỏ nhặt, một chút dấu tích cũng không phát hiện ra. Phương trượng hận khôngthể tự mình làm gián điệp, chỉ tiếc rằng ông đã quá già, vả lại khuôn mặt đặctướng mạo của một phương trượng, thực không thể tưởng tượng nổi ông có thể làmđược gì.
Lần này nghe những điều ông lão nói, việc tôi lo lắng cuối cùngcũng xảy ra.
Chúng tôi ruổi ngựa chạy cả ngày lẫn đêm, cuối cùng đến dưới chânnúi. Tuy nhiên đường lên núi đã bị quan quân phong tỏa. Tôi biết chắc chắn đãxảy ra đại sự, liền tiến lên phía trước xuất trình thẻ bài pháp danh, quan binhnói rằng họ không có quyền cho người khác được vào, bất kể là ai cũng khôngđược phép, cần phải thông báo với cấp trên đã. Tôi nói, được rồi, vậy ngươi mauthông báo với cấp trên đi.
Tên lính quèn lập tức gọi một chân chạy vặt lại nói: Báo vớithượng cấp, báo ở đây có một đệ tử cấp cao của Thiếu Lâm muốn vào đó xem thếnào. Có cho phép vào hay không.
Tên sai vặt lập tức chạy đi. Tôi hỏi anh lính quèn: Xảy ra việc gìvậy?
Tên lính nói: Bọn tôi cũng không lên đó xem được, tôi đoán là xảyra đại sự rồi.
Tôi nói: Không xảy ra vấn đề nhân mạng chứ? Có thấy khiêng aixuống không?
Tên lính nói: Không thấy, võ công Thiếu Lâm của các ông lợi hạinhư thế, lại biết khinh công, đạp xuống đất một cái là bay vọt lên, hai bước lànhảy tới Trường An, sợ gì chứ?
Tôi nói: Ừm. Vậy lúc nào thì mới được vào xem?
Tên lính nói: Đợi cấp trên phê chuẩn đã.
Tôi nói: Ừm. Cấp trên của các cậu ở đâu?
Tên lính nói: Ở Trường An.
Tôi và Hỷ Lạc vội lắc đầu, nói: Vậy không ổn, không ổn, xa quá.
Tên lính nói: Không xa đâu, đi đi về về mất một ngày thôi, bọn tôicưỡi loại ngựa mới, đánh từ Tây Vực về.
Tôi nói: Thế vẫn quá xa. Sư phụ và sư huynh tôi đều ở trên đó, tôilại trông coi những việc hệ trọng trong chùa, không cho tôi lên làm sao được?
Tên lính nói: Không sao đâu, cấp trên dặn dò như thế, tôi cũngchẳng có cách nào, tôi phải nuôi mấy cái miệng rỗng, cả nhà đều trông chờ ởbổng lộc của tôi để được ăn cơm, thả cho ông vào là tôi mất mạng ngay. Chi bằnghai người vào chỗ nào trong trấn mà nghỉ ngơi, tôi đảm bảo, không có ai mệnh hệgì đâu, ông xem, tôi còn chưa thấy có vị nào bị khiêng xuống nữa là.
Tôi và Hỷ Lạc bớt lo đi nhiều , chúng tôi quyết định vào trị trấnxem xét.
Đến thị trấn, dường như đã hoang vắng đi nhiều, phần lớn cửa hàngcửa hiệu đều đóng cửa. Hỷ Lạc nói: Chi bằng chúng ta tới hiệu cầm đồ xem sao,vẫn còn thư thả mấy ngày, nhưng muốn lấy lại đồ luôn cũng được, chúng ta có mộtchút tiền, cộng thêm số tiền ông cụ cho... Đúng rồi, ông cụ cho bao nhiêu tiềnthế nhỉ, muội còn chưa kiểm tra. Ôi, nhiều phết, nặng gớm, mình chẳng để ý kiểmtra, dọc đường phải lo nơm nớp, mệt thật đấy.
Vừa nói Hỷ Lạc vừa nhấc thử, đoạn bảo, dù gì thì cũng phải đượchai mươi lạng. Mở túi ra xem, cô nàng há hốc mồm kinh ngạc, kêu lên: Trời ơi,là vàng! Một lạng vàng đổi được bao nhiêu bạc!
Trong đầu vẫn nghĩ về việc xảy ra trên núi, tôi buột miệng nói:Không biết.
Hỷ Lạc moi trong túi ra, lại có phát hiện mới, nhìn qua rồi lạikêu lên: Trời ơi! Ngân phiếu. Còn có cả chữ ký của giám ngân nữa chứ. Hai nghìnlạng, chúng ta mua được nhà rồi!
Tôi nói: Sao thế được.
Hỷ Lạc chìa tờ ngân phiếu ra trước mặt tôi, nói: Huynh xem. Sau đókéo tôi đi về phía hiệu cầm đồ.
Chúng tôi đi ngang qua một quán trọ, dọc đường mệt mỏi, không thểkhông nghỉ ngơi cho được, tôi và Hỷ Lạc quyết định vào ngủ một giấc ngắn để lấylại tinh thần. Chúng tôi lập tức chìm vào giấc ngủ, đến khi trời mờ tối, cả haimới xuất phát từ quán trọ đi tới hiệu cầm đồ.
Đến nơi, chúng tôi phát hiện, cửa hiệu đã bị cướp sạch, bên trongkhông còn một thứ gì, chỉ có chủ tiệm và tay thợ vẽ đứng ngây ra trong đó.
Hỷ Lạc vội hỏi: Đồ của chúng tôi đâu?
Chủ tiệm gãi đầu nói: Mất cả rồi, mất sạch cả rồi, không còn gìcả.
Hỷ Lạc hỏi: Bức tranh ấy cũng mất rồi sao?
Chủ tiệm lắc đầu, im lặng.
Hỷ Lạc nói: Ông phải đền cho chúng tôi!
Chủ tiệm khóc lóc nói: Tôi lấy hết mọi thứ ra đền rồi, khách hàngđòi đồ gì tôi cũng không có, ngân lượng cũng bị cướp cả rồi, tôi lấy gì mà đềnđây?
Hỷ Lạc nói: Được rồi, ít nhất thì cũng phải đền cho chúng tôi mộtbức tranh.
Chủ tiệm nói: Được rồi, cô cũng là người thấu tình đạt lý. Cái bọnấy chứ!
Tôi hỏi: Cửa hàng của ông làm sao vậy?
Chủ tiệm nói: Võ Đang đến trả thù Thiếu Lâm, tiện thể cướp cửahàng của tôi.
Tôi nói: Sao cơ, Võ Đang? Thế lực của Võ Đang có thể đối chọi vớiThiếu Lâm sao?
Chủ tiệm nói: Đúng thế, có lẽ Võ Đang đến trả thù tôi, tiện thểcướp Thiếu Lâm.
Tôi nói: Tình hình sao rồi, có phải ngay cả cửa chùa, Võ Đang cũngngăn không cho vào?
Chủ tiệm nói: Tôi không biết, cậu không thấy quan binh đang canhđường lên chùa à. Có điều lòng người khủng hoảng, nghe nói tình hình không đượckhả quan, hình như Thiếu Lâm không được diệt môn rồi.
Tôi và Hỷ Lạc đều kinh ngạc nói: Không thể thế được!
Chủ tiệm nói: Mọi người đều bảo vậy mà. Võ Đang hôm ấy bao nhiêungười lên thì bấy nhiêu người xuống, trên kiếm toàn máu.
Tôi và Hỷ Lạc nghe xong câu chuyện lập tức xông lên núi. Đến chânnúi, chúng tôi vẫn bị quan binh chặn lai.
Tôi nói: Để chúng tôi lên núi xem sao!
Quan binh nói: À, bọn ta đã đi xin ý kiến chỉ thị rồi, ngươi xem,vừa về đến nơi đây này, cấp trên bảo phải cầm thẻ bài pháp danh của ngươi vềTrường An xin ý kiến lần nữa.
Tôi đang định nổi cáu, Hỷ Lạc liền kéo tôi chạy thẳng lên núi.Quan binh đuổi theo sau, tôi dừng lại hét lớn: Ta là đệ tử có võ công cao cườngnhất Thiếu Lâm, các ngươi mà dám lại gần, ta sẽ giết, tưới máu lên bảo kiếm củata!
Nói đoạn, tôi định rút kiếm ra, song thanh kiếm này quá thô ráp,rút mãi mà không sao rút ra được, cảm giác như thể đã han gỉ ở bên trong. Tuynhiên bộ dạng tôi cầm kiếm trực rút ra khiến mọi người kinh hãi. Quan binh đềubất ngờ dừng bước.
Tôi và Hỷ Lạc sải bước đi lên, càng đi càng sốt ruột, dường nhưcòn ngửi thấy cả mùi máu lẩn trong không khí.
Tiến lên phía trước, tôi và Hỷ Lạc bất giác sững người, cổng chùađã không còn nữa, bị nổ tung thành một cái hố lớn.
Chúng tôi bước vào trong hố, bất chợt cảm thấy không thể thở được,bên trong toàn là xác đệ tử Thiếu Lâm, ngót nghét ngàn người, trông chừng khôngcòn ai sống sót.
Trong lòng tôi trống rỗng, không còn ý nghĩ, tôi đánh rới kiếmxuống đất, lần tìm sư phụ và phương trượng trong đống xác ngập ngộn, phươngtrượng thì có thể khẳng định không ở trong đống xác này, có thể người đã bịbắt, bởi phương trượng ăn vận sặc sỡ, có thể nhận ra ngay. Sư phụ và sư huynhcủa tôi thì rất khó tìm. Tôi lần tìm từng xác một, tất cả tử thi đều nát bươmmặt mũi, có lẽ họ bị đánh độc trước tiên, sau đó bị hủy xác, một số xác đã bắtđầu bị phân hủy, hơi lay động cơ thể khóe mép liền chảy ra dịch máu màu đen.
Tôi hồi tưởng lại, sư phụ là người nói huyền hoặc rất có trình độ,bằng không đã không phải bậc thầy trong Thiếu Lâm. Bất kể đối xử với người khácthế nào, từ đầu chí cuối người đều đối với tôi rất tốt, tất cả đều vì muốn tôicó thể trở nên vững vàng hơn, nhanh nhẹn hơn, người thường chăm sóc tôi mộtcách đặc biệt, dường như chưa từng coi tôi là người của Thiếu Lâm, tôi thậm chícó thể không cần tụng kinh hàng ngày. Sư phụ nói trong lòng con đã không tinthì có làm cũng như không làm. Điều đó khiến về sau có một số việc tôi khôngthích, tôi đã giả bộ không tin. Song có một số việc chẳng liên quan gì đếnchuyện tin hay không tin cả, ví như việc quét sân. Sư phụ nói tôi là trường hợpđặc biệt, và còn nói, lúc nào nguy nan, sức mạnh của tôi có thể bảo toàn đượcThiếu Lâm, khi ấy thì phải nhớ tới tình xưa nghĩa cũ. Một điều có thể khẳngđịnh là, tôi không thể tin Phật, có lẽ đó là truyền thuyết đã được thêm mắmthêm muối thôi. Thiếu Lâm và Phật giáo, tuy không thể tách rời, song từ đầu chícuối không phải cùng một cái tên, mà là hai cách gọi, cho nên bất luận thế nào,tôi cũng là người trưởng thành từ Thiếu Lâm. Từ nhỏ sư phụ đã dạy tôi nhiều đạolý, khiến tôi cảm thấy, đạo lý thực ra đều vô lý, bất kỳ câu nói nào cũng làđạo lý cả, nếu như bạn muốn tìm đạo lý đến tận cùng. Tôi chỉ có thể hồi tưởnglại những điều trước đây sư phụ từng nói, rất nhiều điều ngay bản thân ông cũngkhông nhớ rõ. Diện mạo của ông luôn hiền hòa, dường như đối với những ngườimuốn được coi là đức cao vọng trọng trong Thiếu Lâm, yếu tô tiên quyết là phảicó khuôn mặt hiền hòa, nếu một người từ nhỏ mặt mũi trông đã dữ tợn, bất kể cósở hữu một trái tim lương thiện đến thế nào đi nữa, cũng không để được làmtrưởng lão khi họ gia nhập Thiếu Lâm. Có lẽ vì nguyên nhân này cho nên những kẻmặt mũi không hiền lành đều gia nhập vào bang phái khác. Sở dĩ Thiếu Lâm trảidài qua nhiều triều đại, có thể cũng do khuôn mặt đều quá hiền từ, thử hỏi cóbao nhiêu người nhẫn tâm đến mức có thể xuống tay với cả ông nội mình? Sư phụtôi quả thực rất kỳ lạ. Trong lòng tôi, ông nửa như một người ông nửa như mộtngười cha. Thực sự chẳng biết rốt cuộc là thế nào.
Còn sư huynh Thích Không, dường như ngay từ nhỏ đã được đãi ngộgiống như tôi. Có lời đồn rằng sư huynh tôi là thái tử, chỉ vì mẹ huynh ấy bị hoànghậu bức hại cho nên mới trộm đem huynh ấy ra ngoài nuôi dưỡng. Đợi sau khitrưởng thành thì đưa trở lại, khi nào thời cơ chín muồi, huynh ấy có thể sẽ lênlàm hoàng đế. Tôi nghĩ, điều này khó có thể xảy ra, có lẽ chỉ vì muốn giảithích cho nguyên nhân vì sao chúng tôi hơi đăc biệt nên sư phụ đã đơm đặt racâu chuyện đó, để khiến chúng đệ tử khâm phục mà thôi.
Tính khí của sư huynh cũng rất kỳ quặc, tôi luôn cảm thấy huynh ấychắc phải có năng lực đặc biệt nào, nhưng sự thực là cho đến lúc tôi ra đi nănglực ấy vẫn chưa được phát hiện ra. Trong khi đó sư huynh suốt ngày chuyên tâmvào công tác sáng chế, song dường như ngoài chiếc móc câu ra thì không có thànhquả nào khác. Tuy nhiên từ đầu chí cuối huynh ấy vẫn say mê không biết mệt mỏi.Huynh ấy cũng là một người để lại cho tôi ấn tượng rất lạ, bởi địa vị đặc biệtnên chúng tôi luôn được chơi cùng nhau, nhưng tôi luôn cảm thấy sư huynh chỉ làmột người bạn chơi bời rất thân thiết mà không thể dốc bầu tâm sự được, điềunày rất kỳ lạ, đặc biệt là sau khi có sự xuất hiện của Hỷ Lạc.
Vậy mà hôm nay, họ đã không còn trên đời này nữa. Tôi nghĩ, nếu làsư phụ, ông có thể chẳng để bụng việc này, sẽ không có khác biệt gì quá lớn cả,chỉ là mãi mãi không gặp lại nhau nữa mà thôi. Nhưng tôi đoán rằng ít nhất tôisẽ phải đau buồn một thời gian dài, đồng thời nghĩ rằng, may mà còn có Hỷ Lạc ởbên tôi.
Tôi lật xem hơn nghìn cái xác, vẫn không tìm thấy sư phụ và sưhuynh, tôi hy vọng họ bị bắt đi. Nhưng hằng ngày họ đều mặc y phục như nhữngngười khác, hoàn toàn không có cách nào phân biệt được khi đã bị trúng độc bấttỉnh. Vả lại lúc ở trong chùa, mọi người đều không đeo thẻ bài pháp danh.
Bên kia, Hỷ Lạc nức nở khóc, khóc xong đứng dậy lật xác rồi lạitiếp tục khóc.
Còn tôi đã gần như tuyệt vọng, tôi chỉ sợ thực sự phát hiện ra xáccủa một trong hai người, đó là cảm giác gần như suy sụp. Tôi nhận thấy bản thânmình không thể nào tiếp tục tìm kiếm nữa, một là vì sắc trời đã tối hẳn, khuônmặt họ hầu như đã bị hủy hoại, hoàn toàn không thể nhận ra được ai là ai nữa,hai là vì tôi và Hỷ Lạc đều không muốn ở lại đây, bởi khi bóng tối sậm dần, tôicảm thấy xung quanh bị bao bọc bởi nỗi oán hận chồng chất khiến không khí trởnên đậm đặc, cứ cảm giác có rất nhiều thứ của dĩ vãng không muốn rời xa, vẫnchập chờn phảng phất, hàng trăm đôi mắt đang đoái nhìn, trong các căn phòngkhác nhau tựa hồ vẫn có người làm các công việc như trước kia, có điều có thểhọ thực hiện lần cuối cùng mà thôi. Mặc dù họ đều tin Phật, song biến mất khỏinhân gian một cách không rõ ràng thế này, vẫn khiến người ta cảm thấy khó màchấp nhận.
Tôi và Hỷ Lạc dìu nhau xuống núi, Hỷ Lạc phá vỡ sự im lặng, nói:Muội sợ lắm.
Tôi nói: Không có gì đâu, chẳng qua ở thế giới khác thôi.
Hỷ Lạc nói: Muội cứ cảm giác có người luôn bám theo ta.
Bất chợt, tôi cảm thấy rùng mình vì câu nói của Hỷ Lạc.
Tôi nói: Không sao đâu, toàn là những người quen biết trước đây,đến tiễn chúng ta thôi mà, có lẽ bảo chúng ta đi báo thù.
Hỷ Lạc nói: Huynh chẳng phải vừa nói họ sang thế giới khác rồisao?
Tôi nói: Cần phải có một thời gian quá độ. Quãng hai hôm nữa làmlễ siêu độ là xong.
Hỷ Lạc nói: Ai tới siêu độ cho họ?
Tôi nói: Cũng phải, có thể phải đợi một thời gian nữa, các chùalớn khác sẽ cử người tới tạm thời tiếp quản nơi này.
Hỷ Lạc nói: Muội thấy trước mắt không thể có chuyện đó đâu, có lẽhọ đều sợ.
Tôi hỏi: Sợ cái gì chứ?
Hỷ Lạc nói: Sợ các bang phái khác.
Tôi nói: Chắc không đâu, thù này nhất định phải trả, song khôngthể xông thẳng đến chém giết người ta được. Phen này ít nhất nội trong một trămnăm nữa cũng không thể thân thiện với nhau được.
Hỷ Lạc nói: Còn các vị sư phụ...
Tôi nói: Muội yên tâm, huynh nghĩ chắc họ vô sự, muội xem, phươngtrượng cũng vô sự mà. Sư phụ xưa nay đều sớm biết mọi việc, bằng không người đãkhông tách chúng ta ra, nếu sư phụ bình yên vô sự, thì sư huynh chắc cũng bìnhyên vô sự, muội đã đếm kỹ chưa, hình như thiếu vài cái xác.
Hỷ Lạc nói: Muội sợ huynh buồn, nên không dám nhắc tới. Vậy thìđừng nhắc tới nữa.
Tôi nói: Được rồi. Giờ phải lập tức tới Trường An thôi. Huynh nghĩông lão đó chắc nắm được không ít sự tình đâu.
Chúng tôi và ngựa nhanh chóng tới Trục thành rồi tiếp tục tiến vềphía trước. Trên đường cái tới Trường An còn có một tiểu trấn, gọi là Quá Sa.Quá Sa là cột mốc bão cát đi qua, phía Nam tiểu trấn rất ít bão cát, nhưng phíaBắc thì đích thị đang chớm thành sa mạc. Quy mô của Quá Sa rất nhỏ, song ở đâylại có một tòa tửu lâu nổi tiếng, làm ăn phát đạt, bởi lẽ các ngả đường từhướng Tây và hướng Nam tới Trường An đều phải qua nơi này. Tửu lâu nằm bên rìađường cái, tôi và Hỷ Lạc vốn dĩ không có ý dừng lại, song lại phát hiện ra bêntrong tửu lâu đèn đuốc sáng trưng, tiếng hò hét không ngớt, tạo nên sự tươngphản rõ rệt với bầu không khí căng thẳng suốt dọc đường, quan binh xuất hiệnkhắp nơi. Tôi tiến lại gần xem, phát hiện thấy những nhân vật trong đó trôngđều rất giang hồ, bất giác cảm thấy hiếu kỳ, muốn đi lên xem rõ ngọn ngành. Tôibố trí cho Hỷ Lạc và con Lép đứng đợi ở yên một chỗ, rồi đi thẳng một mạch lêntửu lâu. Kết quả bị tay chủ tửu lâu chặn lại, tôi hỏi: Có việc gì vậy?
Tên chủ nói: Hôm nay thực sự xin lỗi quý khách, thật không may,các vị đại hiệp ở đầu trên đã bao toàn bộ tửu lâu rồi ạ.
Tôi nói: Vớ vẩn, ta tới đi vệ sinh, lẽ nào không lên đó được.
Tên chủ vội xin lỗi, rồi để cho tôi vào.
Khi tôi lên đến lầu trên, bọn chúng đều dừng lại, săm soi tôi. Tôiphát hiện thấy ở đây, có cả thảy mười bốn tên, đều mang theo đao kiếm. Tên tonhất nói: Tiểu tử! Mấy thằng ở lầu dưới không nói với ngươi bọn ta đã bao toànbộ nơi này rồi sao?
Tôi nói: Tôi biết rồi, biết rồi, tôi là bạn của chủ tửu lâu này,thường ngày thích luyện võ, hôm nay vừa khéo tới thăm, ông bạn tôi nói, lầutrên có rất nhiều đại hiệp, tôi liền lên để mở rộng tầm mắt.
Lời nói của tôi khiến bọn họ cười rộ, đoạn nói: Hay! Hay! Ta thấyvóc dáng ngươi cũng được, tuy luyện tập không được bằng bọn ta, song cũng cóthể phòng thân, tráng kiện.
Tôi nói: Dạ vâng.
Một tên khác nói: Ngươi đã luyện qua những môn cơ bản nào?
Tôi nói: Tôi chưa luyện qua môn nào cả, mấy bữa trước tôi tớiThiếu Lâm, bọn họ không nhận tôi, tư chất của tôi hơi kém. Tôi mới luyện tấn mãbộ, định luyện xong thì lại tới Thiếu Lâm.
Lời nói của tôi lại khiến chúng cười rộ, đoạn nói: Thiếu Lâm đềuchết cả rồi, còn đi Thiếu Lâm cái nỗi gì, sau này tập võ thì tới ba nơi VõĐang, Kim Ngưu, Thiên Ưng, nhập môn nhanh chóng, chứ không như Thiếu Lâm, lòebịp người ta, có cái tấn mã bộ mà bắt ngươi đứng cả ba năm.
Tôi nói: Đúng, tôi muốn nhập môn cho nhanh. Nhưng sao Thiếu Lâmlại chết cả rồi?
Tên đó đáp: Ha ha ha ha, bốn mươi anh em chúng ta đã san bằngThiếu Lâm rồi.
Tôi nói: Không thể nào như vậy được, Thiếu Lâm có rất nhiều đệ tửmới tập võ, nhưng vẫn có không ít cao thủ, các vị đại hiệp tuy thoạt nhìn làbiết thân thủ thuộc hàng đệ nhất, song hơn bốn mươi người thì cũng vẫn là thếcô lực mỏng.
Tên đó cười lớn nói: Bọn ta đều là những ai kia chứ, đều là cáccao thủ trong số các cao thủ được các phái tuyển chọn ra, vả lại những món đaokiếm bọn ta dùng đều do vị sư phụ được gọi là “Đại mặc đệ nhất quái, thiên hạbinh khí vô song” làm ra, chúng đều sắc bén, tiện tay, ngươi chưa bao giờ nhìnthấy đâu.
Tôi nói: Vậy sao lại nói Thiếu Lâm chết cả rồi, họ chịu thua sao?
Tên đó nói: Chịu thua đâu có xong, luật lệ giang hồ, chỉ khi nàochết mới thôi, mấy ngàn người bọn họ đều bị bốn mươi người chúng ta giết rồi,về sau sẽ không còn cái tên Thiếu Lâm thiên hạ đệ nhất tự nữa đâu. Còn võ côngcủa bọn họ rốt cuộc thế nào, qua đó là đủ biết. Ngươi muốn học võ thì tới VõĐang đi!
Tôi nói: Hả? Chết cả rồi sao? Họ nào có khiêu khích ai đâu?
Tên đó có vẻ hơi khó chịu, liền nói: n oán giang hồ, đâu có thểchỉ dùng một từ khiêu khích mà nói rõ cho được. Thiếu Lâm hiển nhiên thua trận,vậy mà còn bao vây là chết đại chưởng môn của chúng ta, rõ ràng không coi luậtlệ giang hồ ra gì, cần phải được răn dạy. Vả lại, câu chuyện cũng không đơn giảnlà có nên hay không nên. Ngươi còn trẻ, không hiểu được đâu.
Tôi nói: À, vâng, đúng rồi.
Tên đó tươi cười trở lại nói: Kẻ thức thời mới là tuấn kiệt. Lạiđây, ngươi xem xem, đao kiếm bọn ta dùng, có so được với côn của Thiếu Lâmkhông? Lúc đánh nhau, chúng toàn dùng mấy cái côn nát, lại còn nói là làm bằngcái cây gỉ gỉ gì gì, bọn ta dùng loại kiếm này, cảm giác như chém mía.
Những kẻ xung quanh thi nhau cười rộ, nói: Đúng thế, cái bọn ấy,những tên có chút thể lực thì đều dùng mấy cái côn trông như cây mía, lại cònbày ra thế trận nọ kia, kết cục ra sao, ngươi cứ xem kiếm của bọn ta.
Nói đoạn liền rút kiếm cho tôi xem.
Tôi nói: Tôi đây cũng có một thanh kiếm, nghe nói chất liệu cũngkhá.
Tên đó nói: Thứ của ngươi, cùng lắm là đồ cao cấp, còn của bọn talà hàng tuyệt phẩm trong thiên hạ. Không tin ngươi cứ đem cái của ngươi ra xem.
Tôi rút kiếm ra, bất chợt phát hiện, thanh kiếm đã sắc bén lênnhiều, xem ra khi ở trong chùa, thanh kiếm đã dính phải không ít mùi máu.
Tên đó đứng từ xa nhìn lại, nói: Xem kìa, nom bề ngoài thì kiếmcủa ngươi cũng không tồi, song chất liệu chắc chắn hoàn toàn khác biệt.
Tôi nói: Ngộ ngỡ kiếm của chúng ta đều na ná như nhau thì sao,thanh của tôi cũng do một vị lão sư phụ rèn kiếm lâu năm làm ra.
Tên đó nói: Vị sư phụ của ngươi khác với vị sư phụ của chúng ta.Không tin, nếu ngươi không xót thì cứ thử xem, ngươi đặt ngang thanh kiếm củangươi ra, cầm chắc lấy, đúng rồi, đặt như thế. Anh bạn! Đừng đòi tiền bồithường đấy nhé!
Nói đoạn, hắn vung kiếm chém xuống. Chỉ nghe thấy keng một tiếng,nửa thanh kiếm văng xuống đất.
Tên đó còn chưa thèm nhìn đã cười rộ, nói: Ha ha, ta bảo rồi mà,thanh kiếm của ngươi không ổn đâu, làm thanh khác đi!
Tôi nói: Vị đại hiệp này, không biết cầm dao găm làm gì vậy hả?
Tên đó nhìn lại thanh kiếm trong tay mình, sắc mặt bợt bạt, nói:Hả, vị sư phụ của ngươi, là sư phụ nào vậy, bao tiền một thanh? Nói mau!
Tôi lùi lại hai bước, cầm kiếm lên lia một nhát, đoạn nói: Khôngcần tiền, chỉ cần mạng!
Tên đó hấp tấp vung con dao găm lên, nói: Ngươi có ý gì?
Nói đoạn, đầu hắn rơi xuống đất. Tôi cũng giật cả mình, bản ý củatôi vốn chỉ định lia rách cổ họng của hắn, ai ngờ hắn rơi cả đầu xuống.
Chương 12
Bất chợt tửu lâu đại loạn.
Ba tên đằng trước dẫn đầu lao vào tôi, ba tên đó rõ ràng quá nóngvội, ngay cả kiếm còn chưa kịp rút đã ra tay không lao lên rồi, tôi lùi lại mộtbước, không muốn máu dính vào quần áo mình, kiếm vừa vung lên, tức khắc ba tênđổ rầm xuống đất.
Mấy chục tên còn lại ổn định trận thế, vây chặt lấy tôi, có mộttên run rẩy hỏi: Ngươi dám giết đại ca Hùng Phong của Võ Đang, ngươi không muốnluyện võ cùng chúng ta nữa sao?
Lời nói chưa dứt, tên đó đã hộc máu ngã xuống đất, một tên đại háneo gấu lưng hùm đã dùng kiếm đâm chết hắn, miệng nói: Thằng ngu, giữ mày lạithật là mất mặt. Để ta báo thù cho Hùng Phong đại ca!
Hắn lăm lăm tay kiếm xông thẳng tới, tôi tránh được mũi kiếm, dùngcùi chỏ nện mạnh vào bụng hắn, nhưng cuối cùng tôi lại bị ngã bật xuống đất.Tôi cảm giác tên đó cũng đau nghiến răng nghiến lợi, song hắn quát lên mộttiếng: Đồng nhân công! Tôi còn chưa kịp đứng dậy, hắn đã bổ kiếm xuống. Tôinghĩ, thôi lại giơ kiếm đỡ vậy, thế là vung kiếm lên đỡ, dĩ nhiên, tên đó cũngthành ra cầm dao găm, hắn bổ xuống tôi đợt thứ ba, không rõ miệng hắn lẩm bẩmcái gì, tự nhiên thanh kiếm của tôi lại quệt ngang cổ họng khiến hắn bất cẩnrơi đầu xuống đất, máu phun ướt sàn, tay vẫn huơ huơ mấy nhát. Tôi nghĩ bụng,đây có lẽ là lần giết người đền mạng nhanh nhất trong triều đại này.
Những tên còn lại hơi sững người một chút, đoạn một tên trong đóhét lớn: Xông cả lên! Dứt lời hàng chục tên cùng xông lên một lúc. Tôi nhận ra,có một thanh kiếm tốt thật dễ dàng, tôi chỉ cần né tránh những đường kiếm phápchậm chạp của bọn chúng, sau đó lia một đường kiếm là chết cả một lũ, vả lạithanh kiếm càng dùng càng tiện lợi, nó nhanh nhạy hơn lúc mới bắt đầu dùng rấtnhiều, cách người một mét đã có thể sát thương, trên đời này quả thực tồn tạimột thứ gọi là kiếm khí. Tôi cơ hồ biến tất cả các thanh kiếm trong tay bọnchúng thành dao găm, đó đều là tác phẩm của vị lão tiền bối, nếu đổi thànhnhững thanh kiếm thông thường, e rằng ngay cả cảm giác hơi rung nhẹ ở nơi taytôi cũng không có. Bản thân tôi cũng không ngờ lại dễ dàng đến vậy, trong cómấy phút, hơn bốn chục người đều chết sạch. Tôi không hề tốn sức, mà bọn chúngcũng hoàn toàn không thể tiếp cận được tôi.
Sau cùng tôi huơ kiếm tra vào vỏ, kết cuộc lại thấy một chuỗinhững âm thanh rạn nứt và vài làn khói mỏng, mấy cây cột gỗ ở lầu trên đều bịgẫy. Tôi bất giác cảm thán, đây quả thực là thanh kiếm sắc. Nếu nó dính máunhiều hơn, giết thêm vài người, không biết sẽ còn thế nào nữa. Song tôi lập tứcvứt bỏ ý nghĩa đó, ngẫm mà xem, ông lão đó đúng thật là tà mị, không bán chobọn người xấu, nhưng lại bán cho một số bang phái ngày thường có tác phong bấtchính, những thanh kiếm làm ra được dùng để cổ vũ người ta không ngừng chémgiết nhau, sau đó không ngừng muốn biết xem rốt cuộc độ sắc bén của kiếm đếnmức nào. Đó là loại người gì vậy.
Bước ra khỏi cửa tửu lâu, tên chủ nấp dưới lầu quầy thò ra hỏi:Đại hiệp! Ngài vừa làm gì đấy ạ?
Tôi nói: À, ngươi lên trên đó thu dọn dùm ta một chút, ta giết hơnbốn chục tên ấy mà.
Tôi nói vừa dứt lời, tên chủ ngất lăn ra trên mặt đất.
Tôi chạy mấy bước ra đường cái, tìm khắp nơi không thấy Hỷ Lạc,bắt đầu nóng ruột, đột nhiên từ sau lưng vẳng đến một giọng cười âm hiểm. Tôiquay người lại nhìn, thấy một tên chột mắt đang cầm kiếm tì vào cổ họng của HỷLạc. Hắn nói: Mau buông kiếm xuống.
Tôi đột nhiên nhớ tới một công năng của vỏ kiếm mà ông lão từngnói, liền chĩa kiếm lên.
Hỷ Lạc nói: Đừng buông kiếm xuống, hắn có súng đấy.
Tôi hỏi: Súng gì?
Hỷ Lạc nói: Đang tì trên người muội đây này, hắn giấu sau lưng.
Tôi nói: Muội cảm giác đúng không thế, đừng có nhầm nhé!
Tên đó cười lớn, nói: Đúng rồi đấy, là súng của Tây dương. Nóiđoạn liền rút súng ra, tì súng vào đầu Hỷ Lạc, nói: Mau bỏ kiếm xuống, bằngkhông súng cướp cò thì đừng có trách ta.
Trong đầu tôi hoàn toàn không có khái niệm gì về cướp cò. Tôi cứdựng kiếm lên, chĩa thẳng vào tên đó, đoạn nói: Ta buông kiếm đây, ngươi trôngcho rõ. Tên đó từ phía sau Hỷ Lạc hơi thò đầu ra nhìn, tôi cảm thấy thời cơchín muồi, liền ấn bông hoa sen khắc trên vỏ kiếm, chợt một ám khí tinh xảophóng vọt ra, khiến tôi hết sức kinh ngạc, bởi ông lão từng nói với tôi khôngthể trông thấy nó, tôi cũng tin lời ông lão nói, song tôi quả thực đã nhìnthấy, nó ở ngay trước mắt tôi, lẽ nào tôi cũng giống như thanh kiếm này, càngtrông thấy máu lại càng lợi hại hơn trước?
Tôi có đôi chút hoảng hốt, nhìn lại lần nữa rồi giật bắn mình, dođã lâu không sử dụng ám khí nên tôi đã bắn chệch chiếc kim khiến nó dương nhưđang phóng về phía Hỷ Lạc. Thế rồi như một phản xạ, tôi đưa tay gẩy nhẹ chiếckim, sau khi cảm thấy phương hướng đã đúng, tôi chớp mắt, chỉ thấy thời giannhư ngừng trôi, tên kia một lúc lâu không có phản ứng gì, sau đó đổ đánh rầmxuống mặt đất. Hỷ Lạc quay người lại đá cho hắn một cước, nói: Ai bảo ngươiđộng vào ta!
Tôi tiến lại gần xác hắn, lật lên xem kỹ, không sao phát hiện rađược vị trí vết thương do cây kim gây ra trên đầu hắn.
Hỷ Lạc hỏi tôi: Huynh vừa làm gì vậy?
Tôi nói: Lát nữa lên đường huynh sẽ nói.
Nói đoạn, tôi cẩn thận, chầm chậm, từ từ rút kiếm, sợ gây thươngtích cho Hỷ Lạc. Sau đó tôi đâm một nhát kiếm xuống. Hỷ Lạc ngờ vực hỏi tôi:Huynh làm gì vậy?
Tôi nói: Hắn động vào muội, nên huynh báo thù!
Thực ra mục đích chính của tôi là, khiến kiếm nhạy bén hơn chútnữa. Tôi cảm thấy, tôi có chút giống Vô Linh trước đây, tức Dương Chính Cương.Có một số việc, luôn khiến bạn không thể thoát ra được. Bất kể bản tính của bạnthế nào, huống hồ, bạn làm sao biết được bản tính của bạn có như bạn nghĩ haykhông.
Đang trông dòng suy nghĩ, bất chợt tất cả trụ gỗ trong tòa tửu lâuhai tầng đồ sộ đều nhất loạt đứt gẫy, giữa màn khói bụi, tòa lầu hai tầng đãbiến thành một tầng.
Chúng tôi tới Trường An trong bộ dạng phong trần. Hỷ Lạc rất thíchthú với việc tôi đã nhẫn tâm thế nào khi giết hơn bốn chục tên, muội ấy cảmthấy tôi không phải là người có thể giết nhiều người như thế trong một lúc,cùng lắm chỉ lỡ tay giết chết một tên mà thôi. Bản thân tôi cũng không có quánhiều cảm giác về việc này, chỉ cảm thấy những người đó thực sự có tội thì phảigánh chịu.
Hỷ Lạc hỏi tôi: Huynh giết một lúc nhiều người như thế, huynh cósợ không?
Tôi nói: Không, rất kỳ lạ, song muội cũng biết, chúng đã giếtnhiều người Thiếu Lâm như thế, giờ coi như huynh đã báo thù xong. Sư phụ nóirồi, khi có tai nạn gì, hy vọng huynh có thể tương trợ, huynh không biết việcnày, nhưng ít nhất sau khi xảy ra sự việc huynh đã giết hết bọn chúng.
Hỷ Lạc nói: Nhưng huynh đã nghĩ kỹ chưa, bốn mươi tên vặt vãnhnày, huynh giết sạch mà không đổ lấy một giọt mồ hôi, vậy Thiếu Lâm liệu rốtcuộc có phải do chúng giết không?
Tôi nói: Bọn chúng nói là do bọn chúng giết, có thể võ nghệ củachúng quả thực cao cường, nhưng thanh kiếm này thực sự rất lợi hại. Muội xem...
Phía trước tôi mấy bước có một cây đại thụ, tôi bảo Hỷ Lạc đứng rasau lưng tôi, rồi đối diện với thân cây, rút mạnh kiếm ra, sau đó dừng động táclại một giây, để kiếm khí lia trọn thân cây, sau đó thu trọn kiếm về.
Hỷ Lạc nói: Thế là xong á?
Tôi nói: Đúng. Cây này đã bị đứt.
Tôi và Hỷ Lạc ngây người nhìn cái cây một hồi lâu. Đáng lý ra, vớivế chém ngọt xớt, cái cây đó phải đổ rầm xuống đất rồi mới phải, nhưng từ đầuchí cuối nó vẫn không suy suyển gì. Tôi nói: Kiếm khí quá dữ, chắc chắn phảimột lúc lâu nữa nó mới phản ứng lại.
Tuy nói như vậy, song tôi vẫn tiến lên đẩy cái cây, một cách rấttự nhiên, sau đó nhìn kỹ lại thì phát hiện ra trên thân cây không có một vếxước nào.
Hỷ Lạc cười ngặt nghẽo, rồi nói: Huynh giết người hoa cả mắt rồinhỉ.
Tôi nói: Không thể như vậy được.
Hỷ Lạc nói: Kiếm khí thì muội nghe nói rồi, nhưng chưa từng nhìnthấy, cũng giống như môn khinh công, huynh cũng nghe nói rồi, nhưng từ trướctới giờ đã bao giờ thể hiện đâu. Đúng không nào?
Tôi nói: Muội chớ có trêu chọc huynh, huynh đến Trường An sẽ hỏihan ông lão. Muội chưa từng nhìn thấy nên không biết, sự thực nó lợi hại nhưvậy đấy.
Hỷ Lạc nói: Huynh hơi thay đổi rồi đấy, giống như những kẻ trêngiang hồ. Muội thì vẫn là người tốt.
Tôi nói: Cũng đều là người nọ giết người kia. Phân biệt gì tốtxấu.
Hỷ Lạc nói: Huynh trở nên giống sư phụ.
Tôi nói: Không nói mấy việc này nữa, con người ta xảy ra từngchuyện lại thay đổi từng chút thôi.
Đến Trường An, trông thấy tòa thành đồ sộ, tôi nghĩ, thôi rồi, lạilà nơi này. Thực ra nơi đây cũng không khác trong chùa là mấy, chẳng qua làphải đi lòng vòng ở một nơi khá lớn mà thôi.
Tuy nhiên bầu không khí ở Trường An dường như đã thay đổi rấtnhiều, có lẽ gần đây đã có không ít việc chém giết xảy ra, hoặc cũng có thể nóinhững việc như vậy đã nhiều lần xảy ra với mình, cho nên cảm thấy ai nấy đềutrong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
Quan binh rõ ràng đã đông hơn, việc vào thành được tra xét nghiêmngặt. Từ ngoại ô tôi đã quen mang theo đao kiếm, khi vào thành quên cất đi, cứthế mà đi vào. Tôi nghĩ, có lẽ đây chính là khí chất vương giả mà sư phụ đãtừng nói, thành Trường An được canh giữ thâm nghiêm, tôi giắt theo một thanhkiếm đủ dài, cứ thế đi lại mà vẫn có thể đi vào. Đang cảm thấy may mắn, tôiphát hiện ra sau khi vào thành có một con đường được quây lại bởi các bao cát,ở đó lại có một trạm kiểm soát. Lần này thì không còn may mắn như vậy nữa,chúng tôi lập tức bị bắt lại.
Tôi cầm thẻ bài pháp danh ra nói: Các ngươi tự xem xem, chắc hẳncác ngươi cũng biết, mấy ngày trước Thiếu Lâm đã xảy ra việc lớn, nay ta đếntriều đình đề bàn bạc, ngươi xem, ta không những không tháo kiếm, mà còn đểtóc, còn mang theo một cô nương, đẳng cấp của ta chắc các ngươi cũng biết. Mauđể ta vào thành, ai cản trở việc của ta, kẻ đó sẽ bị hỏi tội.
Quan binh bàn bạc một lúc rồi thả cho tôi vào thành. Phía sau cómấy kẻ bám đuôi, rõ ràng là bọn nhân sĩ giang hồ, thấy tôi cầm kiếm đi thẳngvào trong, chúng cũng lập tức moi các loại bảo kiếm vừa cất giấu của mình đeolên người. Tôi nghĩ, những kẻ được gọi là nhân sĩ giang hồ vì sao luôn muốn thểhiện cho một số bá tánh biết rằng ta đây là nhân sĩ giang hồ, vả lại vì saonhất định phải dựa vào một đoạn sắt để thể hiện? Sau đó bọn họ đều bị phạt tùnăm năm.
Vào trong thành Trường An, lượng người trên đường rõ ràng đã ít đinhiều so với trước đây. Tôi và Hỷ Lạc lập tức lạc đường. Chúng tôi dọc đườnghỏi han, cuối cùng cũng tìm đến được chỗ ấy. Tôi sợ ông lão không còn ở đó nữa,vội xông vào trong nhà. Ông lão đang lau những cây kiếm do mình chế tác, nói,sao vậy, thanh kiếm dùng tốt chứ?
Tôi đáp: Dùng tốt ạ. Mấy hôm không gặp, tiên sinh vẫn mạnh giỏichứ?
Ông lão nói: Ngươi không trách ta bán kiếm cho bọn người đó chứ?
Tôi nói: Tại hạ nghĩ kỹ rồi, đây không phải là vấn đề đao kiếm,mấy chục tên bọn chúng nếu không phải hạ độc trước thì chắc chắn không thể nàogiết hết được Thiếu Lâm.
Ông lão nói: Đúng vậy, xem ra ngươi cũng chưa ngốc.
Hỷ Lạc nói: Dọc đường huynh ấy cứ nói, kiếm của lão tiên sinh dùngrất tốt.
Ông lão nói: Tiểu tử, tất cả huynh đệ ở nơi ngươi sinh ra và lớnlên đều bị giết hết cả rồi, ngươi không đau buồn, không căm phẫn sao? Nói thậtđi!
Tôi suy nghĩ kỹ, dọc đường sự lợi hại của thanh kiếm dường như átđi việc Thiếu Lâm bị hủy diệt, tôi đúng là một tên lòng lang dạ sói, không cólương tâm. Song tôi không thể nói như vậy được, đành nghiến răng đáp: Bi phẫnlắm chứ!
Ông lão nói: Ngươi đưa thanh kiếm cho ta, xem ra ngươi cũng đã sửdụng công năng bí mật của thanh kiếm này rồi.
Tôi đáp: Vâng, đúng vậy.
Ông lão nói: Có chỗ nào chưa hiểu rõ không?
Tôi nói: Có.
Ông lão nói: Cứ hỏi!
Tôi nói: Thanh kiếm này hễ rút ra là có thể sát thương người khác,song tại hạ không hiểu, vi sao khi đứng ở chỗ đất trống, đại loại muốn thử dùngkiếm chém cây, thanh kiếm lại không sắc bén?
Ông lão nói: Vì lúc đó ngươi không có sát khí. Ngươi không nhấtđịnh phải giết cái cây đó chứ. Ngươi có sát khí thì kiếm mới có sát khí, tínhcách của ngươi và Dương Chính Cương giống nhau, tuy đều là những người được đồnthổi, song đều không tinh tế. Ngươi nghĩ xem, nếu ngươi tùy tiện rút kiếm ra, rồiphát hiện ra cô nương này đã bị ngươi giết chết, chẳng phải ngươi sẽ rất hận tasao?
Hỷ Lạc nhìn tôi, làm bộ nhăn mặt thè lưỡi.
Tôi nói: Những lời lão tiên sinh nói rất phải.
Ông lão nói: Thanh kiếm cứ để ở chỗ ta tối nay, ta giúp ngươi lắplại ám khí.
Tôi nói: Lần này thực sự rất đáng tiếc, cửa tiệm cầm đồ đó cũng bịcướp sạch, Linh không còn nữa. Tại hạ nghĩ, nếu có cơ hội, tại hạ nhất định sẽtìm lại.
Ông lão nói: thôi, không cần đâu, đoạn sắt vụn ấy à, hà tất bậnlòng. Kỹ thuật tiến bộ rồi, ngươi xem, thanh kiếm đó năm xưa đã có thể coi làlợi hại, thế nhưng loại kiếm mà đám người kia tới mua, thanh nào cũng tốt hơnthanh kiếm đó. Còn thanh kiếm cầm trong tay ngươi là thanh kiếm lợi hại nhất,trong mười năm tới không hề lạc hậu. Khi ta chết đi, nội trong một trăm nămthanh kiếm này vẫn là thanh lợi hại nhất, có điều không còn cái công năng nhonhỏ kia nữa mà thôi. Chớ có coi thường đấy, trong thời khắc quan trọng, ngươisẽ biết ngay.
Tôi nói: Tại hạ đã thử dùng rồi mà.
Ông lão nói: Sắp giống như những gì người ta nghĩ rồi đấy.
Tôi hỏi: Nghĩ thế nào ạ?
Ông lão nói: Lát nữa ngươi ra đường, tận mắt nhìn là biết ngay.Trên đường Trường An không được mang theo binh khí, ngươi cứ cầm bừa một thứ vũkhí nho nhỏ của ta ở đây đi!
Hỷ Lạc đột nhiên nhớ ra việc gì đó, liền nói: À, tiền bối, lộ phílần trước tiền bối cho, sau khi về tiểu nữ mới phát hiện ra số tiền đó rấtnhiều, sau này chúng tại hạ nhất định sẽ hoàn lại cho người!
Ông lão cười nói: Hoàn cái gì chứ, đống kiếm kia, ta bán được hơntrăm ngàn lạng vàng, song giờ tính ra chắc không bán được với giá cao đó nữa.
Tôi hỏi: Vì sao ạ?
Ông lão nói: Bởi thanh kiếm ngươi dùng đã chặt đứt hết các thanhkiếm của bọn họ, mà họ thì không biết rằng thanh kiếm của ngươi cũng do ta làmra.
Tôi nói: Tại hạ không mang theo binh khí gì nữa đâu. Ở đây khôngphải nơi hoang vu gì.
Tôi và Hỷ Lạc đẩy cửa, bước ra ngoài đường, xung quanh vắng ngắt.Đúng lúc quá trưa, cơn buồn ngủ nặng trĩu. Chúng tôi đi lăng quăng mấy nơi,phát hiện thấy rất nhiều người sắc mặt hối hả. Hỷ Lạc nói: Chắc không xảy rachuyện gì tày trời chứ?
Tôi nói: Chắc không đâu.
Chúng tôi đi qua một con phố, bước tới một trà lâu, nhận thấytrong đó có rất nhiều người tụ tập, vậy là liền bước vào. Ở một bàn nọ, cóngười đàn ông trung niên đang mô tả hết sức sinh động về tình hình bên ngoài:
“Ngoài kia loạn thật, đại ca tôi phụ trách việc quảng bá hình ảnhchùa Thiếu Lâm, đem người tới đó nghiên cứu xem nên làm thế nào, tôi cũng cùngđi luôn, thế nhưng đến đó gõ cửa mãi mà không thấy động tĩnh gì, ngẫm thấy cóđiều bất thường, đại ca tôi từng học võ công, biết khinh công, huynh ấy liềnđạp hai chân xuống đất, bay thẳng lên không trung, có điều các vị không biếttường ở chùa Thiếu Lâm cao thế nào đâu, đại ca tôi lặng người vì không tài nàobay lên được, sau đó phải dùng một chiêu gọi là Thiên hạ đệ nhất chưởng, đánhmột phát bật cửa ra, thoạt nhìn thì thôi, chết rồi, chết cả rồi, không còn mộtai cả.”
Hỷ Lạc nói: Không phải cửa bị phá nổ à?
Tôi nói: Thế mà muội cũng tin, hồi nhỏ chúng ta từng nhảy từ trêntường xuống đấy nhé.
Mọi người nghe đến đoạn Thiếu Lâm chết hết không còn một ai, bấtgiác thì thầm to nhỏ: Tôi thấy, cuộc tỉ thí võ mấy tháng trước chính là cái họadiệt môn.
Người khác lại nói: Tôi thấy chắc chắn là có nội gián, nhân lúcnửa đêm mọi người ngủ say, đã ra tay giết từng người một.
Người ngồi bên cạnh lập tức phản đối: Khôn thể nào, giết từngngười một thì phải giết đến bao giờ đây, ngươi đến Thiếu Lâm bao giờ chưa, cógiết đến khi trời sáng cũng không hết.
Mọi người đều thấy có lý, bèn phụ họa vào nói: Không thể giết từngngười một được thật, vậy theo ngươi thì làm thế nào nhỉ?
Người phản đối nói: Chắc chắn mỗi tay một kiếm, giết hai ngườimột.
Xung quanh lại xì xào: Giết hai người một cũng chưa chắc đã có thểgiết hết trước khi trời sáng.
Có người nói: Nói vô lý, giết hai người một làm sao có thể khôngđánh thức người ta dậy được, họ có trúng độc đâu.
Mọi người lập tức bàn tán: Ngộ nhỡ trúng độc trước, bị mê man cảthì sao.
Cả đám xì xào. Một ông lão chậm rãi nói: Cũng chưa chắc, Thiếu Lâmcó một nơi chuyên nghiên cứu độc dược và phương thuốc giải độc, cho dù trongcơm có độc cũng chưa chắc tất cả mọi người đã đều ăn phải.
Có người nói: Vậy chắc hẳn do ăn chay trường nên không có dinhdưỡng rồi.
Người ngồi bên cạnh lập tức phản pháo: Vớ vẩn, ông lão Vương HãnTam ở đầu phía Tây làng tôi, nhà nghèo khó, ngày nào cũng nhổ rau dại cỏ dạiăn, thế mà càng ăn càng vạm vỡ, ấy mà càng ngày càng khỏe, chạy còn nhanh hơnthỏ ấy.
Mọi người nói ầm lên: Bốc phét, chạy nhanh hơn cả thỏ à, vậy ônglão đó sao không bắt thỏ mà ăn.
Người đó nói: Đã kể thì phải kể lại nạn đói cách đây tám năm, ônglão đã trải qua được mà không bị chết đói, nhưng sau đó lại mắc căn bệnh kỳ lạ,co rút gân cốt, đầu cứ gật gù, mạng thì giữ được, song lưng khó vận động, khôngtài nào khom xuống, vậy nên ông lão chạy thì rất nhanh, nhưng không thể khomlưng bắt thỏ được, đành chịu kiếp ăn chay.
Mọi người nói: Cũng khổ cho ông già, ngày ngày chạy đua với thỏ,nhưng không ăn được chứ lại.
Người đó nói: Đúng vậy đấy, năm nay thỏ hoang nhiều rõ rệt, như dịchchâu chấu, nhảy khắp nơi, bắt được đem vào thành bán, thế mà chẳng ai thèm mua.
Mọi người nói: Sao lại không ai mua, đằng phía Nam có quán thịtrừng, chuyên thu mua các loài thú hoang dã, dù gì thì một con thỏ cũng đáng giáhơn một quả dưa chứ.
Có người không đồng ý, nói: Chưa chắc, cái năm đại nạn ấy, có chophép ra phố bán dưa đâu, dưa đều thối cả, đám trồng dưa xót ruột xót gan, ôngđoán xem đám trồng dưa sau đó làm thế nào?
Mọi người đều hỏi: Làm thế nào nhỉ?
Người đó nói: Năm đó dưa đều nát cả, đám trồng dưa đau lòng, nămsau phần lớn người trồng dưa không trồng dưa nữa, kết cuộc người trong thành cảnăm không được ăn dưa, một năm sau, họ đều rất thèm ăn dưa, dưa lại ít, nên bánđặc biệt chạy, lúc đắt giá thì một con gà bằng giá một quả dưa.
Mọi người đều gật đầu nói: Đúng rồi, đúng là có một năm như thế,sau đó mọi người đều tự trồng dưa cả, chẳng có ai nuôi gà, năm sau một con gàlại đổi được cả trăm quả dưa.
Ai nấy nghe xong đều xiết than: Chuyện đời đúng là thay đổi xoànhxoạch, nhưng thỏ hoang và dưa, rốt cuộc thứ nào đáng giá hơn nhỉ?
Một tên nhảy ra nói: Tôi từng ăn thịt thỏ hoang rồi, thịt có mùichua mà hơi dại, không ngon đâu.
Lại một tên khác nhảy ra nói: Nói láo nào, chắc ngươi ăn phải thịtthỏ già, ngươi ăn thịt thỏ non chưa?
Người kể câu chuyện bắt đầu khó chịu, quát lớn: Các ngươi có muốnnghe tiếp chuyện không hả, sau đó một vị đại hiệp xuất hiện, trong nháy mắtgiết sạch những kẻ đã sát hại Thiếu Lâm. Có muốn nghe không?
Hỷ Lạc nói lớn: Có chứ, có chứ!
Người đó tiếp tục kể: Sau đó, tới Quá Sa, nghe nói có sự việc này,rất là lợi hại nhé, vốn dĩ, những kẻ sát hại Thiếu Lâm đều là cao thủ được cácbang phái thù địch Thiếu Lâm phái đi, trong đó có Đại mặc đệ nhất thoái TrươngPhú Hùng, Võ Đang ám khí đệ nhất Ngưu Tam Oa, Kim Ngưu đệ nhất lực sĩ Đàm TrángTráng và rất nhiều cao thủ khác, đếm không xuể, họ uống rượu nói phét trong tửulâu, thế rồi một thiếu niên mang theo một thanh kiếm bước tới, người đó là aichứ, chính là thánh thần vậy. Đám người kia tiêu diệt Thiếu Lâm đã đánh độngtới Phật tổ, Phật tổ liền phái kẻ đốt đèn bên mình xuống, đúng là thần binhgiáng phàm. Đám người kia uống rượu ở tầng hai, người đó không phải từ tầng mộtlên, mà trực tiếp từ trên trời giáng lâm xuống nóc tầng hai, sau đó khoét mộtlỗ lớn nhảy xuống.
Chương 13
Đám người rào rào bàn tán.
Người đó nói: Dĩ nhiên bốn mươi người đó không hề biết, nói làđánh, nhưng người kia còn chưa động thủ, bốn mươi người đã chết cả.
Mọi người không tin, nói: Nói vớ vẩn, không động thủ thì làm saogiết được ai.
Người đó nói: Đồ ngốc, không động thủ thì động kiếm, ta chẳng kểlà người đó mang theo một thanh kiếm còn gì? Thanh kiếm đó ở trên trời đượcdùng để đẽo gọt núi, ngươi xem ngọn Thái Hàng, chính là được gọt từ thanh kiếmđó đấy.
Mọi người nói: Thế thì bốn mươi người kia làm sao đỡ được.
Người đó nói: Đúng thế, thanh kiếm đó gọt kim cương như gọt dưavậy.
Mọi người đều kinh ngạc thốt lên: Gọt dưa! Gọt dưa thì quá dễ ấychứ.
Người đó nói tiếp: Đúng thế, y như gọt dưa vậy, tôi không gạt cácvị đâu, tôi tận mắt nhìn thấy vết đứt trên thân cột.
Có người nói chen: Kim cương cứng khủng khiếp, có làm thế nào cũngkhông tách ra được, dưa thì quá dễ gọt rồi.
Lại có người phản đối nói: Nói vớ vẩn, dưa phân làm nhiều loại,loại dưa ở làng tôi trồng không dễ gọt vậy đâu, loại dưa này vỏ cứng ruột ngọt,là loại đặc biệt, được cống lên đức thánh thượng đấy.
Người bên cạnh nói: Đúng là thanh kiếm trên trời.
Người làng dưa lại nói: Loại dưa đó mọi người đều bảo là dưa trời,mười tám năm trước, trên trời có vị thần tiên khi ăn dưa đã vô ý nhổ hạt xuốngtrần gian, hạt dưa đó rơi đúng xuống ruộng của ông lão Hồ Bá Tôn ở làng tôi,thế là nảy lên loại dưa này, nó khác với loại dưa các vị đã thấy, toàn là đồtrên trời cả, chắc không cắt gọt được.
Có người phản đối, nói: Nói vớ vẩn, con người đều là đồ trên mặt đất,vẫn chém giết nhau được đấy thôi.
Người làng dưa nói: Thôi đừng nói nữa, loại dưa đó ưa tĩnh, phảilớn dần dần, năm nay chẳng biết tại sao, thỏ hoang nhiều vô kể, cứ rúc vào mấybụi dưa, khiến dưa không lớn được.
Có người nói: Loại dưa đó không lớn được chắc không bán được giáđâu.
Một cụ già vuốt râu nói: Vậy thì ngươi không biết đó thôi, hànghiếm luôn đắt giá, dưa ít đi thì giá lại cao ấy mà.
Có người nói xen rằng: Ít nhất cũng bằng giá thỏ hoang.
Có người nói: Cứt, con sống chắc chắn đắt hơn con chết.
Có người nói: Phét lác, thỏ hoang chẳng đáng mấy đồng. Nhan nhảnkhắp nơi.
Có người nói: Nhưng thỏ hoang khó bắt.
Có người nói: Khó bắt nhưng khó ăn.
Mỗi người một câu, cuối cùng bên bảo dưa đắt và bên bảo thỏ đắtbắt đầu cãi lộn, chẳng bên nào chịu thua, nhao nhao đưa ra các lý do vì sao thỏđắt hoặc vì sao dưa đắt, cãi nhau đến đỏ mặt tía tai, bên bảo thỏ đắt nói đượcmấy câu, trong đám bảo dưa đắt đột nhiên có người đứng dậy, không biết rút đượccon dao từ đâu, tự dưng quát lớn: Ông mày bảo dưa đắt, thằng nào bảo thỏ đắthơn, ông mày chém thằng đấy.
Tiếp sau đó toán người nhặng xị lên cả, kẻ rút dao, người móc daogăm, người vác ghế lên đánh, nháo nhào lao vào chém giết. Tôi và Hỷ Lạc thấy sựviệc không liên quan đến mình, lập tức rời ra ngoài quán đứng nhìn. Bên trongđúng là nhốn nháo chưa từng thấy, mấy chục con người và hàng chục loại binh khítạo thành một đám hỗn loạn, vì trước đó chẳng ai quen biết nhau, sau khi trậnthế đại loạn thì chẳng biết ai vào với ai nữa, thành ra khó tránh khỏi việc kẻ chorằng thỏ đắt đánh một kẻ khác te tua, kẻ bị đánh te tua trước lúc tắt thở vẫncố nói: Có đánh chết tao vẫn bảo giá dưa đắt. Gặp tình huống ấy, đành phảinghiến răng đánh chết kẻ đó. Sau cùng, mọi người đều bị đánh sưng cả mắt, songvẫn còn lý trí chán, trước khi đánh vẫn hỏi: Thỏ hay dưa? Thấy bất đồng ý kiếnmới ra tay. Có một tên bảo thỏ đắt quay ra hỏi một người lạ: Thỏ hay dưa? Ngườikia định nói: Dưa làm sao đắt hơn thỏ được. Song vừa thốt ra một từ, lập tức bịghế đẩu nện cho ngất lịm, tình cảnh thảm thê không nỡ nhìn, điều đó chứng tỏtrong giờ phút hệ trọng nói năng không cần quá chú ý đến văn vẻ. Họ cứ thế đánhnhau, cuối cùng người bị thương, người bị chết, người bị hôn mê, tất cả đều nằmbò ra đất, chỉ còn lại một người cho rằng dưa đắt hơn vẫn có thể đứng vững,người đó bò lên bàn, định nói gì đó thì phát hiện ra mình đã choáng váng rồi,không nhớ rõ lập trường của mình rốt cuộc cho rằng thỏ đắt hay dưa đắt nữa,liền không ngớt dằn vặt, đột nhiên phát hiện ở ngay dưới chân có kẻ bị mìnhđánh đến gần hấp hối, thế là nghĩ nếu hỏi kẻ đó xem lập trường của hắn là gì,ắt sẽ biết lập trường của mình, đoạn liền bước tới, tóm lấy người đó, hỏi: Thỏhay dưa? Người đó vốn cho rằng thỏ đắt, thấy kẻ thù lại lao đến, vì muốn giữtính mạng, đành giả bộ cùng phe với tên tráng sĩ, vội tráo lời, nói: Dưa, dưađắt hơn. Tên kia cười lớn, nện một đấm đánh ngất người kia, sau đó lại nhảy lênbục, quát những tên nằm la liệt dưới đất: Ha ha, rốt cuộc thỏ vẫn đắt hơn!
Lúc này, phía dưới có một vị nhân sĩ cho rằng dưa đắt hơn chân tayđều đã bị chặt đứt, nhận ra người đứng trên bàn, biết rằng anh ta đã nhầm phe,bèn nhắc: Huynh đệ! Huynh đệ! Huynh đệ nhầm rồi, là dưa đắt hơn!
Hậu quả dĩ nhiên người vừa phát ngôn bị chém chết bởi một lưỡidao.
Tôi và Hỷ Lạc đều mắt tròn mắt dẹt.
Quan binh mãi đến lúc này mới tới, tức tốc chế ngự tên kia, chiara kẻ sống người chết, tất tật khiêng tới Thành vụ phủ, sau đó những kẻ sốngsót sau khi được cứu sống đều bị giam ít nhất năm năm, nhiều nhất là hai mươinăm, có chín người chết, tên tráng sĩ lầm lẫn kia vì là kẻ giết người cuốicùng, bị quan binh nhìn thấy nên bị hạ lệnh tử hình, khi xử tử hắn vẫn còn hétlớn: Cả đời ta là một hảo hán, muốn thế nào là thế nấy, nói thế nào là thế nấy,hôm nay các ngươi giết ta, ta có ra ma vẫn nói thỏ đắt hơn! Hơn ba chục tên cònsống được phân làm hai tốp nhốt vào trong ngục. Bất luận thế nào, phạt như vậycũng không nặng, mang theo kiếm đã bị phạt năm năm rồi, huống hồ lại đánh nhautập thể trong thành Trường An, gây ra chuyện lớn, làm chết đến chín người. u đócũng là việc sau này.
Sau khi tận mắt chứng kiến màn ly kỳ đó, tôi và Hỷ Lạc cảm thấyrất hoang mang. Hỷ Lạc nói, bởi chúng tôi từ nhỏ đã không sống trong xã hội,cho nên không thể lý giải được cách nghĩ của những người ấy. Tôi nghĩ, tôi cóthể hiểu được những gì họ nghĩ, bởi đến lúc tức đỏ máu mắt lên, mọi người chẳngai nghĩ gì nữa cả. Xét toàn bộ sự việc này, tôi dường như nhìn ra ý nghĩa chânthực ở bình diện rộng hơn. Hoặc giả có thể nói, thế giới này chẳng phải cũngnhư vậy đó sao.
Có điều, tôi cảm thấy việc bản thân mình bị đồn đại thành thầntiên rất thú vị. Điều này lẽ nào cũng là thú vui của Vô Linh – Dương ChínhCương, trông thấy một cái tôi hoàn toàn chẳng can hệ gì.
Lang thang quanh các cửa hiệu một hồi, vầng dương đã dần chuyểnđỏ, sắp núp sau những tòa lầu hoa lệ. Rất nhiều cửa hiệu đóng cửa từ rất sớm,Hỷ Lạc không mua gì cho mình cả, bảo rằng phải tiết kiệm. Sau đó chúng tôi đikhắp nơi tìm quán trọ có giá thuê thích hợp, Hỷ Lạc thấy nếu có được một chỗnghỉ chân, thì đỡ phải đi tìm quán trọ, sẽ có thể tiết kiệm được một chút. Tôinói, chắc chắn phải tìm quán trọ, trừ phi ở mỗi một tòa thành đều có một chỗngồi nghỉ, nhưng nếu được như vậy rồi thì có cần tiết kiệm nữa không?
Quán trọ trong thành chia ra làm mấy hạng, hạng thượng đẳng thìkhông gọi là quán trọ mà gọi là chủ lâu, bởi tiền phải trả cho mỗi tối nhiềunên từ khách biến thành chủ. Toàn thành Trường An có ba chủ lâu, toàn quốc cũngchỉ có năm tòa, mỗi toàn đều được các ông lớn trong Bộ Nội vụ đích tay đề chomột chữ “Tốt”, ý nghĩa đương nhiên là rất tốt, chuyên dành cho các vị đại quan,quý tộc đến ở, trước cổng canh gác thâm nghiêm, bên trong chỗ nào cũng có ngườiphục dịch, lại còn có sân vườn, có cầu nhỏ, suối mát, mỗi phòng rộng hơn haitrăm thước, được trang trí hết sức tinh xảo, hoa lệ, mỗi tối phải chi trả nămmươi lạng bạc trắng. Song ông chủ tòa lầu ấy không kiếm được nhiều tiền bằngông chủ của các quán trọ thông thường, chẳng qua có cái lợi là quen biết đượcnhiều vị yếu nhân mà thôi. Bởi lẽ đại đa số các quý tộc đều có phủ đệ của riêngmình, nếu ra ngoài công cán, dĩ nhiên họ sẽ làm việc với một quý tộc khác, vậynên sẽ ở phủ đệ của quý tộc đó. Chỉ có các quan đại thần mới ở chủ lâu, tuynhiên thường thì các quan đại thần toàn sử dụng hình thức giao dịch bồi hoàn tíndụng hoặc ghi sổ nợ, chưa bao giờ thấy họ sử dụng tiền mặt, vậy nên ông chủ chủlâu đành phải dựng rạp vui chơi hát hò thật lớn, gọi những cô nương đẹp nhấttrong toàn thành lại, lúc ấy mới thấy tiền mặt, mới có thể bòn rút được mộtchút để gượng sống qua ngày.
Hạng thứ hai thì nhiều, đẳng cấp cũng khác nhau, hạng này trênbiển hiệu được đề một chữ “Thường”, tức là mọi thứ đều bình thường, thịt thà ănvào về cơ bản không phải thịt người, điểm này rất quan trọng, giá cả có thểkhông tới một phần mười, người bình thường cũng ở được.
Hạng thứ ba càng nhiều hơn nữa, hạng này không được đề bất cứ chữgì, cũng rất có thể là hắc điếm, mấy chục người một phòng, tôi thấy chẳng thàngủ dưới gốc cây còn yên tâm hơn.
Chúng tôi tìm lấy một quán trọ hạng hai, sau đó nhanh chòng nằmngủ, nghĩ bụng đến ngày mai còn phải đi lấy kiếm.
Sáng sớm hôm sau, tôi bước ra phố liền phát hiện thành Trường Ancó lệnh giới nghiêm. Giới nghiêm tức là tất cả cửa hàng cửa hiệu đều phải đóngcửa, mọi người không được ra khỏi nhà, không được phép ra vào thành, ai nấyphải ở yên một chỗ. Trên đường chỉ có quan binh và một số người có việc quantrọng đi lại. Tôi và Hỷ Lạc tì người lên cửa sổ nhìn ra ngoài. Hỷ Lạc hỏi tôi:Huynh đang nghĩ gì vậy?
Tôi nói: Nghĩ xem lát nữa đi lấy kiếm thế nào, có khi chúng ta bịlừa cũng nên.
Hỷ Lạc nói: Muội cảm thấy huynh đã khác trước rồi.
Tôi nói: Không thể nào. Chưa trải qua việc lớn nào thì làm sao đãkhác trước được.
Hỷ Lạc nói: Huynh khác so với hồi ở trong chùa.
Tôi nói: Thực ra vẫn thế thôi.
Hỷ Lạc nói: Huynh vẫn đau đáu với thanh kiếm đó, dù sao kiếm cũngchỉ là một thứ ngoại vật thôi mà.
Tôi nói: Huynh cảm thấy, khác với lời đồn đại, chúng ta là nhữngngười như nhau thôi, có thanh kiếm đó bên mình, bản thân cảm thấy rất an toàn.
Hỷ Lạc nói: Thì ra huynh cũng cần cảm giác an toàn.
Tôi nói: Đúng thế, có thể nghĩ thế này, những người khác thực sựbạo dạn ra đường. Còn huynh thì luôn cảm thấy mình là người tốt, sư phụ thìsuýt bảo huynh là chúa cứu thế, nhưng bản thân huynh hiểu rõ nhất chuyện gìđang xảy ra.
Hỷ Lạc nói: Vậy lúc nào thì chúng ta đi lấy kiếm?
Tôi nói: Ngay bây giờ.
Dọc đường suôn sẻ, không bị quan binh ngăn chặn, tới căn nhà ở ngãrẽ, chúng tôi đẩy cửa bước vào. Phát hiện trong nhà không một bóng người, tôivà Hỷ Lạc liền kiếm tìm khắp chỗ, vẫn không thấy còn lại một thứ gì. Trong lòngtôi bất chợt cảm thấy hẫng hụt. Tìm lại một lượt, phát hiện thanh kiếm ở đầugiường ông lão, trên kiếm có khắc một dòng chữ, tôi và Hỷ Lạc cũng lúc cảm thấycó lẽ dòng chữ đó đại loại sẽ là những câu kiểu như “giang hồ hiểm ác, thùy chủphù trầm”, ai ngờ nhìn kỹ lại thì là: Ta đi một chuyến, gặp lại nhau sau.
Chúng tôi vừa ra khỏi cửa lập tức vướng phải phiền phức, chạm mặtngay hai tên quan binh đang đi tuần đơn lẻ, trông thấy chúng tôi, họ đột nhiênthay đổi sắc mặt, đoạn tiến lên chất vấn: Ngươi có biết ra đường không được cầmkiếm không hả, giờ có lệnh giới nghiêm, còn không được phép dắt theo ngựa, connày tuy là con lừa, song cũng cùng một giống, ngươi phải đi cùng chúng ta mộtchuyến rồi.
Tôi nói rõ lý do tới đây, giống như lần ở cửa thành lúc trước.Song lần này lệnh giới nghiêm quả nhiên nghiêm ngặt, dẫu nài nỉ thế nào cũng vôdụng, tôi đành nói: Xin hai vị nương tay, chớ cản đường, tôi biết lần này tớiđây ắt sẽ bị tù năm năm, song tôi quả có việc quan trọng.
Hai người đó cứ cố chấp không chịu khoan nhượng.
Tôi rút kiếm, tới mũi kiếm liền lập tức thu lại, hỏi: Đã thấy rõchưa?
Hai người trợn tròn mắt nhìn, không hề phản ứng.
Tôi hỏi Hỷ Lạc, đồng thời nói: Đi thôi!
Hỷ Lạc nói: Nói cho rõ ràng thì hơn.
Tôi gắng lôi Hỷ Lạc đi, được mấy bước, tôi liền nói, muội quay lạixem.
Hỷ Lạc quay đầu lại, bất chợt cơ thể của hai kẻ kia bỗng đứt làmđôi, rơi xuống đất.
Hỷ Lạc nôn ọe tại chỗ, kinh ngạc nhìn tôi. Chúng tôi lẳng lặngquay về quán trọ.
Hỷ Lạc chất vấn: Sao huynh lại giết người hả?
Tôi nói: Nếu không sẽ rất rắc rối, muội cũng thấy đấy.
Hỷ Lạc nói: Nhưng huynh có thể đánh cho họ ngất.
Tôi nói: Vậy thì đến khi họ tỉnh dậy, chúng ta muốn chạy trốn cũngkhông thoát được.
Hỷ Lạc nói: Bất kể thế nào, sau khi cầm thanh kiếm này huynh cũngđã khác trước.
Tôi nói: Hỷ Lạc ơi, không phải vậy, giờ tình hình của ai cũng nguyhiểm cả, bên ngoài giới nghiêm, chắc chắn đã có chuyện lớn xảy ra, huynh đoánhuynh đệ Thiếu Lâm ở các núi khác đã tập hợp lại báo thù rồi.
Hỷ Lạc tới trước quầy nghe ngóng, tên tiểu nhị nói, không biết đãxảy ra chuyện gì, chắc là có liên quan tới các bang phái. Trong dân gian quả córất nhiều bang phái, các phải nhỏ thì nhiều vô kể, kết bè kết cánh cũng nhanhhơn sức tưởng tượng, ví như vụ thỏ và dưa hôm trước, trong chốc lát đã có haibang phái. Phái nhỏ không nói làm gì, phái vừa có bảy tám bang, bốn năm giáođoàn, do triều đình trước nay không cai quản, cho nên số người ngày một đônglên. Bang phái lớn hơn một chút có Thiếu Lâm và Võ Đang, một bên Phật giáo mộtbên Đạo giáo, sở dĩ trở thành bang phái lớn là bởi sau lưng có chỗ dựa tinhthần. Sự khác biệt ở Phật và Đạo là ở chỗ, bên Phật thì nếu anh đánh chết tôitức là anh đã siêu độ cho tôi, còn bên Đạo, nếu anh đánh tôi không chết tôi sẽsiêu độ cho anh. Tuy nhiên trên thực tế chẳng có ai bằng lòng để người khácđánh chết, ai cũng muốn ở lại thế gian cực khổ, bởi thế gian vẫn có cảm giácquen thuộc hơn. Sự việc diễn biến đến cuối cùng, sự khác biệt không còn quálớn, vả lại sau lưng đều có sự ủng hộ của triều đình. Ngoài ra, từ xưa đã cóCái bang, tức là một bang phái do bọn ăn xin hợp thành, đám ăn xin vốn dĩ rấtđông, không cần tổ chức, trong khi trưởng lão của Cái bang tuy đức cao vọngtrọng, song vẫn là một tên ăn mày, vậy nên triều đình thường mặc kệ. Bất kể làviệc gì cũng đều không nên nghĩ nhiều, không cần thiết phải truy cứu sâu xa,bang phái này là bang phái ăn mày tập thể, nghĩ đến đó là được, mà cũng làchính xác nhất.
Tôi cảm thấy bên ngoài chắc chắn đã xảy ra rất nhiều việc, cầnphải gấp rút ra khỏi thành. Song khi nghĩ đến việc đã ra khỏi thành, thường lạicảm thấy trong thành sẽ xảy ra nhiều việc, sẽ phải gấp rút quay trở lại. Hỷ Lạcnói: Hay chúng ta cứ đợi xem sao đã!
Trong khi chờ đợi, chúng tôi nghe được rất nhiều lời đồn đại, đầutiên là việc ở Trục thành bắt đầu có cuộc quyết đấu, các bang phái cần suy tônra một minh chủ. Tiếp theo đó là việc sư phụ Huệ Cảnh ở chùa Thông Quảng lầntrước bị thương nay đã bị ám sát. Ngoài ra còn có lời đồn rằng hành vi của VõĐang đã xúc phạm tới trời, Quá Sa đã bị chôn vùi trong bão cát, vân vân. Lờiđồn kỳ quái đến mức nào cũng có. Nghe nói có người đã bắt đầu tích trữ lươngthực. Tôi và Hỷ Lạc vẫn quyết định rời thành là tốt hơn cả.
Cũng may, lệnh giới nghiêm trong thành đến trưa là kết thúc. Tôivà Hỷ Lạc đi ra cửa đằng Tây, phát hiện thấy có hai con đường, một đường tớiTrục thành, một đường tới Tuyết Bang. Tuyết Bang là một thành trì nổi tiếngcách Trường An mấy trăm dặm về phía Bắc, vì gần tới biên giới nên rất nhiềubang phái lớn nhỏ đóng chốt ở đây, nghe nói Võ Đang gần đây cũng chuyển tới đó.Có thể đoán rằng nơi đó đã trở thành nơi ma quỷ tác oai tác quái. Bên cạnhTuyết Bang là A Vệ Liêu, trước vốn không thuộc Trung Hoa, về sau chẳng biết thếnào lại sát nhập vào bản đồ mặc dù còn chưa động tới binh đao. Nay thì A VệLiêu là nơi trọng binh của triều đình đóng quân, ngoài Trường An. Đây là nơichúng tôi chưa từng tới, còn Trục thành gần như không còn nghĩa lý gì nữa.
Vậy thì, tới A Vệ Liêu để làm gì? Tôi luôn cảm thấy sứ mệnh củamình là báo thù cho Thiếu Lâm, nhưng dường như mối thù đó tức khắc đã được báotrả, song có lẽ không đơn giản như vậy, tóm lại tôi thấy vẫn chưa đủ, cần phảilàm tiếp.
Con Lép sau một thời gian cọ xát với thực tế, xét về phương diệntốc độ và độ bền bỉ, nó đều có những tiến bộ đáng kể, vả lại còn học được cáchgiao tiếp với con người, nó cứ chớp chớp mắt nhìn, với bộ dạng như thể sắp bịbắt nạt khiến Hỷ Lạc yêu nó vô cùng. Tôi nghĩ việc tôi giết một lúc hơn bốnmươi người ở Quá Sa chắc hẳn chưa được điều tra rõ ràng, hoặc giả triều đình cócách suy tính riêng, bằng không nhóm ba người chúng tôi một lừa một trai mộtgái chắc chắn đã bị tra hỏi cả vạn lần từ lâu rồi. Tôi nhớ lại vụ việc haichiếc tiêu kỳ lạ phóng về phía chúng tôi lúc ăn cơm lần nọ, đã gây sát thương chongười khác, song đến giờ vẫn chưa rõ tình hình, vả lại quan binh dường nhưkhông suy xét việc này, gần đây triều đình như thể đang bận bịu xử lý một cơ sốviệc riêng, chỉ nghĩ đến thôi cũng đã thấy sợ.
Chúng tôi đi chầm chậm tới Tuyết Bang, nơi mỗi lúc một lạnh. HỷLạc chỉ muốn di chuyển theo thời tiết, còn tôi thì chẳng có yêu cầu gì, dườngnhư tôi lại thích di chuyển ngược lại, ví như mùa đông thì đi lên phía Bắc, mùahạ lại rời xuống phương Nam là nơi không được coi trọng mấy, có lẽ bởi phía Namgiáp với biển cả, chắc không còn đất đai gì nữa, trong khi phía Bắc cương thổtựa hồ vẫn rất bao la, không biết rốt cuộc xa xôi đến nhường nào, mười lăm nămtrước triều đình từng có một tiểu đội định thăm dò bí mật của miền cực Bắc vàkhả năng mở rộng biên cương, hoàng thượng chờ đợi tin tức từ đoàn người ngựađó, thế rồi mười lăm năm qua đi, họ vẫn chưa quay lại, việc ấy thực sự khiếnngười ta cảm thấy thần bí. Đi về phía Tây, với những mạch núi cắt ngang, đã tớitận cùng réo dắt, mọi người đều cho rằng đầu phía đó là ranh giới giáp vớitrời, bởi địa thế cao dần, cao đến mức không có đường thông tới, lại càng chẳngcó ai đặt chân đến được, muôn ngọn núi ngăn trở, tựa hồ vô biên vô tận, vả lạikhác với Trung nguyên nơi mỗi ngọn núi đều có thể ước tính được cao thấp, cácngọn núi ở đó đều có tuyết trắng ôm đỉnh, rất khó ngước trông, lại hết sứcchoáng ngợp, cho nên hẳn là giới hạn giữa trời và đất.
Song xét trên góc độ quân sự, không thể nào vì giới hạn giữa trờivà đất mà coi như xong chuyện, nhất định phải thăm dò, cho dù là phân giới củatrời đất, mọi người cũng đều rất muốn biết xem ở đầu đó rốt cuộc thế nào. Đoànngười ngựa ra đi mười lăm năm trước, có lẽ vì vậy mà vẫn chưa thể quay về. Điềuđó chứng tỏ, mặt quân sự phía này về cơ bản có thể yên tâm, ngay đến người đicòn không thể quay lại, huống hồ là quân đội xâm lược. Vậy nên mối họa tiềmtàng chính là phương Bắc. Các thành trì ở phương Bắc nhìn chung đều có xu hướngto lớn, tường thành cũng cao, chú trọng vào tính dễ phòng thủ, khó tấn công.Song có một việc tôi vẫn chưa thể hiểu rõ được, vì sao nhất định cứ phải đánhhạ từng thành một, thảng như có đủ binh lực, đánh thẳng một mạch vào Trường Anchẳng phải xong luôn sao? Trong khi phần lớn binh lính đều trấn giữ ở các thànhtrì khác.
Không biết có phải do tác dụng tâm lý hay không, dọc đường tôi cảmthấy mỗi lúc một lạnh. Hỷ Lạc nói, trời đã vào đầu đông rồi. Giang hồ thì chắcchắn không yên bình như trước nữa, bởi dọc đường đi của chúng tôi đều rất yênbình, điều đó có nghĩa là mọi người đều đang bận việc chính. Hỷ Lạc của tôi thìchẳng hiểu gì, bản thân tôi lại không có người bạn giang hồ nào cả, cho nênkhông thể dò la được tin tức, mọi việc đành gác lại chờ sau khi đến Tuyết Bang.
Mất mấy ngày mơ mơ màng màng, đi ngang qua rìa sa mạc, ngang quanúi thẳm gò hoang, ngang qua thôn làng hẻo lánh, ngang qua rừng sâu nước độc,ngang qua thị trấn xác xơ, ngang qua đình chùa xiêu đổ, song chẳng biết có phảiđường tới Tuyết Bang hay không. Chúng tôi đã hỏi rất nhiều người đi đường, họđều nói chỉ biết phương hướng đại khái, chưa từng đi tới Tuyết Bang, bởi võcông không đủ cao cường.
Hỷ Lạc hỏi tôi: Sao huynh không nghĩ tới việc đi tới các ngôi chùakhác nhỉ, ví dụ như chùa Huệ Tĩnh ở phương Nam, chùa Quảng An gần Trường An,toàn những ngôi chùa lớn cả.
Tôi nói: Huynh từng nghĩ rồi, nhưng tới đó làm gì chứ?
Hỷ Lạc nói: Cũng phải, huynh có thể nhờ họ giúp tìm các vị sư phụ,hoặc giả hỏi xem có biết tung tích phương trượng hay không.
Tôi nói: Ở chỗ họ, muội và huynh chỉ là đệ tử thôi, những việc nàycó hỏi cũng không rõ, huống hồ biết bố trí muội thế nào đây?
Hỷ Lạc nói: Vậy không tới đó nữa.
Tôi nói: Đúng, tới Tuyết Bang chắc sẽ biết thêm được rất nhiềuviệc.
Tuyết Bang.
Tôi rất lấy làm kinh ngạc khi chúng tôi lại đến được Tuyết Bang,hơn nữa tường thành ở Tuyết Bang còn cao chót vót, hơn thành Trường An rấtnhiều. Bên ngoài tường thành chỗ cổng vào dán đầy những tờ cáo thị truy nã,phải đến hàng trăm tờ, Hỷ Lạc nói: Đi, ra xem có huynh không.
Tôi bước lên trước nhìn, thì ra những tờ giấy truy nã này trôngtưởng loạn, nhưng trên thực tế rất có quy củ, kẻ phạm tội nặng nhất được dán ởtrên cùng, đọc từ dưới lên, trang đầu tiên được viết thế này.
Đàn ông, không rõ danh tính, nguồn tin cho hay, y cao chừng sáuthước, diện mạo không rõ, mang theo một thanh loan đao cán lớn, trên đao có xâumột vòng sắt, trên vòng sắt trổ một đôi uyên ương, cán đao làm bằng gỗ, sắc gỗđen, có một vết nứt, lưỡi đao có răng, tổng cộng một trăm linh năm răng, đaodài ba thước.
Vào giờ Tý tiết Thu phân, y tới thôn Nhị Man trêu cợt hai nữ tử(từ “hai” có một gạch chéo) Diêu Tú Hoa, mẹ Tú Hoa phát hiện, nói với bố TúHoa, bố Tú Hoa cầm cây gậy gỗ đuổi theo, y rút đao chém loạn, đoạn dân làngphát hiện, y liền cướp đường đào tẩu, đồng thời tiện tay cướp một con gà giốngcủa nhà Tú Hoa, một con gà giống của nhà Diệu Tam Căn, hàng xóm của Tú Hoa, mốiẩn họa thậm lớn, mong những người biết tung tích báo quan.
Tôi và Hỷ Lạc đứng ngây ra đọc, nín lặng cười thầm. Về sau án nàynghe đồn không tìm thấy người song lại tìm thấy thanh đao, bồi thường cho nhàTú Hoa, song bởi Diêu Tam Căn cũng mất gà, nhà Tú Hoa được đao mà Diêu Tam Cănlại không được gì, cho nên không phục, định kiện lên quan. Sau đó quan phán choDiêu Tam Căn được sở hữu vỏ đao, Diêu Tam Căn vẫn không phục, cảm thấy hai nhàđều mất gà như nhau, vì sao nhà Tú Hoa được đao còn nhà tôi chỉ được vỏ, ai ngờquan mắng ngay tại chỗ, rằng khuê nữ nhà ngươi chưa bị sờ soạng, khoản bồithường đó là bồi thường về việc mất danh dự, chứ không phải bồi thường vì mấtgà. Về sau hai nhà trở mặt, không qua lại với nhau nữa.
Đó là việc nhỏ, càng lên trên cao tình hình càng nghiêm trọng hơn,song đều thuộc vụ án đã hủy bỏ, bởi đầu giấy đều đánh gạch chéo màu đỏ.
Chương 14
Đàn ông, họ tên Diêu Cần Thọ, mặt có hai nốt ruồi, lông mày rậm,mắt nhỏ, mũi rộng, môi dày, cao sáu thước năm, ngực có vết thẹo, dài một tấc.
Y sát hại gái lầu xanh đứng đường là Đào Hoa, cô gái số 6 lầu VọngXuân, dung mạo đẹp, tận tình, tài nghệ tốt, biết đánh đàn, mặt mũi sáng mịn,lông mày lá liễu, mắt to, mũi thuôn nhỏ, đôi môi anh đào. Thủ đoạn của y tànnhẫn, dùng ám khí. Có võ công nhất định. Đề nghị người biết tung tích báo quan.Nếu thông tin xác thực, ma ma phòng số 3 lầu Vọng Xuân bằng lòng khuyễn mãimười đêm xuân miễn phí, không cần gọi số, tùy chọn bất kỳ cô nương nào rảnhrỗi.
Do điều kiện hấp dẫn, vụ này nghe nói có rất nhiều người trìnhbáo, chỉ cần phù hợp với một số miêu tả về diện mạo của người đàn ông như lôngmày rậm hoặc mắt nhỏ, họ cứ báo quan trước, dù sao báo sai cũng không bị tráchtội. Vụ việc này phát triển về sau, hễ có người cao sáu thước năm đều bị ngườicó chiều cao khác bắt trói lại đem báo quan, có một thời gian, những người caosáu thước năm ở Tuyết Bang đều không dám ra đường, chưa đi được mấy bước đằngsau đã có tiếng gọi lại: Gớm nhỉ, thì ra ngươi là Cần Thọ, sau đó chẳng biếttại sao một toán người lao đến trói lại. Đây là lần duy nhất, chưa từng cótrong lịch sử, lợi ích của phụ nữ được coi trọng trong xã hội này. Một ngườibán thân bị giết, toàn dân đều hành động. Về sau lệnh truy nã này bị hủy bỏ,bởi nó khiến xã hội động loạn.
Tiếp tục nhìn lên trên cao nữa, còn có cáo thị truy nã nghiêmtrọng hơn:
Đàn ông, cao tuổi, kèm một chân dung. Dung mạo như trong tranh,cao năm thước rưỡi, người này mang theo rất nhiều ám khí, trong một đêm sát hạicả nhà ông Vương Thạch Sơn bán đậu phụ ở phố hàng Bạc, cả thảy năm người, đồngthời còn cướp đi một số vàng bạc. Vụ án nghiêm trọng, đề nghị người biết tungtích báo quan.
Trên nữa còn có một lệnh truy nã:
Đàn ông, tội phạm đã có tiền án tiền sự, kèm một chân dung. Dungmạo như trong tranh, cao sáu thước hai, người này phạm tội đã nhiều năm. Quendùng ám khí, ra tay hiểm độc, trong bốn năm tổng cộng đã ám sát hơn trăm ngườiở Trục thành, Quá Sa, Tuyết Bang, Vụ Lưu, Đồng Điền, mối nguy hại cực lớn, đềnghị người biết tung tích báo quan, không được tự ý bắt, phải giữ một khoảngcách nhất định.
Hỷ Lạc than thở, vụ này quá lợi hại. Song thấy bên trên nữa vẫncòn một tờ, liền hỏi, tờ trên cùng kia chắc chắn ghê gớm hơn, huynh xem xem đólà ai?
Tôi kiễng chân nghển cổ nhìn, rất muốn xem tờ trên cùng thế nào,song cố gắng nhìn mãi, cuối cùng đành phải cụt hứng nói với Hỷ Lạc: Thực sựkhông thể cố được, bức tường này thẳng quá, dán quá cao, huynh chẳng thế trôngthấy gì cả. Lẽ ra phải dán ngược lại, không thể để tay trộm gà được dán dướicùng được.
Hỷ Lạc nói: Ai mà biết được, chắc những thứ quan trọng thường hayở chỗ cao mà, kẻ đó có khi giết phải đến nghìn người, thôi chúng ta vào thànhđi!
Tôi và Hỷ Lạc vội vã vào thành, tìm một lữ điếm trọ lại. Tôi pháthiện thấy Tuyết Bang không hề hỗn loạn như tôi tưởng tượng, ở đây dường như rấtcó trật tự, phía xa xa thấp thoáng có thể thấy một ngọn cô sơn dính phủ đầytuyết.
Những người vào thành dường như không bị kiểm tra, bầu không khí ởđây hoàn toàn khác so với Trường An, tựa như chưa hề xảy ra chuyện gì cả, khácvới lời đồn đây là nơi các bang phái đóng quân. Song tôi nghĩ, các bang pháilớn cũng giống như Thiếu Lâm, họ sẽ không đóng quân trong thành, triều đình màngứa mắt, muốn diệt họ thì chỉ cần đóng cửa thành lại là xong, người bên trongkhông thoát ra được mà huynh đệ bên ngoài cũng không vào được. Tương truyền VõĐang cũng ở trong một đạo quán trên đỉnh núi gần Tuyết Bang. Do nội quy trongchùa không cho phép hỏi về việc này, nên tôi không biết cụ thể họ ở đạo quánnào, song tôi nghĩ danh tiếng của nó sẽ được đồn thổi ra ngoài.
Tuyết Bang không lớn, mất khoảng nửa ngày là có thể đi hết. Tôi vàHỷ Lạc đều ngạc nhiên khi không thấy có bất kỳ ai giắt kiếm, dường như họ đềulà những người dân chất phác. Tôi phân vân hoài không rõ cái đám ngày thường vẫnđánh đấm loạn xạ rốt cuộc đã đi đâu. Hay là màn đêm chưa buông xuống thì chúngchưa ló ra hoạt động? Ở đây chẳng có chút không khí nào như lời đồn đại rằnghàng ngày phải có mấy người thiệt mạng trên đường. Cảm giác nơi đây lại là mộtnơi rất hợp để sinh sống.
Bỗng nhiên, xảy ra một việc, một người cưỡi ngựa, lao gấp về phíachúng tôi, tình thế y như lần trước, vẫn là Hỷ Lạc đang đứng ở giữa đường, tôibăn khoăn chẳng hiểu sao cô nàng cứ nhất định phải đứng giữa đường, thế rồi tôiquơ tay kéo Hỷ Lạc sang một bên, vốn dĩ bản thân tôi có thể nhẹ nhàng lánh ra,song tôi phát hiện tên cưỡi ngựa đó rõ ràng thấy sắp đụng phải người đi đườngmà vẫn không hề có ý ghìm ngựa, hơn nữa con ngựa đó còn nhăn mặt, lè lưỡi,phồng mũi nhằm thẳng vào tôi lao tới, bộ dạng rất xấu xí. Tôi né sang bên cạnh,rút kiếm từ trong tay nải của Hỷ Lạc, nện thẳng vào chân ngựa, thế là cả ngườilẫn ngựa cùng đổ rầm xuống đất.
Hỷ Lạc lao tới nói: Huynh điên rồi à! Con ngựa đó có làm gì đâu,sao huynh lại chém phăng bốn chân nó đi?
Tôi nói: Hỷ Lạc ơi, huynh có chém đâu. Muội xem, nó vẫn dính vàothân đấy chứ?
Con ngựa từ từ bò dậy trước tiên.
Hỷ Lạc nói: Muội không tin, sau mấy giây nữa chắc chắn chân nóđứt.
Tôi nói: Hỷ Lạc ơi, kiếm của huynh vẫn ở trong vỏ mà.
Hỷ Lạc liếc nhìn, thở phào một tiếng.
Đang nói thì vị huynh đệ cưỡi ngựa cứ luôn miệng rên xiết trênđường. Tôi bước tới nói: Ngươi phóng như thế nguy hiểm quá, ta cũng chẳng quabất đắc dĩ mà thôi.
Người đó chẳng nói chẳng rằng, cứ thế òa khóc.
Thấy đàn ông khóc, tôi luốn cuống hỏi: Có chuyện gì vậy?
Người đó nói: Chân ta e là gẫy rồi. Ta toi rồi.
Tôi nói: Chân gãy thì vẫn có thể liền lại.
Người đó nói: Ta không thể làm minh chủ của giang hồ được rồi.
Tôi kinh ngạc nói: Có liên quan gì đến nhau nhỉ.
Người đó nói: Chẳng lẽ người không biết?
Hỷ Lạc cũng tiến lại gần, chúng tôi nhìn hắn, cùng lắc đầu.
Người đó nói: Hôm nay là ngày võ lâm chọn ra minh chủ.
Tôi hỏi: Chẳng phải có minh chủ rồi sao, Thiếu Lâm ấy?
Người đó nói: Vụ lần trước không tính, lần này là chọn người chứkhông chọn bang phái, vả lại ngôi chùa lớn nhất của Thiếu Lâm chẳng phải đã bịgiết sạch rồi đó sao? Cũng chẳng biết do ai làm.
Tôi nói: Vậy trận quyết chiến diễn ra ở đâu?
Người đó nói: Ở Hạ Tuyết Sơn ngoài thành.
Tôi nói: Ta biết rồi, ngươi dưỡng thương đi!
Người đó nói: Ngươi muốn đi...
Hỷ Lạc nói: Ngươi dưỡng thương đi, ngươi đi thì cũng lại có kếtcục như thế này thôi.
Tôi và Hỷ Lạc quất ngựa chạy thẳng tới Tuyết Sơn.
Chẳng trách ở Tuyết Bang chỉ có bá tánh, thì ra đám nhân sĩ náoloạn kia đều đã tới Tuyết Sơn tỉ thí võ công.
Dọc đường không thấy bóng người, xem chừng tôi và Hỷ Lạc quả thựcđi hơi muộn. Vả lại chạy suốt hai giờ đồng hồ, tôi gần như tuyệt vọng, bởi ngọnTuyết Sơn kia trông vẫn thế, cơ hồ không có vẻ gì là đã tới gần, câu “...” cólẽ sắp ứng nghiệm. Tuy nhiên, tôi dường như nghe thấy ở phía không xa có tiếngngười nhốn nháo, bất giác thấy hiếu kỳ lại gắng thúc ngựa tiến về phía trước,qua một cái dốc nhỏ, tôi và Hỷ Lạc đều kêu lên kinh ngạc. Trước mắt có hàng vạnngười vây chặt một lôi đài, bên cạnh lôi đài chính là dịch trạm được gọi là HạTuyết Sơn.
Hỷ Lạc hỏi tôi: Chúng ta tới rồi à?
Tôi nói: Tới rồi. Mau vào xem đi, hình như vẫn chưa quá muộn.
Đến trước cổng vào được hàng rào quây kín, tôi, Hỷ Lạc và con Lépbị chặn lại, tên gác cửa nói: Ngựa không được phép vào.
Tôi thốt lên một tiếng “Ồ”, sau đó tiện tay cột con ngựa vào hàngrào, rồi bước tới.
Tên gác cửa bực nói: Không phải cột ở đây, cột ra đằng sau.
Tôi và Hỷ Lạc dắt ngựa ra phía sau, chúng tôi lại được phen giậtthót mình khi trông thấy hàng nghìn con ngựa khác, ngoài con Lép của chúng tôicòn dễ nhận ra, các con ngựa khác dường như chỉ có thể nhận dạng dựa vào màusắc. Tuy nhiên chúng đều là ngựa tốt cả.
Chúng tôi quay lại cổng vào, tên gác cửa nói: Có vé vào không?
Tôi nói: Không có. Ở đây còn đòi vé cơ à?
Tên gác cửa nói: Đây là tổ chức chính quy, không vớ vẩn như bậntrước, phải có vé mới được vào, không có thì ra đằng kia mà nghe.
Hỷ Lạc nói: Làm gì có cái lý nào đến để nghe hả ông anh, chúng tôitới tham gia đả lôi đài.
Tên gác cửa hỏi: Ồ, đến tham dự đả lôi đài à, có vé không?
Hỷ Lạc nói: Đả lôi đài cũng phải có vé à?
Tên gác cửa nói: Không có thì bó tay, người muốn làm minh chủ quáđông, phải khống chế số lượng, muốn tham gia đả lôi đài thì phải thông qua vòngsơ khảo trước đã, sau khi đủ tư cách, cầm được vé thì mới được vào vòng trong.
Tôi nói: Vậy tôi mua vé ở đây được không?
Tên gác cửa nói: Không được.
Tôi nói: Vậy cứ để tôi vào đã, tôi gửi anh trước một ít tiền đượckhông?
Tên gác cửa nói: Vậy lại càng không được, ngươi xem bên trong hàngbao nhiêu người, chỉ sợ ngươi cố lao vào, bọn ta không phân biệt được ai vàovới ai.
Tôi nói: Đúng, cách hay đấy!
Nói đoạn, tôi liền kéo Hỷ Lạc xông qua cổng, lập tức chui vàotrong đám người hỗn độn, khó khăn lắm mới lách được lên phía trước. Trên lôiđài có một lực sĩ lạ mặt, hỏi ra mới biết là người đến từ Đông Dương, hắn chẳngbiết nói câu nào để người khác nghe hiểu được cả, không rõ nghe ngóng ở đâubiết nơi này có cuộc tỉ thí võ công, đồn rằng hắn dò la biết được trận tỉ võ ởTrường An trước, sau đó lên thuyền tới đây, bởi hắn nghe nói kẻ thắng cuộctrong cuộc tỉ võ này có thể có được vàng bạc và hàng trăm cô gái trong thiênhạ. Những người bên cạnh đều bàn tán lầm rầm, đồ rằng vị huynh đệ này liệu cónghe nhầm minh chủ thành hoàng đế hay không.
Song bất luận thế nào, hắn ta cũng có sức lực mà người thườngkhông thể so bì được. Nghe nói hắn đã đánh bại không ít người trên lôi đài, vảlại người bị bại đầu tiên chính là nhị bang chủ của phái Phi Ưng, được gọi vớicái tên Thiết thạch xuyên vô địch thoái – Ngô chột.
Tôi kinh ngạc hỏi: Ngay cả Ngô chột cũng bị đánh rớt rồi sao?
Ngô chột là vị nhân sĩ giang hồ tôi thường nghe nói tới, từ nhỏ đãchột một mắt, luyện võ chỉ luyện chân, luyện được đôi chân cứng chắc nhất,nhanh lẹ nhất trong giang hồ. Bởi trước mấy ngày tôi chuẩn bị lên đường, sư phụcó nhắc tôi một vài cái tên, bảo rằng, những người này có bản lĩnh thực sự,không nên đụng vào. Trong đó có Ngô chột, người này căm thù Võ Đang và ThiếuLâm, liền cùng ông bố tổ chức ra Phi Oanh phái, có mấy chục người, nhưng têntuổi chấn động Tuyết Bang, ai ngờ sau đó đồn đến tai một bang phái lớn hơn làPhi Ưng phái, phái này nghe nói có bang phái có cái tên na ná như phái mình,liền lập tức muốn xông ra tiêu diệt, kết quả là, sau khi bắt chuyện với Ngô chột,hai người nói chuyện hết sức hợp nhau, phái Phi Oanh của Ngô chột liền nhập vàophái Phi Ưng, vậy nên Ngô chột trở thành nhị bang chủ.
Việc này chứng tỏ, nhân sĩ giang hồ đều là những kẻ vô văn hóa,tên bang phái giống nhau đâu phải ít. Thiếu Lâm và Võ Đang sở dĩ được coi làbang lớn bởi tên của họ nghe là biết do người có văn hóa đặt ra. Ít nhất thìtrong tên của hai bang phái này không xuất hiện các loài động vật, nào là ưng,hổ, hạc, báo, ngưu trâu, mã ngựa, thoạt nghe đã biết sẽ chẳng nên cơm nên cháo gìrồi. Đệ tử Thiếu Lâm ngoài việc tập võ, tụng kinh, còn được truyền dạy nhữngkiến thức sơ đẳng như trong các trường tiểu học, kém nhất thì cũng đạt tớitrình độ về cơ bản xóa mù chữ. Bất luận thế nào, cũng rất hữu ích, bởi mấy vịđại hiệp đến sớm nhất, nghe nói khi đi qua nơi đây đều không dừng lại. Nếu họcó thể đọc ra ba chữ “Hạ Tuyết Sơn” treo cao trên dịch trạm này sẽ không phảibăn khoăn vắt óc dưới núi Tuyết Sơn không có lấy một bóng người kia.
Tôi bất giác cảm thấy hiếu kỳ trước võ nghệ của vị lực sĩ ĐôngDương này, đoạn nói: Anh ta to lớn thế, lẽ nào có thể né tránh được các loại ámkhí tinh hoa nhất của nước ta?
Người bên cạnh tôi nói: Đừng nhắc tới nữa, lần này không cho dùngám khí, một là sợ gây sát thương với người khác, hai là sợ cuộc tỉ thí kém thúvị, về sau sẽ không có ai đến xem nữa. Suy cho cùng cũng phải có thu nhập đểcòn làm kinh phí hoạt động chứ. Vả lại, võ công là đại tông phái, ám khí chỉ làmột phân chi. Nghe thấy bảo cuộc tỉ thí lần này phải tránh như lần trước, phảicoi đại tông phái làm trọng.
Tôi nói: Chẳng trách, vậy lẽ nào Ngô chột không dùng cước pháp vôđịch của y?
Những người xung quanh đều là lũ lượt cảm thán: Đừng nhắc tới nữa,vì đại hội lần này, Ngô chột hôm nào cũng dậy sớm luyện tập tới đêm, thế là tẩuhỏa nhập ma, hôm trước đột nhiên không bị chột nữa.
Tôi và Hỷ Lạc thốt lên: Cuối cùng thì hai mắt đều thấy rõ rồi à.
Người kia vỗ đùi, ngậm ngùi nói: Giời ơi, mù cả hai mắt rồi.
Tôi sững sờ, hỏi: Vậy làm sao mà lên đả lôi đài được?
Người kia nói: Đúng vậy, đấy thì người lên đầu tiên chính là lựcsĩ Đông Dương này, người khác đều không lên, bởi thấy thân hình hắn to lớn quá,cho dù đánh thắng, cũng tiêu tốn không ít thể lực, nội lực, vậy nên chẳng có ailên, ai nấy đều chờ nhau. Ngô chột không nhìn thấy gì, thế là lên đài, còn chưachạm được vào người ta, đã bị đánh rớt đài rồi.
Tôi và Hỷ Lạc không ngừng chẹp miệng.
Tôi hỏi: Vậy có còn ai lên đài nữa không?
Người bên cạnh nói: Nhiều chứ, đánh liền tám người rồi.
Tôi nói: Tám người. Có những ai vậy?
Người bên cạnh nói: Những kẻ chưa có tên tuổi thì miễn bàn, múamay được mấy chiêu rồi thằng thì rớt đài, thằng thì gãy chân tay. Có chút danhtiếng hơn thì có Trương Hiến Long ở phái Liêu Sơn.
Tôi nói: Trương Hiến Long tiền bối chẳng phải được gọi là Thiên hạđệ nhất khoái Long my bảo kiếm đó sao?
Người bên cạnh trả lời: Đúng vậy.
Tôi lại hỏi: Vậy sao lại thua nhỉ? Vị lực sĩ này di chuyển chậmchạp, Trương Hiến Long lên thì tha hồ xẻo thịt, chẳng phải vậy sao?
Người bên cạnh nói: Đúng vậy.
Hỷ Lạc hỏi: Vậy tại sao lại thua?
Người bên cạnh nói: Có trách thì trách cái bản thân ông TrươngHiến Long này. Ông ta lên đài, lại nói với tên béo Đông Dương, “Ta nom ngươikhông mang vũ khí, ta cũng sẽ không dùng thanh kiếm bén nhất giang hồ của tanữa, sẽ trực tiếp dùng võ công của ta để lĩnh hội võ công của ngươi”. Thế rồibị tên béo đè chết.
Tôi và Hỷ Lạc kinh ngạc nói: Trời, chết rồi sao? Trương Hiến Longcũng có bị chột đâu, làm sao lại để đè chết cơ chứ?
Người bên cạnh nói: Đúng thế, có trách thì trách cái ông này quánhiều lời, nói xong lại còn quay xuống dưới khán đài, chắp tay nói: Tôi, TrươngHiến Long phái Liêu Sơn, chưa nói dứt câu đã bị tên béo chết tiệt này tungchiêu Di Lặc nằm kềnh, đè cho chết bẹp.
Tôi hỏi: Tên này sao không có đạo đức nghề nghiệp gì cả?
Người bên cạnh nói: Có trách vẫn chỉ có thể trách Trương Hiến Longnói nhiều, người kia nghe có hiểu gì đâu, nói nhiều như thế người ta lại tưởngông khiêu khích, vậy thôi, nó xoay người đánh chết luôn.
Tôi hỏi: Vậy sao không có vị dũng sĩ nào bước lên?
Người đó nói: Những tên lợi hại đều muốn lên sau cùng, không thểhiển lộ bản thân quá sớm, bằng không có chiêu thức gì đều sẽ bị người khác biếthết.
Lúc này tôi mới nghĩ đến sự lợi hại của việc không có chiêu thứcmà sư phụ từng nói.
Bấy giờ, vị lôi quản tiến lên phía trước nói: Còn có ai muốn khiêuchiến không?
Dưới khán đài nhao nhao tiếng nói: “Có! Có! Có!”
Song một hồi lâu vẫn không có ai lên.
Tên béo Đông Dương cứ đi đi lại lại trên lôi đài, đồng thời khôngngừng lớn tiếng càu nhàu.
Lôi quản lại hỏi lần nữa: Có ai không? Không có ai thì chúng tôituyên bố minh chủ nhé!
Dưới khán đài lại nhao nhao lên: Giết nó đi!
Một người khác nhảy lên lôi đài, nói lớn: Tôi là Vương Trung Nhânphái Võ Đang, xin được lĩnh giáo! Nói đoạn liền giở thế võ Thái Cực quyền.
Võ Đang sớm có Thái Cực quyền, về sau dần mở rộng, mọi đường đánhđều trở nên thành thục, song cái ngón Thái Cực này chỉ có người tập luyện côngphu mới đánh được, học hành không đến nơi đến chốn sẽ hết sức vớ vẩn, bởi lẽThái Cực chú trọng vào việc dùng nhu khắc cương, song cái gọi là nhu, nhất địnhphải được xây dựng trên cơ sở cương, bằng không đàn bà con gái đầu đường cuốiphố đã đều tập Thái Cực rồi. Vương Trung Nhân trong Võ Đang thuộc hàng nguyênlão, là một trong những bậc thầy cấp cao của tất cả học trò, quyền cước xuất quỷnhập thần, nên đương nhiên không hề dè sợ tên tiểu sinh văn nhược này.
Nói đoạn, anh chàng kia liền dùng một quái chiêu, chiêu thức chỉcó phái Nga My mới có, Vương Trung Nhân không chú ý, bị dính một trảo, bất giáclùi sau ba bước.
Mọi người kinh ngạc, rì rầm chỉ trích chàng trai trẻ tuổi nói nănghàm hồ, y rõ ràng là người của phái Nga My, chàng trai nghe thấy vội giở thếThái Cực, mọi người lại kinh ngạc, không thốt ra lời nào nữa.
Công lực của hai người gần như ngang cơ, khó phân cao thấp, khó cóthể ức đoán, lúc này, Vương Trung Nhân quát: Chắc chắn ngươi đã từng học ở VõĐang.
Chàng trai nói: Chưa từng, tại hạ chỉ cần nhìn là biết.
Vương Trung Nhân nói: Nói láo, trọng tâm của Thái Cực là tâmthuật, tâm thuật không thể học được.
Chàng trai nói: Tại hạ thấy, tất cả võ công đều nằm ở độ nhanhchậm, tâm thuật là thứ vô dụng.
Dưới khán đài lại nhao nhao lên nói: Nói ít thôi, mau đánh nhauđi!
Hai người quyết định dùng binh khí. Điều khiến mọi người kinh ngạclà, anh chàng kia quyết định sử dụng côn Thiếu Lâm. Dưới khán đài một lần nữabị kinh động. Màn múa kiếm của Vương Trung Nhân quả không tồi, song vì một thờigian dài dạy dỗ học trò, nên đã hình thành nên một thói quen không tốt, cứ saumỗi chiêu khó, ông ta lại dừng lại xem học sinh có thấy rõ hay không. Nhân sơhở đó, chàng trai vô danh lập tức nện cho ông ta ngất lịm. Mọi người đều hếtsức thương tiếc, song điều này chứng tỏ Vương Trung Nhân thực sự là một ngườithầy giỏi từ trước tới nay đều không giành được thắng lợi trong các cuộc thiđấu chính thức.
Sau đó một học trò của Vương Trung Nhân lại nhảy lên, song chưađược mấy chiêu đã bị đánh rớt xuống. Mọi người đều chờ đợi cao thủ thực sự xuấthiện.
Đột nhiên, một luồng sáng đen bay vụt lên từ trong đám đông, vọtlên cao quãng sáu trượng, nhảy thẳng lên lôi đài.
Tôi chợt nhận ra, người đó, chính là sư phụ Huệ Nhân, vị sư phụnổi tiếng nhất của chùa Thông Quảng thuộc Thiếu Lâm.
Người đã khơi dậy ký ức của tôi.
Hồi tôi còn nhỏ, sư phụ Huệ Nhân chùa Thông Quảng thường tới chùachúng tôi truyền dạy tâm kinh. Bấy giờ mọi người đều được truyền dạy kỹ, bởi võcông của Huệ Nhân sư phụ có thể coi là đại diện cho đẳng cấp cao nhất của võcông Thiếu Lâm, bất kể quyền pháp, thoái pháp, côn pháp sư phụ đều tinh thông.Bấy giờ ở Trường An, người thay mặt cho Thiếu Lâm ra nghênh chiến chính là HuệCảnh, đồ đệ của Huệ Nhân sư phụ. Thiếu Lâm xưa nay đều cảm thấy xét về mặt võcông, Võ Đang quả thực không thâm hậu, vậy nên mấy vị cao thâm lợi hại nhất đềukhông lộ diện. Ai ngờ, lần này Thiếu Lâm xảy ra đại sự, đã bức vị sư phụ HuệNhân cả đời đạm bạc này tới đây.
Công phu nổi tiếng nhất trong giang hồ của sư phụ Huệ Nhân chínhlà khinh công. Chúng tôi từ nhỏ đã được nghe nói đến, khinh công của sư phụ HuệNhân có thể nói là chỉ cần nhún nhẹ chân, tòa lầu ba tầng tối với sư phụ chỉ làchuyện nhỏ. Vậy nên chúng tôi rất hiếu kỳ về việc này, luôn bám riết sư phụ đòihọc khinh công, song đều không được toại nguyện, có lẽ do chúng tôi không đủnhẹ. Sư phụ tôi thường bảo với tôi rằng không có thuật khinh công đâu.
Song tôi và sư huynh Thích Không vẫn tin chắc rằng khinh công cóthật.
Nhắc đến sư phụ Huệ Nhân là nhắc tới khinh công, trong giang hồthì đồn đại ông chỉ cần nhún chân một cái thì nhảy được độ cao tương đương batầng lầu là chuyện nhỏ.
Rồi đến một ngày, cuối cùng tôi cũng lấy hết dũng khí hỏi sư phụHuệ Nhân xem có phải như vậy không.
Sư phụ Huệ Nhân cười ha hả nói: Đúng vậy. Họ nói không sai đâu.
Tôi hỏi: Vậy sư phụ mất bao lâu thì nhảy lên được ạ?
Sư phụ Huệ Nhân xua tay nói: Ồ, ý ngươi là nhảy lên à, ý ta lànhảy xuống là chuyện nhỏ, nhảy xuống thì rất nhanh, vù một cái là xuống thôi,song phải tĩnh dưỡng ba tháng mới nhảy được một lần.
Chương 15
Việc này khiến giấc mộng khinh công thủa nhỏ của tôi tiêu tan,song sư phụ Huệ Nhân quả thực chân nhẹ như chim én. Ông cũng là một vị nhân sĩđược truyền tụng trong giang hồ, vậy nên vừa lên lôi đài đã khiến mọi ngườixung quanh ào ào bàn tán.
Anh chàng kia vừa thấy sư phụ Huệ Nhân lập tức gập người, nói: Tạihạ từ nhỏ đã xem trưởng lão luyện võ, dạy võ, tự biết không phải đối thủ củatiền bối, nên xin được chịu thua.
Chàng trai lập tức nhảy xuống khỏi lôi đài. Hỷ Lạc nói: Anh ta quảlà người thú vị.
Sư phụ Huệ Nhân nói: Lão nạp tin rằng, mọi người cũng đều biết,Thiếu Lâm xưa nay không gây thù kết oán, song lại bị tiểu nhân hạ độc thủ, nếucó đảm lược, lão nạp hy vọng họ lên cả đây, lên cùng một thể cũng được.
Sư phụ nói vậy, một hồi lâu không thấy ai bước lên.
Sư phụ Huệ Nhân không ý thức được rằng, ông nói như vậy, khiếnnhững bang phái muốn tỉ thí võ không dám lên lôi đài. Sư phụ đứng trên đó hồilâu, rốt cuộc vẫn giống như tay võ sĩ Đông Dương. Sư phụ Huệ Nhân nói: Đội ơncác vị nhường nhịn, lão nạp vì muốn chấn hưng Thiếu Lâm, chỉnh đốn giang hồ,nguyện ngồi ở vị trí này.
Vừa nói hết câu, từ phía dưới lôi đài có một người nhảy lên, mọingười nhìn kỹ lại, thì ra là Mục Thiên Ưng, bang chủ Thiên Ưng phái.
Mục Thiên Ưng lên lôi đài khiến tâm trạng của mọi người bị đẩy lêntột độ. Trong giang hồ, tuy địa vị của Thiên Ưng phái chỉ ở mức tầm tầm, songMục Thiên Ưng đích xác là một cao thủ trong các cao thủ. Từ rất sớm Mục ThiênƯng và Vô Linh từng có một trận đại chiến nổi tiếng, mọi người đều biết cóngười chi tiền để lấy mạng của Mục Thiên Ưng, và sát thủ cuối cùng chính là VôLinh. Hai người đánh nhau từ lúc sẩm tối đến lúc trời sáng, mọi người đều vâyquanh xem, song sau cùng vẫn bất phân thắng bại, chẳng ai đả thương ai. Từ đódanh tiếng của Mục Thiên Ưng mới thật sự lẫy lừng, bởi trong lòng mọi người,những người mất tích hoặc đi xa một cách bí mật đều không phải người thường,trong khi ai nấy đều có ấn tượng rằng Vô Linh có thể giết chết bất kỳ ai, vậynên qua trận quyết chiến có thể thấy được phần nào võ công của Mục Thiên Ưng.
Hai người đứng sừng sững trên lôi đài hồi lâu.
Chường đầu tiên Mục Thiên Ưng phóng ra, sư phụ Huệ Nhân nhẹ nhàngné được, song đòn thế của Mục Thiên Ưng tuyệt đối hiểm độc, bởi tôi nhìn thấybàn tay còn lại của hắn đang thập thò chực xỉa vào chỗ riêng tư của sư phụ HuệNhân. Sư phụ Huệ Nhân dĩ nhiên phát giác ra, lập tức tóm lấy tay y, khiến MụcThiên Ưng nhất thời không thể rút tay về được. Nếu sư phụ Huệ Nhân không pháthiện ra mà bị dính đòn, ông chắc chắn sẽ rất oan ức. Là bậc trưởng lão đức caovọng trọng, giữ nghiêm quy củ của Thiếu Lâm, chỗ ấy mà bị dính đòn, thì hoàntoàn trái với đạo lý ác giả ác báo, thiện giả thiện báo, ít nhất trong tìnhhuống này là như vậy. Tuy nhiên sư phụ Huệ Nhân đã ung dung chuyển hóa thành ưuthế cho mình.
Mục Thiên Ưng giáp lá cà liền tung một cước, sư phụ Huệ Nhânnghiêng người tránh được, Mục Thiên Ưng tưởng sư phụ Huệ Nhân phân tán tưtưởng, liền rụt mạnh tay lại, song phát hiện ra sư phụ Huệ Nhân vẫn bắt chặttay y.
Người né được, nhưng tay không né được, bởi hai tay liền một khối,Mục Thiên Ưng tiếp tục tung một trưởng đánh vào phía cổ tay sư phụ Huệ Nhân, sưphụ Huệ Nhân liền buông tay đánh một chưởng vào ngực Mục Thiên Ưng. Mục ThiênƯng cũng làm một việc trái với lẽ thường là ngay sau khi sư phụ Huệ Nhân buôngtay, hắn không rút ngay tay về mà lập tức lao tới, đánh luôn một chưởng vàongực sư phụ Huệ Nhân.
Hai người đều lùi lại một bước.
Những người dưới lôi đài đều khen một tiếng “Hay”, bởi mọi ngườiđều không nhìn thấy rõ.
Mà Hỷ Lạc lại nắm chặt lấy tay tôi.
Sau chiêu đầu tiên, hai người lại giao chiến kịch liệt với nhau ítnhất phải mấy tuần hương. Họ tung đòn tấn công rồi phòng thủ, mỗi người một vẻ.Quyền cước của cả hai đều cực kỳ nghiêm cẩn.
Bên cạnh tôi có một người nói: Ngươi xem, lúc này mà không dùngquyền cước là thắng đấy.
Tôi nói: Đúng thế.
Người bên cạnh lại nói: Đó là lý do vì sao ta không dạy con nhữngthứ đó.
Tôi nói: Vâng ạ.
Hỷ Lạc kéo áo tôi. Tôi đang tập trung cao độ vào diễn biến trênlôi đài. Tôi hỏi: Sao vậy Hỷ Lạc?
Hỷ Lạc nói: Huynh xem, là ai đây?
Tôi nói: Huynh thấy chắc Thiếu Lâm thắng.
Hỷ Lạc nói: Không phải, huynh xem bên cạnh huynh là ai kia?
Tôi quay sang nhìn, suýt nữa thì choáng váng, tôi thốt lên: Sưphụ! Người...
Sư phụ tôi nói: Lâu rồi không gặp, lâu rồi không gặp!
Tôi bấy giờ hết sức sững sờ, không nói được nên lời. Tôi luôn tinchắc rằng sư phụ không thể nào chết được. Chủ yếu là bởi không thấy xác củaông. Tôi vội hỏi: Phương trượng và sư huynh đâu ạ?
Sư phụ nói: Đều ổn, mọi thứ đều ổn cả. Tránh được việc này cũng làdo vô tình mà thôi, lát nữa ta sẽ từ từ kể cho con. Hỷ Lạc, con cũng tưởng sưphụ chết rồi sao?
Hỷ Lạc nghe thấy vậy liền khóc òa.
Trên lôi đài Mục Thiên Ưng đã dần dần lộ rõ thế yếu. Nếu không cóđiều bất ngờ xảy ra, thực lực hai bên sẽ quyết định thắng bại. Sư phụ Huệ Nhânvẫn không đổi sắc mặt, nhẹ nhàng ứng phó.
Tôi hỏi: Sư phụ sao lại tới đây?
Sư phụ nói: Bởi các bị tiền bối của Thiếu Lâm đều bàn rằng sẽquyết định một số việc ở đây.
Tôi hỏi: Vậy cuộc tỉ thí lần này là thế nào ạ?
Sư phụ nói: Con cũng thấy đấy, Thiếu Lâm đã xảy ra chuyện lớn,cuộc tỉ thí lần trước thực ra chúng ta thắng nhưng không khiến người ta tâmphục, vậy nên mọi người đều cảm thấy cuộc tỉ thí chọn minh chủ lần này do VõĐang phát động.
Tôi hỏi: Vậy sao Võ Đang lại nắm chắc phần thắng đến thế ạ?
Sư phụ nói: Ta không biết, mọi người cũng đều cảm thấy kỳ lạ. Kẻcó võ công cao cường nhất trong Võ Đang hiện giờ chính là Lưu Nghĩa, anh ruộtcủa Lưu Vân, tuy võ công của Lưu Nghĩa không tồi, song thực sự hắn không thểđứng ở vị trí thứ mười trong số mười người đứng đầu trong giang hồ được, khôngrõ vì sao lại phát động cuộc tỉ thí này.
Tôi nói: Vậy ta càng cẩn thận trọng hơn nữa.
Sư phụ nói: Đúng vậy, đây lại là địa bàn của Võ Đang. Không biếtchúng định giở trò thế nào.
Tôi hỏi: Vụ việc ở Thiếu Lâm, rốt cuộc do kẻ nào gây ra ạ?
Sư phụ nói: Hiện không tiện nói, mọi người đều bảo là do Võ Đang,ta thấy sự việc không đơn giản như vậy đâu.
Tôi hỏi: Có một việc con cần báo cáo, khi con đi ngang qua QuáSa...
Sư phụ ngắt lời nói: Ta biết vụ việc đó rồi. Con có thể nghĩ rằngcon đã báo thù cho Thiếu Lâm. Song về việc rốt cuộc có phải do toàn người đóthực hiện hay không, con chớ nghĩ nhiều thêm nữa.
Tôi nói: Con nghe chính miệng chúng nói ra mà, ở trong tửu lâu.
Sư phụ nói: Việc chính miệng nói ra chưa chắc đã là việc do chínhtay làm.
Tôi nói: Vậy con chẳng phải đã giết oan họ sao.
Sư phụ nói: Cũng không thể nói như vậy. Tóm lại, cứ xem diễn biếntrước mắt đã.
Nói đoạn, Mục Thiên Ưng bị trúng một chưởng của Huệ Nhân sư phụ,miệng thổ ra máu tươi. Dưới lôi đài lại rì rầm bàn tán. Suy cho cùng, chẳng aimuốn việc gì cũng do Thiếu Lâm làm chủ.
Song, dường như không có cao thủ nào nắm chắc phần thắng.
Mọi người đều xì xào bàn tán, không biết bao giờ Lưu Nghĩa mớixuất hiện. Bởi họ tin chắc rằng, cuộc tỉ thí võ công lần này là do Võ Đang phátđộng, cho nên Lưu Nghĩa chắc chắn đã luyện được môn thần công nào rồi.
Cuối cùng thì Lưu Nghĩa cũng xuất hiện.
Mọi người cảm thấy đây mới là trận đấu họ thực sự chờ đợi. Cònminh chủ lần này chắc sẽ là một trong hai người họ.
Đám đệ tử Võ Đang dưới lôi đài reo hò vang dội.
Lưu Nghĩa rất ít khi xuất hiện trong các cuộc đánh lộn, chủ yếu dohắn phụ trách công việc quản lý Võ Đang. Hồi còn trẻ, hắn từng có nền tảng võcông không tồi, song tiếc rằng dường như chưa có ai thấy được bản lĩnh thực sựcủa hắn.
Lưu Nghĩa chẳng nói chẳng rằng, vừa bước lên lôi đài liền tung mộtcước quét đất, sư phụ Huệ Chân nhảy nhẹ lên, quả thực như thể khinh công, ôngđứng giữa không trung một lúc, rồi mới hạ xuống mặt đắt, sau đó tung một cúxoay mình đá hậu, nhằm thẳng giữa mặt Lưu Nghĩa.
Không ngờ tay trái Lưu Nghĩa đỡ chân, tay phải thuận theo thếtrượt xuống, đầu cúi gập lại, vác sư phụ Huệ Nhân lên trên.
Phía dưới trầm trồ.
Sư phụ Huệ Nhân dường như không phản kháng lại, cứ thế cưỡi lênvai Lưu Nghĩa, không có bất kỳ động tác gì. Nghĩ cũng phải, dù chân bạn có đálên cao đến mức nào đi nữa cũng không đá tới vị trí đó, vả lại chỉ cần buôngtay là sư phụ Huệ Nhân sẽ hạ người xuống.
Lưu Nghĩa bất ngờ thuận thế chồm xuống đất, sư phụ Huệ Nhân cũngbị hất xuống, song vẫn đứng vững trên mặt đất. Lưu Nghĩa lại tung một cú quétđất, mọi người rất kinh ngạc, việc sử dụng cùng một chiêu thức nhiều lần quảthực không thường thấy ở các cao thủ.
Sư phụ Huệ Nhân lại một lần nữa nhảy vọt lên cao.
Lưu Nghĩa tung thoái pháp ra nửa chừng liền thu lại, tay chống đấtbay vọt lên không trung, khi đối diện với sư phụ Huệ Nhân liền đánh một chưởng.Sư phụ Huệ Nhân nghiêng người né chưởng, đẩy tay Lưu Nghĩa ra, dùng trảo phóngvào ngực y. Lưu Nghĩa cũng nghiêng người, cả hai nghiêng người nhìn nhau trongkhông trung, rồi tiếp đất cùng một lúc.
Lưu Nghĩa lại bất ngờ tung một cước quét đất. Lần này sư phụ HuệNhân không né tránh, nghĩ không thể dùng một chiêu thức đến ba lần. Cú quét đấtcủa Lưu Nghĩa trúng bàn chân của sư phụ Huệ Nhân, bất chợt thời gian như lắngđọng, động tác của hai người đều dừng lại.
Mọi người đều nín thở, muốn biết xem trên lôi đài rốt cuộc đã xảyra chuyện gì.
Việc vừa xảy ra rất đơn giản, chân của hai người đều cứng, họ đềuđau nhói một hồi lâu.
Đợi sau khi cơn đau tan biến, Lưu Nghĩa lập tức sử dụng Thái Cực.Thái Cực là một thứ quyền thuật rất khó mô tả, hình dung. Đến giờ vẫn chưa cómột thứ quyền lộ nào có thể khắc chế được. Song với bản lĩnh của sư phụ HuệNhân, chắc chắn có thể đỡ được từng chiêu, sau khi trông thấy chiêu thức liềnnghĩ ra đối sách, trong tình huống thực chiến, đây tuyệt đối là chiến thuật hữudụng nhất.
Trên giang hồ có một cách nói rất thịnh hành, tôi và sư phụ đềukhông thật tán đồng, đó là quyền nọ khắc quyền kia, tỉ như tôi luyện Đường Langquyền, song nghe nói hầu quyền có thể khắc chế được Đường Lang quyền. Điều nàytuyệt đối không có căn cứ, nếu quả thật như vậy thì giang hồ không cần phảiđánh đấm nữa, dùng miệng nói là được, hai người gặp nhau, cùng thông báo quyềnpháp, sau đó người nói ra quyền pháp kém hơn phải chịu thua. Các loại quyềnpháp đều là thứ dùng để nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, song giang hồ lànơi ganh đua tốc độ, sức mạnh và binh khí.
Sư phụ tôi dạy quyền thuật, cũng có bài quyền, song cùng lắm làvài ba chiêu liền nhau, như vậy mới có thể tùy cơ ứng biến, quyền Thiếu Lâmcũng được triển khai ra nhiều loại quyền cực ngắn. Thái Cực của Võ Đang là mộtbài quyền dài, càng ngày càng không thích hợp với các trận đấu hiện đại, songmay mà ám khí của Võ Đang phát triển rất nhanh, khiến Võ Đang trở thành mộtbang phái sử dụng ám khí lớn mạnh nhất trong giang hồ, vậy mà lần này bản thânhọc lại quy định không được dùng ám khí, thật là khó hiểu.
Trên lôi đài, Lưu Nghĩa không ngừng dùng các đòn ngắn tấn công,song đều bị sư phụ Huệ Nhân hóa giải.
Hai người đánh nhau rất náo nhiệt, nhất thời khó phân cao thấp.Song sắc mặt sư phụ Huệ Nhân càng tỏ ra ung dung tự tại. Đột nhiên tôi hét lên“Chết rồi!”
Hỷ Lạc và sư phụ cùng lúc hỏi tôi xem xảy ra chuyện gì.
Tôi nói, trúng ám khí rồi.
Sư phụ hỏi: Ám khí của Lưu Nghĩa à?
Tôi nói: Không phải ạ, từ phía dưới phóng lên. Rất nhanh, chuẩnxác và ẩn mặt, con suýt không phát hiện ra.
Sư phụ gật đầu, hỏi: Có độc không?
Tôi nói: Con không rõ lắm.
Sư phụ liền vỗ vai tôi, nhảy lên lôi đài.
Dưới lôi đài lao nhao mắng nhiếc, ý rằng sư phụ tôi quá nóng vội,ít nhất thì cũng phải đợi sau khi một người xuống đã rồi hẵng lên.
Sư phụ tôi thì thầm nói với sư phụ Huệ Nhân mấy câu. Hai vị lãonhân cùng vội vã rời khỏi lôi đài.
Bên dưới bắt đầu hỗn loạn.
Lưu Nghĩa đứng trên lôi đài, tỏ ra rất khó hiểu.
Một lúc sau, lôi quản bước lên, nói, phái Lưu Nghĩa sử dụng ám khínên mất tư cách thi đấu.
Lúc này bên dưới như thể mất kiềm chế, mọi người đều nhao nhaomuốn lên tra khảo lôi quản.
Lôi quản nói: Chúng tôi phát hiện ra vết trúng ám khí trên ngườitrưởng lão Thiếu Lâm, vậy nên điểm số của họ đều không tính. Đả lôi đài bắt đầulại từ đầu.
Cuộc tỉ thí đã diễn biến đến mức độ này, nên không có ai dám lên.
Bấy giờ có một nam tử mặc áo dài phong độ phi phàm bước lên lôiđài, tay chống nạnh, cúi xuống nhìn mọi người dưới khán đài.
Hỷ Lạc kinh ngạc kêu lên: Huynh trông kìa! Vạn Vĩnh đấy!
Tôi ngẩng lên nhìn, quả nhiên là huynh ta. Đây là lần đầu tiên HỷLạc thấy rõ sự vật trước tôi.
Vạn Vĩnh nói: Không có ai lên lôi đài sao?
Lưu Nghĩa phái Võ Đang không tâm phục, lại nhảy lên lôi đài hỏimọi người phía dưới: Tôi là người thẳng thắn, tuyệt đối không dùng ám khí sáthại sư phụ Huệ Nhân. Vậy nên tôi vẫn đủ tư cách tham gia!
Vô số đệ tử dưới Võ Đang dưới khán đài đều gào to: Có, có chứ!
Lưu Nghĩa và Vạn Vĩnh cùng chạm kiến, sau đó quyết định, lần nàymọi người được sử dụng binh khí.
Còn chưa kịp định thần, hai thanh kiếm trong chớp mắt đã lìa khỏivỏ.
Song tôi nhìn thấy rõ, khi kiếm được rút ra, trên thanh kiếm củaVạn Vĩnh phun ra một vài tia nước nhỏ.
Có độc. Tôi nói với Hỷ Lạc.
Hỷ Lạc nói: Cái gì có độc?
Tôi nói: Trên kiếm của Vạn Vĩnh có độc.
Hỷ Lạc nói: Thật bỉ ổi!
Giờ phút này tôi đột nhiên cảm nhận được sự tin tưởng tuyệt đốicủa Hỷ Lạc đối với bất kỳ những gì tôi nói.
Sự thật đã chứng minh tôi nói không ngoa, chưa múa được mấy phát,kiếm pháp của Lưu Nghĩa đã hỗn loạn, không còn ra đường hướng gì. Mọi ngườidưới khán đài đều cảm thấy đúng là thiên ngoại hữu thiên. Lưu Nghĩa ít ra cũngđấu được với sư phụ Huê Nhân không ít hiệp, vậy mà lúc này chưa đến hai hiệp đãbại dưới tay người kia, đám đông bất ngờ hoảng hốt.
Vạn Vĩnh nói: Được rồi, không có ai lên nữa sao?
Tôi nghiến răng nói: Không ngờ hắn lại bỉ ổi đến vậy, ban đầukhông nhận ra, còn tưởng hắn là người tốt. May mà chưa có mối thâm giao.
Hỷ Lạc nói: Huynh đừng có định lên đấy nhé.
Tôi nói: Đúng, huynh định lên đó.
Hỷ Lạc nói: Không được, huynh sẽ trở thành đích ngắm của hàng vạnmũi tên mất.
Tôi nói: Không sợ, huynh cũng không muốn làm minh chủ gì hết, cứlôi tay Vạn Vĩnh này xuống rồi hẵng tính.
Hỷ Lạc nói: Có phải lần trước huynh bất cẩn, bị thua một lần nêntrong lòng hậm hực không?
Tôi nói: Không phải, huynh còn thua cả ông lão nữa mà. Chỉ cần cònsống, thắng thua là chuyện nhất thời thôi.
Sư phụ tôi xua tay nói: Đi đi, thứ gì của Thiếu Lâm thì sẽ vẫnthuộc về Thiếu Lâm.
Tôi bước tới phía trước lôi đài, không biết phải lên từ đâu. Ngườibên cạnh nói: Nhảy lên đi, mọi người đều nhảy lên cả. Tôi lăng người nhảy lên,Vạn Vĩnh trông thấy tôi, hơi bất ngờ một chút.
Tôi nói: Đã lâu không gặp!
Vạn Vĩnh nói: Nghe nói huynh đệ vẫn thường qua lại các thành.
Tôi nói: Việc đó quả thực do bất đắc dĩ. Lần trước đã lĩnh giáo,giờ mong được lĩnh giáo lần nữa, so gì bây giờ nhỉ?
Vạn Vĩnh nói: So kiếm.
Tôi nói: Được.
Vãn Vĩnh nói đoạn, chực rút kiếm ra. Tôi vung tay ấn chặt đuôikiếm, nói: Đứng xa ra đã, tôi sợ kiếm khí gây thương tổn tới mình.
Vạn Vĩnh đưa mắt nhìn tôi với ngụ ý sâu sắc, tôi lui vào một góc.
Vạn Vĩnh rút kiếm, tôi đột nhiên phát hiện, đó chính là Linh,thanh kiếm tôi và Hỷ Lạc gán trong hiệu cầm đồ.
Tôi nghĩ, phen này phải chú ý hơn nhiều đến ám khí rồi.
Vạn Vĩnh từ từ tiến lại gần tôi, rồi nói: Rút kiếm ra đi!
Tôi nói: Khoan đã. Kiếm tôi không cần rút khỏi vỏ.
Lúc này, dưới khán đài có người nhận ra thanh kiếm Vạn Vĩnh dùng,tin tức lập tức lan truyền trong nháy mắt. Thanh kiếm Linh thất lạc bấy lâu đãxuất hiện lại, dường như vẫn có khí thế trấn áp như trước.
Vạn Vĩnh nói: Vậy chớ có trách!
Nói đoạn liền lao kiếm tới. Tôi đứng yên một chỗ, dùng vỏ kiếm hấtđường kiếm đó ra, hai thứ binh khí mài vào nhau không hề gây ra tiếng động lớn,chỉ lóe lên những tia lửa.
Trong đầu tôi chỉ nghĩ vì sao thanh kiếm Linh lại ở trong tay VạnVĩnh, tuy thanh kiếm đã không còn mang ý nghĩa thiêng liêng trong trái tim tôi,xong quả thực không muốn người khác cảm thấy thời đại đã tiến bộ, thần khí lừngdanh thiên hạ của Vô Linh năm xưa đã lạc hậu rồi. Điều đó sẽ khiến người ta cócảm giác như thể một triều đại đã trôi qua. Hơn nữa nó thực sự khiến người tacảm nhận được sự vô thường.
Tôi hết sức ung dung né tránh đường kiếm của Vạn Vĩnh, nói thực,kiếm pháp của hắn rất thường, lần trước tôi thua chẳng qua chỉ vì người của hắnquá đông, tôi nhất thời hoa mắt nên bị bất ngờ. Tôi nghĩ, nếu sớm biết thế này,trước kia hắn chắc chắn sẽ không cứu tôi. Quãng thời gian tôi bôn ba bên ngoàikhông ngắn, song dường như từ trước tới nay tôi chưa từng có ý muốn kết giaovới các dạng nhân sĩ giang hồ, ngẫm thấy việc này thực sự là một việc rất phiềnphức, muốn phán đoán xem người này là người tốt hay người xấu cũng phải mấtnhiều năm, huống hồ trong cái thời đại này, muốn làm rõ tốt xấu sẽ phải mất nhiềuthời gian hơn nữa.
Tôi vừa nghĩ vừa bình thản đỡ kiếm của Vạn Vĩnh, trong lúc đó kiếmcủa tôi vẫn chưa rời khỏi vỏ. Điều này khiến người xem rất sợ sệt. Tôi lại nhớlại trận tỉ thí sư phụ tôi từng kể vào nhiều năm trước, trận tỉ thí đó khôngphải vì chọn ra minh chủ gì, chỉ là một lôi đài được dựng lên bởi một đám ngườigiang hồ ngày thường mua kiếm khua côn, nay muốn phân chia cao thấp mà thôi.Người đầu tiên bước lên lôi đài là Vô Địch kiếm nổi tiếng giang hồ bấy giờ, dĩnhiên do sự việc diễn ra từ rất lâu rồi cho nên không rõ cái tên Vô Địch kiếmdo người ta tự xưng hay do người khác gọi nữa, vả lại những cái tên mà ngườikhác gọi hầu hết đều do bản thân mình ngầm gọi từ trước mà thôi. Người này quảnhiên kiêu dũng thiện chiến, liên tục đánh bại hơn ba chục người, không ai địchnổi, song không may, cuối cùng anh ta chết vì mệt.
Tôi nghĩ, thực chẳng hiểu giang hồ lấy đâu ra lắm tay vô địch đếnthế, đó là điều thứ nhất. Điều khiến người ta ngờ vực hơn là, họ rốt cuộc chếtthế nào.
Nghĩ đến đây, Vạn Vĩnh dường như đã không còn thiết tha trậnchiến, hắn nói với những người dưới khán đài rằng, cứ thế này, chúng tôi đấukiếm thật chẳng công bằng, đối phương không rút kiếm, tôi cũng không dùng hếtsức, nếu tôi thắng cũng không vẻ vang gì, làm sao khiến giang hồ tin phục được.Chẳng thà, tôi cũng không rút kiếm ra nữa, mà dốc hết sức tỉ thí với anh.
Nói đoạn, Vạn Vĩnh chầm chậm thu kiếm vào trong bao, đồng thời giơlên ngang ngực cho mọi người dưới khán đài cùng thấy.
Chương 16
Tôi nghĩ, thế này thì phải kết thúc thế nào đây? Bất đắc dĩ chỉđành đánh thắng hắn.
Khi Vạn Vĩnh giơ kiếm lên trước mặt, đột nhiên có một ý nghĩ chạyvụt qua trong đầu tôi, quả nhiên tôi trông thấy một cây trâm độc với tốc độ cựcnhanh bắn vọt ra từ vỏ kiếm, y hệt như lời ông lão nói. Tốc độ của nó nhanh đếnnỗi chỉ thấy nó bắn vọt ra, sau đó tựa hồ như mất hút. Không ngờ tên tiểu tửnày nham hiểm đến vậy.
Tôi vội nghiêng người né tránh, song do vận lực quá độ nên ngãxuống đất.
Mọi người dưới khán đài lại được một phen ầm ĩ.
Ngẫm thì phản ứng của khán giả như vậy cũng đúng. Vạn Vĩnh chỉ cầmthanh kiếm đưa ngang qua mặt tôi, tôi liền trượt ngã xuống đất, trông bê bếtnhư thể bị kính chiếu yêu trong truyền thuyết chiếu lên người, bắt hiện nguyênhình vậy. Vả lại tôi cũng không rõ trên người tôi có bị trúng ám khí hay không.
Vạn Vĩnh lộ ra một nụ cười. Nói: Ban nãy mồ hôi của các vị đạihiệp đổ xuống như mưa, trên lôi đài khó tránh khỏi trơn ướt, mong cẩn thận cho!
Trong lòng tôi bất chợt phẫn nộ, muốn bò dậy bắt chước đúng chiêucủa hắn để hắn nếm mùi lợi hại, đoạn nói: Xem đây, ta cũng có.
Song tôi lại nghĩ, sau này chưa chắc đã tìm lại được ông lão kia,bây giờ dùng công năng này, dường như quá lãng phí, bởi vẫn chưa tới lúc ngàncân treo sợi tóc. Tôi phẫn nộ rút kiếm, đồng thời nói: Mau lại đây!
Bất chợt, thanh kiếm Linh trong tay Vạn Vĩnh bị chém đứt đôi, rơixuống nền thảm đỏ.
Dưới khán đài im lặng như tờ.
Vạn Vĩnh trừng mắt nhìn tôi, đúng hơn là nhìn vào thanh kiếm củatôi, sau đó lại nhìn vào thanh kiếm trên mặt đất, rồi lại nhìn vào chiếc daogăm trong tay mình, sau đó lắc đầu bước xuống lôi đài.
Thực ra, tôi chỉ định rút kiếm ra để bắt đầu quyết đấu, không ngờvừa rút kiếm trận đấu đã kết thúc, đành phải lập tức thu kiếm về.
Lôi quản bước lên lôi đài hỏi những người dưới khán đài nhiều lần,trong một thời gian ngắn hắn đã có tiến bộ, khi tuyên bố tôi chiến thắng hắnnấp vào một bên. Tôi cảm nhận một cách sâu sắc rằng tất cả minh chủ đều là giả,bởi lẽ họ đều không đánh thắng được tay rèn kiếm. Huống hồ, tôi cảm thấy bầukhông khí xung quanh lại có chút bất thường.
Tôi quét nhìn tứ phía, rõ ràng trận đấu lần này tôi khá được lòngngười, nhưng ám khí từ bốn bên phóng về phía tôi bất quá có hơn ba mươi chiếc,tôi rút kiếm ra chẳng thèm nhìn, khua vài đường ra phía sau lưng, bất chợt cókhông ít thứ bé xíu kêu leng keng rơi xuống đất.
Tôi nghĩ, thanh kiếm này quá ma mị.
Minh chủ hẳn phải là thanh kiếm này.
Sau đó là việc thay áo, người vô sự giải tán, tôi và các yếu nhântrong các bang phái tụ họp lại trong một căn mật thất ở dịch trạm Hạ Tuyết Sơn.Cả thảy hơn ba mươi người, sư phụ tôi và sư phụ Huệ Nhân đều có mặt. Tôi đi tớihỏi sư phụ tôi: Hỷ Lạc đâu ạ?
Sư phụ tôi nói: Yên tâm, Hỷ Lạc ở bên con ngựa nhỏ, đợi chúng ta ởbên ngoài.
Tôi nói: Cô ấy không biết võ công, ở ngoài một mình có an toànkhông ạ?
Sư phụ nói: Ta đã bảo không ít đệ tử Thiếu Lâm đi theo, không saođâu.
Đột nhiên có tiếng mời răm rắp vang lên: Mời minh chủ nhập tọa!
Tôi thấy ở chỗ cao nhất có một chiếc ghế rất lớn, phủ một tấm dalông mịn không rõ tên. Tôi nhìn sư phụ, sư phụ nói: Lên đó ngồi đi. Tôi liềnchậm rãi bước lên, sau khi ngồi xuống liền vịn lên tay vịn, nhìn xuống phíadưới, họ dường như đều là bang chủ của các bang phái lớn nhất trong giang hồ màtôi có thể gọi tên được, bỗng dưng tôi thấy nao lòng.
Tôi ngồi thẳng người một hồi lâu, sau đó thốt ra lời đầu tiên saukhi trở thành minh chủ: Cái chức minh chủ này là làm gì vậy?
Một ông lão với giọng ôn tồn yếu ớt nói: Chức minh chủ này, từ xưađã đặt ra, chẳng qua gần đây giang hồ lòng người bất nhất, cho nên không thểtiếp tục duy trì. Một nhiệm kỳ của minh chủ là một năm, năm tiếp theo mà muốnliên nhiệm thì phải tỉ thí võ công và được tiến cử một lần nữa. Minh chủ phảikhiến cho giang hồ động lòng, khiến võ lâm phát dương quang đại. Minh Chủ đườngnằm trên phố Hướng An trong Tuyết Bang, minh chủ có thể ở trong tòa nhà đó,hàng năm các bang phái võ lâm đều phải cống nộp kinh phí hoạt động tùy theo mứcđộ to nhỏ của tổ chức, chỉ có minh chủ mới được điều động khoản tiền này, songcần phải ghi rõ lý do, để năm sau mọi người vẫn phục.
Tôi nói: Vậy thôi sao?
Ông lão nói: Để lão thở đã. Các hoạt động trên trăm người của cácbang phái võ lâm đều phải được minh chủ đồng ý thông qua, minh chủ còn cần phảixây dựng mối quan hệ tốt với triều đình, khiến võ lâm được vẻ vang hơn...
Chẳng biết nói trong bao lâu, mãi cuối cùng ông cụ mới kết thúc:Mọi người cùng hoan hô minh chủ nào!
Những người phía dưới đều hô to một tiếng “Minh chủ”, song mắt họrõ ràng đều nhìn chằm chằm vào thanh kiếm.
Tiếp sau đó bắt đầu loạn xị cả lên, có người nói chúc mừng ThiếuLâm, có người tới nói lời khách sáo, lại còn có người lên bắt quen với tôi.Người của Phi Ưng hỏi Lưu Nghĩa: Các ngươi chuẩn bị như vậy không được, sao lạitổ chức cuộc tỉ thí này, rồi cuối cùng vẫn để Thiếu Lâm thắng?
Lưu Nghĩa nói: Câu này của ngươi thiếu hiểu biết quá, minh chủ làngười phải lo nghĩ cho mọi người, là người có võ công cao cường nhất võ lâm,lại không phải vì lợi ích của bang phái mình mà tiêu diệt bang phái khác, nhưvậy minh chủ lần này cũng chưa thỏa đáng, huống hồ cuộc tỉ thí này cũng đâuphải do Võ Đang chúng ta tổ chức.
Mọi người đều vây lại hỏi: Lưu huynh, chẳng phải bảo cuộc tỉ thínày do Võ Đang tổ chức sao, bảo phải khôi phục lại chế độ minh chủ của giang hồtrước đây còn gì.
Lưu Nghĩa bất chợt nói ra mấy lời không ăn khớp với câu trước: Nếulà do Võ Đang ta phát động, tại sao lại quy định không được sử dụng ám khí, vảlại ngươi thấy chúng ta cũng đâu có thắng. Lần trước rõ ràng Võ Đang ta phátđộng đầu tiên, võ công của tiểu đệ Lưu Vân còn ở trên ta, ám khí lại là thứ kỳtuyệt trong giang hồ, lần ấy thắng cũng có tính đâu. Có người chơi xấu đấythôi.
Tên kia nói: Sự việc đâu có giống nhau, lần trước chỉ có Võ Đangcác ngươi và Thiếu Lâm tỉ thí thôi. Lần này là toàn thể võ lâm, chúng ta cứtưởng Võ Đang phát động đầu tiên.
Lưu Nghĩa lại nói: Ta lại cứ tưởng do Thiếu Lâm phát động trước,chẳng phải Thiếu Lâm xảy ra việc lớn đó sao, người trong giang hồ đều bảo do VõĐang ta gây ra, ta lại cho rằng Thiếu Lâm làm như vậy do muốn chứng minh võcông của mình đệ nhất thiên hạ.
Sư phụ Huệ Nhân nói: Lão nạp xin nói một câu thế này, võ côngThiếu Lâm chỉ dùng để tăng cường sức khỏe, những việc tụ tập giang hồ, chémgiết lẫn nhau, quả thực không phải do Thiếu Lâm làm. Vụ việc xảy ra vừa rồi ởThiếu Lâm, bản tự đang tra xét, vẫn chưa làm rõ được, chùa chiền còn cần phảitrùng tu, làm sao nghĩ ra tổ chức những việc thế này được.
Lưu Nghĩa nói: Vậy nếu là do Võ Đang tổ chức, sao lại không chuẩnbị gì trước, dù gì cũng phải đợi ta được luyện môn thần công nào đó mới đượcchứ.
Mọi người nhìn nhau, hỏi: Vậy rốt cuộc ai đã dựng ra cuộc tỉ thílần này?
Cuộc họp minh chủ lần thứ nhất đã giải tán như vậy. Tôi và sư phụra khỏi dịch trạm, tới nơi cột ngựa, ở đó tụ tập rất đông người, vả lại còn cókhông ít người đang cãi lộn, tôi thấy kỳ lạ, liền tiến đến xem. Người cãi lộnphát hiện thấy tôi, lập tức im bặt, mọi người lũ lượt gọi tôi là minh chủ. Tôihỏi: Có việc gì vậy?
Họ nói: Con ngựa kia rõ ràng là của tôi, nhưng hắn bảo là của hắn.
Tôi nghĩ bụng tìm Hỷ Lạc là việc quan trọng, vả lại việc này thuộckiểu án vặt vãnh khó xử, đang định nói tôi cũng chẳng có cách gì, các vị cứtiếp tục cãi nhau đi thì bị sư phụ ngăn lại, hỏi: Tại sao lại nói ngựa này làcủa ngươi?
Người đó nói: Ngựa nhà tôi màu đen.
Sư phụ nói: Con ngựa kia cũng màu đen.
Người đó nói: Đúng vậy, nhưng trông không giống.
Sư phụ nói: Ngươi gọi con ngựa đó, nó không có phản ứng gì sao?
Người đó nói: Làm sao phản ứng gì được, mới mua có hai ngày, cònchưa quen nhau nữa là...
Sư phụ nói: Vậy để người kia gọi ngựa xem.
Người đó nói: Với người đó thì càng không phản ứng gì, mới muađược một ngày.
Sư phụ nói: Hai con ngựa này đều là ngựa tốt, các ngươi tùy chọnlấy một con đi.
Nói đoạn liền rời đi, tôi đi theo sư phụ, sư phụ liền hỏi: Conngựa của con đâu?
Tôi nói: Ở đầu kia ạ.
Tôi thấy dọc đường mọi người đang lần lượt nhận ngựa của mình, saukhi trông thấy tôi đều cung kính, ngưỡng mộ, lại còn chào tôi là minh chủ nữa.Tôi chào lại từng người, đến đầu bên kia bãi cột ngựa, thì thấy con Lép đứngtrơ trọi ở đó.
Tôi vội chạy lên, dắt con Lép, quay ra nhìn bốn phía.
Mọi người kinh ngạc thốt lên: Đây là ngựa của minh chủ á?
Có người nói: Minh chủ tuổi trẻ tài cao, ngựa của minh chủ cũngtuổi trẻ tài cao thôi mà.
Có người nói: Ngựa của minh chủ thật là đặc biệt.
Có người nói: Con ngựa này chắc chắn không phải ngựa tầm thường,là loài ngựa mới, chạy nhanh lắm đấy.
Có người nói: Con ngựa này khác với loài ngựa của người thườngchúng ta. Thật không hổ danh là minh chủ.
Tôi chẳng rảnh tai nghe những lời tán tụng này, vội hòa vào đámngười xem có Hỷ Lạc không.
Sư phụ cũng giúp tôi tìm kiếm. Tôi thấy trong tầm mắt tôi dườngnhư không có Hỷ Lạc, hễ thấy ai tôi cũng hỏi: Anh có thấy cô nương nào không?
Xung quanh lại bàn tán xôn xao: Ở đây sao lại có cô nương nàođược?
Có người nói: Minh chủ quả nhiên là người đa tình, vừa lên làmminh chủ đã bắt đầu tìm cô nương rồi.
Có người nói: Minh chủ quả nhiên xuất thân ở Thiếu Lâm mà phi phàmhơn cả Thiếu Lâm, đã bắt đầu tìm gái ở đây rồi.
Sư phụ tôi thấy một đệ tử ở Thiếu Lâm cùng tới đây lúc trước, liềntóm lấy hỏi: Người ta bảo các ngươi trông nom đâu rồi?
Người đó nói: Sau đó có một người tới, bảo là minh chủ, sư huynhThích Nhiên bảo để cô ấy đi, vậy nên bọn con để người đó đưa đi.
Sư phụ thở dài một hơi.
Tôi bất chợt thấy hoang mang, nói: Là ai vậy?
Sư phụ nói: Là người biết con đưa đi, chắc chắn sẽ không làm tổnthương tới con bé đâu, con cứ yên tâm, người ta nhất định sẽ tìm con, bàn điềukiện. Con cứ đợi ở đấy, đến lúc đó giải cứu cũng chưa muộn.
Tôi im lặng. Ngồi trong phòng chờ mọi người giải tán hết.
Hiện trường đã không còn một bóng người, chỉ có những bãi cứtngựa.
Tôi nghĩ, Hỷ Lạc là một cô gái, nếu như bị bắt nạt, màn kịch ở QuáSa chắc chắn sẽ diễn lại, minh chủ minh chiếc gì đều không còn quan trọng.
Tôi nơm nớp âu lo, cùng sư phụ quay lại Tuyết Bang. Song TuyếtBang lần này đã không còn là Tuyết Bang lần trước, người mang kiếm đi lại khắpnơi, những tiếng chửi tục văng ra đầy đường, vả lại bất cứ lúc nào cũng có thểbị ngựa đạp chết. Tôi nghĩ, nếu tôi là lão bá tánh, chắc chắn tôi sẽ hy vọngngày nào cũng có trận tỉ thí chọn ra minh chủ. Tôi không ngừng lướt nhìn bốnphía, lần đầu tiên nhận ra mắt mình không đủ dùng, bởi tôi vẫn hy vọng sẽ tìmđược Hỷ Lạc trong biển người rợn ngợp.
Tôi và sư phụ tới một quán trà hẻo lánh. Tiểu nhị bưng hai cốc trànóng hổi lên, hơi nóng tức tốc tan đi trong làn gió lạnh khắc nghiệt thổi từngoài song cửa vào, nghe tiếng gió có thể đoán rằng ngoài kia hình như có bãocát, tôi nghĩ, chắc không còn đến một chiếc lá rụng nữa.
Tôi hỏi sư phụ: Sư phụ ơi, con muốn biết, trong chùa rốt cuộc đãxảy ra chuyện gì.
Sư phụ nói: Lần đó ta, phương trượng cùng sư huynh con vừa vặn đitới một nơi khác, lúc quay lại thì nhìn thấy cảnh tượng đó.
Tôi hỏi: Nói vậy thì phương trượng và sư huynh đều vô sự ạ.
Sư phụ nói: Đúng rồi, phương trượng đang dưỡng bệnh. Ông ấy bị đảkích quá lớn, đã không thể vỗ về bằng kinh Phật được nữa rồi.
Tôi nói: Làm sao mà lại có người có thể làm được việc đó chỉ trongmột đêm được. Có không ít tiền bối võ công rất cao cường ở đó mà. Trừ phi tênđó hạ độc.
Sư phụ nói: Đúng rồi, do hạ độc. Thứ độc diệt thành kịch liệt hơnloại vốn có.
Tôi nói: Hạ độc kiểu gì ạ?
Sư phụ nói: Ta không biết. Triều đình đang điều tra.
Tôi nói: Lần trước con nghe đồn có chuyện, liền cùng Hỷ Lạc...
Nhắc tới Hỷ Lạc, lòng tôi bất chợt lại cảm thấy hoang mang, tôinghĩ, lúc này không biết Hỷ Lạc đang làm gì, không biết chừng cô nàng đang liềuchết chống cự, bị kẻ địch hết lần này đến lần khác hắt nước lạnh bắt tỉnh dậy,mà miệng vẫn nói có đánh chết ta cũng không khai. Song, cô ấy có gì đâu mà phảikhai. Chắc không có chuyện đó đâu.
Tôi tiếp tục nói: Lần này con cũng không biết, mãi mới nghe ngóngđược trận tỉ thí này, con chỉ muốn tới xem sao, tìm hiểu một số sự việc. Khôngngờ lại có kết quả này.
Sư phụ đã nói: Đã gọi là “minh”, tức là một lòng, giang hồ có baogiờ một lòng đâu, cho nên minh chủ không tồn tại.
Tôi hỏi: Vậy vụ lần này do ai tổ chức ạ?
Sư phụ nói: Mọi người đều cho rằng Võ Đang tổ chức, song nay xemra dường như không phải vậy, cũng không thể do tiểu bang phái nào khác, ta nghĩđột nhiên có rất nhiều việc trong giang hồ khó biết được chân tướng hơn so vớitrước kia, dường như có một thế lực thần bí nào đó bắt đầu len lỏi vào bêntrong. Ai mà biết được.
Tôi hỏi: Sư phụ, ban đầu, người muốn con xuống núi, con đã xuốngnúi, đã tới Trường An, tới Trục thành, cũng đã bị không ít người truy sát, songcon vẫn không biết con phải đi để làm gì.
Sư phụ nói: Không làm gì cả, chỉ là muốn thả con ra thôi.
Tôi hỏi: Người dẫu sao cũng là sư phụ của con, vậy giờ con phảilàm gì?
Sư phụ cười lớn nói: Làm minh chủ chứ còn làm gì!
Tôi cười lớn nói: Minh chủ có nghĩa lý gì đâu ạ. Khua vài đườngkiếm thôi mà, sư phụ.
Sư phụ nói: Đưa ta xem kiếm của con!
Tôi đưa kiếm cho sư phụ. Sư phụ tôi nhìn kỹ vỏ kiếm, nói: Do ngườiđó làm hả.
Tôi hỏi: Ai ạ?
Sư phụ nói: Con chắc đã biết.
Tôi nói: Vâng, là một ông lão, rất kỳ quặc, xong thân thủ rất tốt,xuất chiêu cực mau lẹ. Dường như ông lão bàng quan với mọi việc, vả lại hơi lẩmcẩm.
Sư phụ nói: Không lẩm cẩm, không hề lẩm cẩm đâu, ông ta mà lẩmcẩm, thanh kiếm này đã ở trong tay Vạn Vĩnh rồi.
Tôi đột nhiên nhớ ra một việc, nói: Trên đường gần tới Trường An,con gặp Vạn Vĩnh, lúc đó con đã dính một đòn của hắn, phải tĩnh dưỡng trong sơntrang của hắn mấy ngày, con không nghĩ hôm nay sẽ như vậy.
Sư phụ nói: Tên Vạn Vĩnh này có quan hệ mật thiết với triều đình,phụ thân hắn là yếu nhân trong triều. Còn như mấu chốt của vấn đề là gì, thìchưa có ai nói rõ được.
Tôi lẩm bẩm nói: Triều đình...
Sư phụ nói tiếp: Để ta kể cho con một việc hơn mười năm nay convẫn chưa biết. Sự việc liên quan đến sư huynh con, nó cũng chưa từng biết đếnviệc này. Giờ là lúc chúng ta đều có thể biết.
Tôi nói: Có lời đồn nói rằng huynh ấy là hoàng tử.
Sư phụ nói: Đúng vậy. Câu chuyện phải bắt đầu kể từ rất nhiều nămtrước đây, Thích Không là con trai của đương kim hoàng đế và một bà ái phi. Bàphi này bị hoàng hậu căm ghét. Khi Thích Không sinh ra, bà phi biết được kếhoạch của hoàng hậu muốn đầu độc chết đứa con này, liền sai người đem nó đếnphó thác cho chùa ta. Hoàng thượng cũng biết việc này, song hoàng hậu là đạicông chúa của lân bang, cho nên hoàng thượng cũng không có cách nào cả, liềnnói với thái y, tuyên bố thai chết lưu trong bụng, vậy nên mới thoát được kiếpnạn đó. Hoàng hậu về sau sinh ra toàn con gái, lòng luôn hậm hực, vả lại rấtmong có con trai, cứ đòi sinh mãi, nhưng kết quả vẫn là con gái, nghe nói vềsau hoàng thượng phải gần một năm không sủng hạnh, vậy mà vẫn sinh ra được mộtđứa, sự việc rùm beng lên, liền mời một học sĩ tới, dám phán rằng hoàng hâụđược trời phù hộ, không phải người phàm, không cần làm chuyện phòng the mà vẫncó thể tự sinh con, sự việc sau đó được lấp liếm đi. Sau này lân bang suy bại,hoàng hậu mới bị phế truất. Giờ là lúc đón Thích Không quay trở về rồi.
Tôi nghe truyện đến mụ mị cả đi, chỉ nói: Ồ.
Sư phụ nói tiếp: Sức khỏe của hoàng thượng đã suy yếu, có lẽ khôngcòn sống được bao lâu. Sư huynh con hiện tại là thái tử. Song cần phải có côngtích mới được nối ngôi, bởi hoàng tử cũng nhiều, huống hồ ngay từ nhỏ huynh conđã không lớn lên trong cung, khó tránh khỏi điều dị nghị.
Tôi nói: Chẳng trách ngay từ nhỏ huynh ấy đã khác chúng con, huynhấy không thích ăn rau, thì ra là thiên tử.
Sư phụ nói: Thân thể của huynh con được chúng ta rất mực bảo mật,song khó tránh khỏi những lời đồn đại.
Tôi nói: Nhưng rất chuẩn xác, dường như ngay câu chuyện này, concũng ngờ rằng sư phụ nghe được ở đâu đó.
Sư phụ cười nói: Đúng thế, đại để là như vậy, nên mới có lời đồn.Lời đồn chẳng qua là những lời phóng đại về một sự việc mà thôi, thực ra nhiềukhi bản chất vẫn tồn tại. Huống hồ cũng đâu có phóng đại.
Tôi nói: Vậy con có thể vào cung tìm sư huynh, nhờ huynh ấy tìm HỷLạc được rồi.
Sư phụ nói: Từ khi con còn nhỏ ta đã biết con không có tư chất làmminh chủ bang chủ rồi. Làm mấy cái chức đó chỉ có thể trêu đùa phụ nữ, khôngthể bị phụ nữ điều khiển được.
Tôi nói: Vỗn dĩ con cũng không muốn làm mà, con vẫn luôn cảm thấyrất hoang mang.
Sư phụ nói: Thân thế của con là thế này, chúng ta không biết bố mẹcon là ai, chẳng qua dựa vào một số ghi chép trong kinh Phật mới tìm ra con.Lúc ấy con vừa được sinh ra, chưa thể quy y Phật đàn, đó là định mệnh. Con cóthể thay đổi được rất nhiều việc, mọi người đều hy vọng có thể thay đổi đượcnhiều việc và không bị người khác thay đổi.
nhìn thấy được rất nhiều sự việc, là bởi thời không của con khácvới người khác. Thời không không phải là thời gian và không gian, mà là khônggian sau khi đã loại bỏ thời gian. Ở trong thời không đó con vĩnh viễn bấtđộng, vĩnh viễn luân hồi, vả lại trong thời không đó chỉ có một mình con, vậynên nói, con là do số trời sắp đặt. Khi vào trong thời không sâu hơn, con sẽTôi nghe sư phụ nói lại càng thấy hoang mang.
Sư phụ nói tiếp: Cuối cùng, con sẽ là một người không bị bất kỳ sựviệc nào thay đổi. Thiếu Lâm sẽ không sử dụng sức mạnh này, Thiếu Lâm tìm con,chẳng qua không muốn các bang phái khác có được nguồn sức mạnh đó mà thôi. Mọingười bình yên vô sự, ngày rộng tháng dài, dù sao vẫn tốt hơn.
Tôi nói: Nói vậy thì...
Sư phụ nói: Không có cái gì gọi là “nói vậy thì” cả. Con chính làdo số trời sắp đặt.
Tôi nói: Nếu con được sắp đặt bởi số trời, thì các sự việc khácchẳng phải cũng đều được sắp đặt sẵn rồi sao?
Sư phụ nói: Không phải, do thời gian không gian khác nhau thôi, sởdĩ con có thể thấy được nhiều thứ hơn, con có thể nhìn thấy nội tâm của ngườikhác, có thể nhìn thấy thần thức của người khác, có thể nhìn thấy người vừa mớimất lớn tiếng cười trước trước thi thể của họ, chứ không phải thi thể vừa chếtcười lớn trước bản thân họ. Phật chính là người ở trong không gian đó, và ngàicó thể thay đổi không gian khác bởi ngài có thể nói chuyện được với hồn ma. Conlà người duy nhất ở trong không gian chính giữa.
Tôi nói: Vậy nếu con mù thì sao?
Sư phụ nói: Ngay lúc này, con có thể móc mắt mình ra thử xem. Sốtrời đã định con không thể mù nổi.
Tôi nói: Nhưng con cảm thấy đây là việc con có thể khống chế được.
Sư phụ nói: Đừng cố quá.
Tôi nói: Con đâu có cố quá, chẳng qua con thấy bản thân mình làmột người bình thường, chứ không như những gì sư phụ nói, cũng không thần thánhgì cả. Sau khi có được thanh kiếm này con thấy rất vui, giết không ít ngườinhưng không cảm thấy áy náy, dường như chẳng khác gì với những kẻ lăn lộn tronggiang hồ cả. Nhưng con vẫn rất lo lắng về tung tích của Hỷ Lạc.
Chương 17
Sư phụ nói: Từ từ, cứ từ từ rồi con sẽ biết thôi. Kể cả Hỷ Lạccũng vậy.
Tôi nói: Con và Hỷ Lạc rốt cuộc là...
Sư phụ nói: Tình cảm nam nữ được chúng ta gọi là hồng trần, bởi nókhông cụ thể, có thể chia phôi, con và Hỷ Lạc không phải là tình cảm nam nữ, màlà sự ký thác. Sự ký thác đó chưa chắc đã tốt, rất nhiều khi nó còn nặng hơn cảtình cảm nam nữ.
Tôi nói: Con không quan tâm nhiều đến vậy đâu. Con nghĩ, sư phụ à,sư phụ cùng con tới Minh Chủ đường đi, con nghĩ, ở đó chắc có tin tức liên quanđến Hỷ Lạc.
Tôi và sư phụ đi tìm Minh Chủ đường trên một con phố heo hút. Cảnhđồng bềnh bồng, gió bấc se sắt. Tôi nghĩ, đã đến lúc phải mặc thêm quần áo. Thếgiới này thật lớn, lớn đến nỗi không thể tìm nổi một người. Tuyết Bang chắc sẽcó tuyết, nhưng không biết hôm đó cảnh vật quanh tôi sẽ thế nào. Tôi nghĩ khôngdự đoán được tương lai thực là đau khổ, tôi cam tâm tình nguyện làm một nhàtiên tri, có thể biết được mọi sự việc.
Sư phụ nói, tiên tri là người chẳng có bất kỳ lạc thú nào cả, kểtừ hôm trở thành tiên tri, anh ta chắc chắn sẽ làm một việc, người ta luôn bịtính hiếu kỳ hại cả một đời mà. Khi nhà tiên tri đó không may thực hiện rồiđồng thời tiên tri được hậu quả của sự việc đó, cuộc sống của họ thực ra chỉcòn đợi cái chết đến mà thôi.
Tôi hỏi: Làm việc gì cơ ạ?
Sư phụ nói: Trước đây con đâu có ngây ngốc như vậy nhỉ. Đúng làcon mang nhiều tâm sự quá rồi.
Tôi nói: Nhà tiên tri chắc chắn sẽ dự đoán lúc nào mình chết, sưphụ nhỉ?
Sư phụ nói: Đúng vậy. Đây cũng là lý do vì sao tiên tri dẫu cóthần thánh mấy đi nữa cũng vẫn ở lại thế gian này, và đây cũng chính là mộtbước duy nhất nhà tiên tri không bắt kịp thần tiên.
Tôi hỏi: Vậy vị đại sư mà sư phụ muốn con đi tìm thì sao?
Sư phụ nói: Con chỉ có việc đi tìm, vậy là được.
Tôi nói: Vậy ông lão rèn binh khí có được coi là tiên tri không ạ?
Sư phụ nói: Ông ta không phải là tiên tri, mà cũng không phải bậcđại sư, ông ta là kiến trúc sư.
Tôi hỏi: Vậy ông ấy ở thành phố nào?
Sư phụ nói: Ông ta chờ con ở mọi nơi.
Tôi bắt đầu mơ hồ. Trong chớp mắt, tôi cảm giác, thanh kiếm củatôi là tỉnh táo nhất.
Chúng tôi cứ vậy bước đi, cuối cùng cũng tới Minh Chủ đường. Ở đóđã có người đứng canh cửa. Tôi và sư phụ cùng bước vào, hai tên canh cửa cungkính chào tôi. Vào trong phòng, tôi phát hiện ra ở chính giữa đại sảnh có mộtchiếc ghế rất lớn. Bên cạnh là quần áo mùa đông. Tôi hỏi: Có đồ chuẩn bị chophụ nữ không?
Một người vội chạy lên thưa: Dạ, vì chưa bao giờ nghĩ minh chủ làphụ nữ nên chưa chuẩn bị ạ.
Tôi nói: Vậy phiền ngươi đi kiếm thêm mỗi thứ một chiếc tươngđương, loại cho phụ nữ mặc.
Tên đó nói: Dạ vâng, thưa minh chủ, à mà minh chủ có một bức thưạ.
Tôi vội mở thư ra xem, chỉ thấy trên giấy viết:
Muốn tìm nữ tử của ngươi, tới Vĩnh Triều sơn trang tại Trục thành.
Tôi lập tức nói với sư phụ: Sư phụ ơi, con phải đi đây. Tới Trụcthành.
Sư phụ nói: Được, ta yên tâm rồi. Mệnh của con đã được viết trongsách. Lần này nhất định sẽ vô sự. Ta ở lại đây, phải đi lo việc xây cất lạichùa. Đợi con đưa Hỷ Lạc quay lại Tuyết Bang, sư phụ sẽ ra đón.
Tôi cảm tạ sư phụ, sau đó khoác áo đông, cưỡi con Lép định đi.
Đột nhiên một bàn tay ngăn tôi lại nói: Minh chủ! Tiểu nhân biếtvõ công của minh chủ cao cường, song mọi thứ phải xứng với khí độ phi phàm củaminh chủ, triều đình đặc biệt gửi tặng một thớt ngựa Hãn Huyết, được gọi là Mãvương.
Tôi cảm động không nguôi, song nghĩ đến việc đi cứu Hỷ Lạc, muội ấynhất định sẽ rất vui khi trông thấy con Lép, cho nên tôi đành khước từ nói:Thôi để lần sau vậy. Tôi quen cưỡi con ngựa nhỏ này, đổi con cao lớn hơn, tôi ekhông điều khiển được.
Kẻ thuộc hạ nói: Mong sau này minh chủ đổi cách xưng hô, không nênxưng là tôi nữa, mà xưng là bản minh chủ.
Tôi nói: Được, bản minh chủ sợ cưỡi ngựa lớn, ngựa nhỏ đủ dùng rồivậy.
Dưới màn đêm giăng đầy sao, tôi chạy thẳng tới Trục thành.
[7]
Đây là lần tôi ruổi ngựa nhanh nhất, không chỉ vì lo cho sự annguy của Hỷ Lạc, mà còn bởi trên con ngựa này thiếu vắng Hỷ Lạc. Phụ nữ luônkéo dài tiến độ của sự việc. Con Lép dường như không còn đáng yêu như trướcnữa, nó càng ngày càng chuyên nghiệp hơn. Cơ hồ chỉ trong khoảnh khắc đã vượtqua hết thành trì này tới tiểu trấn khác, thời tiết thậm chí mỗi lúc một ấmdần. Sau hai ngày, tôi cũng tới Trục thành, trên cây thậm chí vẫn còn mấy chiếclá.
Dọc đường, tôi mới hiểu ra cái chức minh chủ có ý nghĩa gì. Ýnghĩa đầu tiên chính là việc minh chủ được ở quán trọ không mất tiền. Chẳngtrách biết bao nhân sĩ giang hồ, nói dễ nghe là những kẻ coi bốn bể là nhà, mànói khó nghe là những tay không nhà không cửa, cứ cố sống cố chết đòi làm minhchủ.
Có điều Vạn Vĩnh quả thực là tên bỉ ổi, ti tiện. Hắn chịu thuatrong trận tỉ thí không nói làm gì, ai ngờ lại còn giở cái trò hạ lưu đê tiệnnày. Tôi đang nghĩ xem hắn sẽ ra những điều kiện gì, mà thực ra điều kiện gìcũng được, không làm minh chủ nữa cũng xong, huống hồ sự việc phát sinh và cầngiải quyết đầu tiên sau khi một kẻ chẳng biết vớ vẩn thế nào lại lên làm minhchủ như tôi lại là việc giải cứu cho một cô gái bị bắt cóc. Đây thật sự là mộtkhởi đầu chẳng dễ gì truyền tụng.
Trên đường không ngừng ruổi ngựa tới Trục thành, tôi đột nhiên cómột cảm giác hết sức kỳ diệu, tôi nhận ra có lúc ở một mình cũng là một việcrất thú vị, song tôi tin chắc rằng, \\\"có lúc\\\" chỉ là ngẫu nhiên. Kiếmkhách cô độc có lẽ chỉ là trông bề ngoài tưởng cô độc mà thôi.
Tôi cảm thấy chỉ trong thoáng chốc là tới Trục thành. Lúc tới Trụcthành, mọi thứ đã trở nên quen thuộc, tôi nhanh chóng tìm tới Vạn Triều sơntrang, chưa cần thông báo tôi đã được mời thẳng vào trong.
Vạn Vĩnh đã đợi tôi từ lâu.
Tôi vào thẳng vấn đề hỏi: Hỷ Lạc đâu?
Vạn Vĩnh nói: Yên tâm, cô ấy rất ổn.
Tôi nói: Sao ngươi lại làm như vậy, thật không quân tử chút nào.
Vạn Vĩnh nói: Huynh đệ nhầm rồi, tôi rất quân tử nên mới làm nhưvậy.
Tôi nói: Sao lại nói thế?
Vạn Vĩnh nói: Sự tình rất phức tạp, không tiện nói với huynh đệ.
Tôi nói: Không tiện nói chắc là thật, còn phức tạp chắc là giả chứgì?
Vạn Vĩnh nói: Không giấu gì huynh đệ, tôi ép huynh đệ tới sơntrang của tôi là muốn huynh đệ chấp thuận cho tôi một việc.
Tôi nói: Ngươi nói đi.
Vạn Vĩnh nói: Chấp thuận việc này, Hỷ Lạc sẽ được trả lại chohuynh đệ
Tôi nói: Nói đi!
Vạn Vĩnh nói: Đừng làm minh chủ nữa!
Tôi nói: Được!
Vạn Vĩnh hơi ngạc nhiên, nói: Sao lại trả lời sảng khoái như vậy?
Tôi nói: Bởi ta đâu vì muốn làm minh chủ nên mới tới tỉ thí.
Vạn Vĩnh nói: Tôi làm vậy cũng là muốn tốt cho huynh đệ thôi.
Tôi cười nhếch mép nói: Được, vậy ai sẽ làm minh chủ?
Vạn Vĩnh nói: Tôi.
Tôi nói: Ngươi làm sao khiến giang hồ tin phục được?
Vạn Vĩnh nói: Điều đó cần sự phối hợp của huynh đệ, huynh đệ phảimất tích một thời gian.
Tôi nói: Ngươi muốn ta biến mất là ta biến mất ngay, đúng là chẳngcó tôn nghiêm gì nữa cả.
Vạn Vĩnh nói: Điều đó tốt cho huynh đệ thôi mà. Huynh đệ rồi sẽhiểu ra. Ai làm minh chủ cũng đều phải chết, ngoại trừ tôi, bởi vị trí này vốnlà của tôi, cuộc tỉ thí này cũng là do tôi phát động.
Tôi nói: Xem ra vị trí này nhất định phải thuộc về ngươi. Ngươirất muốn làm minh chủ đấy nhỉ.
Vạn Vĩnh cười ha hả nói: Cái đó chỉ là hư danh. Người có võ côngcao cường hơn chúng ta rất nhiều.
Tôi nói: Cũng phải, kiếm ngươi lúc còn trong vỏ lợi hại hơn nhiềuso với lúc xuất khỏi vỏ.
Vạn Vĩnh lại cười ha hả nói: Tôi chẳng qua chỉ tò mò, không biếtvới công năng bí mật của thanh kiếm Linh này, huynh đệ có né được không thôi.
Tôi nói: Nếu không né được, chẳng phải ta đã chết bởi lòng hiếu kỳcủa ngươi rồi?
Vạn Vĩnh nói: Chết thế nào được, tôi có rất nhiều thuốc giải.
Tôi nói: Sao Linh lại ở trong tay ngươi?
Vạn Vĩnh nói: Kể ra dài dòng lắm, dăm câu ba lời không nói rõđược.
Tôi nói: Ta thấy cũng rất khó nói rõ. Ngươi cũng biết đấy, ThiếuLâm bị hại bởi chất độc diệt thành. Song loại độc này hình như chỉ có sơn trangcác ngươi mới có.
Vạn Vĩnh nói: Tôi biết huynh đệ thế nào cũng sẽ nói vậy. Sự việcnày không đơn giản như vậy đâu, mọi người đều biết chỉ có tôi mới có chất độcdiệt thành, nếu tôi dùng loại độc này để đầu độc Thiếu Lâm, chẳng phải tôi ngulắm sao.
Tôi nói: Không nhiều lời nữa, Hỷ Lạc đâu?
Vạn Vĩnh liền gọi: Mau mời cô nương đó lên đây.
Một đám người lui xuống đưa Hỷ Lạc lên.
Vạn Vĩnh nói: Tình hữu nghị vẫn là tình hữu nghị, có một số việcrất phức tạp, huynh đệ không nên nhúng tay vào làm gì, chúng ta đã nói rõ,huynh đệ đưa cô nương đi, ẩn tích trong giang hồ, tốt nhất đừng xuất hiện nữa.Bất kể xảy ra việc gì, cũng không liên quan tới huynh đệ. Bất kể có khó khăngì, cứ đến sơn trang tìm tôi, tôi sẽ chi viện cho huynh đệ. Chỉ cần huynh đệkhông xuất hiện trong giang hồ nữa. Huynh đệ đã không cần thiết phải xuất hiệnnữa thì cũng xin nói thực cho huynh đệ biết, cái vị trí minh chủ này, ai ngồivào người đó chết. Huynh đệ đã có một thanh kiếm tốt đến như vậy là có đủ tấtcả rồi. Huynh đệ cứ yên tâm sống, giống như chủ nhân của thanh kiếm tôi đã dùngđể quyết đấu với huynh đệ.
Tôi nói: Ta không cần ngươi giúp gì cả. Lúc ở Tuyết Bang, ta đãdặn người may quần áo mùa đông cho Hỷ Lạc rồi, ta hy vọng lấy được số quần áoấy.
Vạn Vĩnh nói: Giờ huynh đệ không cần quay lại Tuyết Bang nữa, đặcbiệt chớ có tới Minh Chủ đường. Vì mất các việc lặt vặt này mà phải mất mạngthì không đáng chút nào. Tôi không gạt huynh đệ đâu.
Tôi nói: Được rồi, vậy ta không tới Tuyết Bang nữa.
Vạn Vĩnh nói: Vậy thì tốt.
Lúc này, Hỷ Lạc đã được đưa lên, trông thấy tôi liền lao tới, khócthút thít.
Tôi ngẩng đầu lên hỏi: Ngươi không làm gì cô ấy đấy chứ? Bằngkhông… Tay tôi tự động chạm vào thanh kiếm giắt trên hông.
Vạn Vĩnh cười ha hả nói: Huynh đệ coi tôi là hạng người gì vậy.Tôi làm việc đại sự, đàn bà con gái chỉ gây thêm phiền phức, tôi chẳng hơi đâuđộng vào.
Tôi nói: Vậy thì tốt. Giờ ta đi đây.
Vạn Vĩnh nói: Khoan đã.
Nói đoạn liền bảo người đưa cho tôi một cái túi. Tôi ném xuốngđất, nói: Ta không cần.
Hắn nói: Huynh đệ cầm lấy đi, sau này sẽ cần.
Tôi nói: Chắc không đâu.
Tôi kéo Hỷ Lạc đi ra, chẳng thèm quay đầu lại.
Hỷ Lạc nói: Muội cứ nghĩ sẽ không gặp lại huynh nữa.
Tôi nói: Làm sao có thể thế được?
Hỷ Lạc nói: Sao muội lại ở trong sơn trang của Vạn Vĩnh?
Tôi nói: Chẳng lẽ muội không biết?
Hỷ Lạc nói: Mội không biết.
Tôi dừng chân, quay lưng lại phía sau, nói: Không bao giờ quay lạicái chỗ quái quỷ này nữa.
Hỷ Lạc bám chặt theo tôi, hỏi: Lép đâu?
Tôi nói: Ở ngoài cửa.
Hỷ Lạc nói: May mà chưa xảy ra chuyện gì. Muội mơ thấy con Lépchết.
Tôi nói: Nó vẫn sống. Nó ăn nhiều thế, mà thân hình vẫn bé xíu,chắc chắn dinh dưỡng tích tụ được rất nhiều, yên tâm, nó không chết được đâu.
Hỷ Lạc nói: Muội luôn cảm thấy rất sợ, từ khi tỉnh lại.
Tôi nói: Muội tỉnh lại từ lúc nào?
Hỷ Lạc nói: Từ một tuần hương vừa nãy.
Tôi nói: Chuyện gì vậy nhỉ?
Nói đến đây, chúng tôi liền bước tới trước cổng, Hỷ Lạc từ xa nghethấy tiếng hí của con Lép, xúc động vô cùng, liền chạy lên trước ôm chầm lấy cổcon ngựa, suýt nữa thì bật khóc. May mà cuối cùng nước mắt cũng không trào ra,bằng không địa vị của tôi cũng chẳng khác nào con ngựa.
Chúng tôi quay người lại nhìn Vĩnh Triều sơn trang trong ánh nắngchiều, cảm xúc đan xen lẫn lộn.
Tới Trục thành, chúng tôi tìm tới một quán ăn và ngồi nghỉ lại,ngoài trời bắt đầu đổ xuống những giọt mưa đông. Tôi từ trước tới nay luôn ghéttrời mưa, bởi mưa khiến giày tôi ướt đẫm.
Trên đường đã không còn người qua lại, trong quán cũng chỉ có ánhsáng yếu ớt lay lắt. Tôi nhìn Hỷ Lạc, trong cái lúc hơi thở đã trở thành khóisương này, lòng chợt thấy ấm áp lạ thường.
Tôi hỏi: Hỷ Lạc, rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?
Hỷ Lạc nói: Sau khi huynh lên ngôi minh chủ, muội và con Lép ởngoài đó đợi huynh. Thế rồi có mấy người bước đến báo rằng huynh muốn muội tớiđó, hội kiến các bậc trưởng lão. Muội đi theo họ, rẽ qua mấy ngóc ngách, muộibảo, đây không phải đường tới đó. Sau đó muội chẳng biết gì nữa.
Tôi hỏi: Vậy muội đã ở đâu?
Hỷ Lạc nói: Muội không biết gì cả, muội còn tưởng muội đã chếtrồi. Khi tỉnh dậy, muội phát hiện mình ở trong một căn phòng rất đẹp, còn córất nhiều cô gái hầu muội mặc quần áo này nọ.
Tôi thở dài nói: Muội không sao là tốt rồi.
Hỷ Lạc nói: Vì sao Vạn Vĩnh lại bắt cóc muội. Điều kiện hắn đưa ratrao đổi với huynh là gì?
Tôi nói: Hắn muốn huynh ẩn tích, càng lâu càng tốt.
Hỷ lạc nói: Sau đó để hắn làm minh chủ à.
Tôi nói: Đúng vậy.
Hỷ Lạc nói: Vậy cũng rất tốt. Như vậy, huynh sẽ không có gì để làmnữa.
Tôi nói: Huynh thấy cũng phải. Huynh muốn hỏi sư phụ một chút.
Hỷ Lạc nói: Sư phụ ở đâu?
Toắc ở Tuyết Bang. Song chúng ta có lẽ nên về Trường An trước đã,tới đó thăm ông lão. Ông ta chắc biết điều gì đó.
Hỷ Lạc nói: Muội không biết vì sao huynh luôn muốn biết điều gìđó.
Tôi nói: Nếu huynh biết, huynh đã chẳng cần đi tìm khắp nơi nhưvậy.
Hỷ Lạc nói: Huynh đã chấp thuận điều kiện của vạn Vĩnh rồi à?
Tôi nói: Huynh nghĩ, thực ra huynh có thể nuốt lời, quay lại TuyếtBang, tiếp tục làm minh chủ, sau đó trông chừng muội cho tốt để muội không bịbắt cóc một lần nữa. Chỉ có điều, hắn đã nói một câu rất kỳ lạ. Hắn bảo, ngoàihắn ra, bất kỳ ai ngồi vào vị trí đó đều có kết cục là chết.
Hỷ Lạc nói: Huynh có thể coi đó là lời hù dọa huynh, cũng có thểcoi đó là lời nói thật. Chẳng qua muội biết nếu huynh thật sự bắt đầu làm minhchủ, chắc chắn sẽ có rất nhiều chuyện phiền phức mà chúng ta không thể tưởngtượng nổi.
Tôi nói: Huynh chưa nghĩ đến điều đó. Song huynh biết, sự việcchắc có chút uẩn khúc.
Hỷ Lạc nói: Đúng rồi, sự việc chắc có chút uẩn khúc.
Lúc này, có người tới bên chúng tôi, đặt một bức thư xuống, sau đócúi đầu vội vã bỏ đi.
Trên bức thư có ký một chữ Vạn.
Tôi mở thư ra xem, đầu tiên văng ra một tờ ngân phiếu còn hạn sửdụng, tương đương với một ngàn lạng. Sau đó là một tờ giấy, trên đó viết:
Triều đình hành động, mau chóng rút mình, chớ tới Tuyết Bang, xemxong gấp lại.
Tôi đưa Hỷ Lạc xem, Hỷ Lạc hỏi: Muội xem hiểu cả, song sao lại nóixem xong gấp lại nhỉ?
Tôi vừa gấp thư lại vừa nói: Tức là sau khi xem thư xong thì gấplại, giữ gìn bức thư.
Khi hai mặt giấy chạm vào nhau, đột nhiên phụt lên một ngọn lửa,tờ giấy phút chốc hóa thành tro bụi.
Tôi và Hỷ Lạc giật mình. Gần như quên mất nội dung trên tờ giấy,một hồi lâu mới nhớ lại, tôi lẩm bẩm nói: Triều đình hành động, triều đình hànhđộng là sao?
Hỷ Lạc nói: Không rõ, chỉ biết hoàng thượng mà có tới thì sẽ ởVĩnh Triều.
Tôi nói: Đúng thế, gia thế của hắn, trong triều đình, chắc phảilà…
Tôi nghĩ một hồi lâu, không nghĩ ra từ ngữ thích hợp, liền hỏi: HỷLạc, muội nói xem, lần này huynh nghe muội.
Hỷ Lạc hỏi: Liệu huynh có thể ẩn cư giang hồ như Vô Linh không?
Tôi nói: Huynh khác người ta, người ta đã trải qua rất nhiều việc,đã mệt mỏi rồi. Còn huynh, có quá nhiều việc còn chưa biết, huynh rất muốn biếtnhiều hơn.
Hỷ Lạc nói: Huynh có thể lén tìm hiểu, nếu huynh làm minh chủ,ngược lại sẽ chẳng biết được điều gì. Huynh không nhớ dọc đường có hàng baongười muốn lấy mạng chúng ta à, đến giờ còn chưa biết họ là những ai.
Tôi nói: Có thể mọi người chỉ là vì hiếu kỳ, muốn thử nhãn lực củahuynh xem thế nào mà thôi.
Hỷ Lạc nói: Muội nghe theo huynh cả.
Hôm đó cuối cùng chúng tôi cũng quyết định rút ra khỏi những tranhchấp rối ren vừa nhen nhóm. Xem ra Hỷ Lạc nghĩ đến giờ phút này từ rất lâu rồi,cô ấy đã mất ngủ nhiều đêm nghĩ xem chúng tôi nên dựng nhà ở đâu. Có một điểmkỳ lạ, tuy có không ít tai họa đầu rơi máu chảy, song dọc đường dường như chúngtôi chưa từng thiếu tiền tiêu, cuối cùng lại để dư ra được không ít, đủ dùngtrong một thời gian dài. Đối với kết cục này, Hỷ Lạc đã mưu tính từ lâu. Tôibắt đầu nghĩ, một người con gái, thì cần những thứ gì? Còn điều bản thân tôicần hình như vẫn chưa được hình thành trong đống tư duy hỗn độn. Nếu đã vậy thìchấp thuận cho người khác trước cũng không phải là không được. Vả lại, tất cảmới chỉ là ý nghĩ trong đầu, còn chưa phải hành động ngay trước mắt. Tôi nghĩ,với tôi, đó chỉ là tính hiếu kỳ của tuổi trẻ mà thôi. Còn với Hỷ Lạc, có lẽ chỉlà sợ tôi còn trẻ, quá hiếu kỳ mà thôi.
Hai năm sau
Năm ấy, không hạn hán thì lũ lụt, thiên hạ đói kém, hoàng đế chếtbệnh, thái tử lên ngôi. So với vụ Hỷ Lạc lọt vào chùa trong ký ức tôi, còn thảmliệt hỗn loạn hơn nhiều. Đại nạn năm đó đã đưa Hỷ Lạc vào chùa. Đây rốt cuộc làmột cô nương thế nào, tôi đã đánh mất khả năng phán đoán, cũng như trước đây đãnói, cô ấy ăn trộm thuốc giải vạn năng của Vạn Vĩnh, đối với hành động nhơnhuốc này, tự sâu trong lòng tôi lại hết sức tán thưởng, tôi đã giả vờ có thểnhìn thấy được suy nghĩ trong đáy sâu nội tâm Hỷ Lạc. Đúng là tất cả mọi thứđều là suy nghĩ trong lòng, không phải hành động trước mắt.
Tôi có thể nói về đại nạn của năm nay như thế này. Ở khắp Trung nguyênđã có tình trạng người ăn thịt người, thậm chí người ta đã ăn đến đầy bụng, tạonên một vòng tuần hoàn xấu, người gầy chẳng ai ăn, chỉ chọn ăn những người códa có thịt, bản thân mình có chút thịt, không cẩn thận lại bị người khác ăn.Tôi nghĩ, tất cả mọi thứ văn minh, trật tự đều là những việc sau khi no ấm, cònmột khi đã khó có thể sinh tồn thì thế giới vốn tưởng chừng tốt đẹp lại hóa ravô nhân tính đến vậy. Tôi nghĩ, quyết định năm xưa của Hỷ Lạc là rất đúng. Bấtkể những lời Vạn Vĩnh nói có thật hay không, hắn ta cũng phải ở trong thế giớicủa mình để nhìn những sự việc xảy ra đối với thế giới ấy. Tôi thầm cảm thấymay mắn, bởi bản thân tôi không phải là một trong số đó.
Một năm sau khi Hỷ Lạc chết, tôi mới dần dần thực sự hiểu ra rằng,người thân thiết duy nhất của tôi đã hoàn toàn biến mất.
Bất kể thế nào, đây cũng là một năm vui vẻ. Tôi học được cách đặtmình ra ngoài cuộc, lắng nghe một số câu chuyện về mình. Giang hồ vẫn khônghiểu vì sao minh chủ của họ, một minh chủ những mong có thể cân bằng được cácthế lực mạnh yếu khác nhau, đột nhiên lại mất tích. Đối với việc này, trước naytôi đều không để bụng, tôi thà tin rằng tôi bỏ chạy vì những lời hù dọa của VạnVĩnh.
Minh chủ biến mất, dĩ nhiên là một việc đại sự, mọi người đều chorằng minh chủ đã bị giết. Do Vạn Vĩnh cũng là người đứng trên lôi đài đến phútcuối cùng, vả lại không thuộc bất kỳ bang phái nào cho nên mọi người đều nhấttrí tiến cử hắn ta. Vạn Vĩnh cũng tranh thủ được một số lợi ích từ phái triềuđình cho tất cả giang hồ. Việc đầu tiên được triều đình đáp ứng là, phàm bangchủ của các đại bang phái từ trăm người trở lên có thể mang theo đao kiếm đilại trong thành Trường An, song muốn rút kiếm ra thì phải được triều đình chophép. Riêng việc này đã khiến các bậc đàn anh trong giang hồ vui sướng lắm rồi,đồng thời còn cấm thuộc hạ mang kiếm, bằng không làm sao có thể tỏ rõ sự tônquý cho được. Tôi phát hiện, đầu óc của đám nhân sĩ giang hồ đều không dễ saikhiến, có thể thấy, việc tranh đấu hằng ngày hoàn toàn chẳng có nghĩa lý gì.Vấn đề dân sinh, thực ra do hai loại người khuấy động, một loại là những ngườiđói không được ăn, một loại là những người ăn no rửng mỡ.
Còn cái năm này, bất kể ai, bao gồm cả Vạn Vĩnh, cũng đều hếtcách, ngay những người phiêu lãng trên giang hồ cũng đói rã họng, ngựa tốt vềcơ bản đều đã bị ăn sạch. Có thể nói, người tập võ có lẽ đều sở hữu những conngựa tốt nhất, ngay đến họ cũng đã lần lượt giết ngựa để ăn, cũng khó tráchđược, nếu bạn không ăn ngựa của mình, không cột cho cẩn thận sẽ bị người khác bắtăn mất.
Tôi không thể nào hồi tưởng hết được tình cảnh thê thảm lúc bấygiờ, thảm cảnh ấy khiến người ta biết rằng mọi việc trên đời này chỉ là tròchơi của loài người, mà loài người lại là trò chơi của ông trời. Suốt cả nửanăm trời không đổ mưa đã là một kỳ tích, cuối cùng đổ mưa, lại mưa cho cả nửanăm, mưa mãi không thôi.
Chương 18
Mọi người nói, đó là do thiên tử phạm sai lầm, ông trời mới trútcơn giận lên đầu bá tánh. Tôi thì nghĩ, triều đình chẳng lầm chẳng lỗi gì hết.Là do vấn đề của lần này đã không thể giải quyết được nếu chỉ dựa vào việc mởquốc khố. Lượng mưa nửa năm đến giờ vẫn chưa ngừng. Còn tôi chỉ ở trong căn nhàrách nát ở một góc phố Trường An, đối diện với đống binh khí chất đầy phòng,đợi ông lão về nói cho tôi biết một số việc. Căn phòng này rất lâu rồi không cóngười qua lại, đâu đâu cũng là mạng nhện. Chắc ông lão đã chết vì tuổi già.
Ra khỏi căn nhà, nghe thấy đầy đường những tiếng rên xiết, đều lànhững người đói, người bệnh, chốc chốc lại có thể thấy người chết. Mọi ngườiđều cố đoán xem liệu có phải đất nước này sắp toi rồi không. Tôi nghĩ chắckhông phải vậy, bởi triều đình dẫu có bại hoại đến thế nào đi nữa thì vẫn làtriều đình, muốn thay đổi triều đại thì phải có người lật đổ, nhưng hiện giờthì ai nấy đều đói đến nông nỗi này, những kẻ được ăn sung mặc sướng duy nhấtchính là những kẻ trong cung.
Trường An còn như vậy, tôi nghĩ có lẽ tôi phải quay về nơi trúngụ. Ở đó còn có người đợi tôi.
Hai năm trước, tôi và Hỷ Lạc mang không ít của cải tới ngoại ôthành Trường An. Ở sâu trong một cánh rừng có một nơi Hỷ Lạc vừa thấy đã ưngngay, bởi ở đó bỗng nhiên có một con sông chảy ngang qua, chạy dọc bên sông làmột trảng cỏ rộng lớn. Hỷ lạc nói: Muội thấy nơi này rất tuyệt.
Tôi nói: Muội phải nghĩ cho kỹ, một nơi có tuyệt hay không, khôngphải cứ nói được vào ban ngày là xong, hằng đêm chúng ta đều phải ngủ lại đây,cho nên muội phải chắc chắn rằng ban đêm muội có sợ hay không.
Hỷ Lạc nói: Võ công của huynh cao cường như vậy, muội sợ gì chứ?
Tôi nói: Võ công của huynh không cao cường đâu, chẳng qua thanhkiếm này bén thôi.
Hỷ Lạc nói: Sao vậy, nững lời bán tán nghe được lúc ăn cơm màhuynh vẫn để trong lòng à.
Tôi nói: Thực ra huynh luôn muốn vứt thanh kiếm này đi, nhưng lònghuynh lại không muốn vứt. Điều này thực sự rất mâu thuẫn, bởi đó đều là suynghĩ trong lòng dù sao cứ giữ lại để chẻ củi cũng được.
Hỷ Lạc nói: Từ nhỏ muội đã ở bên huynh, song muội không hề biếthuynh đang nghĩ gì.
Tôi nói: Đúng vậy, huynh cũng không biết huynh đang nghĩ gì, sưphụ nói, huynh là người họ tìm được dựa trên kinh sách nhà Phật, có rất nhiềuđiểm đặc biệt, bản thân huynh lại không hề cảm thấy như vậy. Huynh thấy mình làngười không có tính cách rõ rệt.
Hỷ Lạc nói: Tại thời gian huynh ở trong chùa lâu quá, giờ thìhuynh có thể nuôi dưỡng một số tính cách mà.
Tôi cười ha hả, nói: Trái lại, huynh cảm thấy hồi ở trong chùahuynh có tính cách rất rõ, có thể bởi mọi người khác đều không có tính cách rõrệt. Nhưng sau khi xuống núi huynh lại phát hiện ra người trên giang hồ đều cótính cách rõ rệt. Huynh cảm thấy bản thân mình không hề có gì đặc biệt, mà càngngày càng chẳng biết mình phải làm gì.
Hỷ Lạc nói: Người trên giang hồ mới là những người không có tínhcách nhất, chẳng qua là quá ngốc nên mới khác người. Đàn ông các huynh thậtphức tạp, có muội là đơn giản.
Tôi nói: Hỷ Lạc này, muội muốn làm gì?
Hỷ Lạc chỉ tay về phía bờ sông nói: Dựng một ngôi nhà ở đó.
Tôi nói: Muội chắc chắn chứ, không đợi đến đêm xem thế nào à?
Hỷ Lạc nói: Muội không muốn ở quán trọ nữa đâu, ở quán trọ đắtquá, mà lại không phải nhà của mình.
Tôi nói: Vậy huynh dựng nhé, nhưng không phải nói dựng là dựngngay được đâu, vẫn phải ở trọ mấy bữa.
Hỷ Lạc nói: Huynh dựng đi, cứ có mục tiêu là được. Huynh trông conLép kìa, nó cũng rất thích chỗ này đấy.
Con Lép đang chuyên tâm ăn cỏ.
Tôi nói: Thế này đi. Huynh cứ dựng cái khung đơn giản đã, muộikhông thích thì lại đổi kiểu, thích thì dần dần dựng lớn hơn, được không?
Hỷ Lạc nói: Được, được chứ, vậy bắt đầu luôn đi!
Tôi nói: Được, thanh kiếm này được dùng đúng chỗ rồi.
Nói đoạn, tôi nhìn cây cối xung quanh, rồi tự lẩm bẩm: Mình chặtcây nào trước nhỉ?
Hỷ Lạc nói: Cây kia kìa, kia kìa, cái cây to nhất í.
Tôi nói: Sư phụ từng bảo, cây đại thụ đều thành tinh cả rồi. Huynhthấy chặt cây này đi, đang sung mãn.
Vừa nói, tôi vừa rút kiếm nhằm thẳng vào thân cây, rồi nói\\\"chính cây này\\\".
Đang định chém thì cây đó liền đổ vật xuống.
Tôi và Hỷ Lạc ngây ra tại trận, con Lép khoái chí tung tăng chạylên, gặm lá cây.
Tôi nói: Thanh kiếm này…
Hỷ Lạc nói: Giờ thì muội tin rồi, nó bén thật.
Tôi nói: Ông lão từng nói, khi huynh có sát khí thì nó rất nhạy.
Hỷ Lạc nói: Đối với cái cây mà huynh cũng tỏa ra sát khí à?
Tôi nói: Chẳng phải là muốn chém nó sao. Huynh vẫn chưa hiểu rốtcuộc sát khí là cái gì. Lần này có cơ hội đến Trường An phải hỏi ông lão xemsao, tầm này chắc ông lão đã quay về.
Hỷ Lạc nói: Huynh định đối phó với cái cây này thế nào?
Tôi nói: Đứng từ xa chặt.
Nói đoạn tôi vung kiếm, trong giây lát đất cát tung lên, phíatrước mặt trở nên mù mịt.
Hỷ Lạc nói: Huynh ngắm chuẩn vào, chẳng nhìn thấy thứ gì hết.
Tôi và Hỷ Lạc lặng chờ bụi đất lắng xuống. Trong khoảng không gianmờ mờ ảo ảo, dường như tôi trông thấy có người đứng từ xa quan sát chúng tôi.Tôi nói: Ai đấy! Hỷ Lạc lập tức nép chặt vào tôi.
Dẫu bên kia không có tiếng đáp lại. Hỷ Lạc hỏi tôi: Không thấy gìà?
Tôi nói: Huynh trông thấy rồi mà. Mắt huynh không nhìn nhầm đâu.Huynh cảm giác đằng kia có một cặp mắt trừng trừng nhìn chúng ta.
Hỷ Lạc đột nhiên nghĩ ra điều gì đó, liền buông tôi ra, chạy vàotrong đám cát bụi.
Tôi nói: Hỷ Lạc! Nguy hiểm đấy!
Hỷ Lạc chẳng buồn quay đầu lại.
Tôi lăm lăm tay kiếm, lập tức đuổi theo.
Chợt thấy Hỷ Lạc ôm con Lép, kiểm tra khắp cơ thể nó một lượt.
Hỷ Lạc trách tôi: Huynh xưa nay không hề coi những thứ muội thíchra gì, huynh xem huynh khiến nó sợ đến mức này.
Tôi nhìn con Lép, ánh mắt nó ngây dại, nhìn về phía kiếm khí phóngra, đứng bất động.
Tôi nói: Không sao đâu, bình tâm một lúc là ổn thôi.
Hỷ Lạc nói: Chưa chắc đâu, kiếm của huynh bén như thế. Có khi nóxoay mình một cái là đứt đôi ấy chứ.
Tôi nói: Không thể nào đâu, muội xem.
Nói đoạn tôi bước lên đạp mạnh vào con lép một phát, con Lép lậptức gào réo không thôi.
Hỷ Lạc nhảy lên đánh tôi nói: Huynh làm cái gì thế?
Tôi nói: Để chứng minh nó vẫn còn sống.
Hỷ Lạc dắt con Lép sang một bên, nói: Chẳng hiểu vì sao, huynh cầmthanh kiếm này, trong lòng muội rất không yên tâm.
Tôi nói: Đúng đấy, huynh không cầm thanh kiếm này, trong lòng cũngrất không yên tâm.
Hỷ Lạc nói: Trước đây huynh toàn dùng quyền cước thôi mà.
Tôi nói: Đúng vậy, nhưng mà, vừa lợi hại, vừa thuận tiện vẫn làtốt nhất.
Hỷ Lạc nói: Huynh đi mà nói chuyện với cánh đàn ông, muội đưa conLép ra bờ sông, huynh từ từ mà chặt.
Ba tiếng trôi qua, tôi hiểu ra rằng, ý nghĩa cuối cùng của thanhkiếm tuyệt thế vô song này chính là dùng để chặt cây, tôi không thể tưởng tượngnổi trong một thời gian ngắn như vậy đã có thể chuẩn bị đầy đủ số gỗ dùng đểdựng nhà. Hỷ Lạc đã dựa vào con Lép ngủ. Tôi bỗng dưng mong muội ấy tỉnh dậy,căn nhà cơ bản đã cất xong. Có điều, vẫn chưa thể hoàn thành, bởi còn thiếu rấtnhiều dụng cụ, cần phải vào thành mua.
Tôi hỏi: Hỷ Lạc, huynh phải vào thành mua ít đồ, nhanh thôi, muộithế nào bây giờ?
Hỷ Lạc nói: Muội và con Lép ở đây chơi, muội thích ở đây, khôngmuốn rời đi đâu cả.
Tôi nói: Vậy được rồi, muội đợi một lát nhé.
Hỷ Lạc nói: Huynh phải cẩn thận đấy, đừng có rút kiếm bừa bãi nhé.
Tôi nói: Huynh để kiếm lại đây cho muội, nếu có sói hay con gì đótới thì muội có thể dùng để phòng thân.
Hỷ Lạc hỏi: Ở đây có sói à?
Tôi nói: Chưa chắc. Nhưng huynh mà là sói thì huynh sẽ ở đây.
Ánh mắt của Hỷ Lạc lộ rõ sự lo lắng.
Chỉ một chặng đường đi và về đơn giản, chừng hai tiếng đồng hồ,tôi đã mang về không ít đồ ăn. Năm nay được mùa, trên phố đồ ăn gì cũng có, lạirất rẻ. Khắp nơi là một bầu không khí hân hoan tươi tắn. Thế nhưng tôi ngheđược một tin hãi hùng rằng: vị minh chủ võ lâm mới vừa được bầu ra đã bị hạichết. Triều đình nói, đây là việc lập đảng bất hợp pháp, phải bắt lại ngay, thếnhưng việc bắt bớ bị cản trở, bảo rằng muốn bắt minh chủ thì phải thông qua sựđồng ý của ba đại bang phái trong võ lâm, huống hồ minh chủ lại không ở TuyếtBang vân vân, sau đó toàn bộ người trong Minh Chủ đường, dường như bao gồm cảvị minh chủ trẻ tuổi kia, trong một đêm đều bị trúng độc chết.
Tôi nghĩ, lại là vụ đầu độc trong một đêm.
Tôi đột nhiên nhớ đến lời Vạn Vĩnh nói. Nội tình thực sự rất phứctạp. Song tôi chỉ biết sau đó Vạn Vĩnh làm minh chủ, triều đình không tới bắtbớ nữa.
Minh chủ thực sự là một công việc chẳng thể vun vén mọi mặt được,chẳng qua có cái tên dễ nghe mà thôi, tôi nghĩ vậy. Tôi bất chợt cảm thấy nhẹnhõm, liền cúi đầu ra khỏi thành, chỉ sợ những người tới xem tỉ thí hôm xưaphát hiện ra vị cựu minh chủ đang địu một túi đồ ăn không biết đi về phươngnào. Tôi nghĩ, coi như tôi đã chết rồi vậy, dường như còn dễ nghe hơn việc tôiđi sống cùng với một cô nương. Mặc dù Vô Linh cũng như vậy.
Trời mùa đông rất chóng tối. Tôi hơi sốt ruột, không biết Hỷ Lạcmột mình trong rừng rậm có sợ phát khiếp không. Cũng may đây không phải cánhrừng lớn lắm.
Tôi rảo bước quay lại trước bìa rừng, chợt nhận thấy mọi thứ khủngkhiếp hơn mình tưởng tượng, bởi lẽ bỗng nhiên có một làn sương mỏng.
Ngay sau đó, tôi bị lạc đường.
Tôi chợt nhớ trước đây từng nghĩ không biết phải chôn Hỷ Lạc ởđâu, bỗng thấy rùng mình, vội lao như điên dại trong rừng, không hề cảm thấy cóchút hơi lạnh nào cả. Tôi nghĩ, chỉ cần tìm tới dòng sông là được. Song bấtluận tôi chạy thế nào, cảnh vật trước mắt tôi dường như vẫn như vậy, ngay bảnthân tôi cũng thấy sợ hãi, tôi bất giác rờ xuống nơi giắt kiếm, nhưng lại sựcnhớ ra tôi đã đưa thanh kiếm cho Hỷ Lạc.
Tôi chạy mỗi lúc một nhanh, đột nhiên cảm thấy có gì đó bấtthường. Tôi ngẩng đầu lên nhìn, chỉ thấy bầu không khí trước mắt bỗng nhiêntách ra, đồng thời có một luồng khí màu đỏ nhạt ập xuống người. Đó là gì vậy,tôi băn khoăn chưa có lời giải đáp.
Thế nhưng trước mắt tôi có một cây đại thụ, tôi muốn xem xem luồngkhí đó chạm vào cây sẽ có phản ứng thế nào. Còn chưa nhìn được rõ, cái cây đãbị chẻ làm đôi, tôi đột nhiên hiểu ra đó là do thanh kiếm của tôi. Hỷ Lạc chắcở ngay phía trước mặt.
Tôi gào lên gọi: Hỷ Lạc! Đồng thời né người tránh kiếm.
Nhưng đã quá muộn rồi, tôi cảm thấy bản thân mình rất chậm chạp.Một thứ lạnh lẽo vừa xuyên qua người tôi, kéo theo tiếng hét thất thanh của HỷLạc.
Tôi bất chợt hiểu ra, chắc tôi sắp chết ngay bây giờ.
Tôi thấy Hỷ Lạc đứng yên một chỗ, thanh kiếm rớt xuống đất. Khôngngờ tôi lại phải chết thế này, tôi như thể chưa hoàn thành được công việc gì,chỉ vừa bị mọi người đùa bỡn một hồi.
Cái chết rốt cuộc là thứ gì, nó luôn tồn tại ở quanh chúng ta, gắnliền với sự sống, cả hai cùng tồn tại nhưng lại là hai trạng thái mâu thuẫn. Cóđiều Hỷ Lạc, muội ấy sẽ thế nào, tôi nghĩ, muội ấy chắc sẽ không thể sống tiếpđược. Bởi tôi đã chết rồi. Đó là một nhẽ, thứ đến, còn vì tôi bị chính muội ấygiết chết.
Xung quanh lại yên lặng như trước. Tôi nghĩ bụng, sao tôi vẫn cònsuy nghĩ miên man vậy nhỉ, quá trình chết này thật là rất dài. Trong tưởngtượng của tôi thì lẽ ra tôi đang đứng bên cạnh nhìn cơ thể mình vừa bị chiathành hai nửa mới phải.
Một lúc lâu sau, tôi vẫn chưa chết. Ngay cả Hỷ Lạc cũng đã tỉnhtáo lại, lao về phía tôi òa khóc không ngừng. Tôi cử động chân tay, ôm lấy HỷLạc, cảm thấy chắc đã qua thời điểm cơ thể đứt đôi, bằng không thì quá khủngkhiếp. Hỷ Lạc sẽ không phải tự sát nữa. Hiện trường có lẽ sẽ rất kinh khủng,bởi một người sớm tối bên mình đột nhiên bị xẻ đôi ngay trước mặt, mỗi con mắtở một bên đau đáu nhìn mình.
Hỷ Lạc đã không thể nói chuyện được một cách bình thường, cô kể lểngắt quãng rằng cô đã rất sợ ở lại đây một mình thế nào, và may mà đường kiếmchẻ xuống đã chệch, bằng không muội ấy sẽ tự sát ngay lập tức, đại loại nhưvậy.
Trong lòng tôi thầm nói: Hỷ Lạc ơi, đường kiếm này rất chuẩn, bảnthân huynh cũng không chém chuẩn như thế, có phải muội lén tập kiếm hay không?Kiếm khí nhằm đúng từ mũi chẻ xuống, nếu huynh chết, không chỉ mỗi bên một conmắt đâu, mà mỗi bên còn có một lỗ mũi, ngay cả răng cũng rất đối xứng, thực sựkhông hề lệch chút nào.
Vậy mà tôi không chết, có lẽ chính bởi người chém tôi là Hỷ Lạc.
Một hồi lâu, tôi hỏi Hỷ Lạc: Ở đây có sợ không? Chúng ta chuyểntới một nơi phồn hoa hơn nhé, vẫn phải tính đến ban đêm.
Hỷ Lạc nói: Không sợ đâu. Ban đêm muội có thể tưởng tượng ra lúctươi đẹp của ban ngày. Vả lại, ban đêm muội ở cùng huynh, huynh đi đâu muộitheo đấy. Nhà chỉ cất một gian, ở đâu cũng nhìn thấy nhau được.
Tôi nói: Được.
Hỷ Lạc đột nhiên run người.
Tôi nói: Muội lạnh à. Huynh mua quần áo cho muội đây này.
Chúng tôi đốt lửa trại, trải qua đêm đông giá buốt.
Tôi nghĩ, thực ra lửa trại có thể dập đi, bởi dường như ôm nhau đãrất ấm áp, nương tựa nhau đã có thể sinh tồn. Song tôi cứ luôn cảm thấy mìnhnhư đang dựa dẫm, đang đối diện với người mẹ hoặc người chị của mình. Tôi nghĩđây là cảm giác chân thực, song như vậy là có lỗi với Hỷ Lạc.
Điều này cũng không cần thiết phải nói cho Hỷ Lạc biết. Không chiakhông lìa chính là cản giới cao nhất của tình cảm nam nữ. Chẳng qua nó chia làmnhiều loại, hoặc nhiều quá trình mà thôi. Đối với tôi và Hỷ Lạc, điều này đãkhông còn là quá trình nữa, mà là kết quả.
Ngày hôm sau.
Phong cảnh bỗng nhiên trở lại với vẻ yên bình tượi đẹp. Không thểtưởng tượng nổi ban đêm lại có nhiều bóng cây âm u múa máy hãi hùng. Cùng mộtsự vật, chẳng qua môi trường thời gian có chút thay đổi, mà đã khác nhau đếnvậy. Song bất luận thế nào, có con mắt của tôi, có thanh kiếm của tôi, có sứcmạnh của tôi, có con ngựa nhỏ như con chó hễ gió lay cỏ động là lại kêu híkhông ngừng của chúng tôi, còn có căn nhà một gian vững chải nữa, ở trong thànhhay ở ngoài rừng cũng đều như nhau mà thôi.
Ngày thứ bảy. Căn nhà cuối cùng cũng cất xong. Do không có kinhngiệm dựng nhà, nên đứng từ xa nhìn lại trông nó như một cái quẩy dài, tôinghĩ, kể cả kẻ xấu đang đêm có tới đây, đột nhiên nhìn thấy một cỗ quan tài lớnđến vậy ở nơi khỉ ho cò gáy này, chắc chắn sẽ chết khiếp. Có điều trời mưa thìlàm thế nào, nước thoát theo đường nào đây?
Hỷ Lạc có ý rằng, không cần phải nghĩ ngợi nhiều đến thế, trời mưathì xả nước từ trong ra. Chỉ cần giường khô là được.
Tôi dựng một chái nhỏ ở ngay bên cạnh thông với căn nhà để cho conLép ở. Hỷ Lạc rất hài lòng vì việc này, cảm thấy cuối cùng thì tôi cũng coitrọng muội ấy, bởi đã coi trọng con ngựa của cô.
Hỷ Lạc nói: Mong sao trời cứ không mưa mãi.
Không ngờ, lời nói của Hỷ Lạc lại trở thành một lời nguyền. Bấygiờ thực ra đã bắt đầu một đợt đại hạn hán.
Cuộc sống của tôi và Hỷ Lạc rất yên ổn, mỗi tuần chúng tôi đều vàothành mua rất nhiều thức ăn mang về. Các món muội ấy nấu trước nay đều rấtngon, đây cũng chính là nguyên nhân vì sao tôi ở lại đó lâu. Tôi dần dần cảmthấy đây là căn nhà tốt nhất, còn ngoài kia là cuộc sống nhân gian lạnh giábăng buốt.
Hằng ngày chúng tôi đều không có việc gì làm, nên không thể khôngnghĩ ra đủ thứ chuyện để tiêu tốn thời gian, đây thực sự là việc làm rất thúvị. Ví dụ như cắt tỉa mớ lông dài của con Lép thành muôn hình muôn dạng, bỏ raba tháng để dạy con Lép làm thế nào ngậm đem về những thứ chúng tôi vứt ra, chỉhiềm không thể đích thân thị phạm dạy con Lép vẫy đuôi. Tóm lại kiểu như chocon Lép đóng các vai khác nhau. Tôi nghĩ đối với nó, nó không hề đau khổ, cònđối với Hỷ Lạc, thì đó là niềm vui bất tận. Tôi từng đề nghị vào thành mua mộtcon chó đem về. Hỷ Lạc kiên quyết không đồng ý, cho rằng làm như vậy là hạ thấpmức độ yêu thương đối với con Lép, làm như vậy là không có nhân nghĩa. Bởi đâylà con ngựa đã cùng chúng tôi trải qua biết bao nguy khó mà không hề chùn bước.Tôi cho rằng, nó chẳng qua bị ép buộc, không có cách nào khác nên như vậy màthôi.
Nơi bán con Lép cũng đã bị phá hủy ngay khi Thiếu Lâm bị tiêudiệt.
Ngoài ra, hằng ngày tôi và Hỷ Lạc còn chế tạo ra các loại cạm bẫykhiến kẻ địch giả tưởng đến xâm phạm phải rơi vào khốn cảnh. Tuy nhiên việc nàythực sự chẳng thú vị chút nào, ít nhất đối với tôi. Bởi lẽ Hỷ Lạc luôn đưa ra ýtưởng, và tôi là người đã thực hiện, đại loại như việc đào một cái bẫy sâuquãng chiều cao của hai người cộng lại. Chuyện đó còn chưa nhằm nhò gì, tôi cònphải giả bộ rơi xuống, bởi Hỷ Lạc chưa từng thấy bộ dạng của một người rơixuống bẫy trông thế nào. Song những điều này cũng không có gì đáng bàn, bởi hằngngày muội ấy đều giúp tôi làm những món ăn rất ngon, xem tôi luyện kiếm và giặtgiũ mọi thứ quần áo.
Cuộc sống nhàn hạ quá cũng không hay, chúng tôi bắt đầu thi cắt cỏchất thành hai đụn, sau đó thả con Lép ra, đồng thời đánh cược xem nó sẽ ăn đụncỏ nào.
Tôi nhận ra, dường như con người hoàn toàn không có nguyên tắc nhưtôi đã có một chút thay đổi. Có một lần, Hỷ Lạc bảo tôi đóng giả làm Lưu Nghĩacủa phái Võ Đang, đồng thời dắt theo con Lép. Sau đó cô nàng lần lượt đóng giảthành chưởng môn các phái Thiếu Lâm, Phi Ưng, Nga My, Cái bang, bỏ ra ngàn vàngđể mua con ngựa này. Hỷ Lạc diễn cảnh đối thoại giữa những người đó.
Lúc ấy tôi định nói: Họ còn lâu mới làm việc vô vị như vậy.
Song lại buộc miệng nói thành: Việc họ làm thật vô vị.
Hỷ Lạc nói: Huynh chỉ việc bán con Lép sao?
Tôi nói: Không phải.
Mặc dù trong con mắt người giang hồ, thì lúc này tôi dường như vôvị hơn nhiều.
Tôi nghĩ, cuộc đời dài rộng, tự tìm được niềm vui trong đó làđược. Câu nói này dường như na ná như câu nói \\\"cuộc đời ngắn ngủi, hànhlạc kịp thời\\\" mà rất nhiều người trong giang hồ vẫn tin theo. Có điều, đờingười rốt cuộc ngắn ngủi khổ đau hay ngày rộng tháng dài, vấn đề này rất cótính triết học. Song, tôi cứ đơn giản cho rằng điều này được quyết định bởiđương sự sống được bao lâu.
Cuộc sống tiếp diễn như vậy, cho đến một hôm thì bị xáo trộn. Tôikhông nhớ lúc bấy giờ chúng tôi đang làm gì, bởi việc tôi và Hỷ Lạc làm quảthực rất nhiều, có điều đột nhiên Hỷ Lạc ngất lịm, ngã lăn ra mặt đất. Lúc ấytôi rất sốt sắng, nghĩ ra rất nhiều cách để khiến muội ấy tỉnh lại. Sau đó hỏiHỷ Lạc: Muội làm sao vậy?
Hỷ Lạc nói: Muội không biết, đột nhiên chẳng biết gì cả.
Tôi nói: Chúng ta phải lập tức tới Thành Thọ đường, hiệu thuốc tốtnhất trong kinh thành khám bệnh mới được.
Hỷ Lạc nói: Muội không sao đâu, muội thấy chắc do ngồi sổm lâu quáthôi. Chúng ta phải tiếp tục sống thế này, cần tiết kiệm ngân lượng, không đượclãng phí.
Tôi nói: Không sao đâu, huynh có thể đi kiếm tiền.
Hỷ Lạc nói: Không được. Huynh mà đi, chắc chắn sẽ bị phát hiện, rồilại gây nên nhiều sóng gió. Giờ ta còn không biết người bên ngoài đã nói gì vềhuynh.
Tôi nói: Bất kể thế nào, lần sau vào thành, nhất định phải tớiThành Thọ đường.
Thời gian sau đó, Hỷ Lạc dường như luôn giả bộ rất khỏe mạnh, khivào thành càng tỏ ra vô cùng hoạt bát nhanh nhẹn, khiến tôi sau khi rời thànhmới nhớ đến việc phải đi khám bệnh. Hỷ Lạc cứ đùn đẩy nói, đã ra khỏi thành thìthôi. Tôi cố ép kéo Hỷ Lạc tới Thành Thọ đường. Ông thầy lang vừa bắt mạch liềnnói: Chúc mừng hai vị! Có tin vui rồi!
Chương 19
Tôi và Hỷ Lạc đều không thể tin nổi.
Tôi hỏi: Có tin vui sao lại đột nhiên ngất lịm?
Thầy lang nói: Không thể nào, chắc hẳn là có bệnh khác, đến giờvẫn chưa phát tác, chưa bắt được ra, chỉ biết là có tin vui.
Hỷ Lạc quay người lại định nói với tôi gì đó, thì lại bị ngất, ngãtrên mặt đất.
Tôi ôm chặt Hỷ Lạc, nói với thầy lang: Mau, mau bắt mạch, bệnhphác tác rồi.
Thầy lang hết sức hồi hộp, bắt mạch một hồi lâu rồi nói: Dựa vàomạch tượng của cô nương này mà nói, thì là bị ngất.
Tôi nói: Nói vớ vẩn, dùng mắt nhìn cũng biết rồi.
Thầy lang nói: Song mạch tượng bình ổn, chứng tỏ khi hôn mê khôngcó dấu hiệu liên quan đến tính mạng, có thể yên tâm.
Tôi hỏi: Vậy cô ấy ngất là tại làm sao?
Thầy lang nói: Cô nương này trước đây đã từng bị thương?
Tôi nghĩ hồi lâu rồi nói: Có một lần ngã từ trên lưng ngựa xuống,xây xát không ít chỗ.
Thầy lang nói: Có lập tức rửa sạch không?
Tôi nói: Không.
Thầy lang nói: Vậy thì khó nói rồi.
Tôi nói: Rốt cuộc là làm sao?
Thầy lang nói: Hiện tại chưa thể nói rõ được, phải xem đã.
Sự việc sau đó, tôi không muốn kể tường tận nữa, bởi kể là ắt sẽnhớ lại. Tôi nghĩ, bệnh của Hỷ Lạc là do cú ngã từ lưng ngựa hồi trước. Tôi đãhứa khi đến thành Trường An sẽ lập tức đi khám bệnh, sau đó Hỷ Lạc không nhắcđến, vết thương cũng dần dần liền lại, nên tôi quên khuấy đi mất. Bệnh tình củaHỷ Lạc ngày một nghiêm trọng hơn, vô số thầy lang đều nói, căn bệnh này khôngthể chữa trị được, chỉ có thể chờ tự khỏi, nếu như có thể tự khỏi. Ở Thành Thọđường, tôi không nhớ đã mất bao nhiêu thời gian, liên tục dùng thuốc điều trị,cho đến khi ngân lượng tiêu hết sạch, song vẫn không thấy có gì khởi sắc. HỷLạc gắt gỏng đòi về căn nhà kia, tôi đành đưa muội ấy trở về. Tôi không thể nàođi tìm sư phụ, tôi nghĩ sư phụ chắc chắn có cách, hoặc có thể nói, trong gianghồ nhất định có thần y. Lúc ấy tôi thà tin rằng võ lâm không chỉ là chốn ám khíhay loạn xạ, mà còn là nơi có thần y cứu đời.
Tuy nhiên, tôi không thể bỏ một mình Hỷ Lạc ở lại nơi này, đặcbiệt là về đêm. Điều này có nghĩa bất kể đi đâu, cùng lắm tôi chỉ có thể đi vàoban ngày.
Tôi không biết rốt cuộc Hỷ Lạc sẽ trở nên thế nào, cuối cùng liệucó chết không, hay sẽ chết đột ngột.
Hỷ Lạc luôn tỏ ra rằng mình còn có thể cạo lông cho con Lép, songmuội ấy đã không thể xuống giường đi lại được nữa. Tôi nghĩ bụng, mọi thứ tênđời này đều phải hoàn trả, tỉ như việc lúc này đến lượt tôi nấu cơm. Tôi có thểtưởng tượng ra tôi nấu khó ăn đến mức nào, nhưng Hỷ Lạc lại ăn rất nhiều, vượthẳn lẽ thường. Tôi nghĩ, người ốm đều rất chán ăn. Tôi hỏi Hỷ Lạc: Muội rất đóià?
Hỷ Lạc nói: Không phải đâu.
Tôi hỏi: Vậy tại sao muội ăn nhiều thế?
Hỷ Lạc nói: Muội không đói, nhưng con của huynh đói.
Tôi nói: Muội thấy, sau này huynh phải làm gì?
Hỷ Lạc nói: Huynh nói gì cứ như lời trăng trối thế. Muội nghĩ, sắpsinh em bé rồi nên cơ thể suy nhược quá thôi. Thực ra muội vẫn có thể đi lại,nhưng có nhiều việc muội đã không thể nhớ rõ nữa rồi, cái bẫy mình đào ở chỗnào, muội sợ đi linh tinh sẽ rơi xuống, làm tổn thương tới…
Tôi nói: Thế này nhé, bây giờ huynh sẽ đưa muội tới Trường An, đầutiên cứ ở Thành Thọ đường đã, sau đó huynh sẽ vào cung tìm, muội có nhớ sưhuynh không, huynh đã từng nói với muội, sư phụ cũng từng nói đấy, huynh ấy đãlà vua rồi. Trong cung có thái y, chắc chắn chữa được bệnh. Việc này không thểkéo dài nữa, chúng ta đi ngay thôi.
Hỷ Lạc không nói lời nào.
Một hồi lâu, Hỷ Lạc hỏi tôi: Huynh nói xem, đứa bé tên là gì?
Tôi nói: Huynh nghĩ nếu là gái thì vẫn gọi là Hỷ Lạc.
Hỷ Lạc nói: Làm gì có chuyện thấy tên hay cứ dùng mãi như thế, saunày thì chẳng rõ ai vào với ai, trừ phi chỉ còn lại một người. Huynh có muốndạy dỗ con nó cái gì không?
Tôi nói: Dạy nhiều thứ lắm, ba người sống bên nhau, sau này nhàphải nới rộng ra. Muội là phiền phức nhất đấy, không được làm thêm một gian,muội xem, chỉ đành nới rộng ra thôi, nhưng huynh vẫn chưa nghĩ ra phải nới thếnào.
Hỷ Lạc nói: Muội có phiền phức đâu, muội chuyển ra ngoài ở, trongnhà vẫn chỉ có hai người.
Tôi nói: Muội chuyển ra đâu?
Hỷ Lạc hỏi: Nhà mình còn bao nhiêu bạc nhỉ?
Tôi nói: Còn nhiều.
Hỷ Lạc nói: Sau này huynh thế nào?
Tôi nói: Đợi muội khỏi rồi tính.
Hỷ Lạc nói: Muội đau bụng.
Tôi nói: Chắc không phải sắp sinh chứ?
Hỷ Lạc nói: Vẫn chưa đến lúc, huynh sốt sắng thật đấy, nếu khôngđẻ ra được, huynh hãy dùng kiếm, không được dùng thanh kiếm kia đâu, nhằm vào bụngmuội…
Tôi nói: Muội nói gì vậy hả. Muội cứ nằm xuống đã, để huynh nghĩcách xem.
Hỷ Lạc nói: Huynh có bao giờ có cách đâu.
Tôi nói: Cái lọ nước muội ăn trộm lần trước đâu, cái lọ ở sơntrang của Vạn Vĩnh ấy.
Hỷ Lạc nói: Muội không ăn trộm. Muội cầm cho huynh, muội sợ huynhtrúng độc.
Tôi nói: Đến giờ huynh có trúng độc đâu. Muội cất ở đâu rồi?
Hỷ Lạc nói: Ở dưới gầm giường.
Tôi cúi xuống gầm giường nhìn, phát hiện ra có không ít đồ, tôihỏi: Toàn là những thứ gì thế, chắc không phải muội lấy trộm trên phố chứ?
Hỷ Lạc nói: Muội chưa từng trộm đồ. Đó đều là những thứ muội lénmua về cho huynh mỗi khi vào thành.
Tôi nói: Là những thứ gì vậy?
Hỷ Lạc nói: Huynh không hiểu đâu, là những thứ dùng để may quầnáo.
Tôi nói: Sao trước giờ huynh chưa từng phát hiện ra nhỉ?
Hỷ Lạc nói: Mắt của huynh từ trước tới giờ có để ý vào muội đâu,muội ôm hàng bao nhiêu thứ về huynh đều chẳng nhìn ra.
Tôi tìm thấy lọ nước đồn rằng có thể giải được mọi thứ độc, đoạnbảo Hỷ Lạc: Muội uống đi!
Hỷ Lạc nói: Muội không uống, muội có trúng độc đâu.
Tôi nói: Uống đi! Nghe lời nào! Nếu thứ này không có tác dụng,huynh sẽ đưa muội đi gặp thái y.
Hỷ Lạc nói: Không uống, lọ này về sau có thể đề phòng bất trắc,huynh bất cẩn nhất trần đời, nếu khi đào bẫy mà bị rắn cắn thì có thể dùngngay. Lại có thể bán đi một nửa, nếu nhà hết bạc.
Tôi nói:Hỷ Lạc, uống đi mà!
Hỷ Lạc bấy giờ mới không nói nữa, uống vào một chút.
Tôi nói: Sau này, hằng ngày đều phải uống. Muội cảm thấy thế nào?
Hỷ Lạc nói: Muội vốn dĩ chẳng sao hết, chẳng qua yếu người, chắc tạinó khỏe quá.
Tôi nói: Ai cơ?
Hỷ Lạc nói: Huynh thật ngốc. Đợi khi muội khỏe lại, huynh vẫn chỉcó thể làm các công việc cơ bắp, như đào bẫy, nhổ cỏ, chẻ củi thôi. Nhưng màbụng muội hơi đau.
Tôi nói: Huynh đưa muội đi tìm thái y.
Hỷ Lạc nói: Muội thấy huynh vui là muội vui, thấy huynh buồn, muộicũng sẽ buồn, nhưng muội chưa nhìn thấy huynh buồn bao giờ. Chắc huynh là ngườichưa bao giờ buồn. Thiếu Lâm chết hằng bao người mà huynh cũng không buồn,trong khi muội đã rất nhiều lần khóc trộm.
Tôi nói: Bởi họ là những người không liên quan đến huynh.
Hỷ Lạc nói: Muội rất buồn. Nhưng huynh chưa bao giờ buồn lại làviệc hay, ít nhất là trong ký ức của muội, huynh chưa bao giờ buồn dù chỉ mộtlần, điều đó chứng tỏ huynh vẫn rất khác người, hì hì, huynh nói xem, nếu muộichết, huynh có buồn không?
Tôi xoa đầu Hỷ Lạc nói: Huynh đã buồn trong một thời gian rất dàirồi.
Hỷ Lạc nói: Vậy sao muội không nhìn ra nhỉ?
Tôi nói: Huynh không thể hiện ra thôi.
Hỷ Lạc nói: Huynh không thể hiện ra tí nào sao?
Tôi nói: Đúng thế. Trong những tháng ngày này, huynh rất sốt ruột.
Hỷ Lạc nói: Sốt ruột gì chứ?
Tôi nói: Không sốt ruột gì cả, huynh nói nhầm. Muội sẽ từ từ khỏelại thôi.
Hỷ Lạc nói: Muội cũng nghĩ kỹ rồi, huynh vào cung tìm gặp sư huynhđi, nhờ huynh ấy đưa một thái y tốt tới. Huynh đi ngay bây giờ đi.
Tôi nói: Hỷ Lạc, muội không sao đấy chứ?
Hỷ Lạc nói: Muội muốn chóng khỏi bệnh.
Tôi nói: Được rồi. Huynh đi đây. Nhưng giờ đã là đêm rồi.
Hỷ Lạc nói: Không sao cả, muội không sợ gì hết.
Tôi nói: Muội đợi huynh nhé, huynh cưỡi con Lép đi, như vậy nhanhhơn, quay về cũng nhanh. Kiếm để lại đây cho muội.
Hỷ Lạc nói: Vâng. Lần này muội sẽ không chém loạn lên nữa.
Tôi nói: Huynh sẽ về ngay.
Nói đoạn, tôi liền quay người đi.
Hỷ Lạc nói: Đợi đã.
Tôi dừng lại hỏi: Sao vậy?
Hỷ Lạc nhìn tôi nói: Con Lép chân ngắn bẩm sinh, huynh cưỡi nó cẩnthận đấy!
Sau khi gật đầu đồng ý tôi liền lập tức khởi hành, cưỡi trên lưngcon Lép.
Còn chưa tới Trường An, tôi đã dần dần cảm thấy có điều bấtthường. Tôi cảm thấy Hỷ Lạc đang điều tôi đi chỗ khác. Tôi lập tức quay lại khurừng, thấp thoáng nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Tôi nghĩ, chẳng lẽ Hỷ Lạc ngạisinh con trước mặt tôi?
Sau khi Hỷ Lạc chết, tôi không quay lại căn nhà đó nữa. Tôi luôncảm giác có một tiếng nói cứ vang vọng, bảo rằng, thanh kiếm của ngươi lần đầudính máu phụ nữ, chắc chắn còn sắc bén hơn nhiều so với lúc trước. Bấy giờ tôimuốn một đao giết chết con Lép, bởi nó là kẻ bầu bạn Hỷ Lạc yêu quý nhất, nhưngtôi nghĩ Hỷ Lạc có lẽ hy vọng nó ở lại cuộc đời này. Vả lại tôi cảm thấy, tôi mớilà người bầu bạn Hỷ Lạc yêu quý nhất, muốn giết thì phải giết bản thân tôi.
Tôi trông thấy đệm lót giường đầy những máu, liền nói: Đúng là sốkiếp khó tránh.
Tôi tin lời này là ý nghĩ vừa nhen nhúm trong đầu tôi.
Hỷ Lạc khiến tôi rất khó xử. Trong số những điều muội ấy tận mắtnhìn, tôi từ đầu chí cuối chưa từng vì bất cứ việc gì mà đau khổ đến mức muốnchết, giờ Hỷ Lạc để lại cho tôi một gánh nặng, khiến tôi không thể không tiếptục sống trong cái thế giới ngu xuẩn này.
Không giống như tôi nghĩ, tôi vẫn nhớ tôi đã chôn Hỷ Lạc ở đâu.Nơi đây sẽ là chốn kinh khủng nhất trong ký ức của tôi, tôi quyết định cả đờinày sẽ không quay lại nơi này nữa, quãng đời còn sống quyết không trở lại thămnom. Bởi tôi tin rằng, Hỷ Lạc đã không còn ở đây từ lâu rồi. Chúng tôi thì sớmmuộn cũng sẽ lại cùng nhau cạo lông cho con Lép. Chẳng qua tôi cần phải hoànthành một số việc. Những việc này không phải ân oán giang hồ, mà chỉ là việcnuôi con cho lớn.
Năm ấy, tai họa dần qua đi trong mùa đông. Tôi vẫn không tới thămsư phụ và cũng không quay trở lại chùa lần nào, bởi tôi không muốn nhắc tới HỷLạc. Tôi nhìn thấy một tờ cáo thị của sư huynh, nói rằng, trẫm muốn thiên hạhưng thịnh, nên cần thiên hạ một lòng. Bất kỳ đảng phái nào, trừ các đệ tửThiếu Lâm chính thống từ hạng trung cấp trở lên, còn lại nhất loạt thanh trừ,tất cả bang phái xóa bỏ danh xưng, quy cả về minh chủ được bầu là Vạn Vĩnh,giang hồ liên minh, sáp nhập vào quân đội.
Tôi nghĩ, điều này có nghĩa là triều đình muốn nhân lúc những kẻdu thủ du thực ngoài kia đang đói ăn, tiêu diệt luôn một thể.
Tôi gặp Vô Linh một lần, tại Trục thành. Chúng tôi lại cùng ở mộtnơi và cùng muốn giết một người. Tôi hỏi: Ngưỡng vọng đại danh đã lâu, chẳngphải tiền bối đã rửa tay gác kiếm rồi sao?
Ông ta nói: Chớ hỏi nhiều.
Tôi nói: Tôi phải nuôi cả nhà, để tôi xách đầu hắn về nhé!
Vô Linh nói: Được, quả thực ta rất ngứa mắt, muốn lấy tính mạnghắn. Nếu ngươi có thể đem đổi ra tiền, vậy thì cho ngươi.
Tôi nói: Đa tạ!
Vô Linh nói: Ngươi phải để ý đến kiếm của mình, kiếm rất tốt đấy.
Tôi sờ vào người, ngỡ ngàng hỏi: Tiền bối lấy ra lúc nào vậy?
Vô Linh nói: Chớ hỏi nhiều. Giang hồ rộng lớn, ngươi chỉ là mộtphần nhỏ thôi.
Nói đoạn liền moi ra một tờ ngân phiếu nói: Đây là tiền mừng tuổicho người thân bé nhỏ của ngươi. Mà mộ của phu nhân rất bẩn rồi, ngươi phải đếndọn dẹp đi. Mọi việc không thể né tránh được đâu.
Sau đó chúng tôi không còn cơ hội gặp lại.
Tôi ở trong trà lâu ở Tuyết Bang. Lưu Nghĩa tìm thấy tôi, nói:Người trong giang hồ đều biết, hắn là sư huynh của các hạ,vậy mong các hạ tớikhuyên hắn một lời. Nếu không thì thế này, anh em trong các bang phái chúng tôiđã bàn bạc rồi, chỉ cần các hạ có thể nhân khi nói chuyện với hắn, liền đâm mộtdao cho hắn chết, chúng ta trong ngoài kết hợp, thay triều đổi đại luôn, các hạlên làm vua, tôi vẫn làm tiểu bang chủ của tôi thôi.
Tôi nói: Tại hạ không làm vua nổi đâu. Huynh đài cũng không làmđược. Tại hạ không có cách nào cả. Tại hạ tới đây để ngắm Tuyết Sơn, vừa vặngặp huynh đài. Vừa khéo là hai người. Ha ha. Không ngờ lại là huynh.
Lưu Nghĩa nói: Làm vua, có rất nhiều của báu, rất nhiều đàn bà,các hạ muốn có gì là có thứ đó, chứ làm sao bắt các hạ phải diễn gì cho được.Chỉ có việc này thôi, chúng ta cứ từ từ bàn bạc.
Tôi nói: Không bàn gì cả.
Lưu Nghĩa nghiến răng nói: Tôi biết, phu nhân các hạ chết đã gầnmột năm rồi. Tôi đã ngắm cho các hạ một cô rồi, cứ yên tâm, cô này cách đây mấybữa, hồi còn nạn đói, tôi chỉ ba cái bánh mua được, rất biết điều lại xinh đẹp,chưa bị vùi dập, các hạ xem xem, tôi dành riêng cho các hạ đấy, tôi cũng coi làtận tình tận nghĩa đúng không?
Nói đoạn một cô gái bị đẩy lên trên.
Tôi ngẩng đầu nhìn hỏi: Cô tên gì?
Cô gái chậm chạp nói: Mễ Đậu[1].
Tôi nói: Sao lại tên như vậy?
Mễ Đậu nói: Tôi không biết. Chắc là nguyện vọng của gia đình.
Tôi chậm rãi nói: Mễ Đậu. Cũng giống như Hỷ Lạc, đều là nguyệnvọng.
Cô nương lại cúi đầu, chậm rãi nói: Mễ Đậu.
[1] Chỉ gạo, đỗ, đậu, ngô… (lương thực nói chung).
Lời tác giả
Đầu tiên tôi phải nói rằng, cuốn sách này thực sự không phảitruyện chưởng, chỉ là một cuốn tiểu thuyết thông thường, chẳng qua thời điểmdiễn ra được dấy lên khá sớm mà thôi. Nhưng quả thực tôi cũng không còn cáchnào khác, bởi tôi có cảm giác người xưa động một tí là lao vào đánh nhau. Tôikhông đặt câu chuyện vào thời hiện đại, có lẽ bởi tôi cảm thấy những câu chuyệnkhông hề có thực ở thời xưa dường như viết tự do hơn, mặc dù hiện thực lịch sửrất khác so với tiểu thuyết, ví như việc từ trước đến giờ chùa Thiếu Lâm chưatừng gặp hỏa hoạn, người xưa cũng không thể tùy tiện cầm đao chạy loăng quăng trênphố, tương tự như việc bạn cầm súng chạy rông trên đường trong thời đại ngàynay, xét cả về tính chất cũng như hậu quả.
Thực ra đây là một cách nghĩ đã có từ lâu, nhưng rất khó thựchiện, bởi lẽ ai cũng đều biết rằng thảng như câu chuyện xảy ra vào thời đạingày nay, bạn không cần phải thay đổi bản thân, ban ngày có chuyện gì xảy ra,tối đến đã có thể viết lại, nhưng sự việc thời xưa thì không hề đơn giản nhưthế, tôi đột nhiên hiểu rõ vì sao cần phải lánh mình để viết, tôi luôn cảm thấymình có thể viết trong mọi lúc, song sự thật lại không phải vậy, ngay cả ngườirộng lượng, không đòi hỏi khắt khe như tôi cũng chẳng thể nào chịu được việcđang lần từng trang sách để tìm hiểu xem thanh kiếm này quý báu ra sao, đượcvua ban vào thời nào, thì đột nhiên điện thoại di động đổ chuông, bạn bè thôngbáo rằng lát nữa cuộc đua Công thức Một sẽ bắt đầu.
Tôi không biết liệu người sáng tác một cuốn sách tự bước vào vởkịch của mình với một vai diễn sắp sẵn và không thể thoát ra khỏi câu chuyện đóhay hơn; hay là cứ ở ngoài lạnh lùng nhìn toán người dưới ngòi bút của mìnhthực hiện một số việc do mình sắp đặt, rồi thi thoảng bàn luận vài câu hay hơn.Tôi nghĩ cuốn sách này ứng với câu sau, nhưng trớ trêu tôi lại dùng đại từ nhânxưng ngôi thứ nhất, điều này cũng đến khổ cho tôi.
Tuy từ trước tới giờ, tôi luôn cảm thấy ngôn từ trong tiểu thuyếtlà quan trọng nhất, tư tưởng chỉ là thứ yếu, song thực tế ai cũng muốn tìm hiểumột số vấn đề thông qua tiểu thuyết của mình, ban đầu tôi có rất nhiều ý tưởng,nhưng cuối cùng lại phát hiện ra chẳng có ý tưởng nào được thực hiện. Sự suyngẫm mà tiểu thuyết đem lại cho độc giả cũng giống như sự hồi tưởng mà một cakhúc mang đến cho người nghe, mỗi người đều có một cảm nhận riêng, tôi khôngthể nói rõ cho các bạn cách nghĩ của tôi, bởi có lúc ngay bản thân tôi cũngchẳng hề biết cách nghĩ của mình là thế nào. Kết cục luôn có thể khái quát bằngmột câu, nhưng quá trình thì kể cả ngày cũng không hết.
Sau cùng tôi phát hiện ra, tiểu thuyết có thể hoàn toàn khác vớinhững tưởng tượng ban đầu của mình, song điều này cũng chẳng sao, bất luận thếnào, tôi cũng thích một số phần, một số chương, một số đoạn hội thoại trong đó.Không cần yêu quá nhiều, chỉ cần yêu đôi chút[1], có lúc cũng đâu phải tồi. Giảnhư bạn yêu rất nhiều, giống như khi tôi viết cuốn Tam trùng môn vậy. Tôi muốntừng câu đều phải đặc sắc, chẳng qua là mong bạn đọc có cảm giác đó không phảilà tiểu thuyết, chứ bản thân tôi thì rất mệt mỏi, những người từng yêu đều biếtvậy.
[1] Tác giả dẫn hai câu trong bài thơ \\\"Không cần yêu quánhiều\\\" của Lý Ngạo, văn sĩ người Đài Loan.
Tôi nghĩ câu chuyện trong cuốn sách này chưa kết thúc. Song tôicũng không biết liệu có một ngày nào đó tôi sẽ viết tiếp hay không, bởi câuchuyện chỉ là nhìn bề ngoài như thể chưa kết thúc mà thôi. Việc có kết thúc haykhông, nên nói thế nào nhỉ? Tôi muốn nói rằng, lần này tạm viết đến đây đã,điều tôi muốn biểu đạt tạm thời chỉ có vậy.
Xét từ khía cạnh bản năng, con người luôn hy vọng người khác nóirõ ràng mọi việc. Trên đời này, sự việc có phức tạp đến đâu đi nữa cũng vẫn cóthể nói rõ ràng. Song mấu chốt nằm ở chỗ, đã nói rõ ràng song lại không hiểu rõràng, nếu đã vậy thì coi như tôi chưa hề nói rõ.
Bởi cuối cùng bạn cũng phải quay trở về hiện thực, cho nên tôiđành coi đây là kết cục của Trường An loạn.
Hết
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top