trọng cung+tự do mới

11.2.2.2. Lý thuyết trọng cung

∗ Lý thuyết này xuất hiện ở Mỹ vào năm 1980, biểu hiện rõ sự đối lập với những tư tưởng

trọng cầu của Keynes.

(Tiền bối: Marshall , Đại biểu: Arthur Laffer)

Lý thuyết trọng cung đề cao vai trò chủ động trong sản xuất của giới chủ, đề cao cơ chế tự

điều tiết của thị trường tự do. Theo lý thuyết này, chỉ có khu vực kinh doanh tự do của tư nhân

mới có khả năng đạt được sự phát triển kinh tế ổn định. Dù Chính phủ có tự đặt nhiệm vụ gì thì

cũng không thể can thiệp vào kinh tế. Sự kích thích tư nhân sản xuất chỉ bắt đầu từ sản xuất và do

thị trường tác động điều tiết. Sự ép buộc quá mức từ phía nhà nước có thể gây ra phản ứng tiêu

cực làm thui chột năng lực và tính năng động của khu vực tư nhân.

∗ Nội dung của lý thuyết là:

+ Khối lượng sản xuất là kết quả của chi phí sản xuất, phản ánh kết quả hoạt động kinh tế.

Chi phí này mang lại kích thích kinh tế: chi phí sản xuất tăng thì khối lượng sản xuất càng lớn ⇒

cung tăng sẽ tạo ra cầu mới, cơ chế thị trường tự điều tiết sẽ dẫn tới cân bằng cung cầu. Sự điều

tiết của chính phủ sẽ làm biến dạng cung cầu. Nhà nước (Chính phủ) có nhiệm vụ là xây dựng các

điều kiện để các yếu tố kích thích kinh tế xuất hiện, nền kinh tế sẽ đạt được trạng thái lí tưởng.

- Khuyến khích nâng cao khối lượng và hiệu quả sản xuất.

- Tôn trọng tính chủ động của giới chủ, giảm tới mức tối đa sự can thiệp của Nhà nước -

Nguyên tắc: Đề cao lợi ích của khu vực tư nhân.

- Xem cạnh tranh là yếu tố cần thiết (tự do cạnh tranh).

+ Tiết kiệm là yêu cầu của mọi nền kinh tế. Muốn phát triển kinh tế không phải ở chỗ kích

thích cầu mà phải tăng năng suất lao động bằng con dường kích thích lao động, đầu tư và tiết

kiệm. Không có tiết kiệm sẽ không có bất kì sự tăng trưởng nào. (Phủ nhận quan điểm của Keynes

đã coi tiết kiệm như là nguồn gốc của sản xuất thừa, phủ nhận việc kích thích cầu).

+ Sự tác động vào tổng cung sẽ tạo ra những thế năng cho những mục tiêu ổn định dài hạn

và việc hoạch định chính sách của Nhà nước chỉ mang lại hiệu quả cao khi nhằm vào các mục tiêu

ổn định dài hạn.

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung của nền kinh tế là:

- Lao động: số lượng, chất lượng người lao động.

- Vốn: khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn vốn.

- Tiến bộ kĩ thuật: cải tiến kĩ thuật, áp dụng khoa học, công nghệ mới.

Đây là yếu tố phải quan tâm hàng đầu nhằm khai thác một cách tối ưu.

+ Cần giảm thuế: sẽ tăng được tiết kiệm và đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh và cải

tiến kĩ thuật, từ đó tăng sản phẩm và lợi nhuận, do đó không giảm thu ngân sách mà làm cho tăng

(tổng thu về thuế tăng). (Phê phán chính sách thuế cao của Keynes).

+ Công cụ chủ yếu để phân tích kinh tế là lí thuyết đường cong Laffer thể hiện mối quan hệ

giữa thu nhập và mức thuế.

Tóm lại, cần có chính sách thuế hợp lí, mức thuế phù hợp.

∗ Đánh giá về lý thuyết: Lý thuyết trọng cung có ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của

chính quyền Reagan. Năm 1981, Reagan đã đề nghị giảm 25% thuế thu nhập nhưng thâm hụt

ngân sách ngày càng lớn khiến người ta nghi ngờ...

11.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

11.3.1.Những tiến bộ

Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới đều nhận thấy những hạn chế của cơ chế thị

trường tự do cạnh tranh (nhất là lạm phát, thất nghiệp, bất công xã hội, khủng hoảng kinh tế chu

kỳ,...), đều đưa ra những cách giải quyết khác nhau về nguyên nhân và đưa ra những giải pháp

khắc phục.

Đã quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích cạnh tranh

đồng thời quan tâm đến những vấn đề xã hội.

Có sự đánh giá tầm quan trọng và hiệu quả can thiệp của Nhà nước vào kinh tế ở mức độ

khác nhau, đã đưa ra một số giải pháp, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

11.3.2. Những hạn chế

Những hạn chế của các lý thuyết kinh tế trường phái tự do mới là:

+ Giải thích hiện tượng, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế mang tính chất chủ quan, phiến

diện dựa vào yếu tố tâm lí xã hội, tâm lí tiêu dùng... mà không thấy được tính tổng thể, mối liên

hệ biện chứng giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế.

+ Chưa vạch rõ nguyên nhân, bản chất của các hiện tượng kinh tế như thất nghiệp, lạm phát,

bất công,... do đó đưa ra liều thuốc chữa chạy mang tính hiệu quả nhất thời và phiến diện.

Tóm lại, vẫn không giải quyết được triệt để mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản không

chữa được tận gốc rễ căn bệnh của chủ nghĩa tư bản.

TÓM TẮT

+Về hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của trường phái tự do mới:

Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa lại lâm vào cuộc

khủng hoảng lớn. Xuất hiện khuynh hướng phê phán học thuyết Keynes và do đó phục hồi tư

tưởng tự do kinh tế nhưng có sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.

Đây là một trào lưu tư tưởng kinh tế tư sản. Chủ nghĩa tự do kinh tế gồm các lý thuyết đề

cao tự do kinh doanh, tự do tham gia thị trường, coi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là hệ thống tự

động do các quy luật kinh tế khách quan tự phát điều tiết.

Trường phái tự do mới dựa trên nền tảng lập trường tự do tư sản cổ điển đồng thời lại muốn

áp dụng và kết hợp quan điểm của trường phái Keynes, trường phái trọng thương ở mức độ nhất

định để hình thành hệ tư tưởng mới điều tiết nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Tư tưởng cơ bản của trường phái là: Cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ở mức

độ nhất định Trong việc lí giải các hiện tượng và qua trình kinh tế: nhấn mạnh yếu tố tâm lý cá

nhân đồng thời sử dụng các công cụ toán học để chứng minh cho lý thuyết của mình.

Trường phái này phát triển rộng rãi ở các nước tư bản với màu sắc khác nhau, tên gọi khác nhau.

+ Về nội dung:

Cần nắm vứng một số lý thuyết tiêu biểu sau:

1. Lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội ở CHLB Đức

∗ Nền kinh tế thị trường xã hội là một nền kinh tế thị trường kết hợp tự do cá nhân, năng lực

hoạt động kinh tế với công bằng xã hội.

Tư tưởng trung tâm của mô hình:

Tự do thị trường, tự do kinh doanh, không có sự khống chế của độc quyền, bảo vệ quyền sở

hữu tư nhân, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính độc lập kinh tế và chịu trách nhiệm

của chủ doanh nghiệp, thừa nhận vai trò nhất định của Nhà nước (để đảm bảo phối hợp sự tự do

kinh tế với các quy tắc và chuẩn mực xã hội).

Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường - xã hội:

Là yếu tố trung tâm không thể thiếu, để có hiệu quả phải có sự bảo hộ của Nhà nước trên cư

sở tôn trọng quyền tự do của các xí nghiệp. Do đó, các nhà kinh tế học Đức cho rằng cần phải có

biện pháp bảo vệ cạnh tranh.

Yếu tố xã hội trong kinh tế thị trường - xã hội được quan tâm đặc biệt .

Vai trò của Chính phủ:

Quy tắc 1: Cần có Chính phủ nhưng chỉ cần can thiệp khi cần thiết với mức độ hợp lí

(Nguyên tắc hỗ trợ).

Quy tắc 2: Tạo sự hài hòa giữa các chức năng của Chính phủ với thị trường, can thiệp phải

thích hợp với hệ thống thị trường, bảo đảm tương hợp với các quy luật thị trường.

2. Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới ở Mỹ

a) Thuyết trọng tiền (Đại biểu: Miltol Friedman):

Thứ nhất, cho rằng mức cung tiền tệ là nhân tố quyết đinh đến việc tăng sản lượng quốc gia

và do đó ảnh hưởng đến việc làm, giá cả (các biến số của kinh tế vĩ mô).

Có thể tác động vào chu kì kinh tế TBCN bằng việc chủ động điều tiết mức cung tiền tệ.

Việc điều tiết này do Nhà nước thực hiện thông qua ngân hàng trung ương. Hiệu quả phụ thuộc

vào trình độ và năng lực của Nhà nước.

Thứ hai, giá cả phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ trong lưu thông nên có thể thông qua chính

sách tiền tệ để ổn định giá cả, chống lạm phát.Chủ trương ưu tiên chống lạm phát hơn là chống

thất nghiệp.

Thứ ba, ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh, ủng hộ chế độ tư hữu, bảo vệ quyền

tự do hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước không nên can thiệp nhiều vào kinh tế (chỉ giới hạn

ở điều chỉnh mức cung tiền tệ, điều tiết lưu thông tiền tệ để ngăn chặn lạm phát).

b) Lý thuyết trọng cung: (Tiền bối: Marshall, Đại biểu: Arthur Laffer)

Đề cao vai trò chủ động trong sản xuất của giới chủ, đề cao cơ chế tự điều tiết của thị

trường tự do. Theo lý thuyết này, chỉ có khu vực kinh doanh tự do của tư nhân mới có khả năng

đạt được sự phát triển kinh tế ổn định. Dù Chính phủ có tự đặt nhiệm vụ gì thì cũng không thể can

thiệp vào kinh tế. Sự kích thích tư nhân sản xuất chỉ bắt đầu từ sản xuất và do thị trường tác động

điều tiết. Sự ép buộc quá mức từ phía nhà nước có thể gây ra phản ứng tiêu cực làm thui chột

năng lực và tính năng động của khu vực tư nhân.

Phủ nhận quan điểm của Keynes đã coi tiết kiệm như là nguồn gốc của sản xuất thừa, phủ

nhận việc kích thích cầu. Sự tác động vào tổng cung sẽ tạo ra những thế năng cho những mục tiêu

ổn định dài hạn và việc hoạch định chính sách của Nhà nước chỉ mang lại hiệu quả cao khi nhằm

vào các mục tiêu ổn định dài hạn.

Công cụ chủ yếu để phân tích kinh tế là lí thuyết đường cong Laffer thể hiện mối quan hệ

giữa thu nhập và mức thuế.

+ Về đánh giá chung:

Các lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới đều nhận thấy những hạn chế của cơ chế thị

trường tự do cạnh tranh, đều đưa ra những cách giải quyết khác nhau về nguyên nhân và đưa ra

những giải pháp khắc phục. Đã quan tâm đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế bền vững,

khuyến khích cạnh tranh đồng thời quan tâm đến những vấn đề xã hội.

Mặt khác còn mang tính chất chủ quan, phiến diện dựa vào yếu tố tâm lí xã hội, tâm lí tiêu

dùng...Chưa vạch rõ nguyên nhân, bản chất của các hiện tượng kinh tế như thất nghiệp, lạm phát,

bất công,... do đó đưa ra liều thuốc có tính hiệu quả nhất thời và phiến diện.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cũng#trong