Chương 13
Trời vừa hửng sáng, lão ông tay dắt con lừa, trên lưng con lừa là thằng bé Nông Văn Vân. Thằng bé ngồi trên lưng con lừa tay cầm cái bọc, ở trong để hai cuốn sách. Hai cuốn sách đó là hai cuốn Binh Thư Yếu Lược, Vạn Kiếp Bí Truyền được viết bởi Đức Thánh Trần, có từ thời Đông A đánh giặc Thát. Ông lão tay dắt con lừa nhằm hướng cổng phía Bắc thành Thăng Long đi đến. Trước mặt là cánh cổng của thành Thăng Long, giờ đã được mở cho người ra vào.
Ông lão tay dắt con lừa, vừa bước qua cổng thành một đoạn, đã thấy quan thái phó đợi sẵn ở nơi đó. Lão ông thấy vậy, liền lắc lắc đầu nói:
_ Bạn hiền! Sao phải lại khổ như vậy kia chứ? Ngày hôm qua chúng ta đã nói chuyện hết một ngày, từ chuyện đông tây kim cổ, thịnh suy của các vương triều, lễ nghi trong dân gian, giờ sao phải còn chờ, còn đợi ở nơi đây, đưa tiễn kia chứ?
Quan thái phó lắc đầu:
_ Không khổ! Không khổ! Đưa tiễn bạn thân một đoạn đường, cũng không đáng kể, giờ đây chúng ta đi đến lâu đình kia ngồi một chút.
Lão ông nghe vậy, liền đi theo quan thái phó. Hai người bước đến nơi đó, nơi đó có một cái lồng để thức ăn. Quan thái phó mở ra, ở trong cái lồng đó có một ít cốm, bánh đậu xanh, mứt và một bình rượu.
Quan thái phó rót rượu ra chén rồi bảo:
_ Tất cả các thức này đều là của người kinh thành làm ra. Bạn hiền đi xa, hãy thử một chút, để nhớ mãi hương vị của đất kinh kỳ.
Lão ông nghe thế liền ăn mỗi thức một ít, uống chén rượu rồi nói.
_ Bạn hiền! Đưa tiễn nghìn dặm cũng phải chia tay, chi bằng hãy ngừng lại, nơi đây được rồi.
Quan thái phó chỉ cầm chặt tay lão ông, lòng bịn rịn chẳng nỡ. Nhưng ý bạn hiền đã quyết, chỉ nhìn người bạn của mình đi lên phía bắc. Một ông lão tay dắt con lừa, với thằng bé Nông Văn Vân ngồi vắt vẻo trên lưng con lừa. Quan thái phó đứng yên lặng, nhìn theo hình dáng của người bạn hiền, cho đến khi người bạn hiền khuất dần sau từng rặng cây.
Quan thái phó nhìn theo, bất chợt đọc lên:
_ Dặm đường đưa tiễn cũng chia tay
Lâu đình mình ai mãi trông theo
Kinh kỳ phồn hoa, người qua lại
Chỉ riêng mình ta, biết cùng ai.
Quan thái phó đọc xong mấy câu thơ, rồi quay lại nơi phủ đệ, đóng cửa chẳng tiếp khách, rồi cũng không được mấy niên thì qua đời.
Nông Văn Vân theo lão ông đến nơi miền rừng sâu, núi thẳm, ở nơi một ngôi chùa để học võ.
Nông Văn Vân, văn thì có lão ông dạy bảo, võ thì có nhà sư ở nơi đó huấn luyện.
Sáng luyện quyền cước, chiều đọc binh thư, thời gian cứ như vậy mà qua đi, đâu như được mấy năm sau.
Một đêm lão ông đang nằm ngủ trên chiếc giường tre, thì nhìn thấy quan thái phó đến thăm. Hai người tay bắt mặt mừng, cùng uống rượu, ngâm thơ, nhìn hoa, thưởng nguyệt, thật là thích thú. Nhưng khi mở mắt ra chỉ nhìn thấy đang ở nơi ngôi chùa nhỏ của cố nhân. Lão ông đưa tay bấm đốt rồi nói:
_ Như thế là bạn hiền đã bỏ ta mà đi trước, giờ đây mạng của ta cũng đã đến lúc, chỉ tiếc rằng ta không còn sống thêm mấy năm nữa, để dạy bảo cho thằng bé. Âu cũng là số trời.
Lão ông liền gọi vị cố nhân, nhà sư trụ trì của ngôi nhà nhỏ, đến gần mà dặn dò:
_ Thằng bé lớn lên trong thời buổi loạn lạc, ta chẳng ở bên cạnh để răn dạy, giờ đây mạng của ta đã tận, chỉ xin hãy tận tâm truyền dạy cho thằng bé, lấy Phật pháp răn dạy cũng tốt, đến khi vua mới nối ngôi, thì cho xuống núi, còn lại xem như tạo hóa ban cho thằng bé, là phúc hay họa thì tự thằng bé gánh lấy.
Vị cố nhân, sư trụ trì ngôi chùa nhỏ, lắc đầu:
_ Bằng hữu sao lại nói điềm gở như vậy, ta thấy người vẫn còn mạnh khỏe, còn trong người có sao, để ta hốt thuốc?
Lão ông lắc đầu, đang định nói mấy lời nữa với vị cố nhân, thì có tiếng con quạ đang bay lượn trên không, kêu lên mấy tiếng. Lão ông lúc này mới nói:
_ Cố nhân! Ta đi trước đây, cát bụi trở về cát bụi.
Lão ông nói xong rùng mình một cái, thì thăng. Vị sư phụ thấy lão ông như vậy, chỉ biết đưa tay niệm Phật hiệu.
_ A Di Đà Phật! Sống chết là lẻ thường của thế nhân, mới thấy đó nay đã cách xa chẳng bao giờ gặp lại.
Nhà sư gọi Nông Văn Vân vào lấy lễ học trò mà bái lạy. Lão ông không còn, Nông Văn Vân ở lại nơi ngôi chùa nhỏ, lúc luyện võ, lúc niệm Phật, đọc kinh với lão sư phụ, trụ trì ngôi chùa nhỏ.
Chuyện của Nông Văn Vân cũng như thế, sáng sớm niệm Phật, đọc kinh, rồi luyện võ. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cũng chỉ có thể mà thôi.
Còn lại bọn Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ ở lại nơi Triệu gia học viện. Từ lúc được vị Lý sư huynh, đưa hai đứa đến nơi căn lều nhỏ của lão ông, gặp Nông Văn Vân.
Ở nơi đó, Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ được quen biết với Trương Thị Mỹ Dung, một người con gái ở châu Minh Linh, cách nơi ở của mấy đứa trẻ cũng bao xa. Bốn đứa trẻ cùng quê hương xứ sở, giờ ở nơi đây đất khách quê người, liền hợp nhau kết làm bằng hữu, có phúc cùng hưởng, có họan nạn cùng chia.
Nông Văn Vân theo lão ông đi đâu không rõ. Thỉnh thoảng lúc được nghỉ học, hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ ghé qua để tìm Nông Văn Vân. Nhưng chỉ còn lại một căn nhà nhỏ vắng lặng, chẳng thấy lão ông với Nông Văn Vân ở nơi đâu hết. Mấy bữa sau, thì có mấy thầy giáo trẻ đến ở nơi đó.
Hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ chỉ biết nhìn nhau, rồi quay về Triệu gia học viện, vùi đầu vào việc học hành.
Triệu gia học viện hôm nay có tin vui. Nàng Chiêu Mộng Tương Như được tuyển vào làm phi cho thái tử. Thật sự vinh hiển cho Triệu gia học viện, nhưng lại là một nỗi đau của những chàng trai trẻ ở nơi Triệu gia học viện.
Nguyễn sư huynh, Trần sư huynh, và các vị sư huynh khác chỉ biết đứng yên lặng ngắm ánh trăng, rồi người đánh đàn, người lấy sáo ra đưa lên miệng thổi.
Một đêm trăng đẹp. Bầu trời không một áng mây, chỉ có ánh nguyệt sáng soi khắp nhân gian, mùi thơm của hương hoa, lan tỏa khắp nơi.
Các lão sư lấy làm vinh dự, khi Triệu gia học viện có người được nạp vào phủ thái tử, người uống trà, người lấy bút đề thơ.
Tuy vậy các vị sư huynh lại có một nỗi đau đớn trong lòng. Lúc nàng Chiêu Mộng Tương Như còn ở nơi Triệu gia học viện, lúc trăng sáng thì cùng làm thơ, hát xướng, lại vẻ tranh, thế mà giờ đây nàng Chiêu Mộng Tương Như đã vào nơi cung cấm, trước là thái tử phi, sau khi hoàng thượng băng hà, thì thái tử lên ngôi, nàng Chiêu Mộng Tương Như sẽ thành mẫu nghi thiên hạ.
Vị sư huynh họ Dương vốn là người vẽ đẹp, lúc trước đã hoạ nàng Chiêu Mộng Tương Như. Dù người đã đi, thì giờ đây vẫn còn bức tranh vẽ nàng Chiêu Mộng Tương Như. Các vị sư huynh treo bức tranh của nàng Chiêu Mộng Tương Như, ở nơi nhà thủy tạ. Những lúc trăng sáng, hay ngày đẹp trời, các vị sư huynh lại đến nơi đây, nơi nhà thủy tạ đánh đàn, thổi sáo làm thơ.
Đó là những vị sư huynh đang nhớ đến vị giai nhân ở Triệu gia học viện, nay đã vào phủ thái tử. Còn hai thằng bé Nông Quý Sơn, Ngọc Duy Chỉ thì thật sự vui mừng, vì người con gái ở cùng quê hương, xứ sở, có tên gọi là Mỹ Dung vào trong Triệu gia học viện để học.
Ba đứa trẻ cùng quê hương xứ sở, chăm chỉ học hành ở nơi Triệu gia học viện.
Muốn biết sự thể ra sao? Xin mời mọi người xem chương sau sẽ rõ.
Hết chương 13
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top