Quyển 2 - Chương 45: Học Tập



Ôn Uyển suy nghĩ một chút, tỏ vẻ mình tứ thư ngũ kinh chỉ cần hiểu rõ là tốt rồi; còn kỳ nghệ, thư pháp, vẽ tranh, bản thân mình nhìn thấy cầm phổ đã choáng váng đầu, sách thì mình ở gia luyện là được, vẽ tranh, chỉ cần học một ít là tốt rồi. Những thứ nhạc khúc khác, thì nàng quả thật không có tế bào nghệ thuật; sau đó lại nói, thi từ ca phú cũng chỉ cần hiểu rõ thôi.

"Kỳ nghệ, thì tài đánh cờ của trò so với ta còn tốt hơn, đã đến trình độ cao thủ số một, không cần phải theo ta học tập nữa. Cho dù lúc vừa bắt đầu ta không có khinh thường, thì cũng sẽ bại bởi tay trò. Cho nên, ta sẽ không dạy trò kỳ nghệ, tránh cho làm đảo lộn trình độ của trò. Phải biết rằng kỳ nghệ có tiến bộ hơn hay không, chỉ đành phải dựa vào một mình trò từ từ nghiên cứu. Về phần những thứ khác, mặc dù trò không thích, nhưng trò thân là Quận chúa, cũng không thể hoàn toàn không biết. Đến lúc đó sẽ làm người khác chê cười. Những thứ này, ta sẽ dạy sơ lược cho trò. Trong lục nghệ, ta không mong trò toàn bộ tinh thông, nhưng ít nhất cũng phải tinh thông một hai, sau này cũng có thể lấy ra để thi thố. Ở phương diện nhạc khúc, tiêu, sáo, đàn hạc, đàn tranh, trong năm dạng này độ khó trong qua trình học như nhau, tự mình trò chọn lựa đi." Tống Lạc Dương nếu đã thu Ôn Uyển làm học sinh, tự nhiên phải suy nghĩ cho nàng.

Ôn Uyển nghĩ nửa ngày, cuối cùng chọn thổi sáo. Căn bản mà nói trong mấy thứ này, thì cây sáo dường như tương đối dễ dàng một chút. Cũng không biết cái tiên sinh này có phải là người phi phàm hay không? Sao lại có thể tinh thông nhiều thứ như vậy? Nếu phải thì hắn có thể trở thành một quyển bách khoa toàn thư sống rồi. Người phàm, thì thật không có cách nào so sánh được.

"Hôm nay ta sẽ dùng một ngày để nói về "Kinh Thi" với trò." Ôn Uyển nghe thấy, thì ngồi ngẩng đầu ưỡn ngực, nâng cao tinh thần . Cái tiên sinh này ngay cả sách đều không cần, đã lên lớp giảng dạy được thật lợi hại. Xem ra, mình không có thiệt thòi khi bộc lộ tài năng a, nàng cầm bút trong tay, vô cùng chăm chú tính toán sẽ ghi lại những điều cần nhớ bất cứ lúc nào. Tống Lạc Dương cũng không có quản nàng, tự mình nói.

Nói chính là Kinh Thi? Bội Phong? Kích cổ (Kinh Thi (tiếng Anh: Classic of Poetryhoặc Book of Odes,The odes) là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong Kinh Thi được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, gồm 311 bài thơ. Kinh Thi chia làm ba bộphận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Từ lĩnh vực dân gian, âm nhạc được chuyển sang lĩnh vực thành văn rồi thành kinh tịch, Kinh Thi đã trải qua quá trình sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn công phu.)

Kích cổ 1 

Kích cổ kỳ thang,
Dũng dược dụng binh.
Thổ quốc thành Tào,
Ngã độc nam hành.

Đánh trống 1

Tiếng trống đánh thùng thùng vang dậy.
Đứng lên binh khí hãy cầm mau,
Đắp thành xây cất ấp Tào,
Riêng ta chinh chiến đi vào miền Nam.  

(Người dịch: Tạ Quang Phát)

Chương này thuộc phú.Chú giải của Chu Hy:

Thang: Tiếng trống đánh.
Dũng dược: Dáng kích thích phấn khởi đứng lên khi đang ngồi.
Binh: Binh khí như cây giáo, cây kích.
Thổ: Việc xây cất, đào đắp.
Quốc: Ở trong nước.
Tào: Tên một ấp ở nước Vệ.

Người nước Vệ đi lính kể công việc của mình làm, nói rằng: Dân nước Vệ, người thì đào đất, đắp đất ở trong nước, kẻ thì xây thành ở ấp Tào, còn tôi thì riêng một mình đi đánh giặc ở phương Nam, phải lo về nỗi bị mũi tên ngọn giáo mà chết mất, nguy khổ vô cùng.

Kích cổ 2

Tùng Tôn Tử Trọng.
Bình Trần dữ Tống.
Bất ngã dĩ quy
Ưu tâm hữu sung.  

Đánh trống 2

Theo Tử Trọng đại binh hùng dũng,
Đã hợp cùng Trần Tống giao hoà.
Trở về e chẳng cùng ta,
Đau sầu rười rượi xót xa nỗi lòng.  

(Người dịch: Tạ Quang Phát)

Chú giải của Chu Hy:

Chương này thuộc phú.

Tôn Tử Trọng: Quân sư lúc ấy họ Tôn, tự là Tử Trọng.
Bình: Hoà, giao hảo với hai nước Trần và Tống. Thuyết xưa cho rằng theo sách Xuân Thu vào thời Lỗ Ẩn Công năm thứ 4, lúc Châu Hu tự lập làm vua, việc nước Tống, nước Vệ, nước Trần, nước Thái đánh nước Trịnh thì e có lẽ là đúng.
Dĩ: Cùng với.
Bất ngã dĩ quy: Không cùng với ta mà trở về.

Kích cổ 3

Viên cư viên xử,
Viên táng kỳ mã.
Vu dĩ cầu chi,
Vu lâm chi hạ.  

Đánh trống 3

Tại nơi ấy mà dừng ở lại.
Chiến mã cùng nơi ấy mà mất đi.
Kiếm tìm mà đến mấy khi,
Ở trong rừng núi thì tìm được ngay.  

(Người dịch: Tạ Quang Phát)

Chú giải của Chu Hy:

Chương này thuộc phú.

Viên: Nơi ở.

Dừng lại ở nơi đó, ở lại nơi đó, mất ngựa ở nơi đó. Có tìm nó thì ở trong rừng. Bấy nhiêu lời đủ thấy rõ người lính này đã thất lạc hàng ngũ không còn ý chí chiến đấu nữa.

Kích cổ 4

Tử sinh khiết thoát,
Dữ tử thành thuyết.
Chấp tử chi thủ,
Dữ tử giai lão.

Đánh trống 4

Lúc tử sinh hay khi cách biệt,

Chẳng bỏ nhau lời quyết thệ rồi.
Cầm tay nàng hẹn mấy lời:
"Sống bên nhau mãi đến hồi già nua".  

(Người dịch: Tạ Quang Phát)

Chú giải của Chu Hy:

Chương này thuộc phú.

Khiết thoát: Ý nói xa cách.
Thành thuyết: Thành lời thề ước.

Người đi quân dịch này nhớ gia đình, kể lại lúc mới lập gia đình, đã hẹn ước với vợ, chết sống hay xa cách cũng không bỏ nhau, lại nắm tay vợ mà hẹn nhau sống đến già.

Bài thứ nhất tổng quát lại ý nói rằng, người nước Vệ đi giúp đỡ nước Trần, bình định nước Tống rất khó khăn. Nên người nước Vệ tự mình oán than. Sau khi kết thúc chiến trận "Ta tự mình đi về phía nam", thơ này vốn dĩ miêu tả sự phẫn uất của con người là chính, và đây cũng là toàn bộ nội dung chính của bài thơ.

Trong câu thứ ba của bài thơ có câu "Thổ quốc thành tào", trong《Dung Phong? Định Chi Phương trung 》có chú giải của câu thơ này chính là: "Người nước Vệ sau khi tiêu diệt địch, thì vượt qua con sông phía Đông. Ở ngoài đồng hoang dựng nên Tào ấp, sau này Tề Hoàn Công cũng ở đây giết địch mà được phong tước. Văn công tỷ dựng nên Sở Khâu, xây dựng thành trì và cung điện." Sở Khâu mà sách văn hay nói. Chính là "Thổ quốc" ở trong bài thơ này, đến thời Mục Công, đã đem Tào ấp xây công sự, nên trong thơ mới viết là "Thành Tào" ."Thổ quốc thành tào" câu này mặc dù sử dụng hơi miễn cưỡng. Nhưng nó vẫn ở trong lãnh thổ một nước, hiện tại còn phải đi về phía nam để cứu nhà Trần. Những gian khổ trong đó càng không cần phải nói.

Bài thứ tư "Tử sinh khế thoát", có lời đồn ý là "Khế Phiệt" tức muốn nói đến "Chịu khổ chịu khó" đây là một lý giải sai lầm . Hoàng Sinh của bộ《Nghĩa phủ 》cho là "Khế, hợp nghĩa cùng Thoát; đồng thời dữ tử sinh đối với Ngôn" là chính xác . Về phần giải thích như thế nào về nghĩa của toàn bộ bài thơ. Bốn câu thơ trên bị mọi người xem như lá cây biến tướng AABB đủ kiểu, thứ tự cũng bị điên đảo, các vị tiền nhân cũng khó mà đạt đến như thế. Nay cứ phân tích theo nguyên ý vốn có, thứ tự hẳn là:

Chấp tử chi thủ, dữ tử thành thuyết;

Tử sinh khế khoát, dữ tử giai lão

Bài thơ có bốn câu, ở ba câu đầu chinh nhân (người đi đánh trận) tự mình thuật lại tình cảnh khi xuất chinh. Hứng lấy tràn đầy không khí, như oán như than, như khóc như kể. Câu sau chuyển thành lòng tin và lời thề của hai vợ chồng. Ai mà không nghĩ đến ngày về khó khăn xa vời, để tin tưởng lời thề không có bằng chứng. Các câu thơ trên dưới kết cấu chặt chẽ, từ tình kịch liệt, đến tiếng khóc than tiêu điều. Viết rất tốt tâm trạng người sĩ tốt chinh chiến lâu dài, và đã đạt đến tột đỉnh.

Tống Lạc Dương nói :"Người đời sau, rối rít than thở chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão. Cũng là điều rất nhiều nam nữ theo đuổi, nên hoàn toàn khẳng định đây là bản chất hôn nhân. Cho là như vậy, mới được xem như hạnh phúc. Nhưng lại quên mất, sự thảm thiết của chiến tranh. Ở bên trong oán và than; khóc và kể, đã chảy hết bao nhiêu máu và nước mắt. Trong sự đợi chờ xa xăm không hẹn ngày về, thì cô gái ở bên trong sự thất vọng và tuyệt vọng đó, thống khổ đến bực nào.

Thế nên mới có nhiều người oán phụ, cũng vì các nàng nhìn không thấu. Nam tử tất nhiên rất bạc tình, nhưng họ cũng khẩn cầu có thể cùng nữ tử chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão. Chẳng qua là, thế gian khó cầu mà thôi. Cho nên, sau này, nhìn người nhìn chuyện, làm người làm việc, không nên cố chấp mà theo đuổi suy nghĩ phiến diện. Trên đời này thứ ngàn vạn lần khó cầu nhất chính là con người, không nhất định may mắn sẽ rơi vào trên đầu của ngươi. Nhưng chỉ cần ngươi giữ vững một trái tim rộng lớn, thì những thứ oán và hận kia, tự nhiên, cũng theo gió bay đi. Để được vui vẻ trải qua mỗi một ngày, là tốt rồi."

Ôn Uyển nghe đến say mê, bút trong tay, là một lời cũng không có ghi lại. Bất tri bất giác mà đã đến buổi trưa. Phía ngoài đã làm cơm xong, liền bưng đi vào hai người ăn. Ôn Uyển chờ Tống Lạc Dương sau khi ăn xong, liền thu thập bát đũa, bưng đi ra ngoài. Sau khi quay trở về, lại tiếp tục lắng nghe Lão sư dạy.

Thời gian một ngày trôi qua rất nhanh, lúc đi về, Ôn Uyển liền dâng lên một bộ tranh sơn thủy《Tứ Cảnh Sơn Thủy 》làm lễ bái sư. Tống Lạc Dương nhìn bức tranh, nói đây là một bộ tranh tốt, theo đánh giá, không có mấy ngàn lượng, là mua không được. Ông cầm ở trên tay cẩn thận tham quan học tập một phen, trong miệng tràn đầy tán thưởng.

"Một món đồ tốt như vậy, Lão sư thu lấy cũng không có chỗ để treo. Nếu trò thật có hiếu tâm, muốn hiếu thuận tiên sinh ta đây, thì hãy an bài cho ta một chỗ ở khá hơn chút. Đừng để cho ta ở lều cỏ chết tiệt này, ngay cả giấc ngủ đều không có ngủ ngon." Tống Lạc Dương đem bức tranh trả lại cho Ôn Uyển, tùy ý nói.

Nhìn bộ dáng kinh ngạc của Ôn Uyển, Tống Lạc Dương cười nói: "Trò cho rằng ta thích ở lều cỏ, để lúc ngủ cả người đau gay gắt à. Ta không có tiền, ở không nổi khách sạn, cũng chỉ có thể ở tạm chỗ không lấy tiền như vậy."

Ôn Uyển nghe thì cười đến lợi hại, bụng đều đau vì cười. Nàng phát hiện, nàng quả thật đã tìm được một Lão sư rất tốt đây. Thẳng thắn khả ái, tài hoa hơn người, còn rất có cá tính nữa.

Tống Lạc Dương nhìn Ôn Uyển mặc dù cười đến lợi hại, nhưng là nàng cảm thấy kinh ngạc mới cười. Cũng không phải là cười xem thường hoặc khinh bỉ. Nhìn dáng dấp, Lão sư lần này, tìm học sinh cho mình không tệ. Sau này ăn ở áo cơm, đều không cần mình quan tâm. Tống Lạc Dương trong lòng vui thích.

Buổi tối trở về Bình phủ, nghĩ tới nếu Lão sư nguyện ý, thì nàng sẽ ở gần Bình phủ tìm một chỗ cho ông. Để cho người ta đi hỏi thăm, không tới ba ngày, thật đúng là tìm được. Một viện hai gian, bên trong bố trí rất u nhã. Vì chủ nhân trước cũng là người đọc sách, còn từng làm quan. Đáng tiếc, đoạn thời gian trước, đắc tội với cấp trên, nên chức quan bị bãi. Liền chuẩn bị bán tòa nhà này, mang theo gia đình hồi hương.

Ôn Uyển xài một ngàn lượng mua cái viện hai gian kia. Nhìn trong rương đựng bạc mất đi một ít, mới biết, mình phải mở gì đó kiếm tiền. Bằng không, thì phải gọi cậu đưa tiền cho, nhưng lúc trước đã nói không cần, hiện tại nếu như mở miệng, thì rất mất mặt mũi. Mình dầu gì cũng là tinh anh của trường đại học quốc tế ra, chẳng lẽ ngay cả bản thân cũng không thể tự nuôi sống sao?

"Trong các ngươi ai nguyện ý đi chiếu cố lão sư của ta? Chính các ngươi tự đứng ra, cũng không cần ta tới điểm danh." Lão sư cái dạng kia, cũng biết là người không tự chiếu cố được mình. Nói một cách khác, chính là nhà nho 'chua'. Hơn nữa còn là loại nho có hàng mà còn không chịu bán cho đế vương. Ôn Uyển hỏi tám tỳ nữ cùng bốn thiếp thân tỳ nữ của mình. Mười hai tỳ nữ ngươi nhìn ta, ta nhìn ngươi. Cũng không làm được quyết định, nếu đi chiếu cố Lão sư, vậy có được đãi ngộ như lúc trước hay không.

"Các ngươi đã không nguyện ý, vậy thì ta tự chọn." Ôn Uyển có chút chán nản nói, mình chỉ muốn ít nuôi một người thôi, nhưng nhìn dáng dấp này là không thể thực hiện được.

"Quận chúa, ta đi." Hạ Phàm đứng dậy. Vẻ mặt Hạ Phàm cũng rất nhẹ nhàng, thấy Ôn Uyển nhìn nàng, thì gật đầu. Ôn Uyển cao hứng phi thường, để cho nàng đi chuẩn bị một chút, trở về thu thập đồ của mình.

Sau đó Ôn Uyển liền an bài ông, một đầu bếp nữ hằng ngày quét dọn kiêm làm cơm, một gã sai vặt ở bên cạnh chân chạy, còn có, Đại nha hoàn Hạ Phàm. Mọi người, mọi chuyện trong phủ đệ, cũng là do Hạ phàm trông coi, xử lý chuyện ăn, mặc, ở, đi lại của Tống Lạc Dương.

Tống Lạc Dương tài hoa hơn người, nhưng là cao ngạo vô cùng, hoặc là nói lòng cao ngất. Hơn nữa, hắn sẽ không xử lý những chuyện vặt vãnh. May mắn là hắn cũng không khó chịu, chỉ cần ăn no là tốt rồi. Cũng không quản đồ đó ăn có ngon hay không. Cho nên sau khi hắn vào ở trong viện, liền cảm giác mình, thật nhiều năm rồi không có thư sướng như vậy.

Ôn Uyển trong lòng vô cùng buồn bực, hiện tại lại phải nuôi thêm ba người. Quan trọng là ..., còn không có tiền thu vào. Chuẩn bị kinh doanh cái gì mới tốt, suy nghĩ một tháng, còn không có nghĩ ra kinh doanh cái gì. Lão sư đại nhân đích xác là tài hoa đầy người, khiến cho Ôn Uyển mỗi khi nghe hắn giảng bào, nghe một cái liền quên mất thời gian.

Mỗi ngày ban ngày phải lên lớp học, buổi tối còn phải luyện chữ , làm sao còn có thời gian để làm ăn chứ. Nếu không có thời gian, trước hết để qua một bên đi. Chờ có thời gian rồi nói sau.

"Lần trước, ta bảo làm bài về 《Bốc toán Tử, vịnh Mai 》của Lục Du (1), có làm tốt chưa." Ôn Uyển vừa đến thư phòng, Tống Lạc Dương liền mở miệng hỏi.

Ôn Uyển bận rộn đem bài làm cho Tống Lạc Dương nhìn. Nàng là một học sinh giỏi, cho tới bây giờ cũng không có lười biếng qua.

"Tốt, có thể nghĩ tới những điểm này, đúng là dùng không ít tâm tư, không làm có lệ, nhưng mà vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Bài thơ này, ý nghĩa ngoài mặt là thông qua Mai để miêu tả tình cảnh, nhưng thật sự thì lấy cảnh buồn kia mà miêu tả tình cảm, vẻ u sầu của bản thân, nhưng lại không miêu tả quá rõ. Cũng không giống như thơ của Lý Dục (2) 'vấn quân năng hữu kỉ đa sầu, kháp tự nhất giang xuân thủy hướng đông lưu' với tư thế cường điệu dòng sông đang chảy kia; cũng không có giống như thơ Lí Thanh Chiếu (3) "Chỉ khủng song khê trách mãnh chu, tái bất động hứa đa sầu", lấy tưởng tượng suy nghĩ so sánh thật sâu. Bài thơ này câu chữ tầng tầng, cuối cùng là để lại cảm giác mưa sa gió giật nguy ngập cực kỳ. . . . . ." Một chậm rãi nói đến hưng phấn, một nghe mê mẫn. Thời gian cả ngày, trôi qua cũng nhanh đi rất nhiều.

Ôn Uyển hiện tại mỗi ngày đều bề bộn nhiều việc, ban ngày nghe giảng, buổi tối tiên sinh còn bố trí việc học. Chờ một khi thích ứng xong, cũng không nguyện ý làm trễ nãi đại kế phát tài của nàng nữa. Đi theo Cổ ma ma nói, nàng muốn mở một cửa hàng bán đồ chơi con nít.

Ôn Uyển vẫn luôn tìm cách mở cửa hàng bán gì cho tốt đây, như vậy mới có thể đem đồng tiền chết biến thành tiền mặt. Nghĩ tới nghĩ lui, thử thăm dò nhiều lần, cho tới cuối cùng chỉ có thể mở cửa hàng bán đồ dùng cho con nít. Vốn là muốn mở cửa hàng phấn bột nước , nhưng mà nàng đời trước có dùng cũng đều là hàng cao cấp có nhãn hiệu quốc tế, mình cũng không có tự làm, sợ sẽ xảy ra phiền toái gì, nên thôi. Sau lại linh quang chợt lóe, vậy thì mở của hàng dụng cụ nhi đồng vậy.

Đợi đến lúc này, Ôn Uyển mới hối hận. Làm sao mà trong tay mình lại không ai a, không có người để dung được a. Xem ra, nàng toàn nuôi người rảnh rỗi, nuôi cũng không phải, không nuôi cũng không phải.

(1) Lục Du (陸游) (1125-1209) tự Vụ Quan (務観), hiệu Phóng Ông (放翁), người Sơn Âm, Việt Châu (nay thuộc Nhạn Môn Đạo, tỉnh Sơn Tây), thời Nam Tống ông đã làm quan Tri châu, Tri phủ, còn làm quan Quốc sử biên tu, ông là một vị thi nhân ái quốc. Sống vào thời kỳ hai hai triều Tống Kim đánh nhau, Lục Du trở thành một người rất trăn trở vì mất nước. Khi đó người Nữ Chân (vương triều Kim) đã đánh chiếm xuống phía nam, đất nước chia 5 xẻ 7, dân tình ly tán loạn lạc. Ông đã từng vào đất Nam Trịnh (Tứ Xuyên hiện nay) theo phong trào chống Kim, đã từng mặc giáp cưỡi ngựa vượt qua sông Vị cùng những toán kỵ mã yêu nước, ban đêm đột kích quân Kim nhiều lần. Ông có Kiếm nam từ chuyên tập lưu truyền đến nay.

Nhưng thời tuổi trẻ ông đã bị một bi kịch về chuyện hôn phối. Năm 20 tuổi ông kết hôn với người em cô cậu tên Đường Uyển (唐婉). Mẹ Lục Du không thích Đường Uyển và cũng không tán thành cuộc hôn nhân này, đã cưỡng ép chia cách họ. 10 năm sau hai người gặp lại nhau ở Thẩm Viên (沈園) Lục Du viết lên tường một bài từ rất bi phẫn là Thoa đầu phượng (釵頭鳳). Không lâu sau, Đường Uyển chết, Lục Du vẫn còn lưu luyến mãi, viết bài thơ tình nổi tiếng Thẩm viên (沈園) được truyền tụng đến nay.

Bộc toán tử

Cổ giản nhất chi mai
Miễn bị viên lâm toả
Lộ viễn sơn thâm bất phạ hàn
Tự cộng xuân tương đoá
U tứ hữu thuỳ tri
Thác khế đô nan khả
Độc tự phong lưu độc tự hương
Minh nguyệt lai tầm ngã.  

Dịch thơ:

Khe cổ một cành mai
Khỏi bị viên lâm khoá
Núi thẳm đường xa lạnh đã quen
Tựa đối xuân xa lạ
U tứ có ai hay
Nương tựa đều không thoả
Một tự phong lưu một tự hương
Trăng lại tìm ta nữa.

(Người dịch: Nguyễn Chí Viễn)

(2) Lý Dục: (李煜) (937-978) tự Trùng Quang (重光), hiệu là Chung Ẩn (鐘隱), người đời quen gọi là Nam Đường Hậu Chủ. Ông là người nhân huệ minh mẫn, văn hay hoạ khéo, biết âm luật. Ông tự hiệu là Chung Nam ẩn sĩ. Phủ khố Giang Nam có thu tàng tác phẩm thư hoạ của ông rất nhiều.

Nam Đường bị nhà Tống diệt, phong ông làm An Mệnh Hầu, sau lại bị Tống Thái Tổ cho uống thuốc độc chết. Miền Giang Nam được tin Hậu Chủ chết, các phụ lão đều thương khóc.

Hậu Chủ lúc chưa mất nước sinh hoạt rất hào hoa nên tức cũng rất uỷ mị hoan lạc. Sau khi mất nước, bị đưa về nhà Tống, ngày ngày rửa mặt bằng nước mắt. Từ của ông lúc đó cũng rất thê thảm bi ai, đúng là vong quốc chi âm.

Về thơ, "Toàn Đường thi" còn chép của ông 18 bài. Bài trên là trích từ Ngu mỹ nhân kỳ 1

Ngu mỹ nhân kỳ 1

Xuân hoa thu nguyệt hà thời liễu,
Vãng sự tri đa thiểu.
Tiểu lâu tạc dạ hựu đông phong,
Cố quốc bất kham hồi thủ nguyệt minh trung.

Điêu lan ngọc xế ưng do tại,
Chỉ hữu chu nhan cải.
Vấn quân năng hữu kỷ đa sầu,
Cáp tự nhất giang xuân thuỷ hướng đông lưu.

Dịch thơ:

Xuân hoa thu nguyệt bao giờ hết
Dĩ vãng bao nhiêu việc
Đêm qua gác nhỏ lại đông phong
Nước cũ chẳng kham ngoảnh lại dưới trăng trong

Hiên son bệ ngọc chừng nguyên tại
Chỉ có dung nhan đổi
Hỏi ai hay đặng bấy nhiêu sầu
Đầy ngập một dòng xuân thuỷ chảy về đông.

(Người dịch: Nguyễn Chí Viễn)

(3) Lý Thanh Chiếu (李清照) (1084-1155), hiệu Dị An cư sĩ (易安居士), người Tế Nam, Sơn Đông. Bà chẳng những là một tác gia vĩ đại trong nữ thi nhân, mà còn là một tác gia vĩ đại trong Tống từ. Bà là con gái của học giả trứ danh Lý Cách Phi. Năm 18 tuổi, bà kết hôn với con trai Tể tướng Triệu Đĩnh Chi, tức Hồ Châu thái thú Triệu Minh Thành, có thể nói là một mối nhân duyên tốt đẹp nhất thời Bắc Tống. Đôi tài tử cùng nhau xướng hoạ thơ từ, chỉnh lý văn chương, sống một đời thanh tao u nhã. Năm Tĩnh Khang 1126, quân Kim đánh Tống, bà theo chồng chạy xuống phương nam, không lâu sau trượng phu qua đời, thân gái dặm trường thực khiến người ta thương xót.Một mình phiêu bạt, vãn cảnh rất thê lương, đấy đã gây thành bối cảnh ảm đạm trong toàn bộ "Sấu ngọc từ" (漱玉詞) của bà.

Bà quan niệm từ khúc cần hợp luật, ý tứ thanh nhã, coi thơ và từ là hai thể loại hoàn toàn độc lập (biệt thị nhất gia). Tác phẩm của Lý Thanh Chiếu có hai thời kỳ: trước đại biến Tĩnh Khang là những từ khúc về tình yêu đôi lứa thiết tha đằm thắm. Sau khi Tống Triều nam di, tác phẩm của bà là nỗi nhớ thương cố quốc, tình cảm cô liêu u tịch, phong cách kín đáo thâm trầm, xót xa cho kiếp hồng nhan bạc mệnh, hình thành phong cách riêng Lý Dị An, đẩy uyển ước từ phái lên vị trí đỉnh cao thời Lưỡng Tống. Từ của bà chỉ còn sót lại hơn 20 bài, song đều là những châu ngọc, gấm thêu.

Vũ Lăng xuân

Phong trú trần hươnghoa dĩ tận,
Nhật vãn quyện sơ đầu.
Vật thị nhân phi sự sự hưu,
Dục ngữ lệ tiên lưu.

Văn thuyết Song Khêxuân thượng hảo,
Dã nghĩ phiếm khinh châu.
Chỉ khủng Song Khê trách mãnh châu,
Tái bất động, hứa đa sầu.

Dịch thơ:

Gió lắng hương trần hoa đã hết,
Dậy muộn chải đầu lười.
Vật đổi sao dời mọi việc thôi,
Chưa nói lệ tuôn rồi.

Nghe nói Song Khê xuân vẫn đẹp,
Cũng định thả thuyền chơi.
Chỉ sợ Song Khê thuyền nhỏ nhoi,
Sầu nhiều thuyền chở không trôi.

(Người dịch: Nguyễn Chí Viễn)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top