HỘI CHỨNG SUY TIM
I – ĐỊNH NGHĨA Suy tim là trạng thái bệnh l{ trong đó cơ tim giảm khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể. Bình thường tim có một khả năng ự trữ, có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau, ví dụ cơ thể cần nhiều máu (tức là nhiều oxy) khi lao động hơn là lúc nghỉ ngơi; cho nên khi suy tim, cơ thể bị thiếu oxy sẽ phát sinh hàng loạt triệu chứng bệnh lý sau đây: II – BIỂU HIỆN LÂM SÀNG Tim có hai buồng (tim phải và tim trái) có nhiệm vụ khác nhau nên người ta chia ra suy tim phải và suy tim trái. A- SUY TIM TRÁI 1. Bệnh căn và bệnh sinh. Tất cả các bệnh làm ứ đọng máu trong thất trái hoặc làm cho thất trái phải làm việc nhiều đều gây suy tim trái, ví dụ: - Hở lỗ van hai lá: ở đây mỗi lần tim bóp, có một lượng máu chạy lên nhĩ trái, không đi ra đại tuần hoàn,nên tim đáp ứng bằng cách bóp nhiều và mạnh vì thế lâu ngày dẫn tới suy tim. - Hở van động mạch chủ: cơ chế gây suy tim ở đây là o máu từ động mạch chủ trở lại tâm thất trái trong mỗi thì tâm trương nên ở mỗi thì tâm thu tim phải bóp mạnh đê bù lại khối lượng máu thiếu, từ chỗ phải làm việc nhiều mà đem lại kết quả ít làm tim trái bị suy. - Tăng huyết áp động mạch: ở đây tim trái phải bóp mạnh để thắng áp lực tác động lên van động mạch chủ cũng như thắng sức cản của thành mạch tăng lên trong bệnh tăng huyết áp làm cho tim trái suy. - Bệnh nhoồi máu cơ tim: một phần cơ tim bị huỷ hoại o không được tưới máu vì tắc động mạch vành. - Bệnh viêm cơ tim, o thấp tim do nhiễm độc, nhiễm khuẩn làm cơ tim bị suy. 2. Triệu chứng: 2.1. Triệu chứng chức năng: - Triệu chứng chính là khó thở và ho. Lúc đầu người bệnh chỉ khó thở khi gắng sức, về sau nằm hoặc ngồi nghỉ cũng khó thở và ho, người bệnh có thể khạc ra đờm lẫn máu, có khi khó thở đến đột ngột như trong cơ n hen tim, cơn phù phổi cấp, làm người bệnh kh1o thở dữ dội, hốt hoảng, ho ra đờm có bọt hồng, có khi bọt hồng tự trào ra miệng. Nếu ta nghe phổi sẽ thấy rất nhiều ran nổ nhỏ hạt rồi sau là ran ướt từ hai đáy phổi lan lên khắp hai trường phổi người bệnh rất dễ bị tử vong (xem phần rối loạn chức năng). - Cơn đau ngực. Trường hợp này gặp trong suy tim vì viêm, hay tắc động mạch vành, người bệnh đau ữ dội sau xương ức lan ra cánh tay trái theo bờ trong hai cánh tay xuống tới hai ngón tay số 4 và số 5. 2.2. Triệu chứng thực thể: - Triệu chứng ở tim: + Tiếng tim nhỏ, mờ. + Nhịp tim nhanh. + Có thể thấy tiếng ngựa phi trái. + Tiếng thổi tâm thu nhẹ ở mỏm, ít lan,; đây là tiếng thổi do hở van hai lá chức năng vì thất trái to ra. - Triệu chứng ở mạch: + Mạch nhỏ khó bắt. + Huyết áp tụt xuống, đặc biệt là số tối đa. - Triệu chứng Xquang: + Tim trái to ra, biểu hiện bởi cung ưới trái phình, mỏm tim chúc xuống. + Phổi mờ do ứ máu nhiều, nhất là vùng rốn phổi. - Triệu chứng điện tâm đồ: Trục điện chuyên sang trái. + Hình ảnh R cao ở D, S sâu ở D3 (R1S3). + QRS giãn rộng, T đảo ngược. Tóm lại trong suy tim trái, ta thấy nổi bật lên các triệu chứng về phổi (từ khó thở qua cơn hen tim đến phù phổi cấp). Vì tim trái suy, tiểu tuần hoàn bị ứ máu nên bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên là phổi. Trái lại trong suy tim phải, máu về tim phải khó nên ứ lại ở ngoại biên mà cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên là gan. B - SUY TIM PHẢI 1. Bệnh căn, bệnh sinh. Tất cả các trường hợp gây cản trở cho sự đẩy máu từ timphải lên phổi đều gây suy tim phải như: - Hẹp van hai lá: nhĩ trái suy, áp lực tiểu tuần hoàn tăng lên vì ứ máu, o đó tim phải đẩy máu lên phổi khó khăn và ẫn tới suy. - Các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, khí thủng phổi, xơ phổi, giãn phế quản, dính màng phổi, v.v… các bệnh này đều dẫn tới hậu quả làm tăng áplực mao mạch phổi nên tim phải dễ suy vì gắng sức nhiều. - Các bệnh tim bẩm sinh: ví dụ hẹp động mạch phổi, tứ chứng Fallot đều làm tâm thất phì đại rồi suy. 2. Triệu chứng: 2.1. Triệu chứng chức năng: hai triệu chứng chính là xanh tím và khó thở - Xanh tím: o lượng huyết cầu tố khử tăng lên, người bệnh bị tím ở niêm mạc như môi, lưỡi và ngoài da, có khi tím toàn thân. - Khó thở: tuz theo tình trạng ứ trệ ở phổi mà người bệnh khó thở ít hoặc nhiều, nhưng không có cơn kịch phát. 2.2. Triệu chứng thực thể: là các triệu chứng ứ máu ngoại vi như: - Tĩnh mạch cổ nổi to và đập, nhất là khi người bệnh nằm: nếu ta ấn tay vào gan rồ đẩy lên, ta sẽ thấy tĩnh mạch cổ nổi to hơn, đó là ấu hiệu phản hồi gan, tĩnh mạch cổ. - Biểu hiện gan: + Gan to, mặt nhẵn, sờ vào đau. + Gan nhỏ đi khi nghỉ ngơi, khi ùng thuốc lợi tiểu mạnh và thuốc trợ tim. + Gan to lại trong đợt suy tim sau, vì thế gọi là gan đàn xếp. + Cuối cùng vì ứ máu lâu, gan không thu nhỏ được nữa và cứng: xơ gan tim. - Biểu hiện phù: phù tim thường xuất hiện sớm, phù toàn thể kể cả ngoại vi, cả trong nội tạng. - Phụ ngoại vi: phù mềm, lúc đầu ở chỗ thấp như hai chân, sau mới phù ở bụng, ngực. - Phù nội tạng. xảy ra sau phù ngoại vi, dịch có thể ứ lại gây tràn dich màng bụng, tràn dịch màng phổi. Dịch ở màng này là dịch thấm, lấy ra đem thử phản ứng Rivalta sẽ âm tính. Ngoài biểu hiện tràn dịch, nghe phổi còn có nhiều ran ẩm. - Biểu hiện ở thận: người bệnh đái ít (200ml – 300ml/ngày), nước giải sẫm màu, có ít protein. - Biểu hiện ở tim: khám tim sẽ thấy các triệu chứng của bệnh đã gây suy tim phải, có thể nghe thấy thêm một tiếng thổi tâm thu chức năng. - Biểu hiện ở mạch: + Mạch nhanh, huyết áp tối đa bình thường hoặc giảm, tối thiểu nặng. + Tốc độ tuần hoàn: chậm lại, thời gian tay lưỡi và tay – phổi đều kéo dài. 2.3. Triệu chứng Xquang: - Tim to ra nhất là thất phải, mỏm tim đầy lên cao, cung ưới phải cũng to ra vì thất phải to ra cả hai bên. - Phổi mờ ví ứ máu. 2.4. Triệu chứng điện tâm đồ: trục điện tim chuyển sang phải, hình ảnh S sâu ở D, R cao ở D3, (S1R3). Chú ý: trong bệnh cảnh suy tim phải, có trường hợp dày dính màng tim và tràn dịch màng ngoài tim, triệu chứng lâms àng giống hệt suy tim phải, nhưng thực ra đây chỉ là một trường hợp tim trương, không đủ sức vì bị ép lại gây khó jhăn cho thì tâm trương, hậu quả là ứ máu ngoại biên. Tóm lại trong trường hợp suy tim phải, chúng ta thấy nổi bật lên các triệu chứng ứ máu ngoại vi mà hai biểu hiện rõ nhất là gan to và phù. Ngoài hai loại suy tim phải và suy tim trái riêng biệt nói trên, hai loại ấy có thể phối hợp thành suy tim toàn thể. C – SUY TIM TO[N BỘ 1. Bệnh căn: Ngoài những nguyên o đã gây nên hai loại suy tim nói trên, còn các nguyên căn khác như: - Thấp tim toàn bộ (quá trình thấp gây tổn thương cơ tim và các màng ngoài, màng trong tim). - Thoái hoá cơ tim (chưa biết rõ nguyên nhân o thoái hoá), nhưng hậu quả là cơ tim bị tổn thương. - Thiếu máu nặng (làm cơ tim cũng bị thiếu máu). - Thiếu vitamin B (do ứ nước sâu là ứ trệ, rồi ứ nước ngay cả cơ tim). - Bệnh cường tuyến giáp trạng (do nhiễm độc bởi hoocmon tuyến giáp trạng). 3. Triệu chứng: Là bản bệnh án của suy tim phải ở thể nặng. Ta sẽ thấy: - Bệnh nhân khó thở thường xuyên ngồi cũng khó thở. - Phù toàn thân và nội tạng (có thể tràn dịch màng phổi, màng bụng). - Phổi có nhiều ran ướt. - Mạch nhanh, yếu, huyết áp tối đa hạ, tối thiểu nặng. - Áp lực tĩnh mạch tăng cao. - Tốc độ tuần hoàn chậm lại. - Chiếu X quang thấy tim to toàn bộ. - Trên điện tâm đồ biểu hiện dày cả hai thất (ở D1, D2, D3 thấy trục điện của phức bộ QRS chuyển sang phải, ở V1V2 có sóng R cao, T âm, ở V5V6 sóng R rất cao). III- KẾT LUẬN Suy tim là trạng thái cuối cùng của bệnh lỗ tim, cơ tim, màng ngoài tim và các bệnh toàn thể có ảnh hưởng đến tim như thiếu máu, thiếu Vitamin B1, bệnh cường tuyến giáp trạng, v.v… Bệnh cảnh thể hiện hoặc suy đơn độc từng buồng tim hoặc suy toàn bộ: nhận định được triệu chứng rồi, ta cần tim nguyên nhân từng trường hợp để xử trí đúng bệnh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top