chien hao stalin

- Tên sách : Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát

        - Tác giả : Vích-to Nê-cơ-ra-xốp

        - Nhà xuất bản : Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va

        Vích-to Nê-cơ-ra-xốp sinh năm 1911 ở thành phố Ki-ép, trong một gia đình bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp khoa kiến trúc của Học viện Kiến thiết và trường diễn viên sân khấu năm 1936 ở thành phố Ki-ép, Nê-cơ-ra-xốp đã làm diễn viên và họa sĩ ở nhiều thành phố trong nước.

        Từ năm 1941, nhà văn tương lai, trung đội trường trung đội công binh, đã chiến đấu trên mặt trận chống bọn phát-xít xâm lược, trong cuộc Chiến tranh Ái quốc vĩ đại và đã bị thương nặng. Nỗ-cơ-ra-xốp được tặng thưỏrng huân chương Sao Đỏ và nhiều huy chương.

        Sau khi chiến tranh chấm dứt, Nê-cơ-ra-xốp đi vào con đường sáng tác văn nghệ. Cuốn Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát của ông, xuất bản năm 1946, được tặng Giải thưởng Quốc gia. Nhà văn — chiến sĩ Xê-vô-lốt Vít-snhép-xki, tác giả cuốn Bi kịch lạc quan đã viết: «Đến nay, tác phẩm đó có giá trị nhất và chỉnh xác nhất viết về những sự kiện ở Xta-lin-gơ-rát». Những năm tiếp sau, Nê-cơ-ra-xốp đã viết nhiều truyện ngắn về đề tài chiến tranh, truyện vừa Trong thành phố quê hương, Kia-ra Ghê-oổc-ghi-ép-na, truyện phim và bút ký đi đường.

        Hầu hết các tác phẩm của V. Nê-cơ-ra-xốp đều đã được dịch ra tiếng các dân tộc ở Liên Xô và tiếng nước ngoài.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Sáu, 2019, 11:04:13 PM

        

1

      
        Lệnh rút lui đến rất đột ngột, Chỉ mới hôm qua thôi, từ sư đoàn bộ đã gửi đến một bản kế hoạch chi tiết về các công tác phòng ngự: lập tuyến thứ hai, chữa đường sá, làm cầu con. Các đồng chí bảo tôi cho ba công binh để bố trí câu lạc bộ sư đoàn. Buổi sáng sư đoàn bộ gọi điện bảo phải chuẩn bị đón đoàn văn công ca múa của mặt trận. Thật không còn gì bình tĩnh hơn nữa! Nhân dịp đó, thậm chí tôi và I-go đã cạo râu, cắt tóc và gội đầu, đồng thời giặt áo mai-ô, quần đùi nữa, Và trong lúc chờ áo quần khô, chúng tôi nằm dài trên bờ sông con đã cạn, nhìn xem các chiến sĩ công binh của tôi đang làm những chiếc bè con cho trinh sát viên,

        Chúng tôi nằm hút thuốc, đánh cho nhau những con ruồi trâu chậm chạp và béo quay bám trên lưng chúng tôi và nhìn xem anh trung đội phó của tôi đang lặn hụp trong nước, nhô cái mông trắng trẻo và những gót chân đen đùi để thử xem chiếc bè có chắc không,

        Ngay lúc đó, La-da-ren-cô, liên lạc viên của ban chỉ huy, đã hiện ra. Từ xa tôi đã nhận ra anh đang ba chân bốn cẳng phóng qua vườn rau, một tay giữ khẩu súng trường lúc la lúc lắc vỗ vào lưng, Cứ xem cách chạy đó, tôi hiểu ngay là bây giờ chẳng còn có hòa nhạc hòa nhiếc gì nữa rồi. Chắc là lại có phái viên kiểm tra nào đấy từ quân đoàn hay mặt trận đến... Lại phải đi đến tiền duyên, phải trình bày kế hoạch phòng ngự, phải nghe những lời phê bình nhận xét. Thế là mất một đêm., Và người kỹ sư công binh phải chịu trách nhiệm về tất cả.

        Nằm ở thế phòng ngự, thật chẳng có gì tệ hơn nữa. Đêm nào cũng có phái viên kiểm tra đến. Mà mỗi ông một tính. Cái đó thì nhất định là như thế rồi. Ông này thì bảo là chiến hào quá chật, khó khiêng thương binh, khó vác súng máy. Ông kia thì kêu là chiến hào quá rộng, mảnh bom sẽ rơi vào. Ông thứ ba thì nói là ụ đất phía ngoài công sự thấp: đáng lẽ phải bổn tấc thế mà các ụ của anh, có thấy không, chưa đến hai tấc. Ông thứ tư tthì ra lệnh hoàn toàn san phằng những ụ ấy đi, vì chúng chỉ làm hỏng ngụy trang. Thế thì làm thế nào để vừa lòng mọi người được. Còn kỹ sư công binh của sư đoàn thì chẳng chú ý gì đến cả. Hai tuần ông ta mới đến một lần, nhưng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa suốt tiền duyên mà thôi và chằng nói được điều gì có ích cả. Còn tôi thì lần nào cũng phải bắt đầu làm lại và phải đứng nghiêm nghe những lời quở trách của trung đoàn trưởng: «Này, đồng chí kỹ sư kính mến ơi, đến bao giờ đồng chí mới học đào chiến hào cho ra hồn được, hở?..»

        La-da-ren:cô phóc qua hàng giậu.

        — Việc gì thế, hở cậu?

        Anh vừa lấy mũ ca-lô lau trán ướt đẫm mồ hôi, vừa há mồm răng trắng hếu đáp lại:

        — Tham mưu trưởng gọi.

        — Gọi ai? Gọi tôi à?

        — Gọi cả đồng chí lẫn trường ban hóa hất. Tham mưu trưởng bảo là sau năm phút phải có mặt.

        Không, thế nghĩa là không phải phái viên kiểm tra.

        — Thế cậu có biết gọi để làm gì không, hở.

        — Có trời mà biết được. — La-da-ren-cô nhún vai ướt đẫm mồ hôi đáp. — Làm sao mà hiểu được... Tất cả liên lạc đều phái đi hết. Đại úy vừa nằm xuống ngủ, thì ngay lúc đó sĩ quan thông tin đến.

        Thế là đành phải mặc quần đùi, áo mai ô còn ẩm và đi đến sở chỉ huy. Các trung đội trưởng đều cũng được gọi đến cả.

        Tham mưu trưởng Mác-xi-mốp không có ở đây. Anh ta đang ở chỗ trung đoàn trưởng. Ở nhà hầm sở chỉ huy có cán bộ chỉ huy các đơn vị đặc biệt và những nhân viên tham mưu. Trong số tiểu đoàn trưởng chỉ có Xéc-ghi-en-cô, chỉ huy tiểu đoàn ba. Chẳng ai hiểu rõ đầu đuôi gì cả. Trung sĩ Dơ-vê-rép, sĩ quan thông tin, cao lêu nghêu đang loay hoay với chiếc yên ngựa. Anh ta vừa thở ì ạch, vừa gắt gỏng, nhưng chẳng tài nào kéo nổi sợi dây chằng.

        — Sư đoàn bộ đang chuẩn bị rút. Chỉ có thế thôi...

        Ngoài ra, anh không còn biết gì thêm nữa.

        Xéc-ghi-en-cô nằm sấp, đang gọt mảnh gỗ gì đấy và lầu bầu như mọi khi:

        — Chỉ vừa mới thu xếp xong buồng khử trùng, thì đã phải rút. Mẹ kiếp, đời lính chó má thật! Các chiến sĩ thì quào đến bật máu đầu, mà chằng làm thể nào giết sạch chấy được...

        Xa-mu-xép, chỉ huy tổ súng chổng tăng, có mái tóc vàng và cặp mắt xanh, nhoẻn miệng cười khinh bỉ:

        — Hừ, buồng khử trùng của cậu thì quan trọng quái gì... Chỗ tớ một nửa quân số sau khi tiêm thuốc xong, lưng bị sưng lên như thế này. Người ta tiêm vào xuýt nữa thì đến một cốc thuốc quỷ quái gì đấy. Bây giờ thì mặc sức mà rên rỉ, kêu ca...

        Xéc-ghi-en-cô thở dài:

        — Mà cũng có thể là đi phiên chế lại, hở?

        — Hừm... — Gô-gơ-lít-dê, trinh sát viên, cười gằn. — Mới hôm kia, Xê-bát-xtô-pôn bị chiếm, thế mà nó lại nghĩ đến việc phiên chế... Người ta đang mỏi mắt chờ cậu ở Ta-sken để phiên chế lại đấy nhỉ!

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:33:23 PM

        Không ai trả lời gì cả. Ớ phía bắc, ầm ầm nồ lên dữ dội. Từ rất xa, trên chân trời, vẫn ở phía bắc ấy, những chiếc máy bay ném bom của Đức từ từ lướt qua, tiếng kêu rầm rì đứt quãng.

        — Bọn súc sinh đang bò đến Va-lui-ki đấy, — Xa-mu-xép nổi giận khạc nhổ và nói, — mười sáu chiếc...

        — Nghe nói Va-lui-ki đã đi tong rồi, — Gô-gơ-lít-dê nói; anh ta thì bao giờ và cái gì cũng biết cả.

        — Ai «nói» thế ?

        — Hôm qua tớ nghe ở trung đoàn tám trăm năm mươi hai.

        — Hừ, chúng biết nhiều lắm đấy...

        — Nhiều hay ít, nhưng người ta nói thế...

        Xa-mu-xép thở dài và nằm trở mình.

        — Mà nói chung, cậu đào nhà hầm là uổng công toi đấy, cậu trinh sát viên ạ. Thôi, bây giờ thì cậu để lại làm kỷ niệm cho thằng Đức vậy.

        Gô-gơ-lít-dê bật cười.

        — Điềm đáng tin lắm. Đúng thế. Hễ tớ đào hầm, thì y như rằng hành quân. Đã ba lần tớ đào, mà chẳng lần nào được ngủ ở hầm cả.

        Mác-xi-mốp từ nhà hầm của thiếu tá ra, đi những bước thằng đến chỗ chúng tôi, như khi diễu binh. Cứ nhìn cách đi đó, thì từ xa một cây số đã có thề nhận ra anh ta được. Rõ ràng là trong lòng anh không vui. Té ra cổ và túi áo va-rơi của I-go không cài cúc. Còn Gô-gơ-lít-dê thì thiếu một khối1. con ở quân hiệu. Trời ơi, bao nhiêu lần đã phải nhắc về điều đó! Anh hỏi thiếu ai. vẳng mặt hai tiểu đoàn trưởng và trưởng ban thông tin, vì hôm qua cả ba người được gọi đến sư đoàn bộ.

        Anh không nói gì nữa và ngồi ở mép hào. Khô khan, tươm tất và bao giờ cúc áo cũng cài tất cả. Anh phì phèo hút tẩu thuốc có hình đầu quỷ Mê-phít-tô-phen và chằng nhìn chúng tôi.

        Khi anh đến, thì mọi người im bặt. Để tỏ rằng chẳng ai ngồi không — ý muốn tự nhiên tỏ ra bận rộn khi có mặt tham mưu trưởng, — người thì lục lọi trong xắc-cốt, người thì tìm cái gì đấy trong túi.

        Trên chân trời một tốp thứ hai máy bay ném bom của Đức từ từ lướt qua.

        Các tiều đoàn trưởng đi đến: Cáp-pen, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn hai, đứng tuổi nhưng vạm vỡ như một con trâu ngố và Si-ria-ép, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn một, hiên ngang, có mái tóc vàng phủ xuống trán và đội chiếc mũ ca-lô kéo lệch xuống lông mày trái một cách ngỗ nghịch, Ở trung đoàn người ta gọi anh ta là Cu-dơ-ma Cơ-riu-scốp2.

        Cả hai người đưa tay lên chào: Cáp-pen chào theo lối dân sự, lòng bàn tay hơi khum lại, còn Si-ria-ép thì chào theo lối đặc biệt nhà binh — đưa những ngón tay lên tận mũ ca-lô sau những lời báo cáo cuối cùng.

        Mác-xi-mốp đứng dậy. Chúng tôi cũng đứng lên,

        — Mọi người có bản đồ chứ? — Giọng anh ta gay gắt, khó chịu, Chiếc tẩu đã tắt ngấm, song anh không để ý và vẫn tiếp tục hút, — Yêu cầu lấy ra đi,

        Chúng tôi lấy bản đồ ra, Mác-xi-mốp lấy ngón tay mở tấm bản đồ tỷ lệ nhỏ đã nhàu bần và mềm nhũn, — Một đường đò đậm chạy dài từ trái sang phải suốt tấm bản đồ, từ tây sang đông,

        — Hãy ghi hành trình,

        Chúng tôi ghi, Hành trình lớn: chừng một trăm cây số. Điểm cuối cùng là Bê-len-cai-a Mới. Sau sáu mươi giờ, nghĩa là sau hai ngày đêm rưỡi, phải tập trung ở đây.

        Mác-xi-mốp lấy tầu thuốc gõ vào đế giày, lấy que khêu hết tàn và lại vê thuốc cho vào tầu.

        — Rõ chứ?

        Không ai trả lời.

        — Theo tôi thì rõ rồi. Chúng ta sẽ lên đường đúng hai mươi ba giờ, — Chặng đầu ba mươi sáu cây số. Nghỉ ngày ở Đu-van- ca Trên. Đi theo hàng ngũ hành quân. Tất nhiên, có tuần tiễu và cảnh giới, Trình tự đi thì sau mười phút Coóc-xa-cốp sẽ cho biết. Bây giờ anh ấy đang làm.

        Lời nói của Mác-xi-mốp rất rành rọt. Mỗi từ vang lên rõ rệt từng chữ, Giá anh ta mà làm phát thanh viên thì chắc là cừ lắm đấy.

        — Tiều đoàn một ở lại tại chỗ. Rõ chứ? Sẽ yểm hộ. Tôi dặn trước là phải rút hết cả. Và không một ai được chậm trễ. Chặng đường thì dài, Các đồng chí hãy xem lại giày, xà cạp...

        Anh lấy những ngón tay mảnh dẻ giữ tẩu thuốc và phun mạnh ra những luồng khói ngắn. Anh cau mày nhìn Si-ria-ép,

        — Này, cậu có những gì, tiểu đoàn trưởng?

        Si-ria-ép đứng dậy, kéo thẳng lại chiếc áo va-rơi.

        — Báo cáo, có hai mươi bảy đội viên chiến đấu. Mà tất cả có bốn mươi lăm người, kề cả người ốm và đánh xe.

        — Còn vũ khí thế nào?

        — Hai đại liên «mác-xim». Ba trung liên «đéc-chia-rép». Ba súng cối tám mươi hai.

        — Còn đạn súng cối?

        — Một trăm viên.

        — Còn loại năm mươi?

        — Chẳng có một viên nào cả. Và đạn thì không nhiều lắm. Mỗi đại liên có hai băng và trung liên thì chừng năm, sáu đĩa.

--------------------
        1. Một anh hùng trong chiến tranh đế quốc 1914—1918, nổi tiêng hiên ngang, dũng cảm và lém linh, — ND.

        2. rước năm 1943, trong Hồng quân Liên-xô, tùy theo cấp bậc người ta đeo các hình tam giác con, khối con, chữ nhật con, v.v... trên quân hiệu. — ND.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Bảy, 2019, 10:34:03 PM

   
        Si-ria-ép nói bình tĩnh, không vội vàng. Rõ là anh hồi hộp, nhưng cố giấu xúc động của mình. Trông anh ta thật là thích. Đai da thắt gọn. Vai ưỡn ra. Bắp chân chắc nịch. Tay buông thẳng và bàn tay hơi nắm lại. Dưới cổ áo mở cúc, trông rõ hình tam giác màu lam của chiếc mai-ô. Lạ thật, thế mà Mác-xi-mốp không phê bình anh ta.

        — Thề đấ-ầy... — Mác-xi-mốp cất tấm bản đồ đã xếp cẩn thận vào xẳc-cốt. — Rõ... Kỹ sư Kéc-gien-xép sẽ ở lại với cậu. Hiểu chứ? Hãy cố giữ cho được trong hai ngày. Ngày mồng tám, lúc chạng vạng tối thì bắt đầu rút.

        — Cũng theo hành trình ấy chứ? — Si-ria-ép dè dặt hỏi, mắt không rời khỏi Mác-xi-mốp.

        — Theo hành trình ấy. Nếu không gặp được chúng tôi... Thế thì cậu cũng tự hiểu lấy, lúc đó thì... Hết...

        Si-ria-ép cúi đầu tỏ ý hiểu. Mọi người im lặng. Có người nào đấy, hình như Cáp-pen thì phải, thở dài đứt quãng.

        — Tôi đã nói hết! — Mác-xi-mốp quay phắt lại về phía anh ta. — Ai về chỗ ấy !

        — Phải rút người bây giờ à? — tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn ba, mắt cận thị, trông giống như một nhà bác học, hỏi khẽ.

        Mặt của Mác-xi-mốp từ tái nhợt bỗng trở nên đỏ gay.

        — Anh ở ngoài mặt trận hay ở đâu, hả? Anh muốn chúng giết hết mọi người hay sao? Nói thì cũng phải biết suy nghĩ chứ...

        Mọi người đứng dậy và phủi sạch cát, cỏ.

        — Còn các cậu, hãy ghé lại chỗ tôi. — Câu đó là nói với tôi và Si-ria-ép.

        Trong nhà hầm chật chội và ẩm ướt, phảng phất mùi đất. Những sơ đồ hệ thống phòng ngự của quân ta nằm trên bàn. Đó là công việc của tôi đấy. Tôi vội vàng làm suốt cả buổi sáng đề kịp gửi cho sư đoàn bộ. Hạn giao cho là trước hai mươi giờ.

        Mác-xi-mốp cẩn thận xếp các tờ giấy theo đúng các góc, rồi xé dọc xé ngang và đốt những mảnh nhỏ trên ngọn đèn dầu. Giấy cong queo lại, rung động và đen dần đi.

        — Bọn Đức tiến đến gần Vô-rô-nét rồi, — anh nói trầm trầm và lấy mũi ủng dí nát than đen và dòn. — Tối hôm qua.

        Chúng tôi lặng thinh.

        Mác-xi-mốp lấy ở dưới bàn ra một chiếc bình-toong bằng nhôm bọc dạ có cái cốc con vặn ở bên trên. Chúng tôi lần lượt uống trong cái cốc ấy. Rượu ngang nặng lắm: chừng sáu mươi độ. Cảm thấy cháy họng. Chúng tôi nhắm rượu với dưa chuột muối, sau đó mỗi người uống thêm một cốc nữa.

        Mác-xi-mốp lấy hai ngón tay xoa ở gốc mũi hồi lâu.

        — Này, Si-ria-ép, năm bốn mươi mốt cậu có rút lui không?

        — Có, rút lui. Ngay từ biên giới.

        — Ngay từ biên giới... Còn cậu, Kéc-gien-xép?

        — Tôi thì không. Lúc ấy tôi là quân hậu bị.

        Mác-xi-mốp lơ đễnh nhai dưa chuột.

        — Tình hình, nói chung, chẳng ra quái gì cả... Cánh mình chẳng thoát khỏi bị vây đâu. — Anh nhìn chằm chằm vào mắt Si-ria-ép. — Phải giữ gìn đạn... Khi cậu ở lại đây trong hai ngày thì đừng bắn nhiều. Chỉ bắn cầm chìa thôi. Và tránh đánh nhau với chúng. Hãy tìm chúng mình... Hãy tìm... Ở đâu đấy, nhưng vẫn có chúng mình. Nếu không ở Bê-lên-cai-a Mới thì ở gần đâu đấy. Nhưng nhớ đấy, cả cậu Kéc-gien-xép nữa, — anh nghiêm nghị nhìn tôi, — trước ngày mồng tám không được rời khỏi chỗ này. Hiếu chứ? Dù đất dưới chân các cậu sụt hằn cũng mặc. Thiếu tá bảo thế này: «Hãy để Si-ria-ép lại và cho Kéc-gien- xép giúp cậu ta». Cái đó có ý nghĩa gì đấy chứ... À! Còn các đoàn xe thì cậu định thế nào?

        Si-ria-ép mỉm cười.

        — Chà, những đoàn xe khỉ gió ấy! Thôi, các đồng chí cứ lấy đi cho! Tôi chỉ để lại ba xe để chở đạn là được rồi. Mà thế cũng đã nhiều đấy...

        — Thôi được. Chúng mình sẽ lấy.

        Trung sĩ, thư ký của ban chỉ huy, béo bệu, mặt tròn vành vạnh, nhìn vào nhà hầm. Anh hỏi nên đốt hay mang các hòm màu xanh đi theo. Đại úy bảo rằng phải đốt, vì ở đấy chẳng cần để làm gì cả.

        — Đốt quách đi! Nửa năm nay, cứ chở đồ quỷ quái ấy đi theo mãi. Đốt đi thôi!

        Anh thư ký đi ra.

        — Này, Kéc-gien-xép, anh có tin chiêm bao không? — bỗng Mác-xi-mốp hỏi, chẳng hiểu vì sao lại gọi bằng «anh», vì thường ngày cứ gọi tôi cũng như mọi người bằng «cậu». Không đợi trả lời, anh nói thêm: — Hôm nay mình nằm thấy hai răng cửa bị rụng.

        Si-ria-ép bật cười. Răng của anh dày khít và thẳng hàng. .

        — Các bà bảo thế là có người thân nào đấy chết.

        — Người thân? — Mác-xi-mốp vẽ một mớ tóc quăn lên mảnh báo. — Thế các anh có vợ không?

        — Không! — chúng tôi trả lời gần như đồng thanh.

        — Uổng thật... Mình cũng không có vợ và bây giờ thì tiếc. Cần có vợ lắm. Cũng như cần không khí ấy. Chính bây giờ...

        Mớ tóc quăn đã biến thành cái đầu đàn bà với những hàng lông mi dài và cái mồm hình tim. Trên lông mày mắt bên trái có một nốt ruồi.

        — Này, Kẻc-gien-xép, anh là người Mát-xcơ-va phải không?

        — Không, thì sao?

        — Chẳng sao cả. Mình có quen một cô là Kéc-gien-xê-va... Hồi nào trước chiến tranh cơ... Di-na-i-đa Ni-cô-la-ép-na Kéc- gien-xê-va. Chẳng phải là họ hàng bà con sao?

        — Không, tôi chẳng có họ hàng bà con nào ở Mát-xco,-va cả.

        Mác-xi-mốp đi lui đi tới trong nhà hầm. Nhà hầm thấp nên khi đi phải cúi đầu. Tôi có cảm giác như anh muốn kể cái gì đấy, nhưng hoặc là ngượng hoặc là không quyết.

        Si-ria-ép nhìn chiếc đồng hồ nhỏ đeo trên sợi dây đen và mảnh. Mác-xi-mốp nhận thấy và dừng lại.

         
— À vâng... Các anh đi đi, — anh nói gọn, — đi đi, thì giờ còn ít lắm.

        Chúng tôi đứng dậy và bước ra khỏi nhà hầm. Anh đi theo chúng tôi. Không nghe những loạt súng bắn nhau. Chỉ có tiếng ếch kêu ộp oạp.

        Chúng tôi đứng vài phút lắng nghe ếch kêu. Bóng những cây thông đã trải dài đến tận nhà hầm. Hai viên đạn súng cối, viên nọ tiếp viên kia, chậm chạp bay, rít trên đầu chúng tôi và nồ ầm ầm ở đâu đấy xa xa vể phía sau, có lẽ là súng cối tiểu đoàn. Si-ria-ép nhếch mép cười gằn.

        — Chúng cứ nện mãi ở khu rừng tròn. Mà khẩu đội không còn ở đấy đã ba ngày rồi.

        Chúng tôi lẳng nghe xem đạn súng cối còn bay nữa không. Nhưng chẳng còn viên nào bay đến nữa.

        — Thôi, đi đi, — Mác-xi-mốp nói và chìa tay ra. — Cố gắng nhé...

        Anh làm động tác, tưởng chừng như muốn ôm, nhưng không ôm mà chỉ bắt chặt tay.

        — Si-ria-ép này, giữ gìn đạn nhé, đừng phí phạm.

        — Báo cáo đồng chí đại úy, rõ!

        — Cố gắng nhé... — Và anh rắn rỏi bước đi, đến các bụi cây, ở đấy có những đội viên thông tin đang quấn lại dây điện thoại.

        Tôi cùng Si-ria-ép hẹn nhau là sau chừng một giờ rưỡi hay hai giờ, tôi sẽ đến chỗ anh ta, sau khi đã thu xếp xong mọi việc của tôi.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 04:05:58 PM

2

        Trung đoàn chúng tôi thật là không may. Chỉ mới đánh nhau chừng một tháng rưỡi gì đấy, thế mà không còn người, không còn đại bác nữa. Mỗi tiểu đoàn chỉ có hai ba khẩu súng máy... Thế mà chúng tôi chỉ mới giao chiến cách đây không lâu: ngày hai mươi tháng năm, ở Téc-nô-va, gần Khác-cốp. Vừa mới đến thì đã phải đánh nhau rồi. Chưa hề nếm mùi súng đạn, chúng tôi lần đầu tiên ra mặt trận, bị điều từ chỗ này đến chỗ khác, bị hãm vào thế phòng ngự, rút lui, chuyển quân và lại bị hãm vào thế phòng ngự. Việc ấy xảy ra vào thời kỳ tấn công mùa xuân vào Khác-cốp. Chúng tôi hoang mang, rối lên, làm rối người khác và không tài nào quen được với những trận ném bom. Chúng tôi được đưa xuống phía nam, ở vùng Bu-la-xê-lốp- ca, gần Cu-pian-xcơ. Chúng tôi đóng quân ở đấy chừng hai tuần. Đào ụ chống tăng, đặt mìn, xây dựng hỏa điểm. Nhưng rồi sau đó bọn Đức chuyển sang tấn công. Chúng đưa xe tăng, đến nhiều vô kể và ném bom chúng tôi rất ác liệt. Chúng tôi hoàn toàn bối rối, run sợ và bắt đầu rút lui. Tóm lại, chúng tôi được điều về hậu phương, thay bằng những đội cận vệ, và được phái đến Cu- pian-xcơ. Ở đấy lại làm hỏa điểm, lại đắp ụ chống tăng, cho đến lúc bọn Đức xông tới. Chúng tôi giữ thành phố không lâu — chỉ hai ngày thôi. Và có lệnh: rút quân đến bờ trái. Phá hủy cầu tàu hỏa, cầu phao và cùng cố phòng ngự trong đám lau lách.

        Chúng tôi nghĩ là lần này chắc sẽ đóng quân ở đây lâu. Mẹ kiếp, chẳng đời nào chúng tôi cho bọn Đức qua được sông Ô- xcôn đâu.

        Thế mà chúng cũng không đến. Chúng nã súng cối vào chúng tôi và chúng tôi bắn trả lại. Chiến tranh chỉ có thế. Hàng sáng «cái khung» lại xuất hiện — chiếc máy bay trinh sát hai thân «phổc- ke vun-phơ» — và bao giờ chúng tôi cũng cố chĩa trung liên, nhằm bẳn vào nó, mà chẳng ăn thua gì cả. Những đàn «gioong- ke» bình tĩnh kêu ầm ì, bay qua và đến nơi nào đấy ở hậu phương. Các chiến sĩ công binh của tôi đào hầm cho bộ chỉ huy, các cô gái nông thôn đào tuyến thứ hai dọc làng Pê-trô-páp-lốp-ca. Còn chúng tôi, những cán bộ chỉ huy của ban tham mưu, thì viết báo cáo, vẽ sơ đồ và thỉnh thoảng đi đến sư đoàn bộ đế dự lớp huấn luyện.

        Cuộc sống bình thản trôi qua. Thậm chí báo Sự thật cũng bắt đầu len lỏi đến chỗ chúng tôi được. Mà chẳng mất mát gì. Thế mà bỗng nhiên bất ngờ được lệnh...

        Trong chiến tranh chẳng bao giờ biết được cái gì cả, ngoài cái đã xảy ra sờ sờ trước mắt. Nếu bọn Đức không bắn mình, thì cứ tưởng là trên toàn thế giới mọi việc đều bằng phẳng, lặng lẽ. Nhưng nếu chúng bắt đầu ném bom — thế là đã bắt đầu tin rằng toàn bộ mặt trận từ bờ biển Ban-tích đến tận bờ Hắc-hải đã chuyển động.

        Cả bây giờ cũng thế. Đang nằm khoái trá bên bờ sông Ô-xcôn lờ đờ, mọc đầy lau lách, chẳng lo lẳng gì cả vì nghĩ rằng có lẽ đã chặn được quân thù rồi... Đánh nhau ầm ĩ ở tận phía bắc cơ —  ừ, thì cứ mặc cho nó ầm ĩ, chiến tranh nó như thế cơ mà.

        Thè mà bỗng hoàn toàn bất ngờ, hai mươi ba giờ đúng, bước đều, bước...

        Và chẳng đánh chác gì cả... Nhất là chẳng đánh chác gì cả. Cả ở Bu-la-xê-lốp-ca cũng đã phải bỏ những chiến hào quen thuộc, nhưng ở đấy bọn địch bắt chúng tôi phải làm việc đó, còn ở đây... Mới hôm qua, tôi và Si-ria-ép đi kiểm tra tuyến phòng ngự. Thật ra, tuyến phòng ngự khá lắm. Thậm chí sư đoàn trưởng còn khen về cách bố trí súng máy và phái các kỹ sư trung đoàn 852 và 854 đến học chúng tôi cách làm hỏa điểm dưới các nhà.

        Phải chăng bọn Đức thọc sâu đến thế ư? Vô-rô-nét... Nếu quả thật chúng xông đến đây, thì tình hình chúng tôi sẽ khó khăn lắm. Mà chắc là chúng đã đến Vô-rô-nét rồi, nếu không thì người ta chằng rút chúng tôi, mà không đánh đấm gì cả. Nhất là có tuyến phòng ngự rất tuyệt như sông Ô-xcôn này. Mà đến sông Đông, hình như chẳng có con sông nào trong khu vực của chúng tôi cả. Phải chăng chúng tôi lại rút đến sông Đông ư...

        — Báo cáo đồng chí trung úy, xe tải sẽ chở gì ạ?

        Trung đội trưởng mới ra lò, trẻ măng, có những sợi ria lún phún, nhìn tôi có ý hỏi.

        — Chúng ta sẽ chở mìn à? — cậu hỏi.

        — Sư đoàn bộ không cho xe ô-tô à?

        — Không cho.

        — Thế thì chôn đi. Ngoài bờ còn hay không?

        — Còn. Chừng một trăm quả.

        — Được. Mang theo khoảng hai chục đề phòng khi cần đến. Còn lại thì chôn đi.

        — Báo cáo, rõ.

        — Có đủ xẻng không?

        — Ở tiểu đoàn ba, ba mươi chiếc.

        — Đi lấy xẻng đi. Nhanh lên!

        Cậu ta nhanh nhẹn quay lại, lấy tay giữ chiếc xẳc-cốt và chạy đến xe tải. Cậu bé tuyệt thật, hết sức cần mẫn, chỉ có điều là quá sợ chuẩn úy thôi.

        À... Còn phải thay bản đồ nữa. Thế là chúng tôi đã không dùng tấm bản đồ mới toanh, còn kêu sột soạt với một cái chấm to, hình chân vịt của thành phố Khác-cốp ở góc trái, nom như một con bạch tuột...

        Lúc mười hai giờ, đại đội cuối cùng của trung đoàn chúng tôi rút lui về phía Pê-trô-páp-lốp-ca, vừa đi vừa khe khẽ khua động cà-mèn.

        Suốt đêm, tôi và Si-ria-ép lần mò khắp tiền duyên. Phải bố trí lại các khẩu súng máy hoàn toàn khác trước. Hôm qua, đơn vị đến tăng viện để cùng cố khu vực này đã rút lui và lấy hết các khẩu súng máy đi rồi. Trước đây, trong khu vực của chúng tôi có mười lăm khẩu, thì bây giờ chỉ còn năm: hai đại liên «mác- xim» và ba trung liên «đéc-chia-rép». Thế này thì chẳng đánh đấm to được nữa. Chúng tôi đặt đại liên ở hai sườn, còn trung liên ở giữa các đại liên. Cũng phải bố trí các chiến sĩ hoàn toàn khác trước. Mặt trận của tiểu đoàn tăng lên gấp ba lần. Mỗi cây số chỉ bố trí được mười, mười hai người, và người nọ cách người kia những tám mươi, một trăm thước. Thật là thưa thớt quá chứng!..

        Ngày hôm sau yên tĩnh. Bọn địch không đoán được, vẫn bắn vào đường và ở rìa phía bắc Pê-trô-páp-lốp-ca như trước, bắn thưa thớt và không hăng hái lắm. Hai hay ba viên đạn súng cối nổ ở trong sân chúng tôi: sở chỉ huy của Si-ria-ép ở dưới một hầm nhà bốn tầng bị đạn bắn thủng lỗ chỗ, nhà này có lẽ trước đây là ký túc xá gì đấy. Mảnh đạn làm bị thương con mèo vàng sống với các con con ở dưới hầm nhà của chúng tôi. Anh phụ trách vệ sinh băng cho nó. Nó kêu ngoeo ngoeo, trố đôi mắt vàng khè, sợ hãi nhìn và gọi các con vào trong thùng. Những con con thì kêu ríu rít, con nọ trèo lên lưng con kia, chui mõm vào băng và không thể nào tìm ra vú mẹ được.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Bảy, 2019, 04:07:10 PM

          
3

        Ban đêm, chúng tối đặt mìn ở bờ sông. Va-lê-ga, liên lạc viên của tôi, đào hố. Bôi-cô, trung sĩ, đặt mìn và ngụy trang.

        Một chiến sĩ trong tiểu đoàn, người bé nhỏ, nhanh nhẹn, giống như chú sóc con, trước kia là công binh, lắp ngòi nổ vào mìn. Si-ria-ép đã cho tôi anh chiến sĩ ấy.

        Đêm tối như bưng. Thỉnh thoảng mưa lâm thâm rơi. Mưa ấm và dễ chịu, nên tôi chẳng mặc áo mưa. Pháo sáng bay lên không trung, hết chiếc nọ đến chiếc kia. Những tràng súng máy rời rạc vang lên. Tôi nằm trong đám ngưu bàng. Mùi ẩm thấp ban đêm lẫn mùi đất ướt át phảng phất dễ chịu.

        Chẳng thấy được cả Va-lê-ga lẫn Bôi-cô. Từ xa một chiến sĩ mang mìn đi qua, thận trọng chạm vào lau lách kêu sột soạt. Mìn để cạnh tôi, và anh ta lấy ngay mỗi lần bốn quả, buộc vào đai da.

        Tôi nhìn bờ đối diện, nhìn đám liễu rủ mình được ánh pháo sáng rung rung chiếu rõ.

        Tôi sực nhớ lại đường phố của chúng tôi: đại lộ hai bên trồng những cây dẻ to lớn, vươn lên cao và làm thành một cái vòm. Vào mùa xuân, dẻ phù đầy hoa trắng và hồng, giống như những ngọn nến. Đến mùa thu, những người quét đường đốt lá rụng, còn trẻ con thì nhặt hạt dẻ đầy túi. Trước đây, tôi cũng đã từng nhặt dẻ đem về nhà đèn hàng trăm hạt. Những hạt dẻ tròn trĩnh, láng bóng, nằm chật các ngăn kéo, làm phiền mọi người, và khi dọn nhà thì phải quét chúng khá lâu ở gậm tù, gậm giường. Nhất là dưới chiếc đi-văng lớn thì bao giờ cũng có rất nhiều hạt dẻ. Chiếc đi-văng đó tốt thật: mềm mại và rộng rãi. Tôi thường ngủ trên chiếc đi-văng ấy. Trong đi-văng có nhiều rệp, nhưng không sao, tôi và rệp sống hòa thuận với nhau lắm, và chúng chẳng hề đụng đến tôi. Sau bữa ăn trưa, bao giờ bà tôi cũng nghỉ trên đi- văng đó. Tôi lấy chiếc áo bành-tô cũ đắp cho bà — chiếc áo ấy chỉ dùng vào việc đó thôi — và đưa cho bà tập hồi ký của ai đấy hay cuốn An-na Ca-rê-ni-na. Sau đó tôi đi tìm kính cho bà, kính ở trong tủ đựng bát đĩa, trong ngăn kéo đựng thìa. Khi tìm được kính thì bà đã ngủ rồi. Còn con mèo già Phơ-ra-các, ria bị cháy sém, nằm kêu rừ rừ ở dưới chiếc cổ áo đã rụng lông...

        Trời ơi, tất cả những điểu đó đã lâu xiết bao! Mà cũng có thể là chưa từng có, chỉ là tưởng thế mà thôi...

        Phía bên phải có cái tủ áo to. Lúc nhỏ, khi chơi trò ú tim, tôi thường ẩn trong đó. Lúc bấy giờ, tủ ấy còn kê ở ngoài hành lang, Sau đó làm cửa ở hành lang và nó được đưa vào phòng, Trên tủ có những hộp đựng mũ bằng các-tông, Trên hộp rất nhiều bụi. Và chỉ trước ngày tết, ngày lễ Mồng một tháng năm và ngày sinh của mẹ tôi — ngày hai mươi bốn tháng mười —  thì mới quét bụi thôi.

        Sau tủ áo là chiếc tủ con có gương bầu dục và rất nhiều chai lọ, Tôi không nhớ khi nào các lọ ấy đã từng có nước hoa, nhưng chẳng hiểu vì sao không được lấy các lọ ấy. Nếu mở nút và thò mũi hít thật mạnh, thì còn có thể cảm thấy mùi nước hoa được. Tiếp theo là chiếc bàn con đầu giường... Không, tiếp theo là chiếc ghế bành màu lam có cái chân bị buộc, Không ngồi được trên ghế đó. Vì thế khách đến thì bao giờ cũng phải báo cho họ biết trước, Sau đó mới đến chiếc bàn con đầu giường. Trong bàn chất đầy những chiếc giày kẻ ô, mềm mại, còn trong ngăn kéo bàn thì xếp các hộp đựng cao đơn hoàn tán của bà. Từ lâu chẳng ai còn có thể phân biệt được chúng là cái gì nữa, Trong đó có cả một chiếc cốc con để uống thuốc an thần cũng giấu ở đầy để mèo không tìm được...

        Và bây giờ tất cả những cái đó đang ở đẳng kia... ở nhà,

        Tôi nhận được chiếc bưu thiếp cuối cùng của mẹ, ba ngày trước khi được tin Ki-ép thất thù. Bưu thiếp đó đề ngày từ tháng tám cơ. Mẹ viết rằng quân ta đã đuổi bọn Đức rồi, hầu như không còn nghe súng bắn nữa, rạp xiếc và rạp nhạc hài kịch đã khai trương, Và tóm lại vẫn là: «Dù mẹ biết con không rỗi, nhưng con hãy viết cho mẹ thường hơn, dù chỉ ba chữ cũng được...» Từ đó đến nay đã mười tháng trôi qua. Thỉnh thoảng tôi lấy chiếc bưu thiếp đó trong túi áo ra và nhìn những chữ viết mảnh dẻ và khó đọc, Những chữ đó đã nhòe vì nước mưa và mồ hôi. Ở một chỗ — ở tận cùng — chữ không còn đọc được nữa. Nhưng tôi đã thuộc làu những chữ ấy, Tôi đã thuộc làu cả bưu thiếp... Ở mặt đề địa chỉ của bưu thiếp, ở bên trái có quảng cáo của Công ty sản xuất đồ cao su: những cặp chân mang giày cao cổ. Còn bên phải là tem: ga tàu điện ngầm «Mai-a-cốp-xki». Hồi bé tôi rất mê chơi tem và xin tất cả các bạn bè quen biết dán những tem mới và đẹp ở phong bì. Và vì thế cả bây giờ nữa, mẹ đã dán con tem đẹp, như khi tôi còn bé... Ở nhà tôi, những tem cất trong chiếc hộp dài, bên trái chiếc bàn. Và chắc là mẹ đã chọn hồi lâu, trước khi dừng lại ở con tem đẹp, màu lục này. Mẹ đã đứng cúi xuống chiếc bàn và cất kính, đưa cặp mặt cận thị, nheo nheo nhìn tem...

        Lẽ nào không bao giờ tôi còn được thấy mẹ nữa. Mẹ, người nhỏ nhẳn, lanh lợi, đeo kính gọng vàng và có một mụn com nhỏ xíu ở mũi. Lúc bé tôi thích hôn mẹ ở chỗ mụn cơm đó.

        Lẽ nào không bao giờ mẹ con chúng tôi còn được ngồi cạnh chiếc ấm xa-mô-va bị móp méo ở một bên đang sôi sùng sục và uống nước trà với mứt phúc bồn tử do mẹ làm... Lẽ nào không bao giờ mẹ còn xoa đầu tôi và nói: «Này I-u-ra con, hôm nay nom người con không khỏe lắm. Có lẽ là con đi ngù sớm hơn một chút, hở?» Lẽ nào mẹ tôi hàng sáng không còn rán khoai tây cắt lát to và tròn trên bếp dầu hòa như tôi thích...

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:49:55 PM

        Lẽ nào không bao giờ tôi còn chạy ra sau góc nhà mua bánh mì, đi lang thang theo các đường phố Ki-ép ngào ngạt hương thơm của hoa gia, không còn được đi đến bãi bơi ở giữa cồn Tơ-ru-kha-nốp...

        Ki-ép thân yêu, thân yêu vô cùng!.. Ôi, tôi nhớ làm sao những đường phố rộng của Ki-ép, những cây dẻ, những ngôi nhà gạch màu vàng của Ki-ép, những cột lớn đồ sẫm của trường đại học tổng hợp! Ôi, tôi yêu làm sao những bờ dốc trên sông Đơ-nhi- ép! Mùa đông, chúng tôi thường trượt tuyết ở đấy, mùa hè thì nằm trên cỏ, đếm sao và lẳng nghe tiếng còi uể oải, rời rạc của những chiếc tàu thủy chạy đêm... Còn sau đó, chúng tôi trở về, đi theo đường phố Crê-sa-tích đã yên lặng, các quầy hàng đã tắt đèn và làm kinh hoảng các bác canh đêm đang mơ màng ngủ, thậm chí giữa mùa hè cũng quấn mình trong những chiếc áo lông cừu bù xù...

        Cho đến bây giờ thỉnh thoảng tôi cũng dạo theo đường phố Crê-sa-tích. Quấn mình trong chiếc áo mưa vải bạt, tôi nhắm mắt và mơ màng tưởng tượng mình đi từ Béc-xa-ráp-ca đến sông Đơ-nhi-ép. Tôi dừng lại cạnh Săn-xe — đó là rạp chiếu bóng tuyệt trần nhất thế giới. Hồi bé chúng tôi cảm thấy như thế. Có những bức tượng người thổi kèn dài đặt ở hai bên màn ảnh những lọ thờ có những dái lụa đỏ phấp phới bay lên giống như ngọn lửa và có mùi thơm gì đặc biệt của xi-nê làm ta phấn khởi, náo nức. Bao nhiêu giờ phút sung sướng mà tôi đã được trải qua trong rạp chiếu bóng Săn-xe này!.. Mộ phần Ấn-độ, Tên ăn trộm ở Bát-đa, Dấu hiệu Dê-rô... Trời ơi, nhớ lại thì xúc động đến nghẹn ngào!.. Còn xa hơn tí nữa, cạnh phố Prô-rê-dơ- nai-a, trong rạp «Coóc-xô» chật hẹp và có những chỗ ngồi không đánh số, đang chiếu những phim cao bồi. Nào là đuổi nhau, nào là bắn nhau, nào là những con ngựa hoang, nào là những khẩu súng côn, nào là những người đàn bà mặc quần ống chẽn, nào là những kẻ tàn ác có bộ ria mảnh dẻ và nụ cười nhan hiểm... Còn ở rạp «Tốc hành», — sau đó chẳng biết vì sao lại gọi một cách tầm thường là «Rạp chiếu bóng quốc doanh số hai», — thì chiếu những phim tình do các nữ nghệ sĩ điện ảnh Pô-la Ne-gơ- ri, A-xta Nin-xen và Ôn-ga Sê-khô-va đóng. Chúng tôi không thích những phim đó lắm, nhưng ở rạp «Tốc hành» chúng tôi có quen người soát vé và thứ sáu nào cũng đến xem ở đấy.

        Tôi đi rẽ sang đường phố Ni-cô-lai-ép-xcai-a. Đó là đường phổ sang nhất ở Ki-ép. Những cây gia được cắt tỉa cẩn thận có những lưới sắt vây quanh. Những ngọn đèn điện lớn, trắng đục, treo trên những sợi dây to nối từ nhà này đến nhà khác. Những xe ô-tô «linh-côn» bóng lộn đỗ gần khách sạn «Côn-ti-năng-tan». Còn cạnh rạp xiếc, từng đám trẻ con đứng chờ Giăng Xư-gan đi ra và đánh cuộc với nhau về cuộc gặp gỡ hôm nay giữa Đa-ni- la Pa-xun-cô và Mặt nạ chết.

        Còn xa hơn là đường phố Ôn-ghin-xcai-a, đường phố Học viện, là tòa nhà ngân hàng được xây thêm lên cao, ở các góc có nhưng tháp con chẳng ra kiểu gô-tích, chẳng ra kiểu rô-manh... Khu Líp-ki yên lặng, mơ màng như ngái ngù, mát rượi ngay cả trong những trưa tháng bảy nóng nực. Những biệt thự ấm cúng có những cửa sổ bám đầy bụi... Những cây du cổ thụ của vườn cung điện... Những ngọn lá khô sột soạt dưới chân... Và — hãy dừng lại! — đây là bờ dốc đứng. Còn xa hơn là sông Đơ-nhi-ép, và màu xanh xa xăm, và bầu trời bao la, và khu Pô-đôn bằng phẳng, lô nhô những ống khói, và hình dáng cân đối của nhà thờ Ăng-đrê-ép-xcai-a đứng cheo leo trên vực thẳm, những chiếc tàu thùy phành phạch quay bánh xe, những tiếng chuông tàu điện...

        Ki-ép thân yêu, thân yêu vô cùng...

        Tất cả những điều đó giờ đây xa biết bao! Lâu biết bao! Và có lúc nào đấy tôi đã từng ở học viện, nào những họa đồ, nào những tấm bảng, nào những đêm thức trắng và ngắn ngùi làm sao trước các kỳ thi, nào môn sức bền vật liệu, nào đủ loại lý thuyết về tổ hợp kiến trúc, nào những hai mươi môn học đủ loại mà giờ đây tôi đã quên hết rồi...

        Chúng tôi có sáu người là bạn nối khố: A-na-tô-li Xéc-ghê- ép, Ru-đen-xki, Véc-gun, Li-u-xi-a Xtơ-ri-giê-va và anh chàng Su-rơ-ca Gra-bốp-xki nhỏ nhắn và vui vẻ. Chẳng hiểu vì sao mọi người đều gọi cậu ta là «Bạch yến con». Chúng tôi cùng nhau học và bao giờ cũng cùng nhau đi ra ngoại thành, cùng nhau tham gia mọi cuộc thi. Tốt nghiệp học viện xong, chúng tôi cùng vào một xưởng. Chỉ mới vừa bắt tay vào việc, mua những thước chữ tê mới, những hộp đựng đồ vẽ mới, thì...

        Bạch yến con hy sinh ở ngoại ô Ki-ép, ở Gô-lô-xê-ép. Mẹ đã viết cho tôi biết tin đó. Cậu ta nằm ở bệnh viện mà mẹ làm việc, cả hai chân bị đứt. Còn về những bạn khác tôi chằng biết gì rõ cả. Véc-gun hình như bị sa vào vòng vây. Ru-đen-xki không bị động viên vì cận thị, và hình như cậu ta đã tản cư. Cậu tiễn tôi ra ga. A-na-tô-li hình như làm đội viên thông tin: có người nào đấy nói thế, nhưng tôi không còn nhớ là ai.

        Còn Li-u-xi-a? Có lẽ cô ta đã phải tản cư rồi ư? Chưa chắc... Cô có mẹ già ốm. Tôi viết thư cho dì cô ở Mát-xcơ-va, nhưng bà không biết gì cả. Hai năm trước, — tôi còn nhớ rất rõ — vào ngày mồng năm tháng sáu, ngày sinh của Li-u-xi-a, chúng tôi cùng cô đến bờ sông Đơ-nhi-ép. Chúng tôi thuê một chiếc thuyền nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, có những chỗ ngồi di động và đi xa mãi đến quá sông Na-tan-ca, quá chiếc cầu chiến lược. Ở đấy, chúng tôi có một chỗ rất thích, một bãi con bé nhỏ tuyệt trần nằm lẩn giữa đám lau và liễu. Chỗ đó không ai biết cả, và ở đấy chằng bao giờ có ai cả. Nước ở đấy trong vắt như thủy tinh, còn chạy từ bờ cao rồi nhảy xuống nước thì tuyệt... Sau đó, mệt nhừ, tay phổng lên những nốt bong mới, chúng tôi ngồi trong vườn hoa cung điện lắng nghe khúc giao hưởng số Năm của Trai-cốp-xki. Chúng tôi ngồi ghé bên mép chiếc ghế dài và cạnh đó có những bông hoa gì đấy đỏ thắm, và nhạc trưởng cũng có một bông hoa cài ở khuyết áo.

        — Chúng ta sẽ đặt hàng thứ ba chứ? — có người nào đấy hồi cạnh tai tôi.

        Tôi giật mình.

        Va-lê-ga ngồi xồm đưa cặp mắt nhỏ, sáng như mắt mèo, nhìn tôi có ý hỏi.

        — Hàng thứ ba... Không, không đặt hàng thứ ba. Hãy chuyển sang khu vực thứ tư, gần bến đò.

        Chúng tôi khiêng số còn lại đến bến và bắt đầu đặt mìn. Còn chừng bốn mươi quả.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Bảy, 2019, 02:50:48 PM

4

        Buổi sáng, chiếc «méc-xe-smít» cứ quần mãi trên vị trí của chúng tôi. Chúng tôi không bắn vì cần tiết kiệm đạn. Hai tốp «hây-nơ-ken» đông và một tốp «gioong-ke-88» bay qua rất cao về phía đông bắc.

        Vào khoảng bảy giờ tối, một trung úy rất trẻ đến sở chỉ huy của chúng tôi. Anh ta trẻ măng, đội mũ lưỡi trai mới toanh có viền mũ đỏ tươi, thuộc tiểu đoàn ba trung đoàn 852 đóng cạnh chúng tôi ở bên phải. Anh hỏi công việc của chúng tôi ra sao và định sẽ làm gì nữa. Bên tiểu đoàn của anh cũng yên tĩnh. Có chừng sáu mươi người. Khoảng năm súng máy. Nhưng không có súng cối. Chúng tôi mời anh ăn trưa và sau đó anh trở về. Lúc nhá nhem tối thì chúng tôi bắt đầu chuẩn bị. Chúng tôi xếp đồ đạc vào hai xe, còn chiếc xe thứ ba thì bỏ. Pi-li-pen-cô mắt chột, chuẩn úy của Si-ria-ép, không thể nào bỏ các vật dự trữ của mình được: những đôi giày cũ rích, những yên cương, những bao giẻ. Anh càu nhàu, chửi rủa cả bọn Đức, cả chiến tranh, cả con ngựa ô thiến Xi-ren-ca đang bình tĩnh ve vầy đuôi đuổi ruồi, và xếp các bao bị của mình khắp tứ phía chiếc xe. Si- ria-ép vứt đi. Pi-li-pen-cô lãnh đạm hút điều thuốc sâu kèn; còn khi Si-ria-ép đi rồi, thì anh ta cố nhét các bao bị ấy dưới những hòm đạn một cách rất cấn thận.

        — Những đôi giày thế này mà vứt đi! Phải biết xấu hổ chứ! Còn phải đi bao nhiêu nữa. — Và anh lấy tấm vải bố rách, che kín những bao bị thòi ra dưới các hòm.

        Khoảng mười một giờ, chúng tôi bắt đầu rút quân. Các chiến sĩ từng người một đi đến và yên lặng nằm ở sân, trên cỏ trước đây đã có lúc xanh um. Họ vừa lén lút hút thuốc, vừa thu xếp đồ đạc và quấn lại xà cạp.

        Đúng mười hai giờ chúng tôi bắn loạt cuối cùng, ngay từ đây, từ sân, và rút đi.

        Hình dáng các ngôi nhà còn thấp thoáng trăng trắng sau những cây thông một lúc nữa, rồi biến hằn.

        Tuyến phòng ngự trên sông Ô-xcôn không còn nữa. Tất cả những cái gì mới hôm qua còn sống, còn bắn, súng trường, súng máy còn chĩa lên tua tủa, những cái gì vẽ trên sơ đồ nào là vòng bán nguyệt đỏ, nào là những đường chữ chi, nào là những khu vực chéo nhau, những cái gì phải mất mười ba ngày đêm để đào, đậy ba bốn lớp gỗ, rồi cần thận ngụy trang bằng cỏ và cành cây, — tất cả những cái đó giờ đây không cần để làm gì nữa. Chỉ sau vài ngày, tất cả những cái đó sẽ phù kín phù sa, trở thành nơi trú ẩn của loài ếch nhái, sẽ lấp đầy nước đen đủi, hôi hám, sẽ sụp đổ, và đến mùa xuân sẽ phủ một lớp cỏ non xanh mơn mởn. Và chỉ có bọn trẻ con sẽ lội nước đến đầu gối, lang thang la cà qua những chỗ ấy, nơi trước đây đã có những khẩu súng máy bắn hai bên sườn, bắn trực diện, và nhặt những vỏ đạn đã hoen gỉ. Tất cả những cái đó chúng tôi bỏ lại, mà không đánh một trận nào cả, không bắn một phát nào cả...

        Chúng tôi đi trong rừng thông non, thưa thớt, có lẽ là mới trồng không lâu. Đi qua những nhà hầm sở chỉ huy. Thế là chúng tôi đã không đào xong được nhà hầm cho đơn vị trực tiếp chiến đấu. Cái hầm đào dở há hốc mồm toang hoác. Trong bóng tối lờ mờ, thấp thoáng những cây thông con mới đẽo. Chúng tôi vác chúng từ khu rừng bên cạnh để đậy nắp hầm.

        Làng Pê-trô-páp-lốp-ca dài dằng dặc và đầy bụi. Nhà thờ có lỗ thủng to ở gác chuông. Cái cầu con bị mục mà theo kế hoạch đáng lẽ hôm nay tôi phải sửa chữa.

        Yên lặng. Yên lặng như tờ. Ngay cả chó cũng không sủa.

        Không ai nghi ngờ gì cả. Mọi người đều ngù. Còn sáng mai thức dậy thì sẽ thấy bọn Đức.

        Và chúng tôi đi, chẳng nói chẳng rằng, đầu cúi xuống, mắt nhìn chân, không ngoái cổ lại, không từ biệt người nào và cái gì cả, như thừa nhận tội lỗi của minh, cứ thế đi thằng về phía đông theo góc phương vị bốn mươi lăm.

        Va-lê-ga đi bên cạnh. Cậu ta đeo ba-lô, hai bình-toong, cà- mèn, xắc-cốt, túi dết và một túi mặt nạ chống hơi độc đựng đầy bánh mì. Trước khi rút quân, tôi đã muốn vứt bớt một phần đồ đạc để mang cho nhẹ. Nhưng thậm chí cậu không cho tôi đến gần ba-lô.

        — Đồng chí trung úy ạ, đổng chí cần gì thì tôi biết rõ hơn đồng chí. Lần trước tự tay đồng chí xếp đồ đạc, thế mà đồng chí bỏ quên nào là thuốc đánh răng, nào là cốc, chổi cạo râu. Thế là phải đến xin các anh hóa chất.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 03:03:38 PM

        Tôi không có gì để phản đối lại được. Tính Va-lê-ga thật là độc đoán, và cãi với cậu ta chỉ là vô ích mà thôi. Nhưng đó là một thanh niên tuyệt vời. Cậu không bao giờ hỏi gì cả và không bao giờ ngồi không một phút nào. Dù chúng tôi đi đến đâu, thì chỉ sau năm phút lều đã dựng sẵn, ấm cúng, tiện nghi và nhất thiết có rải cỏ tươi. Cà-mèn của cậu bao giờ cũng bóng loáng như mới. Chẳng bao giờ cậu chịu rời hai chiếc bình-toong đựng sữa và rượu. Cậu kiểm những thứ đó ở đâu, tôi không biết; nhưng bao giờ bình-toong cũng đầy ắp. Cậu biết cắt tóc, cạo râu, chữa giày, nhóm lửa dưới trời mưa tầm tã. Hằng tuần tôi thay đồ lót, còn bít tất thì cậu mạng giỏi như phụ nữ. Nếu chúng tôi đóng quân ở gần sông thì hằng ngày có cá ăn, nếu đóng ở trong rừng thì có các loại quả dâu đất, việt quất và nấm. Và cậu làm tất cả những cái đó lặng yên, nhanh nhẹn, không cần tôi nhắc nhở gì hết. Trong thời gian chín tháng chung sống với nhau, chưa bao giờ tôi có điều gì tức giận cậu.

        Bây giờ cậu đang đi cạnh tôi, nhẹ nhàng, không một tiếng động, theo cách đi của người đi săn. Tôi biết khi nghỉ chân thì cậu sẽ trải chiếc áo mưa vải bạt ở chỗ khô ráo nhất, và trong tay tôi sẽ có mầu bánh mì phết bơ và trong chiếc ca tráng men sẽ có sữa. Còn cậu sẽ nằm bên cạnh, nhỏ nhắn, mặt tròn, im lặng nhìn sao và phì phèo hút thuốc trong cái tẩu bé tí và kỳ cục, làm cho cậu giống một cụ già, dù chỉ mới mười tám tuổi đầu thôi,

        Cậu chẳng nói gì về bản thân cả. Tôi chỉ biết là cậu không còn bố mẹ, Có một bà chị đã đi lấy chồng ở đâu đấy mà cậu hầu như không hay biết gì cả. Cậu đã bị tù vì sao ấy, vì sao thì cậu không nói. Nhưng đã ngồi tù và được tha trước thời hạn, Cậu tình nguyện vào bộ đội, Họ thật của cậu là Vô-lê-gốp, trọng âm đánh vào chữ «0» đầu. Nhưng mọi người đều gọi là Va-lê-ga, Đó là tất cả những điều tôi biết về cậu,

        Tôi ít khi nói chuyện với cậu, vì cậu ít nói và kín đáo. Chỉ một lần cậu hơi thổ lộ tâm tình với tôi một chút, Lúc đó vào mùa xuân, chừng ba tháng trước. Chúng tôi ướt như chuột lột và mệt quá chừng. Ngồi hơ cạnh đống lửa, tôi tắt xà cạp ướt, còn cậu nấu tinh bột kê trong một ống bơ, Đã hai tuần rồi chúng tôi chỉ độc ăn cái món tinh bột ấy và nhìn nó thì đã chán ngấy đi rồi.

        Chung quanh tối om và lạnh lẽo. Áo mưa vải bạt ướt sũng, cứ dựng xù lên, chẳng ấm tí nào cả. Lúc đó chỉ có hai chúng tôi,

        Được ánh lửa hồng chiếu sáng, cậu ngậm cái tầu ở mồm và nom giống như một thằng lùn trong chuyện thần thoại đang nấu món ăn thần diệu.   

        — Bao giờ hết chiến tranh, — cậu nói, — tôi sẽ về làng và làm một túp nhà trong rừng. Nhà bằng gỗ xếp. Tôi thích rừng lắm. Và đồng chí sẽ đến nhà tôi, sống với tôi ba tuần. Chúng ta cùng đi săn và câu cá,„

        Tôi mỉm cười,

        — Vì sao đúng là ba tuần?

        — Thế thì bao nhiêu? — Va-lê-ga ngạc nhiên, nhưng mặt cậu không mảy may thay đổi. Cậu vẫn phì phèo hút tẩu thuốc lá và hững hờ khuấy cháo, — Nhiều hơn thì đồng chí không thể ở được đâu, Đồng chí còn phải làm việc chứ. Đồng chí cứ đến ở trong ba tuần, Tôi biết những chỗ rất tốt, ở đấy có gấu, có nai, có cả cá măng nặng đến chừng sáu kí cơ đấy. Quê tôi có những chỗ rất tốt ở vùng An-tai, Không phải như những chỗ ở đây. Rồi đồng chí sẽ thấy, — Cậu lầy thìa liếm, — Tôi sẽ mời đồng chí ăn mì vằn thắm Tôi biết làm mì vằn thắn. Theo cách của chúng tôi, cách đặc biệt.

        Đến đây câu chuyện chấm đứt.

        Bây giờ tôi nhìn cậu và hỏi:

        — Thế nào, Va-lê-ga, bao giờ chúng tớ được chén món mì vằn thắn của cậu, hở?

        Cậu không cười gì cả.

        — Ở đây không có loại thịt có thể làm được. Ở đây không làm đúng cách được.

        — Thế nghĩa là chúng tớ phải đợi đến khi hết chiến tranh chứ gì?

        Cậu không trả lời gì cả và vẫn bước tiếp. Đôi giày cao cổ của cậu to quá cỡ, nên mũi giày cong vểnh lên, còn mũ ca-lô thì bé: chỉ chụp được ở trên đỉnh đầu mà thôi. Tôi biết là trong mũ găm ba cái kim có chỉ màu trắng, đen và xanh lá cây.

        Khoảng bảy giờ, chúng tôi dừng chân nghỉ khá lâu. Trên bản đồ, làng tên là Đu-van-ca Trên. Nhưng ở đây bà con gọi là Véc-si-lốp-ca. Làng này cách Pê-trô-páp-lốp-ca hai mươi hai cây số. Thế nghĩa là chúng tôi đã đi được gần ba mươi cây số. Thế cũng khá lắm rồi vì đường khó đi.

        Các chiến sĩ mệt lắm vì không quen. Sau khi cởi ba-lô, họ nằm gác chân trong bóng râm của vườn cây ăn quả. Những người lanh lợi hơn đem theo được cả sữa và sữa chua trong cà-mèn. Va-lê-ga cũng kiếm được ở đâu đấy một ổ bánh mì trắng và mật ong trong tầng.

        Tôi ăn và khen ngon dù chẳng muốn ăn. Không nên làm Va- lê-ga bực mình.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2019, 03:03:55 PM

        Đôi chân rã rời. Gót chân trái hơi trầy da. Nói chung, ủng của tôi rất xấu, hoàn toàn bị hồng. Thế là tôi chằng nhận được đôi ủng bằng vải bạt. Đành phải lấy dây thép quấn lại hay sao. Đáng lẽ phải nghe Va-lê-ga và đi giày cao cổ một ngày, thì đã chữa được đôi ủng rồi. Còn bây giờ ai biết được bao giờ sẽ gặp kho vật dụng. Trung đoàn chắc đã đi xa rồi, khoảng bảy, tám mươi cây số. Nếu hai ngày qua họ đi thì chẳng ít hơn được. Có thể là họ dừng lại phòng ngự ở đâu đấy hay là đang chọc thủng qua trận tuyến của bọn Đức. Dân địa phương nói rằng: «Sáng chủ nhật bộ đội đi qua. Còn tối thì pháo binh đi». Chắc là quân của sư đoàn chúng tôi. «Họ chỉ dừng lại một giờ và đi tiếp. Anh em bộ đội mệt lử và không vui».

        Thề thì mặt trận ở đâu? Ở trước mặt, ở sau lưng, ở bên phải hay ở bên trái? Mặt trận có tồn tại hay không? Trên bản đồ thường người ta vẽ mặt trận bằng một đường đỏ đậm; còn quân địch thì vẽ màu xanh. Hôm qua, đường xanh ấy còn ở phía bên kia sông Ô-xcôn. Còn bây giờ thì sao?

        Có lẽ trước sáng bọn Đức chẳng bắt đầu làm gì. Chắc là không sớm hơn hai giờ, sau khi nhận thấy chúng tôi im lặng, chúng mới phái trinh sát đi điều tra. Chừng ba bốn giờ sau mới bắt đầu cho bộ binh qua sông. Thậm chí còn chậm hơn nữa, vì phải tập hợp, ra lệnh và vân vân, cho nên đến năm giờ mới bắt đầu được. Bây giờ tám giờ, tám giờ kém năm. Tất nhiên, bọn trinh sát đi mô-tô đã có thể đuổi kịp chúng tôi. Nhưng chắc là chúng không có loại trinh sát đó. Còn bộ binh thì chẳng đuổi kịp được. Xe tăng và ô-tô thì không thể sớm hơn buổi tối, mà cũng có khi đến sáng mai chưa thể qua bờ này được. Tất cả đều phụ thuộc vào điều này: chúng có những đơn vị cầu phao hay không.

        Bọn Đức đã tiến đến gần Vô-rô-nét. Có thể là chúng đã chiếm thành phố đó rồi. Sao không nghe súng bắn? Hôm kia còn nghe súng đại bác bắn từ phía bắc. Sau đó bắn ít hơn và chuyển về phía đông bắc. Còn bây giờ thì không nghe gì cả. Hoàn toàn yên lặng.

        Các chiến sĩ nhốn nháo xúm quanh nồi cháo kê. Như mọi khi, họ càu nhàu là người ta múc cháo cho họ ít. Họ rung các cây táo. Tôi đứng dậy và đi đến gần Si-ria-ép. Anh ngồi lau súng lục. Xà cạp phơi bên cạnh.

        — Nào, chúng ta đi chứ?

        Nheo mắt, Si-ria-ép nhìn qua nòng súng lục ra ngoài sáng.

        — Để các cậu ấy ăn xong thì lên đường. Chừng hai mươi phút nữa, chứ không hơn đâu.

        — Đến Bê-len-cai-a Mới còn bao nhiêu cây số nữa?

        — Chừng sáu, bảy mươi cây số. Bản đồ kia kìa.

        Tôi đo trên bản đồ. Thì ra sáu mươi lăm cây số.

        — Còn hai chặng đường nữa.

        — Nều cố gắng thì trưa ngày mai sẽ đến.

        — Đến thì đến, nhưng có gặp ai ở đấy không chứ. Tôi sợ là sẽ gặp không phải người cần gặp. Tôi chẳng thích sự yên lặng này...

        Trung úy Xa-vra-xốp, sĩ quan tùy tùng đi đến; cả mặt anh ta đỏ gay vì những chấm tàn hương. Anh có vẻ lo âu. Anh ngồi xuống và hút thuốc.

        — Thế là thiếu mất hai người rồi.

        Si-ria-ép đặt súng lục xuống miếng vải xà cạp và quay về phía Xa-vra-xốp.

        — Sao lại thiếu?

        — Ma nào biết được vì sao... Xi-đô-ren-cô ở đại đội một và Cơ-vát ở đại đội hai. Buổi tối thì còn...

        — Họ biến đi đâu mất?

        Xa-vra-xốp nhún vai.

        — Có lẽ là chân bị trầy? Hả?

        — Chắc là không.

        — Nào, gọi hai đại đội trưởng đến đây.

        Si-ria-ép nhanh chóng lắp súng và quấn xà cạp. Các đại đội trưởng đi đến.

        Té ra Xi-đô-ren-cô và Cơ-vát là người đồng hương. Ở đâu đấy gần vùng Hai sông. Khi chúng tôi đóng quân phòng ngự thì vợ của một trong hai người đã đến thăm chổng. Bao giờ hai người ấy cũng cố gần nhau, dù ở hai đại đội khác nhau. Trước đây không thấy họ làm điều gì xấu cả.

        Si-ria-ép bặm môi, im lặng nghe. Anh nhìn một bên, ở chỗ nào đầy. Không đứng dậy, không nhìn các đại đội trưởng, anh nói chậm chạp và gần như lạnh lùng:

        — Nều còn để mất dù chỉ một người, thì tôi sẽ dùng khẩu súng lục này để bắn đấy. — Anh vỗ vào bao súng của mình. —  Hiểu chứ?

        Hai đại đội trưởng không trả lời gì, đứng nhìn xuống đất. Mi mắt của một người giật giật.

        — Hai thằng cha ấy thì chẳng tìm được nữa rồi. Bây giờ về bảo vệ xó bếp... Đổi với chúng thì không còn chiến tranh nữa rồi... — Anh mắng và đứng dậy. — Hãy tập hợp quân để lên đường. 
     
        Đôi mắt của anh hẹp và sắc, như đâm nhói vào người ta. Tôi chưa bao giờ thấy anh như thế. Anh chữa lại áo va-rơi, sửa lại các nếp áo nhăn ở bụng, — anh làm những việc đó bằng những động tác ngắn gọn và mạnh mẽ, — bấm chốt an toàn và đút súng vào bao.

        Các chiến sĩ đi ra đường, vừa đi, vừa quấn xà cạp, còn ở tay thì cầm cà-mèn sữa. Những người đàn bà đứng cạnh cồng, lặng thinh, những cánh tay thô kệch nặng nề buông thõng xuống theo thân mình. Ở mỗi nhà đều cổ người đứng nhìn chúng tôi đi qua. Cả trẻ con cũng nhìn. Không ai chạy theo chúng tôi. Mọi người đểu đứng nhìn.

        Chỉ có một bà cụ ở tận cuối làng lúc thúc chạy đến. Mặt cụ nhăn nheo như một quả táo khô. Trong tay cụ cầm một bình sữa chua. Có một chiến sĩ nào đằy chìa cà-mèn ra. «Cảm ơn cụ». Cụ nhanh chóng làm đấu thánh cho anh ta và cũng nhanh chóng lạch bạch đi lui không ngoái cồ lại.

        Chúng tôi đi tiếp.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Bảy, 2019, 11:29:35 AM

5

        Chúng tôi gặp I-go thật là hoàn toàn bất ngờ. Anh ta cùng với La-da-ren-cô, liên lạc viên của ban chỉ huy, cả hai người cưỡi ngựa, nhô lên trước mặt chúng tôi, như từ dưới đất hiện ra. Những con ngựa mệt lử, toàn thân mồ hôi nhễ nhại, thở phì phì. I-go không đội mũ ca-lô, người đen đùi, đầy bụi và ở má một vềt sây sát.

        — Nước!

        Anh uống ở bình-toong. Ngửa đầu, anh ừng ực uống hồi lâu và cục hầu ở cổ cử động. Nước chảy xuống sau cổ áo, để lại những đường trắng trên cổ và cằm. Chúng tôi không hỏi gì cả.

        — Băng cho con ngựa đi, La-da-ren-cô...

        La-da-ren-cô dắt con ngựa đi. Con ngựa tía to lớn — theo tôi là của chính ủy — đi khập khiễng. Chân sau ở bên trái của nó bị đạn. Máu đông lại và ruồi bâu vào.

        I-go lấy bàn tay lau môi và ngồi xuống bên lề đường.

        — Tình hình xấu tệ, — anh nói ngắn, — trung đoàn bị đánh tơi bời...

        Chúng tôi im lặng.

        — Thiếu tá bị giết... chính ủy cũng thế...

        I-go cắn môi dưới. Môi của anh rất đen vì bụi bám đầy, khô quánh và bị nứt nẻ.

        — Tiểu đoàn hai không biết bây giờ ở đâu... Còn tiểu đoàn ba bị diệt gần hết. Không có pháo binh. Còn một khẩu bốn lăm ly, nhưng cũng bị gãy bánh xe... Cho hút với nào... Hộp thuốc lá bị mất.

        Cả ba chúng tôi hút thuốc. Báo không có, nên chúng tôi xé từ giấy ở cuốn sổ tay để vấn thuốc.

        — Bây giờ Mác-xi-mốp quyền trung đoàn trưởng... Cũng bị thương. Ớ tay trái... trúng thịt. Sai chúng tôi tìm các cậu và bảo quay lại.

        — Đi đâu?

        — Đi đâu... bây giờ thì ai mà biết được. Có bản đồ không? Tôi chẳng còn cái gì cả. Không có bản đồ, không có xắc-cốt, mà chẳng có liên lạc viên. Đành phải lấy La-da-ren-cô đi theo vậy.

        — Thế A-phôn-ca bị giết à?

        — Bị thương... Có thể đã chết rồi... Bị vào bụng... Đưa đến tiểu đoàn quân y, nhưng cả tiểu đoàn quân y cũng tan tành...

        — Cả tiểu đoàn quân y?

        — Cả tiểu đoàn quân y. Cả đại đội thông tin của sư đoàn, và tất cả hậu cần... Cho thêm nước nữa...

        Anh uống thêm vài ngụm và súc miệng. Bây giờ tôi mới nhận thấy rằng trong hai ngày qua I-go đã gầy đi biết bao. Má thóp lại. Đôi mắt đen sáng lên, tóc quăn lòa xòa trên trán.

        — Tóm lại, ở trung đoàn giờ đây chỉ còn chừng một trăm người thôi, không hơn đâu. Nói đúng hơn là khi tôi đi có một trăm. Đó là kể tất cả, cả thủ kho, cả anh nuôi nữa. Công binh của cậu đến nay còn nguyên vẹn. Hình như chỉ có một người bị thương thôi... Thuốc cậu cháy chứ?

        Anh châm thuốc, lấy mấy ngón tay giữ điếu thuốc của tôi. Anh hút vào thật sâu và thả ra một luồng khói to và mạnh.

        — Tóm lại, Mác-xi-mốp bảo đi tìm các cậu, rồi đến gặp anh ta.

        Si-ria-ép lấy bản đồ ra.

        — Gặp anh ta? Ở đâu?

        — Đã mất liên lạc với sư đoàn bộ rồi. — I-go lấy bót thuốc lá gãi đầu suy nghĩ. — Chính Mác-xi-mốp tự mình quyết định. Có lẽ sư đoàn bộ đứt liên lạc với chúng ta. Lần cuối cùng sư đoàn bộ đóng cách Bê-len-cai-a Mới chừng hai chục cây số. Nhưng chúng mình không đi tới Bê-len-cai-a Mới được.

        — Thế bây giờ bọn Đức ở đâu?

        — Bọn Đức? Chúng đang đánh chén cách đây chừng mươi, mười hai cây số. Và uống rượu vang...

        — Chúng có nhiều không?

        — Đầy đủ lắm! Tính ra chừng bốn chục xe ô-tô. Toàn là loại năm tấn và sáu bánh. Cứ tính mỗi xe mười sáu thằng, vị chi sáu trăm năm mươi thằng.

        — Chúng tiến đi đâu?

        — Chúng chằng báo cáo cho tớ. Từ đấy có hai đường. Một đi đến đây, còn đường kia — hình như là đường đá loại tốt — đi về phía nam...

        — Mác-xi-mốp ra lệnh đi đâu?

        — Mác-xi-mốp à? — I~go lấy ngón tay chỉ trên bản đồ. —  Đền Căn-tê-mi-rốp-ca. Nói đúng hơn, đến làng Ấp Nhỏ. Nếu đến đấy mà không gặp thì cứ đi đúng hướng nam đến Ban-xcơ Cũ.

        Chúng tôi tập hợp các chiến sĩ.

        Từ đường lớn chúng tôi rẽ ngoặt và đi trên đường làng. Khắp nơi chung quanh, là những khóm lúa mì cao cong xuống vì những hạt trĩu nặng. Các chiến sĩ bứt bông lúa, lấy bàn tay vò và nhai những hạt lúa chín vàng. Chim sơn ca bay cao vút trên trời và hót vang. Chúng tôi đi chỉ mặc áo mai-ô, vì mặc va-rơi nóng quá.

        Té ra mọi việc đã xảy ra rất đột ngột. Quân ta đi đến một làng nào đấy và bố trí ở lại đấy. I-go ở với tiểu đoàn ba. Tiều đoàn hai ở đâu đấy phía trước, chừng năm cây số. Quân ta bắt đầu nấu ăn. Những chiến sĩ bị thương đi qua, nói rằng bọn Đức ở xa chừng bốn mươi cây số, hình như bị quân ta chặn lại.

        Và bỗng nhiên từ đó, từ làng mà tiểu đoàn hai đóng, các xe tăng xuất hiện. Mươi, mười hai chiếc. Không ai hiểu gì cả. Bắn nhau, chạy tứ tung. Chẳng biết bọn xạ thù tiểu liên Đức từ đâu hiện ra. Trong khi bắn nhau, thiếu úy và chính ủy bị hy sinh. Quân ta phá hùy ba xe tăng. Bọn xạ thù tiểu liên bị đuổi ra khỏi làng. Quân ta thiết lập tuyến phòng ngự vòng tròn. Ngay lúc đó, Mác-xi-mốp phái I-go đi tìm chúng tôi. Khi anh vừa ra khỏi làng thì bọn Đức xông vào tấn công: khoảng hai mươi xe tăng và bọn bộ binh đi xe mô-tô, chừng năm mươi chiếc. Chúng bắn I-go trên đường và làm bị thương con ngựa. Còn vì sao có vết sây sát ở má, thì chính anh cũng không biết, lúc đó anh không cảm thấy gì cả?

        Chúng tôi đi qua hào chống tăng. Hào chạy suốt cánh đồng theo hình chữ chi lớn, chạy khuất ở đâu đấy mãi tận chân trời. Đất còn tươi màu, rõ là người ta mới làm. Các hào đều sạch sẽ, cấn thận, vạch theo đúng quy cách và chu đáo ngụy trang bằng cỏ. Cỏ còn xanh chưa kịp khô.

        Tất cả những cái đó còn lại đằng sau — đồ sộ, không cần thiết và chằng ai đùng làm gì cả.

        Chúng tôi cứ đi như thế suốt ngày. Thỉnh thoảng ngồi nghỉ ở đâu đấy dưới bóng cây sồi. Sau đó lại đứng dậy và bước đi trên con đường khô, màu xám. Không khí rung rung vì nóng quá. Bụi nhiều lắm. Hễ lấy tay sờ lên trán là bàn tay đen ngòm. Thân mình ngứa ngáy vì mồ hôi. Áo va-rơi của các chiến sĩ ướt sũng, xà cạp cũng thế. Thậm chí thuốc cũng chẳng muốn hút nữa. Những con châu chấu rè rè kêu inh ỏi.

        Ớ trong một làng nào đấy, các bà bảo rằng một giờ trước, bọn Đức đã đi qua. Chừng hai mươi xe ô-tô. Còn chiều tối thì bọn đi xe mô-tô nhiều vô kề. Và tất cả đều đi về phía sau rừng. Tình hình trở nên phức tạp. Đành phải đề các xe tải lại. Chúng tôi tháo súng máy ra khỏi xe, còn đạn thì chia tay cho các chiến sĩ. Một phần lương thực cũng phải đề lại, chẳng làm thế nào khác được.

        Ban đêm trời mưa. Mưa nhò, khó chịu.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Bảy, 2019, 11:31:14 AM

     

6

        Sáng tinh mơ, chúng tôi gặp túp nhà kho bị phá hoại dở dang; túp nhà bằng đá xây, không có mái, chỉ còn chơ vơ những kèo nhà. Có lẽ trước đây, chỗ này là trại chăn nuôi gà vịt: chung quanh đầy dẫy phân gà. Buổi sáng, trời u ám và ẩm ướt. Chúng tôi bị lạnh, môi thâm tím, còn trong ủng thì nước óc ách. Nhưng không thể nhóm lửa được, vì từ xa đã có thể trông thấy túp nhà này.

        Tôi chưa kịp ngủ dưới chiếc áo mưa vải bạt mà Va-lê-ga đã căng ra cho tôi, thì có người nào đó lầy mũi ủng thúc vào chân tôi.

        — Này, kỹ sư, dậy mà phòng ngự đi... Bọn Đức.

        Từ dưới chiếc áo mưa chỉ trông rõ đôi ủng của Si-ria-ép có những đường nhăn xếp lại và hung hung đồ vì bùn lấm. Mưa phùn lâm thâm rơi. Qua những chiếc kèo nhà trông rõ bầu trời xám xịt, thê lương.

        — Bọn Đức nào?

        — Nhìn xem thì thầy.

        Si-ria-ép chìa ống nhòm. Cách xa chừng một cây số rưỡi, một đoàn người nào đấy chuyển động song song với túp nhà của chúng tôi. Chúng không đông, chỉ chừng hai mươi tên. Không có súng máy. Chắc là bọn trinh sát.

        Si-ria-ép quấn mình trong chiếc áo mưa vải bạt.

        — Chúng đi đến đây làm quái gì thế này? Đường của chúng thiếu hay sao, hở? Nhất định là chúng sẽ xông đến đây, đến túp nhà kho...

        I-go đi đến.

        — Chúng ta sẽ phòng ngự đến cùng, hả? Đồng chí tiểu đoàn trưởng?

        Có lẽ là anh ta cũng đã ngủ một bên má đỏ ửng và có những vết lằn. Si-ria-ép không ngoái lại, vẫn nhìn trong ống nhòm.

        — Rồi... Đã lo liệu rồi, khi cậu đang say giấc nồng cơ. Người đã bố trí xong, súng máy đã đặt xong. Chính thế... Chúng dừng lại.

        Tôi lấy ống nhòm và nhìn. Bọn Đức đang hội ý bàn cái gì đấy, mặt kính ống nhòm bị mưa ướt nên nom không rõ. Phải lau luôn. Chúng đi rẽ về phía chúng tôi. Từng thằng một lần lượt theo nhau đi xuống khe hẻm nhỏ. Có thể là chúng định đi theo khe hẻm. Trong chốc lát không thấy mống nào cả, nhưng rồi các hình thù lại hiện ra. Bây giờ gần hơn. Từ mương xói chúng đi ra và đi ngay ở trên cánh đồng.

        — Khi tôi chưa nói thì chớ khai hỏa vội, — Si-ria-ép nói khẽ. — Hai khẩu súng máy tôi đặt ở túp nhà bên cạnh, từ đó bắn cũng tốt...

        Các chiến sĩ nằm dọc theo tường túp nhà kho cạnh các cửa và cửa sổ. Có một người nào đấy không có va-rơi, chỉ mặc áo mai-ô và choàng chiếc áo mưa, lù lù lòi lên trên kèo nhà.

        Dãy lính địch đi thẳng về phía chúng tôi. Không cần ống nhòm đã có thề phân biệt từng thằng một được rồi. Cả bọn đều khoác súng tiểu liên trên vai: bọn Đức hoàn toàn không nghi ngờ gì cả. Đẳng trước là một tên gầy, cao lêu nghêu và đeo kính, chắc là tên chỉ huy. Nó không mang tiểu liên, mà đeo súng lục ở bên hông trái; bọn Đức bao giờ cũng đeo súng lục bên hông trái cả. Tên chỉ huy đi hơi khập khiễng, rõ ràng là nó mệt. Bên cạnh là một tên nhỏ bé đeo cái ba-lô to sạu lưng. Đút tay vào quai ba-lô, nó hút trong tẩu thuốc ngắn và theo nhịp đi nó gật gà gật gù cái đầu, giống như chim mổ. Có hai tên đi chậm lại phía sau. Chúng cúi xuống, nhìn cái gì đấy.

        I-go huých vào sườn tôi.

        — Xem kìa... thấy không?

        Ở. chỗ toán lính Đức đầu tiên đã hiện ra, có cái gì đấy đang di động. Bây giờ khó phân biệt là cái gì, vì mưa làm trở ngại.

        Và bỗng nghe tiếng hô cạnh tai:

        — Bắn!

        Tên đeo kính đi trước ngã phịch xuống đất. Tên đi theo cũng thế. Và thêm một vài tên nữa. Bọn còn lại chạy, ngã, vấp, lại lồm cồm bò dậy, xô lấn lẫn nhau.

        — Thôi!

        Si-ria-ép đặt súng máy xuống; những quy-lát kêu răng rắc. Một tên Đức cố bò đi. Quân ta đã diệt nó. Nó đang bò chống cả hai chân hai tay, bỗng cứng đờ ra trong tư thế đó, rồi từ từ ngã xuống và nằm nghiêng. Không còn nghe và thầy gì nữa. Vài phút kéo dài như thế.

        Si-ria-ép chữa lại chiếc mũ ca-lô bị lệch ra sau gáy.

        — Có thuốc cho hút với nào.

        I-go tìm thuốc lá trong túi.

        — Bây giờ chúng lại bò đến.

        Anh rút cái hộp tròn màu hung hung đựng thuốc lá. Bọn Đức thường đựng bơ và mứt trong những cái hộp như thè. — Chằng sao, còn kịp hút. Có điếu thuốc thì dù sao cũng xôm trò hơn. — Si-ria-ép vấn một điếu thuốc to bằng ngón tay. — Chằng biết chúng có súng cối không nhỉ? Nểu có thì...

        Một viên đạn súng cối nổ ầm cách túp nhà hai bước, ngắt lời của anh ta. Một viên thứ hai nổ ở đâu đầy sau bức tường, viên thứ ba nồ ngay trong túp nhà.

        Bắn như thế chừng năm phút. Si-ria-ép ngồi xổm, tựa lưng vào vách. Tôi không thấy I-go. Đạn súng cối cứ từng loạt năm, sáu viên bay tới. Rồi ngừng trong vài giây, và lại năm, sáu viên khác. Có người nào đấy ở bên cạnh rên lên giọng cao, hầu như giọng đàn bà. Rồi bỗng yên lặng ngay.

        Tôi chống tay, hơi nhổm dậy và nhìn qua cửa sổ. Bọn Đức chạy trên cánh đồng thằng đến chỗ chúng tôi.

        — Hẵy nghe lệnh tôi!..

        Si-ria-ép đứng lên và chỉ một phóc đã đến bên súng máy.

        Ba loạt súng ngắn vang lên. Rồi một loạt dài hơn.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Bảy, 2019, 11:58:44 PM

        Bọn Đức biến mất trong mương xói. Chúng tôi đưa các chiến sĩ ra khỏi túp nhà kho, họ đào hầm cố thù ở phía sau bức tường. Trong túp nhà, chúng tôi chỉ để lại hai khẩu súng máy: bây giờ chừng đó cũng đù rồi. Chúng tôi đã có bốn người bị thương và sáu bị hy sinh.

        Chúng lại bắn. Dưới sự yểm hộ của súng cối, bọn Đức bò ra khỏi mương xói. Chúng kịp chạy được chừng hai mươi thước, chứ không hơn. Địa điểm ở đây phẳng lỳ, nên chằng nấp vào đâu được. Chúng chạy từng thằng một vào mương xói. Còn phẩn lớn cứ ở tại chỗ. Những thân hình bọn lính lù lù như những mô màu xanh trên mặt đất sét mọc đầy cò dại.

        Sau lần thứ ba thì bọn Đức ngừng tấn công. Si-ria-ép lấy tay áo lau trán ướt đẵm nước mưa và mồ hôi.

        — Bây giờ chúng sẽ bao vây đấy... Bọn chúng thì tôi biết rồi. Xa-vra-xốp trèo qua cửa sổ. Mặt anh ta tái nhợt. Thậm chí tôi cảm thấy hình như đầu gối anh run.

        — Ờ túp nhà kia bị chết gần hết... — anh khó nhọc thở dốc lấy hơi, — Mảnh đạn làm hỏng súng máy rồi... Theo tôi... — anh bối rối đưa mắt nhìn từ tiểu đoàn trưởng đển tôi và lại nhìn tiểu đoàn trưởng.

        — «Theo tôi» thì sao? — Si-ria-ép hỏi một cách gay gắt

        — Phải... giải quyèt... như thế nào cơ...

        — Giải quyết! Giải quyết! Không có cậu tôi cũng biết giải quyết cái gì rồi... Có bao nhiêu người bị loại ra khỏi vòng chiến?

        — Tôi còn.., chưa... chưa tính.

        — Chưa tính...

        Si-ria-ép, đi đến bức tường phía sau của túp nhà kho. Qua cửa sổ bị phá hủy trông rõ cánh đồng bằng phẳng, đơn điệu, không một bụi cây con.

        — Sao? Sẽ chuyển quân chứ? Ớ đây chúng chẳng cho sống đâu...

        Anh quay lại. Mặt anh hơi tái đi so với mọi khi.

        — Mấy giờ rồi? Đồng hồ của tôi chết rồi.

        I-go xem đồng hồ.

        — Mười một giờ hai mươi.

        — Nều thế thì... — Si-ria-ép cắn môi. — Đành phải hy sinh một mình súng máy thôi vậy. Phải yểm hộ cho chúng tôi.

        Té ra, trong số xạ thù súng máy chỉ còn lại một mình Phi-la- tổp. Cru-gơ-li-cốp bị giết, Xê-vát-chia-nốp bị thương. Si-ria-ép đưa mắt nhìn túp nhà.

        — Còn Xê-đức. Xê-đức đâu?

        — Kìa, cậu ấy ngồi trên kèo nhà.

        — Nào, đến đây!

        Cậu thanh niên mặc mai-ô, khéo léo đu người và nhẹ nhàng phóc xuống đất.

        — Cậu có biết dùng súng máy không, hở?

        — Biết, — cậu ta đáp khẽ, hầu như chỉ mấp máy đôi môi.

        Cậu nhìn thằng vào mặt Si-ria-ép không chớp mắt.

        Mặt cậu còn non nớt, toàn một màu hồng, có những sợi lông măng vàng trên đôi má. Và mắt thì hoàn toàn trẻ con: màu xanh lam, vui vẻ, hơi xếch và có những hàng lông mi dài như của con gái. Với bộ mặt đó thì còn đuổi theo chim bồ câu và đánh lộn với trẻ con láng giềng. Và hoàn toàn không hợp với bộ mặt đó — như nhầm lẫn của ai — là cái cổ vững chắc, đôi vai rộng, những bắp thịt căng, rung rung vì mỗi cử động. Cậu không mặc áo va-rơi. Áo mai-ô cũ rích, bạc màu sột soạt dưới sức ép của những thớ thịt trẻ trung.

        — Áo va-rơi đâu? — Si-ria-ẻp nhịn cười, nhưng cố hỏi một cách nghiêm khắc theo giọng tiểu đoàn trưởng.

        — Báo cáo đồng chí tiểu đoàn trưởng, tôi đang giết rận... Và lúc đó thì... bọn Đức kia... Kìa áo va-rơi, sau khẩu súng máy...

        — Và cậu bối rối mân mê cục chai trên bàn tay thô vằ rộng.

        — Thôi được, thế của Đức có biết không?

        — Cái gì? Súng máy à?

        — Tất nhiên, súng máy. Bây giờ chúng ta đang nói về súng máy.

        — Của Đức thì biết kém hơn... nhưng tôi nghĩ là bằng cách nào đấy... — và cậu dừng lại.

        — Không sao, tôi biết, — I-go nói. — Dù sao cũng phải có người nào đấy trong cán bộ chỉ huy ở lại.

        Anh đứng xỏ tay vào túi và hơi lắc lư bên này sang bên kia.

        — Còn tôi định để Xa-vra-xốp lại. Nhưng cũng được thôi...

        — Si-ria-ép không nói hết và quay về phía Xê-đức: — Rõ chứ, ông mãnh? Cậu ở lại đây với thượng úy. La-da-ren-cô cũng ở lại, các cậu đều là những chiến sĩ cừ khôi, có thề tin cậy được. Cậu thầy đấy, chỉ còn một mình Phi-la-tốp thôi. Các cậu sẽ yểm hộ. Hiểu chứ?

        — Hiểu ạ, — Xê-đức đáp khẽ.

        — Hiểu gì?

        — Tôi ỏ1 lại với thượng úy để yểm hộ.

        — Thế thì về chỗ. — Si-ria-ép cài cồ áo va-rơi: trời trở lạnh.

        — Cậu ngồi ở khấu đó, nhưng chuyển nó đi. Đây, ở chỗ khẩu đại liên «mác-xim», tốt hơn. Xa-vra-xốp, chuẩn bị người đi.

        Xa-vra-xốp bước đi. Tôi không thể rời mắt khỏi đầu gối của anh luôn luôn run run nhè nhẹ, nhìn thấy khó chịu.

        — Đừng ở lâu, — Si-ria-ép nói với I-go. — Một giờ, chứ không hơn. Và đi tìm chúng tôi. Đúng phía đông. Đến Căn-tê- mi-rốp-ca.

        I-go yên lặng gật đầu và đứng lắc lư người.

        — Súng máy thì vứt đi. Quy-lát thì quẳng thôi. Băng đạn nếu còn thì mang theo.

        Năm phút sau túp nhà kho trở nên trống trải. Tôi với Va-lê-ga cũng ở lại. Si-ria-ép cùng với mười bốn người nữa rút đi. Trong số đó, có bốn người bị thương, một bị thương nặng. Các chiến sĩ khiêng anh ta trong chiếc áo mưa vải bạt.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Bảy, 2019, 11:59:02 PM

        Mưa tạnh. Bọn Đức lặng yên. Phân gà bị thấm nước, hôi nồng nặc. Chúng tôi nằm với I-go gần khấu súng máy bên trái. Va-lê-ga phì phèo hút tẩu thuốc lá. Xê-đức đặt súng máy xong và nhìn qua cửa sổ. Sau đó, Va-lê-ga đưa bánh mì khô và bình- toong rượu đến. Chúng tôi lần lượt uống ở ca nhôm. Mưa lại bắt đầu rơi.

        — Đổng chí trung úy, có thật là thằng Hít-le chột không, hả? — Xê-đức hỏi và đưa cặp mắt trẻ con sáng sùa nhìn tôi.

        — Mình không biết, Xê-đức ạ, theo mình nó có đủ hai mắt..

        — Thế mà xạ thủ súng máy Phi-la-tốp bảo là nó không có một mắt. Và thậm chí nó không thể có con được...

        Tôi mỉm cười. Rõ là Xê-đức rất muốn sự thực đúng như vậy. La-da-ren-cô nháy một mắt có vẻ đàn anh.

        — Trong chiến tranh trước, hơi độc làm hỏng mắt nó. Thực ra nó không phải người Đức, mà là người Áo. Và họ của nó không phải là Hít-le, mà rất gãy gọn, bắt đầu bằng chữ «s». Có phải không, đồng chí trung úy?

        — Đúng, Si-clơ-gơ-ru-be là họ của nó. Nó người ở Ti-rôn...

        — Người ở Ti-rôn... — Xê-đức trầm ngâm nhắc lại và mặc áo Nva-rơi, — Thế người Đức có yêu nó không?

        Tôi kể chuyện Hít-le lên cầm quyền như thế nào và vì sao. Xê-đức chăm chú nghe, mồm hơi há ra và mắt không nhấp nháy. La-da-ren-cô nghe với vẻ mặt một người từ lâu đã biết rõ mọi điều rồi. Còn Va-lê-ga thì hút thuốc.

        — Có thật là Hít-le chỉ là cai không, hả? Chính trị viên nói với chúng tôi thế.

        — Thật.

        — Sao lại thế được?.. Người có địa vị cao nhất, mà chỉ là cai thôi.

        Cậu lúng túng và mân mê cục chai. Tôi thích khi nào cậu lúng túng như thế.

        — Này Xê-đức, cậu chiến đấu đã lâu chưa?

        — Lâu ạ... Từ năm bốn mốt cơ... từ tháng chín.

        — Thế cậu bao nhiêu tuổi?

        Cậu cau mặt suy nghĩ.

        — Tôi? Mười chín thì phải. Tôi sinh năm hăm ba.

        Thì ra cậu đã bị thương ở bả vai vì mảnh đạn, khi còn ở gần Xmô-len-xcơ. Ba tháng nằm bệnh viện, rồi được phái đi mặt trận Tây-Nam. Ở đây, ở trung đoàn chúng tôi, cậu đã được quân hàm trung sĩ.

        — Thề nào, chiến đầu có thích không, hơ?

        Cậu bối rối mỉm cười và nhún vai:

        — Đến bây giờ thì chẳng sao... Chỉ có chạy dài là không thích thôi.

        Cả Va-lê-ga cũng cười.

        — Thế về nhà có muốn không? Có nhớ nhà không?

        — Sao? Muốn... Nhưng không phải bây giờ.

        — Thế thì khi nào?

        — Về như thế này thì làm gì? Phải có khối con trên quân hiệu như của đồng chí, về mới thích chứ.

        Va-lê-ga bỗng hơi nhổm dậy và nhìn qua cửa sồ.

        — Cái gì thế kia?

        — Theo tôi, bọn Đức... Kia kia, sau mộ đất.

        Phía trái của chúng tôi, bọn Đức đang, di động, đi vòng. Từng tên một chạy từng đoạn. I-go cúi xuống khấu súng máy. Một loạt đạn ngắn vang lên. Lưng và khuỳu tay của anh rung lên. Bọn Đức ẩn nấp.

        — Bây giờ chúng sẽ nã súng cối đây, — La-da-ren-cô nói khẽ và bò đến khấu súng máy của mình.

        Chừng hai phút sau, chúng bắt đầu bắn. Đạn súng cối rơi quanh túp nhà kho, nhưng không trúng trong nhà. Bọn Đức lại cố chạy lên. Trông rõ chúng đứng lên, chạy mấy bước và nằm xuống, rồi lại chạy lui. Súng máy chỉ bốc lên một dải bụi nhỏ, và bọn Đức không đi quá dải bụi đó. Cứ như thế lặp đi lặp lại ba bốn lần.

        Băng đạn sắp hết. Chúng tôi bắn những viên đạn cuối cùng và lần lượt bò qua cửa sồ sau: Xê-đức, I-go, Va-lê-ga, rồi đến tôi, và sau tôi là La-da-ren-cô.

        Khi tôi bò khỏi cửa sổ thì một viên đạn súng cối bùng nổ bên cạnh. Tôi áp người sát đất. Có cái gì đấy nặng nề ở phía sau ngã phịch trên người tôi và chậm chạp bò ra một bên. La-da-ren-cô bị thương ở bụng. Tôi thấy mặt anh bỗng nhiên tái nhợt như gà cắt tiết và răng nghiến chặt.

        — Hình như, đi đời rồi... — Anh cố nhoẻn miệng cười. Từ dưới áo cánh có cái gì đấy đỏ rực trào ra. Anh lấy tay đè chặt vào đấy. Trên trán lấm tấm những giọt mồ hôi to.

—   Tôi... đồng chí trung... — Anh không nói được nữa, mà phều phào. Một chân co lại, và anh không thể duỗi thằng ra. Ngửa đầu, anh thở gấp gấp. Đôi tay vẫn giữ chặt bụng. Môi trên hơi run. Anh muốn nói cái gì đấy nữa, nhưng không thể hiểu gì được cả. Anh ưỡn mình ra, muốn nhổm dậy và lập tức mềm nhũn. Môi ngừng run.

        Chúng tôi móc túi của anh lấy ra con dao nhíp, tờ báo xếp lại để làm giầy vấn thuốc, cái ví đã mòn quấn một sợi cao su đỏ. Trong áo va-rơi có thẻ đoàn viên thanh niên cộng sản và một bức thư hình tam giác với những chữ ngoằn ngoèo.

        Chúng tôi đặt La-da-ren-cô vào chiến hào, phù lên trên một chiếc áo mưa vải bạt và lấy tay lấp đất. Anh nằm, đầu gối co lại, dường như đang ngủ. Các chiến sĩ bao giờ cũng ngủ như thế trong chiến hào.

        Sau đó, từng người một chúng tôi chạy đến mô đất nhỏ. Từ mô đó chạy đến mô khác to hơn một chút. Bọn Đức vẫn tiếp tục bắn túp nhà kho. Những kèo nhà còn trông rõ một lúc, rồi khuất hẳn. 

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Bảy, 2019, 10:30:22 PM

7

        Đến đêm chúng tôi gặp được người của chúng tôi. Chung quanh tối đen như mực. Mưa. Bùn. Có những chiếc xe ô-tô và những xe tải gì đấy. Giọng nói khản đặc, rè rè nồi bật lên trong tiếng ồn ào chung đủ giọng.

        — N-nô, đồ dịch hạch! N-nô, n-nô... Đồ quỷ sứ! Nô... Đồ dịch hạch,..

        Và những tiềng «đồ dịch hạch», «đồ quỷ sứ» đó, đơn điệu, tẻ nhạt, cách quãng đề lấy hơi vào ngực, giờ đây hay hơn bất cứ thứ âm nhạc nào. Của quân ta!

        Đến một cái cầu. Một chiếc xe ngựa tải to che vải bạt bị tụt một bánh qua lớp gỗ cầu. Hai con ngựa đáng thương, xương bọc da, hông đẫm máu, cổ vươn dài ra, trượt móng trên ván ướt. Đằng sau là xe ô-tô. Trong ánh đèn pha bật sáng, trông rõ những thân hình ướt đẫm. Một người to lớn như ông hộ pháp, mặc áo bông, quất ngựa vào mắt, vào môi.

        — Đồ dịch hạch, đổ quỷ sứ... N-nô. Quỷ tha ma bắt mày đi!

        Có người nào đấy lúi húi cạnh bánh xe, vừa quát tháo, vừa rán sức ư ử.

        — Cậu đừng cầm ở cái ấy... Cầm ở đây này... thế này...

        — Thế này, quái gì được... Cậu không thấy nó mục rồi à.

        — Thế cậu cầm ở trục.

        — Ở trục... Xem kìa, bao nhiêu hòm chất đấy!.. Mà bảo là cầm ở trục...

        Có người nào đấy đội mũ trùm đẩu, vịn vào vai tôi.

        — Vứt mẹ nó đi thôi!

        — Vứt à? Liệu hồn đấy, — người to lớn quay lại và nói.

        — Thì tớ sẽ vứt đấy... Chẳng lẽ vì mày mà xe ô-tô phải đứng lại, hả?

        — Đứng cũng không sao.

        — Xê-ri-ô-ga, quay máy ô-tô đi. — Người đội mũ trùm vẫy tay.

        Người to lớn khỏe mạnh kia tóm vào vai anh ta. Tử trong chiếc xe ngựa chui ra thêm ba người nữa. Thế là những tiếng chửi rùa nặng nề, đơn điệu vang lên. Chẳng còn phân biệt được cái gì nữa. Những người tài xế đi đến, và thêm vài người khác nữa. Thấp thoáng trong ánh đèn pha, những cái lưng ướt đẫm, những bộ mặt bẩn thỉu, mệt mồi, những chiếc mũ ca-lô trật ra sau gáy. Tôi nhận ra người đội mũ trùm là Cô-pưa-cô, trưởng ban quân khí của chúng tôi. Mũ trùm luôn luôn tụt xuống mắt và rất làm phiền. Cô-pưa-cô không nhận ra tôi.

        — Anh cần gì thế, hở?

        — Không nhận ra à? Kéc-gien-xép, kỹ sư, đây.

        — Thè cơ à! Ở đâu đèn?.. Một mình thôi à?

        Và không đợi trả lời, anh lại chửi mắng người to lớn kia. Mọi người nhảy xô vào cỗ xe ngựa, và vừa hò hét, vừa quát mắng, họ kéo cái bánh xe tụt lên. Va-lê-ga và Xê-đức cũng tích cực tham gia.

        — Ngồi lên xe đi, — Cô-pưa-cô đi đển và nói, — tôi sẽ chở cho.

        — Thế cậu đi đâu đấy?

        — Sao lại đi đâu?

        — Chở đi đâu? Mình cần đi Căn-tê-mi-rốp-ca. Ở đấy có những ấp gi đấy.

        — Chẳng lẽ lại đi xem bọn Đức à? — Cô-pưa-cô mệt mỏi mỉm cười. — Tớ vất vả lắm mới đưa xe từ đấy ra được.

        — Thề bây giờ đi đâu?

        — Cũng như mọi người. về miền nam. Min-lê-rô-vô, thì phải... Nào, lên xe thôi!

        — Mình không phải một mình. Chúng mình có bốn người cơ.

        Anh do dự một tí, rồi vẫy tay.

        — Thôi được. Ngồi lên đi. Cũng thế thôi, xăng không đủ. Ai đi với cậu đấy?

        — Xvi-đéc-xki và hai chiến sĩ liên lạc nữa.

        Các cậu leo vào hòm xe đi. Kìa, chiếc xe «pho» kia. Còn tớ với cậu ngồi ở ca-bin. Mẹ kiếp, chằng biết cái cầu kia có chịu nổi hay không...

        Nhưng cái cầu chịu nồi. Cầu kêu răng rắc, nhưng chịu nổi. Chiếc xe ô-tô rú ga, nặng nề đi qua.

        — Có gặp Si-ria-ép đến không? — tôi hỏi.

        — Không. Thế anh ta ở đâu?

        — Trước đây cùng với mình, còn bây giờ chẳng biết đâu.

        — Có nghe nói thiếu tá và chính ủy bị chết chưa?

        — Nghe nói rồi. Còn, Mác-xi-mốp thế nào?

        — Tớ không biết, tớ ở hậu cần.

        Cô-pưa-cô đột ngột hãm máy. Phía trước bị ùn lại.

        — Cứ như thế mãi... Đi ba bước, đứng một giờ... Và lại mưa nữa chứ.

        Tôi hỏi có ai ở trung đoàn nữa không.

        — Chẳng có ai cả. Chẳng biết cóc gì cả. Ở đây thì cả quân đoàn của ta, cả quân đoàn bạn. Sư đoàn bộ đi đâu đấy lên phía bắc, mà ở đấy thì bọn Đức. Chẳng có bản đồ, chằng có địa bàn...

        — Thế bọn Đức ở đâu?

        — Bố ai mà biết được chúng ở đâu... Hai giờ trước, chúng ở Căn-tê-mi-rốp-ca... Xăng sắp hết rồi. Mà lại bị cảm lạnh nữa. Có nghe giọng nói thế nào không, — anh ta đưa tay dụi mắt. — Hai đêm thức trắng... Tài xế và thợ quân khí lạc đâu mất, khi bị ném bom... Hai thùng dầu xăng bị đánh cắp. Tóm lại, chính cậu cũng hiểu đầy...

        Phía trước, chiếc xe ô-tô đứng lại đã chuyển bánh. Chúng tôi đi tiếp. Trong ca-bin ấm, ra-đi-a-tơ sưởi, tôi buồn ngủ và ngủ gật ngủ gà, chẳng ra thức, chằng ra ngủ. Qua các ổ gà tôi thức giấc. Rồi lại ngủ. Mơ thầy toàn những chuyện vớ vẩn.

        Đèn sáng thì xăng hết. Khó khăn lắm mới bò được đến làng.

        Chúng tôi vào một ngôi nhà nào đấy và nằm phịch xuống sàn, trên những vỏ hạt kêu lạo sạo.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Bảy, 2019, 10:30:42 PM

        Đến tối đường khô ráo hơn. Từng đám mây đen bay về phía đông. Thỉnh thoảng mặt trời ló ra một cách vội vã và uể oải. Đường chật ních xe cộ, nào là «pho», nào là «com-măng-ca», nào là «xtu-đê-béc-ke» đồ sộ có mui Thực ra, những xe này không nhiều lắm. Nhưng xe ngựa tải thì nhiều vô kề. Pháo binh của sư đoàn đang từ từ tiến. Trên các nòng súng dài đu đưa từng chùm ngỗng. Một con lợn con ở đâu đấy eng éc kêu dữ dội. Có những chiếc xe kéo, những chiếc xe tải tự đóng, những chiếc xe kéo pháo trống không. Nhiều người cưỡi ngựa. Có hai người cưỡi bò. Họ quần xà cạp trên sừng bò và cứ thế tiến lên.

        Và cùng với tiếng hò hét, kêu la, cùng với tiếng roi kêu đen đét, tất cả đều chuyển động lên phía trước, về phía đông nam, về phía xa kia, sau chân trời, đi qua cánh rừng, đi qua cối xay gió, đi qua cột tháp địa trắc ba chân trên cánh đổng. Chẳng khác nào một con sâu róm đồ sộ, sặc sỡ đang bò, lượn mình, dừng lại, rung lên và lại bò...

        Chúng tôi ngồi trên khúc gỗ cong queo bên đường và hút điếu thuốc cuối cùng. Va-lê-ga có một bao thuốc lá rời trong túi, thuốc lá chỉ có thế thôi, nhưng chúng tôi có những bốn người. Cô-pưa-cô thì cùng chiếc xe ô-tô biến đâu mất; chắc là anh đã kiếm được xăng ở đâu đấy và ra đi, không đợi chúng tôi. Thôi, mặc anh... Anh chở chúng tôi dù chỉ một đêm cũng đấ tốt rồi.

        Các cỗ xe tải rẽ đến gần giếng. Ớ đây, thôi thì mặc sức chen lấn, quát tháo ầm ĩ! Trong giếng hầu như không còn nước. Những con ngựa không thèm uổng thứ nước sền sệt, đục ngầu và xanh xanh. Nhưng mọi người vẫn cứ vung thùng, lao đến giếng và gào thét.

        — Hừ... — I-go nói và nhìn về một bên ở đâu đấy.

        — «Hừ» cái gì?

        — Làm gì tiếp đây?

        — Đi, chứ còn gì nữa.   

        — Đi đâu?

        Chính tôi cũng chẳng biết đi đâu, nhưng vẫn cứ đáp:

        — Tìm người của chúng ta.

        — Tìm ai, Si-ria-ép và Mác-xi-mốp à?

        — Tìm Si-ria-ép, Mác-xi-mốp, trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn...

        I-go không đáp gì, chỉ huýt gió. Anh gầy đi tợn trong mấy ngày qua: mũi bị tróc da, những chòm ria trước đây rất đỏm đang — thằng như thước kẻ — bây giò. quặp lại như của người Tác-ta. Bây giờ chẳng có gì giống với chàng trai duyên dáng trên tấm ảnh mà có một bận anh đã cho tôi xem. Áo sơ-mi lụa, cà- vát sọc thắt nút to, quần sác-li... Anh đã tốt nghiệp trường đại học mỹ thuật. Ngồi ở mép bàn, tay cầm tấm pa-lét, mồm ngậm điếu thuốc. Còn ở sau lưng có bức tranh lớn với những thân hình hoạt động đang phóng đi đâu đấy...

        Còn trên tấm ảnh khác, một cô gái dễ thương có cặp mắt hơi xếch, mặc áo len trắng. Phía sau tấm ảnh có ghi những dòng chữ cảm động bằng nét chữ còn non nớt.

        Không có gì hết cả... Cả trung đoàn cũng không, cả trung đội, cả Si-ria-ép, cả Mác-xi-mốp cũng không. Mà chỉ có gót chân bị trầy da, chiếc áo va-rơi có những vết trắng loang lồ bị ướt đẫm mồ hôi, khẩu súng lục «TT» ở bên hông và bọn Đức ở tận lòng sâu của đất nước Nga, đang ào ào xông đến sông Đông, và những chuỗi xe ô-tô dài dằng dặc và những ý nghĩ quay cuồng nặng nề.

        Cạnh giếng là một đám đông dày đặc và những tièng kêu la om sòm. Người ta điên cuồng lên vì khát. Những thùng tung lên không. Có tièng kêu và mọi người đổ xô đến. Đám đông mỗi lúc một tăng lên, tăng lên mãi, tràn ra đến đường.

        ...Giá I-go làm họa sĩ thi cũng không tồi. Tay anh vững vàng, đường nét mạnh bạo, anh vẽ đẹp. Có một bận anh vẽ tôi và Mác- xi-mốp trên cuốn sổ tay. Những bức vẽ đó tôi còn giữ trong xắc-cốt.

        Chúng tôi làm quen nhau bắt đầu từ việc mắng nhau. Ở Xê- ra-phi-mô-vích, khi còn đang ở thời kỳ tổ chức các đơn vị, tôi lấy vài chiến sĩ của anh ở trong hầm chống hơi độc và bắt đi đào chiến hào. Anh vội vã chạy đến, áo không cài cúc, mũ đội lệch và mặt đầy căm giận chính đáng. Anh chỉ vừa mới được thủ trưởng bộ phận hóa chất phái đến trung đoàn, nơi tôi đã làm kỹ sư hai tuần rồi. Vì thế lấy quyền «ma cũ» tôi chỉnh anh ta. Sau việc đó chừng mươi ngày, chúng tôi không hề nói chuyện với nhau.

        Sau đó, hình như khi ở ngoại vi Khác-cốp, hoàn toàn ngẫu nhiên tôi thấy cuốn an-bom có các bức vẽ trong xắc-cốt của anh. Và tình bạn bắt đầu từ đó.

        Một đoàn xe ô-tô dài dằng dặc chạy qua. Các xe đều kéo theo những cỗ đại bác nhỏ chống tăng nhún nhảy mỗi khi qua các ồ gà. Các xe đều có vẻ rất đàng hoàng và ở cánh cửa có kẻ những chữ số to và cần thận: D-3-54-27, D-3-54-26. Đó không phải là của đơn vị chúng tôi. Đơn vị chúng tôi là D-I. Các chiến sĩ bỏ thõng chân ra ngoài hòm xe và thò mặt rám nắng, râu ria xồm xoàm, nhìn ra bên ngoài.

        — Các cậu ơi, quân đoàn nào đấy?

        — Thế các cậu cần quân đoàn nào?

        — Ba mươi tám.

        — Ở đây không phải đâu. Đến phòng chỉ dẫn mà hỏi, — và họ cười.

        Còn xe ô-tô thì cứ đi, cái nọ nối đuôi cái kia, chiếc này nổi đuôi chiếc khác, vàng, xanh, nâu, sặc sỡ. Đối với chúng, không tận cùng, không bờ bền.

        — Thế nào, đi chứ?

        I-go đứng dậy và lấy gót giày dí mẩu thuốc lá xuống đất.

        — Thì đi.

        Và chúng tôi hòa mình vào dòng chung.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Bảy, 2019, 09:11:36 PM

8

        — Ê, các cậu, các ông mãnh!

        Từ trên chiếc xe ngựa tải đi qua, có người nào đấy vẫy tay. Hình như là Ca-lút-xki, phụ trách hậu cần của trung đoàn. Cậu ta ngồi trên xe và vẫy tay.

        — Nào, đến đây! Nào!

        Chúng tôi đến gần. Đúng là Ca-lút-xki. Mùi rượu trắng nồng nặc bốc ra ở người cậu, áo va-rơi không cài cúc, mặt mày nhẵn nhụi, láng bóng và cặp lông mày xén gọn.

        — Các tướng hãy vào đoàn của tớ. Tớ chở cho về nhà. Chẳng chờ được tàu điện đâu. — Cậu ta chìa tay cho chúng tôi để giúp leo vào. — Có muốn một tí tửu không? Tớ có thể đãi đấy.

        Chúng tôi từ chối, chẳng hiểu vì sao không muốn.

        — Không nên từ chối. Rượu trắng ngon đấy. Thức nhắm lại sịn. Khẩu phần bổ sung thêm chúng tớ chưa kịp phát. Bơ, bánh bích quy, cá hộp. — Cậu vui vẻ nháy mắt và thân mật vỗ vai. — Còn người của các cậu thì cho lên ngồi xe kia. Tớ đi cùng đoàn năm xe chở cả kho vật dụng đấy.

        — Thế các cậu đi đâu thê? — tôi hỏi.

        — Ngây thơ thế! Bây giờ ai mà hồi như thế? Chúng tớ cứ đi, và chỉ thế thôi. Còn cậu cần đi đâu?— Mình hỏi thật đấy.

        — Mà tớ cũng trả lời thật đấy. Bằng cách nào đấy chúng ta sẽ đến Xta-lin-gơ-rát thôi.

        — Đến Xta-lin-gơ-rát à?

        — Thì sao, cái đó không hợp ý cậu à? Muốn đi Ta-sken, hả? Hay là An-ma A-ta?

        Và cậu hô hố cười vang, làm lóe sáng những chiếc răng vàng, Cái cười của cậu giòn giã và đễ lôi cuốn, Toàn thân của cậu chắc nịch, béo quay,,,

        — Có gặp quân ta không? — I-go hỏi,

        — Không, Chỉ gặp chiến sĩ thôi, mà cũng ít, Nghe nói thiếu tá và chính ủy tử trận, Còn Mác-xi-mốp hình như bị vây, Tiếc thật, cậu ta thông minh lắm, Kỹ sư đấy chứ,,,

        — Thế các khối con ở quân hiệu của cậu đâu? — I-go ngẳt lời và đưa mắt chỉ trên cổ áo của cậu ta,

        — Rơi rồi, Có biết bây giờ người ta làm chúng thế nào không? — Ca-lút-xki nheo mắt, — Đeo vào và chỉ ba ngày sau là đi tong rồi, Làm ăn giả dối thế...

        — Và hình như đai da của cậu trước đây cũng có sao cơ mà,

        — Có, Đai tốt, có cả dây đeo kiếm nữa. Đành phải cho, Tay nhiếp ảnh của sư đoàn cứ nằng nặc xin cho kỳ được, Các cậu biết tay ấy chứ: khập khiễng, đi đâu cũng phải có ba-toong, Từ chối thì không tiện, Cử nằng nặc xin mãi, tớ phải cho, Hay là cứ rót mỗi người trăm gam nhỉ?

        Chúng tôi từ chối,

        — Tiếc thật, Rượu ngon, rượu Mát-xcơ-va đấy, — Và cậu ta uống ở bình-toong, nhắm bơ chẳng có bánh mì,

        — Thức nhắm tuyệt trần, Chằng bao giờ say, Nó phủ kín khắp thành dạ dày, Bác sĩ của chúng ta nói với tớ thế, Tay đó cũng thông minh lắm, Tốt nghiệp hai khoa. Ở Khác-cốp, Tớ thấy cả bằng tốt nghiệp cơ đấy,

        — Thế cậu có biết bác sĩ ở đâu không?

        — Không biết, Chắc là đi khỏi đây rồi, Chẳng phải là thằng ngốc, thì nơi nào không đáng chớ có thò cổ vào, — Ca-lút-xki lại nháy mắt,

        Và cậu còn nói lâu, thỉnh thoảng lại nốc rượu ở bình-toong và liếm những ngón tay ngắn dính bơ, Đôi lúc cậu ngừng kể và chửi nhau vóì những chiếc xe tải đi bên cạnh, với những chiếc ô-tô đứng lù lù cản đường đi, với những người cưỡi ngựa đánh rơi mất roi hoặc đi qua giếng mà quên dừng lại. Tất cả những việc đó chỉ là phụ, mặc dù cậu ta khá hăng và có tài trong việc chửi nhau.

        Còn nói chung quan điểm của cậu như thế này. Sự nghiệp có lẽ là đã gần hết rồi. Toàn bộ mặt trận rút lui, — cái đó thì cậu biết rất chính xác. Cậu đã nói chuyện với một thiếu tá, và thiếu tá này đã nghe một đại tá nói như thế. Bọn Đức muốn rằng đến tháng chín thì diệt xong quân ta. Điều đó thì buồn thật, nhưng điều đó hầu như đã là một sự thật rồi. Nếu ở ngoại vi Mát-xcơ- va quân ta chặn được bọn Đức, thì bây giờ chúng đã chuấn bị «tuyệt trần đời»... Chúng có không quân, mà ngày nay không quân là tất cả... Phải tỉnh táo nhìn thằng vào các sự kiện. Điểu chủ yếu là vượt qua sông Đông. Vi-ô-sen-xcai-a nghe nói bị chiếm rồi, — hôm qua có một trung úy từ đấy trở về. Chỉ còn lại Xim-li-an-xcai-a. Nghe nói chúng ném bom kinh khủng lắm. Cùng lắm thì có thể vứt các xe tải và vượt qua sông ở chỗ nào đầy, phía trên hay là phía dưới. Tiện thể nói thêm là, — nhưng cái này rất bí mật đấy — hôm qua cậu đã đổi được ba bộ áo quần thường dân ở trong làng, những áo cánh, quần dài và giày cao cồ. Hai bộ thì cậu có thề nhường cho chúng tôi — tôi và I-go. Ở đời này, biết đâu đấy, việc gì sẽ xảy ra. Mà phải bảo vệ mình chứ — chúng ta có thể còn có ích cho Tồ quốc cơ mà. Ngoài ra cậu còn có một dự định nữa...

        Nhưng cậu không kề được dự định của mình cho chúng tôi. I-go ngồi cạnh tôi, lặng thinh lấy dao nghi ngoáy gì ở đế giày, bỗng ngẩng đầu lên. Bộ mặt gầy nhom, đầy râu ria không cạo của anh trở nên đỏ gay dưới lớp da rám nắng và bám bụi. Mũ ca-lô trật ra sau gáy.

        — Ca-lút-xki, có biết bây giờ tao muốn cái gì nhất không nào?

        — Mì vằn thẳn với cơ-rem sữa chứ gì? — Ca-lút-xki cười nói.

        — Không, không phải mì vằn thắn... Mà muốn cho vào mõm mày một quả đấm cơ. Vung tay thế này này và nện một cú vào cái mặt thớt của mày. Bây giờ mày hiểu chứ?

        Trong giây lát Ca-lút-xki không biết phản ứng lại thế nào — nổi giận lên hay là chuyển thành một câu nói đùa; nhưng rồi cậu tự chủ được ngay, vỗ vào đầu gối I-go và hô hố cười như mọi khi.

        — Tất cả do thần kinh, do thần kinh cả thôi... Đấy, hậu quả các trận ném bom đấy...

        — Cút mẹ mày đi, với những trận ném bom và thần kinh của mày! — I-go gập con dao xếp lại kêu rắc và đút vào túi. — Thế mà cũng là cán bộ chỉ huy cơ đấy... Tất cả tình hình ấy làm cho tao xúc động, lo lẳng. Còn mày thì «chúng ta có thể còn có ích cho Tồ quốc cơ mà». Đồ cứt như mày thì cần cho Tổ quốc lắm đấy! Nói những điều như thế mà không biết xấu hổ với người đánh xe!

        Người đánh xe làm bộ không nghe. Ca-lút-xki nhảy xuống xe và chạy đến quát mắng với anh tài xế. May cho cậu, chiếc xe «đốt-giơ» to lớn ngăn đường chúng tôi.

        Tôi và I-go chuyển sang chiếc xe tải khác.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Bảy, 2019, 09:13:04 PM

9

        Dòng xe thưa hơn. Một phần vẫn rẽ về phía Vi-ô-sen-xcai-a, một phần về phía Ca-lát đi qua Mô-rô-dốp-xcai-a, số còn lại — và là phần lớn — chạy về Xim-li-an-xcai-a.

        Thảo nguyên trơ trụi, phẳng lỳ, với những gò đồi. Những mương xói khô cằn. Những tiếng châu chấu kêu rè rè đơn điệu như tiếng reo của những sợi dây điện. Những con thỏ rừng nhảy ra ngay dưới chân. Người ta dùng tiểu liên, súng lục bắn chúng, nhưng khi nào cũng trượt cả. Mùi ngải cứu, bụi, phân và nước đái ngựa bốc lên.

        Chúng tôi đi. Ngày và đêm chúng tôi đi xe, chỉ dừng lại để cho ngựa ăn uống hoặc nấu ăn. Không thấy bọn Đức. Chỉ có vài lần «cái khung1». bay qua, vứt truyền đơn. Một lần xe của chúng tôi gãy bánh và phải chữa nó mất nửa ngày. Chúng tôi đổi con ngựa cái mù màu xám, lấy con ngựa tía đực. Nó làm tình làm tội chúng tôi lắm, nó đá, hí lên và không muốn chở.. Và chúng tôi phải đồi nó lấy một con ngựa già có môi ướt xệ xuống, nhưng hiền lành và cố gắng.

        Tâm trạng nặng nề. Giá kiếm được ở đâu đấy bản thông cáo và biết được tình hình các mặt trận khác dù sao vẫn tốt hơn ở chỗ chúng tôi. Giá bọn Đức xuất hiện ở đâu đấy. Chứ đằng này thì chẳng có bọn Đức, chẳng có chiến tranh, mà chỉ có một thứ buồn tẻ chán ngắt.

        Có một thiếu tá thông tin nào đấy (chúng tôi kéo giúp chiếc xe «vi-lít» của ông ta ra khỏi rãnh) nói rằng bây giờ đang đánh nhau ở đâu đấy giữa thành phố Vô-rô-si-lốp-gơ-rát và Min-lê- rô-vô và chữ «đánh nhau» ấy đã an ủi chúng tôi được trong chốc lát: như thế là quân ta đang chiến đấu.

        — Và nói chung, các anh nên đến Xta-lin-gơ-rát, nếu không tìm được quân đoàn của mình. Ở đấy, đang thành lập những đơn vị mới. Thế thì các anh sẽ chóng ra trận hơn... — Và đóng ập cửa, ông biến mất trong đám bụi dày đặc.

        Chúng tôi vừa quát mắng, vừa leo lên các cỗ xe tải của mình, hình như những cỗ xe đáng ghét vô cùng!

        Lại thảo nguyên, bụi bặm và bầu trời nóng bỏng, không màu sắc.

        Các bà hỏi bọn Đức ở đâu và chúng tôi đi đâu. Chúng tôi lặng thinh uống sữa lạnh để dưới hầm nhà và khoa tay về phía đông.

        Đằng kia... Quá sông Đông...

        Tôi không thể nhìn những bộ mặt ấy, những con mắt bổi rối muốn hòi ấy. Tôi sẽ trả lời cho họ cái gì được? Trên cổ áo của tôi có hai khối con, bên hông đeo súng lục. Thế thì tại sao tôi không có mặt ở đằng kia, tại sao tôi ở đây, tại sao tôi ngồi lắc lư trên chiếc xe tải kêu ken két này và để đáp lại mọi câu hỏi tôi chỉ khoa tay mà thôi? Trung đội của tôi đâu? Trung đoàn của tôi đâu? Sư đoàn của tôi đâu? Mà chính tôi là cán bộ chỉ huy...

        Tôi sẽ trả lời về điều đó thế nào? Rằng chiến tranh là chiến tranh, rằng chiến tranh chỉ dựa vào sự bất ngờ và mưu trí, rằng hiện nay bọn Đức có nhiều tàu bay và xe tăng hơn chúng ta, rằng chúng vội vã cố chấm dứt chiến tranh trước mùa đông và vì thế ào ạt xông tới như bầy quỷ sứ. Còn chúng tôi dù phải rút lui, nhưng rút lui — chưa phải là thất bại, — hồi năm bốn mươi mốt chúng tôi cũng đã rút lui và sau đó đã đuổi bọn Đức khỏi Mát-xcơ-va ... Vâng, vâng, tất cả những cái đó đểu có thể hiểu được, nhưng giờ đây, giờ đây thì dù sao chúng tôi cũng đang đi về phía đông, không phải về phía tây, mà về phía đông... Và tôi không trả lời gì được, mà chỉ khoa tay về phía đông và nói: «Tạm biệt, mẹ ạ, chúng ta sẽ còn gặp nhau, thật đấy, sẽ gặp nhau...» Và tôi tin điều đó. Bây giờ điều duy nhất chúng tôi có, chính là lòng tin.

----------------
        1. Các chiến sĩ gọi chiếc may bay trinh sát «phốc-ke-vun-phơ» của Đức là «cái khung». — ND.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Bảy, 2019, 09:04:03 PM

         

***

        Chúng tôi đi qua thị trấn Mô-rô-dốp-xcai-a đầy bụi, chật ních những đoàn xe, với những đống đồ nát còn bốc khói của nhà ga và những đoàn toa tàu đứng dài dằng dặc.

        Rồi đến sông Đông. Dòng sông bẻ nhỏ, màu vàng, khuất giữa những bánh xe, những ra-đi-a-tơ, những hòm xe, những thân hình trần truồng, trần một nửa và mặc áo quần, giữa bụi bặm, giữa những tiếng còi và tiếng ầm ầm liên hổi, không một lúc nào ngừng, của những chiếc xe ô-tô rú máy và những giọng người. Một đám mây bụi dày đặc. Những hố bom. Những xác ngựa trương phình lên với những bộ dò chồng lên trời, những thân cây bị chẻ ra và những chiếc xe ô-tô bị lật ngửa.

        Mặt mày mọi người đểu đỏ gay, nhễ nhại mồ hôi, dữ tợn; còn giọng nói thì khản đặc. Một trung úy tóc hơi trắng, đeo quân hiệu có những chiếc rìu công binh ở khuyết áo, giọng khàn khàn, mặc áo không cài cúc, đầu trần, đang cố tổ chức cái gì đấy. Không ai nghe anh ta cả và xô đẩy hất anh ngã lộn nhào...

        Chúng tôi lao qua cầu khi tạm yên giữa hai đợt ném bom. Chúng tôi lạc mất Ca-lút-xki và hai chiếc xe tải. Xê-đức bị mảnh bom làm xước bắp chân. Thừa cơ đó có người nào đấy đánh cắp cái ba-lô của Va-lê-ga. Cậu ta chửi toáng lên, gãi đầu gãi tai và đi lang thang giữa các hố bom và những chiếc xe bị phá hùy. Hừ, trong ba-lô có cả bộ đồ cạo râu rất sang chứ phải thường đâu...

        Qua sông Đông, lại đến thảo nguyên; thảo nguyên chán ngắt, buồn tênh. Hôm nay cũng như hôm qua, ngày mai cũng như hôm nay. Nắng và bụi, chứ không còn có gì khác nữa. Nắng nung nấu óc tùy, làm mụ người đi.

        Những đơn vị đẩu tiên ra mặt trận đi qua. Họ ăn mặc đầy đủ, đội mũ sắt, đeo tiểu liên. Cán bộ chỉ huy thắt đai vàng kêu cọt kẹt và ở bên hông chiếc xắc-cốt mới toanh vỗ vào người theo mỗi bước đi. Họ nhìn chúng tôi hơi mỉa mai. Dân Xi-bê-ri.

        Ở một làng nào đấy người ta chặn chúng tôi lại. Một trường đi ra trận. Vũ khí không đủ, nên họ tước của những người bắt gặp. Hai trung úy người Giê-oóc-gi đội mũ lưỡi trai bộ binh mới nguyên, muốn tước tiểu liên và súng lục của chúng tôi. Lúc đầu chúng tôi chửi mắng nhau, sau đó cùng nhau hút thuốc lá nhẹ vấn cả ngọn.

        — Đi ra trận đấy à?

        — Ra trận đây. Hôm qua còn học, mà hôm nay đã chiến đấu rồi. — Và cả hai mỉm cười.

        — Nhưng có phải hôm nay đâu. Còn phải đi đến chỗ bọn Đức chứ.

        — Thế bọn Đức ở đâu? — hai trung úy hỏi một cách thận trọng để chúng tôi không nghĩ rằng họ sợ.

        — Thì chúng tớ cũng muốn hỏi các cậu đấy. Có đọc báo đến không?

        — Mà báo thì... Đánh nhau ở cung sông Đông. Chỉ thế thôi. Đánh nhau ác liệt lắm. Quân ta phải bỏ Vô-rô-si-lốp-gơ-rát rồi.

        — Còn Rốt-xtốp?

        — Rốt-xtốp thì không. Chưa thấy viết gì.

        — Chưa viết?

        — Ừ, chưa viết.

        Hai trung úy lúng túng. Một người hỏi một cách hững hờ, làm như thể nhân tiện mà hỏi thôi:

        — Thế nào, ở ngoài kia, ở ngoài mặt trận... chạy dài tợn lắm, hả?

        — Ai chạy dài? — I-go làm ra vẻ ngạc nhiên.

        — Hừ, quân ta...

        — Không ai chạy dài cả. Các trận chiến đấu đang diễn ra. Chiến đấu phòng ngự.

        Hai trung úy không tin, nhìn chúng tôi rách rưới, bụi bặm, nhìn những cỗ xe tải bánh lung lay, ọp ẹp,

        — Thế các cậu thì sao?

        — Chúng tớ cái gì?

        — Không chạy dài à?

        — Để làm gì? Chúng tớ đi đến chỗ thành lập các đơn vị.

        Hai trung úy bật cười, như tuồng họ đã được nghe một câu khôi hài khá đạt và đổ thuốc lá vàng vùng Cô-ca-dơ vào bao thuốc của chúng tôi.

        — Các cậu ơi, cho chúng tớ đi theo các cậu được chứ? — bỗng I-go nói và vỗ vào bao súng. — Chúng tớ có súng lục đây, còn cần gì nữa...

        Hai trung úy nhìn nhau.

        — Thật đấy, các cậu ạ... Lang thang mãi chán ngấy rồi.

        — Nhưng chúng tớ thì... — hai trung úy lúng túng nói, — chúng tớ chỉ là tép riu thôi. Các cậu hãy đến trưởng ban tham mưu. Có thể là ông ta nhận đấy. Mà cũng có thể là... Nhưng cứ đi đến đấy. Thiếu tá Xa-dăn-xki. Kìa, túp nhà kia kìa, chỗ chiếc xe bánh xanh đỗ ấy mà.

        Chúng tôi cài tất cả các cúc áo, thắt lại đai da, súng lục thì để lại, đề phòng ông ta sẽ tước mất và bước đi.

        — Các cậu đi đến phải làm đúng quân phong, quân kỷ đấy nhé, — hai sĩ quan kêu với theo, — mọi điều lệnh ông ta đều thuộc làu làu cả. Phải rập giày mạnh, đừng có tiếc gót đấy nhé!

        Thiếu tá ngồi trong túp nhà nhỏ xíu, đang ăn canh cù cải đỏ với cơ-rem sữa ngay trong cà-mèn. Bên cạnh, cái kính đề trên bàn.

        — Các anh cần gì, nói đi? — ông hỏi, không ngẩng đầu lên và đang cố nhai miếng thịt cứng.

        Chúng tôi đứng nghiêm, kề lại đẩu đuôi, thế nọ, thế kia. Ông nhai xong miếng thịt, đặt thìa xuống bàn và đeo kính vào. Vừa lấy mảnh bao diêm xỉa răng, vừa nhìn chúng tôi hồi lâu.

        — Này các ông bạn ơi, tôi sẽ nói gì với các anh đây? — ông nói giọng trầm thấp, hơi ồ ổ. — Tôi chẳng nói được điều gì tốt đâu. Các anh tưởng các anh là người đầu tiên đến với tôi ư? Không phải thế. Khoảng mươi người, chằng phải mươi người, mà chừng hai chục người như các anh đã đến đây. Thế thì tôi đưa tất cả các anh vào đâu? Làm lính thì các anh không chịu, mà cán bộ chỉ huy thì ở đây cứ mỗi trung đội tôi đã có đến hai người rồi. Và chừng mươi người ở hậu bị nữa. Bây giờ thì hiểu chứ?

        Chúng tôi lặng thinh.

        — Thè thì các anh cũng thấy đấy... Muốn giúp cũng chẳng được... —Ông lại cầm thìa.

        — Báo cáo đồng chí thiếu tá, nhưng dù sao...

        — Dù sao thế nào? — ông lên giọng hỏi. — Dù sao nghĩa là gì? Các anh ở trong quân đội hay không? Tôi đã bảo với các anh không được và thế là hết. Chúng tôi ở đây là trung đoàn, chứ không phải sở tìm việc cho người thất nghiệp. Hiểu chứ? Đẳng sau, quay! Bước đều, bước! — Và ông nói thêm giọng dịu hơn: — Các anh hãy đến Xta-lin-gơ-rát. Nghe nói ở Xta- lin-gơ-rát hiện giờ các thủ trưởng đều đang tập trung ở đấy. Các anh ở quân đoàn nào?

        — Báo cáo đổng chí thiếu tá, ba mươi tám ạ.

        — Ba mươi tám... Ba mươi tám... — ông lấy ngón tay út gãi ở gốc mũi. — Có người nào đấy với tôi, tôi không nhớ là ai, nhưng thật đấy có người nói. Tóm lại, các anh cứ cố đến thử ở Cô-ten-ni-cô-vô xem sao. Đấy cũng tiện đường. Quân đoàn của các anh hình như ở đấy. Cứ xem, cứ xem sao...

        Chúng tôi chào và đi ra.

        Ở Cô-ten-ni-cô-vô, người ta nói với chúng tôi là sở chỉ huy ở Áp-ga-nê-rô-vô. Nhưng hóa ra ở Áp-ga-nê-rô-vô, sở chỉ huy không còn nữa. Người ta khuyên đi Các-pốp-ca. Ở đấy cũng không có. Có một đại úy nào đấy nói rằng anh ta nghe thấy hình như quân đoàn của chúng tôi ở Cốt-lu-ban. Chúng tôi đi Cốt- lu-ban. Chẳng thầy tăm hơi gì. Ở chỗ chỉ huy trưởng địa phương, người ta nói rằng có một thiếu tá nào đấy thuộc quân đoàn ba mươi tám đã ở đây và đi Đu-bốp-ca. Ớ ga Lốt, chúng tôi gặp ba trung úy từ Đu-bốp-ca đến. Quân đoàn ba mươi tám ở đầy không có. Họ đang đi đến Cơ-léc-xcơ Pốt-tổp-xcai-a.

        Những xe ô-tô chạy đến Ca-lát. Nghe nói ở đấy đang đánh nhau dữ dội. Việc ăn uống chẳng ra cái quái gì cả. Có đơn vị nào đấy đi qua, chẳng hiểu vì sao cho chúng tôi bánh mì và thức ăn khô. Va-lê-ga và Xê-đức kiếm đâu ra được một bao yến mạch.

        Và tóm lại... Chúng tôi đi Xta-lin-gơ-rát...

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Bảy, 2019, 09:08:28 PM

        

10

        Thành phố Xta-lin-gơ-rát đón chúng tôi bằng những bóng râm dài, mát và ánh mặt trời mới ló ra khòi mái nhà.

        Chiếc xe tải vui vẻ kêu cọc cạch trên nền đường lát bằng đá tảng. Những chiếc tàu điện cũ kỹ tróc cả sơn, vừa chạy về phía chúng tôi, vừa kêu leng keng. Những đoàn xe «xtu-đê-béc-ke» mũi tròn chở những hòm đạn «ca-chi-u-sa1». dài, giống như những cỗ quan tài. Trong các vườn hoa rụng lá, chằng chịt những chiến hào: những khẩu pháo cao xạ cảnh giác chĩa lên trời. Ở trong chợ thì hàng đống cà chua và dưa chuột. Những chiếc chai to lớn đựng sữa đã cô lại màu vàng. Thấp thoáng những áo vét-tông, mũ cát-két và thậm chí cả cà-vạt nữa. Đã lâu tôi không thấy cảnh tượng đó. Cũng như trước, phụ nữ vẫn đánh môi son.

        Qua tù kính bày hàng, trông rõ người thợ cắt tóc mặc áo choàng trắng đang quét xà phòng vào râu người nào đấy. Ở rạp chiều bóng chiếu phim Ăng-tôn I-va-nô-vích nổi giận. Các buổi chiếu vào lúc mười hai, hai, bốn và sáu giờ. Người quét đường hót phân trong cái xẻng to. Từ trong ống loa đen ngòm treo trên cột tàu điện, có người nào đấy, không rõ là ai, đàn ông hay đàn bà, đang rất cảm động kể lại chuyện cậu bé Van-ca Giu-cốp2 lên chín trong đêm Nô-en đã viết thư cho ông của cậu ở nông thôn...

        Và trên tất cả những cái đó, là bầu trời xanh lam. Và bụi... Và những cây keo mảnh khảnh, và những ngôi nhà bằng gỗ có hình con gà trống bằng ván cắt, và tấm biển «Chó dữ, đừng vào». Còn bên cạnh là những tòa nhà to bằng đá có những hình phụ nữ đang nâng cái gì đấy ở phía chính diện. Văn phòng «Hợp tác xã mua bán Hạ Vôn-ga», xưởng «Chữa giày cao su», «Sửa chữa bếp dầu», phòng «ủy viên công tố khu phố Lê-nin»...

        Đường phố rẽ ngoặt về tay phải và đi về phía cẩu ở bên dưới. Cầu rộng có đèn. Dưới cầu không còn sông. Con sông có một tên rất lộng lẫy: Hoàng hậu. Trông rõ một đoạn sông Vôn-ga: những bến tàu, sà-lan và bè mảng dài vô tận. Chúng tôi còn rẽ về tay phải nữa và lên núi. Chúng tôi đi đến nhà bà chị của đại đội trưởng trước đây của I-go ở trung đoàn hậu bị. «Rồi các cậu sẽ thấy, chị ta là vàng mười đấy».

        Chúng tôi dừng lại bên một ngôi nhà một tầng bằng đá, vôi vữa trát tường bị bong ra và cửa sổ thi dán chéo dọc ngang những dải giấy. Một con mèo trắng mắt to nằm trên bậc thềm và không hài lòng nhìn chúng tôi.

        I-go biến mất sau cánh cồng. Một phút sau anh hiện ra vui vẻ, đầu trần, chỉ mặc áo mai-ô.

        — Xê-đức, nào, cho vào đây! — Và nói vào tai tôi: — Đâu vào đấy cả rồi. Vừa vặn đến đúng bữa ăn sáng.

        Một cái sân con bé nhỏ mà ấm cúng. Mái hiên lắp kính có dăng những sợi dây, trên dây có treo cái gì đấy màu xanh. Một cái thùng đặt dưới ống máng. Áo quần đang phoi khô. Một con ngỗng bị buộc chân vào tay vịn. Và lại con mèo, nhưng lần này là con đen đang ngồi lấy’chân rửa mặt. Đó là điểm báo chúng tôi đến.

        Sau đó, chúng tôi ngồi dưới mái hiên, cạnh chiếc bàn phù khăn và ăn canh đậu ngon tuyệt. Chúng tôi có bốn người, nhưng chừ nhà cứ múc thêm mãi cho chúng tôi. Bà Ma-ri-a Cu-dơ-mi- nít-sna có đôi tay thô, bị nứt nẻ vì làm bếp, nhưng tạp-dề bà mặc thì trắng tinh, còn bếp dầu và các chậu thau treo trên tường đề nấu mứt thì có lẽ bà lau chùi hàng ngày. Trên đỉnh đầu của bà là một búi tóc bạc, kính đeo ở gốc mũi có quấn bông.

        Ăn canh xong, chúng tôi uống trà và biết rằng chồng bà, ông Ni-cô-lai Ni-cô-lai-ê-vích, gần bữa ăn trưa sẽ về, ông làm việc ở kho vật liệu ô-tô; rằng con ngỗng là do người em gứi cho bà — anh ta vẫn ở trung đoàn dự bị. Rằng sau khi đi đường, nếu chúng tôi muốn tắm thật sự, thì ở ngoài sân có vòi hoa sen, chỉ cần phải lầy nước đồ vào thùng, còn áo quần của chúng tôi thì hôm nay bà sẽ giặt, việc đó đối với bà chằng khó khăn gì cả.

        Chúng tôi uống mỗi người ba cốc trà, rồi múc nước đồ vào thùng và vừa cười ha hả, vừa khoác nước tẳm trong góc hẹp được ngăn bằng những tấm ván. Thật khó mà tả được sự sung sướng ấy lớn lao đến thế nào.

        Gần bữa ăn trưa thì Ni-cô-lai Ni-cô-lai-ê-vích đi về. Ông ta, người nhỏ nhắn, hói đầu, mặc chiếc áo vét-tông tuýt-xo cũ rích, có bộ mặt cực kỳ linh hoạt và luôn luôn lấy ngón tay gõ bàn hoặc mân mê cái gì đấy trong tay.

-------------------
        1. Tên gọi dân gian của một loại súng cối phản lực, không nòng. — ND.

        2. Truyện ngẳn của A.P.Sê-khốp (1860—1904) nhan đề là Van-ca Giu-cốp. — ND.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Bảy, 2019, 10:06:03 PM

      
        Ông muốn biết về mọi việc. Hỏi chúng tôi về tình hình ngoài mặt trận, về việc ăn uống của chúng tôi ở ngoài ấy, về việc Soóc- sin nó nghĩ cái gì mà không chịu mở mặt trận thứ hai, — «cái đó thì tệ quá chừng, tự các anh cũng thầy thế chứ», — và theo các anh, bọn Đức có tiến đến Xta-lin-gơ-rát được hay không, và nếu chúng đến thì quân ta có đủ sức phòng ngự không. Bây giờ mọi người đều đi đào chiến hào. Và ông cũng đã đi hai lần, và ở đấy có đại úy nào đầy nói với ông rằng chung quanh Xta- lin-gơ-rát có đèn ba vòng hay như ông ta gọi là ba vành đai. Cái đó có lẽ là tuyệt lắm. Đại úy đã gây cho ông ấn tượng của một người đứng đắn. Người như thế thì chẳng «ba hoa» đâu.

        Sau khi uống trà xong, Ni-cô-lai Ni-cô-lai-ê-vích chỉ cho chúng tôi xem tấm bản đồ mà ông đã đánh dấu mặt trận bằng những lá cờ con nhỏ xíu. Ông lấy thước bằng kim loại đo khoảng cách từ Ca-lát và Cô-ten-ni-cô-vô đến Xta-lin-gơ-rát, và vừa thở dài, vừa lắc đầu. Ông không thích những tin tức gần đây. Ông đọc báo rất chăm chỉ, — ông mua không những báo Sự thật Xta-lin-ga-rát, mà cả báo Sự thật xuất bản ở Mát-xcơ-va nữa. Báo được xếp thành hai chồng để trên tủ, và nếu bà vợ cần gói cá mòi muối thì phải chạy sang nhà hàng xóm xin, chứ không được động đến những chồng báo ấy.

        Sau đó, chúng tôi ngủ ở ngoài sân dưới bóng cây keo, lấy khăn đắp mặt để ruồi không bâu.

        Buổi chiều, chúng tôi sửa soạn đi xem ca hài kịch Cái nịt tất của Boóc-gi-a. Chúng tôi đánh ủng ở ngoài sân bằng nước bọt.

        Ở bậc thềm nhà đối diện, có một cô gái ngồi uống sữa trong cái cốc dày có nhiều cạnh. Cô tên là Li-u-xi-a và là bác sĩ. Bà Ma-ri-a Cu-dơ-mi-nít~sna đã nói cho chúng tôi biết về điều đó. Cô gái có đôi mắt đen, sáng, như hai hạt huyền, cặp lông mày đen và mớ tóc vàng rực, cắt theo kiều con trai. Cô mặc xa-ra- phan1 bằng vải hoa. Tay và cổ rám nắng, màu da bồ quân. I-go quay lại để nhìn cô dễ hơn.

        — Này I-u-ri, cặp chân khá lắm, hả? Và nói chung...

        Anh rán sức nhổ nước bọt vào bàn chải.

        Cô gái uống sữa, nhìn xem chúng tôi đánh ủng, rồi đặt cốc trên bậc thềm, đi vào phòng và trở ra với một hộp xi đánh giày.

        — Xi này tốt đấy, của Ềt-tô-ni. Có lẽ là tốt hơn nước bọt, — và cô chia hộp xi ra.

        Chúng tôi cảm ơn và lấy xi. Quả là nó tốt hơn nước bọt thật. Những chiếc ủng bóng lộn như mới. Bây giờ thì vào nhà hát cũng không xấu hồ. Cô hỏi chúng tôi có phải sửa soạn đi xem hát không? Vâng, đi xem hát, vồ. Cái nịt tất của Boóc-gi-a2. Hay là cô cùng đi với chúng tôi chăng? Không, cô không thích xem ca hài kịch, mà ca kịch thì ở Xta-lin-gơ-rát không có. Lẽ nào không có? Không có thật. Mà cô thích ca kịch à? Vâng, đặc biệt là vở Ép-ghê-ni ơ-nê-ghin3, Tơ-ra-vi-a-ta... và Con đầm pích4. I-go khoải trá vô cùng. Thì ra Li-u-xi-a đã học ở trường âm nhạc, — đó là trước khi vào học ở học viện cơ, — và cô có chiếc đàn dương cầm. Thế là việc đi xem ca hài kịch hoãn lại lần khác.

        — Mời các anh đến nhà chúng tôi, mẹ tôi sẽ dọn trà.

        — Ố, vui lòng lắm, đã lâu không được ngồi uống trà trong nhà, chúng tôi đã quên cả rồi.

        Ngồi trong phòng khách trên những chiếc ghế bành có chân uốn cong, chúng tôi chỉ sợ là chúng ngã khuỵu dưới sức nặng của chúng tôi: những chiếc ghè mảnh khảnh và trang nhã làm sao, còn chúng tôi thì thô kệch và vụng về. Trên tường treo bức tranh Hòn đảo của những người chết của Bi-ô-clin. Chiếc dương cầm với bức tượng bán thân của Bét-tô-ven. Li-u-xi-a đánh bài Căm-pa-nen-la của Li-xtơ.
Hai ngọn nến to từ từ nhỏ giọt trên giá đèn. Chiếc đi-văng mềm mại và tiện lợi với lưng tựa thoai thoải. Tôi kê chiếc gối thêu hạt cườm dưới lưng và duỗi dài chân ra.

        Sau gáy của Li-u-xi-a, tóc cắt rất cần thận. Những ngón tay của cô thoăn thoắt chạy trên các phím đàn; chắc là ở trường nhạc bao giờ cô cũng được điểm «ưu» vì sự nhanh nhẹn đó. Tôi lắng nghe Căm-pa-nen-la, ngắm nhìn bức tranh của Bi-ô-clin, bức tượng thạch cao của Bét-tô-ven, một chuỗi voi con bằng đá U-ran đang đứng nối đuôi nhau trên tù buy-phét, nhưng chằng hiểu vì sao tất cả những cái đó đối với tôi xa lạ như phù một lớp sương mù.

--------------------
        1. Một loại áo dài phụ nữ, không có tay áo. — ND.

        2. Ca kịch của Trai-cốp-xki. — ND.

        3. Ca kịch của Véc-đi. — ND.

        4. Ca kịch của Trai-cốp-xki. — ND. 

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Bảy, 2019, 08:09:48 PM

 
        Ở ngoài mặt trận, bao nhiêu lần tôi mơ ước những phút như thế này, khi chung quanh không có tiếng súng bắn, tiếng đạn nổ, và được ngồi trên chiếc đi-văng, và được nghe âm nhạc, và bên cạnh có một thièu nữ xinh đẹp. Và giờ đây tôi được ngồi trên chiếc đi-văng, lắng nghe âm nhạc... Nhưng chẳng hiểu vì sao giờ đây tôi thấy không thích. Vi sao? Tôi không biết.. Tôi chỉ biết là từ giờ phút mà chúng tôi rời khỏi sông Ô-xcôn, — không, muộn hơn, sau việc xảy ra ở túp nhà kho, — luôn luôn trong lòng tôi có một nỗi buồn khó chịu. Thực ra, tôi không phải là tên đào ngũ, tên nhát gan, tên đạo đức giả, nhưng tôi có cảm giác dường như tôi vừa là tên thứ nhất, vừa là tên thứ hai, vừa là tên thứ ba.

        Mấy hôm trước, ở chỗ nào đấy gần Các-pốp-ca thì phải, tôi ngồi với I-go bên lề đường và hút thuốc. Va-lê-ga và Xê-đức nấu ăn bữa tối bên đống lửa. Một đơn vị pháo binh đi qua, đơn vị mới toanh, ra mặt trận. Các chiến sĩ trẻ, vui, mặt mày đỏ ửng vì rám nắng. Họ ngồi lắc lư ở trong những xe kéo pháo chạy trên con con đường đầy bụi, vừa cười, vừa nói với nhau những câu bông phèng. Và một người nào đấy trong bọn, chẳng ra trung sĩ, chẳng ra chiến sĩ thường, cưỡi trên lưng con ngựa tía, vui vẻ cất cao giọng, như giọng những người hát đầu:

        — Kìa, các ngài quân nhân, rúc vào hầm sâu tài thật. Chằng có viên đạn, chẳng có mảnh bom nào trúng được...

        Và mọi người cười hô hố quanh anh ta, còn anh chàng khuấy nhộn nhất của khấu đội ấy đệm thêm:

        — Giá có được cái ấm xa-mô-va và mứt nữa thì tuyệt...

        Và mọi người lại cười rộ lên.

        Tôi hiểu là không phải anh ta, không phải các chiến sĩ cười vang kia muốn xúc phạm chúng tôi, nhưng nói thật là những lời bông phèng đó làm cho chúng tôi không hài lòng. Thậm chí Va-lê-ga còn văng tục và lầu bầu cái gì đấy, hình như là: «Rồi sẽ xem, chừng hai tuần thì chúng mày sẽ hát cái gì đây...»

        Quả thật, cái đáng sợ nhất trong chiến tranh, không phải là bom đạn, có thể quen được với tất cả những thứ ấy; cái đáng sợ nhất chính là sự không hoạt động, sự vô định, sự thiếu mục tiêu trực tiếp. Ngồi trong chiến hào ở chỗ lộ thiên giữa trận ném bom đáng sợ hơn nhiều so với khi xông vào tấn công. Mà chính ở trong chiến hào thì khó bị chết hơn khi xông vào tấn công. Nhưng khi tấn công thì có mục tiêu, có nhiệm vụ, còn khi ở chiến hào thì chỉ có việc đếm bom và chờ xem nó có rơi trúng hay không trúng. Li-u-xi-a đứng dậy khỏi dương cầm.

        — Mời các anh đi uống trà. Chắc là ấm xa-mô-va đã sôi rồi. Bàn được phủ một chiếc khăn kêu sột soạt có những nếp là hình vuông. Trong những đĩa con bằng pha lê là mứt anh đào đã lấy hạt — đó là thứ mứt mà tôi thích nhất. Chúng tôi uổng trà trong những cốc mỏng mảnh và không biết để bàn tay của mình ở đâu, những bàn tay thô kệch, không được rửa sạch, có những vềt bầm tím và những vết quào sây sát, có những tua xơ ở ống tay áo và chúng tôi sợ làm vương vãi mứt trên chiếc khăn trải bàn. Mẹ của Li-u-xi-a, một người đàn bà ẻo lả, đeo kính gọng đồi mồi, có những cổ áo dựng lên, như các bà giám thị ở các lớp. Bà lấy mứt cho chúng tôi và luôn luôn thở dài.

        — Các anh xơi đi, xơi nữa đi. Ở ngoài mặt trận thì các anh chằng được nuông chiểu đâu. Ở ngoài mặt trận thi gay go lắm. Tôi biết mà, nhà tôi chiến đấu trong cuộc chiến tranh trước đã kể lại, — và lại thở dài. — Thế hệ này thật là bất hạnh, thế hệ bất hạnh...

        Chúng tôi từ chối cốc thứ ba. Chúng tôi ngồi thêm chừng năm phút cho có vẻ lịch sự, rồi, cáo từ ra về.

        — Các anh cứ ghé lại nữa, ghé lại nữa nhé. Các anh đến, bao giờ chúng tôi cũng vui mừng cả.

        Sau đó, chúng tôi nằm dưới gốc cây keo bụi bặm và nằm mãi hồi lâu không ngủ được. Xê-đức ngủ cạnh tôi. Trong giấc mơ cậu chép miệng và gác tay lên người tôi, I-go nằm trằn trọc mãi.

        — I-u-ri, cậu không ngủ à?

        — Không.

        — Nghĩ gì thế?

        — Thế thôi... Chẳng nghĩ quái gì cả...

        Trong tối I-go tìm thuốc lá.

        — Có gì hút không, hả?

        — Xem trong ủng, trong túi con.

        I-go sờ soạn trong chiếc ủng, lấy túi con và vần một điếu.

        — I-u-ri này, chán ngấy tất cả rồi.

        — Tất cả cái gì?

        — Cái cảnh lang thang không việc nảy. Lang thang như chó dái...

        — Thì sao, ngày mai thôi không lang thang nữa. Chúng mình sẽ đến ban cán bộ. Từ sáng sớm, trước bữa ăn sáng.

        — Ban cán bộ cũng thế thôi, hạnh phúc cái gì. Lại nhét vào đơn vị hậu bị nào đấy và lại tập đi đều bước, tập chào. Hay là vào trung đoàn dự bị thì lại càng xấu.

        — Tớ chẳng vào trung đoàn dự bị đâu.

        — Cậu không vào à? Thế đi học cũng không đi à? Đi An- ma A-ta hay là Phơ-run-dê? Nghe nói các trung úy và thượng úy đều phái đến trường cả.

        — Thì cứ để người ta phái. Dù sao tớ cũng chẳng đi đâu.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Bảy, 2019, 11:05:52 PM

        Chúng tôi lặng thinh một lát. I-go hút điếu thuốc lập lòe sáng.

        — Chúng mình sẽ làm gì với các cậu kia?

        — Các cậu nào? Va-lê-ga và Xê-đức, hả?

        — Phải đưa hai cậu đó đến nơi phiên chế lại.

        — Chúng chẳng đi đâu. Chúng mình sẽ nộp xe tải và ngựa. Còn các cậu đó tớ chẳng trả đâu. Tớ và Va-lê-ga đã cùng nhau chiến đấu chín tháng rồi. Và chúng mình sẽ ở cùng nhau cho đến hết chiến tranh, nếu một trong hai đứa chưa bị chết.

        I-go cười.

        — Va-lê-ga của cậu buồn cười thật, Hôm qua, nó và Xê-đức cãi nhau đấy, Nấu khoai tây thế nào, Xê-đức muốn luộc khoai cả vỏ, còn Va-lê-ga thì không chịu, Nó bảo rằng trung úy — tức là cậu đấy — không thích bóc vỏ khoai, mà thích ăn sạch cơ. Chúng tranh cãi nhau chừng mươi phút,

        — Hừ, thì sao, thế là cần vụ chân chính đây, — tôi nói và trở mình. — Ngủ đi, mai phải dậy sớm.

        I-go ngáp dài, nhổ nước bọt và dụi điều thuốc xuống đất.

        Ở đâu đấy rất xa, có tiếng súng cao xạ bắn, ánh chiếc đèn chiếu di động quét trên bầu trời, và Va-lê-ga thở dài trong giấc mơ. Cậu nằm cách tôi hai bước, nằm cuộn tròn, lấy tay che mặt. Bao giờ cậu cũng nằm ngủ như thể.

        Va-lê-ga nhỏ bé, mặt tròn của tôi oi! Trong những tháng qua mình với cậu đã đi bao nhiêu rồi, đã ăn chung bao nhiêu cháo trong một cà-mèn, đã bao nhiêu đêm cùng ngủ nằm cuộn trong một chiếc áo mưa vải bạt... Mà trước đây cậu không muốn đến làm cần vụ cho mình. Phải khuyên nhủ ba ngày. Cậu cứ đứng gằm mặt và ậm ừ nói cái gì đấy không rõ — nói là tôi không biết, tôi không quen. Cậu xấu hổ vì rời khỏi đồng đội. Cùng với họ lê bước khắp tiền duyên, cùng với họ chia sẻ ngọt bùi, đẳng cay, thế mà bỗng đi làm liên lạc viên cho thủ trưởng. Ớ chỗ «giường êm nệm ấm». Thế thì tôi không biết chiến đấu hay sao, tồi hơn những người khác à?

        Mình quen với cậu lắm rồi, cậu bé tai vểnh kia ơi, quen hơi bén tiếng vô cùng... Không, không phải là quen. Đó không phải là quen, mà đó là cái gì đấy khác hẳn, to lớn hơn. Không bao giờ mình nghĩ về điều đó. Chỉ vì không có thì giờ thôi.

        Thực ra cả trước đây tôi cũng có bạn. Có nhiều bạn. Cùng học, cùng làm việc, cùng uống rượu, cùng cãi nhau về nghệ thuật và những vấn đề cao siêu khác... Nhưng tất cả những cái đó có đủ không? Có đủ không, những lần ăn uống, những lần bàn cãi, những cái gọi là lợi ích chung, văn hóa chung?

        Va-đim Ca-xtrit-ki là một thanh niên thông minh, có tài và tế nhị. Với cậu ta bao giờ tôi cũng thích và tôi học được nhiều ở cậu. Mà thử hỏi giá tôi bị thương, cậu có khiêng tôi từ chiến trường về hay không? Điều đó trước đây tôi không quan tâm đến. Nhưng bây giờ thì quan tâm. Còn Va-lê-ga thì nhất định sẽ khiêng về. Điều đó thì tôi biết... Hay là Xéc-gây Vê-lét-nít-xki. Thử hỏi cậu ta có đi trinh sát cùng tôi không? Tôi không rõ. Còn Va-lê-ga thì sẵn sàng đi với tôi đến bất cứ nơi nào, dù cho đến tận cùng của thế giới đi nữa.

        Trong chiến tranh, ta hiểu biết con người một cách thật sự. Giờ đây điểu đó đối với tôi hoàn toàn rõ. Chiến tranh cũng như một tờ giấy quỳ, cũng như một thứ thuốc hiện hình đặc biệt nào đấy. Va-lê-ga kia, khi đọc còn đánh vần, làm tính chia còn nhầm lẫn, không biết tám lần bảy là bao nhiêu, và cứ thử hỏi cậu ta chù nghĩa xã hội hay là Tồ quốc là gì, thì xin nói thật là cậu ta chẳng có thể nói ra đầu ra đuôi được: xác định bằng từ những khái niệm đối với cậu là quá khó. Nhưng vì Tổ quốc này — vì tôi, vì I-go, vì các đồng đội của mình trong trung đoàn, vì ngôi nhà nhỏ xiêu vẹo của mình ở đâu đấy vùng An-tai, vì Xta-lin mà cậu không hề thấy, nhưng đối với cậu đó là tượng trưng của tất cả cái gì tốt và đúng, — thì cậu sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Và nếu hết đạn thì sẽ dùng nắm tay, dùng răng... Đấy, con người Nga như thế đấy. Ngồi trong chiến hào, cậu sẽ chửi rủa chuẩn úy nhiều hơn bọn Đức, còn đi vào việc thì cậu sẽ tò ra rất xứng đáng. Còn làm tính chia, tính nhân và đọc trôi chảy thì cậu sẽ học được, miễn là có thì giờ và ý muốn...

        Va-lê-ga lầu bầu cái gì đấy trong giấc mơ, nằm trở mình và lại co người, kéo đẩu gối lên đến cằm.

        Ngù đi, ngủ đi, chú bé tai vểnh kia ơi... Chằng bao lâu lại chiến hào, lại những đêm thức trắng. Va-lê-ga, đến đây! Va-lê- ga, đến đằng kia! Bây giờ thì cứ ngủ đi. Còn khi hết chiến tranh, nếu còn sổng, thì chúng ta sẽ nghĩ ra cái gì đấy để khắc phục nhược điểm trên.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Bảy, 2019, 03:06:34 PM

11

        Buổi sáng ở ban cán bộ, chúng tôi chạm trán với Ca-lút-xki, mặt mày tươi rói, râu ria cạo nhẵn và hình như có béo thêm ra một chút nữa.

        — Ồ, các cậu... Mạnh khỏe chứ? Đi đâu đấy? — Cậu ta đưa bàn tay ấm và ươn ướt của mình ra.

        — Đến chỗ mà cậu vừa đến.

        — Đợi một tí. Chớ vội vã. Các cậu có thuốc không?

        — Có.

        — Cần phải hút. Và nhân thể để cho đầu óc suy nghĩ một tí. Kìa, cái ghế kia tốt đấy.

        Cậu ta kéo chúng tôi đến cái ghề dài ba chân ở trong vườn hoa bụi bặm.

        — Đừng quyết định vội, khi chưa tính toán kỹ. Các cậu có hiểu không? Ớ đây, công việc giản đơn lẳm. Hoặc là hậu bị, hoặc là tiền duyên. Pằng, pằng — thế là các cậu đi đời.

        — Thì sao?

        — Cái đó thích hợp với các cậu lắm, hả? — cặp lông mày gọt tỉa của cậu ta rướn lên. — Có biết ở tiền duyên bây giờ thế nào không? Tệ lắm rồi... Từ bốn phương tập hợp đến. Hôm nay tớ đã nói chuyện với một trung úy bị thương. Hôm qua vừa Ca-lát. Cán bộ chỉ huy hầu như đã hết rồi. Người ta đưa vào bất cứ chỗ nào. Đây này, người cho anh đây, tuyền phòng ngự đây, và cố thủ đi. Các cậu hiểu chứ? «Méc-xe» thì cứ quần trên đầu. Tóm lại...

        Cậu ta. đưa ngón tay to mập, ngắn cũn vạch trong không cái dấu chữ thập.

        — Còn hậu bị thì thế nào? Cháo kê, bánh mì, cứng như đất sét. Mà có thể có cá mòi muối nữa. Và tập luyện từ sáng đến tối, nào là điều lệnh, điều lệnh chiến đấu bộ binh, trung liên... Có ăn hạt quỳ không?

        Không đợi trả lời, cậu đồ vào lòng bàn tay chúng tôi những hạt quỳ nhỏ, rang cháy.

        — Bây giờ nói tiếp... — Cậu ta hơi cúi xuống và nói thì thẩm một cách bí ẩn. — Tớ gặp một đại úy ở đây, tớ sẽ giới thiệu các cậu với ông ấy. Một người tốt lắm. Đã làm phó chỉ huy trinh sát ở ban tham mưu một sư đoàn. Tâm sự với nhau. Hóa ra là có những người quen chung. Tóm lại, chừng năm, sáu ngày nữa, mươi ngày là cùng, sẽ có trung tá Su-răn-xki đến đây. Các cậu có biết ông ta là ai không? Vàng mười đấy! Tớ xưng hô với ông ta là «cậu, tớ». Đã từng đánh chén với nhau cơ mà. Thế thì chính Su-răn-xki sẽ thu xếp chu cả thôi. Bây giờ ông ta đang đi công tác ở Mát-xcơ-va. Một tuần nữa có mặt ở đây. Nói chung là tớ khuyên các cậu quay gót trở lại. Các cậu có chỗ nào để ở chứ? Còn tớ sẽ cho các cậu biết tình hình.

        Và bỗng cậu ta đứng lên và bỏ hạt quỳ vào túi.

        — Đợi một tí nhé. Các cậu đợi nhé. Muốn nói vài lời với thiếu tá kia kìa...

        Và chữa lại cái mũ lưỡi trai, cậu ta đi khuất sau góc nhà.

        Chúng tôi vào ngôi nhà có những cửa sổ bẩn. Một trung úy xoàng xĩnh đi ủng mới đánh xi, cho biết rằng ban công binh ở đường phố Tuốc-kéc-xtăn-xcai-a và ở đấy đang kiểm kê tất cả các công binh. Còn những ngành chuyên môn khác — xạ thủ, bắn súng cối, pháo binh, — thì ở phòng thứ năm từ mười một đến năm giờ.

        Chúng tôi đi trên đường phố Tuốc-kéc-xtăn-xcai-a. I-go giả làm công binh.

        — Mẹ kiếp! Những cái mặt nạ chống hơi độc này. Chán ngấy. Trong ba ngày cậu sẽ dạy được cho mình mọi điều mưu mẹo.

        Ờ đường phố Tuốc-kéc-xtămxcai-a lại gặp một trung úy khác, chỉ có khác là tóc đen và đi ủng bằng vải bạt. Sau đó gặp thiếu tá. Sau đó là năm bảng kê khai và — mười giờ sáng ngày mai các anh hãy đến».

        Ngày hôm sau, lúc mười giờ. chúng tôi điền thêm vào những tấm phiếu gì đấy và nhận mệt giấy giới thiệu — «Kính gửi thiếu tá Da-báp-ni-cốp, xin ghi vào hậu bị» — chúng tôi đi đến đường U-dơ-bếch-xcai-a, nhà số 16.

        Ở đấy, chừng hai mươi người là cán bộ chỉ huy công binh. Họ ngồi trên bệ cửa số, uống trà, hút thuốc và chửi rùa hậu bị. Thiếu tá không có. Một lúc sau, ông đi đến. Người nhỏ nhắn, cáu kỉnh, xanh xao, có đôi mắt kèm nhèm. Lại hỏi: người nào, cái gì, ở đâu đến. Thời gian biểu: từ chín đến một giờ, học tập, rồi ăn trưa, từ ba đến tám giờ, lại học tập. Chúng tòi ghi tên vào một đại đội thủy công nào đấy để có khẩu phần ăn. Và đi về nhà.

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Bảy, 2019, 03:07:19 PM

        Buổi chiều, tôi cùng với Li-u-xi-a thẩn thơ đi chơi trên đường bờ sông. Bầu trời đỏ rực như báo điểm dữ. Trên chân trời một đám mây giông như khói đen đặc. Dòng sông Vôn-ga gợn sóng vì cơn gió thổi, mặt nước không lấp lánh tí nào. Và bè mảng, bè mảng vô tận. Những chiếc tàu kéo quấn đầy cành lá xanh, giống như hôm nay là ngày hội mùa xuân «trôi-ít-xa». Ở bờ bên kia là những ngôi nhà nhỏ, một tòa nhà thờ và những cần múc nước trong mỗi sân.

        Chúng tôi cầm tay nhau đi, thỉnh thoảng đừng lại cạnh lan can bằng đá, chống khuỷu tay lên đấy và nhìn ra xa. Và Li-u-xi-a nói cái gì đấy, hình như về hai nhà thơ Blốc và Ê-xê-nin, và hỏi tôi cái gì đấy, và tôi đáp lại, và chằng hiểu vì sao trong lòng tôi không yên, tôi không muốn nói gì cả về Blốc lẫn Ê-xê-nin.

        Những cái đó trước đây đã làm tôi quan tâm và xúc động, còn bây giờ đã rời xa tôi, xa lắm... Kiên trúc, hội họa, văn học... . Trong suốt thời gian chiến tranh, tôi chằng đọc một cuốn sách nào. Và không muốn. Không khao khát.

        Tất cả những cái đó để sau này, sau này...

        Mà ngày mai thì lại cái món hậu bị ấy, cứ hằng chục lần tháo ra, lắp vào khẩu súng máy «đéc-chia-rép». Và ngày kia, và ngày kìa. Và lại ông thiếu tá Da-báp-ni-cốp cáu kỉnh, mắt kèm nhèm ấy sẽ nói với chúng tôi rằng phải đợi, rằng khi nào có lệnh thì sẽ gửi ra mặt trận, rằng có những người để lo nghĩ về việc ấy, và cứ nói, nói nữa, nói mãi...

        Chúng tôi đi ngang qua bức tượng Anh hùng Liên-xô Khôn- du-nốp. Thật xấu hổ, tôi không biết người anh hùng đó đã làm gì. Bằng đồng, nặng nề, mặc áo da, Khôn-du-nốp đứng vững vàng, tin tưởng và chẳng nhìn ai cả. Chúng tôi đọc dòng chữ đề, nhìn bức phù điêu ở chân tượng.

        Chúng tôi đi ra quảng trường trung tâm. Một chiếc máy bay «hây-nơ-ken» méo mó, màu xám, có những dấu chữ thập đen và con sư tử thời trung cổ trên cái khiên của quân hiệu, nằm ở đấy. Nó giống một con chim dữ tợn bị thương, rơi xuống đất và dùng vuốt bám chặt vào đất. Những cậu bé con leo lên những cánh bị gãy tan, bò vào ca-bin, sờ mó các máy móc. Những người lớn cau có và chăm chú nhìn qua những sợi dây chăng dài, những mô-tơ bị vỡ và những khấu súng máy lòi ra.

        — Đồ chó đẻ, bọc thép cả...

        — Ừ, chúng chẳng tiếc kim khí đâu.

        — Thế mà máy bay bằng gỗ dán đánh nó sao nổi.

        — Nó có mấy súng máy?

        — Hai. Và hai đại bác.

        — Còn bom?

        — Hai tấn bom.

        — Hai tấn?

        Li-u-xi-a kéo tay áo tôi.

        — Ta đi thôi. Tôi nhìn nó chán rồi. Ta đi đến đồi Ma-ma-ép.

        .— Đi đâu?

        — Đền đồi Ma-ma-ép. Từ trên đồi trông ra cả Xta-lin-gơ- rát như trong lòng bàn tay. Cả Vôn-ga lẫn bờ bên kia sông đều trông rõ rất xa. Ở đấy thích lắm. Thật đấy.

        Chúng tôi đi đến đồi Ma-ma-ép.

        Đồi không cao và không đẹp. Những cây con trồng thành hàng. Li-u-xi-a nói rằng ở đây định làm công viên văn hóa. Có thế là sau này ở đây sẽ đẹp, nhưng bây giờ chẳng có gì hấp dẫn lắm. Có những tháp nước gì đấy, cỏ khô cằn và các khóm cây gai, thưa thớt.

        Nhưng phong cảnh nhìn từ đây thì tuyệt thật.

        Thành phố lớn ôm lấy dòng sông. Những tòa nhà mới, đồ sộ bằng đá nổi bật lên trên những nhà cửa bằng gỗ vây kín thành phố khắp tứ phía. Những nhà gỗ xiêu vẹo, nhỏ bé, ẩn mình dọc theo các mương xói, bò ra đến tận sông, leo lên cao và đứng chen chúc,giữa những tòa nhà máy bằng bê-tông cốt sắt. Những nhà máy to lớn phun khói, những cần trục ầm ĩ, những tiếng còi đầu máy xe lửa. Nhà máy «Tháng Mươi Đỏ», «Chiến lũy» và xa mãi tận chân trời là tòa nhà máy Máy kéo. Ở đấy có những khu công nhân của nhà máy ấy: những tòa nhà trắng, cân đối và những biệt thự nhỏ cỏ mái phủ lớp nhựa bóng loáng.

        Và sau tất cả những cái đó là dòng sông Vôn-ga bình thản, phẳng lỳ, rộng rải và hiền hòa, và những đám cây xanh ở bờ bên kia, và những ngôi nhà nhỏ nhô ra ngoài đám cây xanh ấy, và xa xa là một màu tím nhạt, và có thằng ngốc nào đấy bắn lên không trung một chiếc pháo sáng tung ra những tia lửa màu xanh đỏ đẹp,

Tiêu đề: Re: Trong chiến hào Xta-lin-gơ-rát
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Bảy, 2019, 05:50:01 PM

        Chúng tôi ngồi ở mép mương xói uốn quanh và trơ trụi, và nhìn xem chiếc tàu lửa đang chạy ở bên dưới, Chiếc tàu dài lắm, trên những toa không mui có cái gì đấy che vải bạt, chắc là xe tăng, Chiếc đầu máy có ống khói ngắn, như phồng lên, nặng nề và bực bội thỏ. phì phì, Nó phun khói ra dữ dội và chậm chạp kéo với một sự kiên trì đặc biệt giống như con trâu kéo đã từng quen với các vật nặng,

        — Anh nghĩ gì thế? — Li-u-xi-a hỏi,

        — Nghĩ đến súng máy, Ớ đây là địa điểm đặt súng máy rất tốt,

        — I-u-ri... Sao anh có thể?

        — Còn một khẩu nữa đặt ở đằng kia kìa, Nó sẽ bắn vào phía kia mương xói tuyệt lắm,

        — Phải chăng anh chưa chán những thứ ấy sao?

        — «Thứ ấy» là gì?

        — Chiến tranh, súng máy...

        — Chán ngấy,

        — Thế thì anh nói đến những thứ ấy làm gì? Nếu như có điều kiện không nói đến, thì nói để làm gì„,

        — Chỉ là thói quen thôi, Bây giờ thi cả khi nhìn lên mặt trăng tôi cũng nghĩ đến sự ích lợi của nó, Một bà bác sĩ chữa răng nói với tôi là khi nghe nói về một người nào đấy, bà ta trước tiên nhớ đến răng, đến lỗ sâu răng, đến răng đã đổ chì của người ấy,

        — Còn tôi, khi không ở bệnh viện, thì tôi cố quên tất cả những chân, tay bị cưa cụt, những cảnh khoan, đục xương và những điều kinh khùng khác,

        — Đó chỉ vì chị làm việc ở bệnh viện chưa lâu, thế thôi,

        — Tháng thứ hai rồi đấy,

        — Còn tôi thì năm thứ hai rồi, Mà một năm chiến đấu thì bằng ba năm hòa bình cơ đấy, Có khi bằng năm năm,

        Li-u-xi-a chống tay vào đầu gối tôi và nhìn vào mắt tôi, Cô ta có một nốt ruồi nhỏ ở mắt trái và lông mi — cũng giống như của Xê-đức — dài và cong lên.

        — I-u-ri, trước chiến tranh anh là người như thế nào?

        Biết trả lời với cô sao đây? Cũng là người như bây giờ, chỉ có hơi khác một chút thôi. Trước chiến tranh tôi thích ngắm mặt trăng, thích kẹo sô-cô-la nữa, thích ngồi ở dãy ghề thứ ba trước sân khấu nữa, thích hoa tử đinh hương nữa, thích uống rượu với các bạn nữa.

        Chúng tôi ngồi im một lúc, lặng ngắm bờ sông đối diện.

        — Đẹp, hả? — Li-u-xi-a nói.

        — Đẹp, — tôi đáp lại.

        — Anh có thích ngồi nhìn thế này không?

        — Thích.

        — Ở Ki-ép chắc anh cũng đã ngồi với ai đấy trên bờ sông Đơ-nhi-ép buổi tối và nhìn chứ gì?

        — Vâng, đã ngồi nhìn.

        — Vợ anh ở đấy, ở Ki-ép à?

        — Không. Tôi chưa có vợ.

        — Thế thì anh ngồi với ai ?

        — Với Li-u-xi-a.

        — Cũng là Li-u-xi-a à? Buồn cười thật, cũng là Li-u-xi-a.

        — Cũng là Li-u-xi-a. Và cô ta cũng như chị, tóc cắt ngắn. Nhưng không chơi dương cầm được.

        — Bây giờ chị ấy đâu rồi?

        — Tôi không biết. Cô bị ở lại vùng bọn Đức chiếm. Nhiều người ở lại như thế. Bố mẹ tôi cũng thế.

        — Anh có ảnh chị ấy không?

        — Có.

        — Có thể xem được không?

        Tôi lấy tầm ảnh trong ví ra. Tôi và Li-u-xi-a cùng chụp. Tấm ảnh chụp xấu, hầu như đã bạc màu. Li-u-xi-a cầm ảnh và cúi đẩu thấp đến nỗi những sợi tóc của cô chạm vào mặt tôi. Từ tóc phảng phất mùi xà phòng thơm dễ chịu.

        — Mặt Li-u-xi-a của anh không cân đối. Anh không nhận thấy à?

        — Không, không nhận thấy.

        — Anh có yêu chị ấy không? Hay là chỉ thế thôi.

        — Tôi cảm thấy hình như có. Dù sao thì tôi cũng nhớ.

        — Nhiều không?

        — Có lẽ là nhiều.

        — Sao lại có lẽ?

        — Thế thì rất nhớ.

        Li-u-xi-a nhìn xuống.

        Và bỗng mặt cô đỏ lên. Thậm chí hai tai nhỏ nhắn, có lỗ xâu để đeo hoa tai cũng đỏ ửng.

        Ở dưới thấp, một chiếc tàu lửa nữa chạy qua, cũng dài dằng dặc và thở phì phì như chiếc trước. Chiếc tàu điện kêu leng keng ở đâu đấy, nhưng không trông thấy. Trên nền trời, những ngôi sao nhợt nhạt và e lệ xuất hiện.

        Tôi nhìn sao, nhìn tai hồng và nhỏ có cái lỗ xâu con, nhìn bàn tay mảnh khảnh của Li-u-xi-a, nhìn chiếc nhẫn có gắn viên đá xanh đeo ở ngón tay út. Li-u-xi-a thật dễ thương, và giờ đây ngồi với cô tôi cảm thấy dễ chịu: còn một vài ngày nữa chúng tôi sẽ xa nhau và không bao giờ gặp lại nhau nữa. Và tôi còn sẽ gặp những Li-u-xi-a khác nữa trong suốt thời gian chiến tranh, và có thể là sẽ ngồi cùng với họ như thế, và rồi cả những cô đó sẽ đi xa đâu đấy, và tôi sẽ quên mặt, quên tên của họ, và họ hòa lại với nhau thành một cái gì duy nhất, lớn lao, mờ ảo, dễ chịu, tạo nên một ảo ảnh của cái gì đã trôi qua, xa xăm và quyến rũ như thế.

        Và tôi cho cô địa chỉ của người bạn tôi ở Mát-xcơ-va, để sau khi chiến tranh chấm dứt, nếu cô muốn thì có thể viết thư cho tôi theo địa chỉ đó. Cô ghi địa chỉ vào một cuốn sổ tay bé tí và nói rằng nhất định thế nào cô cũng sẽ viết.

        Một giờ sau, chúng tôi ra đi. Li-u-xi-a lặng thinh, hai tay nắm chặt tôi và tôi cảm thấy tim của cô đập khẽ, và đôi tay của cô ấm áp, mềm mại, và toàn thân cô có cái gì dễ chịu và cảm động.

Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #stalingrad