trongyeu

3. Trọng yếu (Materiality)

3.1 Khái niệm trọng yếu

"Trung thực và hợp lý" (True & Fair) nghĩa là:

+ BCTC được lập theo đúng các chuẩn mực kế toán hiện hành, và

+ Trên báo cáo tài chính không có các sai phạm lớn làm bóp méo bản chất của BCTC.

"Trọng yếu là một khái niệm để chỉ tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính [hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm] mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để nhận xét thì sẽ không chính xác hoặc sẽ đưa đến những kết luận sai lầm". (ISA 320 )

=> Trọng yếu là ngưỡng (giới hạn) mà theo kiểm toán viên, nếu trên BCTC có các sai phạm lớn hơn ngưỡng đó thì sai phạm sẽ "bóp méo" bản chất của BCTC.

Nói cách khác, thông tin được coi là trọng yếu nếu việc bỏ sót hoặc sai sót của thông tin đó có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin được kiểm toán.

 Tính trọng yếu phụ thuộc vào mức độ quan trọng của khoản mục hay sai sót được đánh giá theo bối cảnh cụ thể tạo ra việc bỏ sót hay sai sót đó.

3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định tính trọng yếu:

- Đặc điểm của từng đơn vị và từng loại nghiệp vụ

- Phụ thuộc vào yêu cầu của pháp luật và các quy định cụ thể

- Việc xét đoán mang tính nghề nghiệp của KTV

3.3. Vận dụng tính trọng yếu

Trọng yếu là một trong những khái niệm quan trọng nhất, xuyên suốt quá trình kiểm toán từ khâu lập kế hoạch đến khâu hoàn tất và lập báo kiểm toán.

Trong quá trình kiểm toán, KTV phải vận dụng tính trọng yếu như thế nào?

- Kiểm toán viên vận dụng tính trọng yếu qua 5 bước có quan hệ chặt chẽ với nhau sau đây

(1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu

2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận

(3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận

(4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính

(5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh lại)

(1). Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (Planned Materiality - PM)

- Sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở trong mức đó, các BCTC có thể có những sai phạm nhưng vẫn chưa ảnh hưởng tới quan điểm và quyết định của người sử dụng thông tin.

- Việc xét đoán và ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu là công việc xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của kiểm toán viên.

Chú ý:

+ Tính trọng yếu là 1 khái niệm tương đối hơn là 1 khái niệm tuyệt đối

+ Tính 2 mặt của trọng yếu:

 Định lượng: Bao nhiêu là trọng yếu

 Định tính: Bản chất của việc xảy ra sai phạm

(2). Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận

 Số ước tính ban đầu về tính trọng yếu (ở mức độ toàn bộ BCTC) được phân bổ cho từng bộ phận, khoản mục trên BCTC, hình thành mức độ trọng yếu cho từng bộ phận, khoản mục, gọi là TE (Tolerable Error)

 Cơ sở chủ yếu để phân bổ là:

+ Tính chất quan trọng của từng khoản mục trên BCTC

+ Kinh nghiệm của kiểm toán viên về sai sót của các khoản mục

(3). Ước tính tổng số sai sót trong từng bộ phận

 Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của BCTC, kiểm toán viên dựa vào những sai sót phát hiện được trong mẫu để ước tính sai sót của toàn bộ một khoản mục.

 Sai sót này gọi là sai sót dự kiến PE (projected error)

 Được dùng để so sánh với các TE nhằm quyết định chấp nhận hay không chấp nhận khoản mục đó hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán thích hợp.

(4). Ước tính sai số kết hợp của toàn báo cáo tài chính

 Trên cơ sở sai sót dự kiến của từng khoản mục, bộ phận, KTV tổng hợp sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục trên BCTC

(5). So sánh ước tính sai số tổng hợp với sai số ước lượng ban đầu (hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh lại)

 Việc so sánh này sẽ cho phép đánh giá toàn bộ các sai sót trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu chung của toàn bộ BCTC hay không.

 Kết hợp với việc so sánh sai sót dự kiến (PE) và TE (bước 3), KTV sẽ quyết định lập Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ, chấp nhận từng phần hoặc ý kiến trái ngược đối với các BCTC đã được kiểm toán.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #business