Chương 1:Vương tử lâm bệnh
Vương Tử lâm bệnh
Năm 1780, tức năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi mốt, niên hiệu của Hiển Tông Hoàng Đế, tại Kinh thành Thăng Long trong Phủ Chú Trịnh, một giọng nữ sợ hãi thét lên:
-Vương tử ngất rồi, người đâu mau gọi thái y, người đâu, mau lên Thế tử ngất xỉu rồi, gọi thái y mauu.
Sau đó trong dinh cơ rộng hàng trăm mẫu nổi lên một cảnh gà bay chó chạy, thị vệ nháo nhác cầm lệnh tiễn chạy xuyên qua mấy lần cửa lớn, đám người hầu kẻ hạ nháo nhào chạy đi bẩm báo các vị chủ tử, tai mắt của các thế lực khác hoặc âm thầm viết thư chuyển bảng bồ câu, hoặc dứt khoát chạy bằng ca sau, chưa đến một khắc sau, gần như một nửa kinh thành đã biết Vương tử Trịnh Cán con của Đô Nguyên Soái, Tống Quốc Chính, Tĩnh Đô Vương điện hạ Chúa Trịnh Sâm bị ốm nặng đến mức ngất xỉu, có kẻ ác ý hơn còn đồn rằng Vương tử đã qua đời, tất nhiên chỉ dám nói kín đáo trong lòng mà thôi, nếu nói thẳng ra miệng e rằng kẻ đó sẽ bị tru di tam tộc.
Trong phủ Chúa, thái y đã được mời tới, vị này là Nguyễn Thanh đảm nhiệm chức Thái Y Viện Viện Sứ có đến mười năm nay, làm việc chuyên cần tỷ mi, bình thời rất được Vua chúa và vương công đại thần coi trọng, Ngay từ ngoài cổng viên quan Tòng Ngũ Phẩm này đã vội vã vén vạt áo, làm một bộ trung thành cảnh cảnh dùng tốc độ nhanh nhất vọt vào trong, theo sau là một tên llính hâu đeo hộ lão hòm thuốc. Hai người chạy qua ba lần cửa lớn rồi rẽ về phía bên tay phải là đến nơi Vương tử ngự, lại xuyên qua bốn năm lớp màn trướng nữa rồi mời đến nơi, lúc này Tuyên Phi Đặng Thi Huệ mẹ của Vương tử đang ngồi cạnh giường nước mắt lưng tròng nắm chặt tay của Trịnh Cán, Nguyễn Thanh vội vã quỳ xuống hô to:
-Khấu kiến Đức Chính phi Nương Nương (1)
Đặng Thị Huệ cũng không hề giữ vẻ chính cung mà vội vã quệt nước mắt, nâng Nguyễn Thanh dậy.
-Nguyễn đại nhân mau cứu con ta, ơn này bản cung sẽ nhớ mãi không quên.
-Đức chính phi chớ vội lo lắng, hạ quan sẽ cố hết sức.
Nói rồi lão đưa tay ra năm lấy cổ tay Trịnh Cán rồi bắt đầu dò mạch. Bắt mạch xong lão lại lật mí mắt, sờ nắn bụng của Vương tử, rồi sau đó lại áp tai vào ngực nghe ngóng. Bên cạnh lão, Đặng Thị Huệ vội vàng hỏi:
-Nguyễn Thanh . Cán nhi thế nào rồi.
Lão vội vàng xá Đặng Thị Huệ một lần rồi cung kính :
-Kính lạy Đức Chính phi, theo mạch tượng mà nói mới nhẹ tay ấn vào da hạ quan đã thấy mạch đập đó là mạch phù, lấy hơi thở để đoán mạch thì một hơi thở mạch của Vương tử đập 5-6 nhịp, đó lại là mạch sác, khi hạ quan tiếp tục ấn mạnh tay xuống đến phần thịt, thấy mạch dội vào đầu ngón tay, càng ấn tay xuống gần xương mà sức đập của mạch không hề giảm sút, đó là mạch phù sác có lực, mạch phù thuộc chứng phong, mạch sác thuộc nhiệt chứng. Đó là điều khẳng định không còn nghi ngờ gì nữa, lát nữa thần xin kê một đơn trục phong thanh nhiệt là bệnh sẽ giảm. Đức chính phi chớ lo nghĩ mà tổn hại đến Phượng thể.
Đặng Thị Huệ được hai cung nữ đỡ ngồi xuống ghế, một tên cung nữ dâng lên một chén trà mát.
Tuyên phi uống xong mới nói với Nguyễn Thanh:
-Vậy sao con ta còn chưa tỉnh.
Nguyễn Thanh lại lạy:
-Kính lạy Đức Chính phi, chỉ là do Vương tử còn ít tuổi không có sức khỏe như người lớn, nên khi nhiệt tích lâu ngày, tất công phá ngũ tạng, chỉ là bình thường không có gì đáng ngại, hạ quan đoán chừng chỉ khoảng nửa canh giờ nữa, thế tử sẽ tỉnh lúc đó kính xin Đức Chính Phi sai người cho Vương tử dùng thuốc.
Đặng Thị Huệ gật đầu rồi nói với tên cung nữ bên canh:
-Mau lấy văn phòng tứ bảo ra để Nguyễn đại nhân kê đơn thuốc.
Cung nữ ứng tiếng rồi xá Đặng Thị Huệ một cái rồi đi giật lùi ra cửa, một lát sau thì có bốn kẻ hạ nhân theo vào, chúng vội vã quỳ xuống lạy Đặng Thị Huệ rồi mới bày bút giấy nghiên mực lên bàn. Một kẻ trải giấy, một kẻ mài mực, đồ đạc trong Phủ chúa quả là thượng hạng, tờ giấy là giấy tiến vua do họ Lại(2) ở kinh thành chuyên làm, bút chính là do làng Bạch Liên của Phủ Thường Tín tiến cống. ngay cả thỏi mực kia cũng là do Huyện Siêu Loại của Phủ Thuận An làm ra (3) chỉ dùng để đặc tiến. ba thứ này ở bên ngoài cũng đáng giá là một gia tài nhỏ.
Nguyễn Thanh nhận lấy bút lông từ tay một người hầu rồi bắt đầu viết một tờ khải:
Nay vâng xem xét thấy sáu đường mạch đều chạy mau mà không còn sức, vị hỏa quá nhiều, không tàng giữ được dương, âm hỏa võng hành, cho nên bên ngoài thấy bụng phình lên, thế là cái tượng trong thì không, ngoài thì phù nay phụng kê :
sinh địa 1 lượng,
mộc thông 8 tiền,
trúc diệp 1 lượng,
cam thảo 6 tiền.
Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong 1 tháng để Thanh tâm tả hỏa, lương huyết chỉ huyết.
Tiểu thần Nguyễn Thanh phụng kê
Khi vừa làm tờ khải xong thì Chúa Trịnh Sâm tan buổi chầu với Vua Lê vừa đến. đi sau chúa là một tốp cung nữ cùng thái giám có đến mười người, đám Nguyễn Thanh vừa thấy Trịnh Sâm liền vội vã quỳ xuống xưng tụng:
Hạ quan ( nô tài ) ra mắt Đức bề trên, Đức bề trên:
Thiên tuế, thiên tuế, thiên thiên tuế.
Đặng Thị Huệ cũng quỳ xuống:
-Thần thiếp ra mắt Đức bề trên.
Trịnh Sâm sốt ruột phất tay :
-Mau miễn lễ, Nguyễn Thanh Cán con ta thế nào rồi.
-Kính lạy đức bề trên,Vương tử không có gì nguy hiểm ạ. Chỉ là cơ thể hư nhược tĩnh dưỡng hồi lâu sẽ không còn gì đáng ngại.
Một tên thái giám tiến tới, nhận lấy tờ khải trong tay Nguyễn Thanh rồi dâng lên cho chúa Trịnh, Trịnh Sâm xem xong tờ khải rồi mới nói với tả hữu:
-Các ngươi nhất nhất làm đúng những gì mà hắn kê trong đơn thuốc, nếu không cẩn thận cái đầu trên cổ.
Đám nô tài, người hầu kẻ hạ lập tức dạ ran. Trịnh Sâm lại truyền thưởng cho Nguyễn Thanh năm mươi lạng bạc trắng đồng thời cho người tiễn về Thái Y Viện. lúc này trong phủ chúa đã tạm yên ắng lại, Trịnh Sâm mới hỏi Đặng Thị Huệ:
- Quả nhân vẫn không hiểu, Cán nhi con ta cốt cách tướng mạo khôi ngô, đẫy đà, khác hẳn người thường. chính là con thánh vậy mà tại sao lại bị quái bệnh như vậy, thật khiến quả nhân lo lắng không thôi.
Đặng Thị Huệ nhân cơ hội này vội vã quỳ xuống khóc lóc:
-Đức bề trên minh xét, việc này chắc hắn do con tiện nhân Dương Thị Ngọc Hoan (4) kia bày mưu tính kế, chắc hẳn ả lo lắng cho con trai ả không được...
Đặng Thị Huệ còn chưa nói xong, Trịnh Sâm đã ngắt lời:
-Chuyện này nàng đừng nói bừa, trong lòng quả nhân tự có chủ trương. Hơn nữa sau này không cho nhắc lai chuyện này nữa.
Chúa Trịnh Sâm bực tức đứng dậy, vịn tay vào một tên thái giám rồi sẵng giọng:
-Về tẩm điện.
Thị Huệ tuy bị ấm ức nhưng cũng không dám nhiều lời, vỗi vãn quỳ xuống:
-Thần thiếp có tội, đức bề trên bớt giận.
Đợi Chúa đi khuất, Đặng Thị Huệ liền vỗ tay hai lần, cách đó một lớp rèm cửa một tên thái giám nhanh chóng chạy ra:
-Đức Chính phi có gì dặn dò.
Đặng Thị Huệ ngồi lại xuống ghế, rồi ra lệnh:
-Mau mau mời Huy Quận công Hoàng Đình Bảo (5), bảo hắn nhanh chóng đến gặp ta.
================================
(1)Thời Lê Trịnh khi xưng hô với Đặng Thị Huệ đều gọi là đức Chính phi.
(2)họ Lại ở nghĩa đô vào thời Lê có ông Lại Thế Giáp kết hôn với con gái Chúa Trịnh Tráng, bà thấy nhà chồng nghèo đã tâu với vua Lê và chúa Trịnh cho họ Lại được làm giấy sắc để nhà vua ban khen cho các quan có công.
(3)Huyện Siêu Loại, phủ Thuân An, nay là Thuận Thành, Bắc Ninh.
(4)Dương Thị Ngọc Hoan, sủng thiếp xếp sau Thị Huệ của Trịnh Sâm.
(5)Huy Quân công Hoàng Đình Bảo trấn thủ Nghệ An năm 1777.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top