triệu chứng cơ năng,thực thể hệ Tiết Niệu

Put your story text here..Câu 16: Trình bày được các triệu chứng cơ năng và thực thể gặp trong bệnh lý hệ tiết niệu

a)Triệu chứng cơ năng của bệnh thận tiết niệu:

* Đau bụng thận:

- Đau đột ngột ở vùng hố thận, đau từng cơn, đau lan xuống phía dưới. Ngoài ra sốt nhẹ, nôn, bụng chướng.

- Nguyên nhân : Do sỏi thận niệu quản là chính.

* Đái dắt:

- Là tình trạng đái nhiều lần trong ngày, mỗi lần đái lượng nước tiểu rất ít.

- Nguyên nhân:

+ Viêm bàng quang do sỏi, vi khuẩn.

+ Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.

*Đái buốt:

- Là cảm giác đau tức ở niệu đạo mỗi khi đi đái.

- Nguyên nhân:

+ Viêm niệu đạo , viêm bàng quang.

+ Sỏi bàng quang, niệu đạo.

+ Viêm hoặc u tuyến tiền liệt.

* Đái ra máu:

- Là trong nước tiểu có hồng cầu.

- Nguyên nhân :

+ Niệu đạo: Chấn thương niệu đạo ở tư thế ngồi.

+ Bàng quang: Viêm, sỏi, ung thư bàng quang.

+ Thận: Sỏi, lao, ung thư thận, thận đa nang.

+ Các bệnh về máu: Suy tuỷ, bạch cầu cấp tính .

*Đái ra mủ:

- Là hiện tượng có mủ trong nước tiểu ( Mủ là bạch cầu đa nhân thoái hoá)

- Nguyên nhân:

+ Viêm niệu đạo bàng quang.

+ Viêm mủ đài bể thận.

*Bí đái :

- Là hiện tượng bệnh nhân mót đái nhưng không đái được, nước tiểu có nhiều ở bàng quang không tống ra ngoài được.

- Nguyên nhân:

+ Hẹp niệu đạo do dị dạng.

+ Sỏi bàng quang, niệu đạo.

+ Viêm hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam, các khối u tử cung ở nữ.

+ Chấn thương cột sống, lao cột sống, viêm não, viêm u tuỷ.

* Vô niệu:

- Là hiện tượng sau 1 ngày hoặc vài ngày bệnh nhân không tiểu được, đặt sonde bàng quang không có nước tiểu hoặc có nước tiểu rất ít khoảng dưới 100 ml/24h.

- Nguyên nhân:

+ Sỏi thận làm tắc niệu quản.

+ Viêm ống thận cấp do ngộ độc, truyền nhầm nhóm máu.

+ Suy thận cấp, suy thận mạn.

+ Truỵ tim mạch, suy tim nặng.

b) Khám thực thể:

* Khám thận:

- Nhìn: Nhìn vào hố thắt lưng xem có sưng không, có thấy khối u gồ lên không.

- Sờ: Khám thận to.

+ Tư thế bệnh nhân : Cho bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, thầy thuốc ngồi bên phải hay bên trái bệnh nhân tuỳ theo khám thận phải hay thận trái. Bệnh nhân thở đều, bụng mềm.

+ Dùng một hay 2 bàn tay ấn thật sâu về phía sau để tìm khối u ở sâu.

+ Tìm dấu hiệu chạm thắt lưng (Chạm thận): Dùng 1 bàn tay đặt phía sau vùng hố thắt lưng, còn bàn tay kia ở trên bụng và ấn lên khối u, nếu thận to sẽ có cảm giác chắc chắc ở bàn tay. Dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán thận to.

+ Dấu hiệu bập bềnh thận: Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng, một tay đặt phía hố thắt lưng, một tay để lên bụng vùng mạng sườn. Tay trên để yên, tay dưới dùng các ngón tay ấn và hất mạnh lên, rồi ngược lại. Tay dưới để yên, tay trên dùng đầu ngón tay đẩy xuống, làm khi bệnh nhân thở ra. Khi thận to tay trên có cảm giác như có một cục đá chạm vào rồi mất đi.

+ Khám tư thế nằm nghiêng: Bệnh nhân nằm nghiêng, một chân duỗi, một chân co, muốn khám thận bên nào thì nằm nghiêng bên đối diện. Thầy thuốc ngồi phía sau lưng bệnh nhân dùng một tay đặt hố thắt lưng, một tay đặt phía bụng khi người bệnh hít vào sâu, thận được đẩy xuống ta sờ thấy thận.

* Khám các điểm niệu quản:

- Điểm niệu quản trên: (Điểm cạnh rốn)

Kẻ một đường ngang qua rốn gặp bờ ngoài cơ thẳng to đó là 2 điểm niệu quản trên.

- Điểm niệu quản giữa:

Kẻ ngang qua 2 gai chậu trước trên chia 3 phần, đoạn 1/3 giữa tương ứng với L4 - L5 là 2 điểm niệu giữa .

- Điểm niệu quản dưới: Thăm khám trực tràng hay âm đạo mới thấy.

- Phía sau có các điểm:

+ Điểm sườn lưng: Điểm gặp nhau của bờ dưới xương sườn XII và bờ ngoài khối cơ lưng to.

+ Điểm sườn cột sống: Góc xương sườn XII và cột sống.

* Khám bàng quang:

- Bình thường không có cầu bàng quang, nên khám không thấy bàng quang.

- Bệnh lý: Khi ứ nước tiểu ở bàng quang, khám thấy cầu bàng quang.

- Nhìn nếu có cầu bàng quang: Nhìn ở hạ vị nổi lên một khối u tròn nhỏ bằng quả cam, to lên tận rốn.

- Sờ : Khối u rất tròn, có cảm giác căng không di động.

- Gõ : Đục

- Thông đái có nhiều nước tiểu.

* Khám niệu đạo:

Xem có tấy đỏ hoặc có mủ ở lỗ niệu đạo không.

* Khám tuyến tiền liệt:

- Thăm trực tràng: Cho bệnh nhân nằm ngửa, cho ngón tay vào trực tràng theo hướng lên trên khoảng 12 giờ. Nếu bệnh nhân nằm sấp chổng mông ta quay ngón tay xuống phía dưới 6 giờ, thì có cảm giác chạm vào một khối nhỏ hơi lồi lên mặt trên của trực tràng đó là tuyến tiền liệt.

Bình thường tuyến tiền liệt nhỏ gồm 2 thùy, nằm ở cổ bàng quang ôm lấy niệu đạo.

Nếu là ung thư tuyến tiền liệt, thăm trực tràng thấy to, cứng, ấn đau, sờ thấy nhân, nếu viêm sờ thấy mềm và rất đau.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huong#thu