TRÌNH BÀY SỐ LIỆU THỐNG KÊ
3.1. Bảng thống kê
a) Khái niệm, ý nghĩa:
* Khái niệm:
Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê.
* Ý nghĩa:
- Phản ánh đặc trưng cơ bản của từng tổ và của cả tổng thể;
- Mô tả mối liên quan mật thiết giữa các số liệu thống kê;
- Làm cơ sở áp dụng các phương pháp phân tích thống kê khác nhau một cách dễ dàng...
b) Kết cấu của bảng thống kê:
+ Về hình thức
- Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang và cột dọc, các tiêu đề và các tài liệu con
số.
- Hàng ngang cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê, thường được đánh số
thứ tự.
- Ô của bảng dùng để điền số liệu thống kê.
- Tiêu đề của bảng: Phản ánh nội dung của bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng. Có 2 loại tiêu đề:
Tiêu đề chung: Tên bảng.
Tiêu đề nhỏ (mục): Tên hàng, cột.
- Các số liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi số liệu phản ánh đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
* Về nội dung: chia thành 2 phần: Phần chủ để và phần giải thích.
- Phần chủ để: Nội dung phần chủ đề nhằm nêu rõ tổng thể nghiên cứu được phân thành những bộ phận nào, hoặc mô tả đối tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, loại hình gì, tên địa phương hoặc các thời gian nghiên cứu khác nhau. Hay nói cách khác, phân chủ đề thể hiện tiêu thức phân tổ các đơn vị tổng thể thành các tổ. Vị trí của phần này thường để ở bên phải phía dưới của bảng (tên của các hàng- tiêu đề hàng).
- Phần giải thích: Nội dung phần này gồm các chỉ tiêu giải thích về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (giải thích phần chủ đề của bảng). Vị trí của phần này thường để ở bên trái phía trên của bảng (tên của các cột- tiêu đề cột).
c) Nguyên tắc lập bảng thống kê:
Khi sử dụng bảng thống kê để trình bày các số liệu thống kê cần tôn trọng những vấn đề mang tính nguyên tắc như sau:
- Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn. Nếu bảng thống kê quá lớn (nhiều hàng, cột) có thể tách thành 2 hoặc 3 bảng nhỏ hơn;
- Các tiêu đề, tiêu mục nên ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu;
- Các hàng và các cột được ghi kí hiệu và đánh số;
- Các chỉ tiêu giải thích sắp xếp hợp lí;
- Cách ghi số liệu vào bảng thống kê theo quy ước sau: (-): Không có tài liệu;
(...): Biu thị số liệu còn thiếu có thể bổ sung;
(x) Biểu thị hiện tượng không có liên quan đến chỉ tiêu đó;
Các đơn vị có cùng 1 đơn vị tính toán giống nhau phải ghi theo mức độ chính xác như nhau (0,1 hay 0,01...) theo nguyên tắc làm tròn số.
- Cuối bảng cần có ghi chú giải thích tài liệu trong bảng như nguồn tài liệu trích, cách tính...
d) Các loại bảng thống kê:
* Bảngđơn giản: Bảng thống kê mà phần chủ đề không phân tổ, chỉ liệt kê các đơn vị tổng thể, tên gọi các địa phương hoặc các thời gian khác nhau của quá trình nghiên cứu.
* Bảng tần số (bảng phân tổ): Là bảng thống kê mà tổng thể đối tượng nghiên cứu ghi trong phần chủ để được chia thành các tổ theo 1 tiêu thức nào đó.
Bảng phân tổ thường bao gồm 2 cột tính toán là tần số và tần suất. Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính hay tiêu thức số lượng, người ta thường đếm xem có bao nhiêu đơn vị có cùng một biểu hiện và so với tổng số quan sát thì số đơn vị có cùng biểu hiện này chiếm bao nhiêu phần trăm.
Bảng tần số có thể được phân tổ theo nhiều tiêu thức, khi đó người ta gọi là bảng tần số có ghép nhóm (có phân tổ)
Bảng phân tổ được dùng để:
- Nêu rõ kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng nghiên cứu;
- Phân ích mối liên hệ giữa các hiện tượng.
* Bảng kết hợp: Là bảng trong đó tổng thể đối tượng nghiên cứu ghi ở phần chủ đề được phân tổ theo 2 tiêu thức trở lên. Bảng kết hợp giúp ta phân tích sâu hơn về đối tượng đang nghiên cứu. Bảng kết hợp thường gặp ở các dạng sau:
- Bảng kết hợp 3 tiêu thức định tính
- Bảng kết hợp giữa tiêu thức số lượng với tiêu thức thuộc tính
3.2. Biểu đồ và đồ thị thống kê
a) Khái niệm, ý nghĩa:
Biểu đồ và đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng để mô tả có tính quy ước các số liệu thống kê.
Khác với bảng thống kê, đồ thị hay biểu đồ thống kê sử dụng các số liệu kết hợp với hình vẽ, đường nét hay màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, xu hướng biến động, mối liên hệ, quan hệ so sánh ... của hiện tượng cần nghiên cứu.
Vì dùng các hình vẽ, đường nét và màu sắc để biểu hiện các đặc trưng của hiện tượng nên tài liệu thống kê rất sinh động, có sức hấp dẫn lôi cuốn người đọc, giúp cho người xem nhận thức được những biểu hiện của hiện tượng một cách nhanh chóng, từ đó nhận ra được những nội dung chủ yếu của vấn đề nghiên cứu.
b) Các loại đồ thị thống kê:
* Theo nội dung phản ánh của đồ thị, có thể phân chia đồ thị thành các loại sau
- Đồ thị kết cấu
- Đồ thị xu hướng biến động
- Đồ thị mối liên hệ
- Đồ thị so sánh
- Đồ thị phân phối
- Đồ thị hoàn thành kế hoạch.
* Theo hình thức biểu hiện, có thể chia đồ thị thành các loại:
- Đồ thị hình cột
- Đồ thị hình tròn
- Đồ thị đường gấp khúc
- Đồ thị hình tượng
- Bản đồ thống kê.
c) Những vấn đề chú ý khi xây dựng biểu đồ và đồ thị thống kê:
Yêu cầu của một đồ thị hay biểu đồ thống kê là chính xác, đầy đủ, dễ hiểu và thể
hiện tính thẩm mỹ. Do đó, khi xây dựng đồ thị thống kê cần chú ý các điểm sau:
* Lựa chọn đồ thị cho phù hợp với nội dung, tính chất của các số liệu cần diễn đạt. Mỗi loại đồ thị có khả năng diễn đật khác nhau, đồng thời có thể diễn tả nhiều khía cạnh. Vì thế, cần lựa chọn loại đồ thị diễn tả phù hợp nhất, dễ quan sát nhất.
Thí dụ: Khi cần mô tả cơ cấu của hiện tượng thì nên dùng đồ thị hình tròn. Ngược lại khi cần biểu diễn biến động của hiện tượng theo thời gian thì nên dùng đồ thị đường gấp khúc hoặc hình cột... .
* Xác định quy mô của đồ thị cho thích hợp.
Quy mô của đồ thị được thể hiện qua chiều dài, chiều rộng và mối quan hệ tỷ lệ giữa 2 chiều này. Quy mô thích hợp là tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Thí dụ, dùng đồ thị trong báo cáo phân tích thì không nên dùng đồ thị quá lớn, nhưng dùng vào tuyên truyền, cổ động thì lại không nên dùng đồ thị quá nhỏ.
* Các thanh đo tỷ lệ cần thống nhất và chính xác.
* Cần ghi số liệu, đơn vị tính, thời gian không gian của hiện tượng nghiên cứu sao cho thích hợp với từng loại đồ thị cụ thể. Đặc biệt cần ghi chú rõ các ký hiệu, màu sắc quy ước được dùng trong đồ thị.
* Trong thực tế vẽ đồ thị, người ta thường dùng các phần mềm máy tính. Phần mềm EXCEL được sử dụng khá phổ biến, rộng rãi và rất tiện lợi. Nó có thể liên kết rất tốt với các phần mềm soạn thảo văn bản như Winwords. Vì vậy chúng ta nên sử dụng EXCEL để vẽ đồ thị.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top