trucloibaohiem thanhhuongd91

6. Các biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ở một số nước.

Trên thế giới, việc phòng chống gian lận bảo hiểm được các doanh nghiệp bảo hiểm hết sức coi trọng. Ở Châu Âu, các tổ chức bảo hiểm cho biết việc chống gian lận bảo hiểm là một cuộc đấu tranh khá tốn kém. Theo số liệu thống kê cho thấy rằng việc kiểm tra thụ động hoặc chủ động làm tiêu tốn của họ từ 1- 3% tổng số tiền chi trả bảo hiểm nhưng họ vẫn cương quyết tiến hành. Do vậy, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã thành lập các đội, các ban phòng chống trục lợi bảo hiểm của riêng mình và các biện pháp sau đây được áp dụng ở rất nhiều nước trong đó phải kể đến một số nước tiêu biểu như Anh, Pháp, Mỹ, Canada.

          • Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm. Đối với những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật quy định bắt buộc khách hàng phải tham gia cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra theo dõi và đưa ra những mức tiền phạt thích đáng cao hơn mức phí bảo hiểm mà họ phải nộp. Tiêu biểu như tại Anh Quốc, Hiệp hội bảo hiểm Anh (ABI) đã và đang phát động một chiến dịch phối hợp tất cả các thành viên cơ quan có liên quan nhằm ngăn chặn, vạch mặt những kẻ gian lận lừa đảo bảo hiểm. Hàng năm ABI đã cùng với lực lượng Cảnh sát West Middland tổ chức các cuộc hội thảo về tội phạm và chống tội phạm. Năm 1998 đã thống nhất triển khai một chiến dịch rộng rãi chống lại việc gian lận bảo hiểm trên toàn nước Anh. Lập một đường dây nóng để tố cáo những kẻ gian lận, lừa đảo bảo hiểm. Còn tại Mỹ, nhằm mục đích ngăn chặt tội phạm bảo hiểm, Hội đồng thành phố Washingtơn DC đã ban hành một đạo luật đấu tranh chống tệ nạn lừa đảo bảo hiểm, trong đó đặc biệt kẻ gian lận sẽ bị phạt 50.000 USD và kèm theo 15 năm tù giam, ngoài ra còn phải bồi thường khoản tiền chiếm đoạt do lừa đảo. Các nhà bảo hiểm được yêu cầu phải thiết lập những chương trình cụ thể nhằm bảo vệ và chống lừa đảo bảo hiểm. Những công ty không thực hiện chương trình này sẽ bị phạt. Đồng thời cố gắng động viên khuyến khích cơ quan Cảnh sát tham gia tích cực vào công việc này.

• Doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức đầu mối quản lý, theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các cán bộ, đại lý và các cộng tác viên khai thác bảo hiểm. Một mặt, phải nhắc nhở họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mặt khác phải đề ra những cơ chế quản lý phù hợp như: Phí bảo hiểm thu được trong ngày, cuối ngày phải nộp; giấy chứng nhận bảo hiểm cấp trong ngày phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm vào cuối ngày; khi khách hàng tham gia bảo hiểm với số tiền lớn thì phải báo cáo về doanh nghiệp bảo hiểm kiểm tra, theo dõi… tiêu biểu như tại Cana da: Cuộc đấu tranh chống gian lận bảo hiểm ở Canada do văn phòng bảo hiểm Canada (IBC) đứng đầu. IBC tổ chức đánh giá, tổng kết kinh nghiệm chống gian lận bảo hiểm của tất cả các công ty bảo hiểm và soạn thảo một giáo trình đặc biệt hướng dẫn hoạt động chống gian lận bảo hiểm. Tổ chức “ngăn chặn tội phạm” của Canada tự nguyện đứng ra ngăn chặn và điều tra mọi tội phạm, trong đó có tội phạm gian lận bảo hiểm. IBC cung cấp cho cảnh sát và lực lượng chữa cháy sổ ghi nhớ các dấu hiệu nghi vấn gian lận bảo hiểm để họ lưu ý. Tổng giá trị gian lận bảo hiểm tài sản và các trường hợp rủi ro khoảng 1,3 tỷ USD/ năm (10-15% số tiền đóng bảo hiểm).

Liên đoàn chống gian lận bảo hiểm thành lập tháng 6/1994 ở Canada bao gồm đại diện của các công ty Bảo hiểm, Cảnh sát, Luật sư đoàn và người tiêu dùng. Liên đoàn đã ra bản tuyên bố được tất cả các hãng bảo hiểm ký và cam kết thực hiện, đồng thời đưa ra định nghĩa: “gian lận bảo hiểm là mọi hành động tiến hành với mục đích nhận tiền bảo hiểm phi pháp từ yêu cầu giả mạo đến tăng hay giảm các yêu cầu hợp pháp, từ yêu cầu giả đến gian lận nội bộ”.

          Đối với thẻ bảo hiểm liên đoàn hướng dẫn như sau:

                   - Thẻ bảo hiểm phải được viết bằng ngôn ngữ đơn giản.

                   - Các yêu cầu trong thẻ phải được điền đầy đủ.

                   - Trong đơn xin trả bảo hiểm người viết phải chứng minh rõ ràng tất cả những khía cạnh yêu cầu của mình.

                   - Khi ký lại hợp đồng bảo hiểm phải lưu ý thông báo tất cả những thay đổi vật chất và các thay đổi đáng kể khác của đối tượng bảo hiểm.

                   - Thêm vào điều kiện: người bảo hiểm có quyền yêu cầu người được bảo hiểm giải thích rõ ràng sau khi xảy ra thiệt hại.       

Bảo hiểm ôtô phải tuân thủ trình tự kiểm tra toàn bộ trước khi nhận bảo hiểm. Để tránh gian lận trong bảo hiểm các đối tượng thương mại cần phải phân tích tình hình tài chính của người được bảo hiểm. Mỗi khi nhận được đơn bảo hiểm, Công ty bảo hiểm có quyền xem xét “lịch sử yêu cầu bảo hiểm “ của đối tượng (tần số và khối lượng bảo hiểm) từ các trung tâm tư liệu.

          Về phía Công ty bảo hiểm, khi làm giấy tờ bảo hiểm phải:

                   - Chuẩn bị và áp dụng các biện pháp đặc biệt để xác định và làm hồ sơ các thiệt hại đáng nghi ngờ.

                   - Tiến hành điều tra tất cả các trường hợp khả nghi và nếu có thể thì áp dụng tất cả các biện pháp để khôi phục các khoản chi trả bất hợp pháp.

                   - Thành lập ban điều tra hoặc bắt buộc các công ty bảo hiểm hợp tác với cơ quan điều tra đặc biệt của các hãng bảo hiểm.

                   - Hợp tác với chính quyền về các yêu cầu bảo hiểm không được thanh toán gian lận.

          Muốn từ chối trả tiền bảo hiểm, Công ty bảo hiểm phải chứng minh được “tam giác tội phạm” gồm động cơ gian lận, khả năng thực hiện và hậu quả của nó. Công việc này có thể được công ty bảo hiểm tiến hành, có trường hợp có cả sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài. Thêm vào đó một số mạng lưới các công ty đặc biệt được cấp giấy phép hoạt động như đơn vị điều tra độc lập theo yều cầu của công ty bảo hiểm.

          Trường hợp thiệt hại trên 25.000 đôla Canada bắt buộc phải điều tra, còn dưới 25.000 đôla Canada thì chỉ điều tra khi đặc biệt nghi vấn. Điều tra của Công ty bảo hiểm  là nhằm quyết định trả hay không trả bảo hiểm, còn của Cảnh sát là xem xét có dấu hiệu phạm tội hình sự hay không?

          Ngoài gian lận từ phía người được bảo hiểm còn có những gian lận nội bộ từ phía trung gian như đại lý, môi giới hay nhân viên bảo hiểm. Để chống lại loại này, trước hết phải làm rõ chức năng của các chuyên gia xác định quy mô thiệt hại với các chuyên gia thực hiện trả tiền cho các thiệt hại (kể cả bố trí họ ở các văn phòng khác nhau). Công ty bảo hiểm nên thường xuyên luân chuyển cán bộ, thay đổi hệ thống, kiểm tra định kỳ tại chỗ và sử dụng các bộ phận độc lập. Người ta cho rằng, việc thay đổi thường xuyên các nhân viên quản lý thiệt hại đã giảm đáng kể khả năng móc ngoặc giữa những người mưu toan gian lận trong thời gian dài

• Quá trình giám định– bồi thường, chi trả tiền bảo hiểm phải được thực hiện đúng nguyên tắc và trình tự mỗi khâu. nếu thấy nghi ngờ một loại giấy tờ nào đó hoặc không rõ về thời gian, không gian trong các vụ tổn thất cần xác minh lại ngay. Nếu thấy cần thiết phải báo ngay để doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức điều tra xác, minh cho rõ. Ngoài phương án điều tra độc lập, cần tranh thủ sự giúp đỡ của các bên có liên quan như: công an, y bác sỹ và những người làm chứng… Tiêu biểu như tại Pháp: Tất cả các hãng bảo hiểm của Pháp đều có danh sách những kẻ lừa đảo bảo hiểm đã bị toà án kết tội để không ký các hợp đồng bảo hiểm đối với các đối tượng này, qua đó nghiên cứu kỹ hồ sơ các vụ gian lận để tìm các biện pháp phòng chống. Ở nước này, theo ước tính của các công ty bảo hiểm, chi phí cho việc điều tra gian lận bảo hiểm tiêu tốn khoảng 1,5% tổng phí thu. Mặc dù vậy, các công ty bảo hiểm này vẫn tiến hành các chiến dịch chống gian lận bảo hiểm. Tiêu biểu trong số đó là công ty bảo hiểm Pháp – UAP. Từ năm 1980, trong bộ phận điều chỉnh thua lỗ của hãng có nhóm chống gian lận với nhiệm vụ: phân tích tài liệu của các trường hợp bảo hiểm khác nhau, kiểm tra tính hợp pháp của chúng, lưu ý những thông tin trái ngược và những sự kiện không phù hợp với từng trường hợp:

          - Những người tham gia vào nhiều loại bảo hiểm khác nhau.

          - Trường hợp phải trả tiền bảo hiểm ngay sau khi ký hợp đồng bảo hiểm hay sau khi tăng tiền bảo hiểm.

          - Trường hợp tăng số vụ tai nạn ngay cùng một chỗ.

          - Giấy yêu cầu bảo hiểm không phải do chính người được bảo hiểm hoặc người thừa hưởng đề nghị.  

Để công tác điều tra có hiệu quả, hãng UAP thường cộng tác với các cơ quan bên ngoài, đặc biệt là sự tham gia của Cảnh sát.

          Để có được những biện pháp như trên, các Công ty bảo hiểm ở Pháp đã có sự thống nhất trong hàng động, xử lý thông tin kịp thời và quản lý khách hàng rất chặt chẽ.

          Đặc biệt ở Pháp còn hình thành những tổ chức đặc biệt để đối phó với những hành vi trục lợi bảo hiểm mang tính chất nguy hiểm, xảo trá và hãng ALFA là một trrong những tổ chức như vậy. Tổ chức ALFA được thành lập năm 1989 có trụ sở chính tại Paris. Với sự tập trung các thám tử trong lĩnh vực bảo hiểm có trình độ, trí thông minh và khả năng phá án tốt, ALFA đã trở thành cánh tay đắc lực cho các hãng bảo hiểm Pháp trong việc truy tìm tội phạm trục lợi bảo hiểm, ALFA có 80 thám tử tư làm việc trong phạm vi khắp nước Pháp, dưới sự chỉ đạo của ban tham mưu gồm 15 người, nhân viên ALFA có tuổi trung bình 50 tuổi và đều có kinh nghiệm qua thời gian trong ngành cảnh sát điều này là một nguyên nhân khiến công việc của tổ chức này luôn thuận lợi.

          Các cuộc điều tra mất khá nhiều thời gian và tiền bạc nhưng những chi phí đó không phải là vô ích.

          Trên đây là một số các phương pháp, mô hình tổ chức phòng chống ngăn chặn gian lận bảo hiểm ở một số nước tiêu biểu trên thế giới mà phương pháp của họ đã được cả thế giới tham khảo vận dụng. Việc vận dụng, học hỏi các nước đi trước để tìm ra cho mình một giải pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn là điều rất cần thiết đối với các nước đi sau trong đó có Việt Nam.

I. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC.

1. Cần sớm hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

          Xuất phát từ đặc thù hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm thương mại và luôn gắn liền với các trách nhiệm bảo vệ hàng ngàn tổ chức, hàng triệu cá nhân trước các rủi ro và thiệt hại kinh tế cũng như các cơ hội tiết kiệm và đầu tư. Vì thế sự bảo đảm khả năng tài chính của công ty bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhiều cá nhân, tổ chức. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế- xã hội, công ty bảo hiểm ngày càng đóng một vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ lợi ích cộng đồng. Mà trục lợi bảo hiểm lại ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tài chính của công ty.

Mỗi quốc gia đều thiết lập một cơ quan chuyên trách của Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, có thể gọi là cơ quan giám sát bảo hiểm Nhà nước hoặc cơ quan Quản lý bảo hiểm. Cơ quan này có trách nhiện bảo đảm hoạt động của các công ty bảo hiểm tuân thủ theo đúng những quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan của quốc gia. Đối với Việt Nam, quản lý Nhà Nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua:

          - Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

- Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý Nhà Nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Luật kinh doanh bảo hiểm đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000, song việc áp dụng vào thực tế rất chậm chạm, chưa tạo được môi trường pháp lý toàn diện, đầy đủ, vững chắc, chưa tương ứng với tầm vóc và tiềm năng của thị trường. Do vậy, để lành mạnh hoá thị trường, đảm bảo cạnh tranh công bằng đòi hỏi, các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo hiểm phải ban hành và hướng dẫn thực hiện các quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. 

          Luật kinh doanh bảo hiểm đã tạo cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và có vai trò tích cực trong việc điều tiết thị trường. Nhưng luật kinh doanh bảo hiểm có tới IX chương, 129 điều nhưng lại chưa có chương nào, điều nào đề cập tới vấn đề trục lợi bảo hiểm. Do vậy, một vấn bức xúc đặt ra là khi các doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện ra trục lợi thì cũng không biết xử lý thế nào ngoài việc từ chối bồi thường. Bởi lẽ, trong các văn bản dưới luật từ trước đến nay của Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ công an cũng chưa có văn bản nào quy định về việc xử phạt đối với các đối tượng gian lận bảo hiểm. Vì vậy trong thời gian tới, Chính Phủ cần phải ban hành một văn bản dưới luật quy định về tội danh này. Trong văn bản đó phải quy định chi tiết số tiền gian lận bao nhiêu là bị xử phạt hành chính, bao nhiêu là bị xử tù. Đồng thời phải có thông tư hướng dẫn các Bộ, các ngành có liên quan trong việc thực hiện nhằm bảo đảm tính thực thi của văn bản đó.

2. Bộ tài chính cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện các quy tắc về bảo hiểm nói chung và vấn đề trục lợi bảo hiểm xe cơ giới nói riêng.

Bộ tài chính và các cơ quan chức năng phải có hướng triển khai triệt để, ngăn chặn khiếu nại gian lận trong bảo hiểm ở nước ta. Bộ tài chính cần thành lập một ban thanh tra độc lập để ngăn chặn hành vi tiêu cực của các cơ quan thực hiện pháp luật như cảnh sát giao thông, Viện kiểm sát… để đảm bảo quyền lợi của các đơn vị cá nhân trong hoạt động bảo hiểm. Ban thanh tra còn có thể trợ giúp các công ty bảo hiểm trong những vụ gian lận có thiệt hại lớn, tính chất, mức độ phạm pháp nguy hiểm có tính tổ chức. Đồng thời tổ chức những lớp tập huấn ngắn hạn hay dài hạn cả trong việc hợp tác với các nước phát triển để đào tạo nâng cao trình độ, khả năng của các thanh tra viên, giám định viên cũng như truyền đạt các thông tin nhanh chóng trong các công ty trên phạm vi toàn quốc.

Bộ tài chính cần có văn bản yêu cầu sự giúp đỡ của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ trong việc phối hợp với cơ quan bảo hiểm để hạn chế việc gian lận bảo hiểm, xử lý nghiêm những nhân viên tiếp tay cho hành vi gian lận (Ví dụ: Bộ y tế cần có biện pháp xử lý đối với trường hợp bác sỹ thông đồng với người tham gia bảo hiểm để kê tăng bệnh án cũng như đơn thuốc…) hay cần có biện pháp để kiểm tra xử lý đối với trường hợp xe tham gia giao thông nhưng không tham gia bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới.

3. Bộ Công an phải đi tiên phong trong việc tấn công các đối tượng phạm tội trong ngành bảo hiểm.

Bộ Công an là cơ quan có hoạt động gắn bó mật thiết với các cơ quan bảo hiểm nhất. Bộ cần phối hợp với Bộ Tài chính để giảm bớt các hành vi gian lận bảo hiểm. Cụ thể, Bộ phải nhắc nhở các chiến sĩ Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra các giấy bảo hiểm bắt buộc của xe cơ giới như bảo hiểm TNDS của chủ xe, bảo hiểm tai nạn hành khách. Việc tham gia đầy đủ các loại hình bảo hiểm bắt buộc cũng sẽ hạn chế được tình trạng trục lợi. Bên cạnh đó, Bộ cần tăng cường nhắc nhở phổ biến các hình thức trục lợi bảo hiểm đối với các nhân viên điều tra. Ngoài ra trong thời gian tới, Bộ Công an nên đưa công tác quản lý xe cơ giới và mạng vi tính toàn quốc. Điều này sẽ giúp cho các nhà bảo hiểm thuận tiện hơn khi kiểm tra lý lịch của chiếc xe tham gia bảo hiểm. Đồng thời Bộ cũng nên lập danh sách các đối tượng đã có tiền sự trong việc trục lợi bảo hiểm gửi tới các Công ty bảo hiểm để đề phòng.

          Trong công tác đấu tranh chống tội phạm và trật tự an toàn xã hội chúng ta đã có số điện thoại nóng 113 (CSCĐ) được cả xã hội ủng hộ. Vậy tại sao trong công tác chống tham nhũng, mua chuộc cán bộ và gian lận kinh tế chúng ta không thành lập một đường dây nóng tương tự mà khi gọi đến số này chỉ vài phút sau lực lượng chuyên môn đã có mặt bắt quả tang và giải quyết kịp thời những hành vi gian dối lừa đảo. Điều này giải thích tại sao trong những năm vừa qua chúng ta liên tục tuyên truyền, phát động tuần lễ an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông nhưng tai nạn giao thông lại cứ tăng, điều chớ trêu thay trong những tháng phát động tai nạn giao thông lại cao hơn những tháng không phát động.

          Một điều nữa mà chúng ta không thể không nói đến hiện nay, bên cạnh những chiến sỹ công an hết lòng với công việc để canh giữ sự bình yên cho xã hội là tình trạng tha hoá, biến chất về đạo đức của một bộ phận cán bộ trong ngành Công an. Ngành Công an là ngành dọc lại có công việc chính là điều tra, thanh tra, kiểm tra những ngành khác, cũng như mọi hoạt động trong xã hội. Chính vì lý do đó mà một bộ phận cán bộ trong ngành cứ nghĩ một tay có thể che cả bầu trời chạy theo đồng tiền làm những việc tày trời. Bằng chứng trong những năm vừa qua chúng ta liên tục phát hiện những vụ cán bộ công an có chức có quyền buôn bán ma tuý mà nếu không phải do ăn chia không đều tố giác lẫn nhau thì chúng ta có thể phát hiện được không? Giả sử, chúng không tố giác lẫn nhau thì đến bao giờ chúng ta mới phát hiện được? và sẽ có bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu con người bị huỷ hoại tương lai dưới bàn tay của những kẻ mặt người dạ quỷ. Đó là chưa kể đến hàng năm có bao nhiêu con em cháu cha trong ngành Công an “vượt qua” được cánh cửa các trường đại học, học viện trong ngành như: Đại học an ninh; Học viện kiểm sát; Đại học cảnh sát nhân dân… mà đó là những trường mơ ứơc của những học sinh nghèo học giỏi ở những miền quê xa xôi, hẻo lánh, để rồi vài năm sau đó, khi ra trường chúng lại là bản sao của bố mẹ chúng. Còn những học sinh nghèo kia chỉ giám nhìn qua cánh cổng trường đại học mà đặt ra những câu hỏi không bao giờ có câu trả lời.

          Một điều mắt thấy tai nghe nữa, chúng ta hãy một lần đi trên những chuyến xe khách về các tỉnh lẻ thì biết. Tại sao, khi công an thổi còi xe dừng lại phụ xe chạy xuống rồi chạy lên ngay như một phản xạ tự nhiên. Hỏi ra mới biết tiền đã kẹp trong đống giấy tờ đó rồi và công an đâu có quan tâm đến điều gì ngoài điều đó. Những ngày thường thì (20.000- 30.000 đồng) những dịp lễ tết xe đông thì sẽ cao hơn (50-100.000 đồng) những cán bộ này đang coi mạng sống của những người đi trên xe chỉ đáng giá bằng ấy tiền. Thế mới có chuyện một chiếc xe khách ở Bắc Ninh chở chất cháy, nổ trái phép từ Lạng Sơn về tận Bắc Ninh mà không bị phát hiện cho tới khi xe cháy thì mọi người mới ngã ngửa ra trên xe có chất nổ. Ai dám chắc rằng đó là lần đầu tiên chiếc xe đó chở những chất cấm. Vậy một câu hỏi lớn được đặt ra là tại sao lại có những hành vi trên? Nếu không phải do tham ô, tham nhũng, tha hoá, biến chất từ trên xuống dưới thì một cá nhân có thể giám làm những điều trên hay không?

Mà ngành bảo hiểm lại phải giải quyết tất cả những hậu quả trên. Đôi khi những hậu quả đó có lỗi trực tiếp của những cán bộ ngành công an sau đó họ lại là những người lập biên bản, giám định hiện trường (quyền sinh, quyền sát nằm trong tay) liệu họ có giám nhận lỗi thuộc về mình hay lại quy hết lỗi thuộc về lái xe và nhà xe thì nhà bảo hiểm chỉ biết bồi thường không giám kêu ai và nhờ ai điều tra. Đây là một điều bất cập và cũng là một nguyên nhân gia tăng tình trạng trục lợi bảo hiểm.

Theo tôi, để giải quyết mâu thuẫn này ngành bảo hiểm phải liên kết với ngành công an như tay phải và tay trái. Khi có tai nạn, biên bản về vụ tai nạn để bồi thường bảo hiểm phải có xác nhận của đại diện ngành bảo hiểm thì mới có hiệu lực. Muốn như vậy, thì đại diịen ngành bảo hiểm phải có mặt đồng thời với đại diện ngành công an trong quá trình giám định tai nạn. Như vậy, tất cả những hành vi gian dối nhằm trục lợi bảo hiểm như: thay đổi tình tiết vụ tai nạn có lợi cho khách hành, khai tăng số tiền tổn thất … sẽ bị phát hiện và ngăn chặm kịp thời.   

II. KIẾN NGHỊ VỚI HIỆP HỘI BẢO HIỂM VIỆT NAM.

Từ 10 doanh nghiệp bảo hiểm hội viên sáng lập ban đầu khi thành lập năm 1999 gồm: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, PV insurance, PJICO, VinaRe, VIA, UIC, PTI và Việt Úc đến nay, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã là ngôi nhà chung, thể hiện sự hợp tác liên kết của 21 doanh nghiệp bảo hiểm, cùng với các hội viên tán trợ là các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp tư vấn giám định bảo hiểm, văn phòng đại diện công ty bảo hiểm nước ngoài và các trường đại học có bộ môn bảo hiểm. Nhưng cho đến này hoạt động của Hiệp hội vẫn chưa đem lại hiệu quả thiết thực. Do vậy, trong thời gian tới Hiệp hội phải phát huy vai trò đoàn kết các Công ty chống lại hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Cụ thể là:

          - Đại diện các hội viên tham gia ý kiến vào việc soạn thảo các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà Nước về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan; góp ý kiến với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng chiến lược pháp triển ngành bảo hiểm Việt Nam; thu thập và phản ánh với các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền ý kiến của các hội viên về các vấn đề chính sách, chế độ áp dụng với ngành bảo hiểm; đặc biệt Hiệp hội phải nhanh chóng soạn thảo nột chương trình phòng chống trục lợi bảo hiểm cho tất cả các công ty thành viên trong hội góp phần phát triển bền vững ngành bảo hiểm.

          - Tổ chức diễn đàn phổ cập pháp luật và chủ trương chính sách của Nhà Nước, đặc biệt chú trọng những diễn đàn phổ biến kinh nghiệm phát hiện gian lận bảo hiểm qua thực tiễn thực hiện, góp ý kiến nhằm hoàn thiện các văn bản pháp quy hiện hành về bảo hiểm và các vấn đề có liên quan.

          - Xây dựng và thông qua nguyên tắc chung và nội dung phối hợp hoạt động giữa các hội viên, chú ý đến công tác phối hợp chống trục lợi bảo hiểm giữa các thành viên; quy chế tự quản nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

          - Đại diện các hội viên tham gia ý kiến vào các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của các nghiệp vụ bảo hiểm do Bộ tài chính ban hành. Đặc biệt, là biểu phí bảo hiểm xe cơ giới vì nghiệp vụ này thay đổi theo tốc độ tăng của số lượng xe và tổng số vụ tai nạn giao thông xảy ra. Tổ chức nghiên cứu xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí của các nghiệp vụ bảo hiểm theo yêu cầu của hội viên dưới hình thức đề tài nghiên cứu khoa học câ.    

          - Tổ chức trung tâm thông tin của Hiệp hội theo quy định của pháp luật hiện hành; tiến hành thống kê nghiệp vụ bảo hiểm trong khuôn khổ của Hiệp hội từ đó đề ra các giải pháp cụ thể cho từng nghiệp vụ cũng như đề xuất các biện pháp hạn chế tới mức thấp nhất hiện tượng trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng.

- Đánh giá kết quả hoạt động của ngành bảo hiểm; phân tích tác hại của trục lợi bảo hiểm đối với cá nhân, doanh nghiệp và xã hội; đề ra những phương hướng hoạt động của ngành bảo hiểm.

          - Phối hợp hoạt động giữa các hội viên trong việc đào tạo bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ bảo hiểm chú trọng đội ngũ giám định- bồi thường, đào tạo đại lý, cộng tác viên.

          - Tư vấn cho hội viên về tổ chức hoạt động, phát triển kinh doanh cũng như giúp đỡ hội viên trong việc xử lý những trường hợp trục lợi bảo hiểm và các vấn đề khác có liên quan.

- Nghiên cứu, đề xuất hoặc tham gia ý kiến về các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất chung có liên quan chú ý, công tác đề phòng và hạn chế tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đến các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên, phối hợp các hội viên và các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện.

          - Tổ chức tuyên truyền hoạt động bảo hiểm trong cả nước để mọi người dân hiểu quỹ bảo hiểm dùng để bồi thường cho những người có khả năng gặp phải cùng một rủi ro chứ không phải là quỹ phúc lợi. 

          - Hoà giải tranh chấp giữa các hội viên; kiến nghị với các cơ quan chức năng của Nhà Nước về việc xử lý các trường hợp vi phạm phát luật trong lĩnh vực bảo hiểm.

          - Thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các đoàn thể có liên quan đến hoạt động của hội xây dựng quan hệ tốt đẹp với ngành có liên quan hệ mật thiết với bảo hiểm như: công an, thanh tra, đầu tư … Quan hệ hợp tác với Hiệp Hội bảo hiểm các nước và tham gia các tổ chức quốc tế theo quy địng của Nhà nứơc.

          Với những biện pháp trên, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam sẽ không những nâng cao vai trò, uy tín của mình mà còn tạo cho các công ty thành viên mối quan hệ đoàn kết, sự đồng lòng trong việc chống gian lận bảo hiểm xe cơ giới, góp phần làm lành mạnh hoá thị trường bảo hiểm Việt Nam.

III. KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY PJICO.

          - Công ty cần tiếp tục mở rộng, tăng cường quan hệ, liên kết với các công ty bảo hiểm khác một cách chặt chẽ, đồng bộ ít nhất là ở công tác ngăn chặn, khiếu nại gian lận không để khách hàng lợi dụng yếu điểm của tình trạng cạnh tranh giành giật khách hàng giữa các công ty mà tiếp tục làm gia tăng khiếu nại gian lận. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Cơ quan Công an, Y tế, các cơ quan giám định trong nước và quốc tế.

- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn các phòng kinh doanh, phòng giám định- bồi thường tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ. Xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể mắc sai phạm trong chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến việc khách hàng lợi dụng nghiệp vụ để trục lợi bảo hiểm. Đặc biệt, Công ty cần thẳng tay xa thải những cán bộ có hành vi tiếp tay cho gian lận.

- Công ty cần ban hành một quy chế khen thưởng cụ thể đối với nhưng người có công pháp hiện ra trục lợi. Nên chăng trong quy chế này cần quy định cụ thể về tỷ lệ số tiền khen thưởng trên số tiền hòng trục lợi của khách hàng. Việc này sẽ là một động lực khuyết khích tinh thần làm việc của cán bộ giám định. Ngoài ra cũng có thể áp dụng quy chế này đối với những cảnh sát điều tra.

          - Công ty nên có những phòng tiếp khách hàng, lắng nghe ý kiến khách hàng đồng thời giải thích rõ các quy định, quy tắc của Nhà Nước, của công ty cho khách hàng và đối tượng quan tâm về tính nhân đạo, tính chặt chẽ trong hoạt động bảo hiểm, lợi ích của bảo hiểm đối với cá nhân cũng như cộng đồng, giải thích cho họ hiểu quỹ bảo hiểm là quỹ để bồi thường rủi ro chứ không phải là quỹ phúc lợi, để nâng cao nhận thức của họ nhằm hạn chế bớt sự phát sinh tính gian lận nhằm trục lợi từ trong ý nghĩ.         

Đi đôi với biện pháp trên, Công ty cần phải tiếp tục hoàn thiện các khâu của quá trình kinh doanh như:

- Đối với công tác quản lý ấn chỉ:

                   . Toàn bộ ấn chỉ các phòng nhận từ công ty đều phải vào sổ theo dõi. Riêng đối với số đem sử dụng phải theo dõi được đối tượng sử dụng, thời gian sử dụng và phải có quyết toán. Ấn chỉ xuất dùng sử dụng không hết phải nhập lại kho.

                   . Phòng phải cử cán bộ theo dõi và quản lý ấn chỉ, đôn đốc kiểm tra và quyết toán ấn chỉ với đại lý và với công ty.

                   . Chỉ được giao cho đại lý những loại ấn chỉ được phép giao theo quy định của công ty. Đối với những ấn chỉ có số tiền lớn thường dễ gây trục lợi, công ty cần hạn chế và quản lý tập chung tại phòng bảo hiểm khu vực hay công ty.

                   . Số lượng ấn chỉ giao cho đại lý phải căn cứ theo từng loại ấn chỉ và đối tượng làm đại lý. Trong các trường hợp số lượng lớn hơn 1 công ty cần có các quy định chặt chẽ để tránh các hiện tượng tiêu cực xảy ra.

                   . Thời gian quyết toán phải gắn liền với việc nộp phí bảo hiểm. Trong thời gian chưa nộp được phí về phòng, đại lý phải thông báo số phí, số đơn bảo hiểm để vào sổ theo dõi tại phòng.

                   . Phương thức quyết toán từng tờ. Khi quyết toán phải kiểm tra thời gián ghi trên ấn chỉ, tuần tự thời gian trong một quyển, đối chiếu thời gian ghi trên ấn chỉ với thời gian đại lý báo về của những ấn chỉ không quyết toán trong ngày, đối chiếu xác nhận số tiền ghi trên ấn chỉ với số phí thực tế đã thu.

                   . Kiểm tra việc sử dụng ấn chỉ của đại lý định kỳ hoặc khi nghi ngờ các hiện tượng trục lợi bảo hiểm công ty phải tiến hành kiểm tra việc ghi chép và pháp hành hoá đơn của đại lý, đối chiếu thời gian và nội dung ghi trên liên gốc và liên giao cho khách hàng.

- Đối với công tác nâng cao chất lượng đại lý:

                   . Đại lý phải tuân thủ trình tự kiểm tra tất cả các xe trước khi nhận bảo hiểm đặc biệt đối với xe mua bảo hiểm lẻ, xe tư nhân, xe đăng ký tỉnh khác. Nhân viên phải đặc biệt chú ý tới nguyên tắc này, phải mắt thấy tai nghe về chiếc xe trước khi bán bảo hiểm. Nếu sợ bắt chủ xe đưa xe tới có nhiều rầy rà mất thời gian thì nhân viên làm bảo hiểm có thể đi kiểm tra sơ bộ rồi mới bán bảo hiểm.

                   . Nhân viên nên kiểm tra lý lịch quá trình hoạt động của xe, nếu đối tượng nhiều lần rủi ro hoặc chủ xe có tiền án, tiền sự thì trong quá trình làm việc đại lý phải linh hoạt, khéo léo trong việc từ chối bán bảo hiểm.

                   . Công ty phải tăng cường khâu tuyển chọn và đào tạo đại lý, cộng tác viên. Tuyển lựa đại lý, cộng tác viên có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tổ chức cho họ tham gia các lớp đào tạo, hướng dẫn về khai thác nghiệp vụ. Theo tôi, trong khâu tuyển chọn đại lý nên chăng Pjico nên tuyển chọn ngay từ gốc bằng cách đến các trường đại học có khoa bảo hiểm chọn lấy những sinh viên năm thứ 3, thứ 4 có học lực tốt, phẩm chất tốt, tâm huyết với nghề phổ biến cho họ cách khai thác bảo hiểm cách viết ấn chỉ và dựa vào sức trẻ sự sáng tạo của họ cho họ đi khai thác một, mặt quảng bá hình ảnh công ty mặt khác tạo cho họ những kinh nghiệm thức tế họ còn thiếu và qua đây có thể tuyển chọn được một vài đại lý đạt tiêu chuẩn cũng như sau khi họ ra trường có thể tuyển thành nhân viên chính thức cho công ty. Có thể nói đây là cách làm mới mẻ nhưng hiệu quả rất cao và có một vài công ty đã áp dụng, nên Pjico phải nghiên cứu và coi đây như là một chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty sau này. 

                   . Định kỳ tổ chức các lớp tập huấn, đồng thời cũng cần tổ chức thường xuyên các đợt kiểm tra công việc, trình độ của các đại lý, cộng tác viên để nắm bắt được những hạn chế của họ từ đó có những biện pháp điều chỉnh, uốn nắm kịp thời. Hệ thống đại lý như mạng chân rết rất quan trọng đối với sự sống còn của công ty họ không chỉ đem lại doanh thu cho công ty mà còn là bộ mặt của công ty vì vậy, công ty luôn phải hướng dẫn đào tạo cho nhân viên bán bảo hiểm những kiến thức cần thiết để có thể tư vấn cho khách hàng chứ không phải đơn thuần là bán bảo hiểm.

                   . Một điều quan trọng nữa là hiện nay đại lý không thuộc biên chế của công ty nên có tâm lý làm việc không tích cực, nhanh chán nản, dễ pháp sinh tiêu cực. Vì vậy công ty cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này như: bổ nhiệm các đại lý giỏi vào các chức vụ tổ trưởng đại lý, tuyển những đại lý xuất sắc làm nhân viên thuộc biên chế của công ty… điều này chắc chắn sẽ tăng động cơ làm việc cho mỗi đại lý.

- Đối với khâu giám định bồi thường:

          Giám định- bồi thường là vấn đề lớn hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao chất lượng phòng chống gian lận bảo hiểm thì phải nâng cao chất lượng khâu giám định- bồi thường. Để thực hiện được điều này, công ty cần phải quan tâm giải quyết một số vần đề sau:

                   . Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tranh thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác giám định.

                   . Không nên đợi chờ các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ của công ty mà phải chủ động nâng cao trình độ của các giám định viên thông qua việc gửi các giám định viên theo học các lớp ngắn ngày tại các trường kỹ thuật, hoặc mời các chuyên gia điều tra bên Bộ Công an về nói chuyện chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm.

                   . Giám định viên sẽ được phân thành nhiều bậc từ thấp đến cao, mỗi bậc có chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi riêng để đáp ứng nhu cầu của công việc, giải quyết các vụ tai nạn tuỳ theo mức độ phức tạp. Giám định viên phải điều tra trên số vụ đã bồi thường hoặc số vụ cần phải điều tra tối thiểu cho phòng trong một tháng (hoặc 1 tuần). Trên cơ sở đó, phòng sẽ chủ động phối hợp với các phòng, ban chức năng để tiến hành hoạt động và báo cáo định kỳ với Ban Giám Đốc.

                   . Công ty nên thực hiện chế độ khoán chi cho phòng giống như các phòng kinh doanh. Việc này sẽ cải thiện được mức thu nhập của nhân viên trong phòng, giúp họ yên tâm tập trung vào công việc.

          Việc phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới yêu cầu mang tính liên tục, nhanh chóng nhưng không được đốt cháy giai đoạn. Trong quá trình công ty tiến hành các biện pháp trên đòi hỏi phải có sự phối hợp thống nhất và đồng bộ giữa Ban Giám Đốc và các phòng trực thuộc, giữa các phòng ban với nhau, giữa các nhân viên khai thác, giám định- bồi thường và thanh tra. Có như vậy, công tác này mới thực sự đem lại hiệu quả về mặt kinh tế cũng như xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top