trong làn sương trắng ửng khói mơ tan

Đội trưởng dìu vai tôi xuống hầm tránh bom, cơn sốt rét hành hạ thân thể dằn vặt, dày vò tôi ghê gớm khiến đầu óc tôi choáng váng, tê dại, mồ hôi rịn ra ướt đầm cả bộ quân phục rằn ri màu cỏ úa đang mặc trên người.

-Đồng chí Nguyễn Giản Đơn, đừng để quân địch vô tình tìm được tung tích của đồng chí, tôi chỉ hỗ trợ đồng chí được đến đây thôi.

-Đã rõ. Đồng chí cứ ra ngoài chỉ huy mọi người đi, việc ở đây tôi lo liệu được.

Hầm ở ven đê, được lau sậy um tùm che chắn nên làm tôi đỡ lo lắng phần nào, nhưng cũng không được lơ là cảnh giác, quân địch đang ở bãi bồi bên kia sông. Nằm cùng tôi có một thương binh đang run bần bật, mê sảng rên rỉ hừ hừ đau đớn vì có lẽ vết thương của anh bị nhiễm trùng chút ít, và hai chiến sĩ đã hi sinh, xác trắng bệch trông thật rùng rợn. Tôi hơi nhổm dậy, nghé mắt trông tên sĩ quan cấp cao của trại lính đang ôm ấp mấy cô lầu xanh. Không hay rồi, tên quan đưa khẩu súng cối cho một đứa, bàn tay hắn nắm chặt cô nhân ngãi, tay đặt lên hông, vuốt ve, con ấy ưỡn ẹo, vặn vẹo mình, lắc lư vài cái, mắt nheo lại...

Khai hoả!

Tôi nằm thụp xuống, anh em trên tiền tuyến chiến đấu có câu:"Nhất pháo nguỵ, nhì pháo địch, ba pháo đĩ"

Tôi nhớ rằng hồi mới vào trong đơn vị, có lần tôi đã từng hỏi các anh vì lí do gì mà có câu nói đó!?

Các anh trả lời:"Quân đội tay sai trực tiếp ra tay với chúng ta, hoả lực toàn là quân khủng bố hỗ trợ, bắn nhiều mật độ dày. Quân hèn thù vì mượn danh quân tay sai nên ít khi giáp mặt với quân ta, nên đứng thứ nhì. Còn pháo do mấy con đĩ điếm đú đởn ấy bắn, không biết quy luật nào mà lần."

Oái oăm thay, mảnh đạn rít sượt qua cổ anh thương binh cùng hai đồng đội đã ngã xuống, máu đỏ tươi, hắc ín phun lên, anh chưa chết giờ đang giãy chết đành đạch như con cá mắc cạn. Tôi nằm im nín thít chờ đợi, nghe ngóng, có tiếng bước chân. Tôi trườn như một con rắn thực thụ, ra khỏi tiếng người xôn xao:

-Chào em, Giản Đơn.

Thôi chết thật rồi, tôi đã bị phát hiện.

Cứ mỗi ngày trôi qua, tôi lại ước nguyện rằng mình không bao giờ tỉnh lại được nữa.

Khi tôi kết thúc giấc ngủ chập chờn, mệt mỏi; lo âu, sợ sệt như bóp nghẹt lấy mí mắt và cơ thể tôi.

Trước kia, thời còn yên bình làm học viên ở doanh trại quân đội, khi chưa dấn thân vào chương trình gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tôi thường cáu giận chửi thề vì chuông báo thức inh ỏi từ loa hội trường.

Tuy nhiên, ở hiện tại, cái im lìm, lặng lẽ ẩn sau màn sương giăng kín che mờ đi sớm mai trong chờ đợi kinh hãi, đối với tôi, là điều đáng sợ nhất.

Sương tan, hắn đến, gõ cửa tìm tôi, nụ cười quỷ dị, bàn tay tởm lợm bẩn thỉu luồn vào bên trong chiếc áo bệnh nhân mỏng tang dính đầy vệt máu khô, máu của chính tôi. Mấy dụng cụ thí nghiệm điên rồ, kinh hoàng loảng xoảng dịch chuyển trên khay sắt móp mép dị dạng. Hắn đeo găng tay bằng cao su của bác sĩ phẫu thuật vào, hút moocphin từ lọ thuốc nắp đã han gỉ vào kim tiêm. Chất lỏng rỉ ra ở đầu mũi kim nhọn hoắt lạnh lẽo đến rợn người. Từ điểm nhìn chân thực sinh động của tôi còn rùng rợn, kinh dị hơn cả những bộ phim hù dọa kinh điển cũ rích của Hollywood cùng số vốn đầu tư kinh khủng.

Nước mắt tôi cứ liên tiếp trào ra từng hạt lớn nặng trĩu như mưa rào, mặc dù tôi không muốn thế, người chiến đấu vì lý tưởng cao cả, tuyệt đối không thể để bất kỳ đau đớn nào khiến bản thân rơi lệ. Bờ môi tôi mấp máy, thều thào trong vô thức, vết rách nứt toác, mùi máu tanh nồng lẫn vào mùi thuốc sát trùng.

Ngày qua ngày, hắn đánh đập, tra tấn, cắt xén tôi, lồng ghép ti tỉ thứ kì dị vào thân thể tôi, hiện giờ, tôi có thể kể được, tôi có một đồng tử màu xanh biếc và chất chồng mấy hàng gai góc trên lưng như người cá Siren trong thần thoại Hy Lạp. Không chỉ bây giờ, mà ngay từ trước kia, tôi đã căm ghét thực hiện những ca phẫu thuật chỉnh hình, này chẳng khác nào đang nhục mạ tôi. Sở hữu thân thể đầy đủ các bộ phận như những con người bình thường khác, đối với tôi lúc này, tựa hồ như một ước ao xa vời không thể nào chạm tay đến được.

Dạo gần đây, những mổ xẻ thường xuyên đã khiến tôi quen dần, chai sạn và không còn cảm thấy đau đớn nữa. Hắn ghép vào đôi chân bị cắt cụt ngủn trong một lần tra tấn của tôi, một chiếc đuôi người cá giả và lấy làm hãnh diện về sáng kiến của mình.

Cái kim trong bọc lâu ngày rồi cũng sẽ lòi ra, việc thí nghiệm lén lút trên cơ thể tôi đã khiến tổ chức thiệt hại một khoản chi phí vô cùng lớn, chính xác hơn là khổng lồ, ông trùm nhất quyết ra lệnh thủ tiêu hắn, mặc dù hắn có vai trò quan trọng trong tổ chức, cánh tay phải đắc lực của ông ta sẽ xử tử hắn, cộng thêm tôi vì có một người đồng đội nhụt chí của tôi đã khai ra danh tính thực sự.

Những kẻ tài năng được tín nhiệm thường hay mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn. Tên trợ lý của ông trùm tổ chức đem tôi và hắn bỏ vào một khu rừng sâu gần ngôi nhà gỗ ẩm thấp, mục nát mà hắn đã giam cầm tôi suốt những ngày qua.

-Đến giờ giải thoát cho mày rồi, con chó săn họ Nguyễn.

Hắn vừa bị bắn chết xong, ống giảm thanh khiến chết chóc im ắng không ngờ, máu vương vãi ra khắp xung quanh, trên cỏ, trên lá cây và gương mặt tôi. Tên kia gõ ống giảm thanh vào đỉnh đầu tôi, ghé sát gương mặt bặm trợn có vết sẹo dài sượt qua cùng đôi mắt lồi to trợn trắng như sắp rơi ra khỏi tròng vào mặt tôi, cười khẩy, giọng nói the thé của một tiểu yêu cất lên những lời vô nghĩa, dài dòng:

-Với hoa nhường nguyệt thẹn của cô em mà chết đi mà chưa được nếm vị ngọt ngào của cuộc đời thì uổng quá, bí danh Simple nhỉ?

Tên đó chĩa súng vào thái dương tôi, tôi nhắm mắt chuẩn bị đón nhận kết cúc đã được định sẵn mà cuộc đời phó mặc cho số phận của tôi, tôi mường tượng ra cảnh những con thuyền đìu hiu lạc vào đêm tối mịt mù của vĩnh hằng.

Đoàng!

Tôi nhắm mắt, rồi lại mở ra, cứ như thế lặp lại nhiều lần. Đối diện trước mắt tôi là một cậu lính trẻ mặc quân phục rằn ri xanh dương, đầu đội lệch mũ ca nô, kể vậy thôi chứ cá nhân tôi thấu nếu muốn diễn tả chính xác hình dung của cậu ấy phải dùng từ non nớt, ngây ngô. Da dẻ cậu ấy trắng mịn màng, gò má búng sữa nõn nà, khác hẳn với hình ảnh những đồng chí đang chiến đấu ở biên cương bảo vệ hòa bình độc lập của tổ quốc, rắn rỏi, cứng rắn mà tôi đã từng gặp.

-Cô tỉnh lại rồi.-Cậu ấy cẩn trọng đỡ đần, nâng lưng tôi lên, tựa vào thành giường bằng trúc đơn sơ, tồi tàn, cậu ta cứ ngây thơ, rối rít như trẻ con ở Neverland, gương mặt bối rối, ngượng ngùng đỏ ửng như phủ lên một vết phấn hồng đào, mồ hôi mặn chát lấm tấm trên những vết gân trán cuồn cuộn, cánh môi căng mọng run rẩy.-Cô người cá, cứ ở trên cạn như thế này cô có thiếu nước không?

Tâm hồn tôi như vỡ oà, gắng gượng nở nụ cười, nụ cười méo mó đến mức chính bản thân tôi cũng cảm nhận được hai khóe môi dường như không bằng nhau.

-Cảm ơn đã cứu sống tôi.

-Không có gì đâu, cô người cá xinh đẹp.-Cậu đỡ đằng sau lưng tôi.

-Người cá xinh đẹp!?.-Tôi giật mình thảng thốt, không thể tin vào điều mình đã nghe được mặc dù tai tôi vốn dĩ rất nhạy bén với âm thanh do bị giam cầm trong phòng thí nghiệm kín mít lâu ngày.

-Tôi mà xinh đẹp sao.-Dạ dày tôi trào dâng nỗi niềm chua xót, cay đắng khôn tả, âm ỉ mà quằn quại. Tôi đã phải khổ sở vật vã, khó khăn lắm mới tháo được cái đuôi cá giả đáng chết ra khỏi mình, để lộ chiếc quần đùi ống hơi dài che đi mẩu chân bị cưa cụt lủn.

Cậu bàng hoàng, miệng lưỡi luống cuống líu lại với nhau, hoặc là hoảng sợ, hoặc là ghê tởm tôi.

-Trông tôi kinh tởm lắm đúng không?-Tôi thu hết can đảm trực diện nhìn xoáy sâu vào đáy mắt gợn sóng của cậu ta.

-Không... không phải như thế!-Câu ta giãy nảy, hai cánh tay khua loạn xạ chần chừ một lúc lâu rồi mãnh liệt ôm chầm lấy tôi, cổ họng nghẹn ắng lại, thút thít nức nở như thể chính cậu bị tổn thương không bằng. Nhưng có lẽ cậu đau thật đấy, thân thể tôi toàn là những mảnh gai góc đang cứa vào da cậu ấy.

-Không... Cô thực sự trông rất đẹp.

-Chỗ này thuộc khu vực tranh chấp lãnh thổ, chúng tôi và dân cư ở đây đang bị khủng bố bao vây cô lập, cắt đứt liên lạc với trụ sở chỉ huy lẫn chính phủ.-Cậu đặt tôi ngồi trên vai, chỉ trỏ xung quanh, thi thoảng lại đưa tay vỗ nhẹ vào tay tôi, hàm ý nhắc nhở tôi nghe ngóng cẩn thận tình hình. Cậu đưa tôi đến trước một mái lều dài rợp cỏ tranh tạm bợ, rách nát tần ngần một lúc lâu rồi bước vào, bên trong la liệt người nằm người ngồi, người ngủ người ăn trông thật sống động làm sao! Mọi người nhìn tôi bằng con mắt dò xét, tiếng rì rầm bàn tán xôn xao nổi dậy mạnh mẽ như sóng dồn dập nơi bãi biển.

Cậu triệt để làm ngơ, và tôi hiểu tôi cũng cần phải làm như vậy. Cậu bỏ mũ đặt xuống nền đất lạnh giá rồi đặt tôi xuống, cậu đi vào gian bếp chất chồng nồi niêu rỉ sét, sau đó bê ra một bát cháo loãng toàn là nước có vài ba hạt gạo cùng chút rau úa, dùng ca cho cho tôi uống. Mặc kệ tất thảy ánh nhìn soi mói hiếu kỳ đang bủa vây đổ dồn về phía chúng tôi, tôi đánh bạo, thu hết dũng khí hỏi cậu:

-Nãy nhiều chuyện quá tôi chưa kịp hỏi tên cậu, cậu tên gì?

- Duy Đăng.- Dường như cậu thích giải thích ý nghĩa tên của mình, cậu nói tiếp.-Duy trong duy nhất, Đăng trong hải đăng.

-Giản Đơn.- Tôi cúi đầu, uống ngụm nước cháo.

Mỗi ngày tiếp theo đều thật dài, tất cả mọi người đều chờ đợi hy vọng trong vô vọng. Tuy nhiên với tôi, sự sống chết, tồn tại của bản thân cũng chẳng là điều gì to tát, đáng bận tâm.

Do không vận động, nằm cố định một chỗ quá lâu nên các cơ quan chức năng của cơ thể tôi ngày càng yếu ớt, hoạt động không được trơn tru, bình thường như trước kia, ngày càng hỏng hóc nặng nề hơn.

Biểu hiện rõ nhất ở hệ tiêu hoá. Ăn rồi lại thổ ra, tuôn dào dạt như thác lũ.

Ai đó đã đề nghị nên cắt bỏ khẩu phần ăn của tôi đi, được thôi, tôi sẽ không sao cả, cũng không muốn ý kiến phản bác gì, tôi vô dụng, cho nên tôi, đáng lẽ, nên ăn ít hơn ngay từ đầu mới phải. Lương thực đang cạn kiệt dần.

-Dù sao tôi ăn vào cũng có hấp thụ được bao nhiêu đâu, lãng phí lắm!

Tôi vừa ra khỏi phòng giao ban, Duy Đăng đã hùng hổ, nhất quyết xông vào. Tôi ra sức can ngăn, nhưng chiếc xe lăn cũ rích dường như sắp thành phế liệu trộm được từ quân địch làm sao theo kịp sải chân dài miên man, khoẻ khoắn của người đã quen với cường độ rèn luyện thân thể cao trong điều kiện sống khắc nghiệt như cậu ta. Tôi thấy cậu to tiếng khá lâu với cấp trên, có tiếng đập bàn gay gắt xen giữa những sỉ vả, cay nghiệt, chửi rủa lẫn nhau.

Cuộc thảo luận kết thúc không được tốt đẹp cho lắm, bằng chứng là cậu ta bế thốc tôi ra khỏi lán trại tập trung, đi vào một hang cũ dành cho trinh sát mặt đường ở. Đất đá bị bom đạn giày xéo, cày cuốc lên, đặc quánh và đỏ quạnh. Duy Đăng đặt tôi xuống một tấm ván kê trên hai tảng đá to cồng kềnh, đưa cho tôi bi đông nước suối móp méo:

-Em uống trước đi, tôi không khát.-Tôi gạt ra, cậu dấm dứ để trước mặt tôi, ái ngại nhìn tôi, rồi vuốt dọc sống lưng đầy gai góc của tôi. Sau đó, cậu trao tôi một cái ôm siết thật chặt để những dịu êm ngọt ngào đưa cơ thể suy nhược của tôi vào giấc ngủ đến tận chiều, mở mắt ra, không thấy cậu đâu.

Duy Đăng hình như vừa đi đâu về, quân phục lấm tấm vết bùn nhão đặc sệt đang dần dà khô cong lên, ống quần xắn móng lợn bên thấp bên cao, gấu quần bên thấp dấp dính nước ẩm.

-Cô tỉnh rồi à, nếu cô còn mệt sao không ngủ thêm chút đi, lát nữa có đồ ăn tôi kêu cô dậy.-Cậu khom lưng lúi húi rửa chân, sau đó tất bật khuôn mấy hòn đá phẳng, xếp củi vào rồi dùng diêm sinh đánh lửa, đặt vào giữa mấy hòn đá một ca thiếc sứt mẻ rồi đậy vung lại.

-Cậu cẩn thận nhé.-Tôi từ lúc gặp Duy Đăng chưa từng thấy cậu ấy nấu ăn bao giờ, lại thêm việc tóc gáy tự nhiên dựng đứng, lạnh lẽo đến kì lạ khiến tôi cảm tưởng linh tính mách bảo tôi có điều chẳng lành sắp xảy ra. Tôi chống tay xuống mặt tấm ván ở trong hang, cố ngóc đầu lên ngó nghiêng xem món ăn do chính tay cậu chuẩn bị, đúng như tôi dự đoán, là cháo cá, Duy Đăng ướt như chuột lột như vậy là đi bắt cá ngoài suối. Cổ họng tôi có chút chua xót, trời mùa đông lạnh buốt như thế này, ắt hẳn bắp chân kia tuy đã hết tím ngắt nhưng cũng đang tê cứng, cậu ta đi đứng khệnh khạng, trông đến mất tự nhiên rõ ràng.-Em lấy gạo ở đâu mà nấu cháo thế, Duy Đăng.

-Em... em...-Duy Đăng mặt mũi đỏ lựng, ấp úng.

Tôi chắt lưỡi.-Tch! Thôi được rồi...

Trong cả núi rừng hoang vu này, ngoài tôi và Duy Đăng, còn một tập thể ít người. Tuy nhiên, dường như chỉ có hai chúng tôi tôn trọng, chấp nhận dung túng lẫn nhau, cả hai như thế tách biệt với tất cả vậy. Nhiều lúc tôi cũng thiết nghĩ, như vậy cũng thú vị đấy chứ. Tôi, cậu, Duy Đăng mỗi người nắm giữa một cực của Trái Đất, dính hút nhau chặt như nam châm, chẳng phải trùng hợp tạo thành một thế giới nhỏ xinh chỉ riêng hai người sao.

Duy Đăng bắc nồi cháo xuống, cẩn trọng lết từng bước bưng đến chỗ tôi. Tôi nghé mắt liếc nhìn vào trong nồi, lòng nồi là một thứ củ sền sệt, trên mặt là thịt cá nát bét, tanh ớn. Cậu xúc một muỗng nhỏ thổi nhẹ nhàng qua cho nguội bớt. Tôi cố nén không cho hốc mắt nóng bừng co giật rơi một giọt nước mắt nào, gắng sức gồng mình nuốt trôi nhầy nhụa buồn nôn qua cuống họng.

Ăn được vài thìa, trời bất chợt đổ mưa, những hạt mưa dày đặc ồ ạt đáp xuống những tán cây rừng ken chặt nhau, kêu lộp độp.

Tôi ấn mũ xuống đầu Duy Đăng, quàng qua tấm vai vững chãi một tấm nilon rách nát bươm. Ánh đèn pin leo loét lần mò ra ngoài cửa hang, cậu ngoảnh mặt lại, bịn rịn, trề môi phụng phịu nhìn tôi.

Tôi cố nén cười, gật đầu cho cậu ấy có thể yên tâm mà rời đi. Tôi biết cậu ấy đang sốt sắng vội vã trở về lán trại. Mưa to gió lớn như thế này, lán tranh cần phải được bảo vệ, chống đỡ kiên cố thù may ra chỉ bị tốc mái hay lục sụp đi vài phần, tóm lại là những phần có thể dễ dàng sửa chữa nhanh chóng được.

Tôi chậm rãi trượt xuống, lưng hoàn toàn tiếp xúc hẳn với tấm ván kêu lạch cạnh, tôi có lẽ nên đánh một giấc cho thoải mái đi.

-Giản Đơn, cô dậy đi.-Duy Đăng thở hổn hển. Tôi dụi mắt, cố nghểnh mặt lên, nhận ra cậu đang bế một bé gái nhỏ. Mặc dù chỉ ở trong lán trại được vài ngày, tôi liếc sơ qua cũng biết cô bé là ai. Cô bé vừa mất cha mẹ trong vụ đánh bom gần khu dân cư vài ngày trước. Cô bé được nhận nuôi bởi một anh phóng viên chiến trường. Chính phủ không thông báo về vụ việc xung đột quân sự căng thẳng lần này nhằm để trấn an nhân dân cả nước nhưng hành động này cũng tồn tại một nhược điểm, biểu hiện rõ nhất ở trường hợp này. Anh phóng viên đưa con qua biên giới để sang nước ngoài mổ u não, do không nắm được binh tình của địa phương nên đã bị quân địch bắt giữ!

-Gì thế.-Tôi níu mày, Duy Đăng cầm tay tôi lên, đặt lên trán cô bé. Cô bé trán cô bé nóng bừng, tay chân run bần bật.

-Tôi nghĩ... Tôi nghĩ... Là khối u, khối u não có lẽ đã tiến triển đến giai đoạn nguy hiểm.

Một tệp nilon ảnh chụp phim rơi ra từ túi vải cũ kĩ sờn rách mà Duy Đăng cầm trên nãy giờ. Tôi cầm lên xem xét. Có thể nhận thấy một khối chất đã bao phủ toàn bộ vùng ngôn ngữ của cô bé. Tôi, trước khi làm tình báo đã từng làm bác sĩ nội trú ở bệnh viện thành phố, ngay lập tức nghĩ đến căn phòng thí nghiệm kinh hoàng cùng nhiều trang thiết bị quái gở, điên rồ. Tôi đắn đo, ngập ngừng nhìn vào những ngón tay, thớ cơ yếu ớt của mình đang cử động co lại duỗi ra nhiều lần, thực sự sợ hãi việc bản thân không thể thực hiện chính xác mọi công đoạn của cuộc phẫu thuật, cũng lo lắng rằng mình tiến hành quy trình không đủ nhanh. Các ca mổ diễn ra quá lâu sẽ gây ra những tác hại xấu cho cơ thể bệnh nhân, tế bào thần kinh và cơ bắp có thể bị tổn thương đến mức tàn phế, chứng suy thận nguy hiểm do thuốc gây mê lẫn gây tê quá nhiều.

Thế nhưng, tôi vẫn muốn đánh cược với số phận trớ trêu này, còn nước còn tát, còn cơ hội thì còn hi vọng vào sự sống của cô bé, tôi hối thúc cậu tìm đưa tôi đến căn nhà đó.

Chúng tôi không mất nhiều thời gian để tìm phòng thí nghiệm cũ kỹ, tôi không ngờ mình không bị quá khứ chết tiệt kia ám ảnh đến mức hoảng loạn thét gào. Vật dụng vẫn còn, và sau bước sát trùng tất nhiên phải có, chúng bỗng nhiên trở thành một phần gắn bó mật thiết không thể tách rời ra khỏi các đầu ngón tay tôi, hai bên sườn gầy nhom được Duy Đăng cố định chắc chắn đến mức tưởng chừng như thân tôi sắp bị bóp nghẹt, vụn vỡ như pha lê. Ban đầu tôi chần chừ lo lắng cuộc phẫu thuật sẽ gặp trục trặc, nhưng ngay lúc này, tôi bình tĩnh, tự tin phẫu thuật trông thật phi thường.

Cô bé the thé hát lí nhí trong thanh quản. Bệnh nhân cần được duy trì trạng thái tỉnh táo để đảm bảo chắc chắn rằng chức năng của vùng ngôn ngữ vẫn hoạt động ổn thoả.

Bụi xương trắng xoá cùng mùi cháy khét lẹt lan toả khắp không gian, tiếng hát vẫn văng vẳng bên tai khiến tôi có thêm động lực tinh thần cố gắng hoàn thành công việc hơn. Khối u được gỡ bỏ một cách dễ dàng thần kỳ, nằm yên vị trên khay. Bộ não với những nếp cuộn hồng hào lấp lánh. Hộp sọ chưa thể đóng ngay được, tôi chỉ có thể cố hết sức mình tạm thời không để nó bị thêm bất cứ tổn thương nào nữa giả dụ như nhiễm trùng chẳng hạn. Tất cả sự việc kết thúc êm đềm vừa vặn đúng lúc cả đám người ở khu trại tập trung chạy xông vào. Ai cũng nhìn chúng tôi bằng con mắt hăm doạ, hung tợn sừng sộ, tay lăm le vũ khí trên tay. Nhưng khi thấy con bé mà họ kiếm tìm ngồi dậy thanh minh thì họ tay bắt mặt mừng, nhảy cẫng lên vì sung sướng, ca tụng, tung hộ chúng tôi như những anh hùng.

Bỗng dưng, từ ô cửa sổ gãy song, tôi thấy bóng người lấm lét nhìn vào rồi chạy vụt đi, lá khô khua xào xạo dưới chân, tôi nhanh chóng giật vạt áo Duy Đăng, cậu vừa kịp nhìn theo phía tay tôi chỉ, ngay tức khắc sốt sắng lao đi nhanh như tên bắn. Tất cả dõi theo bóng hình cậu, ngừng bặt nín thở.

Có tiếng súng nổ!

Lúc sau cậu về, báo cáo tình hình vẫn ổn, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Dù như thế, dạ dày tôi vẫn co thắt dữ dội tưởng chừng như có điều gì đó chẳng lành đang ngấm ngầm diễn ra ở đây.

Họ xin lỗi tôi và Duy Đăng, mời cả hai về sống chung trong lán trại, nhưng cậu dứt khoát từ chối, kì kèo mãi không được, đành miễn cưỡng ra về. Một số đồng đội nán lại, thì thầm vào tai cậu to nhỏ vài câu.

Đêm hôm đó, chúng tôi nằm bên cạnh ôm nhau, và không ngủ, cậu ấy cứ ngắm nhìn vuốt ve gương mặt tôi, rồi vùi đầu vào lồng ngực tôi bật khóc tức tưởi.

Tôi xoa đầu cậu, nhẹ giọng nhất có thể:

-Cậu sao thế!?

Cậu ngước mắt lên nhìn tôi trân trối một lúc lâu, sau đó...

Cậu bất ngờ hôn tôi qua làn nước mắt mặn chát.

Duy Đăng khóc nấc lên, cậu nói với tôi, dù chỉ được gặp tôi một thời gian ít ỏi, nhưng cậu cảm thấy, dường như, nơi chiến trường khói lửa như này, bỗng dưng, trở nên rất ấm áp rất nhiều...

Lúc đầu quân địch bao vây chỗ này để cắt đứt liên lạc của quần chúng với nhà nước, chưa phát hiện ra quân đội, tiếng súng tiêu diện tên bí ẩn hôm nay, có lẽ đã đánh động quân khủng bố rồi. Cách duy nhất để cứu vãn tình thế ngàn cân treo sợi tóc này, họ sẽ cử một nhóm đi phá vòng vây của kẻ thù, liên lạc với đồng bằng. Tôi xót xa, hôn lên tóc cậu ấy, bàn tay mù mờ xúc cảm phác họa tỉ mỉ gương mặt thân thương...

Đã bốn ngày trôi kể từ đêm đó, tôi được chuyển vào trại tập trung, hiện giờ mọi người đều lả người vì đói, thiếu khát lương thực, ai nấy vật vờ như những cô hồn mờ nhạt.

Duy Đăng chưa về, da thịt tôi do không tự chăm sóc vệ sinh được nên có dấu hiệu lở loét, có lẽ tôi sẽ thối rữa hoặc mục náy lúc nào đó trong tương lai, mong rằng trước lúc tan thành cát bụi, niềm tin rằng cậu ấy sẽ trở về của tôi sẽ thành sự thật.

Sáng sớm tinh mơ, từ khi gặp cậu ấy, tôi chẳng còn buồn đau nữa. Tôi lờ mờ nhìn thấy, hình như lại là ảo giác thì phải, nụ cười rạng rỡ tràn đầy sức sống của cậu rực sáng.

Lòng tôi chộn rộn một xúc cảm lờ mờ, mông lung khó tả, bàn tay ấm áp của ai đó vòng qua eo tôi nâng tôi lên cao, nhẹ bẫng...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top